Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thu nhập chịu thuế trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.55 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÙI THỊ KIM THAO

THU NHẬP CHỊU THUẾ TRONG PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÙI THỊ KIM THAO

THU NHẬP CHỊU THUẾ TRONG PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH BÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2019



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thanh Bình. Các kết quả nêu trong Luận văn
chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, những kết luận
nghiên cứu được trình bày trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này và để nghị Khoa Luật
Kinh tế xem xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn.
TÁC GIẢ

Bùi Thị Kim Thao


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

GDP

Tổng sản phẩm nội địa


NSNN

Ngân sách nhà nước

LĐTBXH

Lao động Thương Binh Xã Hội

BTC

Bộ Tài chính


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Bảng biểu

Nội dung

Trang

Bảng 1

Số thuế thu nhập cá nhân

13

Bảng 2

Biểu thuế thu nhập cổ tức tại Mỹ từ năm 2003


39

Bảng 3

Bảng tỷ suất thuế đánh trên cổ tức của một số

41

quốc gia


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu .............................................................. 1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................. 3

3.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 4

4.


Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5

6.

Cơ sở lý thuyết và khung phân tích ............................................................. 5

7.

Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu ............................ 5

8.

Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU NHẬP CHỊU THUẾ
TRONG PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ............................................. 7
1.1.

Khái quát về thuế thu nhập cá nhân ........................................................... 7

1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân ................................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân .......................................................... 8
1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân............................................................. 11
1.2.


Thu nhập chịu thuế trong thuế TNCN ...................................................... 14

1.2.1. Khái niệm về thu nhập chịu thuế ............................................................... 15
1.2.2. Đặc điểm của thu nhập chịu thuế .............................................................. 15
1.2.3. Cách xây dựng thu nhập chịu thuế trong pháp luật thuế TNCN tại Việt
Nam và một số quốc gia trên thế giới ................................................................... 16
1.3.

Quản lý thu nhập chịu thuế trong pháp luật thuế TNCN ....................... 19

1.3.1. Vai trò của việc xác định thu nhập chịu thuế trong quản lý thuế TNCN
và trong pháp luật thuế TNCN ............................................................................. 19
1.3.2. Những mục tiêu cơ bản của việc xây dựng các quy định về thu nhập
chịu thuế TNCN .................................................................................................... 20
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế TNCN ............................. 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 23


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THU NHẬP
CHỊU THUẾ TRONG PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI
VIỆT NAM ................................................................................................................... 24
2.1. Áp dụng qui định về thu nhập chịu thuế là thu nhập từ tiền lương,
tiền công .................................................................................................................. 24
2.2.

Áp dụng quy định về thu nhập chịu thuế là thu nhập từ kinh doanh .... 30

2.3.

Áp dụng quy định về thu nhập chịu thuế là thu nhập từ đầu tư vốn ..... 33


2.4. Áp dụng quy định về thu nhập chịu thuế là thu nhập từ chuyển
nhượng vốn ............................................................................................................. 45
2.5. Áp dụng quy định về thu nhập chịu thuế là thu nhập từ chuyển
nhượng bất động sản ............................................................................................. 53
2.6. Áp dụng quy định về thu nhập chịu thuế là thu nhập từ trúng
thưởng ..................................................................................................................... 59
2.7. Áp dụng quy định về thu nhập từ nhận thừa kế và thu nhập từ nhận
quà tặng là bất động sản ....................................................................................... 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 65
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ THU
NHẬP CHỊU THUẾ TRONG PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NH N
TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................... 66
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về thu nhập chịu thuế
TNCN ở Việt Nam hiện tại.................................................................................... 66
3.2.

Các đề xuất cụ thể ....................................................................................... 67

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc xóa bỏ một số quy định cụ thể dẫn đến
các bất cập trên thực tế ......................................................................................... 67
3.2.2. Bổ sung một số loại thu nhập chịu thuế có thể được động viên vào
ngân sách ................................................................................................................ 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 70
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 72


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Thuế là công cụ không bao giờ lỗi thời trong việc trong điều tiết vĩ mơ nền kinh
tế, điều hịa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội và là công cụ chủ yếu huy động
nguồn lực vật chất cho nhà nước. So với thuế gián thu đóng vai trị quan trọng trong
phát triển kinh tế, thuế trực thu là loại thuế thể hiện rõ ràng hơn các vai trò nêu trên. Vì
vậy, việc hướng đến một hệ thống pháp luật thuế thu nhập hồn hảo, giữ vai trị chủ
chốt trong việc điều tiết thu nhập, hình thành các quỹ tiền tệ tập trung giúp nhà nước
ngày càng thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội của mình là một trong những chốt
chặn quan trong không những trong những ngày đầu gia nhập WTO mà cịn trong q
trình phát triển kinh tế hiện tại của Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, nền kinh tế Việt Nam tuy có nhiều tín hiệu lạc quan
nhưng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Năm 2017, “Thu chi
ngân sách nhà nước” được xem là một trong năm vấn đề lớn của nền kinh tế cần xử lý
nếu Việt Nam không muốn tiếp tục để các vấn đề tiêu cực này ngăn cản sự phát triển
kinh tế. Theo khảo sáti, thâm hụt ngân sách của nước ta hiện đã lên tới 6% GDP và cao
hơn chỉ tiêu của Chính phủ là 5%. Do đó, Chính phủ sẽ phải có những cân nh c trong
vấn đề thu thuế, hoặc chi thường xuyên. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để vấn
đề thu thuế, một vấn đề phụ thuộc chủ yếu vào cơng tác quản lý và chính sách của nhà
nước phải được xử lý kịp thời, phải được điều chỉnh hợp lý và ln là nguồn thu chính
và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước.
Một trong những nguyên nhân làm xuất hiện vấn đề nêu trên là pháp luật thuế
thu nhập trong đó phải kể đến thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện còn quá nhiều
bất cập với sự quản lý còn thiếu chặt chẽ, hệ thống pháp luật thuế thu nhập cá nhân tại
Việt Nam hiện nay tuy đã có nhiều thay đổi tích cực so với giai đoạn đầu của nền kinh
tế thị trường, thời kỳ đầu Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nhưng
lại tỏ ra thiếu hợp lý về cách xây dựng nội dung chính sách trong tương quan so sánh


2


với quy định của các nước phát triển trên thế giới, làm cho các quy định của hệ thống
thuế tỏ ra không phù hợp, không công bằng cho người nộp thuế.
Thu nhập chịu thuế là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong việc xây dựng
pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Có thể thấy, việc Việt Nam ban hành các văn bản như
Luật thuế thu nhập cá nhân cũng như các văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành với
các nội dung khá khái quát về thu nhập chịu thuế là các bước tiến trong nỗ lực cải cách
thuế ở Việt Nam từ những buổi đầu đến giai đoạn nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như
hiện nay nhưng việc thực thi các quy định liên quan đến thu nhập chịu thuế trong pháp
luật thuế TNCN như thế nào để vừa phát huy tính hiệu quả vừa đảm bảo tính cơng
bằng, việc quản lý thu thuế như thế nào để không gây thất thu là các vấn đề gây nhiều
tranh cãi trong các nhà kinh tế cũng như tồn xã hội.
Như vậy, có thể khẳng định rằng các quy định hiện tại của Việt Nam về thu
nhập chịu thuế TNCN cịn rất nhiều bất cập, việc hồn thiện pháp luật thuế TNCN nói
chung và thu nhập chịu thuế TNCN tại Việt Nam nói riêng là một vấn đề khơng mới
nhưng chưa bao giờ cũ, và tính cấp thiết của nó là điều khơng cần phải bàn cãi bởi vì
việc xây dựng các quy định về thu nhập chịu thuế tốt là tiền đề để hệ thống thuế thu
nhập cá nhân ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò của nó trong nền kinh tế và cũng là tiền
đề để nhà nước thực hiện việc quản lý các nguồn thu nhập trong xã hội, hạn chế những
khoản thu nhập ngầm, thực hiện tốt vai trị quản lý vĩ mơ nền kinh tế. Bên cạnh đó, nó
cịn là u cầu của q trình tồn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế quốc dân, làm
cho hệ thống thuế của Việt Nam phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho
nuớc ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc tiếp tục hoàn thiện các quy
định về thu nhập chịu thuế TNCN tại Việt Nam được đặt ra trong điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay là vấn đề thời sự cấp thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu
của công cuộc đổi mới cơ chế chính sách tài chính quốc gia nói chung và phục vụ thiết
thực cho cơng cuộc cải cách thuế đạt kết quả cao.


3


Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Thu nhập
chịu thuế trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu về pháp luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam là vấn đề
khơng hề mới, điển hình là đã có rất nhiều bài nghiên cứu từ luận văn thạc sỹ đến luận
án tiến sỹ cũng như các bài báo khoa học viết về vấn đề này, có thể kể đến:
Đề tài luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá
nhân ở Việt Nam” năm 2014 của tác giả Nguyễn Hoàng tập trung khai thác sự phù
hợp, minh bạch, khả thi của việc ban hành các văn bản pháp lý, các chính sách đối với
thuế TNCN, việc xây dựng hệ thống quản lý thuế các cấp với cơ chế hành thu và các
quy trình nghiệp vụ đã đảm bảo nâng cao năng lực cơ quan thuế, đảm bảo thực thi luật
pháp công bằng chưa. Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện
HNKTQT” năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương; Luận án tiến sĩ kinh tế
“Quản lý thuế TNCN ở Việt Nam trong điều kiện HNKTQT” năm 2010 của tác giả Lý
Phương Duyên; Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật về quản lý thuế TNCN ở Việt
Nam, thực trạng và giải pháp” năm 2013 của tác giả Tạ Minh Hảo; Luận văn thạc sĩ
“So sánh Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên
thế giới” năm 2014 của tác giả Chung Phương Anh; Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp
luật quản lý thuế thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” năm
2015 của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh, luận văn tập trung phản ánh các tiêu thức, các
quy định pháp luật về quản lý thuế TNCN ở Việt Nam trên cơ sở so sánh, phân tích với
pháp luật một số nước phát triển trong thời kỳ hội nhập;
Như vậy, có thể thấy chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu về yếu tố thu nhập
chịu thuế trong pháp luật thuế TNCN. Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu nêu trên khơng
cịn mang tính cập nhật, tính thực tiễn trong các nghiên cứu trên không nhiều do không
phản ánh được những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn hiện nay. Hệ thống pháp luật



4

về quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng đã có những thay
đổi để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế TNCN số 26/2012/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế
số 71/2014/QH13 đã mang đến nhiều điểm mới trong quy định của pháp luật về các
chính sách thuế, cơng tác quản lý thuế cũng như quy định về thu nhập chịu thuế. Do
đó, các cơng trình nghiên cứu trước đây đã khơng cịn “tính thời sự”. Chính vì vậy, tơi
tin rằng những nghiên cứu của mình trong luận văn này sẽ đáp ứng được tính cập nhật,
tính thời sự, tính thực tiễn cũng như có giá trị thời gian, có thể được tham khảo cho
hiện tại cũng như trong thời gian s p đến trên cơ sở kế thừa những đóng góp của các
cơng trình nghiên cứu trước về pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu lớn nhất mà luận văn hướng đến là tiếp tục giải quyết những vấn đề về
mặt pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về thu nhập chịu thuế trong pháp luật
thuế thu nhập cá nhân ở thời điểm hiện tại, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hồn
thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân về thu nhập chịu thuế ở Việt Nam cũng như đảm
bảo thực hiện hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá
nhân nói riêng ở Việt Nam trong thời gian s p tới.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài luận văn sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, thu nhập chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân là gì

ồm những yếu

tố nào Có vai trị như thế nào trong pháp luật tuế TNCN ở nước ta
Thứ hai, thu nhập chịu thuế trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
hiện tại đang có những bất cập gì, có đáp ứng được tính cơng bằng cho người nộp thuế
và đảm bảo được tính hiệu quả trong quản lý thu ngân sách cho nhà nước chưa



5

Thứ ba, quy định về thu nhập chịu thuế trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở
Việt Nam hiện tại có phù hợp với tinh thần của sân chơi chung quốc tế, có học hỏi kinh
nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới không?
Thứ tư, cần phải làm gì để hồn thiện các quy định về thu nhập chịu thuế thu
nhập cá nhân tại Việt Nam hiện nay và trong thời gian s p tới?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân về
thu nhập chịu thuế tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Về nội dung, đề tài tập trung phản ảnh các quy định của pháp luật và thực tiễn
áp dụng các quy định đó của pháp luật về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại Việt
Nam trên cơ sở so sánh với quy định trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân của một số
quốc gia trên thế giới.
Về thời gian, các quy định và thực trạng được phân tích, so sánh là các nội dung
quy định hiện hành đang có hiệu lực, bên cạnh đó việc phân tích so sánh các nội dung,
quy định được thay đổi trong thời gian gần nhất cũng như dự thảo sửa đổi (nếu có)
trong tương lai cũng sẽ được đưa vào giúp luận văn bao quát và có cái nhìn tổng quan,
tồn diện hơn về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được xây dựng từ trước mà vẫn
đảm bảo được tính cập nhật hiện tại đồng thời có chiều sâu áp dụng trong tương lai.
Về khơng gian, như đã đề cập, bên cạnh các quy định và thực trạng tại Việt
Nam, những quy định, pháp luật tại một số các quốc gia điển hình cũng được đề cập và
so sánh, phân tích dựa trên thời gian nghiên cứu đã nêu ở trên.
6. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật quản lý thuế
thu nhập cá nhân, cụ thể là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Các quy định của các
văn bản Luật, dưới Luật cũng như các phân tích bình luận của các bài báo khoa học về
các quy định đó là nền tảng của việc đặt vấn đề, phân tích, so sánh của đề tài.

7. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu


6

Để hoàn thành được mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đề ra, các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là:
Phương pháp tổng hợp, liệt kê: các phương pháp này được sử dụng để khái quát
các quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân về thu nhập chịu thuế tại Việt Nam
và một số nước trên thế giới. Phương pháp này được sử dụng ở tất cả các chương của
Luận văn.
Phương pháp phân tích, so sánh: trên cơ sở các quy định về thu nhập chịu thuế
của pháp luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hiện hành, tác giả tiến hành phân
tích, so sánh trên cơ sở liên hệ với quy định tại các văn bản liên quan của pháp luật
quản lý thuế ở Việt Nam tại thời điểm trước, s p có hiệu lực (nếu có) cũng như tại một
số nước điển hình trên thế giới. Phương pháp này được tìm thấy chủ yếu ở chương 2
của Luận văn.
Phương pháp thống kê, dữ liệu: các số liệu, dữ liệu thống kê ở chương 2 của
Luận văn cũng được đề cập ở qua đó tăng tính thuyết phục và tính thực tiễn cho đề tài.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận của từng chương, kết luận chung và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn có kết cấu ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thu nhập chịu thuế trong pháp luật thuế TNCN
Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy định về thu nhập chịu thuế trong pháp luật thuế
TNCN tại Việt Nam
Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện các quy định về thu nhập chịu thuế trong pháp
luât thuế TNCN tại Việt Nam


7


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU NHẬP CHỊU THUẾ TRONG PHÁP LUẬT
THUẾ THU NHẬP CÁ NH N
1.1.

Khái quát về thuế thu nhập cá nhân

1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Khái niệm thuế TNCN khơng được định nghĩa chính thức tại Luật thuế TNCN
hoặc các Luật thuế, văn bản liên quan, Luật thuế TNCN chỉ quy định đối tượng nộp
thuế cũng như thu nhập chịu thuế, từ đó có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của loại thuế
này. Tuy nhiên, qua lý luận và thực tiễn, khái niệm về thuế TNCN cũng được đưa ra
một cách tổng quan nhất, cụ thể là:
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là sắc thuế trực thu1 đánh vào thu nhập chịu
thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế.
Thuế TNCN là loại thuế trực thu, thu trực tiếp trên thu nhập nhận được từ nhiều
nguồn khác nhau của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một
năm hoặc từng lần phát sinh.
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế chủ yếu đánh vào thu nhập của cá nhân
nhằm thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu nhập của cá nhân vào ngân
sách nhà nước và có thể được sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thơng qua việc
khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi, thông qua việc thu hay không thu thuế đối với
các khoản thu nhập từ kinh doanh, đầu tư, vv.
Nhìn chung, các định nghĩa ở trên đã góp phần bày tỏ một cách khái quát nhất
các đặc điểm cơ bản của thuế TNCN. Luật thuế TNCN không đưa ra một khái niệm
chung thống nhất về thuế TNCN mà chỉ định nghĩa thuế TNCN thông qua đối tượng
nộp thuế và thu nhập chịu thuế, có thể nhà làm Luật dựa trên những quan điểm sau:
1


Thuế trực thu (direct tax) là thuế do chính phủ đánh vào thu nhập và của cải mà hộ gia đình và doanh nghiệp
nhận được hoặc n m giữ nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách. Theo truyền thống, việc phân biệt giữa thuế trực
thu và gián thu dựa trên cân nh c là ảnh hưởng của thuế và người chịu thuế có phù hợp với nhau không, nghĩa là,
ai nộp thuế và ai là người chịu gánh thuế khóa (Nguyễn Văn Ngọc, 2006)


8

Thứ nhất, tên loại thuế TNCN dùng để phân biệt thuế TNCN với các loại thuế
khác, bản thân “thuế TNCN” đã thể hiện được ý nghĩa của nó rằng đây là một loại
thuế, và thuế này được đóng góp vào ngân sách nhà nước bởi cá nhân, để phân biệt với
thuế đánh vô đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp. Nghĩa là nếu Luật đưa ra khái niệm
“thuế TNCN là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân” lại trở nên dư thừa, không
cần thiết.
Thứ hai, việc không đưa ra khái niệm chính thức về thuế TNCN của nhà làm
Luật với hàm ý rằng đây là một khái niệm gần gũi với cá nhân, những chủ thể hiện hữu
trong xã hội, khơng cần phải hợp pháp hóa, định nghĩa hóa một khái niệm, định nghĩa
quá rõ ràng và gần gũi như vậy. Định nghĩa về một sự vật, hiện tượng chỉ nên đưa ra
trong trường hợp chúng quá trừu tượng, khó hiểu và phức tạp.
Thứ ba, dường như nhà làm Luật cũng muốn nói rằng chỉ cần hiểu được đối
tượng chịu thuế và thu nhập chịu thuế, người đọc và chủ thể áp dụng đã gần như hiểu
và n m rõ loại thuế TNCN này.
Các quan điểm có thể xảy ra ở trên của nhà làm Luật khi không đưa ra một khái
niệm chính thức của thuế TNCN cũng không phải không hợp lý, tuy nhiên, đối với các
chủ thể khơng có cơ hội tiếp cận và suy luận từ câu chữ của pháp luật để hiểu được nội
dung chứa đựng của nó, thiết nghĩ Luật thuế TNCN cũng nên đưa ra một định nghĩa cơ
bản về thuế TNCN trước khi đi vào định nghĩa các yếu tố cấu thành và các đặc điểm
của s c thuế này. Các khái niệm khơng chính thống nêu ở trên về thuế TNCN tuy chưa
đầy đủ nhất và khái quát nhất nhưng cũng đã phần nào phản ánh đặc điểm, nội dung cơ
bản của thuế TNCN, giúp người đọc phần nào hiểu được, n m được và không bỡ ngỡ

với việc tiếp cận một trong những s c thuế quan trọng của pháp luật Việt Nam hiện tại
này.
1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
Thứ nhất, thuế TNCN là thuế trực thu do người chịu thuế cũng chính là người
nộp thuế và không thể chuyển gánh nặng thuế cho người khác.


9

Sở dĩ được gọi là thuế trực thu vì các cá nhân khó có thể chuyển gánh nặng thuế
sang cho chủ thể khác, là loại thuế đánh trực tiếp vào từng cá nhân riêng biệt, nói cách
khác người sở hữu thu nhập chịu thuế khiến giảm phần thu nhập của họ, ở đây không
xảy ra hiện tượng chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác chịu. Mặt khác, vì là
thuế trực thu nên phần đóng góp về thuế thường phù hợp với khả năng của từng đối
tượng, có tính phân loại đối tượng. Đó cũng là lý do mà thuế TNCN có tính cơng bằng
hơn các loại thuế gián thu2.
Thứ hai, thuế TNCN là loại thuế có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực tiếp
đến lợi ích cụ thể của người nộp thuế và liên quan hầu hết đến mọi cá nhân trong xã
hội.
Tính nhạy cảm cũng là một trong những hạn chế của thuế TNCN. Vì liên quan
và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cụ thể của người nộp thuế nên hiển nhiên thuế
TNCN mang tính nhạy cảm cao, bản thân người nộp thuế sẽ tự động có xu hướng
khơng cơng khai minh bạch hồn tồn thu nhập của mình. Điều này xuất phát từ lí do
là thu nhập và lợi nhuận càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều, thuế TNCN do đó rất
dễ bị phản ứng và cũng hạn chế phần nào sự cố g ng tăng thu nhập của các đối tượng
chịu thuế. Ngồi ra, các cá nhân trong xã hội khơng phân biệt giàu nghèo, địa vị, tầng
lớp đều có thể thuộc đối tượng chịu thuế TNCN, tính nhạy cảm vì thế phát sinh trên
loại thuế này. Hay nói cách khác, những gì thuộc về cá nhân, đặc biệt là thu nhập, là
nguồn sống của cá nhân là vấn đề hết sức nhạy cảm và dẫn đến việc chia sẻ thông tin
về thu nhập của cá nhân với người khác trở nên hiếm hoi trên thực tế.

Thứ ba, thuế TNCN là khoản đóng góp khơng hồn trả trực tiếp cho người nộp.
Nó chuyển động một chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả
cho Nhà nước do được hưởng những dịch vụ Nhà nước cung ứng.
2

Thuế gián thu (indirect tax) là khoản thuế mà chính phủ đánh vào hàng hóa và dịch vụ để tạo nguồn thu và sử
dụng làm cơng cụ cho chính sách tài chính. Nhìn chung, mọi người đều cho rằng thuế gián thu là loại thuế có thể
chuyển cho người khác, nghĩa là nó không giới hạn phạm vi ảnh hưởng ở người bị đánh thuế. Những ví dụ về
thuế gián thu là thuế hàng hóa, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu (Nguyễn Văn
Ngọc, 2006)


10

Thứ tư, thuế TNCN thường mang tính chất lũy tiến cao. Vì thuế thu nhập cá
nhânđánh theo nguyên t c khả năng trả thuế và thuế suất của nó thường được thiết kế
theo biểu thuế lũy tiến từng phần nhằm đảm bảo tính cơng bằng giữa các đối tượng nộp
thuế. Cụ thể hơn, đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân
là điều tiết mạnh người với thu nhập cao, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội. vì vậy,
việc sử dụng thuế suất có tính chất lũy tiến sẽ đáp ứng được yêu cầu nêu trên vì thu
nhập càng cao thì sẽ buộc phải tính với thuế suất cao tương ứng3.
Có thể nói, việc thuế TNCN được xây dựng trên nguyên t c lũy tiến là cả một
quá trình đúc kết, kết hợp hài hịa giữa tính khoa học, nghệ thuật và chính trị của mỗi
quốc gia. Bởi vì rõ ràng, để đảm bảo được tính cơng bằng, các quốc gia phải xây dựng
một biểu thuế hết sức công phu, không ngừng đáp ứng tính cập nhật trong sự phát triển
kinh tế thông qua thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội, từ ngưỡng thu nhập chịu thuế
đến khoảng cách giữa các mức thu nhập và lựa chọn mức thuế suất thích hợp cho từng
khoảng cách thu nhập chịu thuế.
Bên cạnh đó, khác hẳn với các loại thuế gián thu và thuế Thu nhập doanh
nghiệp, thuế TNCN có tính tất yếu g n liền với chính sách xã hội của mỗi quốc gia cho

dù quốc gia đó có mục tiêu xây dựng và hồn thiện chính sách thuế theo mục tiêu trung
lập không nhằm vào quá nhiều các mục tiêu khác nhau. Điều này được thể hiện cụ thể
thông qua việc có chú trọng đến gia cảnh của người chịu thuế, các khoản chi trả bảo
hiểm, các khoản đóng góp nhân đạo,…
Thông qua các quy định giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người chịu thuế và
những người phụ thuộc, giảm trừ các khoản chi phí bảo hiểm đã đóng góp cho các quỹ
bảo hiểm b t buộc và các quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện có đủ điều kiện, giảm
3

Lê Quang Cường & Nguyễn Kim Quyên (2015), cho rằng “Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về mức độ tối ưu
của tính luỹ tiến. Một số nhà kinh tế học đi theo nguyên bản của thuế lũy tiến hiện đại theo Adam Smith, ông đã
viết tác phẩm Sự giàu có của các quốc gia. Giải thích theo nghĩa “người nghèo chi phí rất lớn cho các nhu cầu
thiết yếu của cuộc sống. Người nghèo gặp khó khăn khi mua thực phẩm nhiều hơn so với thu nhập eo hẹp của họ.
Các nhu cầu xa xỉ và cao cấp được đài thọ từ khoản chi phí cơ bản của người giàu. Nó thật sự bất hợp lý khi mà
người giàu sẽ đóng góp cho chi tiêu cơng khơng tỷ lệ với thu nhập của họ ngoại trừ một số thứ họ đóng góp nhiều
hơn so với tỷ lệ đó”””.


11

trừ các khoản đóng góp nhân đạo. C c quy định giảm trừ thể hiện nguyên t c công
bằng theo chiều dọc trong đều tiết thu nhập của người dân mặt khác còn tạo nên sự
đồng thuận của xã hội nói chung khi áp dụng Luật thuế. Tuy nhiên, chính vì việc tập
trung soạn thảo Luật thuế TNCN nhằm quan tâm đếm hoàn cảnh của từng cá nhân nộp
thuế đã khiến cho Luật thuế TNCN nhất là Luật thuế tại các nước phát triển trở thành
Luật thuế phức tạp nhất trong các Luật thuế.
Các khoản giảm trừ, các ngoại lệ và các sự lựa chọn giảm trừ của người nộp
thuế xuất hiện dày đặc trong Luật thuế. Điều này khiến cho ngay cả những nhà làm
Luật cũng không thể tự mình kê khai thuế TNCN cho chính họ mà phải nhờ đến sự hỗ
trợ của các chuyện gia tư vấn thuế. Một khoản chi phí tư vấn thuế là gần như không thể

tránh khỏi đối với các cá nhân nộp thuế TNCN tại các quốc gia phát triển.
Tiếp đến, thuế TNCN khơng bóp méo giá cả hàng hóa, dịch vụ. Thuế TNCN
khơng cấu thành trong giá bán hàng hóa và dịch vụ nên nó khơng tạo ra sự sai lệch giá
cả hàng hóa và dịch vụ. Do đó, xét về góc độ kinh tế, thuế thu nhập cá nhân mang tính
trung lập cao hơn so với những loại thuế khác vì việc nâng cao hay giảm thuế thu nhập
cá nhân hầu như không kéo theo các biến đổi về thị trường và cơ cấu kinh tế.
Cuối cùng, thuế thu nhập cá nhân mang diện thu thuế rất rộng. Đối tượng nộp
thuế thu nhập cá nhân là cá nhân có thu nhập chịu thuế. khơng phân biệt cá nhân đó có
tư cách chủ thể hay không, độ tuổi hay năng lực trách nhiệm pháp luật…Tất cả các cá
nhân sở hữu thu nhập bao gồm công dân nước sở tại và người nước ngồi trừ cư trú
thường xun hay khơng thường xun tại nước ấy và hầu như mọi thu nhập có được
của cá nhân đều buộc phải tính thuế bất kể nguồn thu nhập phát sinh trong hay ngồi
nước. Chính vì thế, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế thu nhập cá nhân
rất cao.
1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Với các đặc điểm nêu trên, thuế TNCN có những vai trị quan trọng sau:


12

Một là, điều tiết thu nhập góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Sự tăng trưởng
của nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế dẫn đến sự phân hóa giàu
nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Đây cũng chính là một trong những khuyết điểm của
kinh tế thị trường. Một bộ phận dân cư sẽ có thu nhập cao hơn số người nghèo khó (có
thu nhập thấp hơn) và đối tượng này lại không được hưởng một cách trực tiếp những
lợi ích do nền kinh tế thị trường mang lại. Để đạt đến mục tiêu công bằng xã hội, Nhà
nước phải can thiệp bằng cách thu thuế vào thu nhập cá nhân nhằm điều tiết thu nhập
của những người có thu nhập cao, qua đó điều chỉnh sự chênh lệch về thu nhập giữa
các cá nhân trong xã hội.
Thuế TNCN là công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu công bằng xã hội theo

chiều dọc (các bậc thu nhập khác nhau thì chịu mức thuế suất khác nhau) và theo chiều
ngang (thu nhập như nhau thì cùng chịu một mức thuế suất). Tuy nhiên, cần lưu ý đến
chỉ tiêu của Ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chỉ tiêu mang ý nghĩa phúc lợi
xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng có thu nhập
thấp. Bên cạnh việc tăng chi phúc lợi từ Ngân sách nhà nước cho cộng đồng, cần phải
có sự kết hợp chặt chẽ giữa quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mang tính chất b t
buộc và mạng lưới các quỹ bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm tư nhân trong xã hội để phục
vụ tối ưu cho phúc lợi của cộng đồng dân cư.
Hai là, thuế TNCN là một trong những loại thuế trực thu giúp kh c phục tính
lũy thoái của thuế gián thu. Thuế suất thuế gián thu khơng tính đến thu nhập của người
tiêu dung khi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, mọi người đều phải chịu thuế suất như nhau.
Mức chênh lệch về thu nhập càng lớn thì tính lũy thối của thuế gián thu càng cao.
Thuế TNCN với thuế suất lũy tiến sẽ góp phần kh c phục được vấn đề này vì người có
thu nhập càng cao sẽ nộp thuế càng nhiều và ngược lại, thu nhập thấp nộp thuế ít hơn
hoặc khơng phải nộp thuế4.

4

Theo Lê Quang Cường & Nguyễn Kim Quyên (2015)


13

Một vai trò khác và được xem là vai trò chủ yếu của thuế TNCN là góp phần tạo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tính ổn định và tăng trưởng của nguồn thu phụ
thuộc vào mức độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Khi trình độ phát triển kinh tế
càng cao, thu nhập của dân cư được nâng lên thì số thu từ loại thuế này càng chiếm vị
trí quan trọng trong tổng thu ngân sách về thuế. Thuế TNCN vì thế được xem là “nữ
hồng của các loại thuế”. Ở các nước phát triển tỷ trọng thu ngân sách của thế TNCN
chiếm tỷ trọng cao từ 30-40%, có nước trên 50% như Mỹ, Nhật Bản, Canada,

Australia, … các nước đang phát triển chiếm từ 15-30% như Thái Lan, Malaysia,
Philippine,... Tại Việt Nam, thuế TNCN trong những năm gần đây tăng trưởng nhanh
chóng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn thu của Ngân sách nhà nước.

Bảng 1: Số thuế thu nhập cá nhân
Năm
46.548 tỉ đồng

2013

47.844 tỉ đồng

2014

56.730 tỉ đồng

2015

65.239 tỉ đồng

2016

82.000 tỉ đồng

2017

Dự toán năm 2018: 96.869 tỉ đồng

2018
Nguồn: tổng cục thống kê


Như vậy, rõ ràng, bất cứ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế
thị trường đều coi thuế TNCN là một s c thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy
động nguồn thu cho NSNN và thực hiện công bằng xã hội.
Mặt khác, thuế thu nhập cá nhân cũng có tác dụng điều tiết vĩ mơ đối với nền
kinh tế, loại thuế này điều tiết trực tiếp thu nhập cá nhân, một mặt tác động trực tiếp tới
tiết kiệm, mặt khác khiến khả năng thanh toán của cá nhân chịu thuế bị giảm, từ đó,
cầu về hàng hoá và dịch vụ giảm, sẽ tác động tới sản xuất và đến nền kinh tế. Do đó,


14

việc thực thi nghiêm chỉnh thuế TNCN trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật
về thuế nói riêng luôn tạo được mỗi quan tâm lớn đối với mỗi cá nhân trong xã hội.
Bởi vì hơn ai hết, việc thực thi loại thuế này thể hiện nghĩa vụ của cá nhân đối với đất
nước một cách trực tiếp nhất. Người dân được hưởng các thành quả của xã hội như cơ
sở hạ tầng, giáo dục cơ bản, y tế cộng đồng, mội trường Luật pháp thể chế, quốc
phòng, an ninh, ...Vì vậy, thuế TNCN có ý nghĩa lớn trong việc hình thành nguồn lực
tài chính để nhà nước thực hiện chức năng của mình, cung cấp các dịch vụ công cho
người dân ngày càng tốt hơn. Thuế TNCN là loại thuế phổ biến trên thế giới, có lịch sử
hàng trăm năm nhưng việc áp dụng nó tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia
và tùy theo yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế mà chính sách thuế TNCN ở mỗi nước
được xây dựng phù hợp.5
1.2.

Thu nhập chịu thuế trong thuế TNCN
Trên nguyên t c, có bốn tính chất khác nhau của một hệ thống thuế TNCN mà

nó xác định trách nhiệm nộp thuế: thứ nhất, sự lựa chọn đơn vị nộp thuế, thứ hai, các
nguồn thu nhập chịu thuế, thứ ba, các ưu đãi về thuế và thứ tư, khung thuế. Các hệ

thống thuế có thể kết hợp các nhân tố này theo nhiều kiểu khác nhau để đạt được
những mục tiêu cụ thể. Do vậy, việc xác định các nguồn thu nhập chịu thuế, cùng với
những đặc tính quan trọng khác của hệ thống thuế, có vai trị quan trọng đối với việc
xây dựng một hệ thống thuế bình đẳng, hiệu quả mà vẫn đáp ứng được mục tiêu cao
nhất của quản lý thuế TNCN.
Theo pháp luật thuế TNCN tại Việt Nam, trong các yếu tố tạo nên s c thuế này
thì cơ sở tính thuế quan trọng chính là thu nhập chịu thuế, thu nhập chịu thuế TNCN sẽ
5

Nguyễn Thị Mỹ Linh (chủ biên) & Phạm Thị Phương Loan (2012), cho rằng: “M. Keynes là nhà kinh tế học nổi tiếng người
Anh đã đề xướng tư tưởng can thiệp của nhà nước vào hoạt động của nền kinh tế để đạt được “cầu hiệu quả” thơng qua chính
sách thuế, trong đó có thuế TNCN. Ông cho rằng, tồn tại một quy Luật tâm lý cơ bản mà theo ơng, con người có xu hướng
tăng tiêu dùng của mình theo tốc độ tăng của thu nhập, nhưng không phải tăng theo cùng mức tăng của thu nhập. Cùng với tốc
độ tăng của thu nhập thì tốc độ tiết kiệm tăng nhanh hơn. Đây chính là ngun nhân làm cho cầu khơng đạt hiệu quả. Bởi vậy,
cần thiết phải có chính sách thuế đánh vào thu nhập đưa vào tiết kiệm để kích thích tiêu dùng và tăng đầu tư phát triển kinh
doanh. Theo ông, khuynh hướng tiêu dùng ở những người có thu nhập thấp sẽ cao hơn ở những người có thu nhập cao. Vì
vậy, nhà nước phải thu thuế thu nhập theo kiểu thuế suất lũy tiến để phân phối lại thu nhập của những người có thu nhập cao
đưa vào tiết kiệm. Sự tiết kiệm thừa cần được thu bằng thuế để hướng chúng vào đầu tư phát triển kinh tế”.


15

trả lời cho câu hỏi thuế TNCN được tính trên cái gì, dựa vào cái gì để xác định ra số
thuế phải nộp với một tỷ lệ thuế (thuế suất) nhất định.
1.2.1. Khái niệm về thu nhập chịu thuế
Tương tự như khái niệm “Thuế thu nhập cá nhân”, Luật thuế TNCN không đưa
ra định nghĩa về thu nhập chịu thuế, Luật thuế TNCN hiện hành chỉ liệt kê các loại thu
nhập chịu thuế mà thôi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Luật dựa vào thực tiễn cũng
đưa ra một cách tổng quan nhất các định nghĩa về thu nhập chịu thuế như sau:
Thu nhập chịu thuế là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền

công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ
quan chi trả đã trả cho cá nhân.
Thu nhập chiu thuế TNCN là các khoản thu nhập phát sinh từ kinh doanh, từ lao
động và từ các khoản thu nhập khác không từ kinh doanh của các cá nhân mà đây là
cơ sở cho việc đánh thuế thu nhập và được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập
nhận được sau khi đã trừ đi một số khoản thu nhập và chi phí.
Hay đơn giản
Thu nhập chịu thuế được định nghĩa là bằng tổng thu nhập trừ đi các khoản
giảm thuế.
Theo quan điểm của tác giả, thu nhập chịu thuế được hiểu là tổng các khoản thu
nhập mà cá nhân phải chịu thuế trên cơ sở tiền cơng, tiền lương và các khoản tiền
ngồi tiền cơng, tiền lương mà cá nhân có được và về mặt tính thuế, đây cũng là cơ sở
để xác định ra tổng số thuế cuối cùng mà cá nhân phải nộp trong kỳ.
Rõ ràng, việc không đưa ra định nghĩa chính thức về thu nhập chịu thuế có lẽ
tương tự với quan điểm của nhà làm Luật làm Luật đối định nghĩa thuế TNCN, do đó
việc bổ sung khái niệm về Thu nhập chịu thuế có thể khơng cần thiết và mặt lý luận
nhưng lại cần thiết về mặt thực tiễn.
1.2.2. Đặc điểm của thu nhập chịu thuế


16

Từ việc liệt kê của Luật thuế TNCN, các văn bản hướng dẫn cũng như các định
nghĩa khơng chính thống ở trên của Thu nhập chịu thuế, có thể rút ra các đặc điểm của
Thu nhập chịu thuế TNCN như sau:
Thứ nhất, thu nhập chịu thuế luôn g n với một chủ thể nhất định trong nền kinh
tế, thể hiện tính sở hữu của thu nhập, pháp luật quy định chủ thể nộp thuế TNCN bao
gồm cá nhân cư trú và cá nhân khơng cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh
thổ Việt Nam6.
Thứ hai, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh của mỗi cá nhân. Các loại thuế

khác như thuế giá trị gia tăng đánh vào hành vi tiêu dùng của người chịu thuế trả một
phần thu nhập do hành vi tiêu dùng.
Thứ ba, thu nhập chịu thuế thường là những khoản thu nhập hợp pháp, đã thực
tế phát sinh, có tính phổ biến và nhà nước có thể kiểm sốt được nhằm đảm bảo tính
khả thi, tính cồng bằng cho các đối tượng nộp thuế, tạo nguồn thu ổn định cho ngân
sách nhà nước.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ việc kiểm soát các nguồn thu nhập chịu thuế của
đối tượng nộp thuế ở mức độ như thế nào được xem là hợp lý, được xem là hiệu quả
nhất và các quy định của pháp luật thuế TNCN đối với thu nhập chịu thuế hiện nay có
bao quát tất cả các nguồn thu nhập của đối tượng nộp thuế hay chưa.
Thứ tư, như đã đề cập ở trên, thu nhập chịu thuế làm cơ sở cho việc tính thuế
thu nhập, các khoản thu nhập chịu thuế ở mỗi quốc gia khác nhau thì không giống
nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc thu nhập, đặc điểm cư trú của đối tượng nộp thuế hay
một số đặc điểm khác,…
1.2.3. Cách xây dựng thu nhập chịu thuế trong pháp luật thuế TNCN tại Việt Nam
và một số quốc gia trên thế giới

6

Xem Điều 2 Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số
điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN


17

Hiện nay, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng hai
cách xác định thu nhập chịu thuế: đó là thu nhập đã nhận (thu nhập gộp) hay thu nhập
đã nhận được trừ một số khoản chi phí để tạo ra thu nhập.
Đối với các nước có quan điểm đánh thuế trên số thu nhập đã nhận thì thu nhập
tính thuế được xác định là tồn bộ số tiền mà NNT đã nhận, khơng phân biệt đã phải bỏ

ra ít hay nhiều chi phí để tạo ra thu nhập tính thuế. Cách tính thuế này đơn giản nhưng
thường không đảm bảo được sự công bằng trong chính sách động viên đối với từng cá
nhân, từng gia đình. Đây là cách xác định thu nhập chịu thuế mà chúng ta đã áp dụng
trong Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong giai đoạn cũ.
Hầu hết các nước hiện nay (như: Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,...)
đều xác định thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập trừ đi tổng các khoản được giảm trừ
của đối tượng đó trong kỳ tính thuế. Việt Nam cũng tiếp cận cách quy định này kể từ
khi Luật thuế TNCN năm 2007 ra đời thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao. Tổng thu nhập của một đối tượng trong kỳ tính thuế là tổng thu
nhập chịu thuế mà đối tượng đó có được trong kỳ tính thuế khơng bao gồm các khoản
được miễn thuế. Tổng các khoản được giảm trừ là tổng chi phí phát sinh trong kỳ tính
thuế và các khoản được phép trừ khác theo quy định như giảm trừ gia cảnh cho đối
tượng nộp thuế...
Về cơ bản, đa số các nước đều xác định thu nhập chịu thuế và phân loại chúng
dựa theo nguồn hình thành và thường bao gồm các loại chủ yếu sau:
+ Thu nhập từ công việc lao động;
+ Thu nhập từ sản xuất kinh doanh;
+ Thu nhập từ tài sản như thu nhập từ cho thuê tài sản, chuyển nhượng tài sản,
thừa kế, quà tặng, quà biếu;
+ Thu nhập từ đầu tư gián tiếp như thu nhập từ tiền lãi, cổ tức, thu nhập được
chia từ các hoạt động góp vốn;
+ Thu nhập khác...


18

Tại Việt Nam, từ lúc Luật thuế TNCN ra đời, cách phân lọai các loại thu nhập
chịu thuế theo nguồn gốc hình thành hầu như khơng thay đổi. Các nhà làm Luật chỉ
tiến hành sửa đổi, bổ sung một cách chi tiết hơn về từng loại thu nhập chịu thuế.
- Xác định thu nhập không chịu Thuế TNCN

Khác với quy định của pháp luật thuế TNCN tại Việt Nam khi chúng ta đã
khơng cịn quy định “thu nhập khơng chịu thuế”, thay vào đó là quy định về các thu
nhập được miễn thuế, điều này có nghĩa là nếu thu nhập khơng nằm trong diện chịu
thuế thì sẽ là thu nhập khơng chịu thuế, cịn cũng là loại thu nhập chịu thuế nhưng nằm
trong một số trường hợp đặc biệt sẽ là thu nhập được miễn thuế. Qua nghiên cứu cho
thấy Luật Thuế TNCN của các nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Malaysia... có phân biệt thu nhập không chịu thuế dựa vào các tiêu thức chủ yếu
như khơng chịu thuế vì lý do xã hội như: các khoản phúc lợi xã hội, học bổng, tiền bồi
thường…không chịu thuế theo quy định của các Hiệp định, hiệp ước, thoả thuận quốc
tế đã ký kết giữa các nước, khơng chịu thuế có thể vì lý do chính trị hoặc lý do quản lý
như: các khoản thu nhập bất thường,..vì lý do muốn khuyến khích một hoạt động cụ thể
nào đó như: thu nhập từ quỹ lương hưu nhằm khuyến khích đóng góp lương hưu, hoặc
thu nhập từ cổ phiếu trái phiếu khơng chịu thuế nhằm khuyến khích các hoạt động đầu
tư gián tiếp, v.v…
- Xác định khoản miễn, giảm Thuế TNCN
Quy định về miễn, giảm thuế có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau
nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của Luật thuế, nhất là yếu tố chính trị ln được các nhà
lập pháp và hoạch định chính sách cân nh c kỹ lưỡng. Trên thế giới hiện nay có các
phương pháp miễn, giảm chủ yếu sau:
Phương án 1: Trong Luật thuế có quy định rõ những trường hợp miễn, giảm
thuế cụ thể bằng mức tiền hoặc khung tỷ lệ phần trăm (%) trên số thuế phải nộp, thí dụ:
NNT gặp rủi ro bất khả kháng do thiên tai, hoàn cảnh đặc biệt,... Ưu điểm của phương


×