Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.85 KB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI
THI HÀNH CÔNG VỤ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI
THI HÀNH CÔNG VỤ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 838.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS: PHẠM MINH TUYÊN



HÀ NỘI – năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ,
QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG BỘ LUẬT
HÌNH SỰ .......................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ... 7
1.2. Khái quát pháp luật hình sự Việt Nam quy định về tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ từ năm 1945 đến năm 2017 ................ 11
1.3. Dấu hiệu pháp lý hình sự của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạnh trong khi
thi hành công vụ .............................................................................................. 19
1.4. Phân biệt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với
một số tội phạm khác ...................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN TRONG KHI
THI HÀNH CÔNG VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI TỪ
NĂM 2013 – 2017 .......................................................................................... 32
2.1. Thực trạng tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013-2017............................................ 32
2.2. Định tội và áp dụng hình phạt đối với các trường hợp phạm tội cụ thể của
tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy
định Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) ........................................ 37
2.3. Những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật
hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ . 58
2.4. Nguyên nhân số lượng vụ án bị khởi tố điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có chiều hướng giảm ........ 60


CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP
DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN
HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI
HIỆN NAY ..................................................................................................... 62
3.1. Quan điểm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại tỉnh Quảng Ngãi ............................ 62
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ ............................................................. 65
3.3. Các giải pháp khác ................................................................................... 71
3.4. Nhiệm vụ cụ thể trong tâm trong thời gian tới của ngành kiểm sát Quảng
Ngãi ................................................................................................................. 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCT

: Bộ Chính trị


BLHS
BLTTHS
CP

: Bộ luật Hình sự
: Bộ luật Tố tụng hình sự
: Chính phủ

CTTP
ĐCS

: Cấu thành tội phạm
: Đảng cộng sản

ĐTV
HĐXX

: Điều tra viên
: Hội đồng xét xử

KL
KSĐT
KSV

: Kết luận
: Kiểm sát điều tra
: Kiểm sát viên

KSXX


: Kiểm sát xét xử

LCBCC
LĐ,TB&XH
LHS
LTTHS
NN
NQ
PL

:
:
:
:
:
:
:

Luật cán bộ công chức
Lao động, thương binh và xã hội
Luật hình sự
Luật tố tụng hình sự
Nhà Nước
Nghị quyết
Pháp luật

PLHS
TAND
THQCT

TNHS
TP
UBND
VAHS
VKSND

:
:
:
:
:
:
:
:

Pháp luật hình sự
Toà án nhân dân
Thực hành quyền công tố
Trách nhiệm hình sự
Thẩm phán
Ủy ban nhân dân
Vụ án hình sự
Viện kiểm sát nhân dân

XHCN
XXST

: Xã hội chủ nghĩa
: Xét xử sơ thẩm



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Bảng thống kê các vụ án về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ và các vụ án hình sự khác được xét xử trong giai đoạn từ 2013
– 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Biểu đồ 2.1: Số vụ án về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạnh trong khi thi hành
công vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 – 2017.
Bảng 2.2: Bảng thống kê về hình phạt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạnh trong
khi thi hành công vụ được xét xử sơ thẩm trong giai đoạn từ 2013 – 2017 trên địa
bàn tỉnhQuảng Ngãi.
Bảng 2.3. Thống kê các vụ án hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ và các tội phạm về chức vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
giai đoạn 2013 – 2017.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tiếp tục khẳng
định: “tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là
trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản NN, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm
sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của NN, tiềm ẩn
các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo.
Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức
chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”, khi nhắc đến “tham nhũng”,
người ta thường nhắc đến hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng nhiệm
vụ, công việc được phân công, được giao thực hiện để vụ lợi, gây thiệt hại cho nhà
nước, lợi ích của người dân. Đây là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, là một vấn
nạn cần phải lên án và trừng trị trước PL.
Theo số liệu thống kê án hình sự liên quan đến tội phạm về tham nhũng, “Lợi

dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là tội có số vụ án chiếm tỷ lệ
khá cao trong 07 loại tội danh về tham nhũng và ngày càng có diễn biến phức tạp.
Thống kê cho thấy, địa phương nào có nền kinh tế phát triển, thì số vụ án về “Lợi
dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” càng nhiều, mức độ thiệt hại
gây ra càng lớn.
Quảng Ngãi, là một tỉnh thuộc Duyên hải Nam trung bộ, với vị trí nằm giữa
hai đầu đất nước, đang ngày được biết đến nhiều hơn nhờ có khu kinh tế Dung Quất
và nhà máy Lọc hóa dầu số 1 Việt Nam. Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ngãi đã
đóng góp cho ngân sách NN trên dưới 30.000 tỷ đồng mỗi năm, đứng trong tốp 5
địa phương có đóng góp nhiều nhất cho ngân sách NN. Tuy nhiên, bên cạnh những
mặt tích cực của sự phát triển kinh tế, tình hình tội phạm liên quan đến tham nhũng,
đặc biệt liên quan đến chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ngày càng có
diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng. Trước diễn biến tội phạm xảy ra như vậy,
các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều cố gắng trong việc áp
dụng pháp luật một cách đúng đắn, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng

1


chống tội phạm. Việc xác định đúng tội danh và quyết định hình phạt đúng với tội
“Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là một trong những điều
kiện đảm bảo tính pháp chế XHCN, ổn định kỷ cương xã hội và góp phần nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến chức vụ, quyền
hạn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong trong
khi thi hành công vụ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”
sẽ góp phần làm rõ thêm về lý luận, những hạn chế trong quá trình định tội danh và
quyết định hình phạt đối với tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành
công vụ”. Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định, việc nghiên cứu đề tài góp
phần vào việc hoàn thiện các quy định của PL về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn

trong khi thi hành công vụ”, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội
phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, cả nước nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Công tác THQCT - KSĐT - KSXX các vụ án tham nhũng của VKSND nói chung và
THQCT - KSĐT - KSXX đối với tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành
công vụ” nói riêng luôn là đề tài thu hút được sự quan tâm không chỉ của nhiều nhà khoa
học pháp lý mà còn của các nhà hoạt động thực tiễn bảo vệ PL. Bởi vậy đã có rất nhiều công
trình tiêu biểu nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau loại tội phạm này, cụ thể như sau:
* Các sách chuyên khảo:
- “Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ”, của GS.TS
Võ Khánh Vinh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994 [75].
- “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)”, GS. TSKH. Lê
Cảm chủ biên, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 [5].
- Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình luật hình sự Việt Nam (tập II)”,
NXB. CAND, Hà Nội, 2009 [66].
- “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (tập II)”, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, năm 2009; “Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2 - Phần các tội phạm)”, Nxb.
Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2010 [65].
- “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm)”, tập V “Các tội phạm về chức vụ”, của ThS.Đinh Văn Quế, Nxb. TP.HCM, năm 2002, tái
bản năm 2010 [38].

2


- Bình luận khoa học “Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)” của GS.TS
Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, 2014 [74].
* Dưới góc độ đề tài Luận án tiến sỹ và Luận văn thạc sỹ:
- Luận án tiến sỹ luật học: “Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp đấu
tranh phòng, chống các tội tham nhũng” của tác giả Trần Công Phàn (hiện nay đang
là vụ Phó Viện trưởng VKSND tối cao), năm 2004 [34].

- Luận án tiến sỹ luật học: “Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Đăng Ninh, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà
Nội, năm 2012 [30].
- Luận án tiến sỹ luật học “Các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật hình sự
Việt Nam” của tác giả Trần Văn Đạt, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm
2012[19];
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Tạ Thu Thủy, Khoa luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2009 [62].
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
trong luật hình sự Việt Nam”, của tác giả Đinh Thị Kiều My, Khoa luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2012 [29].
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ theo luật Hình sự Viêt Nam - trên cơ sở nghiên cứu địa bàn thành
phố Hà Nội” của tác giả Tạ Quốc Tuấn, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội,
năm 2016[67];
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” của tác giả Nguyễn
Thị Mai Chi, năm 2016;
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”
của tác giả Nguyễn Mạnh Tường, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện
khoa học xã hội, năm 2017 [68].
* Đề tài nghiên cứu và bài viết trên các tạp chí chuyên ngành
- “Nghiên cứu so sánh các quy định về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ

3


trong luật hình sự Việt Nam và Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng”,
Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17, 18 (tháng 8,9)/2011 “Tội đưa hối lộ trong bộ luật

hình sự năm 1999”, Tạp chí Kiểm sát, số 22/2006 của TS. Trịnh Tiến Việt [73];
- “Hoàn thiện quy định về các tội phạm về hối lộ”, Tạp chí Luật học, số
3/2009 của TS. Trần Hữu Tráng [63];
- “Các tội phạm hối lộ từ góc độ luật pháp quốc tế”, Tạp chí Luật học, số
2/2011 của TS. Đào Lệ Thu [61];
- “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong cơ chế thị
trường”, Tạp chí Kiểm sát, số 22/2006 của ThS. Đinh Văn Quế [39];
- “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ”, Tạp chí Kiểm sát, số 22/2006 của ThS. Nguyễn Duy Giảng
(hiện là Viện trưởng VKSND thành phố Hà Nội) [21].
Các đề tài, công trình nghiên cứu trên cơ bản đã có nhiều đóng góp quan trọng
trong việc nghiên cứu, đánh giá tình hình tội phạm “Lợi dụng chức vụ quyền hạn
trong khi thi hành công vụ”; Các kết quả nghiên cứu về lí luận của các công trình
nêu trên sẽ được tác giả tiếp thu, phát triển trong Luận văn của mình. Tuy nhiên,
những công trình trên đều đã được thực hiện cách đây vài năm, có đề tài nghiên cứu
từ thực tiễn ở một địa phương nhất định, nhưng các địa phương có tính đặc thù, đặc
điểm khác nhau nên có những cách áp dụng PL, xử lý có nét khác biệt và chưa có
đề tài nghiên cứu nào về “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”. Do vậy, học viên đã chọn đề tài này làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở các vấn đề lý luận và các quy định của PLHS Việt Nam, từ thực
tiễn giải quyết các vụ án hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đề xuất các giải pháp bảo
đảm việc xác định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội “Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo PL Việt Nam và đề suất sửa đổi, bổ
sung chế định liên quan đến tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành
công vụ” trong BLHS Việt Nam.


4


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội “Lợi dụng chức
vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, phân biệt tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn khi thi hành công vụ với một số tội phạm khác.
- Nghiên cứu và phân tích về sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt
Nam về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
- Phân tích và đánh giá hoạt động xét xử các vụ án hình sự về tội “Lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” ở tỉnh Quảng Ngãi, trong đó tập
trung nghiên cứu, phân tích việc định tội danh và hình phạt trong các vụ án về tội
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
- Đưa ra các giải pháp đảm bảo việc định tội danh và quyết định hình phạt đối
với tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và đề xuất, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung một số chế định liên quan đến tội “Lợi dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Do vậy, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tội “Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009),
so sánh với quy định về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công
vụ” trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Đồng thời, tìm hiểu thực tiễn áp
dụng PL quy định về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”
ở tỉnh Quảng Ngãi 2013 -2017.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi những lý luận về tội “Lợi dụng chức
vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” dưới góc độ LHS và LTTHS gắn với thực
tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi. Các số liệu thu thập được tại Cục thống kê, VKSNDTC,

TANDTC, các báo cáo Đoàn giám sát của QH, TAND tỉnh Quảng Ngãi và VKSND
tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013 - 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -

5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×