Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.55 KB, 64 trang )

ịl

...
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
******

HUỲNH THẢO NGUYÊN

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
******

HUỲNH THẢO NGUYÊN

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã ngành: 8380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu


dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại” là công trình nghiên cứu độc lập
khơng có sự sao chép của người khác. Luận văn này do chính tơi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn của TS. Dương Kim Thế Nguyên.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ tại một cơng trình khoa học nào. Các thơng tin, tài liệu
trong luận văn đã được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên cơng trình, thời gian, địa
điểm cơng bố.
Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài
luận văn của mình.
Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 05 năm 2020
Người cam đoan

HUỲNH THẢO NGUYÊN


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC...................................................................................................TRANG

1.1.......................................................................................................................
1.2.

SỰ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI


NGƯỜI

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


5

PHẦN MỞ ĐẦU
ĩ

1

ĩ

_



. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, nền kinh tế nước ta đã có những bước

phát triển ấn tượng trong việc kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ. Cụ thể, nước ta
có tốc độ tăng trưởng tài sản lớn nhất thế giới là 210% 1. Một số mặt hàng xuất khẩu
cũng giữ vị trí cao trên thế giới như: xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới 2, xuất khẩu
gạo xếp thứ 3 trên thế giới 3, xuất khẩu thủy sản xếp thứ 3 trên thế giới 4, nằm trong
nhóm 10 nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới 5. Việt Nam là quốc gia
đứng thứ 6 thế giới và đứng đầu châu Á về tốc độ phát triển du lịch giới (với 2 trong
10 nơi đẹp nhất hành tinh là Vịnh Hạ Long và hang Sơn Đng) 6. Bên cạnh đó, Việt
Nam cịn nằm ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất

thế giới7.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế để nước ta đạt được sự phát
triển ấn tượng như vậy. Trong nhiều yếu tố đó, phải kể đến sự ảnh hưởng của quảng
cáo thương mại - một trong những hoạt động của xúc tiến thương mại. Quảng cáo
thương mại ở nước ta ra đời cách đây đã lâu. Có thể nói từ sau năm 1986, kinh tế
nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Từ đó, thị trường mua bán được mở rộng với sự xuất hiện của
nhiều loại sản phẩm và dịch vụ. Sự cạnh tranh giữa những nhà kinh doanh sản phẩm
1
Jeff Desjardins. Chú thích địa chỉ trang web. “Visualizing a Global Shift in Wealth Over 10
Years” (26/1/2018) (truy cập ngày 3/12/2018)
2
Benjamin Elisha Sawe. Chú thích địa chỉ trang web. “The World's Top Black Pepper
Producing Cointries” (25/4/2017) (truy cập ngày 3/12/2018)
3Data visualized by Tableau software. Chú thích địa chỉ trang web. “Principal rice exporting
countries worldwide in 2017/2018” (in 1,00 metric tons) (2018) (truy cập ngày
3/12/2018)
4
Oishimaya Sen Nag. Chú thích địa chỉ trang web. “Top Fish And Seafood Exporting
Countries” (25/4/2017) (truy cập ngày 3/12/2018)
5 WTO. Chú thích địa chỉ trang web. “World Trade Statistical Review 2017” (2017)
(truy cập ngày 3/12/2018)
6
Vy An. Chú thích địa chỉ trang web. “Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về tốc độ phát triển du
lịch” (11/8/2017) https ://dulich.vnexpress.net (truy cập ngày 3/12/2018)
7 Greg Portell, Osamu Goto, Mirko Warschun. Chú thích địa chỉ trang web. “Global Retail
Development Index” (2017) (truy cập ngày 3/12/2018)


6


và cung ứng dịch vụ ngày càng lớn. Để đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ
của người tiêu dùng; các nhà kinh doanh đã tiến hành quảng cáo thương mại.
Đến nay, quảng cáo thương mại là một công cụ quan trọng hỗ trợ cho nhà
kinh doanh trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ; tạo dựng thương hiệu; cũng như
đưa thơng tin hàng hóa - dịch vụ đến người tiêu dùng. Đồng thời, quảng cáo thương
mại còn tạo hiệu ứng tâm lý tác động lên người tiêu dùng làm cho họ mua sản phẩm
hay sử dụng dịch vụ của các nhà kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh sôi động như hiện nay, những
nhà kinh doanh nếu muốn đạt lợi nhuận cao thì phải tận dụng tối đa những lợi ích mà
quảng cáo thương mại đem lại. Bởi vì quảng cáo thương mại có ảnh hưởng lớn đến
quyết định của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong quan hệ quảng cáo thương mại, bên
quảng cáo lại là bên có nhiều lợi thế hơn so với người tiêu dùng bởi các ưu thế về tài
chính, kiến thức chun mơn, sự am hiểu đối với chính sản phẩm, dịch vụ mà mình
kinh doanh. Cịn người tiêu dùng thường chỉ tiếp nhận quảng cáo một cách thụ động.
Thế nên họ có thể sẽ mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ theo hướng mà những nhà
kinh doanh hướng họ theo - thông qua quảng cáo thương mại.
Hơn thế nữa, việc quảng cáo thương mại lại được thực hiện với nhiều hình
thức và quy mơ khác nhau thơng qua những phương tiện như: báo, tạp chí, đài phát
thanh, truyền hình, internet, thư tính, di động, hội chợ, triển lãm thương mại, quảng
cáo tại điểm bán hàng, quảng cáo ngồi trời hay quảng cáo trên bao bì sản phẩm.
Đây là một ưu điểm để phát triển kinh tế. Khi những nhà kinh doanh lợi dụng việc
quảng cáo thương mại nhằm mục đích kiếm lợi mà gây ra thiệt hại cho người tiêu
dùng, mà pháp luật lại chưa thực sự hoàn thiện để điều chỉnh mối quan hệ giữa người
tiêu dùng với bên cịn lại, thì đây là một việc ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu
dùng.
Để bảo vệ người tiêu dùng nói chung, trong đó có bảo vệ người tiêu dùng
trong hoạt động quảng cáo thương mại nói riêng, từ năm 1999, Việt Nam đã ban
hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sau đó Pháp lệnh này được thay



7

thế bằng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Trong lĩnh vực quảng
cáo, từ năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 194/CP ngày 31 tháng 12
năm 1994 quy định về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam. Nghị định này
sau đó được thay thế bằng Pháp lệnh quảng cáo được ban hành năm 2001. Về sau,
hoạt động quảng cáo chính thức được quy định chi tiết hơn tại Luật Quảng cáo năm
2012.
Nhiều năm trôi qua, lĩnh vực quảng cáo thương mại đã phát sinh thêm nhiều
vấn đề mà pháp luật chưa điều chỉnh, hay có quy định điều chỉnh nhưng đã khơng
cịn phù hợp với tình hình hiện tại. Đơn cử như các quy định về trách nhiệm của chủ
thể là người đại diện quảng cáo thương mại; hay là những mặt hàng có tác động tiêu
cực đến người tiêu dùng nhưng chưa được pháp luật quy định thống nhất trong hoạt
động quảng cáo như bia và những đồ uống có cồn khác. Bên cạnh đó cịn một số
vướng mắc khác mà tác giả sẽ đề cập đến ở phần sau của luận văn. Có thể nói, pháp
luật vẫn chưa bảo vệ được trọn vẹn lợi ích cho người tiêu dùng.
Với tình hình đó, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
trong hoạt động quảng cáo thương mại” để thực hiện Luận văn Thạc sĩ Luật học
chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại
học Quốc Gia TP.HCM khơng chỉ với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu; trình bày
những ý kiến, quan điểm về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong quảng cáo thương
mại mà cịn mong muốn góp phần hồn thiện cho cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan
hệ giữa người tiêu dùng và bên quảng cáo còn nhiều phức tạp hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nước ta hiện nay đang sử dụng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm
2010 và những văn bản hướng dẫn thi hành luật này để bảo vệ người tiêu dùng tránh
được những thiệt hại khi mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ tiêu dùng. Mặt khác,
người tiêu dùng còn được bảo vệ bởi những quy định pháp luật trong từng lĩnh vực
liên quan cụ thể khác. Vì thế nên trong quan hệ quảng cáo thương mại, người tiêu

dùng vừa được bảo vệ bởi những quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, vừa được bảo vệ bởi những quy định pháp luật về quảng cáo thương mại.


8

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời năm 2010 kịp thời thay thế Pháp
lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 mà khi Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm
1999 khơng cịn phù hợp nữa. Thế nhưng đã qua thời quan 10 năm kể từ khi Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cùng với những văn bản pháp luật khác
liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng ở lĩnh vực quảng cáo ra đời, pháp luật về bảo
vệ người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại lộ ra nhiều hạn chế, thiếu
sót. Người tiêu dùng vẫn chưa được bảo vệ một cách trọn vẹn trước những quảng cáo
thương mại tác động tiêu cực đến đời sống của họ.
Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong quan hệ quảng cáo thương mại. Những nghiên cứu đó được thể hiện dưới
nhiều hình thức như: luận văn, cơng trình nghiên cứu, sách hoặc bài viết. Có thể kể
đến:
Luận văn Thạc sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, của Nguyễn Thị Như bảo vệ năm 2008 tại
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp
luật về bảo vệ quyền của người tiêu dùng - Thực trạng và một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật”, của Dương Thúy Diễm bảo vệ năm 2009 tại Trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh. Hai luận văn này nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng nói chung nhưng khơng đề cập đến quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
quảng cáo. Hơn nữa, các nghiên cứu này thực hiện đã lâu nên thiếu sự cập nhật đối
với những thay đổi nhanh chóng của hoạt động thương mại nói chung và quảng cáo
thương mại nói riêng đang diễn ra ở nước ta trong thời gian gần đây.
Luận văn Thạc sĩ Luật học “Bảo vệ người tiêu dùng trước quảng cáo gian
dối”; của Lê Thị Ngọc Hân bảo vệ năm 2014 tại Trường Đại học Kinh tế -Luật, Đại

học quốc gia TP.HCM. Luận văn đề cập đến những vấn đề lý luận cũng như là quy
định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trước quảng cáo gian dối. Mặc khác,
tác giả tiến hành đánh giá hoạt động xử lý hành vi quảng cáo gian dối để thấy được
sự bất hợp lý trong quy định của pháp luật, từ đó có những đề xuất để hoàn thiện hơn
hệ thống pháp luật về bảo vệ người lợi người tiêu dùng trước quảng cáo gian dối.


9

Tuy nhiên, luận văn này chỉ nghiên cứu đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi sự
gian dối của quảng cáo tác động tiêu cực đến lợi ích của họ.
Luận văn Thạc sĩ Luật học “Bảo vệ người tiêu dùng đối với hành vi quảng
cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam”, của Nguyễn Bảo
Ngọc bảo vệ năm 2016 tại Trường Đại học Kinh tế - Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn này tìm hiểu và nghiên cứu về bảo vệ người tiêu dùng khi các nhà kinh
doanh vì cạnh tranh khơng lành mạnh với nhau mà đưa ra những quảng cáo ảnh
hưởng xấu đến quyền lợi người tiêu dùng.
Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại”,
của Nguyễn Thị Tâm bảo vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội đã đề cập đến
sự lỗi thời và tính khơng khả thi của quy định về quảng cáo thương mại. Đồng thời
cũng phân tích sự khơng hợp lý trong công tác quản lý hoạt động quảng cáo thương
mại. Từ đó, đề xuất nguyên tắc chung đã được khẳng định trong các văn bản có giá
trị pháp lý cao của nhà nước.
Ngồi ra, cịn có nhiều bài viết liên quan như:
Quyển sách “Nghiên cứu người tiêu dùng - Những vấn đề về việc bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” của Đoàn Văn Trường xuất bản năm 2003,
nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật viết về những tâm lý, thị hiếu và nhu cầu của
người tiêu dùng ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ của những
nhà kinh doanh. Đồng thời, tác giả còn đề cập đến quyền của người tiêu dùng; vấn đề
giáo dục người tiêu dùng cũng như là kinh nghiệm bảo vệ người tiêu dùng của thế

giới và hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam. Sách cũng có nội dung liên
quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo nhưng là một phần
rất nhỏ. Đó là thực trạng quảng cáo được dán ở những nơi công cộng hoặc những
tấm biển quảng cáo siêu vẹo, méo mó trở thành “đống rác quảng cáo” và sự sai lệch
về giá của sản phẩm trên thực tế so với giá của sản phẩm trong quảng cáo.
Quyển sách “Hỏi - đáp về luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của nhóm
tác giả Trường Hồng Quang và Trần Thị Quang Hồng được xuất bản năm 2012, nhà


10

xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội là sách dưới hình thức hỏi và trả lời những vấn
đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong số những câu hỏi đó, có
hai câu hỏi liên quan đến hoạt động quảng cáo. Thứ nhất, đó là bảo vệ người tiêu
dùng đối với quảng cáo các loại hàng hóa đặt biệt mà trong sách nói đến là những
loại sản phẩm, dịch vụ bị cấm quảng cáo. Thứ hai, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng đối
với quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm thuộc về Điều 21 của Thông tư 06/2011/TT- BYT
ngày 27 tháng 12 năm 2007 quy định về quản lý mỹ phẩm.
Các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành Luật tại Việt Nam
cũng có những bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong đó có thể kể đến như:
Bài viết “Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng”, của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh đăng trên tạp chí Luật học năm 2010 số 11,
tr. 3-11 viết về tổng quan hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
hiện hành và hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của pháp luật Việt
Nam là thiếu tính cụ thể, quy định trong các văn bản còn trùng lập và mâu thuẫn
nhau, chưa có sự phối và phân cơng rõ trách nhiệm của từng cơ quan có thẩm quyền,
bất cập trong quy định về tổ chức, hoạt động của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng,
chưa thật sự bảo vệ trọn vẹn lợi ích của người tiêu dùng và những chế tài đối với
hành vi vi phạm chưa hợp lý.
Bài viết “Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo theo

pháp luật một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác
giả Vũ Phương Đơng đăng trên tạp chí Luật học năm 2011 số 11, tr. 3-8 đã tìm hiểu
và nghiên cứu về quản lý nhà nước của một số nước trên thế giới. Sau đó, tác giả
chia cơ quan quản lý hoạt động quảng cáo làm 3 hình thức chủ yếu: Thứ nhất, cơ
quan nhà nước ban hành các quy định pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý hoạt
động quảng cáo thương mại. Thứ hai, cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động quảng
cáo chịu trách nhiệm với quảng cáo mình thực hiện trước cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Và cuối cùng là cơ quan, tổ chức độc lập với cơ quan quản lý nhà nước và
bên thực hiện quảng cáo, chịu trách nhiệm kiểm duyệt và quản lý hoạt động quảng
cáo.


11

Bài viết “Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo - Thực
trạng và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Thị Dung đăng trên tạp chí Luật học
năm 2011 số 12, tr. 10-16 có nội dung về thực trạng những thủ tục hành chính phức
tạp gây khó khăn cho việc tiến hành quảng cáo của bên quảng cáo, quản lý hoạt động
quảng cáo chưa phối hợp tốt giữa hai cơ quan Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và
Truyền thông. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến việc nhà nước ta thực hiện việc
chia cấp để quản lý hoạt động quảng cáo chưa được hiệu quả. Từ đó, tác giả đề xuất
hướng hồn thiện những quy định của pháp luật để khắc phục những tình trạng trên.
Những bài viết nêu trên được viết cách đây khá lâu, cũng dần trở nên lạc hậu
với tình hình bảo vệ người tiêu dùng trong tình hình hiện nay trong hoạt động quảng
cáo thương mại.
Bài viết “Hoạt động quảng cáo bị cấm theo pháp luật hiện hành - bất cập và
kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Thị Yến đăng trên tạp chí Luật học năm
2014 số 9, tr. 47-52 đề cập đến trường hợp mâu thuẫn giữa Luật Quảng cáo và Luật
Thương mại khi mà hai luật này quy định không giống nhau đối với số phần trăm của
nồng độ cồn trong rượu, một trong những trường hợp pháp luật quy định cấm quảng

cáo. Đồng thời cũng nói đến việc khó thẩm định đối với những hành vi quảng cáo
trái truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục.
Bài viết “Pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam - những bất cập và kiến nghị
hoàn thiện” của tác giả Phan Thị Lan Phương được đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 10, kỳ 2 tháng 5/2018 đã làm nổi bật lên những bất cập của pháp luật về
quảng cáo ở Việt Nam như: Quy định về quảng cáo trên truyền hình và mạng internet
còn thiếu cụ thể, quy định về các loại hàng hóa đặc biệt bị cấm quảng cáo cịn mâu
thuẫn, quy định về xin cấp phép xây dựng cơng trình quảng cáo chưa thống nhất,
đồng bộ, quy định về trách nhiệm của đại diện thương hiệu quảng cáo còn bị bỏ ngỏ,
quy định của văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo năm 2012 về xác nhận nội
dung quảng cáo trái với Luật.
Xét một cách tổng thể, có thể thấy đã có rất nhiều nghiên cứu hoặc bài báo
khoa học đã khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi người


12

tiêu dùng, tuy nhiên, những nghiên cứu về vấn đề này trong từng lĩnh vực cụ thể
chưa nhiều. Cụ thể là việc nghiên cứu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước những
quảng cáo thương mại gây thiệt hại còn ít. Nhận thức được điều đó, tác giả đã tìm
hiểu nhằm kế thừa những kết quả đạt được, mặt khác nghiên cứu sâu vấn đề “Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại”.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của Luận văn này là hướng tới việc hoàn thiện các quy định của
pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại tại Việt Nam dưới góc nhìn
của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể sau đây:

Thứ nhất, luận văn có nhiệm vụ hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bảo vệ
người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại, trong đó, tập trung làm rõ
bản chất pháp lý của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động
quảng cáo thương mại.
Thứ hai, luận văn tập hợp, hệ thống hóa, phân tích và làm rõ hệ thống các quy
định pháp luật Việt Nam hiện nay về bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động quảng
cáo thương mại.
Thứ ba, luận văn nghiên cứu và đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại, từ đó phát
hiện những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật và những hạn chế bất cập
trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật để từ đó đề xuất các hướng hoàn
thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo
thương mại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


13

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn các quy định của pháp luật Việt Nam về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại và thực tiễn
thực hiện các quy định này
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Quảng cáo thương mại là cầu nối giữa bên quảng cáo và người tiêu dùng,
cũng như giữa các nhà kinh doanh với nhau, giúp cho các doanh nghiệp nắm được
thế mạnh của nhau, từ đó thúc đẩy sự hợp tác liên kết, hoặc cạnh tranh trên thị
trường.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ chỉ xét đến những vấn đề liên quan đến
bên quảng cáo và người tiêu dùng, tìm hiểu hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong hoạt động này ở Việt Nam. Như vậy, phạm vi nghiên cứu được

xác định như sau:
Về không gian: đề tài nghiên cứu các quy định và thực thi quy định về bảo vệ
người tiêu dùng trong quảng cáo thương mại tại Việt Nam nói chung mà khơng giới
hạn tại phạm vi một địa phương cụ thể nào của Việt Nam.
Về thời gian: các số liệu, thơng tin, tình huống được thu thập nhằm phục vụ
cho việc nghiên cứu đề tài này là các số liệu, thống tin, tình huống được ghi nhận
thời điểm từ khi Luật Quảng cáo có hiệu lực thi hành (năm 2012) cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã thực
hiện những phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, gồm:
Phương pháp so sánh: phương pháp này dùng để so sánh các khái niệm trong
lý luận với những khái niệm trong quy định của pháp luật, so sánh giữa các quy định
pháp luật trong những văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực và những văn
bản quy phạm pháp luật trước đó, đồng thời tiến hành so sánh những quy định pháp
luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng cùng điều chỉnh một vấn đề. Phương pháp
này được sử dụng chủ yếu ở chương 1.


14

Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp phân tích dùng để phân
tích các khái niệm, những vấn đề về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt
động quảng cáo thương mại trong dưới góc độ lý luận và góc độ pháp luật. Từ đó, sử
dụng phương pháp tổng hợp để tiến hành đánh giá, kết luận những vướng mắc ở
những quy định pháp luật nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại. Phương pháp này
được sử dụng ở tất cả các chương của luận văn.
Phương pháp diễn giải quy nạp: phương pháp này dùng để diễn giải những
nội dung, trích dẫn liên quan sau đó quy nạp chúng về vấn đề mà luận văn cần làm rõ
trong từng chương. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở tất cả các chương của

luận văn.
Phương pháp hệ thống hóa: phương pháp này dùng để trình bày những nội
dung của luận văn theo một trình tự, bố cục hợp lý từ việc kế thừa những kết quả của
các nghiên cứu trước đó và phát triển nội dung mới được xác định trong luận văn.
Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn.
6. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm các phần sau: lời nói đầu, phần nội dung, phần kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung luận văn có kết cấu 2 chương,
cụ thể:
Chương 1. Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt
động quảng cáo thương mại
Chương
dùng
trong
2. Quy
hoạt
định
động
pháp
quảng
luật
cáo
vềthương
bảo vệmại
quyền
- thực
lợi người
trạng tiêu

kiến

nghị.


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
1.1.
1.1.1.

KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
Khái niệm quảng cáo thương mại

Quảng cáo thương mại là một công cụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh.
Quảng cáo thương mại giúp xúc tiến hoạt động bán hàng cũng như mang lại lợi
nhuận cho cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, quảng cáo
thương mại cũng thúc đẩy khách hàng biết thêm nhiều thơng tin về sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ mà các nhà kinh doanh cung cấp. Thông qua quảng cáo thương mại ,
khách hàng có thể tìm được những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu
của mình.
Với chức năng đó, quảng cáo thương mại đã xuất hiện từ rất sớm cùng với sự
ra đời và phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua thời gian, nó cũng được
con người biết đến bằng nhiều định nghĩa khác nhau. Chính vì lẽ đó, khái niệm về
quảng cáo thương mại đã được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác
nhau như:
Trong từ điển Hán Việt, quảng cáo có nghĩa là tuyên truyền, giới thiệu bằng
nhiều hình thức về hàng hóa, dịch vụ hay về hãng kinh doanh những hàng hóa đó
nhằm hấp dẫn và thuyết phục người mua để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa.8
Theo như giáo trình Marketing căn bản do GS.TS Trần Minh Đạo chủ biên có
định nghĩa về quảng cáo như sau: “Quảng cáo là những hình thức truyền thông tin
không trực tiếp, phi cá nhân, được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin

phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí”.9
Theo Philip Kotler, chuyên gia trong ngành Marketing nói chung và ngành
quảng cáo nói riêng lại đưa ra một khái niệm khác về quảng cáo. Ơng định nghĩa:
“Quảng cáo là một hình thức trình bày gián tiếp và khuếch trương ý tưởng, sản phẩm
8Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thơng tin, trang 432.
9Trần Minh Đạo (2013), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 127.


hay dịch vụ được người tài trợ trả tiền”.10
Theo hiệp hội Marketing Mỹ (AMA): “Quảng cáo là bất cứ loại hình nào của
sự hiện diện khơng trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng hành động mà người
ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo”. 11
Như vậy, có thể hiểu quảng cáo là hình thức tun truyền để thực hiện việc
giới thiệu thông tin về công ty, sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng nào đó. Quảng cáo là
hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người. Trong đó, người muốn
truyền tải thơng tin phải thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa
thông tin đến người tiếp nhận thông tin. Quảng cáo là việc các nhà kinh doanh tác
động tới hành vi, thói quen mua hàng của khách hàng nói chung và người tiêu dùng
nói riêng.
Những định nghĩa trên tuy có khác nhau nhưng nhìn chung đều khẳng định
hoạt động quảng cáo có hai yếu tố cơ bản là thơng tin quảng cáo và mục đích quảng
cáo. Mục đích chính của việc quảng cáo là để thông báo tới mọi người về một sản
phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi nhà kinh doanh, thuyết phục họ mua sản phẩm
hoặc sử dụng các dịch vụ đó. Sau đó, quảng cáo cịn có tác dụng thuyết phục khách
hàng mua thêm sản phẩm và tiếp tục duy trì thói quen sử dụng dịch vụ đó.
Đối với một số thương nhân thì họ cần đến một lượng lớn các quảng cáo để
có thể vượt qua chướng ngại đến từ đối thủ cạnh tranh khác trong ngành. Khi đó,
quảng cáo sẽ tập trung thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút
khách hàng đang sử dụng sản phẩm được cung cấp bởi hãng khác chuyển sang sử
dụng sản phẩm của mình. Ngoài ra, việc quảng cáo cũng giúp các nhà kinh doanh

thiết lập cho mình một hình ảnh thương hiệu đáng nhớ - điều này sẽ đem đến sự tin
tưởng nhất định cho những khách hàng tiềm năng đối với chất lượng sản phẩm, hàng
hóa hoặc dịch vụ được cung cấp.
Từ đó, quảng cáo được pháp luật định nghĩa như sau: “Quảng cáo là việc sử
10
11

Philip Kotler (2010), Marketing căn bản, NXB Lao động - Xã hội, trang 376.
Nguyễn Tường Huy, Quản trị Marketing - Chiến lược chiêu thị, xem tại:

(truy cập ngày 1/6/2019)


dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
có mục đích sinh lợi hay sản phẩm, dịch vụ khơng có mục đích sinh lợi. Tổ chức, cá
nhân kinh doanh dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm được giới thiệu, trừ tin thời sự, chính
sách xã hội, thông tin cá nhân” (Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012).
Định nghĩa trên cho thấy đối tượng của hoạt động quảng cáo là hoạt động
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng sinh lời hoặc khơng có khả năng mang lại
lợi nhuận cho cá nhân, tổ chức. Quảng cáo không sinh lời là những quảng cáo được
thực hiện cho mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội. Cịn quảng cáo có mục đích sinh
lời của thương nhân trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì được gọi là
quảng cáo thương mại.
Theo Điều 102 Luật Thương mại năm 2005: Quảng cáo thương mại là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt
động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình. Cách định nghĩa này đã liệt kê quảng
cáo thương mại vào một trong các hoạt động xúc tiến thương mại. Theo đó, xúc tiến
thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng
dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu
hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại (Khoản 10 Điều 3 Luật Thương

mại năm 2005).
Như vậy, quảng cáo thương mại được hiểu là một hoạt động thương mại
nhằm thúc đẩy việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ của các nhà kinh doanh
bằng cách giới thiệu đến khách hàng nói chung và người tiêu dùng nói riêng về sản
phẩm của mình. Song song đó, thơng qua quảng cáo thương mại, người tiêu dùng
cũng có cơ hội tìm kiếm những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Tóm lại, quảng cáo thương mại là một hoạt động giới thiệu hàng hóa, cung
ứng dịch vụ được thương nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Như vậy, trong
pháp luật hiện hành quảng cáo thương mại chỉ là một bộ phận của hoạt động quảng
cáo nói chung. Vì lẽ đó mà quảng cáo thương mại bên cạnh việc mang những đặc
điểm chung của hoạt động quảng cáo, còn mang những đặc điểm riêng biệt.


1.1.2.

Đặc điểm của quảng cáo thương mại

Quảng cáo thương mại thực chất là một hoạt động quảng cáo. Vì vậy, quảng
cáo thương mại mang những đặc điểm chung của quảng cáo như quảng cáo mang
tính đơn phương, chỉ có thơng tin từ phía người quảng cáo; quảng cáo khơng chỉ
dành riêng cho cá nhân đơn lẻ mà quảng cáo hướng tới toàn thể mọi người, phục vụ
cho mục tiêu đã định của người quảng cáo; quảng cáo phải thông qua phương tiện
trung gian để truyền tải thông tin đến người tiếp nhận quảng cáo.
Tuy vậy, khác với quảng cáo nói chung và các hoạt động xúc tiến thương mại
khác thì quảng cáo thương mại có các đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, về chủ thể: chủ thể của hoạt động quảng cáo thương mại là thương
nhân. Với bản chất là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, quảng
cáo thương mại khác biệt với quảng cáo nói chung, mặc dù chúng đều có chung đặc
điểm đều là một q trình thơng tin.
Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương

mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo
cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm khác
biệt của quảng cáo thương mại với các quảng cáo phi lợi nhuận khác như: cổ động,
tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước, ...
Thứ hai, về tổ chức thực hiện: do quảng cáo thương mại có tác động rất lớn
đến hoạt động bn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nên thương nhân sử dụng quảng
cáo thương mại để quảng bá hàng hóa, dịch vụ của mình. Thương nhân có thể tự
mình thực hiện các cơng việc cần thiết để quảng cáo thương mại. Trong trường hợp
tự mình khơng có đủ điều kiện để quảng cáo hoặc quảng cáo khơng đạt hiệu quả
mong muốn, thương nhân có quyền th thương nhân khác thực hiện việc quảng cáo
cho mình thơng qua hợp đồng và phải trả chi phí cho việc đó.
Thứ ba, về mục đích của quảng cáo thương mại: mục đích của quảng cáo
thương mại là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ nhằm xúc tiến thương mại, đáp ứng


mục tiêu lợi nhuận và nhu cầu cạnh tranh của thương nhân. Thơng qua các hình thức
truyền đạt thơng tin, thương nhân giới thiệu về các loại hàng hóa, dịch vụ mới, tính
ưu việt về chất lượng, giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu
dung...
Như vậy, thương nhân thơng qua quảng cáo thương mại có thể tạo cho người
tiêu dùng có thêm kiến thức về hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng dễ dàng so sánh
các sản phẩm cùng loại của từng nhà kinh doanh khác nhau thông qua thông tin mà
quảng cáo thương mại mang lại. Quảng cáo thương mại làm người tiêu dùng bị thu
hút bởi hàng hóa, dịch vụ từ việc nhấn mạnh đặc điểm, lợi ích cho đến tính ưu việt
của sản phẩm. Có thể nói đây là những lợi thế mà thương nhân có thể khai thác vì nó
có vai trò rất lớn trong việc định hướng nhu cầu tiêu dùng của tồn xã hội.
1.1.3.

Vai trị của quảng cáo thương mại


Thứ nhất, vai trò của quảng cáo thương mại đối với thương nhân:
Nhờ có quảng cáo thương mại, các thương nhân có thể đưa sản phẩm của
mình đến với người tiêu dùng nhằm tăng sức mua tiêu dùng của người tiêu dùng;
đồng thời mở rộng thị phần của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, bằng việc nâng
cao tần suất và mật độ quảng cáo cho sản phẩm của mình, thương nhân còn nâng cao
giá trị thương hiệu của doanh nghiệp bằng cách tạo ra sự hiện diện thương hiệu
thường xuyên nhằm khắc sâu dấu ấn thương hiệu trong tâm trí khách hàng nói chung
và người tiêu dùng nói riêng.
Ngồi ra, quảng cáo thương mại cịn góp phần hỗ trợ cho việc bán hàng của
thương nhân, giảm được một lượng lớn chi phí phải bỏ ra trong việc phân phối sản
phẩm vì khách hàng sẽ tự tìm đến mua sản phẩm của thương nhân. Nếu các thương
nhân làm tốt công việc truyền tải thông tin về sản phẩm, gây được ấn tượng tốt cho
người tiêu dùng về sản phẩm của mình thì có thể khai thác được thị trường đó một
cách hiệu quả nhất. Quảng cáo thương mại tốt cũng giúp duy trì thương hiệu của
thương nhân trong mắt người tiêu dùng, nó đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ
hình ảnh của thương nhân trước sự cạnh tranh từ các thương nhân khác.


Thứ hai, vai trò của quảng cáo thương mại đối với người tiêu dùng:
Hoạt động quảng cáo thương mại mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn
về hàng hóa, dịch vụ thông qua việc tiếp cận với các thông tin cần thiết về sản phẩm
như thương hiệu, giá cả, địa điểm mua bán sản phẩm, chất lượng, độ an toàn, ...
Quảng cáo thương mại một cách đúng đắn đã góp phần định hướng cho người tiêu
dùng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Thứ ba, vai trò của quảng cáo thương mại đối với xã hội:
Hoạt động quảng cáo phát triển mạnh dẫn đến việc hình thành ngành nghề
quảng cáo. Chính ngành nghề này sẽ thu hút được một lượng lớn lao động góp phần
tạo ra thu nhập cho các thương nhân hoạt động trong ngành quảng cáo nói chung và
người lao động hoạt động trong lĩnh vực này nói riêng, dẫn đến việc đóng thuế theo

quy định, tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước.
Quảng cáo thương mại là phương tiện truyền tải thông tin chủ yếu về hàng
hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng. Chính vì thế, nguồn thơng tin được đưa tới
người tiêu dùng thơng qua quảng cáo sẽ kích thích họ có nhu cầu mua sản phẩm,
dịch vụ. Qua đó, thương nhân sẽ bán được nhiều hàng hóa hơn, có thêm vốn để mở
rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thành nên một nền kinh
tế thị trường với nhiều loại sản phẩm, dịch vụ hơn, chất lượng hơn. Thực hiện quảng
cáo thương mại một cách đúng đắn cũng góp phần tạo nên một mơi trường cạnh
tranh lành mạnh giữa các nhà kinh doanh với nhau cũng như là bảo vệ được quyền
lợi của người tiêu dùng, góp phần tạo nên sự bình ổn trong xã hội.
1.2.

KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

“Người tiêu dùng” là một khái niệm đã tồn tại khá lâu trên thế giới. Theo
pháp luật Việt Nam, Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì
“người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng,
sinh hoạt của các nhân, gia đình, tổ chức”. Như vậy, theo quy định này, người tiêu
dùng không chỉ bao gồm các đối tượng là các cá nhân mà cịn có tổ chức thực hiện
việc mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, khơng nhằm mục đích


thương mại là để bán lại hoặc mục đích sinh lời.
Ngồi ra, người tiêu dùng có thể là người mua và sử dụng, cũng có thể là
người chỉ mua hoặc chỉ sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhưng phải thỏa mãn điều kiện là
nhằm mục đích tiêu dùng chú khơng phải phục vụ cho sản xuất hay trao đổi mua bán
vì mục tiêu lợi nhuận.
Thơng thường hai khái niệm người tiêu dùng và khái niệm khách hàng rất dễ
bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, thông qua khái niệm về người tiêu dùng được cụ thể hóa ở
trên, ta có thể dễ dàng phân biệt hai khái niệm này. Trong khi người tiêu dùng mua

hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng, sử dụng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu
cầu của bản thân thì khách hàng là người mua hàng hóa, dịch vụ có thể cho mục đích
cá nhân hoặc mua sản phẩm đầu tư, phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Từ đó ta có
thể thấy khái niệm người tiêu dùng có phạm vi đối tượng hẹp hơn.
Người tiêu dùng ln ở vị thế yếu hơn ở khía cạnh tiếp cận các thơng tin về
hàng hóa, dịch vụ mà họ muốn mua và sử dụng. Họ yếu thế hơn trong mối quan hệ
với thương nhân khi tiếp cận, xử lý và hiểu các thơng tin về hàng hóa, dịch vụ; yếu
thế hơn về khả năng chịu rủi ro trong quá trình tiêu dùng sản phẩm. Bởi vì người tiêu
dùng phần lớn mua hàng hóa, dịch vụ đều phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày
của mình, nên chỉ khi nào họ có dự định mua hàng hóa hoặc dịch vụ, họ mới thực sự
tìm hiểu các thơng tin về hàng hóa, dịch vụ đó.
Tuy nhiên, điều khó khăn đối với họ là các thơng tin về hàng hóa, dịch vụ
khơng phải lúc nào cũng sẵn có, đầy đủ, chính xác và người tiêu dùng cũng khơng có
khả năng chun mơn để đánh giá tính đúng đắn của những thơng tin trong quảng
cáo thương mại. Mặc khác, quảng cáo thương mại cũng gián tiếp tác động đến hành
vi thói quen của người tiêu dùng thông qua những ảnh hưởng về mặt tâm lý. Chính
vì sự yếu thế này mà người tiêu dùng mới cần được bảo vệ để đảm bảo một sự cân
bằng quyền lợi trong mối quan hệ với thương nhân.


1.3.

SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có vai trị rất quan trọng, mang
tính quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nếu như sản phẩm làm
ra mà không có người tiêu thụ sẽ dẫn đến tình trạng thừa sản phẩm và các doanh
nghiệp nếu không bán được sản phẩm sẽ khơng có lợi nhuận để tồn tại. Để thúc đẩy
người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm, các nhà sản xuất kinh doanh tiến hành thực hiện

nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động quảng cáo thương mại.
Từ đó, quảng cáo thương mại trở thành một trong những phương tiện không
thể thiếu của các nhà làm kinh doanh. Thế giới quảng cáo ngày nay khơng cịn bó
hẹp trong các hình thức truyền thống mà đã tận dụng mọi phương tiện truyền thông
để quảng bá cho sản phẩm. Điều này cũng cho thấy, trong đời sống thường nhật,
người tiêu dùng đã bị bao vây bởi các sản phẩm quảng cáo thương mại.
Thứ nhất, người tiêu dùng là lực lượng đông đảo trong xã hội, nhưng lại yếu
thế hơn so với các thương nhân khi tham gia quảng cáo thương mại nên cần bảo vệ
người tiêu dùng để cân bằng lại mối quan hệ này.
Bản thân người tiêu dùng nói chung thường khơng có đủ kiến thức chun
mơn cũng như điều kiện cần thiết để có thể nhận biết được hàng hóa, dịch vụ được
quảng cáo có thực sự tốt như những thơng tin trong quảng cáo đưa ra hay khơng.
Chính vì lý do đó, nhiều thương nhân lợi dụng quảng cáo thương mại tác động đến
người tiêu dùng cả về tâm lý, chất lượng sản phẩm, thị hiếu và tác động đến hành vi
tiêu dùng trong cuộc sống.
Bởi lẽ đó, pháp luật có những quy định buộc người thương nhân phải quan
tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng, không vì sự yếu thế của người tiêu dùng mà
trục lợi, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, giúp nâng cao vị thế của người tiêu dùng
hơn trong mối quan hệ với thương nhân.
Thứ hai, người tiêu dùng cũng cần được bảo vệ để tránh khỏi những thiệt hại
do quảng cáo thương mại gây ra.


Thông qua những quảng cáo mà các nhà doanh nghiệp đưa ra, người tiêu
dùng thường mắc phải những sai lầm trong việc lựa chọn hàng tiêu dùng và có nguy
cơ sử dụng hàng hóa dịch vụ thiếu độ tin cậy, quan trọng nhất thiếu độ an tồn.
Người tiêu dùng ln ở vào vị trí bất lợi về thơng tin sản phẩm, họ lại chưa nhận
thức đúng đắn về quyền lợi của mình nên thường chịu nhiều thua thiệt.
Việc kinh doanh những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thiếu tin cậy, an tồn
thường mang lại lợi nhuận cao với chi phí sản xuất thấp. Điều này đem đến lợi ích

cao cho các nhà kinh doanh nhưng lại gây tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng,
có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe hay tính mạng của người
tiêu dùng nên pháp luật cần phải bảo vệ quyền lợi cho họ bắt đầu từ việc đảm bảo
thông tin rõ ràng, chính xác trong quảng cáo thương mại.
Thứ ba, việc quy định thương nhân có trách nhiệm với quảng cáo thương mại
của mình góp phần hướng đến một xã hội tốt đẹp mang tính nhân văn.
Xét về mặt tích cực, thơng tin trong quảng cáo thương mại sẽ tác động đến
người tiêu dùng. Tùy từng lứa tuổi, giới tính, sở thích, nhu cầu, ... người tiêu dùng dễ
dàng tìm thấy cho mình loại sản phẩm phù hợp nhất. Thông tin mà quảng cáo thương
mại mang lại, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Từ đó, quảng cáo thương
mại cũng một phần thúc đẩy tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhằm tạo ra sản
phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn để thu hút người tiêu dùng. Chất lượng, mẫu mã
của sản phẩm ngày càng được quan tâm và khi đó, khách hàng là đối tượng được
hưởng những lợi ích từ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Đặc biệt, đối với những quảng cáo thương mại có nội dung lành mạnh, phù
hợp văn hóa thuần phong mỹ tục, vai trò của quảng cáo thương mại lúc này không
chỉ dừng lại ở việc xây dựng thương hiệu, mà cịn góp phần nâng cao nhận thức, hiểu
biết văn hóa xã hội, hướng họ đến những ứng xử xã hội tích cực như bảo vệ mơi
trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm...
Tuy nhiên, để gây ấn tượng với người tiêu dùng, các nhà kinh doanh thực
hiện hoạt động quảng cáo không ngần ngại sử dụng mọi ý tưởng, mọi cách thức


truyền tải đến người tiêu dùng. Vì vậy mà tác động tiêu cực của quảng cáo đến người
tiêu dùng lại được quan tâm nhiều hơn. Để người tiêu dùng chú ý và ghi nhớ nội
dung quảng cáo, các nhà kinh doanh không màng vi phạm để tạo ra những quảng cáo
thương mại gây bất lợi cho người tiêu dùng.
Đơn cử như các quảng cáo thương mại với thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn
hay lừa dối khiến người tiêu dùng bị mắc lừa và việc sử dụng những sản phẩm giả
nguy hiểm như thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm còn gây nguy hại đến sức khỏe, tính

mạng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cịn có các quảng cáo thương mại tác động
mạnh đến tâm lý hành vi ứng xử của người tiêu dùng, dẫn đến những hành vi ứng xử
sai lệch, nhất là giới trẻ hiện nay. Điều này tạo ra một xã hội bất ổn với những cá
nhân có tâm lý khơng lành mạnh, những tranh chấp có thể nổ ra, ...
Những tác động của quảng cáo đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải bảo vệ người
tiêu dùng bằng mọi biện pháp, mà trước hết là bằng pháp luật. Pháp luật Việt Nam
cũng đã hình thành cho mình một hệ thống pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại, và hệ thống này đang ngày càng được
hồn thiện hơn
1.4.

SỰ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI

NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG
MẠI.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại là
thật sự cần thiết như đã phân tích trên đây. Chính vì thế, để bảo vệ hiệu quả quyền lợi
người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại thì sự hình thành pháp luật
liên quan đến lĩnh vực này là điều tất yếu. Tại Việt Nam, đã có lịch sử hình thành và
phát triển pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương
mại. Có thể phân chia sự hình thành và phát triển của lĩnh vực pháp luật này qua
những giai đoạn cụ thể sau:
Giai đoạn trước năm 1986:
Trong giai đoạn này, ở Việt Nam hầu như khơng có một văn bản pháp lý nào


liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại.
Điều này xuất phát từ việc sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá
nặng nề, Việt Nam đã phải đối mặt với vơ vàn khó khăn do hậu quả chiến tranh để
lại. Một phần nguyên nhân khác xuất phát từ ngun nhân chủ quan, nóng vội và duy

ý chí muốn xây dựng đất nước nhanh chóng mà khơng tính đến những điều kiện cụ
thể. Từ đó, vấn đề về bảo vệ người tiêu dùng trong chưa được chú trọng, pháp luật về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại cũng chưa
được xây dựng.
Giai đoạn từ năm 1986 đến trước năm 1999:
Các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở thời kỳ này nằm rải rác
trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự năm 1995, Nghị định số
57/CP ngày 31/5/1997 của Chính Phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hóa... Và cũng trong giai đoạn này, lần
đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định vấn
đề bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó, Điều 28 của Hiến pháp 1992 quy định “Nhà
nước có chính sách bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và quyền lợi của người tiêu
dùng”. Như vậy, quyền lợi của người tiêu dùng phải được đảm bảo trong mọi lĩnh
vực, trong đó bao gồm cả lĩnh vực quảng cáo thương mại.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam trong khoản thời gian này hoạt động quảng cáo
được điều chỉnh thông qua Luật Thương mại 1997 và các văn bản dưới luật như
Nghị định 194/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên lãnh
thổ Việt Nam; Nghị định 32/1999/NĐ-CP ngày 05/5/1999 của Chính phủ về khuyến
mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại; Thông tư 85/1999/ TTBVNTT ngày 19/6/1999 của Bộ Văn hóa - Thơng tin hướng dẫn thực hiện một số
điểm về hoạt động quảng cáo quy định tại Nghị định 194/CP ngày 31/12/1994, Nghị
định 87/CP ngày 12/12/1995 và Nghị định 32/1999/NĐ-CP quảng cáo hoàn toàn
được xem là hành vi thương mại.
Trong Luật Thương mại năm 1997 và những văn bản liên quan kể trên đã chú
ý bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo nói chung và


×