Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông tại trung tâm kinh doanh VNPT bến tre (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.41 KB, 52 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

PHAN VĂN ĐIỀN

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
••••
CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THƠNG
•••
TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

PHAN VĂN ĐIỀN

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
••••

CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THƠNG
•••

TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT BẾN TRE


Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực không vi phạm quyền tác
giả. Tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu của mình.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

PHAN VĂN ĐIỀN


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
••7
ST
T

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1


BLDS 2015

Bộ Luật dân sự năm 2015

2

LTM 2005

Luật Thương mại năm 2005

3

BTTTT

Bộ Thơng tin và Truyền thơng

4

VNPT

Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 3
6. Kết cấu luận văn............................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1 GIAO KẾT HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG.....................................................................................................................................5
1.1. Khái niệm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thơng .................................. 5
1.2. Đặc điểm và vai trị của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.............. 6
1.2.1. Đặc điểm của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thơng........................... 6
1.2.2. Vai trị của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông .............................. 8
1.3. Chủ thể ký kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông ........................... 10
1.3.1. Chủ thể cung cấp dịch vụ:........................................................................................ 10
1.3.2. Chủ thể sử dụng dịch vụ ......................................................................................... 13
1.4. Hình thức hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.................................... 13
1.5. Thông tin của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông ............................. 13
1.6. Thực tiễn về giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông tại Trung
tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre ......................................................................................... 15
1.6.1. Ưu điểm...................................................................................................................16
1.6.2. Bất cập.....................................................................................................................16
1.7. Đề xuất hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn
thông từ thực tiễn tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre ............................................ 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................22
CHƯƠNG 2 THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG ......................................................................................................................23

2.1. Pháp luật về thực hiện hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông .............. 23
2.1.1. Chất lượng dịch vụ viễn thông .............................................................................. 26
2.1.2. Giá cước dịch vụ viễn thông ................................................................................. 27
2.2. Thực tiễn thực hiện hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông tại Trung tâm
Kinh doanh VNPT Bến Tre ................................................................................................ 30
2.2.1. Chất lượng dịch vụ viễn thông .............................................................................. 31
2.2.2. Giá cước dịch vụ viễn thông ................................................................................. 34


2.3. Đề xuất hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ
viễn thông từ thực tiễn tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre .................................... 37
2.3.1. Chất lượng dịch vụ viễn thông .............................................................................. 37
2.3.2. Giá cước liên quan đến dịch vụ giá trị gia tăng ..................................................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................39
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dịch vụ viễn thơng có một vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở
nước ta. Trong xu thế của thời đại hiện nay, nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông,
công nghệ thông tin của các tổ chức, cá nhân ngày càng lớn. Các giao dịch của đơn
vị cung cấp dịch vụ viễn thông và các tổ chức, cá nhân cần phải có các cơ sở pháp lý
để các giao dịch này được đảm bảo thực hiện. Các bên lựa chọn hợp đồng để giao
kết với nhau, dựa vào đó các bên thể hiện ý chí đi đến thỏa thuận, đàm phán, kí kết
hợp đồng, từ đó làm căn cứ pháp lý xác định trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của

các bên khi có tranh chấp xảy ra. Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông
đáp ứng được nhu cầu này của các bên. Tuy nhiên, hành lang pháp lý về hợp đồng
này vẫn cịn nhiều bất cập, cần phải nghiên cứu để hồn thiện thêm.
Hàng năm, Trung tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre ký kết một khối lượng lớn
các hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ mà cụ thể là hợp đồng cung cấp và sử dụng
dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin. Các hợp đồng này mang lại nguồn doanh
thu, lợi nhuận đáng kể cho Trung tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre nhưng từ đó cũng
có những khiếu nại, tranh chấp giữa Trung tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre và người
sử dụng dịch vụ viễn thơng. Chính vì vậy, bản thân học viên là người đang trực tiếp
làm việc trong lĩnh vực hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông, nên đã
chọn đề tài:" Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch
vụ viễn thông tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre." để làm luận văn tốt
nghiệp, với mong muốn đề tài được áp dụng trong thực tế nhằm góp phần hạn chế
những khiếu kiện, tranh chấp khơng đáng có giữa các bên trong hợp đồng cung cấp
và sử dụng dịch vụ viễn thơng, từ đó giảm được chi phí, thời gian, cơng sức, đảm
bảo lợi ích mang lại cho các bên tham gia hợp đồng này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến đề tài này, đã có một số cơng trình nghiên cứu, như sau :
-Luận văn thạc sĩ luật học (2010) về “Tìm hiểu pháp luật về dịch vụ viễn


2

thơng tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Hằng, Đại học Luật Hà Nội.
-Luận văn thạc sĩ luật học (2018) về “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất” của tác giả Đỗ
Tuấn Phong, Đại Học Luật -Đại học Huế.
-Luận văn thạc sĩ luật học (2019) về “Hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông
di động theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn VNPT- VINAPHONE Đà
Nẵng” của tác giả Hồ Minh Thắng, Học Viện Khoa học Xã Hội.

Các cơng trình nghiên cứu trên đã giải quyết những vấn đề cơ bản liên quan
đến pháp luật về hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thơng dưới góc độ lý luận và thực
tiễn, tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu này chưa nêu khó khăn , vướng mắc , bất
cập trong quá trình áp dụng pháp luật về hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn
thông. Với tinh thần kế thừa những giá trị khoa học của những cơng trình trước đó,
luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp
đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông, đánh giá thực trạng các quy định pháp
luật về hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thơng, từ đó đề xuất các phương
hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông ở
Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những qui định pháp luật về
hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông, thông qua phân tích, đánh giá
thực trạng các quy định pháp luật về hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn
thông ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn thực hiện tại Trung tâm Kinh doanh VNPT
Bến Tre, để từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hồn thiện pháp luật về hợp
đồng cung cấp dịch vụ viễn thông ở Việt Nam .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá các qui định pháp luật về giao kết và
thực hiện hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông trong các quy định pháp
luật tại Bộ luật Dân sự 2015, Luật Viễn thông năm 2009, Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng năm 2010, Luật Thương mại 2005, các Nghị định, Thông tư và các


3

văn bản luật chuyên ngành khác.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về giao kết và

thực hiện hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thơng, trong đó chỉ nhấn mạnh
vào nội dung liên quan đến chủ thể, hình thức, thông tin cung cấp trong hợp đồng,
chất lượng và giá cước dịch vụ viễn thông, thông qua thực tiễn tại Trung tâm Kinh
doanh VNPT Bến Tre từ năm 2017 đến năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, học viên đã sử dụng phương pháp phân tích các quy
định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 (LTM 2005), Luật Viễn thông
2009 và các văn bản pháp luật liên quan về quy định hợp đồng cung cấp và sử dụng
dịch vụ viễn thông.
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các quy định về hợp đồng
cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa Bộ luật Dân sự 2015, Luật Viễn thông
2009 và các văn bản pháp luật liên quan khác.
Vận dụng kết hợp các phương pháp đánh giá bình luận để đưa ra quan điểm,
các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ
viễn thơng.
6. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 2 chương cụ thể như sau:
-Chương 1 Giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
-Chương 2 Thực hiện hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.


CHƯƠNG 1
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG CUNG CẤP
VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
1.1.

Khái niệm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông
Hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thơng là thỏa thuận, theo đó một bên (bên


cung cấp dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện cung cấp dịch vụ cho một bên khác và nhận
thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (được gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho
bên cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận.
Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm
2016 của Chính phủ “Hợp đồng điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng
dịch vụ viễn thơng được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”
(Nghị định 81/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thơng). Như vậy, ta có thể nhận thấy
rằng trong hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thơng có những đặc điểm của hợp đồng
dân sự, nên khi giao kết các bên cũng thể hiện rõ ý chí của mình và được thể hiện
dưới các hình thức khác nhau.
Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thơng được thực hiện bằng văn
bản thì doanh nghiệp viễn thông phải xây dựng, đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều
kiện giao dịch chung; căn cứ theo danh mục dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục dịch
vụ do Thủ tướng chính phủ và Bộ Thơng tin và Truyền thơng quy định.
Bộ Công Thương chấp thuận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch
chung của doanh nghiệp viễn thông sau khi đã thống nhất với Bộ Thông tin và
Truyền thông, và cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về nội dung chuyên ngành tối
thiểu, quy trình thủ tục đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối
với các doanh nghiệp viễn thông để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên, khơng phải trong mọi trường hợp nào đều có thể giao kết hợp đồng theo
mẫu được, mà còn phụ thuộc vào sự phức tạp và giá trị hợp đồng, do đó pháp luật
cho phép các bên thỏa thuận với nhau về các nội dung khác trong hợp đồng, tuy


nhiên các thỏa thuận này không được vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân khác.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ viễn thơng các hình thức đưa ra phù hợp với thực

tiễn cuộc sống nói chung cũng như hoạt động thương mại nói riêng, thể hiện ngun
tắc pháp luật tơn trọng và bảo vệ quyền tự do, quyền tự định đoạt. Việc thực hiện hợp
đồng theo mẫu sẽ giúp giảm thời gian đàm phán, thống nhất và định hình hóa nội
dung hợp đồng, tạo điều kiện tối đa tới quyền lợi của khách hàng. Tuy nhiên, việc sử
dụng hợp đồng mẫu cũng có những hạn chế nhất định, đó là gây bất lợi cho người
tiêu dùng trong việc giao kết hợp đồng; người tiêu dùng khó có thể nhận thức được
đầy đủ về hợp đồng mẫu bởi thiếu nội dung giải thích và đơi khi khơng rõ ràng.
1.2. Đặc điểm và vai trò của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn
thông
1.2.1. Đặc điểm của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng
+ Chủ thể cung cấp dịch vụ viễn thông :
Chủ thể cung cấp dịch vụ viễn thông là các doanh nghiệp viễn thông, được
thành lập theo quy định của pháp luật và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ
viễn thông. Khác với các dịch vụ thông thường, kinh doanh dịch vụ viễn thông là
một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, địi hỏi chủ thể đầu tư kinh doanh
đáp ứng những điều kiện kinh doanh cần thiết.
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thơng, phải có đủ
các điều kiện về chứng chỉ chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng chỉ chứng
nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông; phải có đủ khả năng về tài chính, nhân
lực phù hợp với quy mơ của các dự án; phải có phương án kỹ thuật, phương án kinh
doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các
quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông; chuẩn bị đầy đủ các biện pháp nhằm bảo
đảm an toàn đối với hạ tầng viễn thông và thông tin.
+ Chủ thể sử dụng dịch vụ viễn thông :
Không chỉ đối với chủ thể cung cấp dịch vụ, chủ thể sử dụng dịch vụ (khách


hàng) trong một số trường hợp cũng cần áp dụng và tuân theo một số điều kiện cụ

thể và chỉ được cung cấp đến một số đối tượng khách hàng đáp ứng các điều kiện cụ
thể theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng chính là loại hình dịch vụ viễn thơng . Với các hợp
đồng dịch vụ thông thường, đối tượng của hợp đồng là dịch vụ, hàng hóa vơ hình.
Dịch vụ hay sản phẩm vơ hình khơng tồn tại dưới dạng vật chất. Vì vậy, khi ký kết
hợp đồng dịch vụ, các bên không cần quan tâm đến nơi chứa dịch vụ, không quan
tâm tới việc lưu trữ dịch vụ. Vấn đề quan trọng nhất là các bên mua bán dịch vụ phải
mô tả kỹ về dịch vụ, đặt ra những yêu cầu cụ thể mà theo đó khách hàng (người mua
dịch vụ) sẽ hài lòng về dịch vụ mà mình muốn có, cịn người bán (người cung cấp
dịch vụ) thì khơng chỉ phải cố gắng đáp ứng và làm cho khách hàng hài lịng về dịch
vụ do mình cung cấp mà cịn phải bảo đảm có các điều kiện cần thiết liên quan đến
việc cung cấp dịch vụ. Nói cách khác, khi hàng hóa vơ hình được đem ra mua và bán
thì yếu tố sự hài lịng của khách hàng là tiêu chí quan trọng để xem xét về chất lượng
của dịch vụ. Điều này đòi hỏi các bên phải có sự am hiểu về tính chất của dịch vụ đó.
Thứ ba, hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập
bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được
thiết lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 74, LTM 2005).
Sự thoả thuận giao kết hợp đồng giữa các bên phải được thực hiện dưới hình
thức bằng văn bản hoặc giấy tờ giao dịch mang tính văn bản có chữ ký xác nhận của
các bên xác nhận nội dung trao đổi như: công văn, phiếu yêu cầu, fax... Ký kết hợp
đồng bằng văn bản là một quy định bắt buộc các chủ thể trong hợp đồng kinh tế phải
tuân theo. Hợp đồng là cơ sở pháp lý trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các
bên, đồng thời là căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra.
Thứ tư, mục đích của hợp đồng
Tùy theo mục đích sử dụng dịch vụ của khách hàng mà việc ký kết các hợp
đồng dịch vụ viễn thơng sẽ có các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên có 02 mục đích
chính:



-Mục đích kinh doanh: khách hàng sử dụng dịch vụ cho hoạt động sản xuất và
kinh doanh hướng tới các lợi ích dịch vụ mang lại nhằm mục đích sinh lợi, và vì thế
chủ thể thực hiện hợp đồng với mục đích này là các thương nhân.
-Mục đích tiêu dùng: khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông hướng tới các
lợi ích tiêu dùng hoặc nâng cao trải nghiệm dịch vụ, đa phần là các dịch vụ giá trị
tăng .
1.2.2. Vai trò của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông
Thứ nhất, hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông là cơ sở pháp lý
để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho
khách hàng.
Thứ hai, hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bao gồm cả một
quá trình đàm phán liên quan đến rất nhiều điều khoản mà các bên phải tính đến.
Trên cơ sở những thỏa thuận đã đạt được, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
sẽ xác định cụ thể về sản phẩm dịch vụ mình cung cấp như thế nào, từ một sản phẩm
vơ hình như dịch vụ, thông qua hợp đồng dịch vụ sẽ được cụ thể hóa, mơ tả hóa giúp
cho các bên mường tượng được sản phẩm đó như thế nào. Sự thỏa thuận đó phải đảm
bảo bình đẳng thực sự của các bên, thể hiện ý chí nguyện vọng của họ và góp phần
hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông là cơ sở để doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ viễn thông xác định quyền và nghĩa vụ của mình. Ở một chừng mực nào
đó, hợp đồng cho phép các doanh nghiệp tạo ra một luật lệ riêng thông qua những
điều khoản của thỏa thuận mà các bên đã giao kết, điều chỉnh mối quan hệ giữa
doanh nghiệp và đối tác. Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ cơ bản mà pháp luật
quy định về hợp đồng thì các bên sẽ quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ như cung
cấp dịch vụ trong bao lâu, mức độ hài lòng được đánh giá như thế nào, tiến độ thanh
toán, trách nhiệm của các bên nếu khơng thực hiện cam kết của mình.
Dịch vụ viễn thơng là ngành dịch vụ cơng nghệ cao, có cơ sở hạ tầng phục vụ
theo kiểu hệ thống lớn, tồn trình, tồn mạng, liên hồn trong cả nước, góp phần cho
sự phát triển nền kinh tế ngày nay. Sự phát triển của ngành viễn thông ảnh hưởng tới

sự phát triển của xã hội và phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Ngược lại,


chính sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng có tác dụng thúc đẩy và quyết định
đến sự phát triển của ngành viễn thông. Như vậy giữa sự phát triển của nền kinh tế
và sự phát triển của ngành viễn thơng có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với
nhau.
Trong lĩnh vực nhà nước, ngành viễn thông cung cấp các dịch vụ viễn thông
theo yêu cầu của nhà nước để thực hiện chức năng phát triển kinh tế xã hội và đảm
bảo an ninh, quốc phòng. Các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng thường để
phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước trong cơng tác an tồn, cứu nạn, phịng chống
thiên tai, truyền đạt các đường lối, chính sách của Đảng, của nhà nước, phổ cập pháp
luật đến nhân dân.
Đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng, các dịch vụ cơ bản mà viễn thông
cung cấp là liên kết thiết yếu đối với cả hai phía người tiêu dùng. Trong mối quan hệ
này, ngành viễn thơng đóng vai trị là một ngành sản xuất xã hội, có chức năng hỗ trợ
trực tiếp mọi khâu trong chu trình phát triển kinh tế:
+ Tạo điều kiện cho khách hàng và doanh nghiệp xích lại gần nhau thông qua
truyền thông nhằm trao đổi và nhận thơng tin thương mại từ nhiều phía. Cung cấp
các dịch vụ viễn thông giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm
khách hàng và tác động tích cực vào q trình quản lý với chi phí tối ưu.


9

+ Sự hội tụ giữa tin học và viễn thông đã tạo điều kiện cho ngành viễn thông
cung cấp ngày càng nhiều giải pháp và ứng dụng trong đời sống kinh tế xã hội, nâng
cao trình độ dân trí cho người dân. Mang đến tiện ích cho khách hàng khi sử dụng
sản phẩm dịch vụ để tiếp cận với thị trường và khơng cịn phụ thuộc vào điều kiện
địa lí hay một vùng miền nào trên thế giới.

+ Thúc đẩy các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh
doanh ngày càng biến động, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng mối quan hệ, phát triển
thị trường, cắt giảm chi phí, giảm thời gian... Viễn thơng phát triển sẽ tạo điều kiện
thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc
gia trên thế giới.
1.3. Chủ thể ký kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông
1.3.1. Chủ thể cung cấp dịch vụ:
Theo Khoản 23 Điều 3 Luật Viễn Thông 2009: “ doanh nghiệp viễn thông là
doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh
doanh dịch vụ viễn thông" 1 . Doanh nghiệp viễn thông bao gồm doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khơng có hạ tầng
mạng.
Theo Phụ lục 4, Luật đầu tư 2014, kinh doanh dịch vụ viễn thông (bao gồm
kể cả dịch vụ viễn thông di động) thuộc danh mục một ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện.
Để trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp đó phải được cấp
giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm (Theo Khoản 2, Điều 34, Luật
Viễn Thông 2009):
i) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn khơng q 15
năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.
Điều kiện để được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng (theo
Điều 36, Luật Viễn Thông 2009) bao gồm:
“- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
1

Khoản 23 Điều 3, Luật Viễn Thơng 2009 về “ Giải thích từ ngữ”


1
0


kinh doanh dịch vụ viễn thơng,
-Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mơ
của dự án,
-Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến
lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn
thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ
viễn thơng,
-Có biện pháp bảo đảm an tồn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông
tin, Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư. ”
Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông di động
mặt đất (theo Điều 20, Nghị định 25/2011/NĐ-CP về việc hướng dẫn Luật Viễn
thông) bao gồm:
-Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có
sử dụng kênh tần số vơ tuyến điện phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức
cam kết đầu tư như sau:
+ Vốn pháp định: 20 tỷ đồng Việt Nam,
+ Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 60 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để
phát triển mạng viễn thông với quy mô, phạm vi quy định tại giấy phép.
-Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất
không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo) phải đáp ứng
điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
+ Vốn pháp định: 300 tỷ đồng Việt Nam,
+ Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 1.000 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên
và ít nhất 3.000 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo
quy định tại giấy phép.
-Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có
sử dụng băng tần số vơ tuyến điện phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức
cam kết đầu tư như sau:



11

+ Vốn pháp định: 500 tỷ đồng Việt Nam,
+ Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 2.500 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên
và ít nhất 7.500 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo
quy định tại giấy phép.
ii) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thơng, có thời hạn khơng q 10 năm
được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khơng có hạ tầng mạng.
Điều kiện để được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông (Khoản 1,
Điều 36, Luật viễn thơng 2009) bao gồm:
“- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
kinh doanh dịch vụ viễn thơng,
- Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mơ
của dự án,
- Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến
lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn
thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ
viễn thơng,
-Có biện pháp bảo đảm an tồn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông
tin.”
1.3.2. Chủ thể sử dụng dịch vụ
Dịch vụ viễn thông hướng tới tất cả các khách hàng bao gồm cả tổ chức, cá
nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhằm gia tăng lợi ích cho các dịch vụ viễn thơng cơ
bản. Chủ thể sử dụng dịch vụ tham gia ký kết hợp đồng cần đáp ứng về tư cách chủ
thể theo Bộ Luật Dân sự 2015. Đối với chủ thể sử dụng dịch vụ tham gia ký kết hợp
đồng là cá nhân : người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Đối với chủ thể sử dụng dịch vụ tham gia ký kết hợp đồng là tổ chức: là người đại
diện hợp pháp của tổ chức (hoặc người đại diện theo ủy quyền).
1.4.


Hình thức hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông
Theo khoản 4, Điều 1, Nghị định số 81/2016/NĐ-CP quy định, trong dịch vụ


1
2

viễn thông, “hợp đồng, điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ
viễn thông được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Như
vậy thì trong hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thơng hình thức đưa ra phù hợp với
thực tiễn cuộc sống, thể hiện được sự tự do ý chí, thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng
được thực hiện bằng lời nói để giao kết thường có giá trị không lớn, thân quen tin
cậy lẫn nhau, thực hiện trong thời gian nhất định rồi chấm dứt, đối với hợp đồng
được thực hiện dưới hình thức văn bản thì các bên tiến hành thỏa thuận và đi đến
thống nhất nội dung cơ bản của hợp đồng. Hợp đồng được giao kết dưới hình thức
bằng văn bản có cơ sở pháp lý vững chắc hơn so với giao kết bằng lời nói khi có
tranh chấp xảy ra giữa hai bên.
Như vậy, sự đa dạng về hình thức của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ
viễn thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể giao kết với nhau, trên cơ sở
nguyên tắc tự do hợp đồng.
1.5.

Thông tin của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông
Thông tin trong giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông là

rất quan trọng, thiết yếu đối với bên được cung cấp.


1

3
Theo Điều 518, BLDS 2015 quy định, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thơng có quyền u cầu khách hàng cung cấp “thơng tin, tài liệu, phương tiện có
liên quan để thực hiện cơng việc dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ, đồng
thời có quyền thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không
nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, ngồi ra có quyền yêu cầu bên
sử dụng dịch vụ trả tiền theo đúng quy định như đã thể hiện trong hợp đồng” 7. Căn
cứ qui định này thì Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thơng có quyền u cầu
khách hàng cung cấp thơng tin cần thiết cho mình để tiến hành các thủ tục ký kết hợp
đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông, đồng thời phải chịu trách nhiệm về
tính chính xác của thơng tin mình cung cấp. Đồng thời Doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ viễn thơng có trách nhiệm cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông theo quy định
tại Điều 12, LBVNTD 2010 về “Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh, hàng
hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thơng tin hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng”,
những thông tin của doanh nghiệp viễn thơng cung cấp cho khách hàng phải chính
xác, rõ ràng, dễ hiểu để hạn chế tối đa những khiếu nại, tranh chấp xảy ra trong quá
trình thực hiện hợp đồng.
Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông theo Điều 515 BLDS 2015:
“phải cung cấp thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết cho việc thực hiện
cơng việc được kịp thời, đồng thời có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền cung ứng dịch
vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng”, đây là nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ viễn
thông phải cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong
q trình giao kết hợp đồng. Thơng tin mà người sử dụng dịch vụ cũng cần phải cụ
thể, chính xác góp phần thuận lợi trong q trình thực thi hợp đồng. Đối với quyền
của bên sử dụng dịch vụ theo khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
năm 2010:” Được cung cấp thơng tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ, nguồn gốc, xuất xứ
hàng hóa, được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và
thông
73 Điều 515, BLDS 2015 về “ Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ

Khoản 1 Điều 387 BLDS 2015 về “Thông tin trong giao kết hợp đồng”


tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.” thì
người sử dụng dịch vụ có quyền cầu doanh nghiệp viễn thơng cung cấp thơng tin đầy
đủ và chính xác về dịch vụ trước khi giao dịch. Quyền được cung cấp thông tin là
quyền cơ bản, có vai trị quan trọng nhất để thực hiện các quyền khác trong việc bảo
vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng dịch vụ. Chỉ khi được cung cấp thơng tin
đầy đủ, chính xác, người sử dụng dịch vụ mới có cơ hội thực hiện tốt các quyền còn
lại.
Theo khoản 1 Điều 387 BLDS 2015: “Trường hợp một bên có thơng tin ảnh
hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thơng báo cho bên
kia biết” 3 thì các bên khi có thơng tin ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng thì phải
thơng báo cho bên kia biết. Đây là qui định mới trong BLDS 2015. Bên vi phạm quy
định này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Cách quy định này đã chỉ ra rằng một
bên phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho đối tác của mình trước khi các bên giao
kết hợp đồng. Bên vi phạm quy định này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Khoản 25 Điều 3 Luật Viễn thơng có quy định “Người sử dụng dịch vụ viễn
thông là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông với doanh
nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông”. Điều 13 Nghị định số
25/2011/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn
thông “Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng được giao kết giữa doanh nghiệp viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn
thông”. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ viễn
thơng được hình thành thơng qua việc giao kết hợp đồng.
1.6.

Thực tiễn về giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn

thông tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre

Những ưu điểm và bất cập trong việc giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng
dịch vụ viễn thông
1.6.1. Ưu điểm
Thứ nhất : Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông tại Trung tâm


Kinh doanh VNPT Bến Tre được áp dụng chung cho mọi khách hàng, trước tiên vì
mục tiêu hợp lý hố việc cung ứng dịch vụ trên thị trường, nó mang lại sự thuận lợi
cho cả hai bên, đơn giản hóa hình thức và thủ tục trong giao dịch đồng thời tiết kiệm
được chi phí cho các bên tham gia hợp đồng, tạo sự bình đẳng giữa các khách hàng.
Thứ hai : Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông tại Trung tâm
Kinh doanh VNPT Bến Tre được kiểm sốt rất chặt chẽ vì nằm trong danh mục thiết
yếu được Thủ tướng Chính phủ qui định. Ngồi việc tuân thủ theo quy định của pháp
luật dân sự về hợp đồng dịch vụ, Trung tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre còn thực
hiện đầy đủ các quy định của Luật Viễn thơng 2009 vì đây là lĩnh vực luật chun
ngành, đồng thời trong quan hệ hợp đồng còn thể hiện hoạt động kinh doanh thương
mại, liên quan đến quyền lợi khách hàng nên còn phải tuân theo quy định của pháp
luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, điều này đảm bảo quyền lợi cho các bên
khi tham gia ký kết hợp đồng.
Thứ ba : Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông tại Trung tâm
Kinh doanh VNPT Bến Tre là hợp đồng được thực hiện theo mẫu nên rất thuận lợi
trong quá trình đàm phán, thực thi hợp đồng, đây cũng là cơ sở pháp lý trong giải
quyết khi có tranh chấp xảy ra.
1.6.2. Bất cập
Bên cạnh những ưu điểm trong việc giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng
dịch vụ viễn thơng thì còn vướng mắc một số bất cập khi giao kết hợp đồng này tại
Trung tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre cụ thể như sau:
Thứ nhất: Trung tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre sử dụng hợp đồng cung cấp
và sử dụng dịch vụ viễn thông theo mẫu với điều khoản cơ bản, thông tin về sản
phẩm dịch vụ, nội dung giải thích khơng có trong hợp đồng, dễ gây ra sự hiểu nhầm,

không công bằng cho người tiêu dùng trong việc xác lập hợp đồng.


1
6


1
7

5

Khoản 1 Điều 387 BLDS 2015 về “Thông tin trong giao kết hợp đồng”


1
8


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được thực
hiện theo mẫu soạn sẵn, nên đã mang lại sự thuận lợi cho cả hai bên, nhất là tiết
kiệm được thời gian và chi phí. Việc giao kết hợp đồng tuy có đơn giản nhưng nội
dung thực hiện lại rất chặt chẽ. Chính vì nội dung khơng q phức tạp và giá trị hợp
đồng khơng q lớn nên trong suốt q trình hoạt động của mình chưa có tranh chấp
lớn nào xảy ra, và nếu có xảy ra thì mức độ bồi thường cũng không lớn, dễ giải
quyết. Đa số các tranh chấp được Trung tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre áp dụng
giải quyết thông qua con đường thỏa thuận, thương lượng tự hòa giải mà hiếm khi
phải qua Tòa án giải quyết. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế yếu kém trong
việc giao kết hợp đồng như Trung tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre sử dụng hợp đồng

theo mẫu với điều khoản có lợi cho mình hơn, thơng tin về sản phẩm dịch vụ không
đầy đủ rõ ràng, thiếu nội dung giải thích, gây ra sự khơng cơng bằng cho người tiêu
dùng trong việc xác lập hợp đồng. Do đó cần có sự điều chỉnh kịp thời những hạn
chế yếu kém trên của Trung Tâm Kinh doanh VNPT Bến Tre để mang lại sự tin
tưởng của khách hàng khi tham gia giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ
viễn thông.


×