Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.67 KB, 92 trang )

ĐAI HOC QUốC GIA THANH PHố Hồ CHÍ: MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THÀNH DƯƠNG

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hố CHÍ: MINH - 2019


ĐAI HOC QUốC GIA THANH PHố Hồ CHÍ: MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THÀNH DƯƠNG

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MA Số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ KIM XUÂN

TP. Hố CHÍ: MINH - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Nguyễn Thành Dương, là tác giả của đề tài: “Quản lý rủi ro tín
dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)”.
Tác giả cua luân văn này xin cam đoan răng: Đề tài này là cơng trình nghiên
cứu của riêng em, do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn khoa
học của cô: TS. LÊ THỊ KIM XUÂN.
Các thông tin, số liệu, kết quả trong nghiên cứu là hồn tồn trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày .... tháng . . . năm 2019
rp L -

-•2

Tác giả

NGUYỄN THÀNH DƯƠNG


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG
NƯỚC NGOÀI

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
Cán bộ tín dụng

BIDV

CBTD
CIC

NGHĨA TIẾNG VIỆT

Credit Information
Center

Trung tâm thơng tin tín dụng

CN
DN
HMTD
KH
HĐQT
HSC
KHCN
KHDN
NH
NHNN
NHTM
NHTMCP
NHTW

Chi nhánh
Doanh nghiệp
Hạn mức tín dụng
Khách hàng
Hội đồng quản trị
Hội sở chính

Khách hàng cá nhân
Khách hàng doanh nghiệp
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng Trung ương

QLRR
QLRRTD
RRTD
TCTD
TGĐ
TMCP
TP.HCM
TCTD
TSBĐ
TT
VND
XHNB
XHTD
XHTDNB

Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng
Tổ chức tín dụng
Tổng Giám đốc
Thương mại cổ phần
Thành phố Hồ Chí Minh

Tổ chức tín dụng
Tài sản bảo đảm
Thơng tư
Việt Nam đồng
Xếp hạng nội bộ
Xếp hạng tín dụng
Xếp hạng tín dụng nội bộ


DANH MỤC BẢNG BIỂU

THỨ TỰ

TÊN BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1

Phân tích nợ xấu, nợ q hạn

Bảng 2.2
Bảng 2.3

Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng
Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Bảng 2.4
Bảng 2.5

Bảng 2.9
Bảng 2.10

Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13

Phân tích nhóm nợ cho vay
Kết quả trích lập dự phịng rủi ro đối với nợ nội bảng và nợ bán
Hướng dẫn tính tốn một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong chấm
điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV
Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp của BIDV
Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm
xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV
Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp BIDV
Các chỉ tiêu chấm điểm XHTDNB đối với khách hàng cá nhân
Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng cá nhân BIDV
Tỷ lệ trích dự phịng cụ thể
Thực trạng chất lượng QLRRTD tại BIDV theo tiêu chuẩn Basel 2

Bảng 3.1
Biểu đồ 2.1
Hình 1.1
Hình 2.2

Phân nhóm ngân hàng áp dụng Basel 2
Tỷ lệ nợ xấu của BIDV và hệ thống ngân hàng
Các trụ cột của Basel 2
Sơ đồ quy trình nhận diện RRTD ở giai đoạn cấp tín dụng

Bảng 2.6
Bảng 2.7

Bảng 2.8


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu, hình vẽ
Mục lục

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiên nay vơi xu hương toàn cầu ho a kinh tê quọ c tê và đê nền kinh tế Viêt
Nam co thê phàt triên mạnh mẽ, khẳng định vi thê trên trường quo c tê thi cac
doanh nghiêp phai nâng cao hiêu qua hoạt: dọng kinh doanh va hạn chê rui ro đên
mư c thầp nhât.
ĐÔ i vời hoạt: dọng ngân hàng, hoạt dộng tín dụng ln giữ vai trị quan trọng,
thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và tạo ra phần lớn thu nhập cho ngân
hàng, nhưng dầy là hoạt dộng luôn tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro, có thể dẫn dến nợ
xấu. Rui ro tin dụng nêu xay ra se co tac dọng rầt lờn va anh hường trực tiêp dên sự
ton tai va phat triên cua moi tô chực tin dụng, cao hờn se anh hường dên toan bọ hê
thông ngân hàng bờ'i nhưng dặc thu trong hoat dọng tin dụng, hoat dọng kinh doanh
ngân hàng. Trong nhưng năm gần dầy, hoạt dọng cua ngân hàng da phai chưng kiên
va dọi mặt: vơ'i rầt nhiêu vần dê kho khăn nhự một số ngân hang TMCP bị sap nhầp
vao cac tị chực tai chinh manh vi khơng xự ly dược nhưng tòn that ma rui ro gây ra

trong hoat dọng tín dụng. Vi vầy, việc nâng cao năng lực quan lý rui ro cho hệ thọng
ngân hàng la vấn dề rầt cầp thiêt va vô cung quan tron g.
Một trong những diều ước quốc tế dược các nhà quản trị ngân hàng dặc biệt
quan tâm chính là Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt dộng ngân hàng - cịn
dựợc biết thơng dụng với tên gọi Hiệp ựớc Basel. Ra dời cách dầy hờn 20 năm, hiệp
ựớc này dựợc rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực dể dánh giá
và giám sát hoạt dộng của hệ thống ngần hàng nựớc mình. Riêng dối với Việt Nam,
việc ứng dụng hiệp ựớc Basel này trong công tác giám sát và quản lý rủi ro tín dụng
ngân hàng vẫn cịn nhiều vựớng mắc, nên vẫn chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một
số tiêu chí dờn giản trong phiên bản thứ nhất (Basel 1) dể vận dụng và vẫn chựa tiếp
cận nhiều với phiên bản hai (Basel 2). Điều này cũng gầy không ít khó khăn cho
q trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam.
Năm 2014, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là 1 trong 10 ngân
hàng đầu tiên được NHNN lựa chọn triển khai Basel 2 tại Việt Nam. Dự án được kỳ


8

vọng sẽ góp phần giúp BIDV nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng theo thơng
lệ quốc tế. Tuy nhiên, với những khó khăn về việc thay đổi phương thức và cơ chế
quản lý hình thành từ lâu, BIDV vẫn chưa thể hoàn thiện được việc áp dụng hiệp
ước Basel 2 trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Xuất phát từ thực tế về yêu cầu ứng dụng hiệp ước Basel 2 trong hoạt động
quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng như từ thực tế hiệu quả cịn hạn chế của
cơng tác quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của hiệp ước Basel 2 tại BIDV, tác
giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của
mình.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Quản lý rủi ro tín dụng khơng chỉ là điều kiện để NHTM hoạt động ổn định và

phát triển, mà còn để ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế. Tại Việt Nam,
khi chuyển sang cơ chế thị trường, các NHTM đứng trước những khó khăn do sự
khác biệt trong hoạt động giữa cơ chế cũ và cơ chế mới mang lại, trong đó có vấn
đề quản lý rủi ro tín dụng nhằm khắc phục những khó khăn và thúc đẩy hoạt động
tín dụng có hiệu quả, các chun gia và các nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm đến
công tác phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín
dụng của các NHTM Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau từ báo cáo đến nghiên cứu chuyên
sâu về rủi ro tín dụng và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, cụ thể như:
Luận án tiến sĩ “Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2012) [14]. Với cách tiếp
cận truyền thống, nội dung luận án tập trung đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và đề xuất các
giải pháp hồn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Các giải pháp của luận
án tập trung xử lý các vấn đề còn tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng song chưa đáp
ứng được việc tuân thủ Basel 2 về quản lý rủi ro tín dụng.
Luận án tiến sĩ “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần


9

Công thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Tú (2012) [13]. Luận án đã làm rõ
các nội dung của quy trình quản lý rủi ro tín dụng, đặc biệt luận án đã tiếp cận các
chuẩn mực của Basel 2 về đo lường rủi ro tín dụng. Để tăng cường quản lý rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, luận án đã đề xuất
các giải pháp theo lộ trình, trong đó một số giải pháp (giải pháp đo lường rủi ro tín
dụng, hồn thiện cơ cấu bộ máy quản lý rủi ro tín dụng) đã hướng tới việc quản lý
rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.
Luận án tiến sĩ “Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam theo Hiệp ước
Basel” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2013) [15]. Luận án đã hệ thống các vấn đề

cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM, nội dung cơ bản các Hiệp ước Basel
và đánh giá mức độ tuân thủ các Hiệp ước Basel đến thời điểm cuối năm 2012. Trên
cơ sở đó, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản để tăng cường quản lý rủi ro
tín dụng tại các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel trong đó chủ yếu là hướng
tới tuân thủ Basel 2.
Luận án tiến sĩ “Luận cứ khoa học về quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống
NHTM Việt Nam” của tác giả Lê Thị Huyền Diệu (2013) [16]. Luận án tập trung
nghiên cứu về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân, dấu hiệu, các chỉ tiêu phản ánh rủi
ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Đồng thời, luận
án cũng hệ thống hóa nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó đưa
ra các mơ hình quản lý rủi ro và điều kiện áp dụng. Luận án cũng đúc kết những lý
thuyết cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng, trong đó tác giả hệ thống nội dung quản lý
rủi ro tín dụng ở các bước: nhận biết, đo lường, quản lý, kiểm soát rủi ro và xử lý
nợ.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đây đã góp phần quan trọng đưa ra những lý
luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên, các nghiên
cứu đề cập trên đây vẫn còn nhiều hạn chế trong nghiên cứu về quản lý rủi ro tín
dụng mà điển hình là quản lý rủi ro tín dụng áp dụng đối với trường hợp của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngoài ra, hiện nay bên cạnh rất nhiều
Luận văn nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng được nghiên cứu dưới góc độ cấp


10

chi nhánh thì chưa có đề tài nghiên cứu chun sâu về quản lý rủi ro tín dụng đối
với hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Như vậy, qua quá trình tổng quan các nghiên cứu gần đây về vấn đề quản lý rủi
ro tín dụng cho thấy có nhiều nghiên cứu dưới nhiều hướng nghiên cứu khác nhau,
mỗi hướng nghiên cứu có cách tiếp cận riêng, có các ưu điểm khác nhau. Các đề tài
chủ yếu xây dựng các giải pháp hạn chế hay ngăn ngừa rủi ro cho các NHTM Việt

Nam, tuy nhiên hệ thống NHTM Việt Nam rất đa dạng về hình thức sở hữu, trình độ
phát triển, nhân lực, năng lực tài chính, cơng nghệ. Do vậy, sẽ khơng có mơ hình
quản lý rủi ro chung cho tất cả các ngân hàng hay các giải pháp tăng cường quản lý
rủi ro đúng và phù hợp cho tất cả các ngân hàng. Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng
chưa nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng Basel 2 vào công tác quản lý rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam.
Luận văn này tác giả nghiên cứu theo hướng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel
2. Bởi theo như tổng quan cho thấy: Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất, được
các ngân hàng quan tâm hàng đầu; Theo thông lệ quốc tế hiện nay, quản lý rủi ro
theo Basel 2 là cần thiết và hữu hiệu cho các ngân hàng; Và việc triển khai và thực
hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel 2 tại các NHTM Việt Nam nói chung và
BIDV nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.
Tác giả cũng nhận thấy: BIDV với vị thế là Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt
Nam, được NHNN lựa chọn nằm trong số 10 ngân hàng thí điểm áp dụng phương
pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel 2, với lộ trình áp dụng từ tháng
2/2016 và hồn thành việc thí điểm vào năm 2020 nhưng việc triển khai và thực
hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel 2 tại BIDV đang gặp nhiều trở ngại, có thể bị
chậm kế hoạch so với lộ trình đã đề ra. Bên cạnh đó cũng chưa có cơng trình khoa
học nào nghiên cứu một cách tồn diện về quản lý rủi ro tín dụng theo Basel 2 tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2018.
Do đó, “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu


11

-

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín

dụng của NHTM theo tiêu chuẩn Basel 2.

-

Phân tích đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018, trên cơ sở tham chiếu
với các tiêu chuẩn của Basel 2 để đánh giá những kết quả và hạn chế của q
trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng này, tạo cơ sở cho các đề xuất.

- Đưa ra đề xuất nhằm gợi ý cho các nhà quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam trong chiến lược quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn
Basel 2.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel 2.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Về khơng gian nghiên cứu: Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
các tổ chức, cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

-

Về thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2016 - 2018

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (thống kê, so sánh, phân
tích) làm cơ sở xuyên suốt cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Phương pháp thống kê: Đề tài sử dụng tài liệu, dữ liệu qua các báo cáo, thống
kê của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam mà tác giả thu thập được

trong q trình nghiên cứu để phân tích đánh giá các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng,
năng lực quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời đưa ra các nhận xét từ đó làm cơ sở để
đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng.
Phương pháp so sánh: So sánh số liệu thống kê về các chỉ số rủi ro tín dụng qua
các năm để đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong thời
gian thực hiện nghiên cứu; Từ các quy định, chuẩn mực về quản lý rủi ro của Basel
2 so sánh với các quy trình, quy định mà BIDV đang áp dụng từ đó đưa ra những


12

nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng BIDV đang vận
hành.
Phương pháp phân tích: Phương pháp này trước hết được sử dụng để đánh giá
các nghiên cứu hiện có, từ đó hình thành khung lý thuyết cho luận văn. Ngoài ra
phương pháp này cịn được sử dụng để phân tích các tiêu chuẩn, mơ hình quản lý
rủi ro theo các chuẩn mực của Basel 2 để đánh giá đánh tính hiệu quả của nó khi áp
dụng vào điều kiện thực tế của ngân hàng BIDV.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Khái quát hóa những nguyên lý cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng, các quy định
về quản lý rủi ro tín dụng của Basel 2 và sự cần thiết phải đáp ứng Basel 2 trong
quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Tác giả chỉ ra được những hạn chế trong việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng
theo Basel 2 ở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là nội dung Basel 2
phức tạp, NHNN chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện Basel 2,
BIDV chưa đáp ứng các điều kiện thực hiện theo Basel 2 (hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ
thống đo lường rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, năng lực giám sát...). Các
phát hiện của nghiên cứu đưa ra gợi ý cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam trong việc đưa ra các giải pháp thích hợp mà Ngân hàng cần áp dụng để

thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel 2.
7. Ket cậu cua luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại
ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam


CHƯƠNG 1. RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

Rủi ro tín dụng của NHTM

1.1.1.

Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng (RRTD) là loại, rủi ro phát sinh trong quá. trinh cấp tin dụng cua NH,
biêu hiên trên thực tê qua viêc KH không trà. được nơ hoăc trà. nơ không đủng hạn cho
NH (Trấn Huy Hoàng, 2011).
RRTD sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập rịng và giảm giá trị thị
trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lơ, hoăc ơ mức độ cao
hơn có thể dẫn đến phá sản.
1.1.2.

Phân loại rủi ro tín dụng


Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro. Theo Trấn Huy Hoàng (2011), RRTD được
chia thành các loại sau:

-I- Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những
hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vày, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao die
h có 3 loại: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm, rủi ro nghiệp vụ.
-

Rủi ro lựa chọn: Rủi ro liên quan đến q trình đánh giá, phân tích tín dụng, khi NH
lựa chọn những phương án vay vốn hiệu quả để ra quyết định cho vay.

-

Rủi ro bảo đảm: Là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như: các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm
bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.


- Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động
cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản
cho vay có vấn đề.
ị Rủi ro danh mục: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những
hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của NH, được phân chia thành 02 loại là: rủi ro
nội tại và rủi ro tập trung.
- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính riêng biệt bên
trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế và xuất phát từ đặc điểm hoạt
động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của KH vay vốn.
- Rủi ro tập trung: Là trường hợp NH tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số
KH, doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành/lĩnh vực kinh tế hoặc cùng một vùng
địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

1.1.3.

Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

-I- Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
Tổng Dư Nợ quá hạn
x 100

Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng Dư Nợ cho vay

Chỉ tiêu nợ quá hạn cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.
Chỉ tiêu này phản ánh số số dư Nợ gốc và lãi quá hạn mà chưà thu hồi được. Theo Thông
tư số 01/VBHN-NHNN ngày 31/03/2014 củà Thống đốc NHNN thì “khoản nợ quá hạn là
khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Thông thường tỷ lệ
này ở mức <2% được xem là rất tốt, tỷ lệ từ 2%-5% được cho là tốt, từ 5-10% là chấp nhận
được và trên 10% là có vấn đề (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Chỉ tiêu này được nhiều nghiên
cứu sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng.
-I- Chỉ tiêu nợ xấu
Thơng tư số 01/VBHN-NHNN ngày 31/03/2014 thì “Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,
4 và 5”. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn củà ngân hàng khơng cịn ở
mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mất vốn.
Nợ xấu được phản ánh qua chỉ tiêu:


Tổng Dư Nợ xấu

A


Tỷ lệ nợ xấu =

x 100
Tổng Dư Nợ cho vay

Đây là chỉ tiêu trực quan và chủ yếu phản ánh lượng danh mục tín dụng của ngân
hàng. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, tức rủi ro tín dụng
càng cao. Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, từ 13% là tốt (Nguyễn Văn Tiến, 2015).
-I- Chỉ tiêu trích lập dự phịng và bù đắp RRTD
Theo Thơng tư văn bảng hợp nhất 01/2014/VBHN-NHNN ban hành 31/3/2014 thì
“Dự phịng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch tốn vào chi phí hoạt động để dự phịng
cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi. Dự phịng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung”. Chỉ tiêu dự phịng
RRTD gồm có hai chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ trích lập dự phịng
RRTD

Hệ số khả năng bù đắp các
khoản cho vay bị mất

Dự phịng RRTD được trích lập
=
100

=

x

Dự phịng RRTD được trích lập


Dư Nợ có khả năng mất vốn

x100

Các chỉ tiêu này xét đến vấn đề trích lập dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối
với từng khoản nợ cụ thể nên phản ánh chính xác hơn về rủi ro tín dụng. Nếu so sánh
chung chung giữa giá trị nợ xấu thuộc các nhóm nợ khác nhau (nhóm 3, 4 và 5) với tổng
Dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 sẽ khơng phản ánh đúng bản chất nguy cơ rủi ro tín dụng.
Chỉ tiêu này cho biết dự phịng RRTD được trích lập có khả năng bù đắp bao nhiêu với
khoản nợ có khả năng mất vốn. Chỉ tiêu này được một số nghiên cứu sử dụng để đo lường
rủi ro tín dụng, chỉ tiêu này là sự kết hợp của hai cách tính ở trên để tính rủi ro tín dụng
(Nguyễn Văn Tiến, 2015).
1.1.4.

Hâu quả cu a ru i ro tin dun g

Đổi vơi NHTM: Ơ mức đô thấp cua RRTD là làm mất đi cơ hội, khả. năng tich lũy vô
n, làm giàm sứ c mạnh củ a NH.


Đổi vơi người đi vay: Vo'i nơ qua hạn ngứơi đi vay hoan toan mất nguôn tải trơ tứ cac
NH, cơ hôi kinh doanh se mất, tai san se bi tịch thu hoăc phat mai, ngứơi đi vay se đứng
trứơc nguy cơ phá. san.
Đổi vơi nên kinh tế xa hổi: RRTD chứng to ngứơi vay vôn đa không thức hiên đứỢC
hiêu qua. đấu tứ nhứ đề ra khi vay vôn tin dụng tứ NHTM. Do do lợi ich kinh tê xa hôi dứ
kiên nhấn đnọc la không cao, san xuất va lứu thông hang ho a se tri trê, chức năng lam
công cụ điêu tiêt nên kinh tê se bi suy yêu. Quyên lơi cua ngứơi gứ'i tiên se không đnọc
đam bao.
To m lai, RRTD củ a môt NHTM xay ra se anh hứơng ơ ca c mức đô khác nhau. Nhe
nhất la NH bi giam lơi nhuận do không thu hôi đnọ' nơ. Năng nhất la NH không thu hôi

đirọ'c vôn gôc va lai vay làm gia tăng nợ xấu cho NH. Nêu tinh tra 11 g nay keo dai ma
không khăc phục đứơc thi NH se bi pha san, gây hậu qua. nghiêm trọng cho nên kinh tê
noi chung va hê thông ngân hang noi riêng. Chinh vi vấy, khi phân tich rủi ro vê tin dụng
đoi hoi cac nha quan tri NH phai hêt sức thấn trong đê co những biên phap thich Imp đê
giam thiêu rủi ro cho vay đên múic thấp nhất.
1.2.

Quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM

1.2.1.

Khái niệm về QLRRTD và sự cần thiết QLRRTD

1.2.1.1.

Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng

QLRRTD là quá trình các NH tiến hành hoạch định, tổ chức, triển khai thực hiện và
giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của
NH với mức rủi ro có thể chấp nhận đứợc, phù hợp với quy mô hoạt động của từng NH và
theo qụy định của NHNN. (Joel Bessis (2012), Quản lý rủi ro trong ngân hàng, NXB Lao
động Xã hội).
RRTD có thể đứa đến những hậu quả nghiêm trọng đối với NH. Vì vậy, QLRRTD
đứợc coi là một cơng việc có ý nghĩa rất quan trọng đối với các NHTM. Cơng tác
QLRRTD gắn liền với hoạt động tín dụng, nó biểu hiện ở sự vận dụng các quy định,
ngun tắc quản trị vào các hoạt động có tính chất đặc trưng của q trình cấp tín dụng.
Với quan điểm như vậy, theo tác giả, khái niệm về QLRRTD có thể được hiểu như sau:
QLRRTD là q trình xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động
cấp tín dụng của NHTM, đồng thời đưa ra những giải pháp thích hợp để đối phó với rủi ro



trong hoạt động tín dụng nhằm tối ưu hóa mục tiêu lợi nhuận trong điều kiện biến đổi của
môi trường kinh doanh.
1.2.1.2.

Sự cần thiết của công tác quản lý rủi ro tín dụng quản lý rủi ro tín dụng

đối với NHTM
Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh và
mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NHTM. Do đó, RRTD cũng chính là loại rủi ro lớn
nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất. Vì vậy, để bảo đảm tính
hiệu quả trong q trình hoạt động tín dụng thì QLRRTD là ưu tiên số một đối với các
NHTM.
Các NHTM đều phải đối mặt với RRTD. Việc phòng ngừa và giảm bớt RRTD khá
phức tạp bởi RRTD có tính khách quan, là một phần khơng thể tách rời với hoạt động tín
dụng. Bên cạnh đó, RRTD rất khó kiểm sốt và có thể làm thất thốt vốn, giảm thu nhập
của NHTM. Thực hiện QLRRTD sẽ góp phần làm giảm bớt tổn thất, giảm thiểu chi phí
hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho chính bản thân NH. Định kỳ hàng q, các NHTM
phải trích lập dự phịng và đôi khi phải xử lý rủi ro đối với các khoản nợ có vấn đề. Quỹ
trích lập dự phịng sẽ được tính vào chi phí hoạt động, mức trích lập dự phòng rủi ro cao sẽ
ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của NH. Do đó, nâng cao hiệu quả cơng tác QLRRTD sẽ làm
cho các khoản tín dụng trên danh mục của NHTM có chất lượng tốt hơn, góp phần làm
tăng lợi nhuận và giảm chi phí hoạt động.
QLRRTD có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc kiểm sốt, quản lý tỷ lệ tổn thất
trong hoạt động tín dụng ở một mức độ nhất định, bảo đảm cho hoạt động tín dụng được
an tồn, nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh của NH với mục tiêu phát triển bền vững.
1.2.2.

Khung pháp lý về quản lý rủi ro tín dụng tại Việt Nam


Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, việc quy định các
biện pháp phịng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng là rất cần thiết. Đánh giá chung về khung
pháp lý liên quan đến QLRRTD trong thời gian qua đã có những bước tiến vượt bậc.
Để thúc đẩy các ngân hàng hoạt động QLRRTD an toàn, hiệu quả hướng tới áp dụng
Basel 2, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định về
các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD trên cơ sở sửa đổi, bổ
sung Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010. Trong đó trọng tâm là hướng dẫn các


TCTD phương pháp tính tốn và cách xác định hệ số CAR và nâng hệ số CAR tối thiểu lên
9%, từng bước tiếp cận Basel 2 nhằm tiến tới ngày càng an toàn hơn, gần hơn với chuẩn
mực quốc tế.
Về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phịng, căn cứ vào quy định của NHNN,
việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các
tổ chức tín dụng được quy định rất chi tiết theo Thông tư văn bản hợp nhất số 01/VBHNNHNN ngày 31/03/2014 (được hợp nhất trên cơ sở Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014) về việc phân loại tài sản có,
phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
động của các tổ chức tín dụng với các đặc điểm: (i) Quy định chặt chẽ hơn về phân loại nợ
của hoạt động tín dụng, (ii) Nâng cao trách nhiệm của TCTD với trung tâm tín dụng CIC,
(iii) Quy định chặt chẽ hơn đối với điều chỉnh các nhóm nợ; (iv) Quy định chặt chẽ hơn về
cách tính dự phịng, (v) Quy định chặt chẽ hơn về giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo.
Theo quy định của Thông tư 01, phân loại nợ được xác định ở phạm vi rộng hơn; thống
nhất về phương pháp định lượng theo tiêu chuẩn quốc tế cho toàn hệ thống. Giá trị TSĐB
được quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn trước. Theo cách phân loại nợ mới, số nợ xấu của toàn
hệ thống tăng cao hơn, nguy cơ nhiều doanh nghiệp lớn sẽ gặp khó khăn trong vay vốn,
ảnh hưởng kết quả kinh doanh và lợi nhuận ngân hàng giảm sút do phải trích lập dự phòng
cao; các NHTM cần thay đổi chiến lược kinh doanh; đồng thời, NHNN nâng cao năng lực
giám sát và VAMC nâng cao năng lực thẩm định. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng xây
dựng được các chính sách quan trọng liên quan đến QTRRTD. Trong các chính sách mà
các ngân hàng áp dụng có thể chia thành hai nhóm như sau:

❖ (i) Nhóm các chính sách được ngân hàng cụ thể hóa từ các quy định trong Luật Các
Tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật. Trong nhóm này, chính sách mà ngân
hàng cụ thể hóa từ các quy định pháp luật gồm có chính sách về giới hạn cấp tín
dụng, chính sách trích lập dự phòng RRTD. Các ngân hàng đưa ra các giới hạn cấp
tín dụng cho một khách hàng, nhóm khách hàng, quy định về khơng cấp tín dụng,
hạn chế cấp tín dụng cho một số đối tượng đặc biệt như thành viên HĐQT, Ban
kiểm soát nhằm tránh tập trung vốn quá nhiều cho một chủ thể, đối tượng.
❖ (ii) Nhóm các chính sách do chính các NHTM tự xây dựng phù hợp với điều kiện


riêng của từng ngân hàng. Trong nhóm này, các NHTM thường xây dựng các quy
định chi tiết hơn và mang tính chất nội bộ như: chính sách tín dụng, sổ tay tín dụng,
cẩm nang tín dụng với các nội dung định hướng cho QTRRTD như quy định về
điều kiện khách hàng vay vốn, quy trình cấp tín dụng với các nội dung kiểm sốt
trước, trong và sau khi cấp tín dụng, quy trình xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề.
Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thơng qua vào ngày 16/6/2010, ban hành vào
ngày 29/6/2010 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2011, đã đưa ra nhiều quy định
mới về tổ chức quản trị điều hành trong ngân hàng. Theo Luật, hầu hết các NHTM Việt
Nam xây dựng được mơ hình tổ chức hướng theo thơng lệ quốc tế, chú trọng QLRR trong
đó có QLRRTD. Cụ thể ở tất cả các ngân hàng đều hình thành Ủy ban quản lý rủi ro, với
vai trò tư vấn cho HĐQT, Hội đồng thành viên trong vấn đề liên quan đến QLRR (theo
điểm 6, điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng). Đây là một nội dung có ý nghĩa hết sức mới
trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, tạo tiền đề để từng bước hướng theo chuẩn
mực quốc tế về quản lý rủi ro.
1.2.3.

Quản lý rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 của NHTM

1.2.3.1.


Giới thiệu sơ lược về Ủy ban Basel và Hiệp ước Basel 2

Ủy ban Basel về giám sát NH là một Ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt
động NH được thành lập năm 1975 bởi các Thống đốc NHTW của nhóm G10. Ủy ban này
bao gồm các đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ NH và NHTW của các
nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vương Quốc Anh và Mỹ.
Giúp việc cho Ủy ban Basel là Ban thư ký thường trực có trụ sở tại Washington (Mỹ). Ủy
ban tổ chức các cuộc họp thường niên tại trụ sở NH thanh toán quốc tế (BIS) tại
Washington hoặc tại Thành phố Basel.
Năm 1988, Ủy ban đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn - Hiệp ước vốn Basel, còn gọi
là Basel 1. Năm 1996, Basel 1 được sửa đổi và năm 1999 được củng cố bằng bộ 25 nguyên
tắc cơ bản về giám sát NH. Song khủng hoảng tài chính toàn cầu làm rủi ro trong hoạt
động của các NHTM trên thế giới bùng phát, các chuẩn mực đảm bảo an tồn NH hiện
hành khơng đủ sức chống đỡ. Chính vì vậy, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã nỗ lực đưa ra
một Hiệp ước mới thay thế cho Basel 1. Ngày 26/06/2004, Ủy ban Basel đã ban hành tài
liệu “Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn về vốn” - được gọi dưới tên


thông dụng hơn là Basel 2. Hiệp ước Basel mới là những tài liệu hướng dẫn mô tả các đề
xuất các quy định nâng cao công tác QLRRTD, liên quan đến phạm vi yêu cầu vốn đối với
rủi ro hoạt động, đưa ra các biện pháp cải tiến đối với hiệp ước hiện hữu và chi tiết hóa
hoạt động thanh tra, giám sát cũng như đề ra các trụ cột về tính kỷ luật của thị trường.
Hiệp ước Basel 2 được trình bày theo 3 trụ cột
Hình 1.1: Các trụ cột của Basel 2

Nguồn: Website NHNN [18]
3
rri________ _ Z' > Ỵ T7-Í. _




ĩ ... 2
ĩ -Ẩ.1* Ạ__________

Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu:
Basel quy định tỷ lệ an toàn vốn CAR > 8% (xác định bằng cách lấy tổng vốn chia cho
tài sản có rủi ro). Điểm khác biệt với Basel 1 là các rủi ro được đề cập ở đây bao gồm:
RRTD, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. Trọng số rủi ro của
Basel 2 chia 5 mức tương ứng với 5 nhóm nợ: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Việc xác
định trọng số tùy thuộc vào xếp hạng tín nhiệm của chủ nợ đối với từng món nợ. Basel 2
đề xuất các phương pháp tiếp cận khác nhau để đo lường và xác định trọng số rủi ro đối
với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.
Trụ cột 2: Thanh tra giám sát ngân hàng
Liên quan tới việc hoạch định chính sách NH, Basel 2 cung cấp cho các nhà hoạch
định chính sách những “cơng cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một
khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến
lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý.
Trụ cột 3: Nguyên tắc thị trường
Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị
trường. Basel 2 đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai
thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên
quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận


hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
1.2.3.2.
I

_


Các quy định về quản lý rủi ro tín dụng của Basel 2

3

z ĩ ... 2

Yêu cầu vốn tối thiểu
- Sử dụng trọng số tín dụng tương ứng với mỗi loại tài sản có
Theo yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong Basel 2, để đo lường mức độ rủi ro
tương ứng của mỗi tài sản có, mỗi danh mục tài sản có của NHTM được gán một trọng số
rủi ro nhất định để tính tài sản có theo mức độ rủi ro. Việc áp dụng trọng số rủi ro trong
tính tốn tỷ lệ an tồn vốn sẽ cơng bằng hơn trong so sánh tỷ lệ an toàn tối thiểu của các hệ
thống NHTM tại các nước khác nhau; đồng thời khích lệ ngân hàng giữ tiền mặt hoặc các
loại tài sản có tính thanh khoản cao. Basel 2 chia tài sản có của ngân hàng thành 5 nhóm
với quy định một cách tương đối về trọng số rủi ro (chi tiết Phụ lục 2) Tổng tài sản có theo
rủi ro của NHTM tính bằng cơng thức:
TCRA = s WiAi
Trong đó:
Wi: trọng số rủi ro
Ai: loại Tài sản có
TCRA: Tổng tài sản có theo rủi ro
-I- Yêu cầu về phương pháp tiếp cận
Theo Hiệp ước Basel 2 đề xuất 2 cách tiếp cận để đo lường, đánh giá RRTD. NH có
thể lựa chọn một trong 2 cách tiếp cận sau:
- Phương pháp chuẩn hóa
Phương pháp chuẩn hóa là phương pháp đơn giản nhất trong ba phương pháp của rủi
ro tín dụng. Theo phương pháp chuẩn hóa, hệ số rủi ro được xác định theo quy định và
được hỗ trợ bởi đánh giá của các tổ chức xếp hạng bên ngồi (Ví dụ: Standard & Poor,
Moody và Fitch) để tính vốn cần thiết cho rủi ro tín dụng. Ở nhiều quốc gia, cơ quan thanh
tra, giám sát chỉ dùng phương pháp này để phê duyệt trong giai đoạn đầu triển khai Basel

2.
Phương pháp này để tính tốn vốn tín dụng tối thiểu sử dụng kết quả đánh giá hệ số tín
nhiệm (credit ratings) của một cơng ty đánh giá tín nhiệm độc lập (S&P, Moody's... ) để


xác định trọng số rủi ro gắn với mỗi đối tượng khách hàng của NHTM. Trọng số rủi ro
theo phương pháp chuẩn hóa được quy định chi tiết Phụ lục 3
- Phương pháp đánh giá nội bộ (Internal Ratings Based - IRB)
Theo phương pháp này, các NHTM tự mình đánh giá các thành phần rủi ro và mức độ
rủi ro của danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an tồn tối thiểu.
Phương pháp IRB quy định các thành phần rủi ro gồm: xác suất vỡ nợ (Probability of
Default - PD), mất vốn do vỡ nợ (Loss given Default - LGD), rủi ro vỡ nợ (Exposure at
Default - EAD) và kỳ hạn hiệu lực (Effective Maturity - EM). Để thực hiện phương pháp
này, trước hết các NHTM cần phân loại giá trị rủi ro thành 5 nhóm: (1) doanh nghiệp, (2)
nước ngồi, (3) ngân hàng, (4) bán lẻ, (5) cổ phiếu. Ứng với mỗi nhóm này NHTM sẽ xác
định Tổn thất dự kiến (Expected Loss- EL) và không dự kiến (Unexpected Loss - UL)
Đối với EL, NHTM cần trích lập dự phịng để bù đắp từ nguồn chênh lệch kinh doanh
tạo ra. Đối với UL, Hiệp ước quy định một mức tính tốn vốn an tồn tín dụng căn cứ theo
từng chỉ tiêu PD, LGD, EAD của từng nhóm rủi ro phân loại ở trên.
Phương pháp IRB là một quy trình phức tạp, địi hỏi NH phải có một hệ thống cơng
nghệ quản lý mạnh và hệ thống dữ liệu lịch sử đầy đủ trong một giai đoạn cũng như phải
đáp ứng một số yêu cầu nhất định về hệ thống XHTDNB, trình độ quản trị NH và các quy
định về công khai thông tin.
IRB được chia thành hai phương pháp: IRB cơ bản (FIRB) và IRB nâng cao (AIRB).
Theo cả hai phương pháp FIRB và AIRB, các NH cung cấp cho cơ quan thanh tra, giám
sát ước tính nội bộ về PD. Đối với các NH áp dụng phương pháp FIRB (ngân hàng IFRB),
các thông số khác sẽ được xác định bởi cơ quan thanh tra, giám sát. Các NH sử dụng
phương pháp AIRB (ngân hàng AIRB) sẽ tính tốn tất cả các thông số rủi ro (PD, LGD,
EAD và thời hạn hiệu lực (M)) bằng cách sử dụng mơ hình nội bộ của họ.
I


_
T 7Ạ__

1

1
___________*

_

ĩ

_ £ _ I- J ■_

Yêu cầu về xây dựng các hệ thống
- Hệ thống xếp hạng tín dụng
Trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cần phải xác định được những đối
tượng nào sẽ phải được xếp hạng. Hệ thống xếp hạng tín dụng bao gồm: Xếp hạng khoản
vay, xếp hạng đánh giá khoản vay xấu, xếp hạng tiêu chuẩn và thực trạng cán bộ tín dụng,


lãnh đạo liên quan đến phê duyệt tín dụng, xếp hạng khách hàng, xếp hạng đối tác, và xếp
hạng mức độ rủi ro quốc gia.
Trong các hệ thống xếp hạng tín dụng, hệ thống xếp hạng khách hàng là căn cứ để xác
định xác suất vỡ nợ cho từng khoản vay hay sản phẩm. Theo thông lệ quốc tế, xếp loại
khách hàng thông thường được chia làm 10 hạng, gồm: AAA, AA, A;
BBB, BB, B; CCC, CC, C và D. Với mỗi hạng sẽ có một giá trị PD tương ứng. Với cách
chia như vậy, việc xác định xác suất vỡ nợ sẽ có độ chính xác cao hơn.
- Hệ thống quản lý tài sản bảo đảm

Hệ thống này nhằm đảm bảo khả năng kiểm sốt tồn bộ tài sản bảo đảm. Theo đó,
phải đảm bảo rằng sẽ khơng xảy ra rủi ro pháp lý đối với hồ sơ. Hệ thống cũng sẽ đảm bảo
khả năng linh hoạt trong việc đánh giá giá trị hiện thời. Hệ thống này sẽ là căn cứ để xác
định xác suất mất vốn do vỡ nợ (LGD) đồng thời cũng cho phép áp dụng các nghiệp vụ bù
trừ giá trị tài sản bảo đảm hay nghiệp vụ chiết khấu giá trị tài sản bảo đảm.
- Hệ thống giới hạn tín dụng
Hệ thống này cần phải giải quyết được hai vấn đề cơ bản, đó là về khoa học tính tốn
và vấn đề kiểm sốt việc thực hiện. Hệ thống giới hạn cũng phải kiểm soát được cả các chỉ
tiêu giới hạn thuộc quy định của ngân hàng nhà nước. Hệ thống giới hạn có thể được gán
theo hạng sản phẩm, theo mức độ hay loại tài sản đảm bảo, theo khách hàng, theo người
phê duyệt tín dụng, theo cấp độ Chi nhánh, theo ngành kinh tế hay một vùng kinh tế.
- Mơ hình tính tốn
Mơ hình phương pháp tính tốn sẽ xác định các kết quả cuối cùng trong việc tính tốn
các chỉ tiêu định lượng cụ thể, ước tính tổn thất. Từ đây, những biện pháp đối phó, yêu cầu
về phân bổ vốn phải được thực hiện theo mức độ rủi ro đã được xác định trong các báo cáo
nói trên. Ngồi ra, cần thiết phải có quy trình kiểm tra tính hữu hiệu của mơ hình bao gồm
cả giám sát hoạt động và tính ổn định của mơ hình.
- Các kỹ thuật hạn chế rủi ro
Các giải pháp kỹ thuật hạn chế RRTD được kể đến đó là bù trừ giá trị, bảo lãnh, cơng
cụ phái sinh tín dụng. Module tài sản bảo đảm tiền vay cần thiết phải có cơ chế áp dụng bù
trừ trong tổng giá trị tài sản bảo đảm với tổng dư nợ vay của một khách hàng đối với ngân
hàng. Nó phải có đủ độ linh hoạt để xác định tiêu chí cho nhiều loại tài sản bảo đảm và áp


dụng tỷ lệ khấu trừ tài sản đảm bảo dựa trên tính dễ thay đổi giá trị, chênh lệch kỳ hạn và
rủi ro chuyển đổi loại tiền.
- Hoàn thiện các thành phần khung quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Basel 2 u cầu có một sự chuẩn hố, hay còn gọi là sự thống nhất chung về kết cấu
dữ liệu, theo đó nó thể hiện trong việc thu thập dữ liệu, tổng hợp, hợp chuẩn và thống nhất
dữ liệu về tồn bộ liên quan đến hoạt động tín dụng. Những yêu cầu đối với dữ liệu tín

dụng bao gồm:
- Xây dựng dữ liệu: Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo cho việc tính tốn chính xác các chỉ số
xác suất vỡ nợ (PD), mất vốn do vỡ nợ (LGD), rủi ro vỡ nợ (EAD), để từ các giá trị này sẽ
xác định được lỗ dự kiến (EL).
1.2.3.3.

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo Basel 2

Nội dung quản trị RRTD gồm 4 khâu: Nhận biết RRTD; Đo lường RRTD; Ứng phó
RRTD; Kiểm sốt RRTD. Điều quan trọng q trình quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay
muốn đạt hiệu quả thì phải bảo đảm rằng các cơng đoạn như phát hiện kịp thời, xác định
được rủi ro đang tồn tại, phân tích và định lượng nó để từ đó có cơng cụ cũng như biện
pháp ứng phó. Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay hiệu quả khơng có nghĩa là rủi ro
khơng xảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và ngân
hàng đã chuẩn bị đủ nguồn lực để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra đó.
-I- Nhận biết RRTD
Đây là việc nhận diện được các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động cho vay. Sự phát
triển của công nghệ, thị trường và xu hướng tồn cầu hố làm cho số lượng rủi ro ngày
càng gia tăng, và khả năng xảy ra rủi ro sẽ thường xuyên hơn. Vì vậy một hệ thống quản lý
rủi ro có hiệu quả phải là hệ thống có khả năng nhận biết hết các rủi ro hiện hữu trong cho
vay.
Thực tế cho thấy, sự thất bại trong kinh doanh thường là một quá trình có những dấu
hiệu báo trước. Để hạn chế và chủ động ứng phó với RRTD thì các ngân hàng phải tiến
hành nhận biết được RRTD. Việc nhận diện RRTD phải được thực hiện một cách thường
xuyên, liên tục.
- Nhận biết RRTD qua mức độ tài sản có chịu rủi ro: Nhận diện RRTD thơng qua các
giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động của ngân hàng, mức độ rủi ro của tài


sản Có để tính tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu.

- Nhận biết RRTD trước khi cấp tín dụng: Một trong những điều kiện cơ bản để cấp tín
dụng cho khách hàng là khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh và có tài sản
đảm bảo. Để được cấp tín dụng đối với những khách hàng khơng đủ điều kiện thì khách
hàng phải làm giả thơng tin. Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên thơng tin giả
dối này sẽ dẫn tới rủi ro cao. RRTD trước khi cấp tín dụng chủ yếu tập trung vào rủi ro lựa
chọn đối nghịch với dấu hiệu như khách hàng nơn nóng vay được tiền bằng mọi giá chấp
nhận lãi suất cao; Không xem xét điều khoản hợp đồng một cách kỹ lưỡng dễ dàng chấp
nhận các điều khoản bất lợi cho người vay; Sẵn sàng lại quả cho khách hàng...
- Nhận biết RRTD sau khi cấp tín dụng: RRTD thường được biểu hiện bằng nhiều dấu
hiệu. Tuy nhiên, những dấu hiệu có tác dụng cảnh báo sớm về khả năng trả nợ của khách
hàng như Khách hàng chậm trễ nộp các báo cáo tài chính; Khách hàng chậm trễ, né tránh,
cản trở cán bộ ngân hàng kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh; Chỉ số tài chính của khách
hàng: Chỉ tiêu thanh khoản giảm, hệ số nợ tăng, các chỉ tiêu sinh lời giảm; Sản phẩm tiêu
thụ chậm, hàng tồn kho tăng; ...
Khi khách hàng có một hoặc một số những dấu hiệu trên thì RRTD chưa hản đã xảy ra
nhưng xác suất RRTD xảy ra rất cao. Việc nhận biết RRTD được xem là khâu quan trọng
trong công tác quản trị RRTD của bất kể ngân hàng nào, từ đó ngân hàng có biện pháp để
hạn chế RRTD.
-I- Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường RRTD thực chất là q trình sử dụng các cơng cụ, các kỹ thuật và phương
pháp để xác định mức độ RRTD (khả năng không trả được nợ của khách hàng). Đánh giá
rủi ro tín dụng là q trình xác định mức độ, khả năng tác động của RRTD lên hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
Mục đích của việc đo lường, đánh giá RRTD là xác định mức độ RRTD, từ đó ước
lượng mức độ tổn thất do RRTD gây ra và có kế hoạch ứng phó kịp thời để hạn chế tổn
thất cho ngân hàng. Kết quả đo lường, đánh giá RRTD tác động trực tiếp đến khả năng
kiểm soát RRTD của ngân hàng. Vì vậy, việc đo lường, đánh giá RRTD phải được thực
hiện một cách chính xác và kịp thời ở cấp độ từng khoản tín dụng riêng lẻ và danh mục tín
dụng.



×