Tải bản đầy đủ (.docx) (277 trang)

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn tại tòa án nhân dân (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 277 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH ĐÌNH TUYÊN

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG KHI LY HƠN
TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
••••

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH ĐÌNH TUYÊN

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG KHI LY HƠN
TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN
Ngành: LUẬT DÂN SỰ & TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 8380103

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KIM ANH

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả và
những số liệu nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào


khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác và trung thực.

TÁC GIẢ

HUỲNH ĐÌNH TUYÊN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật Dân sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

Luật HN&GĐ

Luật Hơn nhân và gia đình

TAND

Tịa án nhân dân

VKSND


Viện kiểm sát nhân dan

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...........................................................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .....................................................6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn............................................................................7
7. Kết cấu của luận văn.......................................................................................8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ QUI ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN................9
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG...................................9


1.1.1.

Khái niệm tài sản chung của vợ chồng ................................................ 9

1.1.2.

Chế độ tài sản của vợ chồng.................................................................

13
1.2.

TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN .....20

1.2.1.

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn ....

1.2.2.

Các trường hợp phát sinh tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn
21

20

1.3. KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG KHI LY HÔN .................................................................................22
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn................................................................................................
22
1.3.2.

... 24

Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

1.4. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ


CHỒNG KHI LY HÔN .......................................................................................24
1.4.1.

Pháp luật về nội dung...........................................................................

1.4.2.

Pháp luật về tố tụng..............................................................................

24
31


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG C
VỢ CHỒNG KHI LY HƠN TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN ...................................35
2.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 35
2.1.1. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về chia tài sản chung vợ
chồng khi ly hôn............................................................................................... 35
2.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng
khi ly hôn ......................................................................................................... 49
2.1.3. Tình hình xét xử các vụ án tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn

tại
. Không có quan hệ vợ chồng thì sẽ khơng có tài sản chung vợ chồng.
Tài sản chung vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật Hơn nhân và Gia
đình (viết tắt là Luật HN&GĐ) năm 2014, được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9, Điều
10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, theo đó:
Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Ví dụ: Tiền lương của vợ hoặc chồng.
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng. Ví dụ: chồng trước
khi kết hôn sở hữu một chiếc ô tô dùng để cho thuê. Sau khi kết hôn, thu nhập từ việc
cho thuê ô tô là tài sản chung của vợ chồng.
- Tài sản được thừa kế, cho tặng chung. Ví dụ: cha mẹ chết để lại di chúc cho
vợ chồng con trai một căn nhà.
- Các khoản thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hơn nhân. Ví dụ: số tiền
mà vợ, chồng trúng sổ số, số tiền thưởng mà vợ chồng nhận được, hay khoản tiền
trợ cấp của vợ chồng.
- Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Ví dụ: chồng trước
khi kết hơn sở hữu một chiếc ô tô dùng để cho thuê. Sau khi kết hôn, vợ chồng thoả
thuận, chiếc ô tô là tài sản chung thì đó là tài sản chung của vợ chồng.
- Tài sản mà vợ chồng khơng có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng khi có


tranh chấp, cũng được xác định là tài sản chung của vợ chồng.
Ví dụ: Bố người chồng tặng cho con trai và con dâu của mình một căn nhà,
sau đó sang tên cho hai vợ chồng. Nếu có tranh chấp xảy ra, người chồng cho rằng
căn nhà là tài sản riêng của mình thì người chồng phải có nghĩa vụ chứng minh tài
sản đó là tài sản riêng của mình. trường hợp khơng chứng minh được là tài sản
riêng thì Tồ án sẽ xác định đó là tài sản chung của vợ chồng.
Có thể hiểu tài sản chung vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ
chồng (không kể đến tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng).
Tài sản chung vợ chồng là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia1, là hình

thức tài sản chỉ tồn tại giữa hai người có quan hệ vợ chồng. Trường hợp nam nữ sống
chung với nhau như vợ chồng không được pháp luật công nhận hoặc trường hợp nam
nữ kết hơn trái pháp luật bị Tịa án tun bố hủy việc kết hơn thì được hiểu là giữa
hai người khơng có mối quan hệ vợ chồng, khi đó tài sản do hai bên tạo lập trong
quá trình chung sống thuộc hình thức sở hữu chung theo phần, khơng phải là sở hữu
chung hợp nhất vì hai bên khơng có mối quan hệ vợ chồng.
Tài sản chung vợ chồng có thể được xác định theo sự thỏa thuận của các bên
trước khi kết hôn, việc thỏa thuận phải thông qua hình thức bằng văn bản có cơng
chức hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể
từ ngày đăng ký kết hôn2.
Trong trường hợp vợ chồng khơng có thỏa thuận về chế độ tài sản áp dụng
hoặc tuy có thỏa thuận nhưng thỏa thuận bị tun bố vơ hiệu thì tài sản chung vợ
chồng sẽ được xác định dựa trên các căn cứ sau:
Căn cứ vào thời điểm phát sinh tài sản
Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng 3trong thời kì hơn nhân và thu nhập

1Điều 213 BLDS năm 2015.
2Điều 47 Luật HN&GĐ năm 2014.
3Điều 10 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP.


hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân4. Trước đây Luật HN&GĐ năm 2000 đã bỏ
ngỏ quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng
nên dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau cũng như việc xét xử của các Thẩm phán về vấn
đề này không được thống nhất. Trên tinh thần đó, Luật HN&GĐ năm 2014 đã khắc
phục được lỗ hổng trên khi quy định rõ tài sản chung của vợ chồng gồm hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân5, trừ
trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản
chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Phần tài sản cịn lại khơng chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng6. Như vậy, căn cứ
vào thời điểm phát sinh tài sản thì tài sản chung vợ chồng là những tài sản mà vợ
chồng có được trong thời kỳ hơn nhân tức trong khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ
chồng tính từ ngay đăng ký kết hơn đến ngày chấm dứt hôn nhân7. Trong trường hợp
hôn nhân thực tế (khơng có giấy đăng ký kết hơn nhưng vẫn được công nhận là vợ
chồng hợp pháp từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001) thì tài sản chung vợ
chồng phát sinh từ thời điểm hai bên nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ
chồng 8.
Căn cứ vào nguồn gốc tài sản
Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung hay được thừa kế chung được xem
là tài sản chung vợ chồng. Đây là những tài sản mà cả vợ và chồng được chủ sở hữu
tài sản thể hiện ý chí chuyển giao lại cho cả hai.
Đối với trường hợp vợ chồng được tặng cho chung: Tùy vào ý chí người tặng
cho và tùy vào loại tài sản tặng cho là động sản hay bất động sản, theo đó việc tặng
cho có thể được lập văn bản hay khơng cần lập văn bản, hình thức văn bản bắt buộc
phải cơng chứng, chứng thực hay không cần phải công chứng, chứng thực. Ví dụ
4Điều 9 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP.
5Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ 2014.
6Khoản 1 Điều 40 Luật HN&GĐ 2014.
7Khoản 13 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014.
8Khoản 1,2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn Nghị quyết
35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hơn nhân và gia đình.


như trường hợp tặng cho bất động sản, tặng cho quyền sử dụng đất hay động sản
phải đăng ký quyền sở hữu thì bên tặng cho và bên được tặng cho phải lập hợp đồng
có cơng chứng, chứng thực. Cho dù đối với hình thức nào thì người tặng cho cần
thiết chỉ đích danh người được tặng (tặng cho riêng vợ hay chồng) hoặc tặng cho cả
hai. Nếu không xác định rõ tặng cho riêng ai thì thường được xem là tặng cho cả vợ
chồng.

Đối với trường hợp vợ chồng được thừa kế chung: Pháp luật quy định hai loại
thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Khi thừa kế theo di chúc
thì di sản mà người chết để lại được phân chia theo di chúc trừ một số trường hợp
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc9. Thừa kế theo pháp luật được thực
hiện trong các trường hợp người chết không có di chúc; người chết có để lại di chúc
nhưng di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người lập di chúc; người được chỉ định làm người thừa kế
theo di chúc mà khơng có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản10. Trường
hợp thừa kế theo pháp luật, thì di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo
pháp luật, được xác định theo hàng thừa kế, trong trường hợp này, tài sản thừa kế
thường được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng (người được hưởng thừa
kế). Tuy nhiên, vợ, chồng có quyền nhập tài sản thừa kế vào khối tài sản chung của
vợ chồng, khi ấy tài sản được nhập sẽ được coi là tài sản chung vợ chồng.
Căn cứ vào ý chí của vợ chồng
Pháp luật quy định vợ hoặc chồng có quyền nhập tài sản riêng của mình vào
khối tài sản chung của vợ chồng hoặc như trên đã đề cập là đối với tài sản thừa kế thì
vợ hoặc chồng có quyền nhập tài sản thừa kế vào khối tài sản chung của vợ chồng,
đó là việc thể hiện ý chí của mình. Thơng thường ý chí nhập tài sản riêng của vợ
hoặc chồng vào khối tài sản chung phụ thuộc hồn tồn vào tình cảm vợ chồng, việc
này có thể thỏa thuận bằng văn bản hoặc là thỏa thuận ngầm. Trong trường hợp tình
9Điều 644 BLDS năm 2015.
10Điều 650 BLDS năm 2015.


cảm vợ chồng rạn nứt, xảy ra tranh chấp tài sản thì sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn, bất
đồng và khó xử lý liên quan đến tài sản nhập chung này.
Căn cứ vào nguyên tắc suy đoán tài sản chung
Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được quy định
tương đối cụ thể trong Luật HN&GĐ. Tuy nhiên, trong thực tiễn, một khi đời sống
chung giữa vợ chồng càng kéo dài thì các tài sản sẽ có xu hướng khơng thể tránh

khỏi là lẫn lộn với nhau, đặc biệt khi vợ chồng xác lập nhiều các giao dịch liên quan
đến tài sản. Do đó, khơng phải lúc nào nguồn gốc của tài sản cũng có thể xác định
được theo các quy định về việc xác định tài sản chung11 và tài sản riêng của vợ
chồng12. Trong bối cảnh đó, quy định về việc suy đốn tài sản chung “Trong trường
hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài
sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”13 mà người làm luật
đặt ra có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết
các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản. Tuy nhiên, với tư cách
là một nguyên tắc suy đoán, tác dụng của nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập
một sự suy đốn, khơng có ý nghĩa khẳng định chắc chắn và chính xác tất cả tài sản
trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng14.
1.1.1. Chế độ tài sản của vợ chồng
Khái niệm:
Theo từ điển Luật học thì "chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy
định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung và tài
sản riêng”15
Theo tác giả Nguyễn Văn Cừ thì “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp
các quy định của Pháp luật do Nhà nước ban hành, quy định về căn cứ, nguồn gốc
11Khoản 1,2 Điều 33 Luật HN&GĐ 2014.
12Điều 43 Luật HN&GĐ 2014.
13Khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014.
14Xem thêm Đoàn Thị Phương Diệp, “Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hơn nhân gia đình Việt
Nam và Luật Dân sự Pháp ”, xem tại: truy cập ngày
10/07/2019.
'
15Viện khoa học pháp lý (2006), "Từ điển Luật học”, NXB TƯ PHÁP, tr.129.


xác lập tài sản chung của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản
đó; quy định các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng”16.

Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng chưa được ghi nhận cụ thể trong Luật
HN&GĐ, và do trên cơ sở những quy định của Luật HN&GĐ ở các thời kỳ trước về
quan hệ tài sản của vợ chồng chưa phù hợp với thực tế nên Luật HN&GĐ năm 2014
đã chú trọng thay đổi những quy định về phần này. Những quy định mới về quan hệ
tài sản vợ chồng đều dựa trên nền tảng của Luật cũ, nhưng có sự phân định rõ ràng
hơn, đồng thời bổ sung thêm những quy định mới phù hợp với thực tiễn.
Sự thay đổi rõ nhất đó là Luật HN&GĐ năm 2014 là quy định riêng biệt chế
độ tài sản của vợ chồng: là chế độ tài sản theo luật định và chế độ tài sản theo thỏa
thuận. Đồng thời, Luật HN&GĐ năm 2014 đã dành hẳn một phần quy định những
nguyên tắc chung trong việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng. Để qua đó, ngồi
những ngun tắc chung cần phải tuân thủ 17, vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng
chế độ tài sản theo luật định hoặc tài sản theo thỏa thuận trong suốt quá trình hơn
nhân.
Chế độ tài sản chung của vợ chồng là cơ sở pháp lí để đảm bảo và bảo vệ
quyền và lợi ích của vợ chồng về tài sản, bảo vệ lợi ích của người thứ ba có quan hệ
giao dịch về tài sản đối với vợ chồng, cùng với đó chế độ tài sản chung của vợ chồng
cịn là cơ sở pháp lí để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
Theo Luật HN&GĐ năm 2014 thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
có thể được hiểu là tất cả quy định liên quan đến tài sản vợ chồng bao gồm những
quy định về tài sản chung của vợ chồng, những quy định về tài sản riêng của vợ,
chồng, những quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc thỏa
thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
16Nguyễn Văn Cừ (2014), “Một số nội dung cơ bản về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Namđược kế thừa và phát triển trong dự thảo Luật HNGĐ (sửa đổi)”, Tạp chí TAND số 08, tr.01.
17Điều 29 Luật HN &GĐ năm 2014.


Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ
chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về

chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tịa án tun bố vơ hiệu.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được quy định tại các điều từ Điều
33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật HN&GĐ năm 2014 trên cơ sở
tuân thủ các nguyên tắc chung18 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định
126/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch (viết tắt TTLT) số 01/2016/TTLT- TANDTCVKSNDTC-BTP19.
Căn cứ xác định tài sản chung vợ chồng
Thể chế hoá quy định của Hiến pháp năm 201320, BLDS năm 2015 đã quy
định về sở hữu chung vợ chồng tại Điều 213:“ Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu
chung hợp nhất có thể phân chia. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài
sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung. Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng hoặc định
đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận
hoặc theo quyết định của Toà án. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo
thoả thuận theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình thì tài sản chung
của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này” 21.
Luật HN&GĐ năm 2014 cũng có nội dung quy định về căn cứ xác định tài
sản chung của vợ chồng tại Điều 33 như sau:
- Một là: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
18Điều 29 đến Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014.
19Điều 9 đến Điều 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 và Điều 7 Thông tư liên tịch
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật
HN&GĐ.
20Điều 32 Hiến pháp năm 2013
21Điều 213 BLDS năm 2015.


tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

- Hai là: Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng
cho riêng hoặc có được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Ba là: Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để
bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Bốn là: Trong trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tà sản
chung.
Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia,
hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài
sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản
cịn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng 22.
Căn cứ xác định tài sản riêng vợ chồng
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hơn;
tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được
chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật HN&GĐ
năm 2014. Cụ thể, khi hơn nhân tồn tại, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần
hoặc toàn bộ tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu
khơng thoả thuận được thì có quyền u cầu Toà án giải quyết. Trong trường hợp
chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng,
trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Nội dung Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ
chồng như sau:
Một là: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi
kết hơn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài
22Khoản 1 Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014.


sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật

này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy
định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Hai là: Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản
riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
Ngoài chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, Luật HN&GĐ năm 2014
còn quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về khái niệm của chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận. Song, dựa trên quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, các
chuyên gia đã suy ra khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận như sau:
Chế độ tài sản thỏa thuận (hay còn gọi là chế độ tài sản ước định), là tập hợp các
quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng nên một cách hệ thống trên cơ sở sự cho phép
của pháp luật để thay thế cho chế độ tài sản luật định nhằm điều chỉnh quan hệ tài
sản của vợ chồng23.
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực hơn nhân gia đình thì Chế độ tài sản
của vợ chồng theo thỏa thuận thực chất là một hợp đồng thỏa thuận. Thỏa thuận này
được thể hiện dưới dạng văn bản: hôn ước, hợp đồng tiền hôn nhân hay thỏa thuận
trước hôn nhân24. Để lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì cần phải đáp ứng
một số quy định:
Thứ nhất, điều kiện về hình thức: Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn
chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hơn,
bằng hình thức văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ

23Nguyễn Ngọc Điện, Đoàn Thị Phương Diệp (2017), “Chế độ tài sản theo thỏa thuận trong pháp luật một số
nước và đề xuất cho Việt Nam”, xem tại: truy cập ngày 10/07/2019.
24Đoàn Thi Phương Diệp (2017), ”Pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận
và các kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí luật học số 2, tr.3-.12.



chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn25.
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng là sự thể hiện ý chí, nguyện
vọng, quyền lợi cũng như trách nhiệm của vợ, chồng về vấn đề tài sản, do đó thỏa
thuận này phải được vợ, chồng lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc
chứng thực. Nếu thỏa thuận được lập bằng văn bản, chỉ có chữ ký của hai vợ chồng
mà không được công chứng hoặc chứng thực là chưa đầy đủ và bị coi là khơng có
giá trị do sai về hình thức. Do vậy, việc thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ
chồng được lập bằng văn bản và có cơng chứng hoặc chứng thực sẽ là cơ sở pháp lý
vững chắc để bảo vệ quyền lợi của vợ, chồng cũng như đảm bảo cho vợ chồng có
trách nhiệm thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận, hạn chế các tranh chấp
xảy ra liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng trong thực tế.
Thứ hai, điều kiện về nội dung: Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài
sản bao gồm26:
- Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
- Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao
dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài
sản;
- Nội dung khác có liên quan.
Thứ ba, điều kiện về thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận: Chế độ tài sản của
vợ chồng theo thỏa thuận sẽ được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Trường hợp có
sửa đổi, bổ sung thỏa thuận thì thỏa thuận có hiệu lực từ ngày được cơng chứng hoặc
chứng thực.
Về nguyên tắc, pháp luật cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng nhưng nếu thỏa thuận đó khơng đúng với quy định thì có thể bị vơ
hiệu. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi
25Điều 47 Luật HN&GĐ năm 2014.
26Điều 48 Luật HN&GĐ năm 2014.



thuộc một trong các trường hợp sau đây27:
- Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ
luật dân sự và các luật khác có liên quan;
- Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng,
quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên
khác của gia đình.
- Vi phạm một trong các quy định sau:
Một là, vi phạm nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; khơng phân biệt giữa lao động trong gia đình
và lao động có thu nhập.
+ Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
gia đình.
+ Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi
thường.
Hai là, vi phạm về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của gia đình
+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của gia đình.
+ Trong trường hợp vợ chồng khơng có tài sản chung hoặc tài sản chung
không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng
góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
Ba là, vi phạm về giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở
duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở
thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện,
27Khoản 1 Điều 50 Luật HNGĐ năm 2014.



chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ
chồng.
Bốn là, vi phạm giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản
ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật
không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng
- Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên
tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khốn được coi là người có quyền xác lập,
thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.
- Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu
động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi
là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường
hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tịa án tun bố vơ hiệu
tồn bộ hoặc vơ hiệu một phần28.
- Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tịa án tun bố vơ
hiệu tồn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.
- Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu
một phần thì các nội dung khơng bị vơ hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung
bị vơ hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
được áp dụng.
1.1.

TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI

LY HÔN
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn
Tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn được hiểu là sự tranh giành
nhau trong vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn. Việc tranh chấp về chia tài sản chung
có thể diễn ra cùng với việc vợ, chồng xin ly hơn hoặc có thể diễn ra sau khi vợ
chồng đã ly hôn do thời điểm ly hôn vợ, chồng không yêu cầu giải quyết về tài sản

28Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.


chung mà để họ tự thỏa thuận nhưng sau đó họ không tự thỏa thuận được. Việc vợ
chồng tranh chấp về tài sản đồng thời với việc ly hôn hoặc sau khi ly hôn đều được
xem là tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Trường hợp các bên không thỏa thuận việc giải quyết chia tài sản thì các bên
có quyền u cầu Tịa án giải quyết. Tài sản chung vợ chồng được giải quyết trong
vụ án ly hơn có tranh chấp tài sản hoặc có thể thỏa thuận tách riêng để giải quyết sau
khi ly hôn bằng vụ án chia tài sản chung vợ chồng sau ly hôn.
1.2.2. Các trường hợp phát sinh tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn
Các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn chủ yếu là các nội
dung sau đây:
- Tranh chấp về việc xác định tài sản chung hay tài sản riêng, đây là dạng
tranh chấp phổ biến nhất (ví dụ như tài sản do vợ, chồng tạo lập được trong thời kỳ
hôn nhân như nhà, đất nhưng trong giấy tờ mua bán hoặc giấy chứng nhận quyền sử
dụng chỉ đứng tên vợ hoặc chồng; tài sản là của bố mẹ vợ hoặc chồng cho vợ chồng
nhưng khi ly hơn thì bố mẹ lại thay đổi là chỉ cho con trai hoặc con gái hoặc cha mẹ
đòi lại; tài sản riêng vợ chồng có trước khi kết hơn nhưng lại đưa vào sử dụng chung
trong thời kỳ hôn nhân).
- Tranh chấp về việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay
của gia đình (trong trường hợp vợ chồng sống chung cùng gia đình mà ly hơn).
rp

-I *1 Á

A • z\

*1 z\


• z\

z\.

- Tranh chấp về việc phân chia hiện vật.
- Tranh chấp về việc thỏa thuận giá trị tài sản tranh chấp.
- Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với người thứ ba.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng có u cầu Tịa án xác định tài sản đang có
tranh chấp là tài sản riêng của chính mình thì người u cầu phải có nghĩa vụ phải
chứng minh, đưa ra căn cứ để xác định đó là tài sản riêng. Trường hợp khơng có căn
cứ để chứng minh tài sản đó là tài sản riêng thì thì tài sản đó được coi là tài sản
chung của vơ chồng.


Ngồi các trường hợp trên thì có một số trường hợp tranh chấp khác cần
lưu ý
- Tranh chấp tài sản khi ly hơn có đăng ký quyền sở hữu
Theo Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2014 thì tài sản thuộc sở hữu chung của vợ
chồng phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi
tên của cả vợ và chồng 29. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp, giấy chứng
nhận quyền sở hữu đều được ghi tên của cả vợ chồng mà thực tiễn cho thấy thường
thì chỉ ghi tên vợ hoặc tên chồng như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải. Trong
trường hợp này, khi có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng
nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được
tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng.
Trong trường hợp khơng chứng minh được tài sản đang có tranh chấp là tài sản riêng
thì đó là tài sản chung theo Điều 33 Luật HN&GĐ.
- Tranh chấp tài sản vợ chồng khi người vợ hoặc chồng chết hoặc bị tuyên bố
chết
Về nguyên tắc, khi có một bên vợ hoặc chồng chết thì quan hệ hơn nhân

chấm dứt và người cịn sống có quyền được hưởng thừa kế. Ngồi việc quy định cụ
thể về quyền thừa kế tài sản của nhau, quản lý tài sản khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị
Toà án tuyên bố là đã chết, khoản 3 Điều 66 quy định: "Trong trường hợp việc chia
di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng cịn sống, gia đình
thì vợ, chồng cịn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy
định của Bộ luật dân sự" vì thực tế việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình là trong trường hợp người chết có
để lại di sản, nhưng nếu đem di sản này chia cho những người thừa kế được hưởng
thì vợ hoặc chồng cịn sống và gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như:
khơng có chỗ ở, mất nguồn tư liệu sản xuất duy nhất.
1.3.

KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN

29Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2014.


CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn
Khi vợ chồng tranh chấp về chia tài sản chung thì họ khó được sự thống nhất
trong việc phân chia tài sản nên cần có một cơ quan Nhà nước có đủ thẩm quyền tiến
hành giải quyết việc chia tài sản chung của họ. Theo quy định của pháp luật hiện
hành thì việc giải quyết ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tịa án.
Khi vợ, chồng có đơn gửi đến Tịa án u cầu giải quyết ly hơn và cùng với
việc giải quyết ly hôn họ yêu cầu giải quyết về tài sản thì Tịa án sẽ tiến hành thụ lý
vụ án, thực hiện các thủ tục, quy trình tố tụng đã được pháp luật quy định cụ thể
trong Bộ luật Tố tụng dân sự như lấy lời khai, thu thập chứng cứ, hòa giải, định giá,
mở phiên tịa xét xử (nếu hịa giải khơng thành). Các bước tố tụng này giúp Tịa án

có thể xem xét, đánh giá chứng cứ, cân nhắc kỹ, quyết định về tính hợp pháp, hợp lý
trong lời khai, chứng cứ do các bên đưa ra. Nếu đủ cơ sở pháp lý xác định tài sản
tranh chấp là tài sản chung của vợ chồng thì Tịa án căn cứ vào quy định của Luật
HN&GĐ năm 2014 hiện hành để giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng.
Qua đó, giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được
hiểu là Tịa án thực hiện giải quyết vụ án thơng qua việc thực hiện một số cơng việc
theo một trình tự, thủ tục tố tụng dân sự được quy định. Việc thực hiện giải quyết
tranh chấp được thực hiện từ giai đoạn Tòa án thụ lý đơn khởi kiện, sau đó tiến hành
lấy lời khai, thu thập chứng cứ, cơng khai chứng cứ và hòa giải cho đến khi Tòa án
ra Quyết định (công nhận sự thỏa thuận của các đương sự) hoặc Bản án (ghi nhận kết
quả xét xử).
Do đặc thù của mối quan hệ hơn nhân gia đình nên việc giải quyết tranh chấp
tài sản chung vợ chồng khi ly hơn theo đó cũng mang đặc tính riêng biệt.
Việc giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng luôn tuân theo các nguyên
tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn theo Điều 59 Luật HN&GĐ như: hoàn


cảnh gia đình, cơng sức đóng góp của mỗi bên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
vợ, con chưa thành niên, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh
doanh, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng...30
1.3.2. Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Khi giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hơn, ngồi vận dụng
pháp luật thì Thẩm phán cũng cần phải có sự nhạy bén, kinh nghiệm và sâu sắc về
mối quan hệ trong gia đình để việc giải quyết được ơn hịa, hạn chế những hệ lụy
đáng tiếc xảy ra cho gia đình.
Thơng qua việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn thì quan hệ tài sản
được thay đổi, điều chỉnh phù hợp với quyền và lợi ích của vợ hoặc chồng. Thông
qua sự xem xét, đánh giá của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ giúp tháo gỡ hoặc
hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng giữa vợ chồng, giúp họ và những thành viên
trong gia đình có điều kiện để ổn định lại cuộc sống. Vì thế việc giải quyết tranh

chấp tài sản khi ly hơn của Tịa án là cơng việc có ý nghĩa sâu sắc, vừa bảo đảm việc
thực thi pháp luật, tăng cường pháp chế trong gia đình, vừa bảo đảm tính nhân văn,
hạn chế được mâu thuẫn gia đình, đặc biệt là tình trạng mâu thuẫn gia đình trầm
trọng một khi khơng được giải quyết triệt để sẽ hồn tồn có thể gây ra những
chuyện đau lòng đáng tiếc.
1.4. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
Tiếp cận từ chế độ tài sản pháp định, quá trình giải quyết tài sản chung của vợ
chồng khi ly hơn, Tịa án khi giải quyết phải tuân thủ các nguyên tắc chung đồng
thời cần lưu tâm đối với từng trường hợp tài sản cụ thể.
1.4.1. Pháp luật về nội dung
Để giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn, Tịa án cần
thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tố tụng và các quy
định về nội dung.
30Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014.


Pháp luật về nội dung chính là các quy định pháp luật về các nguyên tắc
chung được cụ thể theo từng trường hợp.
Nguyên tắc chung về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Tôn trọng quyền tự thỏa thuận của vợ chồng về giải quyết tài sản
Quyền tự thỏa thuận về tài sản của vợ chồng khi ly hôn được hiểu là sự thỏa
thuận của vợ chồng về cách thức chia tài sản hay không chia tài sản của vợ chồng.
Trường hợp các bên tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được với nhau về việc chia
hoặc không chia tài sản cùng với việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái trên
cơ sở bảo đảm quyền lợi của vợ và con thì Tịa án sẽ ra quyết định cơng nhận thuận
tình ly hơn và sự thỏa thuận của các đương sự 31. Trường hợp các bên chỉ thỏa thuận
được vấn đề tài sản nhưng không thỏa thuận được một trong hai vấn đề cịn lại thì
Tịa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận
ni con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết theo thủ tục do

BLTTDS quy định32. Việc thỏa thuận về tài sản khi ly hôn của vợ chồng có thể được
thực hiện ngồi Tịa án trước khi Tịa án thụ lý vụ án hoặc thỏa thuận trong quá trình
hịa giải tố tụng tại Tịa án và được Tịa án công nhận.
Thừa nhận quyền tự thỏa thuận về tài sản của vợ chồng khi ly hôn là cơ chế
pháp lý được dự liệu xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn. Bởi lẽ trên thực tế, tài sản
của vợ chồng có rất nhiều loại khác nhau và chỉ có vợ chồng mới hiểu rõ nhu cầu
của nhau, có những tài sản là cần thiết với người này nhưng lại không cần thiết với
người người kia. Việc ghi nhận quyền tự thỏa thuận về tài sản của vợ chồng khi ly
hơn trong pháp luật hơn nhân và gia đình cũng tương thích với nguyên tắc của pháp
luật tố tụng dân sự. Lợi ích của đương sự trong đó có lợi ích về nhân thân và tài sản
của vợ chồng khi ly hôn được pháp luật dân sự bảo vệ là lợi ích tư, do đó Tịa án chỉ
xem xét bảo vệ quyền và lợi ích khi có u cầu chính đáng của vợ, chồng33.
Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản khi có yêu cầu của vợ chồng
31Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2014 và khoản 4 Điều 397 BLTTDS năm 2015.
32Khoản 4 Điều 397 BLTTDS năm 2015.
33Điều 5 BLTTDS năm 2015.


Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về việc phân chia tài sản
chung thì họ có quyền u cầu Tịa án giải quyết34. Pháp luật khơng có quy định bắt
buộc phải đồng thời giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng với việc giải quyết ly
hơn, có nghĩa là trong trường hợp vợ chồng trong quá trình ly hôn mà không giải
quyết được vấn đề tài sản hay không thỏa thuận dẫn đến phát sinh tranh chấp thì họ
có quyền u cầu Tịa án giải quyết.
Thực tế hiện nay các Tòa án cũng giải quyết vụ án ly hôn theo hướng giải
quyết ly hôn xong rồi giải quyết tranh chấp tài sản chung. Việc phân tách này thường
là theo ý chí của đương sự bởi họ khơng muốn kéo dài việc ly hôn. Chẳng hạn, vợ
chồng khi ly hơn muốn chia một ngơi nhà đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhưng tại thời điểm ly hôn thì chưa thể tiến hành phân chia được bởi nhà đó đang
làm thủ tục hồn cơng. Việc này là phù hợp với thực tế bởi việc muốn chấm dứt hôn

nhân sớm hay muộn thì hồn tồn có thể, cịn u cầu giải quyết tài sản thì khơng thể
được thực hiện trong một sớm một chiều.
Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giải quyết tài sản của vợ
chồng
Trong các giao dịch dân sự của vợ, chồng có thể làm phát sinh nghĩa vụ của
vợ, chồng đối với người thứ ba. Do đó khi giải quyết tài sản của vợ chồng, Tòa án
cần áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình. Trong trường
hợp này, Tòa án sẽ đưa người thứ ba ngay tình vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp vợ, chồng có quyền lợi, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà
người này có u cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của
vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba
không yêu cầu giải quyết thì Tịa án cần hướng dẫn để họ giải quyết bằng vụ án
khác35. Nghĩa vụ phát sinh với người thứ ba có thể là nghĩa vụ chung của cả hai vợ
34Khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014.
35Khoản 3 Điều 7 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.


chồng theo quy định “Nghĩa vụ chung về tài sản vợ chồng” tại Điều 37 Lụật HN&G
Đ năm 2014 và vợ chồng có thể phải chịu trách nhiệm liên đới về nghĩa vụ này.
Theo quy định của Bộ luật dân sự về nghĩa vụ liên đới thì bên có quyền yêu
cầu thực hiện nghĩa vụ (người thứ ba) có quyền yêu cầu bất kỳ ai trong hai vợ chồng
thực hiện nghĩa vụ phát sinh36, tuy nhiên theo quy định của Luật HN&GĐ thì
đối với những nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng sẽ được thanh toán từ tài sản
riêng của mỗi bên vợ chồng37, quy định này là hồn tồn hợp lý để đảm bảo sự cơng
bằng về quyền tài sản riêng của mỗi bên.
Khi giải quyết ly hơn, nếu người thứ ba ngay tình có u cầu tuyên bố thỏa
thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vơ hiệu thì Tịa án sẽ xem xét giải quyết
đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn38. Sau khi ly hôn, những
nghĩa vụ phát sinh giữa hai bên vợ chồng với người thứ ba vẫn đương nhiên phát

sinh hiệu lực chứ không bị triệt tiêu, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có
thỏa thuận khác39.
Nguyên tắc riêng về giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Khi giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án căn cứ vào các
nguyên tắc quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:
Nguyên tắc 1: Chia đôi tài sản của vợ chồng trên cơ sở có tính đến các yếu
tố trong việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung, lợi ích chính đáng của mỗi
bên sau ly hôn cũng như lỗi trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng40 41.
Sỡ dĩ luật quy định nguyên tắc chia đôi tài sản chung vợ chồng như trên là do
tính chất tài sản chung của vợ chồng theo pháp định là tài sản thuộc sở hữu chung
hợp nhất. Vợ chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung nên khi giải quyết tài
sản chung về nguyên tắc phải chia đôi. Tuy nhiên khi giải quyết phân chia thì Tịa án
36Khoản 1 Điều 288 BLDS năm 2015.
37Khoản 3 Điều 44 và Điều 45 Luật HN&GĐ năm 2014.
38Khoản 2 Điều 7 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
39Khoản 1 Điều 60 Luật HN&GĐ năm 2014.
40Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 và khoản 4 Điều 7 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC41VKSNDTC-BTP.


×