Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Xu hướng vận động và phát triển của kinh tế hộ gia đình nông thôn việt nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 202 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
------****------

HUỲNH TẤN HƯNG

XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN VIỆT
NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
------****-----HUỲNH TẤN HƯNG

XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN VIỆT NAM TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số ngành : 62. 31 .01.01
Phản biện 1: PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
Phản biện 3: TS Trần Thị Nam Trân
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Pgs.Ts Nguyễn Văn Trình


Phản biện độc lập 1: PGS.TS Nguyễn Duy Mậu
Phản biện độc lập 2: TS Nguyễn Văn Sáng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ
rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất cứ
cơng trình nào.


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC ................................................................. viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
1.1 Về mặt lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam ................................................................ 1
1.2 Về mặt thành tựu thực tế .................................................................................................. 2

2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................7
2.1 Mục tiêu chung: ............................................................................................................... 7

2.2 Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................................... 8

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................8
4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................9
5.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 9
5.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 9

6. Điểm mới của luận án .........................................................................................10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ...........................................................10
7.1 Về mặt lý luận ................................................................................................................ 10
7.2 Về mặt thực tiễn ............................................................................................................. 10

8. Kết cấu luận án ....................................................................................................11
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................12
1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC......................................................12
1.1.1 Những nghiên cứu liên quan về bản chất, vị trí, vai trị, sự vận động và phát triển của
kinh tế hộ gia đình nông thôn Việt Nam .............................................................................. 12
1.1.2 Những nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên
thế giới ................................................................................................................................. 17


iii

1.1.3 Những nghiên cứu về chính sách nơng nghiệp, nơng dân trong nền kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế .............................................................................................................. 21

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC .......................................................25
1.2.1 Nghiên cứu của các nhà lý luận kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin..................... 25
1.2.2 Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu kinh tế phát triển ............................................... 27


1.3 ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .................29
1.3.1 Những kết quả nghiên cứu về kinh tế hộ gia đình nơng thơn ..................................... 29
1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................................... 30

TĨM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................31
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG
THƠN VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA NÓ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA...................32
2.1 NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ HỘ VÀ KINH TẾ HỘ ........................................32
2.1.1 Khái niệm hộ và gia đình ............................................................................................ 32
2.1.2 Khái niệm kinh tế hộ gia đình ..................................................................................... 33
2.1.3 Đặc trưng trong quan hệ sản xuất của kinh tế hộ gia đình .......................................... 35

2.2 XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘ KINH TẾ GIA
ĐÌNH NƠNG THÔN VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ................................................................37
2.2.1 Bản chất và đặc trưng của nền kinh tế thị trường ....................................................... 37
2.2.2 Bản chất và đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam ...................................................................................................................................... 40
2.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng vận động và phát triển của kinh tế hộ gia
đình nơng nghiệp, nơng thôn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. ................................................................................................... 43
2.2.4 Xu hướng vận động và phát triển quan hệ sản xuất của kinh tế hộ gia đình nơng
nghiệp, nơng thôn Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa..................................................................................................................................... 51
2.2.5 Xu hướng vận động và phát triển về lực lượng sản xuất của kinh tế hộ gia đình nơng
nghiệp, nơng thơn Việt Nam ................................................................................................ 55



iv

2.2.6 Xu hướng phân hóa hai cực giàu nghèo của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng
thơn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...................... 62
2.2.7 Xu hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ và liên kết trong sản xuất kinh doanh của
kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn ........................................................................ 65

2.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG THƠN VÀ Q TRÌNH
VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN Ở MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................67
2.3.1 Ở Nhật Bản ................................................................................................................. 67
2.3.2 Ở Hàn quốc ................................................................................................................. 71
2.3.3 Ở Thái Lan .................................................................................................................. 75
2.3.4 Ở nước Mỹ .................................................................................................................. 76
2.3.5 Ở EU ........................................................................................................................... 79
2.3.6 Tiếp cận về phát triển nông nghiệp, nông thôn của một số quốc gia khác ................. 82
2.3.7 Kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình nơng thơn ở
các nước cho Việt Nam ........................................................................................................ 84

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................87
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................88
3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................88
3.1.1 Phương pháp luận ....................................................................................................... 88
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 90
3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................................... 93

3.2 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................93
3.2.1 Khung phân tích .......................................................................................................... 93
3.2.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 95


TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................96
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA .....................................97
4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NƠNG
THƠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2016 ........................................................97
4.1.1 Tăng trưởng GDP của nhóm ngành nơng, lâm, thủy sản ............................................ 97


v

4.1.2 Về mặt kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thơn ......................................................... 98
4.1.3 Về các hình thức hỗ trợ kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn ....................... 102
4.1.4 Về đời sống dân cư nông thôn .................................................................................. 104

4.2 THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM ...........................................................................106
4.2.1 Xét về mặt quan hệ sản xuất ..................................................................................... 106
4.2.2 Thực trạng về lực lượng sản xuất của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nông thôn
Việt Nam ............................................................................................................................ 115
4.2.3 Thực trạng về xu hướng vận động và phát triển sản xuất hàng hóa trong kinh tế hộ
gia đình nơng nghiệp, nơng thơn ....................................................................................... 123
4.2.4 Thực trạng xu hướng vận động phân hóa giàu nghèo của kinh tế hộ gia đình nơng
nghiệp, nơng thơn dưới tác động của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.............................................................................................. 130

4.3 NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
NƠNG THƠN VÀ KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN ...............................142
4.3.1 Hạn chế, bất cập trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn .................................... 142

4.3.2 Hạn chế trong phát triển kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn ...................... 144

TĨM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................146
CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ...147
5.1 XU HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA KINH
TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN
TỚI..........................................................................................................................147
5.1.1 Về xu hướng vận động và phát triển của kinh tế hộ gia đình nông nghiệp, nông thôn
........................................................................................................................................... 147
5.1.2 Quan điểm về sự vận động và phát triển kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nông thôn
trong thời gian tới .............................................................................................................. 149


vi

5.2 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ........................................150
5.2.1 Các giải pháp vĩ mô .................................................................................................. 150
5.2.2 Các giải pháp vi mơ .................................................................................................. 165

TĨM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................169
KẾT LUẬN ............................................................................................................170
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................175
PHỤ LỤC ...............................................................................................................182
PHỤ LỤC 1 Đất sản xuất nơng nghiệp bình qn một hộ có sử dụng phân
theo vùng. ...............................................................................................................182

PHỤ LỤC 2 Đặc điểm lao động và quan hệ lao động trong kinh tế hộ gia đình
trong nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam .............................................................184
PHỤ LỤC 3 Lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong độ tuổi lao động
phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và phân theo vùng ...........................187
PHỤ LỤC 4 Các hình thức hỗ trợ kinh tế hộ gia đình trong nơng nghiệp, nơng
thơn .........................................................................................................................189
PHỤ LỤC 5 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ........................................190
PHỤ LỤC 6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ gia đình trong nơng nghiệp, nông
thôn .........................................................................................................................191


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

-

BOT

: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao lại

-

CPTPP

: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

-

DN


: Doanh nghiệp

-

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

-

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

-

EU

: Liên minh châu Âu

-

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

-

FTA


: Hiệp định thương mại tự do

-

GDP

: Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân

-

HTX

: Hợp tác xã

-

HN

: Hà Nội

-

KTTTĐH

: Kinh tế thị trường định hướng

-

KT – XH


: Kinh tế - xã hội

-

Nxb

: Nhà xuất bản

-

NNNT

: Nông nghiệp, nông thôn

-

PPP

: Hợp tác công tư

-

SXNN

: Sản xuất nơng nghiệp

-

TP.HCM


: Thành phố Hồ Chí Minh

-

TW

: Trung ương

-

USD

: Đồng đô la Mỹ

-

UBND

: Ủy ban nhân dân

-

Viet GAP

: Vietnamese Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp
tốt ở Việt Nam

-


WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

-

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Số thửa và diện tích bình qn một thửa đất sản xuất nơng nghiệp
của hộ gia đình .............................................................................................. 109
Bảng 4.2: Cơ cấu hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp ở khu vực nông nghiệp, nông
thôn ................................................................................................................ 112
Bảng 4.3: Số lượng và cơ cấu trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản ......... 113
Bảng 4.4: Một số trang thiết bị máy móc chủ yếu dùng trong sản xuất nông
nghiệp, nông thôn .......................................................................................... 122
DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC

Bảng PL1.1 : Quy mô đất đai của hộ gia đình trong nơng nghiệp, nơng thơn
....................................................................................................................... 182
Bảng PL2.1 : Số xã, thôn và số hộ, số nhân khẩu nông thôn phân theo vùng
....................................................................................................................... 185
Bảng PL3.1: Trình độ lao động trong nơng nghiệp, nơng thơn .................... 187
Bảng PL4.1: Hệ thống tín dụng, ngân hàng khu vực nông thôn ................... 189

Bảng PL5.1: Số lượng và cơ cấu trang trại phân theo lĩnh vực sản xuất và
phân theo vùng ............................................................................................. 190
Bảng PL6.1: Số hộ gia đình trong nơng nghiệp, nơng thơn phân theo loại hộ
....................................................................................................................... 191


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Về mặt lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Công cuộc đổi mới nền kinh tế theo hướng mở cửa hội nhập và chuyển nền
kinh tế từ chỗ vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được chủ trương thực
hiện bắt đầu từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (1986), được tiếp tục bởi
Nghị quyết Đại hội Đảng lần VII (1991) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
VIII (1996). Bước chuyển biến lớn trong đường lối phát triển nền kinh tế nước ta
được đánh dấu bởi Đại hội Đảng toàn quốc lần IX (2001) khi chủ trương phát triển
kinh tế vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục
tiêu phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới
phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối được thực hiện trong tất cả các
lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Nhất quán đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong
nông nghiệp, nông thôn, Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X đã
ra Nghị quyết số 26 – NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” ngày 05 tháng
08 năm 2008, khẳng định đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nông
thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định công tác tư tưởng, lý luận là
một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng,

đóng vai trị quan trọng việc bảo vệ, phát triển và củng cố niềm tin khoa học vào
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, làm
cho hệ tư tưởng của Đảng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa giữ vị trí chủ đạo trong đời
sống tinh thần xã hội, giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp trong truyền
thống văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới ...


2

Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, cơng tác tư tưởng, lý luận đã
được coi trọng và tăng cường, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng
thuận của xã hội. Sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức về nội dung, con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã ngày càng rõ hơn, góp phần quan trọng vào việc giữ
vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, nâng
cao uy tín và vị thế quốc tế của đất nước....
Đảng tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh trong tình hình mới, phù hợp với thực tiễn Việt
Nam, gắn nghiên cứu thực tiễn Việt Nam với tham khảo kinh nghiệm, tiếp thu có
chọn lọc thành tựu, giá trị tiến bộ của nhân loại. [36].
1.2 Về mặt thành tựu thực tế
Kết quả thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với khu vực nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và kinh tế hộ gia đình nơng
nghiệp, nơng thơn nói riêng đạt được những thành tựu nhất định:
Thứ nhất, xét về tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nông nghiệp (bao gồm
nơng, lâm, thủy sản). Tính đến năm 2016, GDP nhóm ngành nơng, lâm, thủy sản đã
tăng liên tục trong 30 năm (1986-2016), được coi là kỷ lục so với các thời kỳ trước
đó và so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển, GDP
của nhóm ngành này cũng có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Giai đoạn tăng trưởng
cao nhất là 1988 – 2000 do hiệu ứng của công cuộc đổi mới cơ chế kinh tế, góp
phần đưa nước ta thốt khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, đưa đất nước
chuyển sang thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và thốt khỏi nước có mức thu

nhập thấp. Tốc độ tăng trưởng GDP nhóm ngành nơng, lâm, thủy sản qua các thời
kỳ như sau: Bình quân giai đoạn 1998-1990: 3,8%; giai đoạn 1991-1995: 4,1%; giai
đoạn 1996-2000: 4,4%; giai đoạn 2001-2005: 3,8%; giai đoạn 2006-2010: 3,5%;
giai đoạn 2011-2015: 3,1%; năm 2016: 1.2% và năm 2017: 2,94%. Tuy nhiên, tăng
trưởng GDP nhóm ngành nơng nghiệp đã có xu hướng tăng chậm lại, nhất là vào
năm 2016 là năm có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong giai đoạn 20 năm gần đây
1996 – 2016. Điều đó cho thấy, một mặt, những tác động của đổi mới trong nông


3

nghiệp đã tới hạn và có mặt đã cản trở sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp, cần
phải nhận thức rõ để có những chính sách điều chỉnh cho phù hợp, mặt khác, chính
sách tái cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đầy đủ, cần
phải đổi mới hơn nữa.
Thứ hai, tình hình kinh tế - xã hội trong khu vực nông nghiệp, nông thôn
ngày càng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Thể hiện:
Một là, các hộ gia đình đã được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, được toàn
quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật tư, kỹ thuật, hợp tác
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra. Sau ba mươi năm được thừa nhận là đơn vị
kinh tế tự chủ, sự phát triển của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn đã đạt
được những thành tựu đáng ghi nhận: số lượng hộ kinh tế gia đình nơng nghiệp,
nơng thơn tăng qua từng giai đoạn. Giai đoạn 2006- 2011 tăng cao hơn giai đoạn
2001-2005 là 11,5% (trong khi giai đoạn 2001 – 2005 chỉ tăng 5,38% so với giai
đoạn 1996-2001);
Hai là, hệ thống hỗ trợ kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn phát triển
bao gồm: 1) Việc phát triển hệ thống tín dụng, ngân hàng thực sự trở thành nguồn
cung ứng vốn quan trọng thúc đẩy kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nông thôn phát
triển. Đến năm 2016, trên khu vực địa bàn nơng thơn cả nước đã có 1.806 xã có
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động, chiếm

20,1% tổng số xã, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2011; đã có 30,1% tổng số
hộ nơng thơn có nhu cầu vay vốn, trong đó, số hộ có nhu cầu vay vốn và có 73,1%
hộ được vay; 2) Hệ thống thủy nơng được xây dựng mới và hồn thiện. Tính đến
01/7/2016, trên địa bàn nơng thơn có 18,1 nghìn trạm bơm phục vụ sản xuất và dân
sinh, bình qn mỗi xã có 2,0 trạm bơm, tăng 0,3 trạm/xã so với năm 2011. Kênh
mương do xã và hợp tác xã quản lý có 193,0 nghìn km, bình qn mỗi xã có 21,5
km, tăng 12,5% so với mức bình quân 19,1 km/xã năm 2011. Trong tổng số chiều
dài kênh mương do xã và hợp tác xã quản lý năm 2016 có 67,1 nghìn km đã được
xây dựng kiên cố, chiếm 34,8% và tăng 11,6 điểm phần trăm so với tỷ trọng đạt
được tại thời điểm 01/7/2011; 3) Mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư ở các địa


4

phương được củng cố. Năm 2016, cả nước có 8.202 xã có cán bộ khuyến nơng, lâm
nghiệp và ngư nghiệp, chiếm 91,4% tổng số xã, tăng 3,3 điểm phần trăm so với năm
2011, bình qn mỗi xã có 1,14 người, tăng 0,08 người/xã. Ngồi ra cịn 8.737 xã
có cán bộ thú y, chiếm 97,3% tổng số xã, tăng 1,6 điểm phần trăm, bình qn mỗi
xã có 1,14 người, tăng 0,08 người/xã. Mạng lưới khuyến nơng, khuyến ngư và thú y
cịn được mở rộng tới cấp thơn với trên 26,8 nghìn thơn có cộng tác viên khuyến
nơng, khuyến ngư, chiếm 33,6% tổng số thơn, tăng 3,6 điểm phần trăm; 30,6 nghìn
thơn có cộng tác viên thú y, chiếm 38,3% tổng số thôn, tăng 1,4 điểm phần trăm; 4)
Các dịch vụ hỗ trợ khác cũng phát triển rộng khắp. Ngồi 434,2 nghìn hộ và cơ sở
chế biến nông, lâm, thủy sản; 2.560 xã có tổ hợp tác hỗ trợ sản xuất, trên địa bàn
nơng thơn cịn có 7.413 xã có điểm và cửa hàng cung cấp giống, vật tư, nguyên liệu
cho sản xuất và thu mua sản phẩm nông, lâm, thủy sản, chiếm 82,6% tổng số xã.
Tính riêng từng loại dịch vụ, 6.651 xã có điểm và cửa hàng cung cấp vật tư, nguyên
liệu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; 4.459 xã có điểm và cửa hàng
cung cấp giống cây trồng; 1.767 xã có điểm và cửa hàng cung cấp giống vật ni;
1.051 xã có điểm và cửa hàng cung cấp giống thủy sản; 4.394 xã có điểm và cửa

hàng thu mua sản phẩm nông, lâm, thủy sản; 5) Hệ thống chợ truyền thống và chợ
dân sinh được củng cố, góp phần đẩy mạnh giao lưu hàng hóa trên địa bàn nông
thôn. Tại thời điểm Tổng điều tra, cả nước có 5.478 xã có chợ, chiếm 61,0% tổng số
xã, tăng 3,4 điểm phần trăm so với năm 2011, trong đó, 4.330 xã có chợ được xây
dựng kiên cố và bán kiên cố, chiếm 79,0% tổng số xã có chợ, tăng 4,0 điểm phần
trăm. Kết quả Tổng điều tra còn cho thấy, trong 12 tháng trước thời điểm điều tra có
27,6% hộ sản xuất ở nơng thơn chọn chợ là một trong những địa điểm chính để bán,
trao đổi thịt gia cầm; 16,2% hộ bán, trao đổi ngô; 14,0% hộ bán, trao đổi trái cây;
13,4% hộ bán, trao đổi cá.
Thứ ba, trong những năm qua, do thực hiện các chương trình thực hiện chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông
thôn mà đời sống dân cư nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Theo số liệu Tổng
điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2016 của Tổng cục Thống kê: 1) Tỷ lệ hộ có


5

tivi chiếm 92,5% tổng số hộ nông thôn, tăng 3,9 điểm phần trăm so với năm 2011.
Tỷ lệ hộ có xe máy chiếm 83,3% tổng số hộ, tăng 7,6 điểm phần trăm. Tỷ lệ hộ có
bình nước nóng đạt 20,5%, tăng 13,8 điểm phần trăm. Tỷ lệ hộ có người sử dụng
điện thoại di động là 89,5%, tăng 7,4 điểm phần trăm. Tỷ lệ hộ sử dụng máy vi tính
kết nối internet là 9,5%, tăng 6,5 điểm phần trăm. Tính đến thời điểm Tổng điều tra
2016, bình quân 100 hộ có 1,44 ơ tơ; 11,61 máy giặt; 22,96 điều hịa; 65,36 tủ lạnh
và tủ đá; 129,26 xe máy; 2) Tỷ lệ hộ sử dụng điện chiếm trong tổng số hộ nông thôn
tăng từ 98,0% năm 2011 lên 99,2% năm 2016, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới
quốc gia tăng từ 96,4% lên 98,4%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy để ăn uống tăng từ
13,2% lên 22,1%. Năm 2016 có gần 5,06 triệu hộ sử dụng nước từ cơng trình cấp
nước sạch tập trung trên địa bàn nơng thơn, chiếm 31,6% tổng số hộ, trong đó 449,7
nghìn hộ miền núi, chiếm 14,9% tổng số hộ các xã miền núi; 549,4 nghìn hộ vùng
cao, chiếm 25,4% tổng số hộ các xã vùng cao; 26,2 nghìn hộ hải đảo, chiếm 35,6%

tổng số hộ các xã hải đảo; 3) Dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban
đầu của dân cư nông thôn được tăng cường. Số bác sĩ của trạm y tế bình quân 1 vạn
dân khu vực nông thôn tăng từ 1,12 người năm 2011 lên gần 1,37 người năm 2016;
trong đó, các xã đảo 2,18 người/1 vạn dân; vùng cao đạt 1,91 người/1 vạn dân; vùng
núi 1,71 người/1 vạn dân. Tỷ lệ số thơn có nhân viên y tế hoặc nữ hộ sinh tăng từ
93,9% năm 2011 lên 97,4% năm 2016. Người có thẻ bảo hiểm y tế năm 2016 chiếm
76,4% tổng số nhân khẩu nông thơn, gấp 1,4 lần năm 2011. Riêng số người có thẻ
bảo hiểm y tế miễn phí chiếm 32,5% tổng số nhân khẩu và tăng 7,8 điểm phần trăm.
Do điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế có những thuận lợi như trên nên số người đến
khám chữa bệnh bình quân 1 trạm y tế trong 12 tháng trước thời điểm Tổng điều tra
01/7/2016 đã đạt 5,1 nghìn lượt người với tần suất bình qn mỗi người dân nơng
thơn 0,8 lượt/năm.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định như trên, nhưng kinh tế hộ
gia đình nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam vẫn cịn những khó khăn nhất định cần
phải nhận diện rõ trong quá trình vận động và phát triển trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện:


6

Thứ nhất, việc khai thác đất đai với quy mô nhỏ bé, chỉ dừng ở phạm vi gia
đình có tính chất tiểu nông đã không mở rộng khả năng kết hợp một cách hợp lý và
hiệu quả trên quy mô xã hội các nguồn lực vốn có trong bản thân nông hộ (vốn, lao
động, đất đai, công cụ sản xuất ...v...v...). Điều đáng quan tâm là quy mô canh tác
của hộ có xu hướng giảm dần. Vì vậy, mở rộng quy mô canh tác của nông hộ là vấn
đề lớn đang đặt ra trong điều kiện hiện nay;
Thứ hai, lực lượng lao động giữ lại cho sản xuất trong khu vực nơng nghiệp,
nơng thơn ngày càng giảm do q trình dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành
thị, từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác, thể hiện: Quy mơ nhân khẩu của các
hộ nơng dân cả nước có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây, trong khi

đó cơng việc đồng áng của các hộ thường dựa vào sử dụng nhân cơng trong gia đình
là chủ yếu, bên cạnh đơi lúc vẫn có th mướn lao động bên ngoài, nhất là vào mùa
vụ gieo trồng, thu hoạch, hay quy mô canh tác. Đây là mâu thuẫn cần giải quyết
trong quá trình vận động và phát triển của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng
thơn hiện nay;
Thứ ba, nguồn vốn cho tổ chức sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là vốn tự có, tự tích lũy
từ đời này sang đời khác. Tín dụng cho người nơng dân ở Việt Nam vẫn cịn hạn
chế, vả lại người nơng dân cũng chưa có thói quen tiếp cận đến vốn vay ngân hàng,
do thủ tục vay mượn quá phức tạp. Để trang trãi vốn cho sản xuất kinh doanh,
những nông hộ thiếu vốn thường tiếp cận đến tín dụng chợ đen, hoặc họ thực hiện
bán "lúa non" ngay từ đầu vụ để có tiền đầu tư, ...
Thứ tư, việc tiếp cận và ứng dụng khoa học – cơng nghệ vào sản xuất – kinh
doanh cịn nhiều hạn chế. Điều đó do nhiều ngun nhân: Do vốn ít nên hộ nông
dân không thể sử dụng và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, làm cho năng
suất canh tác càng thấp, đã dẫn đến tình trạng bóc lột đất đai, khó có khả năng bồi
bổ đất đai vì khơng đủ tiền bón phân, chăm sóc đất; trình độ người lao động trong
kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn cịn hạn chế nên khả năng tiếp cận
những tiến bộ khoa học – công nghệ mới càng khó khăn;


7

Thứ năm, việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ gia đình
nơng nghiệp, nơng thơn thường dựa trên kinh nghiệm, theo kiểu “lão nông tri điền”
mà ít dựa vào khoa học quản trị kinh doanh nên chi phí sản xuất thường cao, chưa
tổ chức phân công lao động hợp lý nên năng suất lao động thường thấp và chưa gắn
kết trong tồn ngành để hình thành nên chuỗi nhằm nâng cao giá trị nông sản trong
khu vực kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn địi hỏi phải có sự nghiên cứu thấu đáo
nhằm giải quyết mâu thuẫn này trong quá trình vận động và phát triển của kinh tế

hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn trong nền kinh tế thị trường;
Thứ sáu, việc tiếp cận thị trường, nhất là thị trường đầu ra của kinh tế hộ gia
đình nơng nghiệp, nơng thơn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, do thiếu thơng tin thị
trường trong và ngồi nước, do thiếu hiểu biết về các quy luật khách quan của nền
kinh tế thị trường nên không chủ động tận dụng những tác động tích cực của các
quy luật mà thường chịu tác động tiêu cực của các quy luật. Hiện tượng “được mùa
mất giá” thường xuyên lặp đi lặp lại với kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nông thôn.
Đây cũng là vấn đề cần khắc phục trong quá trình vận động và phát triển của kinh tế
hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài "Xu hướng vận động và phát triển của
kinh tế hộ gia đình nơng thơn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án bao gồm mục tiêu chung và các mục tiêu cụ
thể như sau:
2.1 Mục tiêu chung:
Luận án làm rõ những mâu thuẫn trong quá trình vận động và phát triển của
kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới góc độ quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý
và quan hệ phân phối, từ đó luận án nhận diện những xu hướng vận động và phát
triển của nó trong thời gian tới.


8

2.2 Mục tiêu cụ thể:
-Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình vận động và phát triển của
kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa;

-Nhận diện thực trạng vận động và phát triển kinh tế hộ gia đình nơng
nghiệp, nơng thơn trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
thời gian qua ở Việt Nam;
-Nhận diện những mâu thuẫn xuất hiện trong quá trình vận động và phát
triển kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn trong nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa thời gian qua ở Việt Nam.
-Xác định những nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn trong quá trình vận
động và phát triển kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thời gian qua ở Việt Nam;
-Đề xuất các giải pháp giải quyết những mâu thuẫn góp phần củng cố và phát
triển kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa thời gian tới ở Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Xây dựng khung phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kinh tế
hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn trong nền kinh tế vận hành theo thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa;
-Sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để giải quyết
những vấn đề nghiên cứu, những mục tiêu nghiên cứu của luận án tiến sĩ thuộc
chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Những vấn đề cần phải nghiên cứu giải quyết làm sáng tỏ, cụ thể:
-Bản chất của kinh tế hộ gia đình nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;


9

-Những nhân tố nào quyết định xu hướng vận động và phát triển của kinh tế
hộ gia đình nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa;

-Thực tiễn vận động và phát triển của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng
thơn Việt Nam đã diễn ra như thế nào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa thời gian qua, nhất là trong giai đoạn từ khi Đảng ta có chủ trương
phát triển nền kinh tế Việt Nam được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa;
-Những mâu thuẫn nào đã xuất hiện trong quá trình vận động và phát triển
của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
-Những việc gì cần phải làm đối với các chủ thể kinh tế để giải quyết những
mâu thuẫn đã xuất hiện trong quá trình vận động và phát triển của kinh tế hộ gia
đình nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa để góp phần củng cố và hỗ trợ khu vực kinh tế này tiếp tục phát triển
trong thời gian tới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là xu hướng vận động và phát triển của
kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam, những nhân tố ảnh hưởng
đến xu hướng vận động và phát triển, cũng như những mâu thuẫn trong quá trình
vận động và phát triển đó.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
-Về khơng gian: Kinh tế hộ gia đình nơng thơn hoạt động rất rộng trên nhiều
lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản, sản xuất tiểu thủ công, các hoạt
động dịch vụ nông thôn….Trong điều kiện nguồn lực có hạn, luận án chỉ tập trung
nghiên cứu kinh tế hộ gia đình nơng thơn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tuy nhiên, để làm rõ hơn xu hướng vận động của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp,


10

nơng thơn luận án sẽ có sự phân tích so sánh hoạt động của các hộ nông nghiệp với

các hộ hoạt động trong các lĩnh vực khác.
-Về thời gian: Kinh tế hộ gia đình nơng thơn được thừa nhận là một đơn vị
kinh tế tự chủ từ năm 1986 bởi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ
sáu, nhưng hoạt động của kinh tế hộ gia đình nông thôn trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ từ Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ IX (2001) và sau khi thực hiện Nghị Quyết IX đã cho một số kết quả nhất định, vì
vậy luận án sẽ tập trung nghiên cứu xu hướng vận động và phát triển của kinh tế hộ
gia đình nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam từ sau năm 2006 đến nay.
6. Điểm mới của luận án
-Làm rõ bản chất của kinh tế hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam với những đặc trưng cơ bản của nó được khắc họa ở ba mặt của
quan hệ sản xuất xã hội: Quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức và quan hệ phân phối;
-Làm rõ những xu hướng vận động và phát triển, những nhân tố ảnh hưởng
đến xu hướng vận động và phát triển cũng như những mâu thuẫn trong quá trình
vận động và phát triển của kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1 Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ hơn bản chất của kinh tế
hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn và góp phần phát hiện thêm những mâu thuẫn
trong q trình vận động của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Từ đó, luận án là tài liệu tham khảo cho cơng tác tổng kết thực tiễn hệ thống hóa
thành lý luận, góp phần là dữ liệu hoạch định đường lối, chính sách của các cơ quan
chức năng.
7.2 Về mặt thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập mơn học Kinh tế chính trị Mác – Lênin ở
các viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên ngành Kinh tế chính trị.



11

8. Kết cấu luận án
Luận án gồm phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và 5
chương nội dung: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở khoa học về kinh tế hộ gia đình nơng thơn Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ; Chương 3: Phương pháp
nghiên cứu; Chương 4: Thực trạng xu hướng vận động và phát triển kinh tế hộ gia
đình nơng thơn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Chương 5: Các giải pháp thúc đẩy sự vận động và phát triển của kinh tế hộ gia đình
nơng thơn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1 Những nghiên cứu liên quan về bản chất, vị trí, vai trị, sự vận động và
phát triển của kinh tế hộ gia đình nơng thơn Việt Nam
Tác giả Chu Văn Vũ đã phân tích một cách có hệ thống kinh tế hộ nông thôn
Việt Nam trong tác phẩm “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam”, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội năm 1995. Trong tác phẩm này tác giả đã làm khá rõ cơ sở lý luận
của kinh tế hộ nông thôn. Đồng thời tác giả cũng phân tích các đặc trưng của kinh tế
hộ nơng thơn Việt Nam cả về mặt quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Những
đặc trưng chủ yếu như kinh tế nơng hộ dựa trên quan hệ gia đình, quan hệ tổ chức
giản đơn, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công cụ sản xuất lạc hậu, thô sơ, năng suất lao
động thấp, thường xuyên thiếu vốn để mở rộng sản xuất, …. Đặc trưng của kinh tế
hộ nông thôn cũng khác nhau ở tính vùng miền, như miền Nam thì mang tính chất
sản xuất hàng hóa, miền Bắc thì vẫn mang nặng tính tự cấp, tự túc.

Trong tác phẩm “Kinh tế hộ gia đình ở miền Núi” của tác giả Ngô Đức
Mạnh do Nxb Nông nghiệp, Hà Nội xuất bản năm 2000 đã nghiên cứu những vấn
đề liên quan đến kinh tế hộ gia đình ở miền Núi Việt Nam. Trong tác phẩm này tác
giả đã phân tích những đặc điểm của kinh tế hộ gia đình hoạt động sản xuất trong
lĩnh vực nơng, lâm nghiệp ở vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên và tập trung phân
tích tính chất nhỏ, lẻ và xu hướng chuyển tự sản xuất tự cung, tự cấp sang hướng
sản xuất hàng hóa của khu vực kinh tế này trong những năm đầu của công cuộc đổi
mới kinh tế, chuyển từ mơ hình kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu bao cấp sang mơ hình kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần kinh tế
có sự quản lý của Nhà nước, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Trong tác phẩm “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay” của
các tác giả Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, năm 2002, đã tập trung phân tích vị trí, vai trị và sự phát triển của kinh tế


13

hợp tác trong nền nông nghiệp Việt Nam và cho rằng: Hợp tác trong lĩnh vực nông
nghiệp là một nhu cầu khách quan, là con đường phát triển tất yếu của kinh tế hộ
nông dân, bởi lẽ do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong nền nông
nghiệp hàng hóa phát triển, q trình phân cơng lao động xã hội trong nông nghiệp
ngày càng sâu sắc, cùng với chun mơn hóa ngày càng cao nảy sinh các chun
ngành trong sản xuất nông nghiệp và xuất hiện các ngành dịch vụ phục vụ nơng
nghiệp thì từng hộ nơng dân tự đảm nhiệm tất cả các khâu cho quá trình sản xuất sẽ
gặp khó khăn, hoặc khơng đủ khả năng đáp ứng, hoặc hiệu quả kinh tế thấp hơn so
với hợp tác. Vì vậy, trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, khơng phân biệt chế độ
chính trị, xã hội, xuất phát từ mục tiêu kinh tế người nông dân đều có nhu cầu hợp
tác từ hình thức giản đơn cho đến phức tạp, từ đơn ngành cho đến đa ngành. Lực
lượng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng tăng, mối quan hệ hợp tác
càng sâu rộng. Nhóm tác giả cũng khẳng định, trong điều kiện hiện nay, phải tuân

thủ quan điểm phát triển kinh tế hợp tác trên cơ sở tơn trọng tính độc lập tự chủ của
kinh tế hộ và trang trại gia đình với tư cách là các đơn vị kinh tế cơ sở, tế bào kinh
tế - xã hội ở nông thôn.
Trong tác phẩm “Một số vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 2004, các tác giả Nguyễn Văn Thạo và Nguyễn Hữu Đạt trên cơ sở
làm rõ về mặt lý luận phạm trù sở hữu dưới các góc độ vừa là phạm trù kinh tế, vừa là
phạm trù pháp luật. Dưới hàm nghĩa phạm trù kinh tế, sở hữu biểu hiện các quan hệ
sản xuất, phương thức chiếm hữu và phân phối trong từng hình thái kinh tế - xã hội
và quan hệ xã hội nhất định. Dưới hàm nghĩa phạm trù pháp luật, sở hữu được pháp
luật điều chỉnh trở thành các quan hệ pháp luật. Sự thể chế hóa đó có nghĩa là các nhà
nước chính thức thừa nhận các quan hệ, các lợi ích kinh tế của chủ sở hữu đối với các
đối tượng sở hữu, trở thành quyền sở hữu. Từ đó các tác giả phân tích các loại hình sở
hữu tồn tại trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam: Sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở
hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp và khẳng định, trong thời kỳ quá độ ở
nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế do còn tồn tại nhiều loại hình sở hữu
phản ánh nhiều loại trình độ sản xuất khác nhau. Trong thực tế các thành phần kinh tế


14

đó là: Kinh tế nhà nước (dựa trên sở hữu nhà nước); kinh tế tập thể (dựa trên sở hữu
tập thể); kinh tế tư nhân (dựa trên sở hữu tư nhân) và kinh tế có vốn nước ngồi (dựa
trên sở hữu tư nhân nước ngoài). Các tác giả cũng phân tích q trình xác lập quyền
sở hữu tồn dân đối với đất đai ở Việt Nam, một thể chế đặc biệt đối với đất đai chỉ
có ở Việt Nam hiện nay, đã được hiến định trong Hiến Pháp của nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước Việt Nam là người đại diện của sở hữu toàn dân
thực hiện quyền sở hữu bằng cách giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân sử dụng. Nhà nước khơng có quyền mua bán đất đai với tư cách là
người chủ sở hữu, bởi vì Nhà nước không phải là người chủ sở hữu đất đai, người
chủ sở hữu thực sự đất đai là toàn dân Việt Nam. Ở Việt Nam không tồn tại thị

trường đất đai, thực chất chỉ là thị trường mua bán “quyền sử dụng đất”, đó là sự thay
đổi người sử dụng đất đai chứ không phải thay đổi người chủ sở hữu đất đai. Chế độ
giao quyền sử dụng đất được quy định trong Luật đất đai và tùy theo đối tượng và
mục đích sử dụng đất mà giao quyền sử dụng đất có thời hạn và giao quyền sử dụng
lâu dài. Chế độ giao quyền sử dụng đất trong Luật đất đai cũng bao hàm quy định về
quy mô số lượng đất đai được Nhà nước giao quyền sử dụng, còn được gọi là “hạn
điền”, đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi khi bàn về các giải pháp phát triển kinh tế hộ
gia đình nơng nghiệp, nơng thơn hiện nay.
Nghiên cứu dưới góc độ quan hệ xã hội của kinh tế hộ gia đình nơng thơn có
tác phẩm “Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn Đồng bằng sông
Hồng trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Đức Truyến, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội 2003. Trong tác phẩm này tác giả đã khẳng định: Kinh tế hộ gia đình nơng
dân với tư cách là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp đặc thù dựa trên các
quan hệ gia đình, thể hiện vai trị của nó trong việc tổ chức gia đình thành một đơn vị
sản xuất độc lập, với những hình thức phân cơng lao động chủ yếu dựa trên năng lực
và tính tự giác của mỗi thành viên, trên sự kết hợp duy lý các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, phi nông nghiệp và công việc gia đình. Trên tinh thần phân tích các mối
quan hệ nội tại của kinh tế hộ gia đình nơng thơn, tác giả khẳng định rằng sự thể chế
hóa các vai trị và quan hệ giữa các vai trò trong kinh tế hộ gia đình, chính là sự thể


15

chế hóa các quan hệ gia đình trên bình diện xã hội, đạo đức hay văn hóa. Tuy nhiên,
tác giả qua nghiên cứu thực tế quá trình vận động và phát triển của kinh tế hộ gia đình
ở nơng thơn Đồng bằng sông Hồng đã nhận thấy, kinh tế hộ gia đình nơng thơn trong
thời kỳ đổi mới đã có những xu hướng vận động mới dựa trên các quan hệ hàng hóa,
quan hệ thị trường chứ khơng cịn đơn thuần là hộ kinh tế gia đình dựa trên các quan
hệ hiện vật như trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao cấp.
Tác giả Lâm Quang Huyên với tác phẩm “Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác

trong nông nghiệp Việt Nam”, được Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản
vào năm 2004 đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa kinh tế hợp tác và kinh tế
nơng hộ ở Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử. Tác giả cho thấy cơ sở lý luận và thực
tiễn chứng minh kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đã thể hiện vai trị tích cực trong
lịch sử kinh tế ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ đất nước thực hiện cùng một lúc
hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước. Trong tác phẩm này, tác giả đánh giá tính ưu việt
của phong trào hợp tác hóa trong nơng nghiệp, nơng thơn Miền Bắc đã góp phần
thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc
khi đưa người nông dân cá thể đi vào làm ăn tập thể, sản xuất theo kế hoạch của
Nhà nước, từ đó, vừa thực hiện nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất xã hội ở nông
thôn theo hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát triển lực lượng sản xuất xã hội nông
nghiệp, làm tiền đề cho thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa trong thời kỳ q độ
lên chủ nghĩa xã hội. Trong tác phẩm này, tác giả cũng tập trung phân tích những
ưu và khuyết điểm của phong trào hợp tác hóa trong thời gian hịa bình thống nhất
đất nước trên cả nước khi việc duy trì kinh tế hợp tác theo kiểu cũ q lâu đã khơng
cịn phù hợp và cản trở sự phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời,
tác giả cũng phân tích, đánh giá sự cần thiết tồn tại và những ưu nhược điểm của
kinh tế hộ nông nghiệp trong nông thơn nước ta trong nền sản xuất hàng hóa nhiều
thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tác giả cũng
nhận định xu hướng vận động phát triển tiến bộ của kinh tế hộ nông dân là kinh tế
hợp tác theo kiểu mới.


×