Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

GIAO AN TUAN 20281213

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.41 KB, 58 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : 18/12/2012 Tuần : 20 . Tiết : 58 Làm văn. TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức : - Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể . - Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề . 2. Kĩ năng : - Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể . - Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể . 3. Thái độ : Bản thân mạnh dạn, bình tĩnh và tự tin khi trình bày một vấn đề . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV, GA, sách chuẩn KT-KN , sách tham khảo . - Soạn bài, chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập . 2.Học sinh: Đọc bài trước ở nhà , tìm hiểu và trả lời các câu hỏi SGK. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ:( không kiểm tra ) 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS * Hoạt động 1: ( Tg 5 phút). PP: Phát vấn . -GV :Yêu cầu học sinh đọc phần I SGK và hỏi : Trình bày một vấn đề có tầm quan trọng ntn ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và nêu ví dụ về các nhà hùng biện giỏi trên báo đài . * Hoạt động 2: ( Tg 20 phút) PP: Phát vấn , diễn giảng , thực hành . - Thao tác 1: Tìm hiểu ví dụ SGK . - GV gọi HS đọc ví dụ và yêu cầu của bài tập .. Nội dung chính . I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. - Trình bày một vấn đề là nhu cầu thường có của con người trong cuộc sống và xã hội . - Trình bày một vấn đề để người khác , tập thể nhận thức, suy nghĩ về mình cũng như để thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với mình . II. Công việc chuẩn bị 1. Chọn vấn đề trình bày a. VD: Trình bày một vấn đề cụ thể trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ với đề tài “ thời trang” . * Cần có các ý sau : (1) Trang phục là người bạn đồng hành thuỷ chung với mọi con người, đặc biệt là người phụ nữ xưa và.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - GV: Đưa tình huống trình bày một vấn đề cụ thể trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ với đề tài “ thời trang” ; “Tuổi trẻ” và hỏi :+ Tìm xem vấn đề thời trang và tuổi trẻ gồm có những vấn đề nào ? + Trước khi trình bày cần chọn vấn đề trình bày như thế nào ? + Đề làm sáng tỏ vấn đề được lựa chọn cần phải trình bày nhiều ý ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý . -Thao tác 2: GV hướng dẫn HS lập dàn ý - GV nêu vấn đề :+Các ý lớn cần triển khai thành các ý nhỏ như thế nào + Sắp xếp các ý theo trình tự nào là hợp lý ? ý nào là ý trọng tâm của bài? * Hoạt động 3: ( Tg 10 phút) PP: Phát vấn , thực hành . - GV hỏi HS : Bắt đầu trình bày cần phải làm gì ?Khi bước lên diễn đàn phải như thế nào ? + Bắt đầu nội dung thứ nhất ntn? + Khi kết thúc thái độ và ngôn ngữ phải ra sao ? * Hoạt động 4: ( Tg 10 phút) PP: Thực hành . - Bài tập 1: Dưới đây là những câu trích từ các bài trình bày khác nhau . Hãy cho biết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày ?. - Bài tập 2: Yêu cầu HS chọn một đề tài trong bài tập và hướng dẫn. nay. (2) Trang phục đẹp không thể thay thế được vẻ đẹp về tính nết và tâm hồn con người . (3) Cái đẹp trong trang phục cá nhân phải thống nhất hài hoà với cái đẹp của cộng đồng . b. Nhận xét: - Chọn vấn đề phù hợp với sở trường của người trình bày . - Xác định đối tượng nghe, lứa tuổi, trình độ giới tính, nghề nghiệp… 2. Lập dàn ý cho trình bày. - Xác định các ý lớn. - Triển khai các ý lớn -> ý nhỏ. - Sắp xếp ý theo trình tự hợp lý. III. Trình bày: 1. Bắt đầu trình bày. - Chào hỏi . - Giới thiệu về: Bản thân. Dàn ý ……. 2. Nội dung chính. - Trình bày theo dàn ý. - Mọi ý có thể trình bày bằng nhiều cách ( DD, QN, …) - Trích đọc dẫn chứng, số liệu, hình ảnh … - Điều chỉnh giọng nói …. 3. Kết thúc và cảm ơn: - Nhấn mạnh trọng tâm và kết luận. - Cảm ơn. VI. Luyện tập 1. Bài tập 1: (1) Bắt đầu trình bày -> phần đầu . - Chào các bạn … Tôi rất… - Chào các bạn. Cảm ơn … (2)Trình bày nội dung chính -> phần giữa . -Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài . (3) Chuyển qua đề tài khác-> phần giữa . - Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề… - Đã xem xét tất cả các phương án có thể có. (4) Tóm tắt và kết thúc -> phần cuối . 2. Bài tập 2: ( HS trình bày đảm bảo các ý ) - Nhận định chung về tình hình giao thông hiện nay ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS triển khai các ý cần trình bày ?. - Tác hại của mất an toàn giao thông . - Giải pháp đảm bảo an toàn giao thông .. * Hoạt động 4: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Thế nào là trình bày một vấn đề ? - Có thể chọn các hình thức nào để trình bày ? 5. Dặn dò : - Học bài và chuẩn bị trước văn bản : “Lập kế hoạch cá nhân”. -Hướng dẫn tự học : Sưu tầm và tìm hiểu một số bài trình bày trong cuộc sống xã hội . Ngày soạn : 21/12/2012. Tuần : 20 Tiết : 59,60. Đọc văn :. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Bạch Đằng giang phú) -Trương Hán Siêu -. I. MỤC TIÊU : . 1. Kiến thức : Giúp học sinh: - Nắm được cảm hứng tự hào lịch sử của tác giả trước chiến công vang dội và hào hùng ở sông Bạch Đằng . - Cảm hứng lịch sử thể hiện rõ qua việc thăm sông Bạch Đằng. 2. Kĩ năng : Đọc -hiểu một bài phú cổ thể . 3. Thái độ : HS trân trọng lịch sử , gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1. Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : + “ Khái quát văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”. + Sông Bạch Đằng , các trận đánh trên sông . 2. Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra ) . 3. Bài mới :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hoạt động của GV và HS * Hoạt động 1: (TG 10p) GV hứơng dẫn HS tìm hiểu chung .PP: Đọc-tóm tắt, TLCH . - GV gọi HS đọc tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi : + Tóm tắt những nét chính về tác giả Trương Hán Siêu ? - HS trả lời GV chốt ý . * Hoạt động 2: (Thời gian 10 phút) : GV hướng dẫn HS đọc văn bản . - GV gọi lần lượt 02 HS đọc văn bản . Sau đó nhận xét cách đọc của các em và chia bố cục . + HS đọc , GV nhận xét cách đọc và nêu câu hỏi. + Xác định hoàn cảnh sáng tác và thể loại của bài phú ? + Nêu đại ý của bài phú? -HS trả lời GV nhận xét chốt ý , và giảng về sông Bạch Đằng, vai trò lịch sử của sông Bạch Đằng .. Yêu cầu chính . I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả: -Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (nay là thị xã Ninh Bình).Ông là người có học vấn uyên thâm, sinh thời được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. - Tác phẩm của THS hiện còn bốn bài thơ và ba bài văn . 2. Bài phú : - Hoàn cảnh sáng tác : Bài phú được viết nhân dịp tác giả đi dạo chơi trên sông Bạch Đằng . - Thể loại : phú cổ thể . - Bố cục bài phú gồm bốn phần: đoạn mở; đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.. II. Đọc hiểu văn bản : 1. Nhân vật khách: - “Khách”là người có tâm hồn phóng khoáng, tự do, mạnh mẽ , ham hiểu biết ...Đồng thời cũng là người đi nhiều biết rộng . - Mục đích muốn ngắm cảnh thiên nhiên của * Hoạt động 3: (Thời gian 60 phút) : “Khách” là muốn học thú tiêu dao của Tử GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản . Trường để tìm hiểu về lịch sử của dân tộc . PP: Phát vấn, diễn giảng , TLN… . - Cảnh sắc thiên nhiên nơi tác giả đi qua và dừng @ Thao tác 1: GV phát vấn HS : lại : + Em hãy tìm hiểu các nhân vật trong + Cảnh tìm hiểu qua sách vở : Cửu Giang, Ngũ bài phú. Hồ, Tam Ngô, Bách Việt....-> đẹp , gắn liền với + Nhân vật khách xuất hiện với tính lịch sử . các nổi bật như thế nào. Khách đã + Cảnh thực hiện ra trước mắt : Cửa Đại Than , cảm nhận được gì ở sông Bạch Đằng. bến Đông Triều, bát ngát sóng kình , bờ lau san + Em có nhận xét gì về cách miêu tả sát, bến lách đìu hiu,.. ..-> hùng vĩ , hoành tráng không gian , thời gian và phong cảnh nhưng cũng ảm đạm , hiu hắt . của nhân vật khách ? - Cách miêu tả không gian, thời gian, phong cảnh + Khi tìm hiểu về sông Bạch Đằng : Bát ngát sóng kình; thướt tha đuôi trĩ; đất trời “khách” có tâm trạng gì ? một sắc, phong cảnh ba thu; sông chìm giáo -HS trả lời GV nhận xét chốt ý. gãy; gò đầy sương khô......cụ thể nhằm đề cao cảnh trí sông Bạch Đằng. - Tâm trạng của “Khách” : vừa vui, tự hào, vừa.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> buồn, nuối tiếc khi đến sông Bạch Đằng. => Nhân vật “Khách” là người có tính cách tráng sĩ , rất nặng lòng với đất nước và lịch sử của dân tộc . @ Thao tác 2: GV phân 3 nhóm HS thảo luận . + N1: Theo em , các bô lão là ai, đến với khách bằng thái độ gì ? + N2:Các bô lão kể với khách điều gì. +N3: Các bô lão bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào. -HS trả lời GV nhận xét chốt ý và giảng : +Những chiến công ở sông Bạch Đằng lừng danh không chỉ đối với thời đại mà có ý nghiã với lịch sử dân tộc. Là trận đánh kinh thiên động địa: trận thuỷ chiến được khắc hoạ cô đọng hàng loạt hình ảnh nói lên sự mãnh liệt hùng dũng. +Kẻ địch có lực lượng hùng mạnh, lại thêm mưu ma chước quỷ. Ta chiến đấu trên chính nghĩa, vì chính nghĩa nên thuận lẽ trời. Thêm vào đó, ta lại có địa lợi, nhân hoà ,đặc biệt là Tiết chế Quốc công Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có tài thao lược, có tầm nhìn chiến lược là những yếu tố quyết định của chiến thắng. @ Thao tác 3: GV phát vấn HS : + Bài phú kết thúc bằng 2 lời ca, 2 lời ca ấy thể hiện điều gì. + Lời ca của khách thể hiện tư tưởng gì ? +HS trả lời GV nhận xét chốt ý. @ Thao tác 4: GV nêu vấn đề : + Nêu giá trị nghệ thuật của tác. 2. Bạch Đằng giang qua sự hồi tưởng của các bô lão: * Các bô lão ( nhân dân địa phương cũng có thể là hư cấu)vừa là người kể chuyện , vừa là người bình luận chiến tích trên sông Bạch Đằng . Họ đến với khách bằng thái độ nhiệt tình , hiếu khách , tôn trọng khách . - Diễn biến trận đánh : + Lúc đầu : tập trung binh lực . + Sau đó : Trận đánh diễn ra rất gay go , quyết liệt : Bắc Nam chống đối, nhật nguyệt phải mờ , trời đất sắp đổi , ....-> Hình tượng kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ . + Kết quả : chính nghĩa đã thắng , non sông thuộc về ta . - Nguyên nhân thắng lợi : “thiên thời , địa lợi , nhơn hoà” nhưng yếu tố quyết định là sức mạnh con người (đức lớn , tài cao) -> khẳng định tài đức của vua tôi nhà Trần . - Nghệ thuật : + Giọng điệu , thái độ của các bô lão khi kể :đầy nhiệt huyết , tự hào . + Lời kể : ( Nghệ thuật liệt kê ) ngắn gọn , súc tích có sức khái quát cao. 3. Lời ca của các bô lão và lời bình của khách - Lời ca các bô lão mang ý nghĩa tổng kết có giá trị về chân lí , nhằm nhấn mạnh lẽ đời mang tính quy luật: bất nghĩa tiêu vong; anh hùng lưu danh. - Lời bình của khách: đề cao vai trò của hai vị Thánh quân . Đức cao mới thật sự là điều quyết định của cuộc chiến . Đề cao giá trị con người -> mang giá trị nhân văn sâu sắc. * Nghệ thuật chung : - Văn bản dùng thể phú cổ thể : tự do về niêm luật ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> phẩm? + Nêu ý nghĩa của bài phú ? +HS trả lời GV nhận xét chốt ý.. - Kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự và trữ tình . - Kết cấu chặt chẽ , thủ pháp liên ngâm , lối diễn đạt khoa trương . - Ngôn ngữ giàu hình ảnh. Vận dụng điển tích, điển cố rất tài tình. III.Ý nghĩa văn bản : Bài phú thể hiện niềm tự hào niềm tin vào con người , chiến công và vận mệnh quốc gia dân tộc.Đồng thời nêu cao vai trò của con người trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước .. * Hoạt động 3: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Em có nhận xét gì về nhận vật khách trong bài phú ? - Vì sao gọi sông Bạch Đằng là con sông thuỷ chiến ? 5. Dặn dò : - Học bài .Chuẩn bị trước bài “Đại cáo bình Ngô”, Phần I -Tác giả Nguyễn Trãi theo hướng. dẫn SGK. - Hướng dẫn tự học : +Phân tích , so sánh lời ca của “khách” kết thúc bài “Phú sông Bạch Đằng” với bài thơ “Sông Bạch Đằng” của Nguyễn Sưởng (SGK ). +Bình luận về ý nghĩa triết lí trong lời ca của nhân vật khách ở cuối bài phú . Ngày soạn : 26/12/2012. Tuần : 21 Tiết : 61,62,63.. Đọc văn :. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ - Nguyễn Trãi -. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức : Giúp học sinh: - Nắm được bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt . - Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa , yêu nước và khát vọng hoà bình . - Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi , lí lẽ chặt chẽ , đanh thép , chứng cứ giàu sức thuyết phục . 2. Kĩ năng : Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3. Thái độ : HS trân trọng lịch sử , trọng dụng nhân tài gìn giữ và phát huy những truyền thống lịch sử , văn hoá tốt đẹp của dân tộc . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 3. Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : + “ Khái quát văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”. + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn . Các giai thoại về tác giả . + Các tác phẩm của Nguyễn Trãi : “Cảnh ngày hè”, “Côn Sơn ca”, Nước Đại Việt ta” , “ Thư dụ Vương Thông lần nữa” ……… 4. Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . - Đọc đoạn 1 bài Phú sông Bạch Đằng và phân tích tâm trạng của nhân vật “Khách”? -Đọc đoạn 2,3 và phân tích lời kể của các bô lão về chiến tích trên sông Bạch Đằng? 3. Bài mới:. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính . * Hoạt động 1: (TG 5p) GV A. PHẦN MỘT : TÁC GIẢ . hứơng dẫn HS tìm hiểu I- Cuộc đời: chung .PP: Đọc-tóm tắt, TLCH - Nguyễn Trãi sinh năm 1830, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi . Ngại - Chí Linh - Hải Dương. Sau dời về Nhị Khê - Thường - GV gọi HS đọc tiểu dẫn SGK Tín - Hà Tây. Cha là Nguyễn Phi Khanh, học giỏi - đỗ Thái và trả lời câu hỏi : học sinh. Mẹ là Trần thị Thái, con của quan Tư đồ Trần + Tóm tắt những nét chính về Nguyên Đán -một quý tộc đời Trần. tác giả Nguyễn Trãi ? => Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình có hai truyền - HS trả lời GV chốt ý . thống là: yêu nước và văn hoá, văn học. - GV hướng dẫn HS đọc bài thơ , 2- Cuộc đời và con người của Nguyễn Trãi: gọi 01 HS đọc , nhận xét cách a- Trước khởi nghĩa Lam Sơn (1380-1418): - Nguyễn Trãi mất mẹ khi 5 tuổi, ông ngoaị mất khi 10 tuổi. đọc Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh năm 1400 (20 tuổi). Và cùng và nêu câu hỏi. + Xác định hoàn cảnh sáng tác cha ra làm quan cho nhà Hồ (quan ngự sử). - Năm 1407 giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi đã nghe và thể loại của bài thơ ? Nêu đại ý lời cha ở lại lập chí “rửa hận cho nước báo thù cho cha”. - Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng của bài thơ ? đầu. - HS trả lời GV chốt ý . * Hoạt động 2: (Thời gian b- Nguyễn Trãi trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428):.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 30 phút) : ? Xuất thân và quê quán của Nguyễn Trãi. ? Em hãy nêu nét chính trong cuộc đời và con người Nguyễn Trã ? Hai đặc điểm nổi bật trong cuộc đời của Nguyễn Trãi.. Học sinh đọc SGK. Tại sao nói Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất? Em hãy minh chứng cho nhận định trên? ? Nét trữ tình sâu sắc được thể hiện như thế nào trong thơNguyễn Trãi . ? Em hãy nêu lên một vài minh chứng cụ thể. + Thiên nhiên? + Con người + Quê hương, dân tộc?.. Học sinh đọc bài phẩn tiểu dẫn ? Bài cáo được sáng tác trong hoàn cảnh nào. Học sinh tìm hiểu SGK. Học sinh và giáo viên cùng tìm hiểu (Giáo viên nói thêm về. - Là một trong những người đầu tiên đến với khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1420 dâng "Bình Ngô Sách" với chiến lược cơ bản là tâm công được Lê Lợi và bộ tham mưu của cuộc khởi nghĩa vận dụng thắng lợi. - Nguyễn Trãi trở thành cố vấn đắc lực của Lê Lợi. Ông được giữ chức" Thừa chỉ học sĩ" thay Lê Lợi soạn thảo công văn giấy tờ. c- Nguyễn Trãi sau khởi nghĩa Lam Sơn (1428-1442): - Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dung lại đất nước. Nhưng với tài năng, nhân cách cao cả của mình, Nguyễn Trãi luôn bị bọn gian thần đố kị. Ông bị nghi oan, bị bắt rồi lại được tha. Từ đó ông không còn được trọng dụng. - Năm 1439 ông đã cáo quan về Côn Sơn ở ẩn, năm 1440 Lê Thái Tông vời Nguyễn Trãi ra làm quan, 1442 cái chết đột ngột của Lê Thái Tông ở Lệ Chi viên là bi kịch đối với Nguyễn Trãi và dòng họ ông chu di tam tộc. => Đây là bi kịch lớn nhất trong lịch sử dân tộc. Nguyễn Trãi đã rơi đầu dưới lưỡi gươm của triều đình mà ông từng kì vọng. Vụ án Lệ Chi Viên thực chất là mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến. Năm 1464 Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, cho tìm lại con cháu và di sản tinh thần của ông. *Tóm lại: Cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điểm cơ bản: - Là bậc anh hùng dân tộc, là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam. - Là người chịu những oan khiên thảm khốc. II-Sự nghiệp: 1.Những tác phẩm chính - Nguyễn Trãi sáng tác trên nhiều thể loại, có nhiều thành tựu lớn - Sau thảm họa chu di tam tộc, các tác phẩm bị thất lạc nhiều: a- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Ức Trai thi tập (150 bài), Chí Linh sơn phú,.... b-Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập (254 bài). - Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hãn với chữ Nôm, trong 2. Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất - Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> nhan đề bài Cáo). ? Theo em bố cục bài cáo chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.. Giáo viên đọc mẫu. Học sinh đọc các phần còn lại. ? Em hiểu nhân nghĩa là như thế nào. ? Chủ quyền của nước Đại Việt được khẳng định như thế nào. GV:So sánh với “Nam quốc sơn hà”. * Hoạt động 1: (TG 10p) GV hứơng dẫn HS tìm hiểu chung .PP: Đọc-tóm tắt, TLCH . - GV gọi HS đọc tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi : + Tóm tắt những nét chính về tác giả Trương Hán Siêu ? - HS trả lời GV chốt ý . * Hoạt động 2: (Thời gian 10 phút) : GV hướng dẫn HS đọc văn bản . - GV gọi lần lượt 02 HS đọc văn bản . Sau đó nhận xét cách đọc của các em và chia bố cục . + HS đọc , GV nhận xét cách đọc và nêu câu hỏi.. - Thể hiện ở tinh thần trung quân ái quốc, yêu nước thương dân, nhân nghĩa, anh hùng chống ngoại xâm. - Nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặc chẽ, lập luận sắc bén (Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô). 3. Nguyễn Trãi - nhà thơ trữ tình sâu sắc - Lí tưởng của người anh hùng là hoà quyện giữa nhân nghĩa với yêu nước, thương dân. Lí tưởng ấy lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt. - Tình yêu của Nguyễn Trãi dành cho nhiều cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. - Thiên nhiên bình dị, dân dã, từ quả núc nác, giậu mồng tơi, bè rau muống. - Niềm tha thiết với bà con thân thuộc quê nhà - Văn chương nâng cao nhận thức mở rộng tâm hồn con người, gắn liềnvới cái đẹp, tác giả ý thức được tư cách của người cầm bút. - Văn chương Nguyễn Trãi sáng ngời tinh thần chiến đấu vì lí tưởng độc lập, vì đạo đức và vì chính nghĩa. III- Kết luận I- Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 1/1428, dân tộc ta kết thúc công cuộc kháng chiến chống của giặc minh xâm lược thắng lợi. Nguyễn Trãi thay nhà vua (Lê Lợi) viết bài Cáo. 2. Thể cáo SGK. 3. Đại cáo bình Ngô. - Đặc trưng của thể cáo: kết cấu gồm 4 phần lớn: + Nêu luận đề chính nghĩa. + Vạch rõ tội ác của kẻ thù. + Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa. + Tuyên bố chiếm quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. II- Đọc - hiểu a. Cảm hứng chính nghĩa và chủ quyền dân tộc *Nguyên lí chính nghĩa: có tính chất chung của dân tộc, của thời đại, chân lí về tồn tại độc lập. - Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. => Nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo ngược, tham tàn, bảo vệ cuộc sống yên.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Xác định hoàn cảnh sáng tác và thể loại của bài phú ? + Nêu đại ý của bài phú? -HS trả lời GV nhận xét chốt ý ,. ? Cảm nhận về đoạn này của bài Cáo.. ? Tội ác của giặc Minh được thể hiện như thế nào.. ? Tội ác của chúng được khái quát ở hình ảnh nào.. Học sinh nêu nhận xét.. ổn cho nhân dân. - Nguyễn Trãi đã xác định được mục đích nội dung của việc nhân nghĩa chủ yếu là yên dân trước hết lo trừ bạo. - Nhân nghĩa là chống xâm lược, bóc trần luận điệu xảo trá của địch, phân định rạch ròi ta là chính nghĩa giặc là phi nghĩa. *Chân lí tồn tại độc lập và chủ quyền của dân tộc. - Tính chất hiển nhiên vốn có, lâu đời của nước Đại Việt: từ trước, vốn có, đã chia, cũng khác. - Yếu tố xác định độc lập của dân tộc: + Cương vực lãnh thổ. + Phong tục tập quán. + Nền văn hiến lâu đời. + Lịch sử riêng, chế độ (triều đại) riêng. => Phát biểu hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc. - Yếu tố văn hiến là yếu tố bản chất nhất là hạt nhân để xác định chủ quyến của dân tộc. - So sánh Đại Việt với Trung Quốc ngang hàng - “mỗi bên xưng đế một phương”. => Nguyên lí chính nghĩa, chân lí tồn tại độc lập và chủ quyền của dân tộc ta là không gì có thể thay đổi được. Truyền thống dân tộc, chân lí tồn tại sẽ là tiền đề tất yếu để chúng ta chiến thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa. b. Cảm hứng căm thù quân giặc - Nguyễn Trãi viết bản cáo trạng đanh thép tội ác giặc Minh. + Vạch trần âm mưu xâm lược, + Lên án chủ trương cai trị thâm độc của giặc Minh, + Tố cáo mạnh mẽ hành động tôi ác của kẻ thù, - Nhà hồ cướp ngôi của nhà Trần chỉ là nguyên nhân để nhà minh gây hoạ. - Tố cáo tội ác của quân giặc Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân bản. + Huỷ hoại con người bằng hành động tuyệt chủng, + Huỷ hoại môi trường sống, + Bóc lột và vơ vét, - "Nướng dân đen","vùi con đỏ" diễn tả tội ác dã man thời trung cổ, vừa mang tính khái quát vừa khắc sâu vào tấm bia căm thù để muôn đời nguyền rủa - Hình ảnh của tên xâm lược: há miệng nhe răng, âm mưu.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ? Hình tượng của Lê Lợi hiện lên như thế nào? (So sánh với Trần Quốc Tuấn). ? Cuộc khởi nghĩa trải qua khó khăn như thế nào. => Ta làm gì để khắc phục khó khăn? Học sinh và giáo viên cùng phân tích những chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn. ?Khí thế chiến thắng của ta được ví với hình ảnh nào. ?Thất bại của kẻ thù thể hiên ở hình ảnh nào. ?Khung cảnh chiến trương hiện lên như thế nào. => Cục diện thay đổi như thế nào?. ?Hình ảnh của kẻ thù xâm lược hiện lên như thế nào. ?Bản chất của giặc Minh như thế nào. => Giọng văn của Nguyễn Trãi có đặc điểm nào. ? Nền tảng để quân dân ta chiến thắng là gì.. đủ muôn nghìn kế, tội ác thì "nát cả đất trời". Chúng là những con quỷ đội lốt người. => Tố cáo tội ác của quân giặc diễn tả khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta. - Kết thúc bản cáo trạng bằng lời văn đầy hình tượng + Lấy cái vô hạn để nói cái vô hạn - trúc Nam Sơn - tội ác giặc Minh. + Lấy cái vô cùng để nói cái vô cùng - nước Đông Hải thảm hoạ mà giặc Minh gieo rắc ở nước ta. *Tóm lại: đứng trên lập trường nhân bản, đứng về quyền sống của người dân vô tội để tố cáo lên án giặc Minh. Đoạn này của Đại cáo bình Ngô xứng là một bản tuyên ngôn nhân quyền. Và Nguyễn Trãi kết luận: “Lẽ nào trời đất dung tha. Ai bảo thân dân chịu được” c. Cảm hứng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân Đại Việt: *Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Hình tượng Lê Lợi: + Là người có nguồn gốc xuất thân bình thường, + Có lòng căm thù quân giặc sâu sắc, + Có hoài bão lớn và quyết tâm cao để thực hiện lí tưởng. => Nguyễn Trãi khắc hoạ Lê Lợi bằng cảm hứng anh hùng và truyền thống dân tộc. - Buổi đầu cuộc khởi nghĩa gặp muôn vàn khó khăn: + Thiếu nhân tài, thiếu quân lương nghiêm trọng. + Nghĩa quân phải tự mình khắc phục. => Mặc dù vậy, nhưng với ý chí, lòng quyết tâm, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nghĩa quân Lam Sơn đã từng bước lớn mạnh và giành được những chiến thắng quan trọng. * Phản công và tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân Đại Việt: + Thể hiện bằng hình tượng kì vĩ của thiên nhiên + Chiến thắng của ta: "sấm vang chớp giật"; "trúc trẻ tro bay"… + Thất bại của quân giặc: "máu chảy thành sông"; "thây chất đầy nội" .... + Khung cảnh chiến trường: "sắc phong vân phải đổi"; "áng nhật nguyệt phải mờ" => Quân Lam Sơn thắng thế, giặc Minh đang trên đà của sự.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> thất bại. ?Truyền thống dân tộc thể hiện - Chiến thắng hiện lên dồn dập liên tiếp, nhịp điệu cuả triều như thế nào. dâng sóng dậy hết lớp này đến lớp khác. - Giặc Minh mỗi tên mỗi vẻ đều giống nhau ở cảnh ham sống, sợ chết, hèn nhát. - Tiếp đến là những sai lầm tiếp theo của kẻ xâm lược ngoan ?Viễn cảnh đất nước được hiện cố: ra như thế nào. “Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng, Đồ nhút nhát Thạnh Thăng đem dầu chữa cháy”. => Mỉa mai và coi thường. - Với nền tảng chính nghĩa và mưa trí, nghĩa quân Lam Sơn và cả dân tộc đã chứng minh cho giặc Minh thấy bọn chúng đáng cười cho tất cả thế gian. + Liễu Thăng cụt đầu, + Quân Vân Nam vỡ mật mà tháo chạy… => “Cứu binh hai đạo tan tành”, giặc chỉ còn nước ra hàng vô điều kiện. Hình ảnh thảm bại nhục nhã của kẻ thù làm tăng thêm khí thế hào hùng của dân tộc và nghĩa quân. Hơn thế, tính chính nghĩa, truyền thống nhân đạo dân tộc ta một lần nữa được khẳng định sáng ngời, cao cả. Sức mạnh của ngòi bút Nguyễn Trãi. d. Cảm hứng độc lập dân tộc và tương lai đất nước. - Đất nước độc lập, bền vững ngàn năm. - Đất nước sạch bóng quân thù là cơ hội mới, phát triển. - Viễn cảnh đất nước tươi sáng huy hoàng: đó là quá khứ hào hùng, hiện thực hôm nay, tương lai ngày mai. Tự hào quá khứ, yêu hiện tại và vui sứơng hướng tới tương lai. III.Tông kết 1- Nội dung: Đại cáo bình Ngô là áng thên cổ hùng văn thể hiện rõ hào khí một thời đại oai hùng của toàn dân tộc. 2- Nghệ thuật: sử dụng các biện pháp so sánh ẩn dụ, điệp từ làm tăng tính hình tượng của câu văn. * Hoạt động 3: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Em có nhận xét gì về nhận vật khách trong bài phú ? - Vì sao gọi sông Bạch Đằng là con sông thuỷ chiến ? 5. Dặn dò : - Học bài .Chuẩn bị trước bài “Đại cáo bình Ngô”, Phần I -Tác giả Nguyễn Trãi theo hướng dẫn SGK..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Hướng dẫn tự học :. Ngày soạn : 26/12/2012. Tuần : 22 Tiết :64. Làm văn :. LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: Nắm được yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân. 2. Kĩ năng: Có thói quen và kỹ năng lập kế hoạch cá nhân. 3. Giáo dục: HS tự lập cho mình các kế hoạch trong cuộc sống tạo thói quen làm việc theo kế hoạch . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : Các bản kế hoạch cá nhân thường gặp . 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( Không KT ) 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS * Hoạt động 1: ( Tg 5 phút). PP: Phát vấn . -GV :Yêu cầu học sinh đọc phần I SGK và hỏi : Lập kế hoạch cá. Nội dung chính . I. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân. - Kế hoạch cá nhân: Là bản dự kiến nội dung, cách thức hoạt động và phân bổ thời gian để hoàn thành một công việc nhất định..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> nhân có vai trò ntn ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và nêu ví dụ về những người thường lập kế hoạch cá nhân . * Hoạt động 2: ( Tg 25 phút) PP: Phát vấn , diễn giảng , thực hành . - Thao tác 1: Tìm hiểu ví dụ SGK . - GV gọi HS đọc ví dụ và yêu cầu của bài tập : Lập kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn HKI . - GV hướng dẫn HS thực hiện ví dụ theo hệ thống câu hỏi : + Bản kế hoạch cá nhân được cấu trúc như thế nào ? + Để lập kế hoạch cá nhân phải làm gì? + Cho biết cấu trúc của một bản kế hoạch cá nhân ? +Lời văn của bản kế hoạch cá nhân được viết như thế nào ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý. -Thao tác 2: GV phát vấn HS : +Bảng KHCN gồm mấy phần ? Mỗi phần gồm những nội dung gì và được trình bày ntn? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý.. - Mục đích: Đề hình dung trước những công việc cần làm, phân bổ thời gian hợp lý ...Thể hiện phong cách làm việc khoa học , chủ động , công việc sẽ tiến hành thuận lợi và đạt kết quả . II. Cách lập kế hoạch cá nhân: 1. Tìm hiểu ví dụ : - Yêu cầu : + Đọc lại bài đã học ở HKI . + Chú ý nhan đề , các đề mục , xác định nội dung chính cần ô tập . -Dự định hình thức, cách thức và thời gian tiến hành cho từng nội dung . - Tiến hành viết kế hoạch. + Viết phần mở đầu . + Viết nội dung . 2. Kết luận - Ngoài tiêu đề bản kế hoạch cá nhân thường gồm hai phần : + Phần 1: Nêu họ tên, nơi làm việc học tập của người viết ( nếu lập kế hoạch cho riêng mình thì không cần phần này ). + Phần 2: Nêu nội dung công việc cần làm, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đạt được. - Lời văn cần ngắn ngọn , cần thiết có thể kẻ bảng . Nội dung Hình thức, cách Thời gian thức tiến hành. * Hoạt động 3: ( Tg 10 phút) PP: Thực hành . Bài tập 1: Văn bản SGK có phải là một bản KHCN hoàn chỉnh không ? Vì sao ? Bài tập 2: So với bản kế hoạch cá nhân, bản kế hoạch của bạn Thu đã đạt yêu cầu chưa , hay còn thiếu nội dung gì cần bổ sung ?. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: - Văn bản SGK chỉ có thời gian và nội dung công việc chứ của một ngày , chưa có địa điểm, cách thức thực hiện và kết quả công việc - Hình thức: Chưa đầy đủ kết cấu của một bản kế hoạch, mà là 1 thời gian biểu. 2. Bài tập 2: - Phần 1: Giới thiệu bản thân còn thiếu. - Phần 2: Nội dung công việc còn thiếu; phân chia thời gian, xác định địa điểm và dự kiến kết quả, cần bổ sung mục này..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> * Hoạt động 4: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Nhắc lại nội dung của bản kế hoạch cá nhân ? - Vì sao trong cuộc sống và học tập chúng ta phải thường lập KHCN ? 5. Dặn dò : - Học bài .Chuẩn bị trước bài “Tựa trích diễm thi tập”- HĐL theo hướng dẫn SGK. - Hướng dẫn tự học : Rèn luyện ý thức lập kế hoạch cá nhân trong học tập và sinh hoạt cho học sinh .. Ngày soạn : 31/12/2012. Tuần : 22 Tiết :65. Đọc thêm :. TỰA « TRÍCH DIỄM THI TẬP » - Hoàng Đức Lương I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và lời nhắc nhở các thế hệ sau hãy biết trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình . - Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm cao . 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục . 3. Giáo dục: HS biết trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : Lời nói đầu , lời mở đầu của các sách . 2.Học sinh :.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( Không KT ) 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS * Hoạt động 1: ( Tg 5 phút). PP: Đọc-tóm tắt , Phát vấn , TLCH . - GV :Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK và hỏi : Xác định thể loại , hoàn cảnh ra đời của văn bản ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và giải thích tựa đề , thể loại . * Hoạt động 2: ( Tg 20 phút) PP: Đọc văn bản , phát vấn , diễn giảng , thực hành . - Thao tác 1: GV gọi HS đọc văn bản SGK . + HS đọc, GV nhận xét . -Thao tác 2: GV phát vấn HS : +Theo tác giả , vì sao thơ văn của người xưa không được lưu truyền hết ở đời ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và giảng : Trong các nguyên nhân ấy nhìn chung là do chủ quan của con người , kể cả nhân tố khách quan . -Thao tác 3: GV phát vấn HS : +Động cơ nào làm tác giả sưu tầm và biên soạn sách tựa TDTT ? + Nêu nội dung và kết cấu của sách ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và giảng : Trước VB “TDTT” có một VB cũng nói về văn hiến của dân tộc đó là VB “Đại cáo bình Ngô” –NT ,. Nội dung chính . I. TÌM HIỂU CHUNG : 1. Tác giả : ( SGK) 2. Tác phẩm : - Thể loại : Tựa, viết theo hình thức văn nghị luận - Tác phẩm hoàn thành năm 1497 , sưu tầm các bài thơ có giá trị từ thời Trần đến thời Lê . II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN : 1.Nội dung : a) Lí do biên soạn sách “TDTT” : - Thực trạng : + Thơ ca không được lưu truyền rộng rãi . + Các di sản thơ văn đang đứng trước nguy cơ bị thất tán . - Nguyên nhân : + Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay cái đẹp của thơ ca. + Người có học thì bận rộn , ít để ý đến thơ ca . + Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực và tính kiên trì . + Chính sách in ấn của nhà nước khắt khe . + Thời gian cũng huỷ hoại sách vở .Binh hoả ( chiến tranh , hoả hoạn, ...) cũng thiêu huỷ thư tịch b) Quá trình sưu tầm , biên soạn,nội dung và kết cấu của tác phẩm . - Động cơ sưu tầm , biên soạn sách “TDTT” : Do đau xót trước thực trạng văn bản thơ ca của dân tộc bị thất tán , nên thấy lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương . - Quá trình sưu tầm thơ ca gặp nhiều khó khăn, vất vả :.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> trong TP, tác giả đã khẳng định : “ + Vì thư tịch cũ không còn . Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn + Phải “nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát”. xưng văn hiến đã lâu.....” + Phải “Tìm quanh hỏi khắp” . + Phải thu lượm thêm thơ ca của các vị hiện đang làm quan trong triều . - Nội dung và kết cấu của tác phẩm : gồm 6 * Hoạt động 3: ( Tg 10 phút) PP: quyển , chia ra hai phần : Phát vấn , TLCH . + Phần chính : là các thơ ca của các tác giả từ thời -GV phát vấn HS: Trần đến đầu thời Lê . + Hãy nhận xét về cách viết văn của + Phần phụ lục : là thơ ca của Hoàng Đức Lương . tác giả ? 2.Nghệ thuật : + Theo em , VB thể hiện thái độ gì - Lập luận chặt chẽ , lí lẽ vững chắc , thuyết minh của người viết ? rõ ràng . + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý. - Có sự hoà quyện giữa chất trữ tình và nghị luận . III. Ý NGHĨA VĂN BẢN : Tác phẩm bộc lộ niềm tự hào sâu sắc , lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm cao trong việc bảo tồn di sản văn học dân tộc . * Hoạt động 4: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Nhắc lại nội dung của bài học ? - Vì sao trong phần mở đầu của quyển sách thường có lời tựa ? 5. Dặn dò : - Học bài .Chuẩn bị trước bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”-TNT - Hướng dẫn tự học : Nhận xét nào sau đây là phù hợp cho văn bản Tựa“ Trích diễm thi tập’? A. Văn phong sắc sảo , tỉnh táo / B. Dẫn chứng sôi động C. Kết hợp hài hoà giữa chất trữ tình và nghị luận. / D. Tình cảm chân thành, sôi nổi. Ngày soạn : 01/01/2013. Tuần : 22 Tiết :66. Đọc văn :. HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA . -Thân Nhân Trung I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu : - Hiền tài là nguyên khí của quốc gia , mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh của nước nhà . - Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Cách lập luận ,chặt chẽ , sử dụng ngôn ngữ chính luận . 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu bài văn chính luận theo đặc trưng thể loại . 3. Giáo dục: HS biết trân trọng người tài , biết đem tài năng phục vụ đất nước . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : Chiếu cầu hiền –Ngô Thì Nhậm . 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . - Phân tích lập trường chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơm qua văn bản “Đại cáo bình Ngô”- Nguyễn Trãi . - Phân tích những tội ác mà giặc Minh đã gây cho người dân Đại Việt ? Theo em ,trong các tội ác đó , tội ác nào là man rợ nhất ? - Phân tích quá trình chinh phạt và tất thắng của nghĩa quân Lam Sơn ? 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS * Hoạt động 1: ( Tg 5 phút). PP: Đọctóm tắt , Phát vấn , TLCH . - GV :Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK và hỏi : Xác định thể loại , hoàn cảnh ra đời của văn bản ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và giải thích tựa đề , thể loại . * Hoạt động 2: ( Tg 30 phút) PP: Đọc văn bản , phát vấn , diễn giảng , thực hành . - Thao tác 1: GV gọi HS đọc văn bản SGK . + HS đọc, GV nhận xét . -Thao tác 2: GV phát vấn HS : +Theo em câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có nghĩa như thế nào ?. Nội dung chính . I. TÌM HIỂU CHUNG : 1. Tác giả : ( SGK) 2. Tác phẩm : - Thể loại : Văn bia , là những bài văn khắc trên bia đá gồm 3 loại : bia ghi công đức , bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc , bia để trước lăng mộ . - Mục đích của bia : Ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi , cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau . II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN : 1.Vai trò của hiền tài : .- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia : + Hiền tài : Người có tài cao , học rộng và có đạo đức . + Nguyên khí : khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Tác giả đã chứng minh luận điểm trên bằng pp lập luận gì? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và giảng : Bài kí được khắc bia năm1484. Trước phần trích học có một đoạn văn dài kể việc từ khi Lê Thái Tổ dựng nước (1428) đến năm 1484, các vua Lê tuy đều chú ý bồi dưỡng , phát triển hiền tài nhưng chưa có điều kiện dựng bia . Cuối phần trích là danh sách 33 vị tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1442. -Thao tác 3: GV chia 4 nhóm HS thảo luận( kĩ thuật khăn phủ bàn) : +N1: Các thánh đế minh vương đã làm gì để khuyến khích hiền tài ? +N2: Theo tác giả vì sao những việc làm đó chưa đủ ? +N3:Nêu ý nghĩa của việc khắc bia mà tác giả đã đề cập trong bài văn ? + N4: Theo em , việc khắc bia tiến sĩ để lại bài học gì ? + HS cử đại diện trả lời GV nhận xét , chốt ý .. * Hoạt động 3: ( Tg 5 phút) PP: Phát vấn , TLCH . -GV phát vấn HS: + Hãy nhận xét về cách viết văn của tác giả ? + Theo em , VB thể hiện thái độ gì của người viết ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý.. -> Người tài cao , học rộng , có đức độ là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển cùa đất nước , xã hội . Hiền tài quyết định sự thịnh –suy của đất nước . - Phương pháp lập luận : diễn dịch . Các luận điểm được triển khai qua cách so sánh đối lập : + Nguyên khí thịnh->đất nước có nhiều hiền tài -> thế nước mạnh . + Nguyên khí suy-> đất nước hiếm hiền tài -> thế nước suy . -> Khẳng định tính chất hiển nhiên của chân lí . 2.Những việc làm khuyến khích hiền tài của các thánh đế minh vương : - Những việc đã làm :Đề cao danh tiếng ,xướng danh, ghi tên ở bảng vàng , ban chức tước, ban yến tiệc,...-> chưa đủ đối với hiền tài vì danh tiếng của họ chỉ được vang danh, lừng lẫy ngắn ngủi một thời mà không được lưu truyền mãi mãi - Việc sẽ làm : Khắc bia để lưu danh muôn đời . 3. Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ : - Khuyến khích hiền tài : kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn , hâm mộ , ra sức rèn luyện danh tiết , gắng sức giúp vua , giúp nước . - Ngăn ngừa điều ác , kẻ ác , ý xấu bị ngăn chặn , lòng thiện tràn đầy , kẻ ác lấy đó làm răn , người thiện xem đó mà cố gắng . - Dẫn việc dĩ vãng , chỉ lối tương lai , góp phần rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho đất nước . - Bài học lịch sử rút ra: + Ở thời nào hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia ->phải biết quý trọng hiền tài . + Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước . + Quan điểm đúng đắn của nhà nước ta : Giáo dục là quốc sách hàng đầu . III. Ý NGHĨA VĂN BẢN : Văn bản khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài rèn đức , nêu những bài học cho muôn đời . Đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> sự nghiệp xây dựng đất nước, dân tộc . * Hoạt động 4: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Theo em hiền tài có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước ? - Hãy lập sơ đồ kết cấu của bài văn bia ? Vai trò quan trọng của hiền tài Những việc làm khuyến khích hiền tài Những việc đã Việc sẽ làm làm. Ý nghĩa với việc khắc bia tiến sĩ. 5. Dặn dò : - Học bài .Chuẩn bị trước bài “Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh”. - Hướng dẫn tự học : Phát hiện những luận điểm , luận cứ của văn bản ..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Ngày soạn : 09/01/2013. Tuần : 23 Tiết :67. Làm văn :. TÍNH CHUẨN XÁC , HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH . I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Yêu cầu về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh . - Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh 2. Kĩ năng: - Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua các ví dụ cụ thể . - Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn . 3. Giáo dục: HS viết văn bản thuyết minh đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : Các bản kế hoạch cá nhân thường gặp . 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( Không KT ) 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS * Hoạt động 1: ( Tg 20 phút). PP: Phát vấn, diễn giảng . @ Thao tác 1: -GV hỏi : Chuẩn xác là gì ?Thế nào là tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh ?. Nội dung chính . I. TÍNH CHUẨN XÁC TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH . 1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh. - Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh là trình bày vấn đề phải đúng với chân lí , với chuẩn mực.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và nêu ví dụ về những đoạn văn , bài văn TM đạt tính chuẩn xác . -GV hỏi : + Để đạt được sự chuẩn xác trong văn bản TM người viết phải chú ý những gì ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý.. @ Thao tác 2: GV yêu cầu HS đọc BT SGK và trả lời các câu hỏi : a) Trong một bài TM về chương trình học có người viết “Ở lớp 10 THPT HS chỉ được học VHDG : ca dao , tục ngữ , câu đố” . Viết như thế có chuẩn xác không, vì sao ? b)Trong câu văn SGK có điểm nào chưa chuẩn xác ? c) Có nên sử dụng VB SGK để TM về nhà thơ NBK không ? Vì sao ?. * Hoạt động 2: ( Tg 20 phút) PP: Phát vấn , diễn giảng , thực hành . - Thao tác 1:GV hỏi : +Hấp dẫn là gì ?Thế nào là tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và nêu ví dụ về những đoạn văn , bài văn TM có tính hấp dẫn . -GV hỏi : + Để đạt được sự hấp dẫn trong văn bản TM người viết phải chú ý những gì ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý.. được thừa nhận thì văn bản thuyết minh mới có giá trị . - Để đạt được sự chuẩn xác cần chú ý : + Phải tìm hiểu thấu đáo đối tương TM trước khi viết . + Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo , tìm các tài liệu có giá trị của các chuyên gia , các nhà khoa học có tên tuổi , của cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề cần thuyết minh . + Cần chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có . 2. Luyện tập : a) Trong một bài TM về chương trình học có người viết “Ở lớp 10 THPT HS chỉ được học VHDG : ca dao , tục ngữ , câu đố” . Khi đối chiếu với SGK Ngữ Văn 10 ta thấy viết như thế là không chuẩn xác . Vì VHDG có 12 thể loại chính , HS lớp 10 không học thể loại tục ngữ và câu đố , chỉ học các thể loại : Truyền thuyết , sử thi , truyện cổ tích , truyện cười , ca dao , truyện thơ . b)Câu văn SGK có điểm chưa chuẩn xác vì : “Thiên cổ hùng văn” là áng văn của nghìn đời khác với từ nghìn năm . c) Không nên sử dụng VB SGK để TM về nhà thơ NBK ,vì không làm rõ đối tượng TM . II. TÍNH HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn : - Văn bản thuyết minh cần phải hấp dẫn vì có hấp dẫn mới thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc, người nghe . - Một số biện pháp làm cho VBTM hấp dẫn : + Phải đưa ra những chi tiết cụ thể , sinh động , những con số chính xác để bài văn không trừu tượng , mơ hồ . + So sánh để làm nổi bật sự khác biệt , khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe) ..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> @ Thao tác 2: GV yêu cầu HS đọc BT SGK và trả lời các câu hỏi 1) Phân tích biện pháp làm cho luận điểm:“Nếu tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm…”. 2) Phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ . + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý.. + Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho VBTM biến hoá linh hoạt, không đơn điệu . + Khi cần , nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt . 2.Luyện tập: 1.Bài tập 1: Để luận điểm:“Nếu tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm…” trở nên cụ thể , dễ hiểu , hấp dẫn người viết đã sử dụng cách so sánh cụ thể , tài liệu có giá trị,dùng những con số cụ thể,chính xác, … 2. Bài tập 2: - VBTM hấp dẫn khi tác giả nói đến những truyền thuyết giúp ta như nhớ về một thưở xa xưa , thần tiên kì ảo . - Những biện pháp tạo sự hấp dẫn : + Sử dụng linh hoạt các kiểu câu : câu đơn , câu ghép, câu nghi vấn, cảm thán, …. + Từ ngữ giàu hình tượng, liên tưởng:“Bó hành hoa…như lá mạ” “ một làn khói toả ra, …” + Người viết bộc lộ tình cảm trực tiếp:“Trông thèm quá, có ai lại đừng ăn cho được….”.. * Hoạt động 3: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Nhắc lại vai trò của tính chuẩn xác và hấp dẫn của VBTM ? - Vì sao khi viết VBTM phải đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn ? 5. Dặn dò : - Học bài .Chuẩn bị trước bài “Tựa trích diễm thi tập”- HĐL theo hướng dẫn SGK. - Hướng dẫn tự học : Sưu tầm và tìm hiểu một số văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn ..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Ngày soạn : 25/01/2013 Tuần : 23. Tiết : 68,69 . Làm văn :. BÀI LÀM VĂN SỐ 05 I.MỤC TIÊU BÀI VIẾT : Giúp HS : - Củng cố và rèn luyện kĩ năng viết bài văn thuyết minh . - Vận dụng kiến thức về kiểu văn bản miêu tả, biểu cảm , kiến thức văn học, kiến thức đời sống và kĩ năng dùng từ, viết câu, diễn đạt ,….. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1. Giaó viên : - Nhắc học sinh học bài , chuẩn bị làm kiểm tra . - Ra đề , soạn đáp án thang điểm . 2. Học sinh : Học bài, tìm đọc các tài liệu có liên quan đến kiểu văn bản , nội dung GV giới hạn để chuẩn bị làm bài viết . III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA . 1. Ổn định lớp . 2. Chép đề . Nội dung đề . Câu 1 : ( 2 điểm ) Kể tên các tác phẩm chính của Nguyễn Trãi. Phân tích một tác phẩm chứng minh Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc . Câu 2 : (8 điểm ).

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và bài “Phú sông Bạch Đằng” . ĐÁP ÁN. THANG ĐIỂM Câu 1 : Câu 1 : ( 2, 0 điểm ) . - Các tác phẩm chính của Nguyễn Trãi :“Quân trung từ - Nêu được các tác mệnh tập” “Đại cáo bình Ngô” “Lam Sơn thực lục” “Dư phẩm của NT ( từ 2TP địa chí” “Cảnh ngày hè” ……. trở lên ) : 0,5 điểm . - HS phân một tác phẩm chứng minh Nguyễn Trãi là nhà - HS chọn tác phẩn đúng thơ trữ tình sâu sắc như : “Cảnh ngày hè” “ Côn sơn ca” , yêu cầu và phân tích ngôn chí bài 43,….. được ( 1,5 điểm ) . Câu 2 : Dàn ý : 1) Mở bài : - Giới thiệu chung về tác giả Trương Hán Siêu và bài “Phú sông Bạch Đằng . - Chuyển ý . 2) Thân bài : HS thuyết minh đảm bảo các ý sau : a) Tác giả Trương Hán Siêu : Câu 2:Thang điểm chung . - THS tự là Thăng Phủ , người làng Phúc Am, huyện Yên - Điểm 7-8 . Ninh( nay thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) . Bài thuyết minh đảm bảo -THS tính tình cương trực , học vấn uyên thâm , nên được các yêu cầu của đề , diễn vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng . đạt lưu loát , không mắc - Ông từng giữ chức Hàn lâm học sĩ, và Tham tri chính sự các lỗi về chính tả , ngữ dưới triều đại nhà Trần . pháp . - Khi mất , ông được vua tặng tước Thái bảo, Thái phó và - Điểm 5-6 . Bài thuyết minh đủ các được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội) . yêu cầu của dàn bài, - Tác phẩm của THS còn lại gồm 4 bài thơ và 3 bài văn . diễn đạt suôn , ngữ pháp Trong đó có bài “Phú sông Bạch Đằng” . chuẩn mực , nhưng còn b) Bài “Phú sông Bạch Đằng”. mắc vài lỗi về chính tả . - Hoàn cảnh ra đời : Khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến - Điểm 3-4 . chống quân Mông –Nguyên thắng lợi . Bài thuyết minh đáp ứng được các yêu cầu của - Thể loại : phú cổ thể . đề , nhưng đôi chỗ hành - Nội dung : văn chưa suôn , liên kết + Bài phú tái hiện lại những hoài niệm về quá khứ , qua đó ý không chặt , còn mắc thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước vài lỗi về chính tả và từ những chiến công vĩ đại trên sông bạch Đằng . Đồng thời.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất , truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc . + Ngoài ra tác phẩm còn thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò , vị trí con người trong lịch sử . - Nghệ thuật : + Văn bản dùng thể phú cổ thể : tự do về niêm luật . + Kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự và trữ tình . + Kết cấu chặt chẽ , thủ pháp liên ngâm , lối diễn đạt khoa trương . + Ngôn ngữ giàu hình ảnh. Vận dụng điển tích, điển cố rất tài tình. 3) Kết bài . - Trở lại đề tài nhấn mạnh đối tượng thuyết minh . - Có thể liên hệ mở rộng , hoặc rút ra bài học cho bản thân .. ngữ . - Điểm 1-2 . Bài viết chưa đảm bảo được các yêu cầu của dàn ý diễn đạt yếu , hành văn chưa suôn sẻ . - Điểm 0 : Bài viết lan man xa đề , sai kiến thức cơ bản .. 4. Thu bài kiểm tra . 5. Dặn dò : Chuẩn bị trước bài tiếp theo .. Ngày soạn : 12/1/2013. Tuần : 24 Tiết :70. Tiếng Việt :. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT .. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức:Giúp HS nắm : - Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ , về quan hệ họ hàng , dòng , nhánh ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng . - Những điểm chú yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của tiếng Việt qua các thời kì - Chữ viết của tiếng Việt . 2. Kĩ năng:.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt và lịch sử chữ viết của tiếng Việt với kiến thức về tiến trình văn học Việt Nam và những thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm , chữ quốc ngữ . - Vận dụng đặc điểm của chữ quốc ngữ vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả trong văn bản . 3. Thái độ : HS yêu quý , trau dồi và trân trọng tiếng mẹ đẻ . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : Các giai đoạn phát triển và các loại chữ viết tiếng Việt . 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( Không KT ) 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS * Hoạt động 1: ( Tg 30 phút). PP: Phát vấn, diễn giảng . @ Thao tác 1: -GV hỏi :Tiếng Việt là gì ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và nêu khái quát lịch sử phát triển của tiếng Việt . -GV hỏi : Theo em tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu . Chúng có quan hệ với những tiếng nào ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý. - GV cho VD : + Tiếng Việt - tiếng Mường ngày - ngài mưa - mươ tay- thay + Từ được HĐ- từ HĐ. hoa – đẹp . lúa – xanh . da – trắng .. Nội dung chính . I.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT . * Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt , là phương tiện giao tiếp của các dân tộc , là ngôn ngữ được dùng chính thức trong các lĩnh vực : hành chính , ngoại giao, giáo dục, nghệ thuật , ...... 1. Tiếng Việt thời kì dựng nước . a) Nguồn gốc tiếng Việt : Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa , thuộc họ Nam Á . Đó là ngôn ngữ có từ rất xa xưa trên một vùng rộng lớn của khu vực Đông Nam châu Á . b) Quan hệ họ hàng của tiếng Việt: - Tiếng Việt thuộc dòng Môn-Khmer, và có quan hệ cội nguồn , họ hàng với tiếng Mường , tiếng Môn, tiếng Khmer, Bana, Catu, ....và có quan hệ tiếp xúc với tiếng Thái, tiếng Hán . - Tiếng Việt thời xưa chưa có thanh điệu . - Trong hệ thống âm đầu , ngoài phụ âm đơn còn có phụ âm kép .Ví dụ : trứng-tlứng . - Về mặt ngữ pháp : có sự kết hợp từ được hạn định đặt trước và từ hạn định đặt sau . => Tiếng Việt dần dần tạo được cơ sở vững chắc để.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> @ Thao tác 2: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi : + Nêu những nét cơ bản của tiếng Việt thời kì Bắc thuộc ? + Trình bày những nét chính của tiếng Việt thời kì độc lập tự chủ ? + Tóm tắt những nét chính của tiếng Việt thời kì Pháp thuộc? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý. - GV giảng : + Trong lĩnh vực KHTN và công nghệ , tiếng Việt cũng tỏ rõ khả năng thích ứng cao . + Năm 0942 Gs Hoàng Xuân Hãn đã công bố quyển tài liệu “Danh từ khoa học” . + Dù trải qua những thăng trầm của lịch sử , nhưng tiếng Việt vẫn không ngừng phát triển , khị đồng hoá mà ngày càng phong phú , giàu có đáp ứng đủ các yêu cầu của cuộc sống .. tồn tại và phát triển . 2.Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc : - Tiếng Việt bị chèn ép nặng nề bởi tiếng Hán . Nhưng nó vẫn vẫn đấu tranh để tồn tại và phát triển . - Tiếng Việt vừa mở rộng vốn từ vựng vừa Việt hoá ngôn ngữ Hán , việt hoá nhiều từ Hán với nhiều hình thức như : vay mượn trọn vẹn từ ngữ Hán (chỉ Việt hoá âm đọc) , rút gọn thành tố , đảo lại vị trí các yếu tố , đổi nghĩa , ……hoặc sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt . 3Tiếng Việt dưới thời độc lập tự chủ . - Thời độc lập tự chủ tiếng Việt vẫn không ngừng phát triển ngày càng trở nên phong phú , tinh vi , uyển chuyển hơn . - Chữ Nôm xuất hiện , tiếng Việt chiếm ưu thế trong sáng tác thơ Nôm . 4.Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc. - Tiếng Pháp giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực : hành chính , ngoại giao, giáo dục, .... - Từ năm 1943 tiếng Việt giữ vai trò quan trọng trong công cuộc Cách mạng . 5. Tiếng Việt từ sau CMTT đến nay . Tiếng Việt đã giành lại vị trí xứng đáng và có đủ khả năng đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước .. * Hoạt động 2: ( Tg 10 phút) PP: Phát vấn , diễn giảng . - GV hỏi : II. CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT : + Có những loại chữ nào dùng lại - Chữ Nôm là một hệ thống chữ viết ghi âm , ghi âm tiếng Việt ? dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết , trên cơ sở cách đọc chữ Hán của người Việt (âm + Nêu những ưu và khuyết điểm Hán Việt ) -> là một thành quả văn hoá lớn của dân của chữ Nôm và chữ quốc ngữ ? tộc . + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý . - Vào nửa đầu thế kỉ XVII , một số giáo sĩ phương Tây đã dựa vào bộ chữ cái La-tinh để xây dựng một thứ chữ mới dùng để ghi âm tiếng Việt ->chữ quốc - GV giảng : Chữ Hán có ở Việt ngữ ra đời ..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Nam từ TK X nhưng nó không phải => Từ sau CMTT thắng lợi , chữ quốc ngữ đã là chữ viết của người Việt , mà là giành được vị trí xứng đáng trong mọi lĩnh vực sự vay mượn , nên ta không xem là hoạt động của đất nước . chữ viết tiếng Việt .. * Hoạt động 3: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - GV hướng dẫn HS làm BT SGK . - Theo em vì sao ngày nay chữ Hán và chữ quốc ngữ không còn được lưu truyền rộng rãi 5. Dặn dò : - Học bài .Chuẩn bị trước bài “Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ” - Hướng dẫn tự học : + Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tác phẩm VH viết bằng chữ Hán, Nôm, và quốc ngữ. + Nhận thức thêm về sự phát triển của tiếng Việt thông qua quá trình mở rộng các chức năng : thời xưa , thời hiện đại .. Ngày soạn : 11/01/2013. Tuần : 24.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Tiết :71. Đọc thêm :. HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN . ( Trích « Đại Việt sử kí toàn thư »- Ngô Sĩ Liên) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu : - Nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương với đất nước . - Cách dựng nhân vật lịch sử qua lời nói , cử chỉ hành động , kết hợp giữa biên niên và tự sự , lối kể chuyện kiệm lời , giàu kịch tính . 2. Kĩ năng: - Đọc –hiểu kí sự trung đại . - Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm « Hịch tướng sĩ » và đoạn sử kí « Thái sư Trần Thủ Độ », ..... 3. Giáo dục: HS biết trân trọng ,noi gương TQT và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : “Đại Việt sử kí toàn thư” , những nét chính về cuộc đời nhân vật. 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( Không KT ) 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS * Hoạt động 1: ( Tg 10 phút). PP: Đọc-tóm tắt , Phát vấn , TLCH . - GV :Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK và hỏi : Xác định thể loại , hoàn cảnh ra đời của văn bản ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và giải thích tựa đề , thể loại . * Hoạt động 2: ( Tg 25 phút) PP: Đọc văn bản , phát vấn , diễn giảng , TLCH .. Nội dung chính . I. TÌM HIỂU CHUNG : 1. Tác giả : ( SGK) 2. Tác phẩm : “Đại Việt sử kí toàn thư” - Thể loại : sử kí . - Tác phẩm là bộ sách về lịch sử lớn của VN thời trung đại , hoàn thành năm 1479 , gồm 15 quyển , ghi chép lịch sử thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi . II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN : 1.Nội dung :.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Thao tác 1: GV gọi HS đọc văn bản SGK . + HS đọc, GV nhận xét cách đọc . -Thao tác 2: GV phát vấn HS : + Qua chuyện về kế sách giữ nước ta thấy TQT là người ntn? + Qua chuyện về lòng trung nghĩa ta thấy TQT là người ra sao ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý -Thao tác 3: GV phát vấn HS : + Nêu những đóng góp và đức độ của TQT đối với đất nước ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý .. * Hoạt động 3: (Tg 5 phút) PP: Phát vấn , TLCH . -GV phát vấn HS: + Hãy nêu những nét chính về nghệ thuật của đoạn trích ? + Theo em , VB thể hiện thái độ gì của người viết ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý.. a) Phẩm chất của Hưng Đạo Đại vương TQT : - Chuyện về kế sách giữ nước :Qua lời trình bày của TQT với vua về kế sách giữ nước . Ta thấy , ông không những là một vị tướng có tài mưu lược , có lòng trung quân mà còn biết thương dân trọng dân . - Chuyện về lòng trung nghĩa : Qua câu chuyện của TQT với hai gia nô và hai con . Ta thấy , ông là một người hết lòng trung nghĩa , thẳng thắn và nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái . -> TQT là người trung quân ái quốc, tài năng mưu lược và nghiêm khắc . b)Công lao và đức độ của TQT . - Công lao : Giữ nước và xây dựng đất nước . + Ông đã hai lần đánh bại giặc Nguyên . + Ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước , an dân : soạn sách huấn luyện quân sự , binh pháp và khích lệ binh sĩ . Tiến cử người tài cho đất nước : Dã Tượng , Yết Kiêu , Phạm Ngũ Lão , Trương Hán Siêu , ……. - Đức độ : Ông luôn khiêm tốn “kính cẩn giữ tiết làm tôi”, cẩn thận phòng xa việc hậu sự . 2.Nghệ thuật : - Lựa chọn chi tiết tiêu biểu ,có sức khái quát cao . - Cách dựng nhân vật lịch sử qua lời nói cử chỉ , hành động . Kết hợp giữa biên niên và tự sự , lối kể chuyện kiệm lời , giàu kịch tính . III. Ý NGHĨA VĂN BẢN : Đoạn trích ca ngợi nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của TQT cho đất nước .. * Hoạt động 4: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Nhắc lại nội dung chính của bài học ? - Qua đoạn trích em rút ra được bài học gì cho bản thân ? 5. Dặn dò : - Học bài .Chuẩn bị trước bài “Thái sư Trần Thủ Độ ”-NSL. - Hướng dẫn tự học : + Tìm đọc những tư liệu lịch sử về Hưng Đạo Đại Vương TQT ..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> + Thử lí giải việc Hưng Đạo Đại Vương TQT được nhân dân thờ phụng và coi là thánh nhân với hiệu “Đức Thánh Trần” .. Ngày soạn : 12/01/2013. Tuần : 24 Tiết :72. Đọc thêm :. THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ . ( Trích « Đại Việt sử kí toàn thư »- Ngô Sĩ Liên) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu : - Bốn sự kiện và cách ứng xử của Trần Thủ Độ . - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , khắc hoạ tính cách nhân vật sắc nét , kết cấu rõ ràng , diễn đạt gọn , hành văn mạch lạc . 2. Kĩ năng: Tóm tắt sự kiện và đánh giá nhân vật lịch sử một cách đúng đắn . 3. Giáo dục: HS biết trân trọng ,noi gương TTĐ và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : “ Đại Việt sử kí toàn thư” , những nét chính về cuộc đời nhân vật . 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( Không KT ) 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS Nội dung chính . * Hoạt động 1: ( Tg 10 phút). PP: Đọc- I. TÌM HIỂU CHUNG : tóm tắt , Phát vấn , TLCH . 1. Tác giả : ( SGK) - GV :Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu 2. Tác phẩm : “Đại Việt sử kí toàn thư”.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> dẫn SGK và hỏi : Xác định thể loại , hoàn cảnh ra đời của văn bản ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và giải thích tựa đề , thể loại . * Hoạt động 2: ( Tg 25 phút) PP: Đọc văn bản , phát vấn , diễn giảng , TLCH . - Thao tác 1: GV gọi HS đọc VB SGK . + HS đọc, GV nhận xét cách đọc . -Thao tác 2:GV chia 4 nhóm HSTL : + N1:Đối với người hặc tội mình , TTĐ đã xử lí ra sao. Qua cách xử lí đó ta thấy ông là người ntn? + N2:Đối với người lính giữ thềm cấm , TTĐ đã xử lí ra sao. Qua cách xử lí đó ta thấy ông là người ntn? + N3:Đối với người họ hàng cậy nhờ xin chức tước , TTĐ đã xử lí ra sao. Qua cách xử lí đó ta thấy ông là người ntn? + N4:Khi vua muốn đề cử anh của Thủ Độ làm tướng, TTĐ đã xử lí ra sao. Qua cách xử lí đó ta thấy ông là người ntn? + HS cử đại diện trả lời GV nhận xét , chốt ý * Hoạt động 3: (Tg 5 phút) PP: Phát vấn , TLCH . -GV phát vấn HS: + Hãy nêu những nét chính về nghệ thuật của đoạn trích ? + Theo em , VB thể hiện thái độ gì của người viết ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý.. - Thể loại : sử kí . - Tác phẩm là bộ sách về lịch sử lớn của VN thời trung đại , hoàn thành năm 1479 , gồm 15 quyển , ghi chép lịch sử thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi . II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN : 1.Nội dung : *Cách ứng xử của Trần Thủ Độ trước bốn sự kiện trong cuộc đời hoạt động của mình : - Với người hặc tội mình : Ông thẳng thắn và nghiêm khắc với bản thân , nhằm khích lệ cấp dưới trung thực và dũng cảm vạch sai lầm của người khác , dù đó là cấp trên . - Với người lính giữ thềm cấm : Ông đã khích lệ người biết giữ phép nước , trọng pháp luật , không thiên vị người thân . - Với người họ hàng cậy nhờ xin chước tước : Ông có cách ứng xử rất tế nhị , biết giữ gìn sự công bằng của phép nước nhằm bày trừ tệ nạn đút lót , dựa dẫm vào người thân . - Với việc đề bạt người thân : Ông thẳng thắn và cương trực , không vì quyền lợi cá nhân mà phá vỡ kỉ cương phép nước . 2.Nghệ thuật : - Lối viết sử hấp dẫn , tạo được yếu tố bất ngờ , có kịch tính . - Cách viết sử kiệm lời , không miêu tả nhiều mà nhân cách nhân vật vẫn hiện lên rõ nét . III. Ý NGHĨA VĂN BẢN : Đoạn trích nêu bật nhân cách cao cả , trọng nghĩa nước hơn tình nhà của Trần Thủ Độ . Vì thế có ý nghĩa giáo dục sâu sắc .. * Hoạt động 4: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Nhắc lại nội dung chính của bài học ? - Qua đoạn trích em rút ra được bài học gì cho bản thân ? 5. Dặn dò : - Học bài .Chuẩn bị trước bài “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”-Nguyễn Dữ ..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Hướng dẫn tự học : Phân tích một trong bốn sự kiện và cách ứng xử của Trần Thủ Độ .. Ngày soạn : 19/01/2013. Tuần : 25 Tiết :73. Làm văn :. PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH . I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức:Giúp HS nắm : - Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh - Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản thuyết minh - Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn , vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh . 2. Kĩ năng: - Nhận diện và phân tích hiệu quả của mỗi phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể . - Lựa chọn , vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng 3. Thái độ : HS biết vận dụng phương pháp thuyết minh phù hợp . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : Các ví dụ có vận dụng PPTM . 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( Không KT ) 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS * Hoạt động 1: ( Tg 15 phút). PP: Phát vấn, diễn giảng . @ Thao tác 1: -GV hỏi :Để làm tốt một bài văn thuyết minh điều quan trọng nhất là phải làm gì ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý @ Thao tác 2: GV yêu cầu HS đọc VD SGK và trả lời các câu hỏi : + Mỗi đoạn trích SGK sử dụng những phương pháp nào ? Nêu tác dụng của từng phương pháp ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý - Gv nhắc lại khái niệm các PPTM mà HS đã học .. * Hoạt động 2: ( Tg 15 phút) PP: Phát vấn , diễn giảng , thực hành . - Thao tác 1:GV gọi HS đọc ví dụ SGK , và trả lời các câu hỏi : +Vì sao không thể cho rằng tác giả câu nói “Ba sô là bút danh” đã thuyết minh bằng cách nêu định nghĩa ? + Thế nào là thuyết minh bằng cách chú thích ?So với thuyết minh bằng nêu định nghĩa thuyết minh bằng chú thích có những hạn chế và ưu điểm gì? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và giảng : thuyết minh bằng định nghĩa. Nội dung chính . I.TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH . Muốn cho bài văn thuyết minh hay , hấp dẫn được nhiều người nghe(đọc) cần có phương pháp thuyết minh khoa học , phù hợp với từng đối tượng thuyết minh .Vì vậy phương pháp thuyết minh giữ vai trò quan trọng trong việc làm bài văn thuyết minh . II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH 1.Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học : - Đoạn văn a) sử dụng phương pháp liệt kê, giải thích .Tác dụng : làm cho văn bản TM chuẩn xác và giàu tính thuyết phục . - Đoạn văn b) sử dụng phương pháp giải thích , nêu định nghĩa .Tác dụng : cung cấp những hiểu biết bất ngờ, thú vị . - Đoạn văn c) sử dụng phương pháp nêu số liệu, so sánh .Tác dụng : hấp dẫn , gây ấn tượng mạnh đối với người nghe , người đọc . - Đoạn văn d) sử dụng phương pháp phân loại, phân tích .Tác dụng : cung cấp những hiểu biết mới , thú vị . * Các phương pháp thuyết minh đã học bao gồm : PP nêu định nghĩa, PP so sánh, PP phân tích , PP liệt kê , PP dùng số liệu , PP nêu ví dụ , ....... 2.Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh: a) Phương pháp thuyết minh bằng chú thích : - Tìm hiểu ví dụ SGK : Đọc lại câu văn “Ba sô là bút danh” ta thấy cụm từ “là bút danh” chỉ làm chức năng chú thích để người đọc hiểu Ba sô chứ không nêu lên được những đặc điểm , bản chất của Ba sô -> thuyết minh bằng cách chú thích . - Kết luận : Thuyết minh bằng chú thích là nêu ra.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> là nêu ra những thuộc tính cơ bản của một tên gọi khác , hoặc một cách nhận biết khác đối tượng để phân biệt giữa đối tượng của sự vật hiện tượng . này với đối tượng khác . b) Phương pháp thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân – kết quả : @ Thao tác 2: GV yêu cầu HS đọc vd - Tìm hiểu ví dụ SGK : SGK và trả lời các câu hỏi + Hai mục đích trong đoạn văn b) thì mục đích 1) +Hai mục đích trong đoạn văn b) mục là chủ yếu vì đấy mới chính là bức “chân dung tâm đích nào là chủ yếu ? Vì sao ? hồn” của thi sĩ Ba sô . + Thế nào là thuyết minh bằng cách + Các ý trong đoạn văn có quan hệ nhân quả với giảng giải nguyên nhân- kết quả ? nhau . Từ niềm “say mê” cây chuối ( nguyên nhân) + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý. mới dẫn đến việc ra đời (kết quả) bút danh Ba sô. * Hoạt động 3: ( Tg 05 phút) PP: Phát - Kết luận : Thuyết minh bằng cách giảng giải vấn . nguyên nhân –kết quả là chỉ ra nguyên nhân của sự - GV phất vấn HS : Khi vận dụng các vật hiện tượng dẫn đến kết quả của sự vật hiện PPTM cần phải đảm bảo những yêu tượng ấy . cầu gì ? III. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC VẬN + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý. DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH Viêc lựa chọn vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc : * Hoạt động 4: ( Tg 05 phút) PP: - Không xa rời mục đích thuyết minh . Thực hành . - Phải làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự - GV gọi 01 HS đọc BT SGK . vật , hiện tượng . + Chỉ ra các phương pháp thuyết - Phải làm cho người đọc (nghe) tiếp nhận dễ dàng minh được vận dụng trong BT ? và hứng thú . + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý. IV. LUYỆN TẬP : * Các phương pháp thuyết minh được vận dụng trong đoạn văn là : - PP chú thích : “Hoa lan .....vương giả” . - PP phân tích , giải thích : “Hoa lan thường ....” . - PP nêu số liệu : “chỉ 10….”. * Hoạt động 3: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Theo em những PPTM nào thường được sử dụng ? - Khi viết bài văn TM chúng ta có nên kết hợp nhiều PPTM không . Vì sao? 5. Dặn dò : - Học bài, làm bài tập .Chuẩn bị trước bài “Luyện tập viết đoạn văn TM” . - Hướng dẫn tự học : Sưu tầm thêm một số văn bản thuyết minh và tìm hiểu các PPTM được vận dụng trong các văn bản đó ..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Ngày soạn : 25/01/2013. Tuần : 26 Tiết :76. Làm văn :. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH . I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: Giúp HS nắm : - Đoạn văn , các yêu cầu viết một đoạn văn nói chung . - Các yêu cầu viết đọan văn thuyết minh . 2. Kĩ năng: - So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh ..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Vận dụng những kiến thức , kĩ năng về đoạn văn , về văn thuyết minh để viết đoạn văn thuyết minh có đề tài gần giũ , quen thuộc trong học tập và đời sống . 3. Thái độ : HS biết viết đoạn văn thuyết minh đạt yêu cầu . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : Các ví dụ có vận dụng PPTM . 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( TG 5p) - Kể tên các phương pháp thuyết minh đã học . Cho biết thế nào là thuyết minh bằng chú thích và thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân-kết quả ? Cho ví dụ minh hoạ - HS làm bài tập SGK . 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS * Hoạt động 1: ( Tg 15 phút). PP: Phát vấn, diễn giảng , TLCH . -GV hỏi: Thế nào là một đoạn văn? Một đoạn văn cần phải đảm bảo những yêu cầu gì ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý : Một đoạn văn phải có từ một câu trở lên và phải nằm giữa chỗ hai dấu chấm xuống dòng , và đảm bảo các yêu cầu SGK . -GV hỏi:Theo em , giữa một đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh có những điểm nào giống và khác nhau ? Vì sao có sự giống và khác nhau như vậy? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý: Giống : cùng trình bày về một sự kiện , miêu tả về một sự vật, người viết phải quan sát cẩn thận . Khác : Đoạn văn tự sự chỉ kể lại sự việc, sự vật hiện tượng . Đoạn văn TM phải căn cứ vào mục đích TM để có phương pháp TM phù hợp . * Hoạt động 2: ( Tg 20 phút) PP: Phát vấn , diễn giảng , thực hành . - Thao tác 1:GV diễn giảng : Trình tự để viết. Nội dung chính . I.ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH . - Đoạn văn thuyết minh phải đảm bảo các yêu cầu sau : + Tập trung làm rõ một ý chung , một chủ đề chung thống nhất và duy nhất . + Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó . + Diễn đạt chính xác , trong sáng . + Gợi cảm hùng hồn . - Khi viết đoạn văn thuyết minh phải căn cứ vào mục đích thuyết minh để có phương pháp thuyết minh phù hợp . - Số lượng phần chính của đoạn văn thuyết minh hoàn toàn phụ thuộc vào đối tượng thuyết minh . II. VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH a) Tìm hiểu các bước viết đoạn văn thuyết minh . b) Kết luận : Để viết tốt đoạn văn thuyết minh cần phải đảm bảo những yêu cầu sau :.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> tốt đoạn văn TM cần tiến hành như sau : + Xác định đối tượng cần thuyết minh (VD: đối tượng thuyết minh là một tác giả, là nhà khoa học, hay một danh lam , thắng cảnh , phong tục, tập quán, ……) + Xây dựng dàn ý TM ( gồm 3 phần) + Viết từng đoạn theo dàn ý . + Sắp xếp các đoạn thành bài văn(có thể kiểm tra , chỉnh sửa, …) - GV hỏi : Để viết tốt văn bản thuyết minh cần đảm bảo những yêu cầu gì ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý . @ Thao tác 2: GV yêu cầu HS đọc BT SGK và trả lời các câu hỏi : 1) Hãy phác thảo dàn ý đại cương về tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi . 2)- Nội dung thuyết minh : sự nghịch lí giữa thời gian và tốc độ . PPTM: giải thích, so sánh, nêu số liệu . - Ý nghĩa : Khuyên chúng ta hãy tận dụng thời gian để làm việc có năng suất và hiệu quả , vì nếu lười biếng thì sẽ bị lão hoá với tốc độ khủng khiếp như ánh sáng . 3)Em có thể học tập được điều gì từ đoạn văn SGK . + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý.. - Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh . - Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn . - Sắp xếp hợp lí các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng mạch lạc . - Vận dụng đúng đắn sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể , sinh động, hấp dẫn . c) Phác thảo dàn ý tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”của Nguyễn Trãi(phần thân bài) . - Hoàn cảnh ra đời : Tháng 1/1428 khi đất nước sạch bóng quân thù .Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết bài cáo . - Nội dung : + Nguyễn Trãi đã dựa vào tư tửơng nhân nghĩa để nêu luận đề của cuộc kháng chiến . + Vạch rõ tội ác của kẻ thù . + Kể lại quá trình chinh phạt của quân và dân ta . + Tuyên bố hoà bình độc lập . - Nghệ thuật viết văn chính luận bậc thầy. - Bài học lịch sử .. * Hoạt động 3: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Nhắc lại vai trò của đoạn văn trong VBTM ? - Vì sao khi viết VBTM phải rèn kĩ năng viết đoạn văn TM ? 5. Dặn dò :- Học bài .Chuẩn bị trước bài “Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt”. - Hướng dẫn tự học : Kết hợp luyện tập tại lớp và ở nhà để nâng cao kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh . Ngày soạn : 26/02/2013 Tuần : 26 Tiết : 77.. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 05.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Nắm được những ưu điểm và khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng làm thuyết minh . - Rút kinh nghiệm về việc phân tích đề , lập dàn ý , cách viết bài văn thuyết minh . 2. Kĩ năng: HS biết thu thập tư liệu, quan sát đối tượng, kĩ năng dùng từ, viết câu . 3. Thái độ: Giáo dục HS kĩ năng làm văn thuyết minh . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :. 1.Giáo viên : - Chấm bài viết số 5, thống kê các lỗi HS thường mắc . - Phương pháp : Thực hành, tổng hợp, NVĐ. 2. Học sinh: Hs xem lại đối tượng thuyết minh để đối chiếu so sánh với bài viết . III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ . 3. Bài mới . Hoạt động của GV và HS *Hoạt động 1: Tìm hiểu phần I, II - TG : 5P. - PP : Phát vấn, thực hành . - GV gọi HS nhắc lại yêu cầu đề . - GV nêu câu hỏi : + Hãy xác định các yêu cầu cơ bản của đề bài . Từ đó lập dàn ý cho bài viết ? -HS trả lời GV nhận xét chốt ý. *Hoạt động 2: Tìm hiểu phần III. - TG : 10P. - PP : Phát vấn, quy nạp . - GV hướng dẫn HS xây dựng dàn ý như tiết 68,69.. Yêu cầu cần đạt. I. NỘI DUNG ĐỀ . Câu 1 : ( 2 điểm ) Kể tên các tác phẩm chính của Nguyễn Trãi. Phân tích một tác phẩm chứng minh Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc . Câu 2 : (8 điểm ) Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và bài “Phú sông Bạch Đằng” . II. CÁC YÊU CẦU CỦA ĐỀ . -Yêu cầu về hình thức (thể loại ): Đề văn thuộc kiểu văn bản thuyết minh . -Yêu cầu về nội dung (vấn đề cần nghị luận ) : tác giả Trương Hán Siêu và bài “Phú sông Bạch Đằng” -Yêu cầu về tư liệu (phạm vi dẫn chứng ) : Lấy từ văn bản đã học, sách vở, các tài liệu liên quan, kinh nghiệm của bản thân , …… III. DÀN Ý . ( Đáp án , thang điểm như tiết 68,69) IV. NHẬN XÉT ƯU , KHUYẾT ĐIỂM . 1) Ưu điểm. - Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung và hình thức của yêu cầu ..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> *Hoạt động 3: Tìm hiểu phần IV. - TG : 10P. - PP : Phát vấn, thực hành -GV nhận xét những ưu, khuyết điểm bài viết. Đánh giá kết quả. + HS nghe những ưu , khuyết điểm , ghi lại để rút kinh nghiệm cho những lần sau . *Hoạt động 4: Tìm hiểu phần V. - TG : 15P. - PP : Phát vấn, thực hành . - GV nêu các lỗi thống kê từ bài viết của HS, chỉ cho các em cách chữa .. - GV đọc hai dạng bài : Khá , yếu cho HS tham khảo . - Phát bài yêu cầu HS xem lại bài viết , trao đổi bài với bạn để rút kinh nghiệm .. - Lấy được một số dẫn chứng để minh họa cho luận đề. - Nắm vững kiến thức bài học về đối tượng thuyết minh . 2) Khuyết điểm. - Bài viết diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, sơ lược. - Chưa biết triển khai ý, nên bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở việc trình bày ý bài học, thiếu sự liên kết ý và liên kết đoạn . - Phần liên hệ , mở rộng còn yếu, chưa biết xoáy sâu vào vấn đề để làm bật trọng tâm . V. SỬA LỖI CỤ THỂ . 1) Về chính tả . - Bạch đằng -> Bạch Đằng - phú đường luật -> phú Đường luật . - chán chí bốn phương -> tráng chí - phóng khoán -> phóng khoáng . - hoài bảo -> hoài bão . 2) Về từ ngữ , ngữ pháp . a) Trương Hán Siêu là tác giả của một tác phẩm nổi tiếng, đó là bài phú . -> Trương Hán Siêu là tác giả của bài phú sông Bạch Đằng . b) Tác phẩm của ông ngày nay còn có bốn bài . -> Tác phẩm của Trương Hán Siêu hiện còn lại bốn bài thơ và ba bài văn . c) Bài phú sử dụng nhiều điển tích để thu hút người đọc . -> Bài phú sử dụng nhiều điển tích, điển cố có tác dụng thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe .. *Hoạt động 4 ( TG :5P ) 4. Củng cố : - Ôn lại kiến thức lý thuyết làm văn thuyết minh . - Những điểm cấn lưu ý khi viết văn bản thuyết minh . 5. Dặn dò : - Giữ gìn bài viết cẩn thận . - Chuẩn bị làm bài viết số 06 ..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Ngày soạn : 28/01/2013. Tuần : 27 Tiết :78,79. Tiếng Việt :. NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT . I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức:Giúp HS nắm : - Những yêu cầu sử dụng đúng tiếng Việt theo các chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết , về từ ngữ , về ngữ pháp , về phong cách ngôn ngữ . - Những yêu cầu sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao . 2. Kĩ năng: - Sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ . - Sử dụng sáng tạo , linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi , theo các phép tu từ . - Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về phát âm , về chữ viết , dùng từ , đặt câu , cấu tạo văn bản , về phong cách ngôn ngữ . 3. Thái độ : HS yêu quý , trau dồi và trân trọng tiếng mẹ đẻ . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : Các yêu cầu cần thiết của tiếng Việt . 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( Không KT ) 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS Nội dung chính . * Hoạt động 1: ( Tg 30 phút). PP: I.SỬ DỤNG THEO ĐÚNG CHUẨN MỰC CỦA Phát vấn,tìm hiểu ví dụ, diễn giảng, TIẾNG VIỆT . quy nạp . 1. Về ngữ âm và chữ viết ..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> @ Thao tác 1: -GV yêu cầu HS đọc bài tập mục I và trả lời các câu hỏi : a) Hãy phát hiện lỗi về chữ viết và chữa lại cho đúng . b) Đọc đoạn hội thoại SGK và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân . + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và kết luận .. @ Thao tác 2: GV yêu cầu HS đọc VD SGK và chia HS thành 4 nhóm thảo luận tìm hiểu các VD : + Nhóm 1: câu a1, b1 a1)Khi ra pháp trường anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt . b1)Anh ấy có một yếu điểm : không quyết đoán trong công việc . + Nhóm 2: câu a2, b2 a2)Những HS trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng. b2)Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết . + Nhóm 3: câu a3, b3 a3)Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần . b3) SGK . + Nhóm 4: câu a4, b4 . a3) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích. a)Tìm hiểu ví dụ : - Các ví dụ a) lỗi về phát âm và chữ viết : +Từ “giặc” :viết sai phụ âm cuối (do phát âm không đúng) -> sửa lại là “giặt” . +Từ “dáo” :viết sai phụ âm đầu (do phát âm không đúng) -> sửa lại là “ráo” . + Từ “lẽ, đỗi ”:viết sai thanh điệu (do không nắm vững quy tắc dấu câu ) -> sửa lại là “lẻ, đổi ” . - Ví dụ b) lỗi về phát âm , cụ thể là phát âm theo giọng địa phương , vì thế cần tiến tới thống nhất về phát âm và chữ viết theo chuẩn mực chung , cụ thể cần sửa các lỗi như sau : + dưng mờ -> nhưng mà . + giời -> trời + bẩu -> bảo . b)Kết luận: Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt , và viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung . 2.Về từ ngữ : a)Tìm hiểu ví dụ : - Câu a1): Dùng từ sai về cấu tạo , từ “chót lọt”, cần sửa lại là : cuối, cuối cùng, chót. - Câu a2): Do nhầm lẫn giữa Hán –Việt gần âm , gần nghĩa, từ “truyền tụng”, cần sửa lại là : truyền đạt, truyền thụ . - Câu a3: Sai về cách kết hợp từ , chúng ta có thể kết hợp cụm từ“ mắc các bệnh truyền nhiễm”, mà không thể kết hợp cụm từ “ chết các bệnh truyền nhiễm”. Vì thế VD cần sửa lại là :“ Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết (vì các bệnh truyền nhiễm) đã giảm dần”. - Câu a4: Sai về cách kết hợp từ , chúng ta có thể kết hợp cụm từ“bệnh nhân được điều trị” nhưng không thể kết hợp cụm từ “bệnh nhân được pha chế” .Vì thế VD cần sửa lại là :“Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa dược đã pha chế”. - Câu b2,3,4 đúng .Câu b1,5 sai cần sửa từ “yếu.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> cự pha chế , điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt . + HS cử đại diện trả lời GV nhận xét , chốt ý. @ Thao tác 3: GV yêu cầu HS đọc VD SGK. VD1: Qua tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ . - Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong câu trên . + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và kết luận .. @ Thao tác 4: GV yêu cầu HS đọc VD SGK. Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ . -Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông : Hoàng hôn ngày 25/10, lúc 17h30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông . - Trong một bài văn nghị luận : “Truyện Kiều” của ND đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp .. * Hoạt động 2: ( Tg 10 phút) PP: Phát vấn , diễn giảng . - GV hỏi : a) Trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ” các từ “đứng,. điểm”-> điểm yếu. “linh động”-> sinh động. b)Kết luận: Về từ ngữ , cần dùng từ đúng với hình thức cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt . 3. Về ngữ pháp: a)Tìm hiểu ví dụ 1: - Câu sai : Do không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ . - Cách sửa : + Cách 1: Bỏ từ “Qua” đầu câu . + Cách 2: Bỏ từ “của” trước từ Ngô và thay vào đó bằng dấu phẩy. - Câu đúng : Tác phẩm“ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ. b)Kết luận: Về ngữ pháp cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt , diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp . Hơn nữa , các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ , tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất . 4. Về phong cách ngôn ngữ : a)Tìm hiểu ví dụ SGK : -Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông : Ta thấy từ “hoàng hôn”( buổi chiều) thường dùng trong văn thơ ( PCNN nghệ thuật) nhưng không dùng trong biên bản (PCNN hành chính) vì thế từ “ hoàng hôn” trong trường hợp này dùng không phù hợp với phong cách ngông ngữ , cần thay bằng từ “chiều” . - Trong một bài văn nghị luận : Từ hết sức dùng không phù hợp vì nó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt . b)Kết luận: Về phong cách ngôn ngữ , cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ . II. SỬ DỤNG HAY, ĐẠT HIỆU QUẢ GIAO TIẾP CAO : a)Tìm hiểu ví dụ SGK . - Trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> quỳ” được sử dụng theo nghĩa nào? Việc sử dụng như thế có giá trị gì? b) Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong câu sau : “Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối , đó là cái máy điều hòa khí hậu của chúng ta”. c) Hãy phân tích giá trị nghệ thuật của phép điệp , phép đối , nhịp điệu trong đoạn văn SGK .. + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý .. *Hoạt động 3: ( Tg 40 phút)GV hướng dẫn HS làm các BT SGK. PP: Phát vấn , TTLCH, NVĐ a)Bài tập 1:Lựa chọn những từ viết đúng trong các trường hợp SGK : b) Bài tập 2: Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ “lớp, sẽ” trong bản thảo Di chúc của chủ tịch HCM . c) Bài tập 3: Phân tích chỗ đúng chỗ sai của các câu và của đoạn văn SGK .. quỳ” các từ “đứng, quỳ” được sử dụng theo nghĩa chuyển, chúng không biểu hiện các tư thế của thân thể con người mà theo phép ẩn dụ( biểu hiện nhân cách) . Việc sử dụng như thế có tính hình tượng và giá trị biểu cảm hơn . - Những hình ảnh : chiếc nôi xanh, cái máy điều hòa-> là những vật thể mang lại lợi ích cho con người , nên dùng như thế vừa có tính cụ thể , vừa tạo được cảm xúc thẩm mĩ . - Việc vận dụng phép điệp , phép đối , nhịp điệu dứt khoát , khỏe khoắn -> lời kêu gọi âm hưởng hùng hồn, tác động mạnh mẽ đến người nghe , người đọc. b)Kết luận : Khi nói và viết , chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo chuẩn mực của nó , mà còn cần sử dụng một cách sáng tạo có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung , theo các phép tu từ để cho lời nói , câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp . III. LUYỆN TẬP : 1.Bài tập 1:Những từ viết đúng trong các trường hợp SGK là : bàng hoàng, uống rượu, chất phác, trau chuốt, bàng quang, nồng nàn, lãng mạn, hưu trí, đẹp đẽ, chặt chẽ . 2. Bài tập 2: - Từ ‘lớp” : phân biệt theo tuổi tác, thế hệ không có nét nghĩa xấu nên phù hợp với câu văn . - Từ ‘sẽ” có nét nghĩa nhẹ nhàng , phù hợp hơn so với từ “phải” mang tính chất bắt buộc. 3. Bài tập 3: - Trong đoạn văn , các câu đều nói về tình cảm của con người trong ca dao, nhưng các ý chưa liên kết với nhau : Ý đầu nói về tình yêu nam nữ, ý sau lại nói vể tình cảm khác . Quan hệ từ không rõ ý . - Cần chữa lại : “ Trong ca dao Việt Nam những bài ca dao nói về tình yêu nam nữ chiếm số lượng nhiều , nhưng cũng có những bài ca dao nói về tình cảm khác . Những con người trong ca dao yêu gia đình, …… Tình yêu đó nồng nàn , đằm thắm và sâu sắc” ..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> * Hoạt động 4: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - GV hướng dẫn HS làm BT số 4 SGK . - Theo em vì sao chúng ta phải tuân thủ những yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt ? 5. Dặn dò : - Học bài , làm BT số 5 SGK.Chuẩn bị trước bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh” - Hướng dẫn tự học : + Xem lại các bài làm văn phân tích và sử sai các lỗi về chữ viết, từ ngữ ,câu văn, đoạn văn , cấu tạo bài văn . + Phát hiện và phân tích hiệu quả của các phép tu từ trong một số đoạn văn mà anh , chị yêu thích .. Ngày soạn : 22/02/2013. Tuần : 27 Tiết :80. Làm Văn :. TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức:Giúp HS : - Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh . - Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản . 2. Kĩ năng: - Tóm tắt một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản. - Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể . 3. Thái độ : HS tóm tắt đươc văn bản thuyết minh . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : Các đoạn văn thuyết minh đã học ..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( Không KT ) 3. Bài mới : Trong thực tế, do điều kiện thời gian và công tác, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đọc nguyên văn một văn bản thuyết minh cho người khác nghe, mà đôi khi phải tóm tắt sao cho ngắn gọn, đủ ý để người nghe có thể nhanh chóng nắm được những thông tin chính về đối tượng. Nói cách khác, tóm tắt văn bản thuyết minh vừa là đòi hỏi của cuộc sống, vừa là một hệ thống các thao tác kĩ năng của môn làm văn.Và bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm kiến thức và kĩ năng để TTVBTM . Hoạt động của GV & HS *Hoạt động 1: Tìm hiểu phần I. -TG: 10 phút). - PP: Phát vấn, diễn giảng , TLCH . - GV hỏi: +Theo em, chúng ta thường TTVBTM để làm gì ?(VD: tóm tắt vài nét về tác giả, tóm tắt sơ lược bài văn TM về một danh lam , thắng cảnh, ....) + Khi tóm tắt VBTM cần đảm bảo những yêu cầu gì? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý. *Hoạt động 2: Tìm hiểu phần II. -TG: 20 phút). - PP: Phát vấn, diễn giảng , TLCH, TH @ Thao tác 1: - GV nhắc lại :Yếu tố quan trọng của văn bản tự sự là: sự việc và nhân vật chính ( cốt truyện và nhân vật chính).Ngoài ra có miêu tả, biểu cảm, các nhân vật phụ, các chi tiết…Cách tóm tắt văn bản tự sự: phải dựa vào sự việc và nhân vật chính. Mục đích : kể lại . Quy trình. Nội dung chính . I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH . 1) Mục đích : Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó . 2) Yêu cầu : Văn bản tóm tắt cần ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc. I.CÁCH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN THUYẾT MINH: 1. Tìm hiểu ví dụ SGK: a)Văn bản thuyết minh về một sự vật (nhà sàn), một công trình kiến trúc dùng để ở của người dân miền núi (đối tượng thuyết minh). b)Văn bản giới thiệu về nguồn gốc, kiến trúc và giá trị sử dụng của nhà sàn (đại ý). c) Văn bản có thể chia làm 3 phần: - Mở bài: Từ đầu đến văn hoá cộng đồng: định nghĩa và nêu mục đích sử dụng của nhà sàn; - Thân bài: Tiếp theo đến nhà sàn: thuyết minh nguồn gốc, cấu tạo và công dụng của nhà sàn. - Kết bài: Đoạn còn lại: khẳng định giá trị,và yếu.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> TTVBTS : Đọc kĩ toàn bộ văn bản cần tóm tắt để nắm nội dung của nó/ Lựa chọn những sự việc chính và nhân vật chính/ Sắp xếp cốt truyện tóm tắt theo một trình tự hợp lí/ Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình. @ Thao tác 2: -GV yêu cầu học sinh đọc văn bản Nhà sàn và trả lời các câu hỏi SGK : 1. Văn bản thuyết minh về đối tượng nào? 2. Đại ý của văn bản là gì? 3. Có thể chia văn bản thành mấy đoạn và ý chính của mỗi đoạn là gì? 4. Viết bản tóm tắt của văn bản trên . + HS trả lời lần lượt các câu hỏi, GV nhận xét , chốt ý. @ Thao tác 3: - GV nêu vấn đề : Sau khi tìm hiểu VD, em hãy cho biết : Để TTVBTM, ta có thể thực hiện theo những trình tự nào ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý.. *Hoạt động 3: Tìm hiểu phần luyện tập. -TG: 10 phút. - PP: Thực hành . -GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1/tr71 a. Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản.. tố thẩm mĩ của nhà sàn. - Tóm tắt : Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, gianh, nứa, gỗ... gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn, các khoang nhà để ở hoặc sinh hoạt. Hai đầu nhà có hai cầu thang. Nhà sàn xuất hiện từ thời Đá mới, tồn tại phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi, đầm lầy, vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ,vừa giữ được vệ sinh và bảo đảm an toàn cho người ở. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch. 2. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh : Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh Bước 2: Đọc kĩ văn bản gốc để nắm (định nghĩa, số liệu, tư liệu, nhận định, đánh giá ,....) đối tượng thuyết minh. Bước 3: Tìm bố cục và xác định ý chính của mỗi phần. Bước 4: Viết bản tóm tắt bằng lời của mình ( sau đó kiểm tra, sửa chữa văn bản tóm tắt.) III.LUYỆN TẬP : 1.Bài tập 1/trang 71. a. Đối tượng thuyết minh của văn bản là tiểu sử, sự nghiệpcủa nhà thơ Ba-sô và những đặc điểm thể thơ Hai-cư. b.Bố cục của văn bản: - Đoạn 1: từ đầu đến M.Si-ki (1867-1902): Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Masu-ô Ba-sô. - Đoạn 2: phần còn lại: Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ hai-cư. c.Viết đoạn văn tóm tắt: Ma-su-ô Ba-sô là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. ông sinh ra ở U-e-nô, xứ I-ga trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng năm 28 tuổi, ông.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> b.Bố cục của văn bản . c. Viết bản tóm tắt .. chuyển đến Ê-đô, sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô. So với các thể loại thơ khác trên thế giới, thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết, được ngắt ra làm ba đoạn theo thứ tự thường là từ 5 đến 7 âm. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung. Như một bức tranh thuỷ mặc, hai-cư thường chỉ dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Cùng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu thuyết, … thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.. * Hoạt động 4: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - GV hướng dẫn HS làm BT số 2 SGK . - Hãy lập bảng so sánh cách tóm tắt VBTS và VBTM ? 5. Dặn dò : - Học bài , làm BT SGK.Chuẩn bị trước văn bản: “Hồi trống Cổ Thành”( Trích “Tam quốc diễn nghĩa”- La Quán Trung ) theo câu hỏi SGK. - Hướng dẫn tự học : Tìm thêm các văn bản thuyết minh và luyện tập tóm tắt văn bản. Ngày soạn : 22/02/2013. Tuần : 27 Tiết :81,82. Đọc văn :. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH . ( Trích « Tam quốc diễn nghĩa »- La Quán Trung ).

<span class='text_page_counter'>(50)</span> I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu : - Hồi trống Cổ Thành – hồi trống thách thức , minh oan và đoàn tụ . - Tính chất kể chuyện (viết để kể) biểu hiện ở cốt truyện , ngôn từ , hành động , nhân vật mang tính cá thể cao . 2. Kĩ năng: - Đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại . - Phân tích rút ra đặc điểm tính cách nhân vật . 3. Giáo dục: HS biết trân trọng tình bạn , tình anh em . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : “Tam quốc diễn nghĩa ” , những nét chính về cuộc đời của các nhân vật . 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( Không KT ) 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS * Hoạt động 1: Tìm hiểu phần I. -TG : 10 phút. - PP: Đọc-tóm tắt, Phát vấn , TLCH . - GV :Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK và hỏi : + Tóm tắt nhựng nét chính về tác giả ? +Xác định thể loại , hoàn cảnh ra đời của “Tam quốc diễn nghĩa” ? + Hãy tóm tắt nội dung của tiểu thuyết và nêu giá trị của nó ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý và giải thích tựa đề , thể loại .. Nội dung chính . I. TÌM HIỂU CHUNG : 1. Tác giả : - La Quán Trung (1330-1400) tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, tự Quán Trung, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ . Ông sống vào khoảng cuối thời Nguyên đầu thời Minh , là người chuyên sưu tầm, biên soạn dã sử , và là người có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh-Thanh. - Tác phẩm tiêu biểu : Tùy Đường lưỡng triều chí truyện ,Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện , Tam quốc diễn nghĩa , ..... 2. Tác phẩm : “Tam quốc diễn nghĩa” a) Thể loại : tiểu thuyết chương hồi . b) Nguồn gốc: Tác giả căn cứ vào lịch sử , các truyện kể , kịch dân gian để sáng tạo nên tác phẩm ra đời vào đầu thời Minh , gồm 120 hồi ..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> *Hoạt động 2: Đọc văn bản . - TG: 5 phút. -PP: Đọc văn bản, TLCH. - GV phân vai , hướng dẫn HS đọc văn bản . - GV nêu câu hỏi : Nêu vị trí, và đại ý của đoạn trích ? + HS đọc VB, GV nhận xét . *Hoạt động 3: Tìm hiểu phần II. -TG: 65 phút. -PP:Phát vấn , diễn giảng, NVĐ ,TLCH TLN. @Thao tác 1: Tìm hiểu nhân vật Trương Phi . -GV chia 3 nhóm HS thảo luận: +N1: Tìm những chi tiết miêu tả hành động của TP. Em có nhận xét gì về hành động của nhân vật này ? +N2: Tìm những chi tiết miêu tả lời nói của TP. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của nhân vật này ? +N3: Tìm những chi tiết miêu tả thái độ, cách ứng xử của TP? + HS cử đại diện trả lời GV nhận xét , chốt ý . -GV giảng : Trương Phi là một dũng tướng, một anh hùng lừng lẫy thời tam quốc “Thân cao 8 thước, đầu báo mắt tròn, tiếng vang như sấm động…” tính tình “ thẳng như làn tên bắn,sáng như tấm gương soi,không chấp nhận sự quanh co lắc léo,với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo…”. @Thao tác 2: Tìm hiểu nv Quan. c) Nội dung : Tác phẩm ghi lại một thời kì lịch sử đầy biến động của đất nước Trung Hoa thời Tam quốc , thể hiện nguyện vọng hòa bình thống nhất đất nước của nhân dân Trung Hoa . d) Giá trị : Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử lại vừa có giá trị văn học và quân sự . 2. Đoạn trích : “Hồi trống Cổ Thành”. a) Vị trí : Đoạn trích thuộc hồi 28 của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”. b) Đại ý : Đoạn trích kể lại cuộc gặp gỡ giữa Quan Công và Trương Phi trong mối nghi ngờ đầy mâu thuẫn, xung đột . Cuối cùng đã được giải quyết trong một hồi trống . II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN : 1.Nhân vật Trương Phi : (Trương Dực Đức): - Hành động: + Nghe tin Quan Công đến:“… chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra của bắc…” + Khi gặp Quan Công: “… mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công...” -> Hành động dứt khoát, mạnh mẽ. - Lời nói: + Cách xưng hô “mày”- “tao”, “mày bội nghĩa,… + Lí lẽ : lẽ nào trung thần lại thờ hai chủ + Không nghe lời khuyên của bất cứ ai. -> Ngôn ngữ bộc trực, nóng nảy. -Thái độ, cách ứng xử : + Dang tay đánh trống thử thách tấm lòng trung nghĩa của Quan Công trong ba hồi trống -> kiên quyết . + Mọi chuyện sáng tỏ, hết nghi ngờ, nhận lỗi, thụp lạy Vân Trường. => Hình tượng Trương Phi tuyệt đẹp: dũng cảm, cương trực, trong sáng vô ngần,…. 2.Nhân vật Quan Công (Vân Trường , Quan Vũ): - Hành động: + Một lòng trung thành với sự nghiệp khôi phục nhà Hán, mong muốn tìm về đoàn tụ anh em ..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Công -GV phát vấn HS: + Tìm những chi tiết miêu tả hành động của QC. Em có nhận xét gì về hành động của nhân vật này ? + Tìm những chi tiết miêu tả lời nói của QC. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của nhân vật này ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý . - GV giảng : Quan Công có 30 năm tận trung với Lưu Bị để khôi phục nhà Hán, từng ngồi ướng trà cho Hoa Đà trị thương, ông mất ở Mạch Thành thọ 58 tuổi -> Quan Công người tuyệt nghĩa . * Hoạt động 3: tìm hiểu ý nghĩa “Hồi trống Cổ Thành” -TG:10 phút. - PP: Phát vấn , TLCH . -GV phát vấn HS: + Hãy nêuý nghĩa của hồi trống Cổ Thành?( Theo em, có thể bỏ qua chi tiết này không.Vì sao?) + Hãy phân tích những nét tiêu biểu về nghệ thuật trong đoạn trích ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý. -GV phát vấn HS: + Hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý : Đoạn trích đề cao lòng trung nghĩa, tình anh em của những vị tướng .. + Khi đến Cổ Thành : mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo tin cho Trương Phi . + Gặp Trương Phi: giao long đao cho Châu Thương cầm, chạy đến bên Trương Phi . + Bị TP đâm : Né mũi xà mâu và không phản kích. + Chấp nhận lời thử thách, nhanh chóng chém tướng Tào là Sái Dương để minh oan cho bản thân. -> Thông minh , mưu trí, khéo léo . - Thái độ, ngôn ngữ: + Ngạc nhiên trước hành động của Trương Phi; + Nhún nhường, thanh minh: “Hiền đệ; ta thế nào là bội nghĩa?; đừng nói vậy oan uổng quá!;...” => Quan Công là người rất mực trung nghĩa, nhưng cũng rất bản lĩnh và kiêu hùng. 3. Ý nghĩa (âm vang) hồi trống Cổ Thành: - Hồi trống biểu dương sức mạnh chiến thắng hồi trống thu quân, hồi trống ăn mừng, hồi trống đoàn tụ. - Hồi trống Cổ Thành: hồi trống giải nghi với Trương Phi, minh oan cho Quan Công, biểu dương tinh thần khí phách, hồi trống hội ngộ giữa các anh hùng - Hồi trống tạo ra không khí hào hùng, hoành tráng và mạnh mẽ cho “màn kịch” Cổ Thành. => Hồi trống Cổ Thành trở thành biểu tượng nghệ thuật , biểu dương cái rành mạch, rõ ràng dứt khoát, phê pháp cái lập lờ , không rõ ràng mang màu sắc cơ hội . * Nghệ thuật : - Đoạn trích có kết cấu tự sự khá hoàn chỉnh - Xây dựng tính cách nhân vật độc đáo, đặc sắc - Tình tiết bất ngờ , lí thú, xung đột kịch rõ nét. - Nhịp văn nhanh, mạnh, dùng nhiều động từ mạnh->hấp dẫn người đọc . III. Ý NGHĨA VĂN BẢN :( HS tự ghi ). * Hoạt động 4: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Nhắc lại nội dung chính của bài học ?.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Qua đoạn trích em rút ra được bài học gì về tình bạn, nghĩa vua tôi ? 5. Dặn dò : - Học bài .Chuẩn bị trước đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”( Trích “Tam quốc diễn nghĩa”- La Quán Trung ) . - Hướng dẫn tự học : Lược thuật câu chuyện “Hồi trống Cổ Thành” bằng văn viết hoặc kể ở lớp . Ngày soạn : 24/02/2013. Tuần : 28 Tiết :83. Đọc thêm :. TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG . ( Trích « Tam quốc diễn nghĩa »- La Quán Trung ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu : - Lưu Bị khiêm nhường , thận trọng, kín đáo khôn ngoan. Tào Tháo gian hùng nhưng chủ quan nên thất bại trong cuộc đấu trí . - Cách miêu tả nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ , lối kể chuyện giàu kịch tính . 2. Kĩ năng: Đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại . 3. Giáo dục: HS biết rèn luyện tính nhẫn nhịn, khiêm nhường . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : “Tam quốc diễn nghĩa ” , đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”….. 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( Không KT ) 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS Nội dung chính . * Hoạt động 1: tìm hiểu phần I. I. Vị trí đoạn trích : -TG: 5 phút. Đoạn trích thuộc hồi 21 của tiểu thuyết - PP: Phát vấn , TLCH . “Tam quốc diễn nghĩa” – La Quán Trung . -GV:Yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn SGK II.Nội dung : và hỏi : Xác định vị trí của đoạn trích ? 1. Nhân vật TàoTháo:.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> + HS trả lời GV nhận xét, chốt ý và giải thích tựa đề . * Hoạt động 2: tìm hiểu phần II. - TG: 35 phút. -PP:Đọc-vănbản,phát vấn,diễn giảng, TLCH - Thao tác 1: GV gọi HS đọc VB SGK . + HS đọc, GV nhận xét cách đọc . -Thao tác 2:GV nêu các câu hỏi : +Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Tào Tháo. Qua những chi tiết ấy em hãy cho biết Tào Tháo là người như thế nào? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý . - GV giảng : Tào Tháo mượn hình ảnh rồng để nói về người anh hùng trong thiên hạ -> tài giỏi, đa mưu . Cái cười của TT -> đa nghi, nham hiểm . -Thao tác 3:GV nêu các câu hỏi : +Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo? + Vì sao Lưu Bị lại sợ Tào Tháo đến tái mặt , và rơi cà thìa, đũa xuống đất ? + Lưu Bị và Tào Tháo đều tài giỏi, nhưng ở họ khác nhau ở điểm nào ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý . * Hoạt động 3: (Tg 5 phút) PP: Phát vấn , TLCH . -GV phát vấn HS: Hãy nêu những nét chính về nghệ thuật của đoạn trích ? + Theo em , VB thể hiện thái độ gì của người viết ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý.. - Trong đoạn trích, Tào Tháo chủ động mời rượu Lưu Bị , để bàn về người anh hùng trong thiên hạ nhằm thăm dò thái độ của Lưu Bị -> Tào Tháo có cái nhìn thông minh về thời thế và con người . - Tào Tháo là người có trí tuệ sắc sảo, có tầm nhìn xa trông rộng , nhưng rất tự phụ , kiêu ngạo , nham hiểm, không xem ai đáng là anh hùng . => Tào Tháo là người tài giỏi , nhưng cũng là tên trùm quân phiệt đa nghi, nham hiểm và tàn bạo . 2.Nhân vật Lưu Bị : - Trong đoạn trích, Lưu Bị hoàn toàn bất ngờ khi Tào Tháo cho người đến mời , nhưng rất khiêm nhường và tỏ ra khôn ngoan khi Tào Tháo hỏi về người anh hùng trong thiên hạ. - Lưu Bị là người có chí lớn, luôn làm chủ được tình thế, xử lí tình huống rất thông minh + Làm vườn ->che mắt Tào Tháo. + Tái mặt khi Tào Tháo hỏi về anh hùng trong thiên hạ -> tự trấn an . + Đánh rơi thìa đũa -> ung dung nhặt và tỉnh táo dẫn một câu luận ngữ để biện hộ cho mình . => Lưu Bị là người trầm tĩnh , khôn ngoan , khéo léo và kiên trì nhẫn nại để thực hiện chí lớn . III.Nghệ thuật : - Cách kể chuyện hấp dẫn , tự nhiên . - Miêu tả thái độ , hành động của nhân vật chi tiết , sắc sảo .. * Hoạt động 4: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Nhắc lại nội dung chính của bài học ? - Qua đoạn trích em rút ra được bài học gì cho bản thân ? - Lưu Bị và Tào Tháo đều tài giỏi, nhưng ở họ khác nhau ở điểm nào ? Những điểm khác nhau về tính cách giữa Tào Tháo và Lưu Bị trong đoạn trích. Tào Tháo (gian hùng). Lưu Bị (anh hùng).

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Đang có quyền thế, có đất, có quân, - Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống đang thắng, lợi dụng vua Hán để khống nhờ kẻ thù vô cùng nham hiểm (Huyền chế chư hầu. Đức từng nhận mật chiếu của vua Hán - Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc quyết diệt Tháo để lập lại cơ đồ nhà Hán). sảo, hiểu mình, hiểu người. - Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình -Chủ quan,đắc chí,coi thường người khác cảm thật của mình trước Tào Tháo. -Bị Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn - Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được ngoan, nhẹ nhàng. hành động sơ suất của mình. 5. Dặn dò : - Chuẩn bị đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”-Đặng Trần Côn. - Hướng dẫn tự học : Phân tích nhân vật Lưu Bị (hoặc Tào Tháo) .. Ngày soạn : 25/02/2013. Tuần : 28 Tiết :84 Làm văn :. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN . I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức:Giúp HS nắm : - Tác dụng , yêu cầu của việc lập dàn ý khi viết bài văn nghị luận . - Các bước lập dàn ý bài văn nghị luận . 2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận để lập được dàn ý cho một đề văn nghị luận - Thực hành lập dàn ý ch một số đề văn nghị luận . 3. Thái độ : HS biết lập dàn ý cho bài văn nghị luận đạt yêu cầu . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên : - Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . - Tích hợp : Các dàn ý của bài văn nghị luận . 2.Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài học trong SGK . - Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ . ( TG 5p) - Khi viết đoạn văn thuyết minh cần phải đảm bảo những yêu cầu gì ? - HS làm bài tập SGK . 3. Bài mới : Hoạt động của GV & HS * Hoạt động 1: tìm hiểu phần I.(TG : 05 phút) - PP: Phát vấn, diễn giảng . -GV hỏi: Thế nào là lập dàn ý, nêu tác dụng của nó? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý . * Hoạt động 2: Tìm hiểu phần II. -TG: 25 phút . - PP: Phát vấn , diễn giảng , thực hành . - Thao tác 1:GV diễn giảng: Các bước tiến hành làm văn : Đọc kĩ đề bài – Xây dựng dàn ý - Viết. + Đề bài: cho trước, mang tính bắt buộc. + Dàn ý: HS tự xây dựng, mang tính sáng tạo, tuỳ thuộc vào trình độ, sở thích, kĩ năng,… của mỗi cá nhân. + Bài viết: sản phẩm ngôn ngữ cụ thể, hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ cách hiểu đề, cách lập dàn ý, khả năng vận dụng tri thức và kĩ năng,.. của người viết. Thao tác2: GVHDHS tìm hiểu VD SGK + Xác định luận đề . + Xác định luận điểm, luận cứ . - GV HD HS tìm luận cứ (2),(3). (2) Sách mở rộng những chân trời mới: + Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội; + Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách.. Nội dung chính . * Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản. I.Tác dụng của việc lập dàn ý - Giúp bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận. - Tránh tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót, hoặc triển khai không cân xứng. - Phân bố thời gian hợp lí khi làm bài. II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận 1. Tìm ý cho bài văn: a) Tìm ý : Là tìm hệ thống luận điểm , luận cứ cho bài văn . b) Tìm ý cho đề bài SGK : - Xác định luận đề (yêu cầu của đề): Sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người, giúp con người trưởng thành về mặt nhận thức. - Xác định luận điểm: có 3 luận điểm (1) Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội); (2) Sách mở rộng những chân trời mới; (3) Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách. - Tìm luận cứ cho các luận điểm: (1) Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người: + Sách là sản phẩm tinh thần của con người; + Sách là kho tàng trí thức . + Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian. 2. Lập dàn ý.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> (3) Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách: + Đọc và làm theo sách tốt phê phán sách có hại; + Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú và làm theo các sách có nội dung tốt; + Học những điều hay trong sách bên cạnh học trong thực thế cuộc sống. @ Thao tác 3: GV nêu câu hỏi : +Thế nào là tìm ý cho bài văn ? + Sau khi tìm ý xong , vì sao phải lập dàn ý cho bài viết ? + HS trả lời GV nhận xét , chốt ý . - GV HD HS lập dàn ý đề bài SGK . + Mở bài: Nêu vai trò của sách từ xưa đến nay trong đời sống tinh thần của con người. Trích dẫn câu nói của Gorơ-ki. +Thân bài: lần lượt sắp xếp, triển khai các luận điểm , luận cứ . + Kết bài : Khẳng định tác dụng to lớn của sách. Nêu phương hướng hành động của cá nhân . * Hoạt động 3: Tìm hiểu phần III. -TG: 10 phút . - PP: Thực hành . - GV HD HS làm các bài tập SGK. 1)Bài tập1:Cho đề bài SGK.Hãy bổ sung các ý còn thiếu và lập dàn ý cho bài văn .. 2)Bài tập 2 : Hãy lập dàn ý cho đề bài :. a) Muốn lập dàn ý cho bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm . b) Dàn ý bài văn nghị luận gồm ba phần: - Mở bài: Nêu luận đề (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhằm đưa ra phương hướng cho bài văn nghị luận. - Thân bài: trình bày các luận điểm, luận cứ. (hợp lí, có trọng tâm) - Kết bài: + Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở? + Khẳng định những nội dung naog? + Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ? III. Luyện tập 1)Bài tập 1/ Trang 91 a. Có thể bổ sung một số ý còn thiếu: - Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người. - Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phần đấu để có cả tài lẫn đức. b. Lập dàn ý cho bài văn: - Mở bài: + Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” + Định hướng tư tưởng của bài viết . - Thân bài: + Giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc ràn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân. - Kết bài: Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phần đấu để có cả tài lẫn đức. 2)Bài tập 2/ Trang 91 : Dàn ý : - Mở bài: + Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con người . + Câu tục ngữ nhằm khuyên con người phải biết.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Trong lớp anh,chị có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập . Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ. Theo anh, chị , nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào ?. vượt qua khó khăn , thử thách trong cuộc sống . - Thân bài: + Ý nghĩa câu tục ngữ . + Phân tích mặt đúng và chưa đúng . + Bài học kinh nghiệm . - Kết bài : + Cần phải biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn . + Mở rộng bằng câu nói:“gian nan rèn luyện mới thành công” .. * Hoạt động 3: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Nêu tác dụng của việc lập dàn ý , và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận? - Hãy so sánh cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh và bài văn nghị luận? 5. Dặn dò : - Hoàn chỉnh một trong các dàn ý đã lập thành bài viết . - Chuẩn bị trước bài tiếp theo, theo hướng dẫn SGK. - Hướng dẫn tự học : Kết hợp luyện tập tại lớp và ở nhà để phát triển kĩ năng viết bài văn nghị luận ..

<span class='text_page_counter'>(59)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×