Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Áp dụng pháp luật trong thi hành án để xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng từ thực tiễn tỉnh bến tre (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.18 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN VĂN NGHIỆP

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN
ĐỂ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN VĂN NGHIỆP

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN
ĐỂ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH BÌNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu,
số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày trong Luận văn là trung thực. Những giải
pháp kiến nghị của Luận văn được rút ra từ việc nghiên cứu, đánh giá thực tiển
áp dụng pháp luật thi hành án dân sự trong xử lý tài sản thế chấp ngân hàng tại
tỉnh Bến Tre.

TÁC GIẢ

NGUYỄN VĂN NGHIỆP


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THADS

Thi hành án Dân sự

TDNH

Tín dụng ngân hàng

TCTD

Tổ chức tín dụng

QSDĐ

Quyền sử dụng đất


NHNN

Ngân hàng nhà nước

TAND

Tòa án nhân dân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 5
6. Bố cục của luận văn..................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT THADS KHI XỬ
LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP NGÂN HÀNG .................................................... 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm xử lý tài sản thế chấp ngân hàng ........................ 6
1.1.1. Khái niệm về xử lý tài sản thế chấp ngân hàng ...................................... 6
1.1.2. Đặc điểm xử lý tài sản thế chấp ngân hàng ............................................ 7
1.2. Hạn chế, bất cập của pháp luật về THADS, Nghị quyết số 42 khi xử lý

tài sản thế chấp ngân hàng để thi hành án ................................................. 10
1.2.1. Thi hành án tín dụng ngân hàng ............................................................ 10
1.2.2. Hạn chế, bất cập của pháp luật về THADS, Nghị quyết số 42 khi xử lý
tài sản thế chấp ngân hàng .............................................................................. 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 26


CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỂ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP NGÂN
HÀNG TẠI TỈNH BẾN TRE ....................................................................... 27
2.1. Giải pháp chung ..................................................................................... 27
2.1.1. Đối với các cơ quan THADS địa phương ............................................. 27
2.1.2. Đối với các tổ chức tín dụng ................................................................. 32
2.2. Giải pháp cụ thể đối với cá nhân, doanh nghiệp phải thi hành án: .. 34
2.2.1. Giải pháp đối với cá nhân phải thi hành án........................................... 34
2.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp phải thi hành án. ................................ 37
2.3. Kiến nghị ................................................................................................. 38
KẾT LUẬN .................................................................................................... 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự tổ chức
thi hành những bản án, quyết định có hiệu lực pháp ḷt theo trình tự, thủ tục
pháp luật quy định, nhằm bảo vệ một cách bình đẳng quyền và lợi ích hợp pháp
của nhà nước, tổ chức và cá nhân; góp phần giữ vững ổn định chính trị thúc đẩy
phát triển kinh tế-xã hội. Là cơng đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, bảo

đảm cho bản án, quyết định có hiệu lực được thi hành nghiêm chỉnh trên thực
tế. Thi hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài thương
mại (sau đây gọi chung là bản án, quyết định) liên quan đến tín dụng, ngân hàng
là quá trình cơ quan Thi hành án dân sự thụ lý, ra quyết định thi hành án, tổ
chức xác minh điều kiện thi hành án, vận động người phải thi hành án tự nguyện
thi hành hoặc xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng bằng biện pháp kê biên, thẩm
định giá, bán đấu giá để thi hành án. Pháp luật về THADS và pháp luật khác có
liên quan trong việc xử lý tài sản thế chấp ngân hàng ngày càng được hoàn
thiện, cùng với Nghị quyết số 42//2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử
lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ( sau đây gọi chung là Nghị quyết số 42) tạo
dựng một hành lang pháp lý thuận lợi nâng cao hiệu quả thi hành án TDNH.
Tuy nhiên, trong thực tiễn việc áp dụng pháp luật để xử lý tài sản thế chấp ngân
hàng gặp khơng ít những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định pháp
luật lẫn nhận thức của người áp dụng pháp luật. Thực tiễn công tác thi hành án
dân sự cho thấy không phải bản án, quyết định liên quan đến TDNH có hiệu
lực thi hành là được tổ chức thi hành dễ dàng mà không phát sinh vướng mắc.
Khó khăn vướng mắc thường phát sinh trong thi hành án là do bởi các hợp đồng
thế chấp giữa TCTD và người vay chưa chặt chẽ; bản án, quyết định cịn sai
sót, khó thi hành; ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức phải thi hành
án chưa cao; người dân thường có tâm lý e ngại khi mua tài sản thi hành án;


2

một số chấp hành viên thiếu sự quan tâm, quyết liệt trong q trình tổ chức thi
hành; cùng với sớ vụ việc mà các cơ quan THADS thụ lý thi hành ngày càng
tăng và tính chất càng phức tạp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thi
hành án. Vì vậy, với mong ḿn tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các giải
pháp toàn diện trong việc áp dụng pháp luật về THADS và pháp luật khác có
liên quan để xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng nhằm góp sức cùng các cơ

quan THADS trên địa bàn nâng cao kết quả công tác thu hồi nợ xấu của các
TCTD nói riêng và hiệu quả cơng tác THADS nói chung.
Từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Áp dụng pháp luật
trong thi hành án để xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng từ thực tiễn tỉnh
Bến Tre” cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cơng tác THADS nói chung và thi hành án TDNH nói riêng ln được
sự quan tâm của nhiều người, đã có nhiều tác giả nghiên cứu, tìm hiểu về vấn
đề này. Theo hiểu biết của tác giả, đến nay đã có một sớ cơng trình khoa học,
tài liệu nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan trên như:
Luận án tiến sĩ luật học năm 2017 của tác giả Lê Anh Tuấn, Đại học Luật
Hà Nội, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở
Việt Nam” tác giả nghiên cứu các vấn chung đề lý luận và thực tiễn về cưỡng
chế thi hành án dân sự ở Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về
thi hành án dân sự nói chung và quy định về cưỡng chế thi hành án
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2018 của tác giả Trần Thị Xuân Lan Đại
học kinh tế luật, “ Thực trạng áp dụng pháp luật về kê biên tài sản để đảm bảo
thi hành án tại tỉnh Bến Tre” tác giả nghiên cứu những quy định về kê biên tài
sản, thực tiễn áp dụng pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong việc kê
biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản là nhà ở để đảm bảo thi hành án và đề


3

xuất kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong việc kê biên
tài sản để đảm bảo thi hành án tại tỉnh Bến Tre
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2019 của tác giả Võ Thị Mỹ Nhân Đại học
kinh tế luật, “Bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án qua thực tiễn tại
Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre” tác giả
nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực tiễn đấu giá tài sản để thi

hành án là quyền sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bán đấu
giá tài sản để thi hành án tại tỉnh Bến Tre.
Ngoài ra cịn có nhiều bài viết có tính chất nghiên cứu, trao đổi đề cập
đến hoạt động thi hành án ngân hàng được công bố, đăng tải trên các báo, tạp
chí, tài liệu hội nghị, hội thảo của ngành tư pháp như: “ Bảo vệ quyền lợi của
người mua được tài sản bán đấu giá để thi hành án dân sự” của tác giả Lê Thị
Ngời đăng trên tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 8(329)-2019, tác giả phân tích
những bất cập của các quy định pháp luật về thi hành án dân sự và Nghị quyết
số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của
các tổ chức tín dụng; “ Những quan điểm khác nhau về xử lý tiền bán đấu giá
thành khi bản án quyết định của Tòa án bị hủy” của tác giả Lê Lanh đăng trên
tạp chí Dân chủ & Pháp ḷt sớ 4(301)-2017, tác giả phân tích những khó khăn,
vướng mắc khi tài sản thế chấp đã kê biên, bán đấu giá thành, người mua đã
nộp đủ tiền, thì bản án quyết định của Tịa án bị hủy.
Các cơng trình đã nghiên cứu mang tính khái quát, chưa đi sâu phân tích
thực tiễn áp dụng pháp luật thi hành án dân sự trong xử lý tài sản thế chấp ngân
hàng và nhất là từ sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 42 đến nay, vấn
đề áp dụng pháp luật trong thi hành án để xử lý tài sản thế chấp ngân hàng trên
địa bàn tỉnh Bến Tre chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào. Vì vậy,
ḷn văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu chun sâu và có hệ thớng về thực


4

tiễn áp dụng pháp luật THADS trong xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng trên
địa bàn tỉnh Bến Tre.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu, phân tích những vướng mắc, bất
cập khi áp dụng pháp luật THADS trong xử lý tài sản thế chấp ngân hàng. Từ
đó xác định những bất hợp lý của pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy

định pháp luật cho phù hợp để nâng cao hiệu quả xử lý tài sản thế chấp thu hồi
nợ xấu ngân hàng trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề
vướng mắc từ các quy định của pháp luật về xử lý tài sản thế chấp để thi hành
án TDNH đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số
42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín
dụng đến nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để khắc phục hạn chế bất cập
giữa pháp luật và thực tiễn và kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các quy định của pháp luật về
THADS, Nghị quyết số 42, các bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực thi
hành liên quan xử lý tài sản thế chấp ngân hàng để thi hành án thu hồi nợ xấu
TDNH trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
b Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các bất hợp lý của
pháp luật về THADS, luật khác liên quan, Nghị quyết số 42 trong áp dụng để
xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ xấu ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bến Tre.


5

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả bám sát các quy định của pháp
luật về THADS, xử lý nợ xấu của các TCTD và sử dụng các phương pháp cụ
thể cho việc nghiên cứu khoa học của mình như: phương pháp khảo sát, phương
pháp thu thập thông tin về kết quả thi hành án TDNH từ các cơ quan THADS
trên địa bàn tỉnh Bến Tre; phương pháp so sánh, phương pháp phân tích sớ liệu;
phương pháp tham khảo tài liệu và một số phương pháp khác để nghiên cứu
phù hợp nội dung của đề tài.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được kết cấu với 2 chương như sau
Chương 1. Hạn chế, bất cập của pháp luật thi hành án dân sự khi xử lý
tài sản thế chấp ngân hàng để thi hành án
Chương 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật THADS trong
xử lý tài sản thế chấp ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bến Tre.


6

CHƯƠNG 1.
HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT THADS KHI XỬ LÝ TÀI
SẢN THẾ CHẤP NGÂN HÀNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm xử lý tài sản thế chấp ngân hàng
1.1.1. Khái niệm về xử lý tài sản thế chấp ngân hàng
Hoạt động tín dụng ngân hàng theo nghĩa chung đó là quan hệ giao dịch
giữa bên cho vay và bên vay, bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho bên vay
một khoản tiền trong một thời gian theo thỏa thuận, bên vay cam kết sử dụng
vào mục đích được xác định, trả gớc và lãi đúng hạn và thường có cam kết về
tài sản thế chấp, bảo lãnh. Mối quan hệ cho vay và trả nợ vay giữa một bên là
ngân hàng và một bên là các tổ chức, cá nhân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho
đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của tổ chức, cá nhân. Khi các giao dịch
tín dụng ngân hàng được thiết lập thì các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ của
mình; nếu khơng thực hiện đúng cam kết, phát sinh tranh chấp mà không tự
thỏa thuận được phương thức giải quyết thì sẽ được giải quyết thơng qua Tịa
án hoặc Trọng tài thương mại; khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu
nếu một bên không thi hành nghĩa vụ thì bên kia có quyền u cầu cơ quan
THADS có thẩm quyền thi hành để bảo vệ quyền lợi của mình. Thực tiễn xử lý
tài sản thế chấp để thi hành án TDNH chủ yếu thi hành nghĩa vụ liên quan đến
người phải thi hành án phải thanh tốn tiền cho các TCTD, sớ tiền phải thi hành
thường có giá trị lớn và thường thì phải xử lý tài sản thế chấp. Như vậy, việc

không chấp hành, chấp hành khơng nghiêm chỉnh bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định, bị áp dụng các
biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án. Từ những phân tích trên, có thể
nêu khái niệm về xử lý tài sản thế chấp để thi hành án TDNH là hoạt động của
cơ quan THADS có thẩm quyền được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật


7

quy định để buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các TCTD
ngân hàng theo bản án, quyết định có hiệu lực thi hành.
1.1.2. Đặc điểm xử lý tài sản thế chấp ngân hàng
Thi hành án dân sự là hoạt động mang tính chất hành chính, tư pháp của
Nhà nước nhằm bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực thi hành được thi hành
theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định, có tính chất bắt buộc
đới với người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền và
nghĩa vụ liên quan. Để thi hành án, người phải thi hành án, người được thi hành
án vẫn có quyền thỏa thuận với nhau về việc thi hành án, nếu thỏa tḥn đó
khơng vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Từ khái
niệm về xử lý tài sản thế chấp để thi hành án TDNH nêu trên có thể nhận diện
một sớ đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, về chủ thể trong mối quan hệ giữa các bên đương sự trong
THADS bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án. Người được
thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản
án, quyết định được thi hành. Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ
chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành1. Trong
xử lý tài sản thế chấp ngân hàng, về chủ thể có tính đặc thù riêng, trong quá
trình ký kết và thực hiện hợp đồng thì một bên với tư cách là bên vay, bên thế
chấp tài sản và một bên với tư cách là bên cho vay, bên nhận thế chấp; trong
giai đoạn thi hành án thì mới quan hệ giữa các chủ thể là mối quan hệ giữa

TCTD là bên có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo thu hồi nợ và

1 điều 3 Luật THADS năm 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014


8

bên thế chấp có nghĩa vụ chấp hành các biện pháp áp dụng pháp luật để xử lý
tài sản thế chấp nếu như không thanh toán đầy đủ các khoản nợ.
Thứ hai, thi hành án dân sự nói chung và việc xử lý tài sản thế chấp để
thi hành án TDNH luôn đề cao sự tự thỏa thuận của các bên đương sự, chấp
hành viên là cầu nối để tạo điều kiện cho các bên thực hiện quyền tự định đoạt,
tự thỏa thuận về thời gian, biện pháp thi hành án; cách thức xử lý tài sản; hoãn
thi hành án; thỏa thuận giá tài sản; lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán
đấu giá; miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Với đặc thù của thi hành án TDNH
thường thì sớ tiền phải thi hành lớn, khả năng thực hiện nghĩa vụ của người
phải thi hành án thấp vì sử dụng các khoản vay khơng hiệu quả, việc thi hành
án tác động trực tiếp đến đời sống, sản xuất kinh doanh của họ, việc đề cao sự
tự thỏa thuận, lựa chọn phương thức xử lý tài sản của các bên, là tạo cho họ có
điều kiện trả được nợ vay. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa
thuận phương thức xử lý tài sản chấp như là bán đấu giá tài sản; bên nhận bảo
đảm tự bán tài sản, nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ
của bên bảo đảm2. Vì vậy có thể coi quyền lựa chọn phương thức xử lý tài sản
tự định đoạt, tự thỏa thuận giữa người phải thi hành án và các TCTD là một
trong những đặc điểm quan trọng trong xử lý tài sản thế chấp thi hành án ngân
hàng
Thứ ba, trong thi hành bản án, quyết định về TDNH thường có tài sản
thế chấp ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, trừ các trường
hợp vay tín chấp. Tài sản thế chấp ngân hàng có thể là bất động sản, động sản,
tài sản hình thành trong tương lai. Hoạt động tín dụng ngân hàng ln có tính

rủi ro cao nên hầu hết các TCTD khi cho vay đều mong muốn sử dụng biện

2

Điều 303 BLDS năm 2015


9

pháp bảo đảm để phòng tránh rủi ro cho các khoản tín dụng đã cấp. Khi xác lập
hợp đồng thì giữa các TCTD và khách hàng đều xác lập giao dịch đảm bảo tiền
vay, khách hàng phải có tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của họ,
việc thế chấp có thể thế chấp một phần hoặc tồn bộ tài sản hoặc theo thỏa
thuận của các bên nên ln có tài sản để xử lý theo quy trình THADS.
Thứ tư, hệ quả của việc các bên không thực hiện đúng cam kết trong hợp
đồng, phát sinh tranh chấp, được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực
và để thi hành án thì thường phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Trong thi
hành án TDNH của những năm gần đây thấy rằng nhiều trường hợp tài sản thế
chấp không đủ để thi hành nghĩa vụ cho ngân hàng, cho nên trong trường hợp
này các TCTD luôn luôn yêu cầu chấp hành viên thực hiện quy trình kê biên,
bán đấu giá tài sản để thi hành án nhằm đảm bảo tính cơng khai minh bạch về
giá trị thực của tài sản thế chấp.
Thứ năm, pháp luật THADS, luật khác có liên quan và Nghị quyết số 42
được áp dụng để xử lý tài sản thế chấp ngân hàng. Theo nguyên tắc chung các
cơ quan THADS áp dụng đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của Luật
THADS. Bên cạnh đó, với sự đa dạng về chủ thể phải thi hành án (cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp) và tài sản bảo đảm thi hành án rất phong phú (QSDĐ, nhà
ở, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, tàu cá, ơ tơ). Do đó, các cơ quan THADS
phải áp dụng các quy phạm pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác nữa như Bộ luật
dân sự, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật các TCTD, Luật Nhà ở, Luật

Ngân hàng Nhà nước. Riêng đối với trường hợp mà các TCTD xác định khoản
vay này là nợ xấu thì cịn phải chịu sự điều chỉnh của Nghị Quyết số 42 của
Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; trường hợp có quy định khác
nhau giữa Nghị quyết số 42 và luật khác về cùng một vấn đề về xử lý nợ xấu,
xử lý tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu của TCTD, thì áp dụng quy định của


10

Nghị quyết này3. Theo đó, việc xử lý sớ tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm
của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản
bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho TCTD...
trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác khơng có bảo đảm của bên
bảo đảm4. Điều đó cho thấy rằng trong thời gian 5 năm thực hiện Nghị quyết
số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, đối với các trường hợp thi hành
án TDNH thuộc diện xử lý nợ xấu, thì phải đảm bảo quyền ưu tiên thanh toán
cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm.
1.2. Hạn chế, bất cập của pháp luật về THADS, Nghị quyết số 42 khi
xử lý tài sản thế chấp ngân hàng để thi hành án
1.2.1. Thi hành án tín dụng ngân hàng
Qua nghiên cứu, đánh giá kết quả công tác THADS trong hai năm 2018,
2019 của Cục THADS tỉnh Bến Tre thấy rằng kết quả THADS có nhiều chuyển
biến tích cực, các cơ quan THADS đã tổ chức thực hiện đạt vượt chỉ tiêu lãnh
đạo ngành giao5 trong đó có kết quả thi hành án TDNH, góp phần kéo giảm tỉ
lệ nợ xấu của các TCTD trên địa bàn năm 2019 ở mức 0,58% tổng dư nợ. Bên
cạnh kết quả đạt được, cơng tác THADS cịn những tồn tại, khó khăn nhất định
về thể chế và thực tiễn, số lượng việc án thụ lý nhiều, kết quả thi hành xong
năm sau cao hơn năm trước nhưng số việc còn chuyển sang năm liền kề còn

3


điều 17 Nghị Quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu

4

Điều 12 Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu

5

Năm 2018: Tổng số thụ lý là 20.802 việc, đã giải quyết xong đạt tỷ lệ 76,47%/72% (so với chỉ tiêu

được giao vượt 4,47%); tổng số tiền thụ lý là 1.139 tỷ đồng, đã giải quyết xong đạt tỷ lệ 38,77% /32% (so với
chỉ tiêu giao, vượt 6,77%). Năm 2019: Tổng số thụ lý là 21.951 việc, đã giải quyết xong đạt tỷ lệ 75,95%/73%
(so với chỉ tiêu giao vượt 2,95%); tổng số tiền thụ lý là 1.409 tỷ đồng, đã giải quyết xong đạt tỷ lệ 42,73%/
33% (so với chỉ tiêu giao vượt 9,73%).


11

nhiều, nhất là các việc án liên quan đến TDNH. Trong hai năm 2018, 2019 tổng
số việc án phải tổ chức thi hành cho các TCTD là 775 việc án với sớ tiền là 557,
175 tỷ đồng6, trong đó doanh nghiệp là bên phải thi hành án là 39 việc với số
tiền 173, 766 tỷ đồng7; cá nhân phải thi hành án là 736 việc với số tiền 383, 417
tỷ đồng 8. So với kết quả thi hành án TDNH chung của 63 tỉnh, thành phớ thì
kết quả thi hành án TDNH trên địa bàn còn thấp nhưng cao hơn mức trung bình
chung cả nước9, đã phản ánh phần nào tính chất phức tạp trong thi hành các vụ
việc liên quan đến án TDNH.
Đối với việc thi hành án mà doanh nghiệp phải thi hành án có sớ việc
khơng nhiều, nhưng số tiền phải thi hành án tương đối lớn; tài sản thế chấp đa
dạng như là nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc chuyên dùng, bất động

sản, tàu thuyền, xe ơ tơ có giá trị lớn, ở nhiều nơi phải xác minh, truy tìm tớn
nhiều thời gian; giá trị tài sản bảo đảm khơng đủ thanh tốn cho ngân hàng;

6

Năm 2018, thụ lý là 357 việc tương ứng với số tiền là 254.256.488.841 đồng. giải quyết xong đạt tỷ

lệ 34,89% về việc và 35,41% về tiền. Năm 2019, thụ lý là 418 việc, tương ứng với số tiền là 302. 919.026.000
đồng. giải quyết xong đạt tỷ lệ 32,49% về việc và 38,04% về tiền.
7

Năm 2018, thụ lý 19 việc với số tiền 57.949.158.595 đồng (chiếm 5.32% về việc và 22.97% về tiền

so với tổng số việc thụ lý án TDNH; chiếm 0.091% về việc và 5.08% về tiền so với tổng sớ việc thụ lý chung
của tồn tỉnh); Năm 2019, thụ lý 20 việc tương ứng với số tiền 115.817.733.745 đồng (chiếm 4.78% về việc
và 38.23% về tiền so với tổng số việc thụ lý án TDNH; chiếm 0.009% về việc và 8.22% về tiền so với tổng sớ
việc thụ lý chung của tồn tỉnh).
8

Báo cáo sớ1463BC-CTHADS ngày 10/10/2018 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bến Tre, có 338

việc tương ứng với sớ tiền 196.307.330.246 (chiếm 94.68% về việc và 77.03% về tiền so với tổng số việc thụ
lý án TDNH; chiếm 1.62% về việc và 17.22% về tiền so với tổng số việc thụ lý chung của tồn tỉnh); Báo cáo
sớ1601/BC-CTHADS ngày 05/11/2019 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bến Tre, có 398 việc tương ứng với
số tiền 187.110.293.000 (chiếm 95.22% về việc và 61.77% về tiền so với tổng số việc thụ lý án TDNH; chiếm
1.81% về việc và 13.27% về tiền so với tổng sớ việc thụ lý chung của tồn tỉnh);
9

Báo cáo số 313/BC-TCTHADS ngày 22/10/2019 tổng kết năm 2019 của Tổng cục THADS -Bộ Tư


pháp, chỉ đạt tỷ lệ 23,42% về việc và 22,41 % về tiền


12

nhiều doanh nghiệp tài khoản gần như khơng cịn tiền để đảm bảo nghĩa vụ. Số
vụ việc cá nhân phải thi hành án nhiều hơn và tăng dần qua các năm, kết quả
thi hành án xong đối với loại việc này cũng đạt tỉ lệ cao hơn. Tuy nhiên, tài sản
thế chấp ngân hàng thường là QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, nhiều trường
hợp khi xử lý hết tài sản thế chấp vẫn không đủ thi hành án và người phải thi
hành án khơng cịn tài sản, khơng cịn nhà để ở thì việc áp dụng pháp ḷt cịn
nhiều quan điểm khác nhau chưa thớng nhất, đây là những yếu tố tác động
không nhỏ đến kết quả xử lý tài sản thế chấp
Từ thực trạng trên cho thấy xu hướng các bên khi phát sinh tranh chấp
các TCTD thường lựa chọn giải quyết theo quy định pháp luật ngày càng nhiều,
nhằm đảm bảo các bên nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ thanh tốn, và vì vậy
sớ việc và số tiền mà các cơ quan THADS phải thụ lý và tổ chức thi hành án có
xu hướng gia tăng qua từng năm; tính chất, mức độ phức tạp trong việc thi hành
án cũng ngày càng cao; tâm lý của người phải thi hành án thường không muốn
tự nguyện thi hành; một số quy định của pháp luật về THADS và ḷt khác có
liên quan thiếu đồng bộ, khơng khả thi; việc xử lý tài sản thế chấp ngân hàng
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc từ sự thiếu đồng bộ của pháp luật có liên quan
lẫn nhận thức của người áp dụng pháp luật, đã tạo nhiều áp lực cho các cơ quan
THADS và các chấp hành viên.
1.2.2. Hạn chế, bất cập của pháp luật về THADS, Nghị quyết số 42 khi
xử lý tài sản thế chấp ngân hàng
Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD với nhiều giải
pháp đột phá, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và xử lý
tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong thực xử lý tài sản
thế chấp ngân hàng đã phát sinh nhiều bất cập tác động đến kết quả thi hành án.

Thứ nhất, khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản thế chấp:


13

Hợp đồng thế chấp là sự thỏa thuận giữa bên thế chấp và bên nhận thế
chấp, theo đó bên thế chấp cam kết sử dụng các tài sản của mình để bảo đảm
thực hiện một hay nhiều nghĩa vụ của chính mình hoặc của người thứ ba, nếu
chủ thể có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì
bên nhận thế chấp được quyền xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo
quy định pháp luật. Để xử lý tài sản thế chấp ngân hàng trong thi hành án được
thực hiện theo đúng quy định, ít phát sinh tranh chấp, địi hỏi hợp đồng thế chấp
tài sản đã ký kết phải đảm bảo tính pháp lý nếu có sai sót về một vấn đề nào đó
của hợp đồng cũng đều ảnh hưởng đến kết quả xử lý tài sản để thi hành án. Vì
lẽ đơn giản khi thấy tài sản của mình bị xử lý để thi hành án, bên thế chấp
thường đưa ra nhiều lý do để tranh chấp, khiếu nại và bên thế chấp thường tập
trung tìm lỗi của các TCTD trong việc thẩm định, nhận thế chấp tài sản là những
tranh chấp thường xảy ra trong thi hành án TDNH điển hình như:
-Tranh chấp về việc thực hiện quyền đối với tài sản:
Pháp luật quy định đối tượng thế chấp rất đa dạng như là động sản, bất
động sản, tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng riêng hoặc chung với người khác.
Đối với từng loại tài sản pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ tương
ứng với các bên giao dịch. Việc lựa chọn tài sản thế chấp và nhận thế chấp do
các bên thỏa thuận quyết định trên cơ sở đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên.
Khi hợp đồng được ký kết, phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, nếu có
một bên vi phạm thì sẽ được giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, thỏa
thuận hoặc bằng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế việc thẩm định hồ sơ, xác
định quyền của chủ sở hữu, sử dụng tài sản chưa được các TCTD quan tâm và
mặc dù đã được phán quyết bằng bản án, quyết định nhưng khi thi hành án vẫn
phát sinh tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của TCTD. Điển hình như hồ

sơ thi hành Quyết định số 03/2017/QĐST-KDTM ngày 13/2/2017 của TAND
TPBT công nhận sự thỏa thuận: ông Đào Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Thanh


14

phải trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long 631.125.000 đồng. Nếu
ông Tuấn, bà Thanh không thực hiện nghĩa vụ thì Ngân hàng được quyền yêu
cầu phát mãi tài sản thế chấp là QSDĐ, tài sản gắn liền đất theo hợp đồng đã
ký. Tài sản thế chấp là QSDĐ cấp cho hộ gia đình, tại thời điểm thế chấp chỉ
có ơng Tuấn, bà Thanh ký tên, các người con là thành viên hộ gia đình đã thành
niên, nhưng không được yêu cầu ký tên vào hồ sơ thế chấp. Do đó, khi xử lý
tài sản thế chấp, phát sinh tranh chấp của hai người con là thành viên hộ gia
đình người phải thi hành án, không đồng ý xử lý tài sản để thi hành án và tranh
chấp quyền đối với tài sản, khiếu nại việc xử lý tài sản. Ở đây trách nhiệm của
TCTD đã không thực hiện đúng quy trình, quy định về thủ tục nhận thế chấp
tài sản là QSDĐ cấp cho hộ gia đình, cán bộ tín dụng khơng xem xét yếu tớ hộ
gia đình10 nên trong hồ sơ cho vay không thể hiện đầy đủ ý chí của tất cả những
người có QSDĐ chung hộ gia đình. Trong trường hợp này theo quy định tại
văn bản số 1987/TCTHADS-NV1 ngày 06/6/2018 của Tổng cục THADS
hướng dẫn: “việc thế chấp tài sản khơng có sự tham gia hoặc khơng có sự đồng
ý về việc thế chấp của một hoặc một số thành viên hộ gia đình là người thành
niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ... không đồng ý xử lý tài sản để thi
hành án thì cơ quan THADS hướng dẫn người đó thực hiện quyền khiếu nại đối
với bản án, quyết định của Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Đồng thời cơ quan THADS có văn bản kiến nghị Tịa án có thẩm quyền
xem xét lại bản án, quyết định đang được thi hành. Trường hợp đã kiến nghị
nhưng hết thời hạn mà Tòa án khơng xem xét thì báo cáo Tổng cục THADS xin

10


khoản 29, điều 3 Luật đất đai 2013: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân,

huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền
sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận
chuyển quyền sử dụng đất”


15

ý kiến chỉ đạo từng vụ việc cụ thể.” Vì vậy, khi có tranh chấp cơ quan THADS
phải hướng dẫn đương sự kiến nghị và cơ quan THADS kiến nghị Tịa án có
thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đang được thi hành.
- Tranh chấp về việc xác định tài sản thế chấp:
Về nguyên tắc, tài sản được dùng vào việc thế chấp là kết quả của sự lựa
chọn, thớng nhất ý chí của các bên và được xác định trong hợp đồng thế chấp.
Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định tài sản thế chấp ngay từ khâu lập hồ sơ
của TCTD không phải lúc nào cũng đảm bảo chính xác, đầy đủ các tài sản hiện
có của bên thế chấp. Không ít trường hợp hợp đồng thế chấp chỉ thế chấp QSDĐ
mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất, khi xử lý tài sản thế chấp người phải
thi hành án và ngân hàng không thống nhất nhau về tài sản phải xử lý. Điển
hình như hồ sơ thi hành bản án số 180/2013/KDTM-PT ngày 14/11/2013 của
TAND tới cao tại thành phớ Hồ Chí Minh có nội dung bà Nguyễn Thị Thu
Nguyệt, phải trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần công thương số tiền là
10.655.971.970 đồng. Nếu bà Nguyệt không trả được số tiền trên thì Ngân hàng
được quyền yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp theo 07 hợp đồng thế chấp QSDĐ
đã ký kết; trong đó có hợp đồng thế chấp QSDĐ diện tích 9.400m2 của hộ ơng
Huỳnh Văn Triêm để đảm bảo thi hành án, qua xác minh tài sản thế chấp thì hồ
sơ thể hiện chỉ thế chấp QSDĐ mà khơng thế chấp nhà ở có giá trị lớn và tài
sản là cây lâu năm trên đất thuộc quyền sở hữu của ông Triêm. Pháp luật cho

phép thế chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất độc lập nhau và tuy cùng là bất
động sản nhưng có chế độ pháp lý khác nhau, nên việc xử lý tài sản thế chấp ở
trường hợp này cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Trong thực tiễn thi hành
án, có chấp hành viên cho rằng tài sản gắn liền với đất là bất động sản gắn liền
với đất, không được thế chấp và Tịa án khơng tun xử lý nên phải u cầu
Tịa án đính chính, giải thích hoặc phải kiến nghị xem xét kháng nghị bản án,
quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, việc thi hành án tất nhiên sẽ bị kéo dài.


16

Theo quy định tại điều 716 BLDS 2005, trường hợp người sử dụng đất thế chấp
quyền sử dụng đất thì nhà, cơng trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và
các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp,
nếu có thoả thuận. Luật THADS năm 2008 quy định trường hợp hợp đồng thế
chấp chỉ thế chấp QSDĐ mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất nhưng
người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi kê
biên QSDĐ thế chấp có tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của người thế chấp
là người phải thi hành án thì kê biên cả QSDĐ và tài sản gắn liền với đất 11.
Tuy nhiên khi kê biên xử lý, bán đấu giá tài sản là QSDĐ thế chấp cùng với tài
sản không thế chấp gắn liền với QSDĐ thế chấp của người phải thi hành án thì
việc xử lý sớ tiền bán được đối với tài sản không thế chấp chưa được Luật
THADS năm 2008 và Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định dẫn
đến mỗi nơi giải quyết khác nhau; có nơi xem đây là tài sản của người phải thi
hành án nên gộp vào thanh toán cho nghĩa vụ bảo đảm; có nơi hồn lại giá trị
tài sản khơng thế chấp cho chủ sở hữu.
-Khó truy tìm tài sản thế chấp là động sản
Đối với động sản được chọn làm tài sản thế chấp giúp cho chủ sở hữu tài
sản khai thác lợi ích từ việc sử dụng động sản thế chấp trong thời gian thế chấp,
tạo ra nguồn thu ổn định để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Tuy

nhiên, đôi khi thế chấp tài sản là động sản trong thực tế cũng phát sinh những
bất cập, rủi ro cho bên nhận thế chấp, tài sản thế chấp qua thời gian sử dụng
khơng cịn giữ giá trị như ban đầu, không đảm bảo được nghĩa vụ cho bên nhận
thế chấp hoặc vì lý do nào đó mà bên thế chấp đã di chuyển tài sản đi nơi khác,
không thể truy tìm. Điển hình như trường hợp thi hành bản án số

11

Khoản 2 điều 111 Luật THADS năm 2008


17

09/2018/KDTM-ST ngày 22/11/2018 của TAND TPBT có nội dung buộc bà
Nguyễn Thị Hồng, chủ DNTN phải trả cho Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam số tiền tính đến ngày 22/11/2018 là 3.605.251.820
đồng và lãi suất chậm thi hành án theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Trường
hợp bà Hồng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng được quyền yêu
cầu phát mãi các tài sản thế chấp đã ký kết. Quá trình thi hành án, chấp hành
viên tiến hành xác minh thì khơng tìm thấy và khơng xác định được tài sản đã
thế chấp là xà lan, xe ô tô, hiện đang ở đâu và ai đang quản lý sử dụng, đồng
thời người phải thi hành án bỏ địa phương, không rõ địa chỉ, nơi cư trú ở đâu
và TCTD cũng không biết thơng tin gì về tài sản thế chấp. Do bên thế chấp
không phải chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp nên việc kiểm
soát của bên nhận thế chấp đới với tài sản thế chấp có phần khó khăn, ảnh hưởng
nhiều đến khả năng thu hồi nợ của TCTD. Việc nhận thế chấp các động sản
như ô tơ, tàu thuyền, xà lan, thường thì các TCTD chỉ nhận thế chấp trên hồ sơ
giấy, không kiểm tra hiện trạng tài sản và sau khi nhận thế chấp các TCTD
không thực hiện biện pháp theo dõi, việc quản lý sử dụng tài sản của bên thế
chấp và pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý của bên thế chấp khi tự

ý mua, bán, trao đổi, di chuyển cất giấu động sản là tài sản thế chấp để trốn
tránh nghĩa vụ
-Tài sản thế chấp không đủ để thi hành án:
Để xử lý tài sản thế chấp ngân hàng chấp hành viên phải thực hiện theo
trình tự, thủ tục thi hành án từ việc xác minh, kê biên, thẩm định giá, bán đấu
giá tài sản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi kê biên, thẩm định giá để
bán đấu giá thì giá trị tài sản được thẩm định giá thi hành án thấp hơn rất nhiều
so với giá trị tài sản thẩm định để cho vay trong hồ sơ thế chấp. Điển hình như
hồ sơ thi hành bản án sớ 37/2018/KDTM-ST ngày 17/07/2018 của TAND
TPBT có nội dung buộc Doanh nghiệp tư nhân Anh Thư phải trả cho Ngân


18

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam số tiền 8.364.270.123
đồng. Trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng có
quyền u cầu phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Tại thời điểm cho vay
tổng giá trị tài sản thế chấp, thẩm định là 14.200.000.000 đồng, tuy nhiên sau
khi kê biên, thẩm định giá và bán đấu giá lần đầu với giá khởi điểm là
7.865.345.907 đồng thấp hơn so với nghĩa vụ phải thi hành án và đến nay tài
sản đã qua hai lần giảm giá bán đấu giá vẫn chưa có người mua. Tài sản thế
chấp không đủ để thi hành án trong thực tiễn kéo theo nhiều hệ lụy như các
khoản án phí, thuế thu nhập cá nhân khi bán tài sản thế chấp, chi phí thuê nhà
cho người phải thi hành án theo điều 115 luật THADS trong trường hợp xử lý
nhà ở duy nhất để thi hành án, khơng được thanh tốn trước khi thanh tốn cho
nghĩa vụ bảo đảm của ngân hàng theo quy định Nghị quyết số 42 về xử lý nợ
xấu làm phát sinh tranh chấp giữa các bên liên quan.
Từ những vướng mắc trên cho thấy nguyên nhân một phần là do TCTD
đã không làm đúng quy định khi lập hồ sơ thẩm định tài sản thế chấp, đã không
tiến hành xác minh, kiểm tra hiện trạng tài sản, không làm rõ chủ sở hữu tài

sản; thẩm định giá tài sản thế chấp cao hơn giá trị thực tế; trong hợp đồng thế
chấp tài sản, không xác định cụ thể, chi tiết tài sản thế chấp để làm căn cứ xử
lý tài sản; trong q trình thực hiện hợp đồng, các TCTD chưa có biện pháp
theo dõi, xử lý tài sản thế chấp
Thứ hai, vướng mắc, khó khăn từ bản án, quyết định có hiệu lực
Thực trạng án tuyên không rõ, không đúng bản chất sự việc tại một sớ
Tịa án địa phương vẫn còn phát sinh; khi cơ quan THADS phát hiện yêu cầu
Tịa án đính chính giải thích hoặc kiến nghị kháng nghị theo thủ tục giám đớc
thẩm thì Tịa án thường chậm trả lời. Điển hình như trường hợp thi hành bản
án số 02/2017/KDTM-PT ngày 10/01/2017 của TAND tỉnh BT buộc Phạm


19

Minh Hoàng, phải trả cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam số
tiền 3.457.100.023đ. Trong trường hợp ơng Hồng khơng trả được nợ thì Ngân
Hàng có quyền yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp đã ký kết để thu hồi nợ. Theo
hồ sơ thi hành án, ngồi tài sản của ơng Hồng cịn có 06 hợp đồng thế chấp
bất động sản của 06 người khác đã ký thế chấp tại ngân hàng nhưng không xác
định phạm vi bảo lãnh khoản nghĩa vụ nợ là bao nhiêu và Tịa án cũng khơng
tun rõ về phạm vi nghĩa vụ của từng người là bao nhiêu hay nghĩa vụ liên
đới. Theo quy định tại điều 338 Bộ luật dân sự 2015: “Khi nhiều người cùng
bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp
có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập”.
Mặc dù cơ quan THADS đã có văn bản yêu cầu ngân hàng xác định phạm vi
nghĩa vụ và đề nghị Tòa án đính chính, giải thích bản án, nhưng Tịa án khơng
trả lời mặc cho cơ quan THADS có văn bản nhắc. Theo phản ánh của người
người có quyền, nghĩa vụ liên quan là khi giao kết hợp đồng, cán bộ tín dụng
khơng giải thích rõ về nghĩa vụ của người bảo lãnh và họ đặt hết niềm tin vào
cán bộ tín dụng, không xem kỹ các điều khoản của hợp đồng vay, hợp đồng thế

chấp tài sản, nên không yêu cầu xác định phạm vi bảo lãnh, nghĩa vụ bảo lãnh
của bên thứ ba. Khi bị xử lý tài sản đã thế chấp, không ai chịu xử lý tài sản của
mình trước do hợp đồng khơng rõ ràng và Tịa án cũng không tuyên nghĩa vụ
liên đới, chấp hành viên lúng túng trong xử lý. Quan điểm của cơ quan THADS
và Viện kiểm sát nhân dân địa phương còn nhiều ý kiến khác nhau trong áp
dụng pháp luật; có ý kiến cho rằng mặc dù Tịa án khơng tun liên đới nhưng
phải hiểu khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực
hiện việc bảo lãnh; ý kiến khác cho rằng phải yêu cầu Tòa án đính chính, giải
thích bản án mới được xử lý tài sản bảo lãnh. Theo điều 179 Luật THADS thì
trách nhiệm của cơ quan ra bản án phải bảo đảm, bản án, quyết định tuyên chính
xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp thực tế; có văn bản giải thích những nội dung mà


×