ịl
...
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
LÂM HOÀNG NAM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
••
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
LÂM HOÀNG NAM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
••
Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ANH PHONG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020.
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Anh Phong. Các nguồn số liệu được tìm
hiểu và sử dụng ở các nguồn đáng tin cậy. Kết luận nghiên cứu được trình bày trong
luận văn hồn tồn trung thực, khơng thực hiện sao chép bất kì tài liệu nào đã được
cơng bố.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TÁC GIẢ
LÂM HOÀNG NAM
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Diễn giải
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
2
MSCI
Morgan Stanley Capital Investment
3
NĐT
Nhà đầu tư
4
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
5
NHTW
Ngân hàng Trung ương
6
TCTD
Tổ chức tín dụng
7
TTCK
Thị trường chứng khốn
8
TTTT
Thị trường tiền tệ
9
TTV
Thị trường vốn
1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
A. BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp đo lường các biến nghiên cứu..................................................31
Bảng 1.2 Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam...........................32
Bảng 4.1 Kiểm định nhân quả tác động của các biến độc lập lên biến dvni............55
Bảng 4.2 Kiểm định nhân quả tác động của biến dvni lên biến độc lập ..................56
B. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.1 Tác động của Lãi suất đến TTCK Việt Nam......................................42
Biểu đồ 2.1.2 Tác động của Lạm phát đến chỉ số VN-Index...................................44
Biểu đồ 2.1.3 Tác động của Cung tiền đến VN-Index.............................................46
Biểu đồ 2.1.4. Tác động của đầu tư gián tiếp rịng nước ngồi đến chỉ số VN-Index
................................................................................................................................ 48
Biểu đồ 2.1.5. Tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến chỉ số VN-Index. ..........49
Biểu đồ 2.1.6. Tác động của qui mô công ty đến chỉ số VN-Index..........................50
Biểu đồ 2.1.7. Tác động của khối lượng cổ phiếu giao dịch đến chỉ số VN-Index. .52
Biểu đồ 3.2.1 Dự báo tác động của lãi suất lên chỉ số VN-index ............................64
Biểu đồ 3.2.2 Dự báo tác động của cung tiền lên chỉ số VN-index.........................64
Biểu đồ 3.2.4 Dự báo tác động của đầu tư gián tiếp nước ngồi rịng lên chỉ số VNindex ....................................................................................................................... 65
Biểu đồ 3.2.5 Dự báo tác động của lạm phát lên chỉ số VN-index..........................66
Biểu đồ 3.2.6 Dự báo tác động của tỉ lệ sở hữu nước ngoài lên chỉ số VN-index. . .67
Biểu đồ 3.2.7 Dự báo tác động của qui mô công ty lên chỉ số VN-index ...............67
Biểu đồ 3.2.8 Dự báo tác động của khối lượng cổ phiếu giao dịch lên chỉ số VNindex ....................................................................................................................... 68
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
MỤC LỤC
TRANG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.....................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................1
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...............................................3
1.2.1. Các nghiên cứu về tác động của lạm phát lên TTCK.....................................3
1.2.2. Các nghiên cứu về tác động của lãi suất lên TTCK.......................................4
1.2.3. Các nghiên cứu về tác động của cung tiền lên TTCK....................................5
1.2.4. Các nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái lên TTCK............................5
1.2.5. Các nghiên cứu về tác động của giá trị sản lượng công nghiệp lên TTCK....6
1.2.6. Các nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên TTCK........6
1.2.7. Các nghiên cứu về tác động của giá dầu thô trên thế giới lên TTCK.............6
1.2.8. Các nghiên cứu về tác động của giá TTCK khác lên TTCK trong nước........7
1.2.9. Các nghiên cứu về tác động của tỉ lệ sở hữu nước ngoài lên TTCK..............8
1.2.10. Các nghiên cứu về tác động của tính thanh khoản cổ phiếu lên TTCK........8
1.2.11. Các nghiên cứu về tác động của khối lượng cổ phiếu giao dịch lên TTCK. ..9
1.2.12. Các nghiên cứu về tác động của qui mô công ty lên TTCK.......................10
1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...............................................10
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quan....................................................................10
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể..........................................................................10
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................11
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................11
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................11
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................11
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................11
1.6. ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA..........................................................................12
1.7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ...................................................................13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.......................................................................15
2.1. CÁC LÝ THUYẾT VÀ KHÁI NIỆM CĨ LIÊN QUAN...........................15
2.1.1. Chỉ số giá chứng khốn...............................................................................15
2.1.2. Biến động thị trường chứng khoán..............................................................16
2.1.3. Chỉ số VN-Index..........................................................................................16
2.1.4. Khái niệm về các biến vĩ mô và tiêu chuẩn đo lường MSCI........................17
2.1.4.1. Lạm phát...................................................................................................17
2.1.4.2. Lãi suất.....................................................................................................17
2.1.4.3. Cung tiền..................................................................................................18
2.1.4.4. Đầu tư gián tiếp nước ngoài......................................................................18
2.1.4.5. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài...........................................................................18
2.1.4.6. Khối lượng cổ phiếu giao dịch..................................................................19
2.2. LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN
ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN..........................................................19
2.2.1. Lý thuyết của học thuyết trọng tiền.............................................................19
2.2.2. Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản........................................................20
2.2.3. Lý thuyết rủi ro thanh khoản........................................................................21
2.2.4. Lý thuyết hiệu quả kinh tế theo qui mô.......................................................21
2.2.5. Lý thuyết tín hiệu.........................................................................................22
2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.....22
2.3.1. Tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán....................................22
2.3.2. Tác động của lãi suất đến thị trường chứng khoán......................................23
2.3.3. Tác động của cung tiền đến thị trường chứng khoán...................................24
2.3.4. Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngồi đến thị trường chứng khốn.......25
2.3.5. Tác động của qui mơ cơng ty đến thị trường chứng khốn..........................26
2.3.6. Tác động của qui mô giao dịch cổ phiếu đến thị trường chứng khoán.........27
2.3.7. Tác động của tỉ lệ sở hữu nước ngồi đến thị trường chứng khốn.............27
TĨM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................31
3.1. DỮ LIỆU.......................................................................................................31
3.2 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................32
3.3. MƠ HÌNH VAR............................................................................................36
3.3.1. Giới thiệu mơ hình.......................................................................................36
3.3.2. Tính phù hợp của mơ hình...........................................................................37
3.4. CÁC KỸ THUẬT ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH..............38
3.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU......................................................................38
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3. ...................................................................................41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................42
4.1. CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH...............................................42
4.1.1. Tác động của lãi suất đến chỉ số VN-Index..................................................42
4.1.2. Tác động của lạm phát đến chỉ số VN-Index...............................................44
4.1.3. Tác động của cung tiền đến chỉ số VN-Index..............................................45
4.1.4. Tác động của đầu tư gián tiếp rịng nước ngồi đến chỉ số VN-Index.........47
4.1.5. Tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến chỉ số VN-Index........................48
4.1.6. Tác động của qui mô công ty đến chỉ số VN-Index.....................................50
4.1.7. Tác động của khối lượng cổ phiếu giao dịch đến chỉ số VN-Index..............51
4.2. CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG..........................................52
TỔNG KẾT CHƯƠNG 4......................................................................................69
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ HÀM Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ. .....................................70
5.1 NÂNG CAO TỶ LỆ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP.
................................................................................................................................ 70
5.2 HỒN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ, TẠO SỰ BÌNH ĐẲNG VỚI NHÀ
•7••
ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI......................................................................................71
5.3 TĂNG CƯỜNG TÍNH MINH BẠCH CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI......................................................................................72
TỔNG KẾT CHƯƠNG 5. ....................................................................................74
KẾT LUẬN CHUNG ...........................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
2
Nghiên cứu của Von Furstenberg và Jeon (1989) đã chứng minh mối quan hệ
cùng chiều giữa chỉ số giá TTCK hàng ngày trên các thị trường Mỹ, Nhật, Đức và
Anh cùng tăng sau cơn khủng hoảng năm 1987.
Nghiên cứu của Eun và Shim (1989) chỉ ra rằng các sự thay đổi trên TTCK
Mỹ dẫn đến sự thay đổi chỉ số giá tồn bộ TTCK cịn lại trên thế giới. Nhìn chung,
các nghiên cứu ở nước ngoài đều chỉ ra được sự tương quan cùng chiều giữa các
TTCK các nước với nhau.
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn (2010) đã tìm thấy sự liên thông giữa TTCK
Việt Nam và thế giới, đặc biệt là Mỹ, ngày càng chặt chẽ hơn thông qua chỉ số thống
kê là hệ số tương quan (correlation). Cụ thể, ở năm 2009, mức độ tương quan nằm ở
khoảng 40%. Điều này có nghĩa là, khi S&P500 có một phiên tăng điểm, thì có 40%
khả năng VN-Index sẽ tăng điểm theo.
1.2.9.
Các nghiên cứu về tác động của tỉ lệ sở hữu nước ngoài lên TTCK.
Nghiên cứu của Lie và cộng sự (2011): xây dựng mơ hình đo lường tỉ lệ sở
hữu nước ngồi và tác động của nó lên sự biến động của chỉ số giá chứng khoán của
31 quốc gia khác nhau. Kết quả cho thấy rằng, tỉ lệ sở hữu nước ngồi càng nhiều thì
biến động chỉ số giá của TTCK càng ít, và đề xuất giữ vững một tỉ lệ sở hữu cố định
đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu của Yi-Chein Chiang và Ming-Han Chang (2017): nghiên cứu về
TTCK Hồng Kong từ năm 1994 - 2014. Kết luận của họ cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ sở hữu
nước ngồi có tác động ngược chiều với sự biến động của chỉ số giá chứng khoán.
Nghiên cứu của Phạm Quốc Việt và Quang Huy (2017): về “Mối quan hệ
giữa sở hữu nước ngoài và biến động lợi nhuận cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán”, tác giả đã kết luận rằng, tỷ lệ sở hữu nước ngoài có quan hệ ngược chiều với
biến động lợi nhuận cổ phiếu. Như vậy, những doanh nghiệp niêm yết có tỷ lệ sở hữu
nước ngồi càng cao thì mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu càng thấp.
Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2015) đã nghiên cứu TTCK Việt Nam trong
giai đoạn từ năm 2006 - 2012, Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc gia tăng tỉ lệ sở
hữu nước ngoài làm giảm sự biến động giá cổ phiếu của các cơng ty chứng khốn tại
3
thị trường Việt Nam, chứng minh được vai trò ổn định của các nhà đầu tư.
1.2.10.
Các nghiên cứu về tác động của tính thanh khoản cổ phiếu lên TTCK
Nghiên cứu của tác giả Nasir Akram (2014) về tác động của thanh khoản cổ
phiếu lên suất sinh lợi của TTCK ở Pakistan. Mẫu quan sát bao gồm 10 công ty từ
năm 2005 - 2012. Kết quả cho thấy rằng, thanh khoản cổ phiếu và suất sinh lợi của
TTCK có mối quan hệ ngược chiều với nhau.
Nghiên cứu của tác giả Frida Njeri Kariuki (2018) về mối quan hệ giữa tính
thanh khoản cổ phiếu và suất sinh lợi chứng khoán tại thị trường NSE trong khoảng
thời gian từ 2013 - 2017. Nghiên cứu này kết luận rằng, tính thanh khoản của cổ
phiếu và suất sinh lợi chứng khốn có mối quan hệ cùng chiều.
Nghiên cứu của Ramiz Ur Rehman (2018) tại thị trường chứng khoán
Pakistan, bao gồm 181 quan sát từ năm 2003 - 2018. Bài nghiên cứu được chia làm 3
giai đoạn: từ năm 2003 - 2008, tính thanh khoản có tác động ngược chiều và trái
ngược với các kết quả được phát hiện trước đây. Từ năm 2008 - 2013 và năm 2013 2018 tính thanh khoản lại có tác động tích cực đến suất sinh lợi của TTCK Pakistan,
kết quả này thì lại phù hợp với các lý thuyết và nghiên cứu trước đây. Kết quả khác
nhau này được tác giả giải thích bằng tầm quan trọng của phương pháp đo lường tính
thanh khoản khác nhau.
1.2.11.
Các nghiên cứu về tác động của khối lượng cổ phiếu giao dịch lên
TTCK.
Nghiên cứu của Moosa và Al-Loughani (1996) chỉ ra rằng có sự tác động qua
lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Singapore và
Thái Lan, và mối quan hệ một chiều từ khối lượng giao dịch đến giá cổ phiếu ở
Malaysia.
Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Trương Văn Vũ (2012) về mối quan hệ
giữa chỉ số giá thị trường và khối lượng cổ phiếu giao dịch trên sở giao dịch chứng
khoán TP.HCM. Thời gian quan sát từ 08/2000 - 05/2010. kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng sự thay đổi của khối lượng giao dịch khơng có ảnh hưởng đến sự thay đổi
của chỉ số VN-Index. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại sự thay đổi của chỉ số VN-Index
4
lại có ảnh hưởng đến sự thay đổi của khối lượng giao dịch. Trên cơ sở những kết quả
nghiên cứu đó, chúng ta có thể kết luận rằng mối quan hệ giữa sự thay đổi chỉ số
VN-Index và khối lượng giao dịch chỉ xảy ra một chiều
1.2.12.
Các nghiên cứu về tác động của qui mô công ty lên TTCK.
Nghiên cứu của ParvizSaidi (2012): nghiên cứu về mối quan hệ giữa qui mô
công ty và TTCK Tehran. Mẫu nghiên cứu bao gồm quan sát bao gồm 144 từ năm
2001 - 2011. Kết luận cho thấy rằng, với độ tin cậy 99%, khi qui mơ của các cơng ty
ngày càng tăng thì lợi nhuận đem lại từ TTCK càng tăng và ngược lại.
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Duy, Nguyễn Phạm Hữu Phước (2016):
nghiên cứu về mối quan hệ giữa qui mô công ty và lợi nhuận cổ phiếu tại sàn chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu bao gồm 160 quan sát từ năm 2009 2014. Nhóm tác giả kết luận rằng, đây là mối quan hệ ngược chiều với nhau. Điều đó
có nghĩa là, nhóm cơng ty có qui mô nhỏ hơn sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Điều
này có thể là do các cơng ty nhỏ hơn phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Kết quả này
phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Banz (1981), Moore (2000) và Berk
(2015).
1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
1.3.1.
Mục tiêu nghiên cứu tổng quan.
- Đánh giá tác động của các chỉ số kinh tế vĩ mô và các yếu tố định tính, định
lượng trong khung tiêu chuẩn MSCI lên chỉ số giá TTCK Việt Nam.
1.3.2.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
- Xem xét sự tác động của các biến vĩ mô và yếu tố định lượng trong khung
tiêu chuẩn MSCI qua các mơ hình định lượng trong thời gian nghiên cứu.
- Xem xét sự tác động của các biến vĩ mô và yếu tố định lượng trong khung
tiêu chuẩn MSCI qua phương pháp nghiên cứu định tính trong thời gian nghiên cứu..
1.3.3.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để nâng cao giá trị TTCK việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu.
- Các yếu tố kinh tế vĩ mô nào có khả năng tác động đến TTCK Việt Nam?
Lý do vì sao chọn các biến kinh tế vĩ mơ đó?
- Các yếu tố định lượng nào theo khung tiêu chuẩn MSCI đưa vào phân tích?
5
Lý do vì sao chọn các yếu tố này?
- Các yếu tố đó có thực sự ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam hay không?
- Sự tác động của các yếu tố đó đến TTCK Việt Nam như thế nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của bài luận văn tập trung vào các yếu tố tác động lên
thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước, các
yếu tố trong bảng tiêu chí đánh giá TTCK thế giới theo tiêu chuẩn MSCI.
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu.
Các đối tượng nghiên cứu trong bài luận văn được thực hiện trong khoảng
thời gian từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2019, bao gồm 120 quan sát và được thực
hiện quan sát tại thị trường Việt Nam.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Dựa vào mục tiêu của luận văn, tác giả kết hợp hai phương pháp định đính và
định lượng.
- Phương pháp định tính: Tác giả thực hiện bước nghiên cứu sơ khởi với
phương pháp nghiên cứu là tổng quan lịch sử, tức là tổng lược các cơng trình, bài
báo nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến vấn đề các yếu tố tác
động đến TTCK. Từ tổng quan các tài liệu nghiên cứu lý thuyết cũng như thực tiễn
của các đề án đã từng và đang đề xuất, tác giả nhận diện những vấn đề cần nghiên
cứu tiếp trong đề tài này và làm cơ sở cho việc đề xuất các khái niệm nghiên cứu,
xem xét tác động của các yếu tố định tính trong khung tiêu chuẩn MSCI lên TTCK
Việt Nam, nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu số 2 và số 3.
- Phương pháp định lượng: Để xem xét tác động của các yếu tố ảnh hưởng
lên TTCK Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định
lượng với chuỗi dữ liệu thời gian được sử dụng. Phương pháp phân tích định lượng
xây dựng mơ hình tự hồi quy vector (VAR) để ước lượng mối quan hệ giữa các yếu
tố kinh tế vĩ mô, qui mô thanh khoản của thị trường và khả năng tiếp cận thị trường
của nhà đầu tư nước ngoài lên TTCK Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu còn tiến hành
6
các kiểm định cần thiết để kiểm tra sự phù hợp của mơ hình và phân tích tác động
của các biến đến TTCK Việt Nam, nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu số 1.
1.6. ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA.
Trong bài làm của mình, tác giả đã bổ sung một số điểm mới mà ở các bài
nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến. Cụ thể, để đánh giá các yếu tố tác động lên
TTCK Việt Nam, bên cạnh các yếu tố kinh tế vĩ mô thường dùng như: lạm phát, lãi
suất, cung tiền..., tác giả đã đưa vào nghiên cứu thêm các yếu tố liên quan đến qui
mô thị trường và thanh khoản của thị trường (như qui mô tổng công ty, qui mô giao
dịch cổ phiếu), khả năng tiếp cận thị trường của NĐT nước ngoài (như tỉ lệ sở hữu
của NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam). Đây là những yếu tố nội tại xuất phát từ
chính thực trạng vận hành TTCK Việt Nam. Việc xem xét từ tổng quan (yếu tố vĩ
mô) đến chi tiết (yếu tố nội tại) sẽ giúp đánh giá chính xác hơn nguyên nhân gây tác
động đến TTCK Việt Nam và đề xuất giải pháp phù hợp hơn để cải thiện trong tương
lai.
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu này đóng góp một góc nhìn khác, làm sáng
tỏ các yếu tố tác động đến TTCK Việt Nam. Luận văn tổng hợp, phác thảo và hệ
thống hóa những lập luận, nghiên cứu về các yếu tố tác động đến TTCK Việt Nam,
mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô, tiêu chuẩn đo lường MSCI và chỉ số giá
chứng khoán trong những nghiên cứu từ nhiều nước nhằm đóng góp thêm cơ sở khoa
học, bổ sung lý thuyết liên quan đến các vấn đề này.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra được
các giải pháp cụ thể và tối ưu để nâng cao giá trị TTCK Việt Nam, tiếp cận với tiêu
chuẩn đánh giá của thế giới, nâng cao thứ hạng và thu hút được nguồn vốn đầu tư từ
nước ngoài
1.7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.
Mục tiêu chương:
Tác giả tổng hợp, tóm tắt các nghiên cứu trong và ngoài nước về việc tác
7
động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên thị trường chứng khốn thế giới nói chung, và
thị trường chứng khốn Việt Nam nói riêng. Từ đó có được cái nhìn tổng quan, xác
định rõ mục tiêu nghiên cứu và bổ sung xem xét thêm các yếu tố khác mà trong các
bài làm trước đây chưa có, hoặc nghiên cứu chưa sâu về TTCK Việt Nam.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
Mục tiêu chương:
Đưa ra các lý thuyết, khái niệm liên quan đến các yếu tố kinh tế vĩ mô tác
động đến TTCK Việt Nam; mối quan hệ giữa các yếu tố đó và chỉ số giá TTCK Việt
Nam; các tiêu chí nội tại và ngoại tại theo tiêu chuẩn đo lường của tổ chức nghiên
cứu và xếp hạng TTCK thế giới MSCI tác động đến chỉ số giá VN-Index.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Mục tiêu chương:
Trình bày việc thu thập số liệu, xem xét các mơ hình nghiên cứu cho thấy sự
liên hệ giữa yếu tố tác động và TTCK Việt Nam; lựa chọn và xây dựng mơ hình
nghiên cứu phù hợp để áp dụng nghiên cứu tại TTCK Việt Nam.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Mục tiêu chương:
Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động lên TTCK Việt Nam theo cả
phương pháp định tính và định lượng.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ HÀM Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ.
Mục tiêu chương:
Đưa ra cơ sở để đề xuất giải pháp từ những kết luận đã rút ra trước đó. Nêu đề
xuất nhằm cải thiện, nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào
TTCK Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
2.1. CÁC LÝ THUYẾT VÀ KHÁI NIỆM CĨ LIÊN QUAN.
2.1.1. Chỉ số giá chứng khốn.
Chỉ số thị trường chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của
thị trường cổ phiếu, là cơng cụ được sử dụng bởi các nhà đầu tư và quản lý tài chính
để mơ tả thị trường, và so sánh lợi nhuận trên mức đầu tư cụ thể. Nó được tổng hợp
từ danh mục cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định. Thường thì danh mục sẽ bao
gồm những cổ phiếu có các điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch
chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hoá thị trường.
Nguyễn Minh Kiều và Bùi Kim Yến (2009) cho rằng: “Chỉ số giá chứng
khoán là chỉ số báo giá cổ phiếu phản ánh xu hướng phát triển của thị trường cổ
phiếu, thể hiện xu hướng thay đổi của giá cổ phiếu và tình hình giao dịch trên thị
trường”.
Các chỉ số giá chứng khốn có thể do sở giao dịch chứng khốn định ra (ví dụ
VN-Index - Uỷ ban chứng khốn nhà nước), cũng có thể do hãng thơng tin (ví dụ
Nikkei 225 - Thời báo kinh tế Nhật) hay một thể chế tài chính nào đó định ra (ví dụ
Hang Seng Index - Ngân hàng Hang Seng)
Mỗi một thị trường chứng khốn đều cơng bố một hoặc một vài chỉ số giá
chứng khốn, có thể là chỉ số cho tất cả cổ phiếu trên thị trường của một quốc gia,
như chỉ số giá Hang Seng của Hồng Kông, chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp của Hàn
Quốc (KOSPI); có thể là chỉ số cho từng ngành, nhóm ngành, như chỉ số giá cổ
phiếu ngành công nghiệp của Mỹ (DJIA) (Nguyễn Minh Kiểu và Bùi Thị Kim Yến,
2009)
2.1.2.
Biến động thị trường chứng khoán.
Biến động là một thước đo cho thấy khuynh hướng của một thị trường hoặc
một chứng khoán sẽ tăng hay rớt giá trong một khoảng thời gian. Biến động có thể
quan sát bằng cách nhìn vào những thay đổi trong quá khứ của giá cổ phiếu (Krainer,
2002)
Chỉ số giá chứng khoán phản ánh sự biến động giá của tồn bộ hoặc một
nhóm các chứng khốn được giao dịch trên thị trường. Do đó, nó có thể được xem
như là nền tảng và thước đo sự biến động cơ bản cho thị trường chứng khoán.
Ở Mỹ, chỉ số giá chứng khoán S&P500 thường được sử dụng để đánh giá sự
biến động thị trường chứng khoán, do mức độ bao phủ rộng rãi của nó. Dù chỉ tập
trung vào những cơng ty có mức vốn hố lớn, nhưng độ bao quát khoảng 75% chứng
khoán Mỹ, giúp chỉ số này trở thành đại diện thích hợp cho tồn bộ nền kinh tế Mỹ.
Hay chỉ số FTSE-100 là đại diện của nền kinh tế Anh và cũng là một chỉ số cổ phiếu
hàng đầu ở châu Âu.
2.1.3.
Chỉ số VN-Index.
Vn-Index là chỉ số lâu đời nhất và gắn liền với sự phát triển của thị trường
chứng khốn nói riêng cũng như nền kinh tế nước ta nói chung. Đây là chỉ số có tính
đại diện cho tồn thị trường chứng khốn Việt Nam.
Phương pháp tính: VN-Index được Uỷ ban Chứng khốn nhà nước tính tốn
theo phương pháp chỉ số giá bình quân Passcer.
VN-Index =
ĩ t ,r 0 1 0 1
100
;FjP1‘gl‘
Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
(Q|,: Khối lượng đang lưu hành (khối lượng niêm yết) của cổ phiếu i
P: Giá của cổ phiếu i thời kì gốc
Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i thời kì gốc
2.1.4. Khái niệm về các biến vĩ mô và tiêu chuẩn đo lường MSCI.
2.1.4.1. Lạm phát
Trong phạm vi một quốc gia, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hoá
và dịch vụ theo thời gian. Điều này không nhất thiết là giá của mọi hàng hoá và dịch
vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỉ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng
lên. Lạm phát vẫn có thể xảy ra khi giá của một số hàng hoá giảm, nhưng giá cả của
các hàng hoá và dịch vụ khác tăng đủ mạnh.
Mặt khác, lạm phát cũng được xem là sự suy giảm sức mua của đồng tiền.
Trong trường hợp lạm phát, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ngày càng ít đơn vị hàng
hoá và dịch vụ hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, khi đó chúng ta sẽ phải chi ngày
càng nhiều tiền hơn để mua một giỏ hàng hoá và dịch vụ nhất định.
Còn khi so sánh giữa các quốc gia với nhau thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền
tệ của quốc gia này với các loại tiền tệ của các quốc gia khác. Hiểu theo nghĩa này
tức là lạm phát của một loại tiền tệ sẽ gây ảnh hưởng đến cả nền kinh tế sử dụng loại
tiền tệ đó.
2.1.4.2. Lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên.
Số tiền này được gọi là tiền lãi mà người vay tiền cần phải trả thêm cho người cho
vay. Cụ thể, lãi suất sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc theo một
thời gian cụ thể được quy ước giữa 2 bên (thường được tính theo tháng hoặc theo
năm).
Lãi suất cũng được chia thành nhiều loại khác nhau tương ứng với mục đích
và điều kiện sử dụng để tránh tình trạng lạm dụng lãi suất. Những loại lãi suất quen
thuộc nhất có thể kể đến như là: lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất cho vay cơ bản,
lãi suất cho vay ngân hàng, lãi suất tín dụng, lãi suất chiết khấu.... Những loại lãi suất
này sẽ được chia ra dựa theo các căn cứ khác nhau.
2.1.4.3. Cung tiền
Cung ứng tiền tệ, gọi tắt là cung tiền, chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền
kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hoá, dịch vụ, tài sản... của cá nhân và doanh
nghiệp (không kể tổ chức tín dụng)
Quy mơ cung tiền được chia theo nhiều cấp độ:
M0 = Tiền cơ sở, là tổng lượng tiền mặt do NHTW phát hành đang được lưu
thông (tiền có thể chi tiêu ngay lập tức)
M1= M0 + Tiền của các NHTM gửi tại NHTW. M1 còn gọi là tiền mạnh.
M2= M1 + Chuẩn tệ (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn.. tại các TCTD)
M3=M2 + Tất cả các khoản tiết kiệm khác gửi tại các TCTD (trái phiếu quốc
gia, tín phiếu)
2.1.4.4. Đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư gián tiếp xun biên giới. Nó
chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngồi nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư
này khơng kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của
doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm các hình thức: mua cổ phần, cổ phiếu,
trái phiếu và giấy tờ có giá khác tại một quốc gia theo qui định pháp luật về chứng
khoán và các pháp luật khác có liên quan. Trong thời gian sử dụng vốn đầu tư, quyền
sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời giữa hai chủ thể. Quyền sở hữu vốn thuộc chủ
đầu tư, quyền sử dụng vốn thuộc về bên nhận đầu tư. Các nhà đầu tư có thể thực hiện
đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng cách: mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của tổ chức
kinh tế nước ngồi trên thị trường chứng khốn nước đó; mua trái phiếu chính phủ
nước ngồi; mua chứng chỉ đẩu tư của các quỹ đầu tư.
2.1.4.5. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (hay room nước ngoài) là tỷ lệ (%) cổ phiếu mà tổng
các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu. Họ chỉ được phép mua số lượng cổ
phiếu đã phát hành tối đa theo tỷ lệ % tối đa được quy định.
Cạn room, nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài đã mua hết số cổ phiếu được
phép nắm giữ. Họ sẽ không thể mua thêm được nữa.
2.I.4.6. Khối lượng cổ phiếu giao dịch.
Khối lượng cổ phiếu giao dịch (volume) là số lượng đơn vị cổ phiếu được
giao dịch trong khoảng thời gian nhất định, thường sẽ mặc định là một ngày.
Khối lượng cổ phiếu giao dịch giúp thể hiện tính thanh khoản của thị trường:
cổ phiếu nào có khối lượng giao dịch lớn, thì thuận tiện cho việc mua bán hơn, điều
này cũng giúp cho việc mua bán cổ phiếu trên sàn gần với giá trị thực của nó hơn, và
biểu đồ phân tích kỹ thuật ít bị nhiễu hơn.. Ngồi ra, khối lượng giao dịch có vai trị
quan trọng trong phương pháp phân tích kỹ thuật, nhờ nó mà nhà đầu tư có cái nhìn
rõ nét hơn về thị trường hiện tại và đưa ra nhận xét đúng cho hướng đi của thị
trường, cũng như có sự lựa chọn thời điểm mua/bán cổ phiếu chuẩn hơn.
2.2. LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN
ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
2.2.1.
Lý thuyết của học thuyết trọng tiền.
Học thuyết trọng tiền là sự tiếp nối đương đại của lí thuyết trọng tiền về tiền
tệ, một lí thuyết xác lập một quan hệ (kinh tế vĩ mô) trực tiếp giữa mức cung tiền tệ,
mức cầu sản phẩm và dịch vụ cũng như mức giá cả. Ta suy ra từ quan hệ này là
những biến thiên của cung tiền tệ chỉ ảnh hưởng đến diễn biến của mức giá chung, và
do đó đến giá trị danh nghĩa của những đại lượng quan trọng nhất của nền kinh tế.
Đóng góp chủ yếu của học thuyết trọng tiền cho thị trường chứng khoán là
việc đào sâu những quan hệ ngắn hạn. Những bến thiên của cung tiền tệ trên thị
trường chứng khốn sẽ gây ra tình trạng lạm phát nhất thời. Số lượng cung tiền tăng
lên hoặc giảm đi, trong khi khối lượng cổ phiếu giao dịch khơng thay đổi, dẫn đến
tình trạng sức mua cổ phiếu sẽ thay đổi. Nhà đầu tư sẽ cần nhiều hơn, hoặc ít hơn số
tiền ban đầu để mua cùng một số lượng cổ phiếu nhất định. Do đó, sự biến thiên của
của cung tiền, dẫn đến tình trạng lạm phát, sẽ làm ảnh hưởng đến tồn thị trường
chứng khốn.
2.2.2.
Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản.
Thuyết ưa chuộng tính thanh khoản là một trong những lý luận liên quan đến
nhu cầu tiền tệ mà John Maynard Keynes đã giới thiệu trong tác phẩm nổi tiếng "Lý
thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ" và trở thành một trong những lý luận
quan trọng của kinh tế học Keynes.
Nội dung của lý luận này là nhu cầu về tiền mặt của người ta gồm hai bộ
phận. Một bộ phận là nhu cầu tiền mặt cho giao dịch. Lượng cầu tiền mặt này là hàm
số thuận của thu nhập. Con người kinh tế điển hình hễ có thu nhập nhiều hơn thì tiêu
dùng nhiều hơn. Bộ phận cịn lại là nhu cầu tiền mặt cho mục đích đầu cơ. Lượng
cầu tiền mặt thứ hai này là hàm số nghịch của lãi suất. Lãi suất càng hấp dẫn thì
người ta càng ít giữ tiền mặt. Lãi suất kém hấp dẫn thì có xu hướng giữ tiền mặt
nhiều hơn. Nói cách khác, lãi suất chính là cái giá để người ta hy sinh sự ưa chuộng
tính thanh khoản của tiền mặt.
Phần thu nhập kiếm được nếu không đem tiêu dùng mà để đấy dưới dạng tiền
mặt thì khơng sinh lời. Muốn nó sinh lời thì phải đem đầu tư vào đâu đó, chẳng hạn
mua chứng khốn. Giữ tiền mặt thì có cái lợi là tính tính thanh khoản cao. Cịn nếu
mua chứng khốn thì lại được cái lợi là sinh lãi. Những người lạc quan thì dự tính giá
chứng khốn lên (lãi suất giảm) sẽ từ bỏ tiền mặt và mua chứng khốn. Những người
bi quan thì dự tính giá chứng khoán giảm (lãi suất tăng) sẽ bán chứng khoán đang
giữ đi và nhận tiền mặt về. Chứng khoán sẽ di chuyển từ tay người bi quan sang tay
người lạc quan. Giá chứng khoán rốt cục cùng bị quy định bởi cả những người lạc
quan mua vào và những người bi quan bán ra. Và lãi suất cũng bị quy định cùng bởi
mức độ thích tiền mặt của hai loại người này. Tất cả sự thay đổi này đều dẫn đến sự
tác động của lãi suất đến thị trường chứng khoán.
2.2.3.
Lý thuyết rủi ro thanh khoản.
Theo Rudolf Duttweiler, thanh khoản đại diện cho khả năng thực hiện tất cả
các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Do thực hiện bằng tiền mặt, thanh khoản chỉ
liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh
tốn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản.
Dưới góc độ chứng khoán, thanh khoản là khả năng nhà đầu tư có thể chuyển
nhượng lại số cổ phần đang nắm giữ cho người khác trong thời gian nhanh nhất với
chi phí thấp nhất có thể. Khi tình trạng thiếu thanh khoản kéo dài sẽ dẫn đến rủi ro
thanh khoản cho những nhà đầu tư. Chính vì lí do đó, họ sẽ hạn chế nắm giữ các loại
cổ phiếu này, hoặc sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn, giá mua thấp hơn. Với một thị trường
chứng khốn có nhiều cơng ty có cổ phiếu mang tính thanh khoản kém, điều này sẽ
tác động trực tiếp tâm lý nhà đầu tư e ngại nắm giữ, dẫn đến chỉ số giá của toàn thị
trường đi xuống.
2.2.4.
Lý thuyết hiệu quả kinh tế theo qui mô.
Lợi thế kinh tế nhờ qui mô là lợi thế chi phí được các cơng ty đạt được khi
sản xuất trở nên hiệu quả. Các cơng ty có thể đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô
bằng cách tăng sản xuất và giảm chi phí. Điều này xảy ra bởi vì chi phí được phân bổ
cho một số lượng lớn hàng hóa. Lợi thế kinh tế nhờ qui mơ là một khái niệm quan
trọng đối với mọi doanh nghiệp trong bất kì ngành nào và thể hiện lợi thế tiết kiệm
chi phí và lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp lớn có được so với các doanh
nghiệp nhỏ hơn.
Tương tự, trong thị trường chứng khốn, các doanh nghiệp có qui mô lớn về
vốn và tài sản sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư.
Bằng sự cam kết về tài chính, danh tiếng có được, các nhà đầu tư sẵn sàng nắm giữ
cổ phiếu của các công ty này với một mức giá cao, lãi suất thấp. Nhưng đổi lại, họ sẽ
có được sự an tồn trong dài hạn. Ngược lại, các cơng ty có qui mơ nhỏ sẽ phải tốn
nhiều chi phí hơn trong việc cam kết lãi suất, xây dựng hình ảnh để thu hút nguồn
vốn. Các nhà đầu tư cũng sẽ dè chừng trong việc nắm giữ cổ phiếu của họ, mua với
giá thấp để tránh rủi ro trong dài hạn. Vậy, liệu lý thuyết này có thực sự đúng với thị
trường chứng khốn Việt Nam, khi có càng nhiều cơng ty có qui mơ lớn, thì giá trị
của càng thị trường sẽ càng cao.
2.2.5.
Lý thuyết tín hiệu.
Lý thuyết tín hiệu cho rằng, có một sự bất đối xứng thơng tin giữa những nhà
quản lý và các nhà đầu tư. Chính sự bất đối xứng thơng tin này gây ra dự đoán khác
nhau giữa các nhà quản lý và các nhà đầu tư hoặc giữa các nhà đầu tư với nhau. Theo
Grinblatt & Titman (2002), các nhà quản lý không thể công bố tất cả các thông tin về
doanh nghiệp vì một lý do nào đó, một trong số đó là các đối thủ cạnh tranh sẽ dùng
những thông tin đó như một lợi thế. Điều này dẫn đến sự bất đối xứng thông tin giữa
các nhà đầu tư và các nhà quản lý.
Một số thị trường đặc trưng bởi sự khác biệt thông tin giữa người mua và
người bán như thị trường chứng khoán, đặc biệt là bất đối xứng thơng tin chứa đựng
trong đó, là một thị trường khơng hồn hảo. Chính sự bất đối xứng thơng tin là lý do
làm cho giá trị mong đợi của cổ phiếu thay đổi khi thông tin mới được đưa ra. Với sự
bất đối xứng thông tin, nhà đầu tư phải quyết định mua, hay bán, hay giữ lại số cổ
phiếu đang nắm giữ. Chỉnh việc này đã tác động đến số lượng cổ phiếu giao dịch
hàng ngày trên thị trường.
2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
2.3.1.
Tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán.
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ theo thời gian và
sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và đầu tư của dân cư.
Lạm phát thường được đo qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Quan sát từ những nước phát triển có thể thấy lạm phát và thị trường chứng
khốn có mối quan hệ nghịch chiều, bởi lẽ xu hướng của lạm phát xác định tính chất
tăng trưởng. Lạm phát tăng cao ln là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nóng báo
động sự tăng trưởng kém bền vững, trong khi thị trường chứng khoán như chiếc
nhiệt kế đo sức khoẻ nền kinh tế.
Khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hoặc
gửi tiền trong ngân hàng mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ
mạnh... khiến một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản
chết. Thiếu vốn đầu tư, khơng tích luỹ để mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của
doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung sẽ chậm lại. Lạm phát tăng cao
còn ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp: dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi,
chia sẻ cổ tức nhưng tỷ lệ cổ tức không thể bù đắp cho tỉ lệ lạm phát, dẫn đến kém
hấp dẫn nhà đầu tư. Điều này khiến đầu tư chứng khốn khơng cịn là kênh sinh lợi.
Leeb và Conrad (1996) đã thống kê tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng của thị
trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn từ năm 1929 đến năm 1981 và nêu mối liên
hệ: “Lạm phát tăng cao luôn là kẻ thù của thị trường cổ phiếu”. Kết quả này hoàn
toàn phù hợp với bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm của Gan, Lee và Zhang
(2006); Jiranyakul (2009).
Tuy nhiên, Thasker và cộng sự (2009) khi nghiên cứu tác động của các biến
số kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu tại Malaysia lại phát hiện ra một điều thú vị, đó là
trong cân bằng dài hạn thì giữa lạm phát và giá cổ phiếu có mối quan hệ thuận chiều.
2.3.2.
Tác động của lãi suất đến thị trường chứng khoán.
Lãi suất là chi phí phải trả của người đi vay cho việc sử dụng nguồn vốn của
người cho vay. Lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng, phát triển của nền kinh tế.
Về cơ bản, lãi suất có tác động ngược chiều với thị trường chứng khoán, thể
hiện ở 2 trường hợp sau:
Khi lãi suất tăng sẽ tác động tiêu cực lên thị trường chứng khốn. Vì lãi suất
tăng làm giảm các nhu cầu chi tiêu, mua sắm của người tiêu dùng, làm doanh nghiệp
khó khăn hơn trong việc vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mơ. Từ đó
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của công ty và các chứng
khốn đó sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn.
Khi giảm lãi suất sẽ tác động tích cực lên giá cổ phiếu. Vì khi đó giá cổ phiếu
sẽ trở nên rẻ hơn, giúp các công ty dễ huy động nguồn vốn đầu tư, cũng như làm
giảm chi phí cho cơng ty khi sử dụng địn bẩy tài chính. Từ đó lợi nhuận công ty sẽ
được cải thiện, làm tăng giá cổ phiếu.
Mahmudul và Salah Uddin (2009) với nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi
suất và giá cổ phiếu ở các nước phát triển và đang phát triển. Kết quả nghiên cứu cho
thấy lãi suất có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu ở 14 nước (ÚC, Bangladesh,
Canada, Chile, Colombia, Đức, Ý, Jamaica, Nhật, Malaysia, Mexico, Nam Phi, Tây
Ban Nha và Venezuela), ngoại trừ trường hợp của Philipines. Một số nghiên cứu
khác cũng có cùng kết quả về tác động của lãi suất đến giá cổ phiếu như: Fama
(1981), Mohammad và cộng sự (2009), Christopher Gan (2006), Rahman, Sidek và
Tafri (2009)..
2.3.3.
Tác động của cung tiền đến thị trường chứng khoán.
Tác động cơ bản của cung tiền và thị trường chứng khốn là cùng chiều được
thể hiện thơng qua chính sách tiền tệ.
Với chính sách tiền tệ mở rộng: nếu lượng cung tiền mở rộng sẽ dẫn đến một
sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hoá cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản
tài chính mà chứng khốn là một trong số đó. Khi lượng cung tiền tăng, thanh khoản
vượt trội sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khốn khá mạnh do tác động của chính
sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp. Chính sách mở rộng tiền tệ làm giảm lãi
suất của nền kinh tế, làm giảm lãi suất chiết khấu của chứng khốn qua đó làm tăng
giá kỳ vọng và tăng thu nhập.
Với chính sách tiền tệ thắt chặt: lãi suất sẽ tăng cao, qua đó có tác động xấu
cho thị trường chứng khốn. Thứ nhất, làm giảm giá của chứng khoán do làm tăng
lãi suất chiết khấu trong mơ hình định giá. Thứ hai, làm cho các chứng khoán thu
nhập cố định trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn làm giảm thanh khoản vào cổ phiếu.
Thứ ba, làm giảm xu hướng vay mượn để đầu tư vào chứng khốn. Thứ tư, làm tăng
chi phí vận hành doanh nghiệp do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
Một sự gia tăng trong cung tiền sẽ làm gia tăng thanh khoản và tín dụng cho
nhà đầu tư cổ phiếu dẫn đến giá các chứng khoán cao hơn. Đây là lời giải thích đầu
tiên về mối quan hệ giữa cung tiền và thu nhập chứng khoán được Friedman và
Schwartz đưa ra năm 1963.
Các nghiên cứu khác của Jiranyakul (2009), Mukhejee và Naka (1995), Kwon
và Shin (199), Sellin (2001) cũng cho thấy rằng một cú sốc cung tiền tích cực sẽ dẫn
đến một sự gia tăng trong giá của cổ phiếu. Họ cho rằng một sự thay đổi trong cung
tiền sẽ cung cấp thông tin cho nhu cầu về tiền. Nếu cung tiền tăng, có nghĩa là dịng
tiền được đưa vào lưu thơng sẽ tăng, dẫn đến tín hiệu tích cực cho hoạt động kinh tế,
kéo theo đó là tâm lý nhà đầu tư tin tưởng vào sự tăng trưởng của các công ty, và đầu
tư vào kênh chứng khốn nhiều hơn.
Nhưng khơng phải bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cung tiền tăng cũng sẽ tác
động đến giá cổ phiếu. Humpe và Macmillan (2007) khi nghiên cứu trên thị trường
Mỹ đã nhận thấy rằng trong dài hạn giữa cung tiền và giá cổ phiếu có sự tương quan
không đáng kể (mặc dù tương quan thuận)
2.3.4.
Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngồi đến thị trường chứng
khốn.
Giống như những khoản đầu tư khác, khi nguồn vốn đầu tư gián tiếp chảy vào
một quốc gia cũng mang theo những tác động tích cực lẫn tiêu cực.
về tác động tích cực, việc làm này sẽ góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị
trường vốn nội địa và làm giảm chi phí vốn thơng qua việc đa dạng hố rủi ro, thúc
đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa.
Tuy nhiên, nếu dòng vốn đầu tư gián tiếp vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp
nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển q nóng (bong bóng), nhất là các thị trường tài
sản tài chính của nó. Dịng vốn này có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh,
nên nó sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng
hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền
kinh tế, làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, thúc đẩy cải