Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại tòa án trên địa bàn tỉnh bến tre (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.12 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRƯƠNG PHẠM DUY TIÊN

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUA THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI
TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

UẬN V N THẠC S UẬT HỌC
••••

TP HỒ CH MINH N M 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRƯƠNG PHẠM DUY TIÊN

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUA THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA
ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

UẬN V N THẠC S UẬT HỌC
••••

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP



TP HỒ CH MINH N M 2019


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy
định của Trường đại học Kinh tế - Luật. Vậy tôi xin viết Lời cam đoan này đề nghị
Trường đại học Kinh tế - Luật xem xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn. Tơi xin chân thành
cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trương Phạm Duy Tiên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật dân sự.
LTM: Luật thương mại.
HĐMBHH: Hợp đồng mua bán hàng hóa.
HĐMBTS: Hợp đồng mua bán tài sản.


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1: Số vụ án về tranh chấp HĐMBHH so với các vụ án tranh chấp kinh
doanh thương mại khác qua các năm 2015, 2016, 2017, 2018.



MỤC ỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN TRONG HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP Ý DO VI PHẠM
HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP UẬT VIỆT NAM .............................6
1 1 Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán hàng hóa ........................6
1 1 1 Vai trò của nghĩa vụ trả tiền ...............................................................6
1 1 2 Các hình thức trả tiền ........................................................................6
1 1 3 Giá cả trong hợp đồng mua bán hàng hóa .........................................8
1. 2 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng.........................................9
1 2 1 Bu c th c hiện đ ng hợp đồng ...............................................................9
1 2 2 Phạt vi phạm........................................................................................10
1. 2.3 Buộ c bồi thường thiệt hại..................................................................11
Kết luận Chương 1.....................................................................................................14
CHƯƠNG 2 : THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN QUA THỰC TIỄN GIẢI
QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE VÀ
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. .......................................................................................... 16
2 1 Tình hình th c hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại tỉnh Bến Tre .... 1
6
2

2 Các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng

mua bán hàng hóa và th c tiễn giải quyết tại Tịa án...............................................18
2.2.1 Tranh chấp nghĩa vụ thanh toán liên quan đến chủ thể khơng có
quyền giao kết hợp đồng............................................................................................18
2.2.2 Tranh chấp nghĩa vụ thanh toán do các bên thỏa thuận giá cả và
phương thức thanh tốn khơng rõ ràng....................................................................28

Kết luận Chương 2 .....................................................................................................41
KẾT LUẬN ................................................................................................................43


1


2

1 2 2 Phạt vi phạm
Phạt hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm
hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc
do các bên thỏa thuận. Hình thức chế tài này được áp dụng một cách phổ biến đối với
các vi phạm hợp đồng, vì mục đích chủ yếu của chế tài phạt hợp đồng là trừng phạt
hành vi vi phạm hợp đồng, đồng thời giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, phòng ngừa vi
phạm hợp đồng. Để xác định có phạt hợp đồng hay khơng thì trước hết cần phải xác
định có hành vi vi phạm hợp đồng hay không, căn cứ để xác định hành vi vi phạm hợp
đồng bao gồm:
- Thỏa thuận ghi nhận tại các điều khoản của hợp đồng.
- Quy định của pháp luật (trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận hoặc
thỏa thuận của các bên trái với quy định của luật).
Ngoài các hành vi vi phạm thông thường, pháp luật Việt Nam có quy định về
“vi phạm cơ bản” nghĩa vụ hợp đồng và coi đây là căn cứ có thể áp dụng các chế tài hủy
hợp đồng hay đình chỉ thực hiện hợp đồng. LTM 2005 quy định: “Vi phạm cơ bản là sự
vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia
khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” 8. Khái niệm vi phạm cơ bản hợp
đồng cũng được quy định tại Điều 25 Công ước Viên, theo đó “một sự vi phạm hợp
đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt
hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ
đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một

người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh
tương tự”9.
Chế tài phạt chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về điều khoản

8Khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
9Hoàng Thị Thu Thủy (2017), „Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa
theo pháp luật thương mại Việt Nam’, luận văn thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội - Viện hàn lâm khoa học
xã hội Việt Nam, tr12.


3

phạt hợp đồng10. Căn cứ để áp dụng hình thức chế tài này cũng giống như hình thức
buộc thực hiện hợp đồng đó là: Có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm
hợp đồng.
Mức phạt do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức cho phép của
pháp luật quy định. Theo quy định mức phạt do vi phạm hợp đồng hoặc tổng mức phạt
đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 08% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm11.
1. 2.3 Buộ c bồi thường thiệt hại
Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng
gây ra cho bên bị vi phạm; giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế,
trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà
bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm. Bồi thường thiệt hại
được áp dụng nhằm khôi phục, bồi đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm
HĐMBHH. Bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra.
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do
hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng
nếu khơng có hành vi vi phạm. Khi xảy vi phạm hợp đồng, bên yêu cầu bồi thường thiệt
hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản

lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu không áp dụng
các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị thiệt hại
bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi: Có hành vi vi phạm hợp đồng;
có thiệt hại thực tế xảy ra; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra
thiệt hại; có lỗi của bên vi phạm - không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm theo quy
định của pháp luật12.
10Điều 300 Luật Thương mại năm 2005.
11Điều 301 Luật Thương mại năm 2005.
12Điều 303 Luật Thương mại năm 2005.


4

về bản chất, các bên có quyền thỏa thuận về các hình thức chế tài phù hợp theo
quy định của pháp luật. Các bên có thể thỏa thuận về điều khoản phạt hợp đồng mà
không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp tiền phạt do vi phạm hợp đồng và
vừa phải bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp các bên của HĐMBHH khơng có thỏa
thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền u cầu bồi thường thiệt hại; trường
hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài
phạt vi phạm hợp đồng và buộc bồi thường thiệt hại13.
Chế định trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐMBHH ngoài các quy định về căn
cứ áp dụng trách nhiệm, các hình thức trách nhiệm cịn quy định về các trường hợp
miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHH. Miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHH là
việc bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng không phải chịu các hình thức trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng, không phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do bị áp dụng các hình
thức chế tài thương mại. Điều 294 LTM 2005 quy định cụ thể các trường hợp miễn trách
nhiệm đối với hành vi vi phạm như: Do các bên thỏa thuận, xảy ra sự kiện bất khả
kháng và các trường hợp khác. Trong đó, trường hợp “xảy ra sự kiện bất khả kháng”
tương tự như điều khoản hoàn cảnh thay đổi (hardship) được quy định tại Điều 420

BLDS 2015. Tuy nhiên, khái niệm trở ngại khách quan không đủ làm cơ sở cho việc
giải quyết các tranh chấp liên quan đến sự thay đổi của hoàn cảnh làm mất cân bằng lợi
ích các bên trong hợp đồng14. Bởi vì, khái niệm “trở ngại khách quan” rất chung và mơ
hồ, là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động mà thiếu đi các dấu hiệu phụ
trợ khác như xảy ra sau khi xác lập hợp đồng, các bên khơng thể tính đến vào lúc ký
hợp đồng, không phải là rủi ro mà một bên phải gánh chịu hợp lý.
Tiến sĩ Lê Minh Hùng cho rằng: Hardship là điều khoản quy định cho phép một
bên trong hợp đồng có quyền đàm phán lại hợp đồng yêu cầu bên cịn lại điều chỉnh hợp
đồng, khi có những thay đổi về hồn cảnh và mơi trường kinh tế, tới mức gây ảnh
13Điều 307 Luật Thương mại năm 2005.
14Lê Đinh Bảo (2017), „Thực hiện hợp đồng khi có hồn cảnh thay đổi quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015
dưới góc nhìn so sánh với pháp luật quốc tế’, Tạp chí Kiểm sát, số 18, 59.


5

hưởng đặc biệt xấu đến khả năng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, cụ thể là làm cho việc
thực hiện hợp đồng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém 15. Hay nói một cách dễ hiểu
hơn: điều khoản hardship là điều khoản khó khăn trở ngại, được hiểu là điều khoản về
những trường hợp mà khi xảy ra làm thay đổi một cách căn bản về tính cân bằng của
hợp đồng đã được các bên thỏa thuận quy định trước đó có trong hợp đồng. Ví dụ: Đồng
tiền được thỏa thuận khi mua bán bị mất giá, giá cả hàng hóa mua bán tăng lên hoặc
giảm xuống một cách đáng kể. Khi những trường hợp này xảy ra bên bị thiệt hại có
quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng hoặc có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
chấm dứt hợp đồng nếu bên cịn lại khơng chấp nhận đàm phán16.
Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách
nhiệm (Điều 294 LTM 2005). Ngoài ra, khi xảy ra trường hợp được miễn trách nhiệm
hợp đồng, bên vi phạm còn phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường
hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không
thông báo hoặc thơng báo khơng kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại. Khi

xảy ra sự kiện bất khả kháng, đối với những trường hợp mua bán có thời hạn cố định về
giao hàng, các bên có quyền khơng thực hiện hợp đồng và không bị áp dụng các chế tài.
Trường hợp HĐMHH có nội dung thỏa thuận giao hàng trong một thời hạn, các bên
trong HĐMBHH có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Nếu
các bên khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả
kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả nhưng không được kéo dài quá
các thời hạn: 05 tháng đối với hàng hóa mà thời hạn giao hàng hóa được thỏa thuận
khơng quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng; 08 tháng đối với hàng hóa mà thời hạn
giao hàng được thỏa thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng17.
15Lê Minh Hùng (2010), 'Hiệu lực hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam’ luận án tiến sĩ luật học, Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr157.
16Bành Quốc Tuấn (2013), 'Giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế thông qua các
điều khoản đặc biệt của hợp đồng’, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 9, tr68.
17Điều 296 Luật Thương mại năm 2005.


6

Tất nhiên việc chứng minh sự kiện bất khả kháng thuộc về nghĩa vụ của bên vi
phạm hợp đồng, nhưng việc bên đó có được miễn trừ trách nhiệm trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng hay không lại phụ thuộc vào bên bị vi phạm hoặc cơ quan chức năng có
chấp nhận nó là sự kiện bất khả kháng hay khơng. Với một khái niệm cịn q khái qt
như vậy thì đương nhiên việc tìm được tiếng nói chung giữa các bên là không hề dễ
dàng.
Mặt khác, Điều 294 LTM 2005 chưa nêu bật được mối quan hệ nhân quả giữa
sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng. Về bản chất, để có thể được miễn
trách nhiệm, sự kiện bất khả kháng phải xảy ra sau khi các bên ký hợp đồng và sự kiện
bất khả kháng phải là nguyên nhân dẫn đến kết quả là bên vi phạm không thể thực hiện
được theo đúng cam kết. Rõ ràng ở đây chưa thể hiện được mối quan hệ đó.

Kết luận Chương 1
Qua chương 1 luận văn đã phân tích và làm rõ các khái niệm, đặc điểm cơ bản
về HĐMBHH, thực hiện HĐMBHH, các nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa, đặc biệt về quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong HĐMBHH cũng như
chế tài được áp dụng khi một trong các bên vi phạm hợp đồng. Để HĐMBHH được
thực hiện trên thực tế thì ngồi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật còn
đòi hỏi các bên trong HĐMBHH phải thực hiện một cách tự nguyện, trung thực, đầy đủ
các nghĩa vụ đã được thỏa thuận. Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện HĐMBHH vì
nhiều lý do mà một hoặc các bên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không
đầy đủ nghĩa vụ của mình, đặc biệt là nghĩa vụ trả tiền của bên mua dẫn đến phát sinh
nhiều tranh chấp trong việc thực hiện HĐMBHH, làm cho mục đích giao kết hợp đồng
khơng đạt được.


CHƯƠNG 2 : THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN QUA THỰC TIỄN
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN
TRE VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
2.1. Tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại tỉnh Bến Tre
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế của Bến Tre đang trên đà phát triển, hoạt
động kinh doanh, thương mại tăng trưởng mạnh mẽ. Song hành cùng sự phát triển kinh
tế là các vụ tranh chấp về kinh doanh, thương mại, đặc biệt là các HĐMBHH gia tăng
một cách đáng kể.
Theo Báo cáo năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, số doanh nghiệp
đăng ký mới đạt 370 doanh nghiệp, lũy kế toàn tỉnh đến cuối năm 2016 có 3.150 doanh
nghiệp18. Năm 2017, số doanh nghiệp đăng ký mới đạt 500 doanh nghiệp, với tổng số
vốn đăng ký ban đầu là 4.091,7 tỷ đồng 19. Như vậy có thể thấy, doanh nghiệp của tỉnh
Bến Tre chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP
của Chính phủ, đa phần vẫn là hình thức hộ kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh vẫn chủ
yếu là chăn nuôi, chế biến sản phẩm từ nông - ngư nghiệp. Do đó, tranh chấp giữa các
doanh nghiệp chủ yếu là tranh chấp hợp đồng mua bán giữa các doanh nghiệp chế biến

thủy, hải sản, nông sản hoặc giữa các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn, thuốc trong lĩnh
vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.Trong đó nội dung tranh chấp là nghĩa vụ
trả tiền chiếm phần lớn trong các tranh chấp kinh doanh thương mại yêu cầu Tòa án giải
quyết. Một trong những nguyên nhân chủ quan chủ yếu dẫn đến tranh chấp trên là do
người dân cịn thói quen thanh tốn sau, tức là mua chuyến hàng sau mới trả tiền chuyến
hàng trước, đã tồn tại nhiều thế hệ tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, dẫn đến
trường hợp bên mua đã nhận hàng nhưng chậm hoặc khơng thanh tốn tiền hàng dẫn
đến tranh chấp, yêu cầu Tòa án buộc bên mua thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo như hợp
đồng hoặc do trình độ am hiểu pháp luật của người người dân cịn chưa cao nên khi
18Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và nhiệm vụ, giải
pháp thực hiện năm 2017.
19Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và nhiệm vụ, giải
pháp thực hiện năm 2018.


tham gia giao kết hợp đồng mua bán không thỏa thuận cụ thể, rõ ràng các điều khoản
nên dễ xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Tranh chấp HĐMB hàng hoá được hiểu là những xung đột, mâu thuẫn về quyền
và nghĩa vụ của các bên chủ thể hợp đồng đó. Những xung đột này có thể xảy ra ở bất
cứ giai đoạn nào trong toàn bộ q trình diễn ra quan hệ HĐMB hàng hố 20. Số vụ tranh
chấp về HĐMBHH có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Điển hình là theo
số liệu thống kê của Ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre từ năm 2015 đến năm 2018.
Cụ thể số vụ tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa/ số vụ tranh chấp kinh doanh
thương mại: Năm 2015 là 75 vụ/ 221 vụ (chiếm tỷ lệ 34%); Năm 2016 là 33 vụ/ 106 vụ
(chiếm tỷ lệ 31,1%); Năm 2017 là 46 vụ/ 118 vụ (chiếm tỷ lệ 39%); Năm 2018 đến
tháng 05 là 11 vụ/ 21 vụ (chiếm tỷ lệ 52,4%). Năm 2015, số vụ tranh chấp HĐMBHH
chỉ chiếm 34% so với tổng số vụ tranh chấp kinh doanh thương mại. Năm 2016, tỷ lệ
này tuy có giảm một ít cịn 31,1%, trong giai đoạn này tranh chấp về tài chính, tín dụng
chiếm phần lớn số vụ tranh chấp kinh doanh - thương mại. Đến năm 2017 thì đã tăng
đến 39%. Năm 2018, chỉ mới tính đến tháng 5/2018, tỷ lệ này đã là 52,4%21.

20Đào Thanh Huyền (2018), „Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của Tòa
án nhân dân thành phố Hà Nội’, luận văn thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội - Vi ện hàn lâm khoa học Việt
Nam, tr11.
21Thống kê công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, HNGĐ, kinh doanh, lao động theo thủ tục sơ thẩm
của Ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre năm 2015, 2016, 2017, 2018.

Bảng 2.1: Số vụ án về tranh chấp HĐMBHH so với các vụ án tranh chấp kinh
doanh thương mại khác qua các năm 2015, 2016, 2017, 2018.
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy được từ năm 2016-2018 số lượng vụ việc tranh
chấp HĐMBHH ngày càng tăng, tỷ lệ tranh chấp HĐMBHH so với các tranh chấp
KDTM vươn lên trở thành tranh chấp chủ yếu trong kinh doang thương mại.
2 2 Các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng
____F___
mua bán hàng hóa và th c tiễn giải quyết tại Tòa án
>_____________ 1_ £ _ __y 11________________ 5_____________? 2 ? ____________ ? rri 1 _

2____

2.2.1 Tranh chấp nghĩa vụ thanh tốn liên quan đến chủ thể khơng có
quyền giao kết hợp đồng


Được thể hiện rõ qua bảng biểu sau:



Tranh chấp HĐMBHH




Tranh chấp KDTM hợp

đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng thuê
bao di động ngày 05/5/2016.
Nội dung hợp đồng thỏa thuận
là hợp đồng hòa mạng trả sau
với giá mua bốn sim nêu trên là 83.000.000 đồng, sau khi ký hợp đồng thì ơng Tuấn đã
trả cho ông Nghĩa số tiền 83.000.000 đồng, việc giao tiền hai bên có làm biên nhận.
Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thuê bao di động ngày 05/5/2016 có 02
lần bổ sung đều là do ơng Tuấn viết, lần bổ sung thứ nhất khơng ghi ngày, nhưng có ông
Tuấn và ông Nghĩa ký tên và ghi họ tên, lần bổ sung thứ 2 vào ngày 01/7/2016 chỉ có
ơng Nghĩa ký tên. Hợp đồng này do bên ông Tuấn đánh máy, ơng Tuấn và ơng Nghĩa
đều có ký tên, ghi họ tên. Hai bên thỏa thuận đến ngày 01/9/2016, ông Nghĩa phải giao
cho ông Tuấn 4 Sim nêu trên. Nhưng đến ngày hẹn ơng Nghĩa chỉ có giao cho ông Tuấn
01 Sim số 0888966888 và còn lại 3 Sim ông Nghĩa không giao cho ông Tuấn như đã
thỏa thuận.
Ông Tuấn có nói với ơng Nghĩa là 03 Sim cịn lại ông Tuấn đã bán cho ông
Nguyễn Tấn Đạt (ở Bình Dương nhưng khơng biết rõ địa chỉ cụ thể) với giá là
200.000.000 đồng, hai bên có làm giấy mua bán nhưng hiện tại giấy này do ơng Đạt giữ.
Ơng Đạt đã bán lại 03 Sim này cho ông Học (địa chỉ Hà Nội nhưng không biết rõ địa chỉ
cụ thể và khơng biết họ, chữ lót, chỉ biết tên) với giá là 314.000.000 đồng, ông Đạt và
ông Học chỉ thỏa thuận miệng chứ khơng có làm hợp đồng. Do khơng có 03 Sim để giao
N i dung vụ án:
Ơng Trần Quang Tuấn làm nghề mua bán Sim, qua bạn bè giới thiệu ông Tuấn
được biết ông Trần Minh Nghĩa làm ở Vinaphone Bến Tre và giữ chức vụ Tổ trưởng tổ
khách hàng trả sau doanh nghiệp nên liên hệ mua các Sim số „0888509999,
0888538888, 0888818181, 08889666888. Ông Nghĩa đồng ý bán cho ông Tuấn và làm



nên ông Nghĩa đồng ý bồi thường cho ông Tuấn số tiền là 314.000.000 đồng. Ơng Nghĩa
nhờ ơng Tuấn ứng dùm số tiền là 314.000.000 đồng để bồi thường cho ông Đạt. Ông
Tuấn đã ứng tiền để đưa lại cho ông Đạt thay ông Nghĩa, để ông Đạt trả lại cho ông Học
số tiền là 314.000.000 đồng nên ông Nghĩa mới viết giấy nợ là có mượn ơng Tuấn số
tiền 314.000.000 đồng. Sau đó, ơng Nghĩa trả tiền cho ơng Tuấn được 125.000.000
đồng, cịn 189.000.000 ơng Nghĩa khơng trả nữa.
Ngày 10/10/2016 ông Tuấn khởi kiện yêu cầu ông Nghĩa trả cho ơng Tuấn số
tiền nợ cịn lại là 189.000.000 đồng và tiền lãi theo mức lãi suất quá hạn của ngân
hàng nhà nước quy định, thời gian tính lãi từ 30/7/2016 đến ngày xét xử sơ thẩm.
Tại phiên tịa ơng Tuấn chỉ yêu cầu ông Nghĩa trả cho ông Tuấn số tiền nợ là
114.000.000 đồng, mức lãi suất là 1.125%/tháng, thời gian tính lãi từ ngày 30/7/2016
đến ngày xét xử sơ thẩm: 114.000.000 đồng x 1.125%/tháng x 12 tháng 12 ngày =
15.903.000 đồng. Tổng cộng là 129.903.000 đồng.
Theo ông Trần Minh Nghĩa trình bày:
Ơng Nghĩa thừa nhận có hứa làm 4 Sim số cho ơng Tuấn nên ơng Tuấn có đưa
cho ông Nghĩa số tiền là 83.000.000 đồng, hai bên có làm hợp đồng. Phần phụ lục hợp
đồng do bị ép buộc nên ông Nghĩa mới ký. Sau khi nhận của ông Tuấn số tiền
83.000.000 đồng, ông Nghĩa không giao được sim nào cho ơng Tuấn. Ơng Nghĩa có
biết mặt ông Đạt nhưng ông Nghĩa chưa có nói chuyện về việc mua bán Sim với ơng
Đạt lần nào. Ơng Nghĩa cũng khơng biết ơng Học mà ơng Tuấn nói. Hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng thuê bao di động ngày 05/5/2016 và giấy nợ ngày 01/7/2016
đều do ông Tuấn giữ chứ ơng Tuấn khơng có đưa cho ơng Nghĩa.
Ơng Nghĩa khơng đồng ý với u cầu của ơng Tuấn vì ông Nghĩa không có
mượn tiền của ông Tuấn, ông Nghĩa có nhận của ơng Tuấn 83.000.000 đồng, khi
khơng giao được bốn sim di động như thỏa thuận cho ông Tuấn thì ơng Nghĩa đã trả lại
cho ơng Tuấn số tiền 125.000.000 đồng là có tính ln cả số tiền phạt.
* Quá trình giải quyết của Cơ quan tiến hành tố tụng


- Tịa án cấp sơ thẩm: Tại phiên tịa ơng Nghĩa thừa nhận có ký hợp đồng

chuyển nhượng thuê bao di động ngày 05/5/2016, có nhận của ơng Tuấn số tiền
83.000.000 đồng, có ký vào giấy mượn tiền ngày 05/5/2016. Nhưng ông Nghĩa cho rằng
ông đã trả lại cho ông Tuấn số tiền 125.000.000 đồng là đã có tính tiền chi phí bồi
thường trong đó rồi nên ơng Nghĩa khơng đồng ý trả số tiền là 114.000.000 đồng và yêu
cầu tính lãi từ ngày 30/7/2016 đến ngày xét xừ sơ thẩm theo mức lãi suất 1.125%/tháng
như ông Tuấn yêu cầu. Hội đồng xét xử xét thấy, Ông Nghĩa cho rằng việc ông Nghĩa
ký tên vào giấy mượn số tiền là 314.000.000 đồng vào ngày 01/7/2016 là do bị ông
Tuấn ép buộc, đe dọa. Tịa án đã thơng báo cho ơng Nghĩa cung cấp tài liệu, chứng cứ
để chứng minh cho lời trình bày của mình là có căn cứ và hợp pháp nhưng phía ơng
Nghĩa khơng cung cấp được.
Tại cơng văn số 1314/TTKDBTre-THNS ngày 15/5/2017 của Trung tâm kinh
doanh Vinaphone - Bến Tre với nội dung: Vào thời điểm tháng 5/2016 ông Trần Minh
Nghĩa giữ chức vụ Tổ trường tổ bán hàng trả sau trực thuộc Phòng bán hàng thành phố
Bến Tre. Với chức vụ này thì ơng Nghĩa chỉ được phép tư vấn khách hàng hịa mạng,
khơng có quyền tự làm hợp đồng chuyển nhượng thuê bao di động các sim số
0888509999, 0888538888, 0888818181. Riêng sim 08889666888 thì tại thời điểm trên
khơng có trong kho của Trung tâm kinh doanh Vinaphone Bến Tre cung cấp. Ơng Nghĩa
cũng khơng được phân công quản lý các sim nêu trên, các sim trên thuộc thẩm quyền
quản lý của ban Lãnh đạo Trung tâm kinh doanh Vinaphone Bến Tre. Đối tượng của
khách hàng được đăng ký sử dụng các sim trên gồm các doanh nghiệp có quy mơ hoạt
động lớn, lĩnh vực Ngân hàng, Bảo hiểm, công ty vận tải, các sở, ban ngành trên địa bàn
tỉnh Bến Tre và kèm theo điều kiện là cam kết đóng đóng đầy đủ cước phí, thời gian sử
dụng dịch vụ theo quy định.
HĐXX nhận thấy: Ơng Nghĩa là khơng có quyền chuyển nhượng cũng khơng
có quản lý các sim số trên nhưng ông Nghĩa với tư cách cá nhân đã tự ý ký hợp đồng
chuyển nhượng thuê bao di động các sim nêu trên với ông Tuấn, không phải tư cách


nhân viên trung tâm kinh doanh Vinaphone Bến Tre. Việc hai bên ký hợp đồng là hoàn
toàn tự nguyện, về hình thức khơng bắt buộc phải cơng chứng chứng thực nên được xem

là hợp pháp. Sau khi ký hợp đồng thì hai bên cịn ký thêm các thỏa thuận khác, phạt hợp
đồng, giấy giao nhận tiền một các tự nguyện. Ông Nghĩa đã vi phạm hợp đồng mà hai
bên đã ký nên phải chịu hậu quả của việc vi phạm này nên HĐXX chấp nhận toàn bộ
yêu cầu của nguyên đơn.
- Tòa án cấp phúc thẩm: HĐXX nhận định nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận
vào ngày 05/5/2016 có thỏa thuận hợp đồng chuyển nhượng thuê bao di động 04 Sim.
Ngày 01/7/2016, ông Nghĩa ký tên vào giấy nợ thể hiện việc có mượn của ơng Tuấn số
tiền 314.000.000 đồng. Các bên thừa nhận thực tế khơng có việc ông Tuấn giao số tiền
này cho ông Nghĩa mà ông Tuấn đã tự tính số tiền mà ơng Tuấn bán Sim lại cho ông
Đạt, ông Đạt bán Sim lại cho ông Học thành số tiền cụ thể là 314.000.000 đồng, sau đó
lập biên nhận trên và ơng Nghĩa ký tên. Như vậy, có cơ sở nhận định ơng Tuấn, ơng
Nghĩa đã xác định giá trị của 04 Sim là 314.000.000 đồng. Tuy nhiên, các Sim trên
không phải là tài sản của cá nhân ơng Trần Minh Nghĩa. Ơng Nghĩa đã giao kết hợp
đồng chuyển nhượng những tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình. Do đó, có cơ
sở để xem xét hợp đồng vơ hiệu. Ơng Tuấn biết ơng Nghĩa khơng có quyền chuyển
nhượng các Sim, khi khơng giao được các Sim như thỏa thuận các bên không chấm dứt
hợp đồng mà tiếp tục ký các phần bổ sung và thỏa thuận giá trị hợp đồng là 314.000.000
đồng. Ông Nghĩa biết bản thân khơng có quyền chuyển nhượng Sim nhưng vẫn ký hợp
đồng chuyển nhượng Sim với ông Tuấn. Do đó, hai bên đều có lỗi trong việc hợp đồng
vô hiệu.
Do hợp đồng vô hiệu và xác định hai bên đều có lỗi nên các bên hồn trả nhau
những gì đã nhận và chịu một phần thiệt hại. Giá trị hợp đồng tại thời điểm ngày
01/7/2016 là 314.000.000 đồng, sau khi trừ đi 83.000.000 đồng thì thiệt hại thực tế là
231.000.000 đồng. Do hai bên đều có lỗi như nhau nên mỗi bên phải chịu 115.500.000
đồng. Ông Nghĩa đã đưa cho ông Tuấn 125.000.000 đồng (bao gồm 83.000.000 đồng),


vậy phần còn thừa là 42.000.000 đồng; khấu trừ vào phần ông Nghĩa phải chịu nên ông
Nghĩa phải tiếp tục trả cho ông Tuấn số tiền 73.500.000 đồng.
Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử xét thấy việc Tòa án nhân dân thành

phố Bến Tre chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là chưa đủ cơ sở, ảnh
hưởng đến quyền lợi bị đơn. Vì vậy, sửa án sơ thẩm theo hướng chấp nhận một phần
yêu cầu của nguyên đơn, chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn và chấp nhận một
phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bến Tre buộc ông Nghĩa phải
tiếp tục trả cho ông Tuấn số tiền là 73.500.000 đồng.
* Phân tích, đánh giá
- Về thực hiện nghĩa vụ trả tiền: Tòa án cấp sơ thẩm nhận định ông Trần Quang
Tuấn khi ký kết hợp đồng không biết ơng Nghĩa khơng có quyền ký kết hợp đồng mà
nghĩ rằng ơng Nghĩa là trưởng phịng của Vinaphone Bến Tre nên có thể chuyển nhượng
các sim số đẹp này cho ông nên mới ký kết hợp đồng. Thực tế thì ơng Nghĩa là trưởng
phịng tư vấn bán hàng của Vinaphone nên có thể thực hiện việc bán sim cho khách
hàng mua sim số có nhu cầu nhưng do các sim số mà ông Tuấn muốn mua được xem là
sim số “đẹp” nên thẩm quyền chuyển nhượng các sim trên thuộc về Lãnh đạo
Vinaphone Bến Tre. Khi giao kết hợp đồng, ông Nghĩa cũng không thông báo cho bên
mua biết và đồng ý ký kết nên lỗi hoàn toàn thuộc về bên bán là ơng Nghĩa.
Tuy nhiên, Tịa án cấp sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn,
buộc bị đơn bồi thường số tiền 314.000.000 đồng (trong đó có số tiền 83.000.000 đồng
là tiền ơng Tuấn đã thanh tốn cho ơng Nghĩa để mua sim số) là chưa hợp lý. Theo nhận
định của Tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp này phần nghĩa vụ của ông Tuấn đã thực
hiện xong, cụ thể ông Tuấn đã thanh tốn tiền mua sim là 83.000.000 đồng cho ơng
Nghĩa trước. Ông Nghĩa không thực hiện đúng hợp đồng nên phải trả lại 83.000.000
đồng đã nhận, đồng thời phải bồi thường thiệt hại (nếu có) cho ơng Tuấn, trong trường
hợp này ông Tuấn phải chứng minh thiệt hại của mình.
- Cấp phúc thẩm nhận định: các bên thừa nhận thực tế khơng có việc ơng Tuấn


giao số tiền 314.000.000 đồng cho ông Nghĩa mà ông Tuấn tự tính số tiền mà ơng Tuấn
bán sim cho ông Đạt, ông Đạt bán sim cho ông Học thành số tiền 314.000.000 đồng, sau
đó lập biên nhận và ơng Nghĩa ký tên. Như vậy có cơ sở nhận định ông Tuấn, ông Nghĩa
xác định giá trị 04 sim là 314.000.000 đồng. Giá trị hợp đồng tại thời điểm ngày

01/7/2016 là 314.000.000 đồng. Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định ông Tuấn và
ông Nghĩa thỏa thuận thống nhất với nhau giá trị 04 sim là 314.000.000 đồng bằng với
số tiền mà ông Tuấn bán sim lại cho ông Đạt, ơng Đạt bán lại cho ơng Học. Tịa án cấp
phúc thẩm xem đây là trường hợp hai bên điều chỉnh giá của hợp đồng. Giá của hợp
đồng do các bên tự thỏa thuận điều chỉnh, khác với trường hợp “hợp đồng theo đơn giá
điều chỉnh” đối với loại hợp đồng xây dựng được quy định trong Nghị định số
37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ và Thơng tư số 07/2016/TT-BXD ngày
10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá của hợp đồng xây dựng, có các
hình thức: giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đồng theo
đơn giá điều chỉnh, giá hợp đồng theo giá thời gian và giá hợp đồng theo giá kết hợp.
Khoản 3 Điều 15 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định: “Giá hợp đồng theo đơn giá điều
chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận
trong hợp đồng nhân với khối lượng cơng việc”.
- Tình huống của bản án trên, có thể thấy nếu Tịa án cấp phúc thẩm nhận định
giá trị hợp đồng tính đến ngày 01/7/2016 là 314.000.000 đồng thì ơng Tuấn chỉ mới thực
hiện một phần nghĩa vụ trả tiền của mình trong tổng số tiền 314.000.000 đồng, khi thỏa
thuận điều chỉnh giá của hợp đồng thì ông Tuấn và ông Nghĩa trong tiến hành thỏa thuận
bổ sung các điều khoản của hợp đồng để xác định số tiền cịn lại là 231.000.000 đồng
ơng Tuấn sẽ thanh tốn cho ơng Nghĩa khi nào (tiếp tục thanh tốn trước hay sau khi
nhận 04 sim mới thanh toán), hai bên có gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng hay không
để làm cơ sở cho các bên thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Việc nhận định giá trị hợp
đồng khác nhau giữa hai cấp xét x dẫn đến có hai trường hợp xảy ra và cách giải quyết
vụ án cũng khác nhau, cụ thể:


+ Nếu giá trị hợp đồng là 83.000.000 đồng, ông Nghĩa ký hợp đồng với tư cách
cá nhân, không phải với tư cách nhân viên Vinaphone, ông Nghĩa vi phạm hợp đồng nên
buộc ông Nghĩa phải trả lại số tiền 83.000.000 đồng đã nhận, đồng thời chịu bồi thường
thiệt hại (nếu có) cho ơng Tuấn. Tịa án cấp sơ thẩm thừa nhận hợp đồng mua bán giữa
hai bên là có hiệu lực pháp luật, chấp nhận yêu cầu của của ông Tuấn là không có cơ sở

do ông Tuấn không chứng minh được có thiệt hại xảy ra. Vì thực tế, ơng Tuấn ký hợp
đồng với ơng Nghĩa vì tin tưởng ơng Nghĩa là Trưởng phịng của cơng ty Vinaphone, có
thể giao kết hợp đồng nên mới ký kết.
+ Nếu giá trị hợp đồng là 314.000.000 đồng, ông Nghĩa ký hợp đồng với tư
cách nhân viên của công ty Vinaphone, ông Nghĩa bán hàng hóa không thuộc quyền
quản lý của mình, khơng có quyền làm hợp đồng chuyển nhượng nên hợp đồng vơ hiệu.
Các bên hồn trả cho nhau những gì đã nhận, cụ thể ơng Nghĩa phải trả lại cho ông Tuấn
số tiền 83.000.000 đồng, đồng thời chịu bồi thường thiệt hại (nếu có) cho ơng Tuấn. Tịa
án cấp phúc thẩm nhận định hợp đồng vơ hiệu là có cơ sở, tuy nhiên việc chia đôi thiệt
hại cho cả hai bên là khơng đúng vì như vậy vơ tình lại thừa nhận hợp đồng có hiệu lực,
từ đó ơng Tuấn bị thiệt hại do không chuyển nhượng được cho ông Đạt và ông Học. Tòa
án nhận định ông Tuấn cũng có lỗi nên chia đơi thiệt hại cho ơng Tuấn và ông Nghĩa.
Nếu đúng, trường hợp nhận định như trên, Tịa án cấp phúc thẩm phải tun buộc ơng
Nghĩa trả lại cho ông Tuấn 83.000.000 đồng đã nhận.
-Về lãi suất: Hai bên thỏa thuận thực hiện hợp đồng đến ngày 01/9/2016, ông
Nghĩa phải giao sim cho ông Tuấn, đây là ngày hết hạn hợp đồng. Tức sau ngày
01/9/2016, ông Nghĩa phải chịu lãi suất đối với số tiền chậm trả là 114.000.000 đồng
nhưng ơng Tuấn u cầu tính lãi từ ngày 30/7/2016 đến ngày xét x sơ thẩm là khơng có
căn cứ vì thời điểm 30/7/2016 chưa phải là thời điểm đến hạn của hợp đồng, Tòa án cấp
sơ thẩm chấp nhận u cầu tính lãi của ơng Tuấn là khơng có cơ sở và khơng đúng quy
định của pháp luật (114.000.000 đồng x 1.125%/tháng x 12 tháng 12 ngày = 15.903.000
đồng). Bên cạnh đó, cũng cần nói thêm trường hợp của ông Nghĩa được xem là không


thực hiện đúng hợp đồng và buộc phải hoàn trả số tiền đã nhận. Nhưng câu hỏi đặt ra là
có phát sinh lãi từ số tiền chậm hoàn trả này hay khơng. Tác giả qua q trình thực tiễn
cơng tác và nhận định thực tế có căn cứ xác định số tiền chậm hồn trả này phải được
tính lãi qua Án lệ số 09/2016/AL. Đây cũng là quan điểm của PGS. TS Đỗ Văn Đại
(2017) đã khẳng định: “Đối với số tiền ứng trước mà không nhận được hàng của 4 hợp
đồng kinh tế, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định chính xác số tiền và buộc Cơng ty Hưng

Yên phải trả lại cho Công ty Việt Ý là đúng. Tuy nhiên, khi tính tiền lãi do chậm thanh
tốn số tiền nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm mặc dù áp dụng Điều 306 Luật Thương mại
năm 2005 nhưng khơng lấy mức lãi suất q hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm
thanh toán (xét xử sơ thẩm) để tính, mà lại áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng
Nhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo yêu cầu của nguyên đơn để áp dụng
mức lãi quá hạn (là 10,5%/năm) là không đúng. Trong trường hợp này, Tòa án cần lấy
mức lãi suất q hạn trung bình của ít nhất ba ngân hàng tại địa phương...”. Nội dung
vừa nêu cho thấy, lãi chậm trả được áp dụng cho cả việc bên bán hồn trả tiền hàng do
bên mua khơng nhận được hàng như hợp đồng và việc tính lãi được áp dụng trên cơ sở
Điều 306 Luật Thương mại22.
- Về vấn đề bồi thường thiệt hại: Ơng Tuấn có quyền u cầu ông Nghĩa bồi
thường thiệt hại, tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm khơng xem xét tồn diện
thiệt hại thực tế xảy ra, thiệt hại đó có phải do hành vi vi phạm của ông Nghĩa gây ra
không mà chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông Tuấn là không có cơ sở.
* Kiến nghị, đề xuất
Theo Điều 306 Luật Thương mại năm 2005: “Trường hợp bên vi phạm hợp
đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp
lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả
đó theo lãi suất nợ q hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng
với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
22 Đỗ Văn Đại (2017), „Lãi chậm trả tiền trong án lệ năm 2016’, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử.


khác”. Quy định trên đề cập tới lãi chậm trả và có phạm vi điều chỉnh là “chậm thanh
tốn tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác” đối với
những quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại.
Thực tế thường xuyên gặp trường hợp bên bán nhận tiền nhưng khơng giao
hàng hóa đúng hợp đồng và phải hồn trả khoản tiền đã nhận như trường hợp bản án
trên đây đã nêu. Việc quy định như Án lệ số 09/2016/AL sẽ gây khó khăn trong việc áp
dụng cho những người tiến hành tố tụng. Cụ thể theo khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số

03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối
cao, theo đó: “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải
quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống
nhau phải được giải quyết như nhau...”. Theo Công văn số 146/TANDTC-PC ngày
11/7/2017 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Khi xét xử, giải quyết những vụ
việc đã có án lệ thì Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu án lệ đó để quyết định việc
viện dẫn, áp dụng hoạc không áp dụng”, “Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm thấy rằng
án lệ và vụ việc mà Tòa án đang giải quyết khơng có tính chất tương tự ...thì việc khơng
áp dụng án lệ cũng phải được nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án” 23.
Qua đó có thể nhận thấy, việc áp dụng án lệ hay khơng cịn tùy thuộc vào “nhận
định” của Thẩm phán, Hội thẩm vụ việc đang giải quyết có những tình huống giống với
án lệ hay khơng. Điều đó vơ hình làm cho án lệ chỉ mang tính chất tham khảo để giải
quyết các vụ việc có sự kiện pháp lý giống nhau, nhưng theo quan điểm cá nhân tác giả,
số vụ việc tranh chấp “tương tự” như nhau thực tế là khơng nhiều, mỗi trường hợp đều
có những tình tiết đặc thù riêng, do đó việc nhận định và áp dụng của Thẩm phán ở mỗi
Tòa án là khác nhau.
Bên cạnh đó, do trình độ am hiểu pháp luật của người dân còn hạn chế, nguyên
đơn thường chỉ yêu cầu tính lãi đối với số tiền chậm trả của người có nghĩa vụ trả tiền
được quy định Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 đối với hợp đồng mua bán hàng
23 Công văn số 146/TANDTC-PC ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn viện dẫn, áp dụng án lệ
trong xét xử.


hóa hoặc theo Điều 357 BLDS 2015 đối với hợp đồng mua bán tài sản. Hầu như, chỉ có
người áp dụng pháp luật hoặc người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật như luật sư, luật
gia.. .mới biết và am hiểu về án lệ, yêu cầu Tòa án áp dụng để tính lãi đối với phần tiền
bên bán đã nhận phải hoàn trả lại. Đương sự trong các vụ tranh chấp hầu như khơng biết
để u cầu Tịa án áp dụng, buộc bên có nghĩa vụ phải hồn trả tiền và phần lãi phát
sinh. Để khắc phục hạn chế trên, kiến nghị cần luật hóa quy định của Án lệ số
09/2016/AL như khoản 2 của Điều 306 LTM 2005: “Đối với số tiền mà bên bán đã nhận

nhưng không giao hàng hóa đúng hợp đồng và phải hồn trả thì còn phải chịu lãi suất
chậm trả theo Khoản 1 Điều này”. Như vậy mới bảo đảm áp dụng thống nhất, tránh mỗi
Tòa án áp dụng khác nhau theo nhận định chủ quan của mình.
2.2.2 Tranh chấp nghĩa vụ thanh tốn do các bên thỏa thuận giá cả và
phương thức thanh tốn khơng rõ ràng
N i dung vụ án:
Ngày 01/12/2016, Cơng ty TNHH Một Thành Viên út Dương (Công ty út
Dưỡng) có ký hợp đồng bán hàng hóa là thức ăn nuôi tôm và thuốc thủy sản cho Công
ty TNHH Thủy Sản Việt - Nga (Công ty Việt Nga) thời gian thực hiện hợp đồng là từ
ngày 01/12/2016 đến ngày 15/01/2017, thời gian thanh tốn hồn tất tiền là ngày
15/01/2017. Khi ký kết hợp đồng mua bán, phía ơng BOLMƯSOV EGOR có ký giấy
bảo lãnh cơng nợ số tiền 4.000.000.000 đồng là căn hộ B2-08-02 Toà nhà Imperia,
phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến hết ngày 21/12/2016, phía
Cơng ty út Dưỡng đã giao cho phía Cơng ty Việt - Nga hàng hóa có giá trị thành tiền là
6.589.437.000 đồng và Cơng ty Việt - Nga có xác nhận công nợ. Khi Công ty út Dưỡng
gửi xác nhận cơng nợ thì có gửi kèm bảng kê giao nhận hàng hóa bao gồm tên hàng hóa
và giá cả chi tiết cho công ty Việt Nga. Sau khi kiểm tra thì Cơng ty Việt Nga ký xác
nhận cơng nợ và chuyển về cho Công ty út Dưỡng. Trước đây giữa Công ty Việt Nga và
Công ty út Dư ống đã nhiều lần giao dịch mua bán với nhau nhưng chỉ là hợp đồng
miệng. Khoảng tháng 10/2016 thì Cơng ty Việt Nga đã nhiều lần khơng thanh tốn cho


Công ty út Dưỡng nên các bên mới ký kết hợp đồng với nhau. Theo quy trình giao nhận
hàng thì Công ty út Dưỡng giao hàng, Công ty Việt Nga nhận và thanh tốn sau đó
Cơng ty út Dưỡng mới xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Khi giao hàng thì chỉ xuất hóa đơn
bán hàng thể hiện loại sản phẩm và giá sản phẩm chứ khơng xuất hóa đơn giá trị gia
tăng.
Sau khi kết thúc hợp đồng công ty út Dưỡng nhiều lần u cầu thanh tốn
nhưng Cơng ty Việt - Nga khơng thanh tốn và cho rằng sản phẩm không đảm bảo chất
lượng mới yêu cầu kiểm nghiệm và nhận lại sản phẩm. Sau khi xác nhận công nợ phía

Cơng ty Việt - Nga có trả cho Cơng ty út Dưỡng được 1.767.916.000 đồng, số tiền còn
lại là 4.821.521.000 đồng Công ty Việt - Nga đến nay vẫn khơng thực hiện việc trả nợ.
Do đó, cơng ty út Dư ỡng u cầu Tịa án buộc Cơng ty Việt - Nga trả số tiền
còn thiếu là 4.821.521.000 đồng và tính lãi chậm trả từ ngày 15/01/2017 đến ngày
02/01/2018 với lãi suất 1% với số tiền 554.474.000 đồng. Tổng số tiền yêu cầu là
5.375.995.000 đồng. Nếu Công ty Việt - Nga khơng trả được khoản nợ trên thì u cầu
xử lý tài sản bảo lãnh căn hộ B2-08-02 Tòa nhà Imperia phường An Phú, quận 2, Thành
phố Hồ Chí Minh của ơng BOLMƯSOV EGOR để thanh tốn nợ.
Bị đơn là Công ty Việt - Nga không đồng ý với yêu cầu của công ty út Dư ỡng.
Công ty út Dư ống lập các công nợ này lập không đúng quy định, khi lập các công nợ
không người phiên dịch cho ông EGOR biết nội dung tiếng Việt. Khi yêu cầu ông
EGOR ký tên là ký xác nhận là đã nhận văn bản không phải là ký xác nhận nội dung văn
bản. Tại bảng đối chiếu cơng nợ khơng có xác nhận của ơng EGOR, khơng có con dấu
của Cơng ty Việt - Nga cũng như của Công ty út Dưỡng nên bảng công nợ mà Công ty
út Dưỡng cung cấp cho Tịa là khơng có hiệu lực. Cơng ty út Dưỡng không cung cấp
phụ lục hợp đồng về giá của các hàng hóa. Cơng ty Việt - Nga chỉ xem xét là loại sản
phẩm gì hồn tồn khơng biết chất lượng sản phẩm có đạt khơng. Sau một thời gian sử
dụng thì Cơng ty Việt Nga phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng, thiếu hiệu
quả nên yêu cầu Công ty út Dư ỡng cung cấp giấy tờ và cùng kiểm tra chất lượng sản


×