Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

HIEU QUA CUA VIEC DOI MOI PHUONG PHAP GIANG DAYTAI TRUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.78 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND THÀNH PHỐ CAM RANH TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC. TIỂU LUẬN. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐỀ. TÀI:. NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN HỮU THUẾ. Tháng 3 năm 2010.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC A/ DÀN Ý CỦA ĐỀ TÀI I/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC III/ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC TRONG THỜI GIAN QUA IV/ HẠN CHẾ CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ V/ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ VI/ BIỆN PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP B/ KẾT LUẬN ĐỀ TÀI.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A/ DÀN Ý CỦA ĐỀ TÀI Nội dung của đề tài: Đảng và Nhà nước đã quyết tâm đổi mới giáo dục và sự đổi mới đó thể hiện không những ở quan điểm chỉ đạo mà còn thể hiện tại các mục tiêu và đặc biệt là các giải pháp phát triển giáo dục.. I/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 có 09 giải pháp phát triển giáo dục. Trong đó có giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập… - Lãnh đạo việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học, dạy để làm thay đổi người học. Do đó phải thay đổi cách dạy, chuyển từ việc truyền thụ kiến thức sang tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, chuyển từ việc dạy học tập trung vào nội dung sang dạy học tập trung vào đầu ra tức là hình thành các năng lực cho học sinh. - Thực hiện phương châm “Dạy ít học nhiều”, tạo cơ hội cho học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau nhiều hơn, bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn, tăng cường hoạt động của học sinh trong giờ lên lớp. - Để thật sự đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, bản thân người Hiệu trưởng phải hiểu rõ về các phương pháp dạy học tích cực, có khả năng thực hiện dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Người Hiệu trưởng phải chú trọng phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên thể hiện, tin tưởng ở họ, tạo ra nhu cầu cho giáo viên muốn thay đổi cách dạy, huy động nguồn lực để hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Xây dựng văn hoá hợp tác trong trường học để cùng nhau đổi mới, thực hiện nghiêm túc sự giám sát và điều chỉnh. - Cùng với hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phải thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. - Hướng dẫn giáo viên thực hiện đánh giá theo quy trình. - Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá, kiểm tra đánh giá để phân loại học sinh, làm cơ sở cho việc áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp, thực hiện dạy học cá thể hoá, hỗ trợ học sinh học tập. - Cần bồi dưỡng cho giáo viên những phương pháp kỹ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá quá trình dạy học. Chỉ đạo giáo viên biết sử dụng kết hợp các hình thức và phương pháp đánh giá trong giờ học, ngoài giờ; chính thức và không chính thức; qua sản phẩm báo cáo kết hợp định tích và định lượng. Sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau; kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan; kết hợp kiểm tra cá nhân với kiểm tra theo nhóm, kiểm tra theo chủ đề, kiểm tra không chỉ là viết ra giấy mà có thể là thể hiện cách hiểu, các kiến thức về bài học của mình qua tranh, ảnh, phim… - Giáo viên đánh giá kết quả giáo dục các môn ở mỗi lớp và mỗi cấp học căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng của từng môn học ở từng lớp, yêu cầu cơ bản cần đạt.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh sau mỗi lớp, mỗi giai đoạn, mỗi cấp học. Biết phối hợp đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá gia đình cộng đồng. - Qua nội dung được trình bày cho thấy tuy có khó khăn, vướng mắc như thế nào nhưng toàn ngành giáo dục đều đã xác định đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá việc học của học sinh, việc làm của giáo viên là yêu cầu tất yếu để nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. - Giờ đây đến trường nào, ngay cả trường THCS Nguyễn Trung Trực của chúng tôi cũng tỏ rõ quyết tâm phải đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá. Nhưng thực tế để làm được điều này còn là câu chuyện dài, còn phải tốn nhiều thời gian, công sức và hiện nay nhiều người vẫn cho rằng kết quả chưa được như mong muốn.. II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1/ Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường - Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở bậc TH và THCS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Trước hết Hiệu trưởng cần nắm vững thế nào là đổi mới phương pháp dạy học ở trung học và làm cho giáo viên hiểu rằng việc đổi mới phương pháp dạy học không phải là sự thay thế phương pháp dạy học cũ bằng các phương pháp dạy học mới, mà đổi phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để các ưu điểm của phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Để thực hiện tốt việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở TH và THCS người Hiệu trưởng cần phải: + Lập kế hoạch bồi dưỡng cho tất cả giáo viên trong trường về việc đổi mới phương pháp dạy học. + Có kế hoạch thảo luận chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học từ đầu năm học và chọn những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế của trường về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học. + Có kế hoạch tổ chức thao giảng về đổi mới phương pháp dạy học ở từng khối lớp hay cho tất cả giáo viên trong trường nếu có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Chỉ đạo các tổ chuyên môn theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và báo cáo kịp thời khi có những vướng mắc. + Thường xuyên tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm nhằm giúp cho giáo viên nắm vững các phương pháp dạy học mới. + Có quy trình và thông qua các tổ chuyên môn chỉ đạo các giáo viên tận dụng các phương tiện, cơ sở vật chất sẵn có để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy, chống dạy chay..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh, tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh nhằm giúp cho học sinh có thói quen tự học. + Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên. + Lập kế hoạch tổ chức hội thảo các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, các đề tài khoa học sư phạm ứng dụng. + Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường một cách nghiêm túc nhằm giúp cho giáo viên có điều kiện rèn luyện thêm tay nghề của mình ngày càng tiến bộ hơn. + Tổ chức cho giáo viên học vi tính, học cách sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học. + Lập kế hoạch tổ chức tạo điều kiện cho tất cả giáo viên tham gia các buổi tập huấn do Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục tổ chức, cho giáo viên tìm hiểu thực tế tham quan để học tập kinh nghiệm, tham gia sinh hoạt dự giờ, tổ chức chuyên đề do cụm chuyên môn tổ chức.. 2/ Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập - Trong quy chế hoạt động của nhà trường hiện nay, việc kiểm tra mức độ thu nhận kiến thức, vận dụng kỹ năng của học sinh là việc làm đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Kết quả hoạt động dạy của giáo viên được tập trung và thể hiện rõ nhất là kết quả học tập của học sinh, một căn cứ mang tính định lượng và cơ bản là kết quả học tập của học sinh. Vì thế, để đánh giá một cách chính xác, cần chỉ đạo kiểm tra nghiêm túc để tránh kết quả đánh giá không đúng thực chất. - Để việc kiểm tra được diễn ra bình thường, có chất lượng, đánh giá đúng thực chất học sinh từ đó giúp cho Hiệu trưởng có cơ sở đánh giá đúng chất lượng dạy học của giáo viên cần có những biện pháp sau: + Yêu cầu giáo viên thực hiện sổ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đúng thời gian quy định. Quy định thời gian để giáo viên thực hiện việc ghi điểm vào sổ. + Để quản lý giáo viên chấm sửa bài cho học sinh đảm bảo tính chính xác, khách quan cần phải có kế hoạch kiểm tra bài chấm của giáo viên và tổ chức chấm xác xuất, kiên quyết xử lý những trường hợp chấm bài không chính xác, sửa điểm. + Chỉ đạo thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm từng môn học, chấm trả bài đúng hạn, có nhận xét cụ thể. Quy định với giáo viên phải chấm trả bài đầy đủ các bài kiểm tra. + Kiểm tra việc vận dụng đúng đắn tiêu chuẩn cho điểm, không để giáo viên dùng điểm để doạ học sinh, hạn chế đến mức thấp nhất và chấm dứt hiện tượng tiêu cực trong việc cho điểm, đánh giá học sinh. Việc làm trên góp phần hạn chế phần nào tình trạng “dạy thêm, học thêm” tràn lan như hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Chỉ đạo thực hiện các quy định về việc ghi điểm, sửa điểm trong sổ điểm, học bạ cũng như chế độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm. - Đây là việc làm đòi hỏi giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác. Do đó phải quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm cho các thành viên có liên quan. - Phổ biến đến giáo viên quy chế tiến hành đối với từng loại hình kiểm tra: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ. Khi tiến hành kiểm tra, Hiệu trưởng và Hiệu phó nhất thiết phải duyệt để kiểm tra. Tóm lại: Muốn kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thì phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và bài kiểm tra bắt buộc để việc kiểm tra đánh giá sát đúng với yêu cầu kiến thức, kỹ năng của Bộ. Đề kiểm tra phải được phê duyệt và kèm theo đáp án biểu điểm, chỉ đạo việc chấm trả bài đúng kỳ hạn và quy định, thống kê kết quả chính xác và điều cần thiết nhất là phải rút ra được những nhận xét, đánh giá qua việc kiểm tra.Từ đó đề xuất khắc phục những tồn tại yếu kém.. III/ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC TRONG THỜI GIAN QUA 1/ Những ưu điểm: - Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học tại trường rút ra được những ưu điểm và thành công sau đây: + Nhận thức về việc nâng cao chất lượng dạy học thông qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy ngày càng được cụ thể hơn, rõ nét hơn, giáo viên có điều kiện để điều chỉnh và đổi mới cách dạy, học sinh chủ động và tập trung nhiều hơn cho việc học. Do đó chất lượng có nâng lên và ngày càng ổn định hơn. + Thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá, cả ban lãnh đạo và giáo viên thường xuyên được tập huấn công tác đổi mới theo đơn vị Sở Giáo dục & Đào tạo, phòng Giáo dục & Đào tạo và hoạt động chuyên môn theo cụm trường; dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức chuyên đề thường xuyên làm cho sinh hoạt chuyên môn trong trường được sinh động và linh hoạt tạo được chất lượng đồng bộ trong trường. + Giáo viên trong trường qua hoạt động đổi mới giảng dạy đã hiểu được rằng: đổi mới nhưng phải dùng bảng đen, phấn trắng, công nghệ trình chiếu chỉ là một phương tiện và phải sử dụng linh hoạt qua từng nội dung bài giảng. + Đổi mới giúp giáo viên hiểu rõ hơn, ở đó giáo viên đóng vai trò người dẫn dắt giúp học sinh tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức. Đồng thời được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc được vận dụng trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình. Qua đó mỗi học sinh biết vận dụng sáng tạo bài học và chủ động tìm hiểu, tự học để khám phá trí thức. + Học sinh tự học có sự hướng dẫn tích cực hơn, các em cảm thấy được tự do. Đồng thời học sinh có điều kiện tìm hiểu thêm kiến thức qua sách báo, truyền hình, Internet nhà trường được trang bị thêm máy móc và thiết bị phục vụ cho công tác đổi mới..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2/ Kết quả học tập, hạnh kiểm, chống bỏ học qua đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá Hạnh kiểm Tốt. Khá. Học lực. TB. Yếu. Năm. SL. %. SL. %. 2007-. 214. 65.4. 107. 32.7. 6. 1.9. 0. 0.0. 210. 68.0. 51. 16.5. 48. 15.5. 0. 215. 74. 66. 23. 10. 3.4. 195. 71.4. 60. 22. 18. 6.6. SL. %. SL. %. Giỏi SL. Khá. Bỏ học. TB. Yếu-kém. %. SL. %. SL. %. SL. %. 44. 13.5. 107. 32.7. 146. 44.6. 30. 9.2. 0.0. 45. 14.6. 103. 33.3. 126. 40.8. 35. 11.3. 0. 0.0. 46. 16. 93. 32. 123. 42. 29. 0. 0.0. 34. 12.5. 74. 27.1. 133. 48.7. 32. SL. %. 11. 3.4. 9.9. 1. 0.3. 11.7. 0. 0.0. 2008 20082009 20092010 20102011. IV/ HẠN CHẾ CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ - Về nhận thức công việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá đã được quán triệt trong nhà trường nhưng hiệu quả chưa cao, chưa được như mong muốn - Đánh giá, rút kinh nghiệm cho công tác đổi mới chưa rút ra được bài học cụ thể, nhịp nhàng giữa cũ và mới. - Trong đánh giá, thanh tra, kiểm tra trong nội bộ nhà trường và các cấp vẫn chưa được đổi mới, chưa tạo được động lực cho công tác đổi mới. V/ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ: - Việc đổi mới đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức nhằm tìm ra phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, trong khi đồng lương còn quá thấp chưa tạo được động lực thúc đẩy toàn tâm toàn ý. - Việc đổi mới còn tuỳ thuộc vào vùng, như ở địa vị chúng tôi là trường đảo, nhận thức học sinh có lúc còn bất cập vì thiếu thông tin, học sinh còn yếu kém nhiều, phương tiện và điều kiện giảng dạy còn hạn hữu, ít được đầu tư mua sắm vì kinh phí eo hẹp. - Trong đổi mới phương pháp có hoạt động nhóm, trong khi đó bàn ghế 4 chỗ/1bàn khó bố trí xoay chuyển, có làm nhưng kết quả chưa cao. - Các thành tựu của công nghệ thông tin giờ đây đã giúp ích cho giáo viên rất nhiều trong công việc này với điều kiện họ biết nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> giáo án không ngừng phát triển. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay là nhiều thầy cô giáo lại “tải” giáo án mẫu từ trên mạng xuống hoặc “chép” của nhau nên nhiều giờ dạy bằng giáo án điện tử lại xơ cứng, na ná nhau và thậm chí nhàm chán hơn cả tiết học theo phương pháp truyền thống lâu nay. - Hiện nay vẫn tồn tại hình thức đánh giá giáo viên qua hồ sơ sổ sách và các tiết thao giảng, dự giờ, các kỳ thi giáo viên giỏi, sáng kiến kinh nghiệm…phương pháp đánh giá này còn mang tính hình thức, rất lạc hậu ngay cả làm tốt cũng không có tác dụng tích cực đối với việc đổi mới phương pháp giáo dục. - Việc thực hiện chương trình thì thống nhất cho mọi đối tượng học sinh, có lớp học quá đông, thành phần đa dạng, giáo viên không đủ thời gian quan tâm đến từng em, đặc biệt là kèm cặp những học sinh yếu kém. - Xuất phát từ một nền giáo dục khoa cử ngàn năm, mối quan hệ tương tác giữa thầy trò ở nơi này, nơi khác vẫn đang tồn tại trên lý thuyết nhiều hơn đi vào thực tiễn, được thực hiện hoá trong khâu quản lý, giảng dạy. Một số nơi, ông thầy đóng vai trò chủ đạo, quyết định tuyệt đối, học sinh vẫn trong “vai” thụ động, phụ thuộc. Hay đâu đó vẫn còn quan niệm dạy cho học sinh những gì người lớn muốn hơn là những gì chúng thực sự cần. Vì vậy, mới sinh ra hiện tượng lý thuyết, thiếu kỹ năng sống trong giáo dục. Đây là một lực cản không nhỏ của việc đổi mới phương pháp giáo dục.. VI/ BIỆN PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP - Trong thời gian sắp đến xem việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh là yêu cầu trọng tâm chỉ đạo cụ thể cũng như chiến lược phát triển nhà trường. - Muốn cho sự đổi mới phương pháp dạy học tốt cần có sự đầu tư thích đáng về nguồn nhân lực, vật lực, tạo được trong nhà trường sự nổ lực của thầy và trò trong các khâu đột phá. - Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong giảng dạy, thực hiện cho được các chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Xây dựng đạo đức nhà giáo”; “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”. - Trong thời gian đến tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “giao quyền” cho người học càng nhiều càng tốt, khuyến khích giáo viên và học sinh tự học, phát huy cao độ sự nổ lực, sáng tạo, chủ động của người học, thực hiện chân lý: “Không thể học thay”.. B/ KẾT LUẬN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường học là thực hiện nội dung chiến lược của toàn ngành. Đây là nội dung cho yêu cầu cần thiết, cấp bách để làm chuyển biến chất lượng dạy học trong nhà trường. Để làm tốt các yêu cầu đề ra nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và học sinh sẽ luôn tích cực,.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> chủ động, tìm tòi, sáng tạo trên cơ sở sự hỗ trợ cơ sở vật chất của các ngành các cấp. Nếu có sự đồng bộ thì chắc chắn hiệu quả sẽ mang lại trong thời gian không xa. Cam Bình, ngày 04 tháng 4 năm 2011. NGƯỜI VIẾT. Nguyễn Hữu Thuế. Tiểu luận có sử dụng các tài liệu: 1/ Quản lý trường học - Thầy Hồ Văn Liên. 2/ Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng: Việt Nam-Singapore. 3/ Báo Giáo dục thời đại số đặc biệt tháng 3/2011..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×