Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.99 KB, 72 trang )

u


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ - LUẬT

HỒ XUÂN ANH

TRÁCH NHIỆM BÔI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI
CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ - LUẬT

HỒ XUÂN ANH

TRÁCH NHIỆM BÔI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI
CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngành: Luật Dân sự và Tổ tụng Dân sự
Mã số: 8380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi cùng với sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nhung. Các số liệu, ví dụ, bản án, trích dẫn có
độ tin cậy, chính xác cao và trung thực. Mặc dù đề tài đã được một số tác giả thực hiện cho
đề tài luận văn của mình nhưng đối với đề tài này tác giả có hướng tiếp cận hồn tồn mới
trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật dân sự

BLDS

Bồi thường thiệt hại

BTTH

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

BTTHNHĐ

Trách nhiệm bối thường thiệt hại ngoài
hợp đồng
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước

Toà án nhân dân

TNBTTHNHĐ

Luật TNBTCNN
TAND


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

Trang

1.1..........................................................................................................................
1.2.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của pháp nhân do người của
pháp nhân

TÀI LIỆU THAM KHẢO


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định lớn trong BLDS,
là hình thức cụ thể của trách nhiệm dân sự. Trên cơ sở từ những nguyên tắc chung
của Hiến pháp năm 2013 từ Điều 14 đến Điều 21, trách nhiệm BTTH ngoài hợp

đồng được quy định trong BLDS nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm và phòng ngừa, răn đe những hành vi gây thiệt
hại. Trách nhiệm BTTH không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra mà
còn giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản của xã hội, tơn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Cụ thể được quy định tại Điều 584 BLDS
năm 2015 “Người nào có hành vi xâm phạm tỉnh mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường...”
Trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân gây ra được cụ thể hoá trách
nhiệm BTTH do người gây ra trong chế định BTTH ngoài hợp đồng. Vấn đề này
được quy định tại Điều 597 BLDS năm 2015 trên cơ sở kế thừa quy định tại Điều
622 BLDS năm 1995 và Điều 618 BLDS năm 2005.
Trong thực tiễn phát sinh tranh chấp BTTH ngoài hợp đồng do người của
pháp nhân gây ra thì nội dung văn bản trên đóng vai trị quan trọng. Khác với việc
giải quyết BTTH nói chung, thì BTTH do người của pháp nhân gây ra có những đặc
trưng riêng đó là người có hành vi gây thiệt hại là người của pháp nhân nhưng pháp
nhân phải bồi thường và sau đó yêu cầu người có hành vi gây thiệt hại có lỗi có
nghĩa vụ hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Trong xu thế hội nhập và kêu gọi đầu tư, việc yêu cầu hoàn thiện pháp luật là
cấp bách và là những vấn đề luôn được các doanh nghiệp trong và ngoài rất quan
tâm. Pháp luật về BTTH do người của pháp nhân gây ra là một trong những vấn đề
quan trọng luôn đặt ra đối với họ và cũng là những thách thức đặt ra cho những nhà
nghiên cứu và những người làm công tác thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài


7

“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra” trong BLDS
năm 2015 hiện nay là mang tính cấp thiết.
2. Tinh hình nghiên cứu

Trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng là một trong những nội dung lớn của
BLDS nên dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu pháp luật. Nhiều cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này đã được thể hiện thông qua các luận văn, sách, và các
bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành tạo điều kiện cho những người quan tâm
cũng như làm cơng tác thực tiễn tham khảo. Các cơng trình nghiên cứu về trách
nhiệm BTTH ngồi hợp đồng gồm có:
Luận văn thạc sĩ luật học của Hồ Thị Ngọc “Pháp luật về trách nhiệm BTTH
do người của pháp nhân gây ra”. Đây là cơng trình nghiên cứu khá chi tiết về chủ
thể, đặc biệt là pháp nhân cơng. Vì vậy chưa đưa ra được những thực tiễn và vướng
mắc về quy định trách nhiệm BTTH của pháp nhân tư do người của pháp nhân gây
ra.
Luận văn thạc sĩ luật học của Bùi Thị Thuỷ Chung “Lỗi trong trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng”, Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Quỳnh Anh “Trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS năm 2005'.
Ngoài ra cịn có một số sách và các tạp chí như: Sách chuyên khảo “Trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng' của PGS.TS Phùng Trung Tập do NXB Công an nhân dân,
sách tham khảo “Trách nhiệm BTTHngồi hợp đồng trongBLDSnăm 2015 và những
tình huống thực tể' của Luật gia Trương Hồng Quang, Tạp chí khoa học pháp lý số
03/2003 “Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự' của Phạm Kim Anh.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên chỉ đề cập tới phần chung, một khía
cạnh về trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng hoặc đã được thực hiện từ khá lâu. Trong
khi đó tình hình xã hội đã thay đổi và BLDS năm 2015 đã ra đời bổ sung, sữa đổi để
hoàn thiện các chế định trong đó có chế định BTTH ngồi hợp đồng nên tác giả có
phạm vi tiếp cận khác với các đề tài, cơng trình nghiên cứu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài


8

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ hơn về mặt lý luận về trách
nhiệm BTHH do người của pháp nhân gây ra. Từ đó tìm hiểu các quy định của pháp
luật Việt Nam điều chỉnh về vấn đề này, liên hệ với thực tiễn. Trên cơ sở đó tìm ra
những khiếm khuyết về mặt lập pháp và bất cập trong thực tiễn để đưa ra những định
hướng, giải pháp hoàn thiện của quy định pháp luật về loại trách nhiệm này.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đe đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn được đặt ra là:
-

Phân tích một số vấn đề lý luận về trách nhiệm BTTH do người của pháp
nhân gây ra.

-

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển quy định về trách nhiệm BTTH do
người của pháp nhân gây ra.

-

Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành của Việt Nam về
trách BTTH do người của pháp nhân gây ra.

-

Kiến nghị đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về loại
trách nhiệm này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân gây ra
theo pháp luật Việt nam.

Phạm vi nghiên cứu: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm BTTH do người
của pháp nhân gây ra, pháp luật của Việt Nam quy định về loại trách nhiệm này và
thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do người của pháp nhân gây ra.
5. Phương pháp nghiên cứu
về phương pháp nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp như:
Phương pháp phân tích, lịch sử, so sánh, tổng hợp, đánh giá một số tài liệu mà tác giả
sử dụng để hoàn thành luận văn này. Những phương pháp này dùng để làm rõ những


9

vấn đề trong luận văn nhu sau:
Phương pháp phân tích: Phương pháp này dùng để phân tích các quy định
của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
Đồng thời, tác giả còn sử dụng phương pháp này để phân tích khi đề cập đến những
khó khăn, vướng mắc cũng như thực trạng pháp lý, thực tiễn áp dụng của quy định
này.
Phương pháp lịch sử, so sánh: phương pháp này sử dụng để nghiên cứu, so
sánh những quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan và pháp luật Cộng Hịa
Pháp, Nga tại chương I về loại trách nhiệm này.
Phương pháp tong hợp: tác giả sử dụng để tổng kết, xâu chuỗi và đưa ra kết
luận về vấn đề trên cơ sở các tài liệu thu thập được.
6. Ket cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 02 chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA
1.1.


Một số khái niệm cơ bản

1.2.

Một số đặc trưng cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người

của pháp nhân gây ra
1.3.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của pháp nhân do người của

pháp nhân gây ra
1.4.

Các trường hợp pháp nhân không phải chịu trách nhiệm bồi thường do

người pháp nhân có hành vi gây thiệt hại
Chương 2. THựC TIỄN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1.

Người của pháp nhân bồi thường

2.2.

Phương thức bồi thường


10


2.3.

Mức hoàn trả của người của pháp nhân

2.4.

Trách nhiệm hoàn trả và mức hoàn trả của pháp nhân sau khi người của

pháp nhân bồi thường
2.5.

Chủ thể tham gia thoả thuận bồi thường

2.6.

Xác định tư cách đương sự

2.7.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có

lỗi và xác định mức thiệt hại bồi thường
Kết luận


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA
1.1.
1.1.1.


Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm thiệt hại

Hiện nay chưa có quy định nào cho biết thế nào thiệt hại nhưng dưới góc độ
ngơn ngữ học, theo Đại từ điển tiếng Việt thiệt hại được hiểu là “mất mát, hư hỏng
nặng nề về người và của”, là “tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ” 1. Dưới góc độ
pháp lý, có một số ý kiến cho rằng “ thiệt hại là sự thay đổi biến thiên theo chiều xấu
đi của tài sản, của các giá trị nhân thân do pháp luật bảo vệ” 2 hoặc “ thiệt hại là sự
giảm sút về lợi ích vật chất của người bị thiệt hại mà họ đã có hoặc sự mất mát lợi ích
vật chất mà chắc chắn họ sẽ có ( lợi nhuận chắc chắn thu được)” 3. Cịn có ý kiến khác
cho rằng “thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất và phi vật chất của
một chủ thể xác định được trên thực tế bằng một khoản tiền cụ thể” 4. Như vậy, nhìn
chung trong khung cảnh của luật thực định và một số quan niệm phổ biến hiện nay,
căn cứ vào bản chất của thiệt hại thì thiệt hại bao gồm: Thiệt hại về vật chất và thiệt
hại về tinh thần.
1.1.1.1.

Thiệt hại về vật chất

BLDS năm 2015 cũng như các văn bản trước đây không định nghĩa thiệt hại
là gì nhưng lại thừa nhận các loại thiệt hại được chấp nhận, được bồi thường. Loại
thiệt hại đầu tiên được chấp nhận bồi thường đó là thiệt hại vật chất. Dưới góc độ
pháp lý, luật quy định tại Điều 361 BLDS năm 2015: “Thiệt hại vật chất là tổn thất
1Viện Khoa học pháp lý (Bộ tư pháp), từ điền Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa và Nxb Tư pháp,
năm 2006, Tr. 173.
2

Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Đại


Học Quốc Gia TP.HCM, năm 2007, Tr. 471.
3Hoàng Thế Liên (chủ biên): Sđd, Tr. 713.
4

Phùng Trung Tập (2017), Sách chuyên khảo trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp

đồng, Nxb Cơng An Nhân Dân, Tr. 42.


vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phỉ hợp lỷ để ngăn
chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”. Theo
quan điểm của một số chuyên gia: “thiệt hại vật chất là những tổn thất vật chất cụ thể,
có thể cảm nhận được bằng giác quan, có thể tính tốn được bằng tiền” 5; “ Thiệt hại
về vật chất là sự biến thiên theo chiều xấu đi đối với tài sản hoặc lợi ích vật chất của
một người, thể hiện ở những tổn thất thực tế tính được thành tiền mà người bị thiệt
hại phải gánh chịu”6. Như vậy, thiệt hại vật chất trước hết là thiệt hại gây ra đối với
tài sản của con người, là tổn thất vật chất thực tế xác định được khoản tiền cụ thể.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, BLDS năm 2015 chia làm
bốn nhóm thiệt hại về vật chất: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 589), thiệt hại
do sức khoẻ bị xâm phạm (Điều 590), thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều
591), thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
1.1.1.2.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần

Theo Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2006 của Nhà xuất bản Đà Nang thì
tinh thần là tổng thể những ý nghĩ, tình cảm.. .những hoạt động thuộc về đời sống nội
tâm của con người. Những thái độ, ý nghĩ định hướng cho hoạt động, quyết định
hành động của con người. Sự quan tâm thường xuyên trên cơ sở nhận thức nhất định.

Việc xem xét một thiệt hại về tinh thần với tính chất của sự tổn thất với đối
tượng phi vật thể, thiệt hại tinh thần có nguồn gốc từ thiệt hại vật chất do tính mạng,
sức khoẻ bị xâm phạm.
Tổn thất về tinh thần là một loại thiệt hại được bồi thường mà pháp luật quốc
tế cũng công nhận. Khoản 1 Điều 10:301 Bộ nguyên tắc châu Âu về BTTH ngoài
hợp đồng cũng ghi nhận “tuỳ vào mức độ bảo vệ, việc xâm phạm một lợi ích có thể
dẫn đến đền bù tổn thất phi tài sản, ví dụ như trước việc xâm phạm các quyền tự do,
danh dự, uy tín hay đời tư”
5

Tưởng Duy Lượng, pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb. Chính trị quốc gia- Sự Thật,

Hà Nội, năm 2005, Tr. 269
6

Chế Mỹ Phương Đài (Chủ nhiệm), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền

nhân thân của cá nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh,
năm 2011, Tr. 55


Đối với thiệt hại tổn thất về tinh thần, trong cổ luật Việt Nam cũng đã manh
nha xuất hiện. Trong Quốc Triều hình luật, liên quan đến trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, thuật ngữ “thiệt hại về tinh thần” không được đề cập đến nhưng qua một số
điều luật cụ thể chúng ta có thể suy đốn được đó là bồi thường thiệt hại về tinh thần.
Cụ thể, Điều 472 trong Quốc Triều hình luật quy định trường hợp đánh các
quan chức bị thương, thì ngồi tiền bồi thường thương tích, người gây thiệt hại phải
bồi thường tiền tạ. Tương tự, tại Điều 473 quy định về trường hợp một người lăng mạ
quan chức thì ngồi khoản tiền bồi thường, người có hành vi lăng mạ đó cịn phải chi
thêm một khoản tiền phạt.... Trong các Điều luật trên, khoản tiền tạ có thể được hiểu

là khoản bồi thường thiệt hại về tinh thần cho các vị quan lại phong kiến tuỳ theo địa
vị xã hội của họ do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Ở giai đoạn trước khi có BLDS, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra đối
với những thiệt hại về vật chất chứ chưa đề cập tới những thiệt hại về tinh thần. Liên
quan tới BTTHNHĐ, Thông tư số 173 năm 1972 của Toà án nhân dân tối cao chỉ quy
định là: “phải có thiệt hại. Đó là thiệt hại về vật chất, biểu hiện cụ thể là thiệt hại về
tài sản, hoặc là những chi phỉ và những thu nhập bị giảm sút hay bị mất do có có sự
thiệt hại về tỉnh mạng, sức khoẻ đưa đến. Thiệt hại ấy phải thực sự xảy ra và có thể
tỉnh tốn được. Tuy nhiên, đổi với thiệt hại như: hoa màu sắp được thu hoạch một
cách tương đổi chắc chắn mà bị làm hư hỏng, hay súc vật sắp đến ngày đẻ mà bị làm
chết, thì có thể xem xét thiệt hại một cách thỉch đáng”. Ở đây, Thông tư không đề cập
tới thiệt hại tổn thất về tinh thần mà chỉ đề cập tới thiệt hại về vật chất.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 361 BLDS năm 2015: “Thiệt hại về tinh thần
là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tỉnh mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tỉn và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể Cũng tại Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định:
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm
phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn


phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu
nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không
phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm
phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lịng tin... vì bị hiểu nhầm và
cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy rằng pháp luật khơng đưa ra định
nghĩa như thế nào là thiệt hại do tổn thất tinh thần. Dưới góc độ khoa học pháp lý, có

nhiều định nghĩa về tổn thất về tinh thần: “ Thiệt hại về tinh thần là thiệt hại gây ra
đối với tâm trạng của con người, thể hiện bằng việc con người phải chịu những lo
lắng, đau đớn về tinh thần”7; “ Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân do tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là những phiền muộn, hụt
hẫng, dằn vặt, đau khổ mà cá nhân người bị hại hoặc người thân thích của họ phải
gánh chịu”8; “ Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người đó bị thiệt hại hoặc do tính
mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau
thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín” 9. Có thể hiểu
rằng tổn thất về tinh thần là những tổn thất phi vật chất, khơng có cơng thức chung để
quy ra bằng tiền áp dụng cho tất cả các trường hợp. Tổn thất về tinh thần khơng thể
định lượng được. Do đó, việc bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần không thể khơi
phục lại tình trạng ban đầu nhưng phần nào cũng khắc phục được một phần tổn thất
xảy ra. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa các tổn thất về vật chất với các tổn thất về
tinh thần.
Có thể thấy rằng trên thực tế việc chứng minh thiệt hại do tổn thất về tinh thần
là rất khó khăn. Do đó, việc xác định có thiệt hại do tổn thất về tinh thần hay khơng
và mức thiệt hại hồn tồn phụ thuộc vào Toà án quyết định.
7

Phạm Kim Anh, “Về quy định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phấm, uy tín bị xâm

phạm trong Bộ luật dân sự Việt nam và hướng hồn thiệrì”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 3/2001.
8Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, Sđd, Tr. 472
9Hoàng Thế Liên (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Tập II, Sđd, Tr. 714


BLDS năm 2015 cũng chia nhóm thiệt hại về tinh thần: Thiệt hại tinh thần do
sức khoẻ bị xâm phạm (Điều 590), thiệt hại tinh thần do tính mạng bị xâm phạm
(Điều 591), thiệt hại tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều

592).
1.1.2.

Khái niệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng

Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống
trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, khơng thể vì lợi ích của
mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi
phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải
chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc
bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại.
Ở Việt Nam, cổ luật cũng không tách biệt trách nhiệm BTTH là một loại trách
nhiệm thuộc luật tư và cũng chỉ giải quyết các vấn đề thuộc trật tự cơng. Vì vậy, các
điều luật trong bộ luật cổ như bộ Quốc triều Hình luật của nhà Lê hay Hoàng Việt
Luật lệ của Gia Long đều quy định các điều khoản trách nhiệm về luật hình. Ví dụ:
Điều 582 Quốc triều hình luật đã quy định “Nếu những súc vật và chó đã húc, đá và
cắn người mà cách làm hiệu và ràng buộc không đúng phép - (theo đúng phép vật
nào hay húc người thì phải cắt hai sừng, đá người thì phải buộc hai chân, cắn người
thì phải cắt hai tai)- hay là chó dại mà khơng giết thì người chủ phải phạt 60 lượng.
Nếu vì cớ trên, có người chết hay bị thương thì phải tội quá thất. Nếu cổ ý thả ra để
làm cho người chết hay bị thương thì phải tội kèm tội đánh người bị thương hay
đánh chết người một bậc. Người được thuê đến để chữa bệnh cho súc vật, hay là
người cổ trêu chọc những vật kia, mà bị thương hay chết, thì người chủ khơng phải
tội”
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam cũng quy định
sự bồi thường. Đối với trường hợp đánh người bị thương, Điều 468 Quốc triều hình
luật đã quy định về thời gian nuôi dưỡng kẻ bị thương do đánh nhau. Thí dụ: đánh bị
thương bằng chân tay thì phải ni 10 ngày, bằng vật khác thì phải ni 20 ngày,
bằng thứ có mũi nhọn hay bằng nước sơi, lửa, thì phải ni 40 ngày, đánh gãy xương



thì phải ni 80 ngày....
Ở giai đoạn hiện nay, trách nhiệm BTTH được quy định và điều chỉnh bởi
Luật tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã được đặt ra ở tất cả các
nước. Ở Việt Nam, BTTH hiện nay được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự theo đó
người có hành vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà
mình gây ra.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân sự mà
theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người
khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang đặc tính của trách nhiệm dân sự. Đó là
trách nhiệm tài sản nhằm khơi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên, việc khơi phục tình trạng tài sản
bằng biện pháp bồi thường thiệt hại của người gây ra thiệt hại không phải bao giờ
cũng đem lại kết quả như mong muốn. Vì rất nhiều nguyên nhân rất khác nhau, người
gây ra thiệt hại không thể bồi thường và người bị thiệt hại không thể phục hồi lại tình
trạng tài sản ban đầu như trước khi bị thiệt hại. Bởi vậy, cần có các cơ chế và các
hình thức khác để khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại (hiện nay các
loại hình bảo hiểm đang đi theo hướng này và ngày càng đóng vai trị quan trọng, có
hiệu quả nhằm phục hồi, hạn chế thiệt hại của người bị thiệt hại do các hành vi trái
pháp luật gây ra).
Trong chế định TNBTTHNHĐ, trước BLDS năm 1995, qua từng thời kỳ đã
xuất hiện các văn bản điều chỉnh vấn đề BTTH ngoài hợp đồng như: BLDS Nam Kỳ
giản yếu ra đời năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kỳ ra đời năm 1931 và tại Trung Kỳ là bộ
dân luật Trung Kỳ ra đời năm 1936. Trong các bộ luật này chế định BTTHNHĐ được
định hình rõ nét và phát triển trong thời gian dài. Đặc biệt, trong bộ dân luật Trung
Kỳ, Pháp đã đưa vào đó nhiều kỹ thuật lập pháp khá tiến bộ. Còn trong bộ dân luật
Bắc Kỳ và dân luật Trung Kỳ đã có các quy định cụ thể về yếu tố làm phát sinh trách
nhiệm BTTH đó là: có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm pháp luật, có lỗi, có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra.



Thông tư số 173/1972/TANDTC ngày 23/3/1972 ra đời hướng dẫn xét xử về
BTTHNHĐ. Thông tư này chỉ ra đường lối, quan điểm, lý luận của các nhà làm luật
đương thời về TNBTTHNHĐ. Phân biệt trách nhiệm BTTHNHĐ với trách nhiệm
hình sự. Thông tư đã xây dựng bộ khung các quy định về TNBTTHNHĐ và là tiền đề
phát triển cho quy định trong BLDS về sau.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân
thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
Trong Bộ luật Dân sự của Việt Nam năm 2015, quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo hợp đồng được xây dựng bởi các quy phạm điều chỉnh trong
chế định hợp đồng. Nói cách khác, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo
hợp đồng có thể được coi là một phần của chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự.
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ tồn tại khi tồn tại một
hợp đồng, trách nhiệm này chỉ phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều
nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Trong khi đó, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng là các loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngồi khơng phụ
thuộc vào hợp đồng mà chỉ cần tồn tại hành vi vi phạm pháp luật dân sự gây thiệt hại
cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào
giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
Như vậy, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một
loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật
quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Nếu trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở
một hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm
pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định
chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính

mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác.


Trên cở sở đó, có thể tóm tắt một số đặc điểm của trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng như sau:
Thứ nhất, căn cứ phát sinh trách nhiệm đồng thời là căn cứ phát sinh nghĩa vụ.
Vì vậy, việc thực hiện xong trách nhiệm bồi thường cũng đồng thời chấm dứt quan hệ
nghĩa vụ giữa các bên. Việc phát sinh trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng khơng phụ
thuộc vào ý chí của các bên. Khác với việc BTTH theo hợp đồng, các bên có thể thoả
thuận về việc chấm dứt quan hệ hợp đồng sau khi đã bồi thường hoặc trong trường
hợp ngược lại nếu các bên khơng có thoả thuận thì quan hệ hợp đồng vẫn tồn tại cho
đến khi chấm dứt trong các trường hợp luật định.
Thứ hai, nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoàn toàn do luật định:
cơ sở phát sinh, chủ thể chịu trách nhiệm, cách thức bồi thường, mức bồi thường...
được pháp luật quy định sẵn mà không phụ thuộc vào thoả thuận trước của các bên.
Thứ ba, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi có đầy đủ điều kiện
do pháp luật quy định. BLDS năm 2015 không ghi nhận yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc
cấu thành trách nhiệm. Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì người thực hiện hành
vi phải bồi thường tổn thất để bù dắp cho người bị thiệt hại bất kể có lỗi hay không.
Lỗi chỉ được xem xét để xác định mức độ BTTH của người gây thiệt hại.
Thứ tư, Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người
có hành vi trái pháp luật thì cịn áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người
chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với
người của pháp nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề
1.1.3.

Khái niệm người của pháp nhân

Theo quy định của pháp luật thì pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật
dân sự, tuy nhiên việc tham gia quan hệ dân sự, kinh tế... của pháp nhân luôn thông

qua hành vi của người đại diện, thông qua hành vi của thành viên pháp nhân. Hành vi
của người đại diện, của thành viên pháp nhân ngoài việc mang lại quyền cho pháp
nhân thì cũng mang lại nghĩa vụ cho chính pháp nhân đó. Điều 597 BLDS năm 2015
quy định: “pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi


thực hiện nhiệm vụ được giao.”. Như vậy, dưới góc độ văn bản luật thì BLDS cũng
như các văn bản khác cũng chưa đưa ra ra khái niệm “người của pháp nhân” và thực
tiễn cũng phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau. Theo cách hiểu thứ nhất, đó là những
người thuộc pháp nhân như nhân viên, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
(giám đốc, tổng giám đốc). Với cách hiểu này, trong những người của pháp nhân bao
gồm cả những người làm công theo quy định tại Điều 600 BLDS năm 2015. Theo
cách hiểu thứ hai, người của pháp nhân là những người đại diện của pháp nhân không
bao gồm người làm công theo quy định tại Điều 600 BLDS năm 201510.
Theo giáo trình luật Dân sự Việt Nam, Đại học luật Hà Nội thì người của pháp
nhân là bất cứ thành viên nào của pháp nhân. Thành viên này có thể được pháp nhân
tuyển dụng vào làm việc theo các quan hệ hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, đang trong
thời gian thử việc...
Người của pháp nhân được hiểu là người mà giữa pháp nhân và người của
pháp nhân có mối quan hệ và quan hệ đó là quan hệ lao động. Theo khoản 5 Điều 3
Bộ luật lao động năm 2019 thì '“quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong
việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng
lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan
hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể. ”. Theo
Điều 83 BLDS năm 2015 quy định một pháp nhân phải có cơ quan điều hành như là
một thiết chế bắt buộc. Cơ quan điều hành đó là cơ quan bảo đảm sự vận hành của
pháp nhân trong quá trình giao tiếp với xã hội và pháp lý thường nhật. Cơ quan điều
hành thật sự là bộ mặt xã hội của pháp nhân và được nhận dạng một cách thường
xuyên. Đây là cũng là cơ quan đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong quan hệ
với người thứ ba, bao bồm người lãnh đạo và nhân viên thừa hành. Hành vi của

những người này trong khuôn khổ hoạt động của cơ quan điều hành của pháp nhân,
theo sự điều hoà, phối hợp của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, tạo ra
hiệu lực pháp lý ràng buộc pháp nhân. Như vậy, người của pháp nhân tư bao gồm
10

Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản

án, tập
2, Nxb Hồng Đức, Tr. 127.


người đại diện của pháp nhân và các thành viên khác của pháp nhân được pháp nhân
tuyển dụng thông qua hợp đồng.
Trong BLDS năm 2015, ngoài Điều 597 quy định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì tại Điều 598 đề cập đến trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra: ““Nhà nước có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo
quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ”. Như vậy, bên cạnh pháp
nhân nói chung tức là pháp nhân tư là tổ chức kinh tế do cá nhân, tổ chức thành lập
bên cạnh đó cịn có một loại trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân là cơ quan
Nhà nước còn gọi là pháp nhân công. Thông qua quy định tại Điều 598 có thể thấy
rằng BLDS năm 2015 đã dẫn chiếu đến Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong
việc BTTH do người của pháp nhân là Nhà nước (pháp nhân công) là người thi hành
công vụ gây ra.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước “Người thi
hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy
định của pháp luật về cán bộ, cơng chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí
trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tổ tụng hoặc thi
hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện
nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tổ tụng hoặc thi hành án”.

Với quy định như trên thì người của pháp nhân công là người thi hành công
vụ được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật
về cán bộ, công chức. Theo quy định luật Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008
thì cán bộ, cơng chức được định nghĩa như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chỉnh trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phổ trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phổ thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.


Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân
quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; đổi với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp cơng lập thì. lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù là pháp nhân cơng được điều chỉnh bởi pháp
luật riêng biệt (Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước) nên trong phạm vi bài
luận văn này tác giả chỉ đi sâu vào phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người của pháp nhân tư gây ra thiệt hại.
1.1.4.

Khải niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân


gây ra
Giai đoạn trước khi có BLDS năm 1995 được ban hành, ở Việt Nam cũng có
văn bản hướng dẫn biện pháp giải quyết những tranh chấp BTTH ngồi hợp đồng và
trong nội dung đó có hướng dẫn liên quan đến vấn đề trách nhiệm BTTH do người
của pháp nhân gây ra. Văn bản được đề cập là Thơng tư 173-UBTP ngày 23/3/1972
của Tồ án nhân Tối cao hướng dẫn xét xử BTTH ngoài hợp đồng. Nội dung của
Thơng tư có hướng dẫn xác định trách nhiệm của pháp nhân và của cá nhân trong
trường hợp: “ Công nhân, viên chức hay người đại diện hợp pháp của xỉ nghiệp, cơ
quan trong khi thi hành nhiệm vụ, do hành vi liên quan chặt chẽ đến công tác, được
xỉ nghiệp, cơ quan phân công mà gây thiệt hại cho người khác thi xỉ nghiệp, cơ quan
phải bồi thường thiệt hại theo chế độ trách nhiệm dân sự, rồi sau đó có quyền địi
hỏi họ hồn trả việc bồi thường theo quan hệ lao động”.
Như vậy, căn cứ vào nội dung Thơng tư, thì việc xác định trách nhiệm của


pháp nhân BTTH do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ của
pháp nhân giao cho. Pháp nhân cũng chịu trách nhiệm dân sự toàn bộ thiệt hại do
người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân.
Hướng dẫn này thật cụ thể và là cơ sở để xác định ai là người chịu trách
nhiệm BTTH, pháp nhân hay là người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ và vì lợi ích
của pháp nhân mà gây thiệt hại cho người khác. Người của pháp nhân trong khi thực
hiện nhiệm vụ của pháp nhân mà gây thiệt hại cho người khác và pháp nhân đã bồi
thường toàn bộ thiệt hại theo nguyên tắc của pháp luật dân sự ( gây thiệt hại bao
nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu ), cịn người công nhân, viên chức trong khi thi
hành nhiệm vụ mà gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm là hoàn trả toàn bộ hoặc một
phần tài sản pháp nhân đã bồi thường cho người bị thiệt hại
Với những nội dung hướng dẫn cơ bản trên, có thể nhận định ở Việt Nam dưới
chế độ dân chủ nhân dân trước khi có BLDS, thì Thơng tư 173-UBTP ngày
23/3/1972 của Tồ án nhân dân Tối cao đã là căn cứ để cấp toà án ở nước ta vận dụng
vào việc giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói

chung và trong trường hợp cụ thể là BTTH do người của pháp nhân gây ra. Thơng
tư đã đóng một vai trò quan trọng và là một bước chuẩn bị khơng thể thiếu trong q
trình pháp điển hố BLDS năm 1995 và 2005 và hiện nay là BLDS năm 2015 đang
có hiệu lực pháp luật.
Do hồn cảnh lịch sử và do quan niệm, Thông tư đã không dự liệu để hướng
dẫn các cấp toà án giải quyết những tranh chấp phát sinh trong giai đoạn mới của đất
nước. Tuy nhiên những nội dung của thơng tư đã góp phần khơng nhỏ vào công tác
xét xử, giải quyết những tranh chấp phát sinh liên quan đến trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng nói chung và trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng do người của pháp nhân
gây ra nói riêng.
Năm 1995, BLDS của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời và có
hiệu lực vào ngày 01/7/1996, quy định trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân
gây ra. Tại Điều 622 Bộ luật quy định: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do
người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp


nhân đã bồi thường thiệt hại, thì có quyền u cầu người có lỗi trong việc gây thiệt
hại phải hồn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy
định của pháp luật”.
Khi BLDS năm 2005 ban hành thay thế BLDS năm 1995, thì chế định BTTH
do người của pháp nhân gây ra được quy định tại Điều 618, cụ thể như sau: “Pháp
nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm
vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu
người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của
pháp luật”.
Bộ luật dân sự năm 2015 đang có hiệu lực quy định trách nhiệm BTTH do
người của pháp nhân gây ra tại Điều 597 như sau: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt
hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao;
nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền u cầu người có lỗi trong việc
gây thiệt hại phải hồn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

Thông qua văn bản pháp luật cũng như thực tiễn pháp lý và trên cơ sở lý luận,
có thể hiểu trách nhiệm BTTH của pháp nhân do người của pháp nhân gây ra như
sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân do người của pháp nhân gây ra
là trách nhiệm pháp lỷ dân sự thể hiện việc pháp nhân phải gánh chịu hậu quả bất
lợi mang tỉnh tài sản mà cụ thể là bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức bị thiệt
hại xuất phát từ hành vi trái pháp luật mà người của pháp nhân gây ra trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.
Ở đây, có thể thấy người làm phát sinh trách nhiệm BTTH chính là người của
pháp nhân (người được pháp nhân giao nhiệm vụ), và chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường chính là pháp nhân. Như vậy, chủ thể làm phát sinh trách BTTH và chủ thể
chịu trách nhiệm BTTH là hai chủ thể khác nhau.
Dưới góc độ pháp luật so sánh, trong pháp luật dân sự của Cộng hoà Pháp chế
định về trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng có quy định về trách nhiệm đối với thiệt
hại do người thứ ba gây ra. Theo đó, tại Điều 1384 quy định: “Người ta không những


chịu trách nhiệm về thiệt hại do chỉnh việc làm của mình gây ra mà cịn phải chịu
trách nhiệm về thiệt hại do việc làm của người khác mà người ta phải đứng ra chịu
trách nhiệm ”. Với ý nghĩa như vậy, trách nhiệm đối với thiệt hại do người thứ ba
gây ra được đặt trong trường hợp trách nhiệm của người uỷ nhiệm về việc làm của
người được uỷ nhiệm.
Người uỷ nhiệm là người có thể ra lệnh cho người khác. Còn người nhận lệnh
được gọi là người được uỷ nhiệm. Do vậy, người được uỷ nhiệm là người nhận
những chỉ dẫn, yêu cầu mà họ phải thực hiện và họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào
người uỷ nhiệm để thực hiện cơng việc của mình. Người uỷ nhiệm thường là người
chủ sử dụng lao động, còn người được uỷ nhiệm là người làm công ăn lương.
Người uỷ nhiệm phải chịu trách nhiệm về lỗi mà người được uỷ nhiệm mắc
phải trong khi thực hiện chức năng của mình. Trách nhiệm của người uỷ nhiệm được
đặt ra khi họ có quyền đối với người được uỷ nhiệm, tức là khi có mối quan hệ uỷ
nhiệm và với điều kiện người được uỷ nhiệm phải thực hiện trong khuôn khổ mệnh

lệnh mà người này nhận được. Vì thế, người uỷ nhiệm không phải chịu trách nhiệm
đối với lỗi của người được uỷ nhiệm khi lỗi đó xuất phát từ việc không thực hiện các
mệnh lệnh đã nhận được. Chẳng hạn, do thiếu canh chừng, người gác đêm đã làm
cháy trụ sở mà người này có trọng trách canh gác. Trong trường hợp này, chủ của
người gác đêm không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do người này gây ra.
Bộ luật Dân sự Nga quy định tại Điều 1064 và 1068 pháp nhân phải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do người lao động của mình gây ra trong khi thực hiện
nghĩa vụ lao động, tuy nhiên, cũng theo Bộ luật này thì trường hợp luật hoặc hợp
đồng có quy định lại có thể mở ra nghĩa vụ người lao động phải hoàn trả khoản tiền
mà pháp nhân đã bồi thường.
Nhìn chung, các nước quy định trách nhiệm của pháp nhân phải BTTH do
người pháp nhân gây ra thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Điều này
nhằm bảo vệ kip thời quyền và lợi ích của người bị thiệt hại, vì pháp nhân được suy
đốn là có khả năng kinh tế hơn cá nhân.


1.2.

Một số đặc trưng cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

người của pháp nhân gây ra
Hiện nay, pháp luật của nhiều nước cũng như của Việt Nam có quy định cụ thể
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Đối chiếu với các
loại trách nhiệm dân sự khác, nhất là trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng nói chung,
chúng ta thấy trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân gây ra có những đặc trưng
riêng.
-Thứ nhất, về hành vi làm phát sinh bồi thường
Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, về nguyên tắc chung, trách nhiệm
BTTH phát sinh từ hành vi của con người (có ngoại lệ như tài sản gây thiệt hại).
Trong trách nhiệm BTTH của pháp nhân do người của pháp nhân gây ra, trách nhiệm

cũng phát sinh từ hành vi của con người. Tuy nhiên, trong trách nhiệm BTTH ngồi
hợp đồng nói chung, hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường là hành vi của bất
kỳ ai (Điều 584 BLDS năm 2015). Còn trong trách nhiệm BTTH của pháp nhân,
hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường là hành vi của người của pháp nhân.
-Thứ hai, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
Trong trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng, về ngun tắc chung (có một số
ngoại lệ đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.. .gây
thiệt hại), người có hành vi làm phát sinh trách nhiệm BTTH chính là người chịu
trách nhiệm BTTH (người nào gây thệt hại thì phải tự bồi thường theo Điều 584
BLDS năm 2015).
Việc BTTH của pháp nhân xuất phát từ hành vi của người của pháp nhân,
nhưng trách nhiệm BTTH cho người bị thiệt hại lại không phải là trách nhiệm của
người của pháp nhân mà là trách nhiệm của pháp nhân.
-Thứ ba, về nghĩa vụ hồn trả
Trách nhiệm BTTH của pháp nhân có thể được coi là trách nhiệm dân sự thay
thế. Ở đây, pháp nhân phải chịu trách nhiệm BTTH do người của mình gây ra. Hơn
nũa, tiền bồi thường được lấy từ tài sản của pháp nhân (khoản 2 Điều 87 BLDS năm


×