Tải bản đầy đủ (.docx) (200 trang)

Xu hướng vận động và phát triển của kinh tế hộ gia đình nông thôn việt nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 200 trang )

.....
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
____****____

HUỲNH TẤN HƯNG

XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
••
CỦA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN VIỆT
••
NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
••
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

IW


.....
IW
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH TẤN HƯNG

XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN VIỆT NAM TRONG


NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số ngành : 62. 31 .01.01
Phản biện 1: PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
Phản biện 3: TS Trần Thị Nam Trân
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Pgs.Ts Nguyễn Văn Trình
Phản biện độc lập 1: PGS.TS Nguyễn Duy Mậu
Phản biện độc lập 2: TS Nguyễn Văn Sáng


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất cứ cơng trình nào.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC............................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. viii

DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC ............................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.1 Về mặt lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam ............................................................1
1.2 Về mặt thành tựu thực tế...............................................................................................2

2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................7
2.1 Mục tiêu chung: ...........................................................................................................7
2.2 Mục tiêu cụ thể: ...........................................................................................................8

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................8
4. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................9
5.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................9
5.2 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................9

6. Điểm mới của luận án ......................................................................................10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.........................................................10
7.1 Về mặt lý luận...............................................................................................................10
7.2 Về mặt thực tiễn............................................................................................................10

8. Kết cấu luận án.................................................................................................11
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................12
1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC....................................................12
1.1.1 Những nghiên cứu liên quan về bản chất, vị trí, vai trị, sự vận động và phát triển của
kinh tế hộ gia đình nơng thơn Việt Nam...............................................................................12
1.1.2 Những nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên
thế giới .................................................................................................................................17



1.1.3 Những nghiên cứu về chính sách nơng nghiệp, nơng dân trong nền kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế .............................................................................................................21

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC...................................................25
1.2.1 Nghiên cứu của các nhà lý luận kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin....................25
1.2.2 Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu kinh tế phát triển .............................................27

1.3 ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..............29
1.3.1 Những kết quả nghiên cứu về kinh tế hộ gia đình nơng thơn ...................................29
1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu .........................................................................................30

TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................31
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN
VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA....................................32
2.1 NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ HỘ VÀ KINH TẾ HỘ ....................................32
2.1.1 Khái niệm hộ và gia đình .........................................................................................32
2.1.2 Khái niệm kinh tế hộ gia đình..................................................................................33
2.1.3 Đặc trưng trong quan hệ sản xuất của kinh tế hộ gia đình.......................................35

2.2 XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘ KINH TẾ GIA
ĐÌNH NƠNG THƠN VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA..............................................................37
2.2.1 Bản chất và đặc trưng của nền kinh tế thị trường .....................................................37
2.2.2 Bản chất và đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.....................................................................................................................................40
2.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng vận động và phát triển của kinh tế hộ gia
đình nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. ..................................................................................................43
2.2.4 Xu hướng vận động và phát triển quan hệ sản xuất của kinh tế hộ gia đình nơng

nghiệp, nơng thơn Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
..............................................................................................................................................51
2.2.5 Xu hướng vận động và phát triển về lực lượng sản xuất của kinh tế hộ gia đình nơng
nghiệp, nơng thơn Việt Nam ............................................................................................... 5 5
2.2.6 Xu hướng phân hóa hai cực giàu nghèo của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nông


thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ......................62
2.2.7 Xu hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ và liên kết trong sản xuất kinh doanh của
kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nông thôn .......................................................................65

2.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG THƠN VÀ Q
TRÌNH VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN Ở
MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ..............................................................................67
2.3.1 Ở Nhật Bản ..............................................................................................................67
2.3.2 Ở Hàn quốc ..............................................................................................................71
2.3.3 Ở Thái Lan ...............................................................................................................75
2.3.4 Ở nước Mỹ ..............................................................................................................76
2.3.5 Ở EU ........................................................................................................................79
2.3.6 Tiếp cận về phát triển nông nghiệp, nông thôn của một số quốc gia khác ..............82
2.3.7 Kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình nơng thơn ở
các nước cho Việt Nam........................................................................................................84

TĨM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................87
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................88
3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................88
3.1.1 Phương pháp luận ....................................................................................................88
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................90
3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................................93


3.2 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .........................93
3.2.1 Khung phân tích........................................................................................................93
3.2.2 Quy trình nghiên cứu ...............................................................................................95

TĨM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................96
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA....................................97
4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG
THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2016 .......................................................97
4.1.1 Tăng trưởng GDP của nhóm ngành nơng, lâm, thủy sản.........................................97


4.1.2 Về mặt kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thơn....................................................98
4.1.3 Về các hình thức hỗ trợ kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn....................102
4.1.4 Về đời sống dân cư nông thôn ...............................................................................104

4.2 THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM .........................................................................106
4.2.1 Xét về mặt quan hệ sản xuất ..................................................................................106
4.2.2 Thực trạng về lực lượng sản xuất của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn
Việt Nam............................................................................................................................115
4.2.3 Thực trạng về xu hướng vận động và phát triển sản xuất hàng hóa trong kinh tế hộ
gia đình nơng nghiệp, nơng thơn ......................................................................................123
4.2.4 Thực trạng xu hướng vận động phân hóa giàu nghèo của kinh tế hộ gia đình nơng
nghiệp, nơng thơn dưới tác động của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.............................................................................................130


4.3 NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI
'••

NƠNG THƠN VÀ KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THÔN .........................142
4.3.1 Hạn chế, bất cập trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.................................142
4.3.2 Hạn chế trong phát triển kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn...................144

TĨM TẮT CHƯƠNG 4......................................................................................146
CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM...147
5.1 XU HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA KINH
TẾ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI
147
5.1.1 Về xu hướng vận động và phát triển của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn
147
5.1.2 Quan điểm về sự vận động và phát triển kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn
trong thời gian tới ............................................................................................................. 149


5.2 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT
TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM....................................150
5.2.1 Các giải pháp vĩ mô ...............................................................................................150
5.2.2 Các giải pháp vi mơ ...............................................................................................165


TĨM TẮT CHƯƠNG 5......................................................................................169
KẾT LUẬN .........................................................................................................170
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................175
PHỤ LỤC ............................................................................................................182
PHỤ LỤC 1 Đất sản xuất nông nghiệp bình qn một hộ có sử dụng phân
theo vùng..............................................................................................................182
PHỤ LỤC 2 Đặc điểm lao động và quan hệ lao động trong kinh tế hộ gia đình








9

1





9

9



9


trong nơng nghiệp, nơng thôn Việt Nam............................................................184
PHỤ LỤC 3 Lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong độ tuổi lao động
phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và phân theo vùng ..........................187
PHỤ LỤC 4 Các hình thức hỗ trợ kinh tế hộ gia đình trong nơng nghiệp, nơng
thơn ...................................................................................................................... 189
PHỤ LỤC 5 Tình hình phát triển kinh tế trang trại .......................................190
PHỤ LỤC 6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp, nông
thôn ...................................................................................................................... 191


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOT
CPTPP
DN

: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao lại
: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương
: Doanh nghiệp

ĐBSCL
ĐBSH

: Đồng bằng sông Cửu Long
: Đồng bằng sông Hồng

EU

: Liên minh châu Âu


FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA
GDP
HTX

: Hiệp định thương mại tự do
rp Ă 9 1 Ả -1 • -1 . Á Á *1 z\
: Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân
: Hợp tác xã

HN
KTTTĐH

: Hà Nội
: Kinh tế thị trường định hướng

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

Nxb
NNNT

: Nhà xuất bản
: Nông nghiệp, nông thôn


PPP

: Hợp tác cơng tư

SXNN

: Sản xuất nơng nghiệp

TP.HCM
TW

: Thành phố Hồ Chí Minh
: Trung ương

USD

: Đồng đô la Mỹ

UBND
Viet GAP

: Ủy ban nhân dân
: Vietnamese Agricultural Practices - Thực hành nông nghiệp tốt
ở Việt Nam

WTO
XHCN

: Tổ chức thương mại thế giới
: Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Số thửa và diện tích bình qn một thửa đất sản xuất nơng nghiệp


của hộ gia đình ............................................................................................. 109
Bảng 4.2: Cơ cấu hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp ở khu vực nông nghiệp, nông
thôn .............................................................................................................. 112
Bảng 4.3: Số lượng và cơ cấu trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản ........ 113
Bảng 4.4: Một số trang thiết bị máy móc chủ yếu dùng trong sản xuất nông
nghiệp, nông thôn ........................................................................................ 122
DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC

Bảng PL1.1 : Quy mô đất đai của hộ gia đình trong nơng nghiệp, nơng thơn . . .
182
Bảng PL2.1 : Số xã, thôn và số hộ, số nhân khẩu nơng thơn phân theo vùng ....
185
Bảng PL3.1: Trình độ lao động trong nông nghiệp, nông thôn ................... 187
Bảng PL4.1: Hệ thống tín dụng, ngân hàng khu vực nơng thôn....................189
Bảng PL5.1: Số lượng và cơ cấu trang trại phân theo lĩnh vực sản xuất và phân
theo vùng ...................................................................................................... 190
Bảng PL6.1: Số hộ gia đình trong nơng nghiệp, nơng thơn phân theo loại hộ ...
191


1


2
-Nhận diện những mâu thuẫn xuất hiện trong quá trình vận động và phát triển

kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa thời gian qua ở Việt Nam.
-Xác định những nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn trong quá trình vận
động và phát triển kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thời gian qua ở Việt Nam;
-Đề xuất các giải pháp giải quyết những mâu thuẫn góp phần củng cố và phát
triển kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn trong nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa thời gian tới ở Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Xây dựng khung phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kinh tế
hộ gia đình nơng nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế vận hành theo thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa;
-Sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để giải quyết
những vấn đề nghiên cứu, những mục tiêu nghiên cứu của luận án tiến sĩ thuộc
chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Những vấn đề cần phải nghiên cứu giải quyết làm sáng tỏ, cụ thể:
-Bản chất của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
-Những nhân tố nào quyết định xu hướng vận động và phát triển của kinh tế
hộ gia đình nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa;
-Thực tiễn vận động và phát triển của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nông
thôn Việt Nam đã diễn ra như thế nào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa thời gian qua, nhất là trong giai đoạn từ khi Đảng ta có chủ trương phát
triển nền kinh tế Việt Nam được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa;
-Những mâu thuẫn nào đã xuất hiện trong quá trình vận động và phát triển
của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam trong nền kinh tế thị



3
trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
-Những việc gì cần phải làm đối với các chủ thể kinh tế để giải quyết những
mâu thuẫn đã xuất hiện trong quá trình vận động và phát triển của kinh tế hộ gia đình
nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa để góp phần củng cố và hỗ trợ khu vực kinh tế này tiếp tục phát triển trong
thời gian tới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là xu hướng vận động và phát triển của
kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thôn Việt Nam, những nhân tố ảnh hưởng đến
xu hướng vận động và phát triển, cũng như những mâu thuẫn trong q trình vận
động và phát triển đó.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
-Về khơng gian: Kinh tế hộ gia đình nơng thôn hoạt động rất rộng trên nhiều
lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản, sản xuất tiểu thủ công, các hoạt
động dịch vụ nông thôn.. ..Trong điều kiện nguồn lực có hạn, luận án chỉ tập trung
nghiên cứu kinh tế hộ gia đình nơng thơn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy
nhiên, để làm rõ hơn xu hướng vận động của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng
thơn luận án sẽ có sự phân tích so sánh hoạt động của các hộ nông nghiệp với các hộ
hoạt động trong các lĩnh vực khác.
-Về thời gian: Kinh tế hộ gia đình nơng thơn được thừa nhận là một đơn vị
kinh tế tự chủ từ năm 1986 bởi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ
sáu, nhưng hoạt động của kinh tế hộ gia đình nơng thôn trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ từ Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ IX (2001) và sau khi thực hiện Nghị Quyết IX đã cho một số kết quả nhất định,
vì vậy luận án sẽ tập trung nghiên cứu xu hướng vận động và phát triển của kinh tế
hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam từ sau năm 2006 đến nay.
6. Điểm mới của luận án

-Làm rõ bản chất của kinh tế hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam với những đặc trưng cơ bản của nó được khắc họa ở ba


4
mặt của quan hệ sản xuất xã hội: Quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức và quan hệ phân
phối;
-Làm rõ những xu hướng vận động và phát triển, những nhân tố ảnh hưởng
đến xu hướng vận động và phát triển cũng như những mâu thuẫn trong quá trình vận
động và phát triển của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1 Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ hơn bản chất của kinh
tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn và góp phần phát hiện thêm những mâu thuẫn
trong q trình vận động của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Từ đó, luận án là tài liệu tham khảo cho công tác tổng kết thực tiễn hệ thống
hóa thành lý luận, góp phần là dữ liệu hoạch định đường lối, chính sách của các cơ
quan chức năng.
7.2 Về mặt thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập mơn học Kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các viện
nghiên cứu, trường đại học, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
8. Kết cấu luận án
Luận án gồm phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và 5
chương nội dung: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở khoa học về kinh tế hộ gia đình nơng thơn Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ; Chương 3: Phương pháp
nghiên cứu; Chương 4: Thực trạng xu hướng vận động và phát triển kinh tế hộ gia
đình nơng thơn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

Chương 5: Các giải pháp thúc đẩy sự vận động và phát triển của kinh tế hộ gia đình
nơng thơn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1

Những nghiên cứu liên quan về bản chất, vị trí, vai trị, sự vận động và

phát triển của kinh tế hộ gia đình nơng thơn Việt Nam
Tác giả Chu Văn Vũ đã phân tích một cách có hệ thống kinh tế hộ nông thôn
Việt Nam trong tác phẩm “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam”, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội năm 1995. Trong tác phẩm này tác giả đã làm khá rõ cơ sở lý luận của
kinh tế hộ nông thôn. Đồng thời tác giả cũng phân tích các đặc trưng của kinh tế hộ
nơng thơn Việt Nam cả về mặt quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Những đặc
trưng chủ yếu như kinh tế nơng hộ dựa trên quan hệ gia đình, quan hệ tổ chức giản
đơn, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công cụ sản xuất lạc hậu, thô sơ, năng suất lao động
thấp, thường xuyên thiếu vốn để mở rộng sản xuất, .... Đặc trưng của kinh tế hộ nông
thôn cũng khác nhau ở tính vùng miền, như miền Nam thì mang tính chất sản xuất
hàng hóa, miền Bắc thì vẫn mang nặng tính tự cấp, tự túc.
Trong tác phẩm “Kinh tế hộ gia đình ở miền Núi” của tác giả Ngơ Đức Mạnh
do Nxb Nông nghiệp, Hà Nội xuất bản năm 2000 đã nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến kinh tế hộ gia đình ở miền Núi Việt Nam. Trong tác phẩm này tác giả đã
phân tích những đặc điểm của kinh tế hộ gia đình hoạt động sản xuất trong lĩnh vực
nơng, lâm nghiệp ở vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên và tập trung phân tích tính
chất nhỏ, lẻ và xu hướng chuyển tự sản xuất tự cung, tự cấp sang hướng sản xuất
hàng hóa của khu vực kinh tế này trong những năm đầu của công cuộc đổi mới kinh
tế, chuyển từ mơ hình kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu

bao cấp sang mơ hình kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần kinh tế có sự quản
lý của Nhà nước, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Trong tác phẩm “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay” của
các tác giả Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, năm 2002, đã tập trung phân tích vị trí, vai trị và sự phát triển của kinh tế


hợp tác trong nền nông nghiệp Việt Nam và cho rằng: Hợp tác trong lĩnh vực nông
nghiệp là một nhu cầu khách quan, là con đường phát triển tất yếu của kinh tế hộ
nông dân, bởi lẽ do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong nền nông
nghiệp hàng hóa phát triển, q trình phân cơng lao động xã hội trong nông nghiệp
ngày càng sâu sắc, cùng với chun mơn hóa ngày càng cao nảy sinh các chun
ngành trong sản xuất nông nghiệp và xuất hiện các ngành dịch vụ phục vụ nơng
nghiệp thì từng hộ nơng dân tự đảm nhiệm tất cả các khâu cho quá trình sản xuất sẽ
gặp khó khăn, hoặc khơng đủ khả năng đáp ứng, hoặc hiệu quả kinh tế thấp hơn so
với hợp tác. Vì vậy, trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, khơng phân biệt chế độ
chính trị, xã hội, xuất phát từ mục tiêu kinh tế người nông dân đều có nhu cầu hợp
tác từ hình thức giản đơn cho đến phức tạp, từ đơn ngành cho đến đa ngành. Lực
lượng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng tăng, mối quan hệ hợp tác
càng sâu rộng. Nhóm tác giả cũng khẳng định, trong điều kiện hiện nay, phải tuân
thủ quan điểm phát triển kinh tế hợp tác trên cơ sở tơn trọng tính độc lập tự chủ của
kinh tế hộ và trang trại gia đình với tư cách là các đơn vị kinh tế cơ sở, tế bào kinh tế
- xã hội ở nông thôn.
Trong tác phẩm “Một số vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 2004, các tác giả Nguyễn Văn Thạo và Nguyễn Hữu Đạt trên cơ sở
làm rõ về mặt lý luận phạm trù sở hữu dưới các góc độ vừa là phạm trù kinh tế, vừa
là phạm trù pháp luật. Dưới hàm nghĩa phạm trù kinh tế, sở hữu biểu hiện các quan
hệ sản xuất, phương thức chiếm hữu và phân phối trong từng hình thái kinh tế - xã
hội và quan hệ xã hội nhất định. Dưới hàm nghĩa phạm trù pháp luật, sở hữu được
pháp luật điều chỉnh trở thành các quan hệ pháp luật. Sự thể chế hóa đó có nghĩa là

các nhà nước chính thức thừa nhận các quan hệ, các lợi ích kinh tế của chủ sở hữu
đối với các đối tượng sở hữu, trở thành quyền sở hữu. Từ đó các tác giả phân tích các
loại hình sở hữu tồn tại trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam: Sở hữu toàn dân, sở hữu
nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp và khẳng định, trong thời
kỳ quá độ ở nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế do còn tồn tại nhiều loại
hình sở hữu phản ánh nhiều loại trình độ sản xuất khác nhau. Trong thực tế các thành


phần kinh tế đó là: Kinh tế nhà nước (dựa trên sở hữu nhà nước); kinh tế tập thể (dựa
trên sở hữu tập thể); kinh tế tư nhân (dựa trên sở hữu tư nhân) và kinh tế có vốn nước
ngồi (dựa trên sở hữu tư nhân nước ngoài). Các tác giả cũng phân tích q trình xác
lập quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam, một thể chế đặc biệt đối với
đất đai chỉ có ở Việt Nam hiện nay, đã được hiến định trong Hiến Pháp của nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước Việt Nam là người đại diện của sở
hữu toàn dân thực hiện quyền sở hữu bằng cách giao quyền sử dụng đất cho các tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng. Nhà nước khơng có quyền mua bán đất đai với
tư cách là người chủ sở hữu, bởi vì Nhà nước khơng phải là người chủ sở hữu đất
đai, người chủ sở hữu thực sự đất đai là tồn dân Việt Nam. Ở Việt Nam khơng tồn
tại thị trường đất đai, thực chất chỉ là thị trường mua bán “quyền sử dụng đất”, đó là
sự thay đổi người sử dụng đất đai chứ không phải thay đổi người chủ sở hữu đất đai.
Chế độ giao quyền sử dụng đất được quy định trong Luật đất đai và tùy theo đối
tượng và mục đích sử dụng đất mà giao quyền sử dụng đất có thời hạn và giao quyền
sử dụng lâu dài. Chế độ giao quyền sử dụng đất trong Luật đất đai cũng bao hàm quy
định về quy mô số lượng đất đai được Nhà nước giao quyền sử dụng, còn được gọi là
“hạn điền”, đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi khi bàn về các giải pháp phát triển kinh
tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn hiện nay.
Nghiên cứu dưới góc độ quan hệ xã hội của kinh tế hộ gia đình nơng thơn có
tác phẩm “Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn Đồng bằng sông
Hồng trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Đức Truyến, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội 2003. Trong tác phẩm này tác giả đã khẳng định: Kinh tế hộ gia đình nơng

dân với tư cách là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp đặc thù dựa trên các
quan hệ gia đình, thể hiện vai trị của nó trong việc tổ chức gia đình thành một đơn vị
sản xuất độc lập, với những hình thức phân cơng lao động chủ yếu dựa trên năng lực
và tính tự giác của mỗi thành viên, trên sự kết hợp duy lý các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, phi nông nghiệp và cơng việc gia đình. Trên tinh thần phân tích các mối
quan hệ nội tại của kinh tế hộ gia đình nơng thơn, tác giả khẳng định rằng sự thể chế
hóa các vai trò và quan hệ giữa các vai trò trong kinh tế hộ gia đình, chính là sự thể


chế hóa các quan hệ gia đình trên bình diện xã hội, đạo đức hay văn hóa. Tuy nhiên,
tác giả qua nghiên cứu thực tế quá trình vận động và phát triển của kinh tế hộ gia
đình ở nơng thơn Đồng bằng sông Hồng đã nhận thấy, kinh tế hộ gia đình nơng thơn
trong thời kỳ đổi mới đã có những xu hướng vận động mới dựa trên các quan hệ
hàng hóa, quan hệ thị trường chứ khơng cịn đơn thuần là hộ kinh tế gia đình dựa trên
các quan hệ hiện vật như trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao cấp.
Tác giả Lâm Quang Huyên với tác phẩm “Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp Việt Nam”, được Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản vào
năm 2004 đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa kinh tế hợp tác và kinh tế nơng hộ
ở Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử. Tác giả cho thấy cơ sở lý luận và thực tiễn chứng
minh kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đã thể hiện vai trị tích cực trong lịch sử kinh
tế ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ đất nước thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ
chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước. Trong tác phẩm này, tác giả đánh giá tính ưu việt của phong trào hợp
tác hóa trong nơng nghiệp, nơng thơn Miền Bắc đã góp phần thực hiện nhiệm vụ
chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc khi đưa người nông
dân cá thể đi vào làm ăn tập thể, sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước, từ đó, vừa
thực hiện nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất xã hội ở nông thôn theo hướng xã hội
chủ nghĩa, vừa phát triển lực lượng sản xuất xã hội nông nghiệp, làm tiền đề cho thực
hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa trong thời kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong tác
phẩm này, tác giả cũng tập trung phân tích những ưu và khuyết điểm của phong trào

hợp tác hóa trong thời gian hịa bình thống nhất đất nước trên cả nước khi việc duy
trì kinh tế hợp tác theo kiểu cũ quá lâu đã không còn phù hợp và cản trở sự phát triển
của kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng phân tích, đánh giá sự
cần thiết tồn tại và những ưu nhược điểm của kinh tế hộ nông nghiệp trong nơng
thơn nước ta trong nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tác giả cũng nhận định xu hướng vận động phát triển
tiến bộ của kinh tế hộ nông dân là kinh tế hợp tác theo kiểu mới.
Mặc dù phân tích dưới góc độ xã hội học, nhưng nhóm tác giả Vũ Tuấn Anh,


Nguyễn Xuân Mai trong tác phẩm “Những biến đổi kinh tế - xã hội của hộ gia
đình”, do Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội xuất bản năm 2007 cũng đã nghiên cứu xu
hướng thay đổi của hộ gia đình trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành
phần, hướng đến kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nhóm tác giả này đã chỉ ra
những thay đổi trong kết cấu hộ gia đình Việt Nam trước những biến đổi của kinh tế
- xã hội trong điều kiện mới, điều kiện thị trường và hội nhập. Nhóm tác giả đã thực
hiện khảo sát điều tra xã hội học tập trung vào bốn nhóm vấn đề: 1) Những biến đổi
kinh tế - xã hội của các hộ gia đình và cộng đồng dân cư diễn ra do tác động của q
trình đổi mới chính sách, tăng trưởng kinh tế nhanh ở nơng thơn và đơ thị; 2) Tình
hình đời sống của các hộ gia đình thuộc các nhóm dân tộc khác nhau và tình hình
thực hiện các chính sách giảm nghèo ở các địa phương; 3) Sự phân tầng mức sống
trong xã hội hiện nay; 4) Ý kiến đánh giá của nhân dân đối với thực trạng phát triển
kinh tế - xã hội hiện nay. Khi phân tích về kinh tế hộ gia đình nơng thơn nhóm tác
giả đề cập đến các nội dung: Những đặc trưng cơ bản về nhân khẩu học và hộ gia
đình; trình độ học vấn và tình hình học tập của dân cư; nghề nghiệp và việc làm;
ruộng đất và tư liệu sản xuất; nhà ở và các điều kiện sống khác; sản xuất ở các ngành
nghề; thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình; vai trị của hợp tác xã và doanh nghiệp ở
nơng thơn; vai trị của chính quyền địa phương. Những kết quả nghiên cứu của nhóm
đã cho thấy tồn cảnh bức tranh thực trạng kinh tế của hộ gia đình nơng thơn trên các
mặt: Quy mơ sử dụng ruộng đất và thị trường đất đai ở nông thôn; cơ cấu lao động

nông thôn; tư liệu sản xuất của hộ gia đình; các ngành nghề sản xuất nơng, lâm, ngư
nghiệp và thực trạng sản xuất hàng hóa trong nơng lâm ngư nghiệp; thực trạng sản
xuất các ngành nghề phi nông nghiệp khác.
Trong luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Phạm Văn Nhẫn về đề tài “ Vai trò
của Kinh tế Vườn trong phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long”,
bảo vệ năm 2010, tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thì tập trung
nghiên cứu các đặc trưng của kinh tế vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đề
tài này tác giả cũng có đề cập đến mơ hình kinh tế hộ vườn, một loại hình của kinh tế
hộ gia đình nơng thơn nhưng tham gia sản xuất cây ăn trái ở vùng sông nước Cửu


Long. Chủ yếu mục tiêu phân tích của tác giả là vị trí, vai trị của kinh tế vườn trong
phát triển kinh tế - xã hội Vùng, thể hiện ở chỗ kinh tế hộ vườn giúp làm gia tăng thu
nhập, giải quyết việc làm ở nơng thơn, góp phần làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu
nơng sản và góp phần làm tăng GDP của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả
cũng tập trung đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế vườn
trên cơ sở phân tích những thành cơng và hạn chế trong quá trình vận động phát triển
của kinh tế vườn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong các giải pháp đó,
tác giả cũng đề xuất giải pháp cần tăng cường hợp tác giữa các hộ kinh tế vườn trên
tinh thần tự chủ tự giác của các hộ gia đình làm vườn, dựa vào nhu cầu hợp tác, trình
độ quản lý của các hộ, chứ không nên hợp tác một cách gò ép như trong thời kỳ thực
hiện phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp trước đây.
Những nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, 1
J1Ấ•
nơng dân trên thế giới
1.1.2

i

r•


Tác phẩm “Nơng nghiệp châu Âu - Những kinh nghiệm phát triển” do
Hoàng Hải chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 1996 là cơng trình nghiên
cứu toàn diện về những kinh nghiệm phát triển nền nông nghiệp của các nước châu
Âu. Trong tác phẩm này các tác giả đã khái quát quá trình phát triển nông nghiệp,
nông thôn, nông dân của các nước châu Âu qua nhiều giai đoạn từ thời Trung cổ cho
đến thời kỳ hiện đại. Trong thời kỳ cận, hiện đại nông nghiệp châu Âu đã phát triển
theo hướng cơng nghiệp hóa, máy móc, thiết bị, phân bón, thuốc dinh dưỡng.. .ngay
càng được sử dụng trong nông nghiệp, đưa năng suất nông nghiệp tăng cao vượt bậc
so với các thời kỳ trước đó. Một đặc điểm nổi bật của thời kỳ nơng nghiệp cơng
nghiệp hóa ở châu Âu là sản xuất hàng hóa lớn, theo những quy luật của nền kinh tế
hàng hóa tư bản chủ nghĩa, với ưu thế đè bẹp sản xuất hàng hóa nhỏ của chế độ
phong kiến. Sản xuất hàng hóa nơng nghiệp cơng nghiệp hóa nhằm mục đích cung
cấp nơng sản phẩm cho cả nước và vượt biên giới quốc gia, vươn ra thị trường thế
giới. Rượu nho của Pháp, hoa các loại của Hà Lan, thịt lợn của Đan Mạch.đã trở
thành sản phẩm nông nghiệp ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới.
Một đặc điểm không thể khơng kể đến của nơng nghiệp cơng nghiệp hóa châu Âu là


xu hướng mở rộng quy mô của trang trại. Ở các nước Tây Âu quy mơ trung bình của
một nơng trại là vài trăm ha trở lên. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là năng suất trồng
trọt và chăn nuôi của nơng nghiệp cơng nghiệp hóa châu Âu gia tăng mạnh nhờ ứng
dụng những thành tựu của khoa học - cơng nghệ vào q trình tổ chức sản xuất của
người nơng dân nơng nghiệp cơng nghiệp hóa châu Âu.
Q trình phát triển nơng nghiệp cơng nghiệp hóa ở châu Âu cũng đã xuất
hiện những mâu thuẫn, một trong những mâu thuẫn đó là tác động xấu đến mơi
trường do hóa học hóa, cơ giới hóa.... Tác hại to lớn trước mắt và lâu dài của nền
nơng nghiệp cơng nghiệp hóa đã đặt cho các nước châu Âu nhiệm vụ cấp bách là
khắc phục các hậu quả và tìm ra cơng nghệ sản xuất nông nghiệp mới “công nghệ
xanh” trước xu thế “tiêu dùng xanh”, từ đó xuất hiện nhiều trường phái nông nghiệp

mới với các tên gọi khác nhau: Nông nghiệp sinh thái (ecological agriculture); Nông
nghiệp tự nhiên (natural farming); Nông nghiệp nông sinh thái học (agro-ecological
agriculture); Nông nghiệp tái sinh (regenerative farming); Nông nghiệp động thái
sinh học (biodynamic farming); Nông nghiệp đầu vào thấp (low-input agriculture);
Nông nghiệp sinh học (biological agriculture); Nông nghiệp bền vững (sustainable
agriculture ); Nông nghiệp hữu cơ (organic agriculture).với các mục tiêu: 1) Tiếp tục
phát triển nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu nông sản thực phẩm ngày càng gia
tăng khơng thua kém gì nơng nghiệp cơng nghiệp hóa nhưng hơn hẳn về chất lượng
sạch, an tồn, vệ sinh, khơng gây hại cho con người trước mắt và lâu dài; 2) Nông
nghiệp đảm bảo sạch sẽ an tồn đối với người nơng dân sản xuất, an tồn với đối
tượng sản xuất (cây trồng, vật ni), an tồn đối với mơi trường (đất, nước, khơng
khí và sinh vật hoang dã.); 3) Giảm chi phí năng lượng đầu vào, tiết kiệm giống,
phân bón, nước tưới, máy móc thiết bị, nhiên liệu, lao động sống nhằm tiết kiệm tài
ngun; 4) Nơng nghiệp mới phải đảm bảo duy trì và nâng cao hơn mức thu nhập,
cũng như mức sống cho người nông dân. Trong tác phẩm này các tác giả cũng nghiên
cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại nơng nghiệp gia đình ở nơng thơn châu
Âu được xem là đơn vị kinh tế chủ yếu trong phát triển kinh tế nông nghiệp châu Âu.
Kinh tế trang trại nơng nghiệp gia đình ở châu Âu phát triển với nhiều quy mô và


trình độ khác nhau, có khả năng thích ứng cao với những biến động của nền kinh tế
thị trường. Nó có khả năng dung nạp nhiều phương thức quản lý sản xuất và trình độ
khoa học cơng nghệ khác nhau, có khả năng liên doanh, liên kết với kinh tế hợp tác,
kinh tế tư bản tư nhân. Tư liệu sản xuất của trang trại gia đình (ruộng đất, chuồng
trại, kho tàng, cơng cụ máy móc...) đều là hàng hóa có thể thuê mướn, mua bán trên
thị trường, có thể thuộc sở hữu của chủ trang trại, có thể chủ trang trại đi thuê mướn
toàn bộ để tổ chức sản xuất. Lao động sản xuất của trang trại chủ yếu là lao động
trong gia đình, và một phần là lao động thuê mướn thường xuyên hoặc theo mùa vụ
hay theo công nhật hàng ngày. Số lượng và quy mô trang trại thường có sự biến động
theo quy luật, thích ứng với nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.

Trong tác phẩm “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nơng thơn, nơng dân
trong q trình cơng nghiệp hóa” của Đặng Kim Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2008 đã phân tích các kinh nghiệm phát triển nơng nghiệp và nơng thơn cũng
như vai trị của kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới. Tác giả rút ra những
bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển nơng nghiệp trong q trình cơng
nghiệp hóa ở Việt Nam, trong đó đáng chú ý là:
+Phát triển nơng nghiệp là tiền đề khởi động cơng nghiệp hóa, điều này là phù
hợp với quy luật vận động và phát triển của hoạt động kinh tế con người. Trong q
trình phân cơng lao động xã hội, nơng nghiệp là ngành sản xuất đầu tiên, công
nghiệp và dịch vụ là những ngành sản xuất xuất hiện sau ngành nông nghiệp. Khi
nông nghiệp phát triển, năng suất lao động trong nông nghiệp tăng cao, chỉ cần một
phần lao động nông nghiệp đã sản xuất đủ lượng sản phẩm cung cấp cho nhu cầu xã
hội thì lượng lao động dư ra từ nông nghiệp sẽ chuyển sang công nghiệp và dịch vụ
một cách có hiệu quả và bền vững. Nếu nơng nghiệp khơng phát triển, năng suất thấp
thì việc chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác sẽ gặp khó khăn,
hạn chế, đồng thời nếu phát triển các ngành nghề khác mà nông nghiệp không phát
triển cũng sẽ dẫn đến việc thu hút lao động từ nông nghiệp nhưng lúc này việc sản
xuất nông sản cung cấp cho xã hội sẽ thiếu hụt, gây mất cân bằng cung, cầu trên thị
trường nông sản, dẫn đến lạm phát gia tăng gây xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội của


quốc gia;
+Nông nghiệp tăng trưởng nhanh nhờ đầu tư mạnh và chính sách đúng. Tác
giả cho thấy những quốc gia có nền nơng nghiệp phát triển đều có chính sách nơng
nghiệp đúng đắn từ các chính sách kinh tế vĩ mơ cho đến những chính sách hỗ trợ vi
mơ cho nông dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp. Trong đó
đáng chú ý là các chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường cho người sản xuất, chính
sách hỗ trợ ứng dụng khoa học - cơng nghệ, chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn,
chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông sản phẩm, các chính sách bảo
hộ thị trường nơng sản phẩm trên khuôn khổ các hiệp định thương mại quốc tế cho

phép....;
+Một kinh nghiệm đáng chú ý là các quốc gia có nền nơng nghiệp phát triển
đều khơng có chính sách giới hạn quy mô ruộng đất (hạn điền) trong tổ chức sản xuất
nông nghiệp. Điều này là một kinh nghiệm mà Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng
trong thời gian tới khi đề ra chính sách mở rộng hạn điền và cho tích tụ quyền sử
dụng đất nhằm giúp giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, thu hút nhiều nhà
đầu tư lớn trong và ngồi nước vào sản xuất nơng nghiệp nhằm ngày càng nâng cao
giá trị nông sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Ở đây cần vượt
qua quan điểm cho rằng Việt Nam đã thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân xóa bỏ chủ nghĩa phong kiến, chế độ địa chủ đưa ruộng đất đến tay người
nơng dân, thì nếu thực hiện chính sách mở rộng hạn điền sẽ khơi phục lại chế độ địa
chủ ở nông thôn. Ở Việt Nam hiện nay chế độ sở hữu ruộng đất không phải là chế độ
tư hữu mà là chế độ sở hữu tồn dân nên khi thực hiện chính sách mở rộng hạn điền
thực chất chỉ là mở rộng quyền sử dụng đất cho những tổ chức, cá nhân có tiềm lực
sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất và sản lượng cho ngành nông nghiệp
chứ không thể phục hồi lại chế độ địa chủ phong kiến về ruộng đất.
Trung quốc là quốc gia có sự tương đồng với Việt Nam về chế độ chính trị
nên rất cần nghiên cứu những kinh nghiệm của Trung quốc trong phát triển kinh tế
nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nơng dân nói riêng.
Trong tác phẩm “Chính sách đất nông nghiệp ở Trung quốc hiện nay”, Nxb


Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tác giả Nguyễn Mạnh Tn đã tập trung phân tích
chính sách đất nơng nghiệp của Trung quốc trong những năm gần đây, trong đó
nguyên tắc chung về quản lý đất đai là Trung quốc thực hiện chế độ công hữu xã hội
chủ nghĩa về đất đai, Nhà nước đại diện nhân dân quản lý, sử dụng đất một cách hiệu
quả, thông qua việc Nhà nước giao quyền sử dụng đất đến các tổ chức, cá nhân.
Trong Luật Đất đai của Trung quốc quy định nơng dân có quyền sử dụng đất để cấy
trồng, để kinh doanh. Tuy nhiên, người nông dân Trung quốc khơng có quyền tự do
mua bán ruộng đất, muốn chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất thì phải được

chính quyền địa phương phê chuẩn. Đây là kẻ hở của pháp luật về đất đai của Trung
quốc gây ra nhiều thiệt hại cho Nhà nước và nông dân Trung quốc, bởi vì, dù trên
mặt pháp lý quyền sử dụng đất khơng được thừa nhận là hàng hóa, tuy nhiên, khi đã
được các địa phương phê duyệt thì lại trở thành hàng hóa. Đây là một bài học kinh
nghiệm rất đáng để nghiên cứu đối với Việt Nam.
Những nghiên cứu về chính sách nơng nghiệp, nơng dân trong nền kinh tế

1.1.3
J1

•J

A

X1



1



,A

thị trường và hội nhập quốc tế
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
chủ động hội nhập vào thị trường quốc tế đã có những tác động to lớn đến nông
nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Trong tác phẩm “Tác động của hội nhập
kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội 2010, Nguyễn Từ chủ biên, nhóm tác giả đã tập trung phân tích những tác

động tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập vào kinh tế thị trường thế giới đến
sự vận động và phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Những tác động tích cực cụ thể
như:
-Tăng nguồn lực cho phát triển nơng nghiệp ở những khía cạnh chủ yếu như:
Tạo thêm vốn đầu tư cho nông nghiệp; nhập khẩu tư liệu sản xuất cần thiết cho nông
nghiệp; thúc đẩy phát triển giao thông, công nghiệp chế biến nông sản, tạo điều kiện
cho phát triển nông nghiệp hàng hóa; góp phần nâng cao trình độ khoa học - công
nghệ nông nghiệp;
-Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng


×