Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

giao an tham khao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.52 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 22 Tiết PPCT: 22 Ngày soạn: 26/01/2013. Lớp dạy: 10A3. Bài 11 MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (tiết 2) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Hiểu được thế nào là nhân phẩm và danh dự; hạnh phúc. - Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người, từ đó có nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới. 2. Về kỹ năng - Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức hằng ngày của xã hội. - Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. 3. Về thái độ - Biết tôn trọng và giữ gìn những chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ. - Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theo những chuẩn mực, giá trị ấy trong cuộc sống II.NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Nội dung cơ bản: - Nghĩa vụ - Lương tâm - Làm thế nào để có lương tâm trong sáng 2. Kiến thức trọng tâm: - Biết được nghĩa vụ của bản thân và thực hiện tố nghĩa vụ đó. - Biết giữ gìn để cho lương tâm luôn trong sáng. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH - Thuyết trình - Đàm thoại - Thảo luận nhóm - Tình huống - Nêu vấn đề VI.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách giáo khoa GDCD lớp 10 - Sách giáo viên GDCD lớp 10 - Hướng dẫn thực hiện theo chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 10 - Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD, cấp THPT - Giấy khổ lớn, bút dạ... - Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) Câu 1: Nghĩa vụ là gì? Các yêu cầu của nghĩa vụ đạo đức? Câu 2: Lương tâm là gì? Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao? Gợi ý trả lời: Câu 1: - Khái niệm: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. - Các yêu cầu của nghĩa vụ đạo đức: + Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên; phải biết hy sinh quyền lợi của mình (những giá trị thấp) vì quyền lợi chung (những giá trị cao). + Xã hội có trách nhiệm bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân. Câu 2: - Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. - Lương tâm được xã hội đánh giá cao vì nó giúp con người tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội 3. Tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức mới Lời vào bài (2 phút): Giáo viên kể cho học sinh nghe bài học trong cuộc sống (phụ lục1) Câu chuyện của hai bố con này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không dễ dàng nhận thấy: đó là nhân phẩm, danh dự của mỗi một con người, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay. Để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài 11: “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”( tiết 2 ) Hoạt đông GV Hoạt động HS Nội dung bài học Hoạt động 1: KỂ CHUYỆN TÌM HIỂU KHÁI NIỆM NHÂN PHẨM (6 phút) 3. Nhân phẩm và danh dự - GV: kể chuyện “ nông phu a. Nhân phẩm và hũ vàng” ( phần phụ lục 2) - GV: Thông qua câu chuyện - HS: người nông phu thể hiện “ nông phu và hũ vàng”, em phẩm chất thật thà, không vì hãy cho thầy biết Người nông ham lợi mà lấy đi hủ vàng làm phu trên có phẩm chất gì? của cho riêng mình. -GV: Thầy đưa ra 2 trường hợp: + Người sống thật thà ngay thẳng, luôn quan tâm đến người khác + Người sống gian dối, tham lam, lừa lọc, ích kỷ => các em đánh giá 2 loại - HS: Người sống thật thà người trên và cho biết ai là ngay thẳng, luôn quan tâm đến.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> người có nhân phẩm? -GV: ai đánh giá những phẩm chất đó? -GV nhận xét: người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao, kính trọng. Ngược lại những người không có nhân phẩm sẽ bị xã hội coi thường và khinh rẻ. -GV: Những phẩm chất đó được gọi là nhân phẩm, vậy nhân phẩm là gì? -GV kết luận.. người khác. - HS: Do xã hội đánh giá.. - HS: Nhân phẩm Là toàn bộ phẩm chất mà con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm giá trị làm người của mỗi con người - HS: + Có lương tâm trong sáng + Nhu cầu vật chất lành mạnh + Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức + Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức tiến bộ.. -GV: biểu hiện của nhân phẩm là gì? -GV: Người có nhân phẩm là người, có lương tâm, có nhu cầu vật chất lành mạnh, luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội, với người khác, biết tôn trọng các quy tắc chuẩn mực đạo đức tiến bộ. - GV: Em có suy nghĩ gì về - HS: Câu tục ngữ khuyên câu tục ngữ: “đói cho sạch, chúng ta dù trong bất cứ hoàn rách cho thơm” ? cảnh nào, cũng phải biết giữ mình, không sa ngã trước cám dổ của đồng tiền phi nghĩa. Không làm điều gì trái với đạo trời, trái với lương tâm, đạo đức... => GV kết luận, giải thích thêm: trong mỗi con người nhân phẩm có vai trò rất quan trọng trong đời sống, nó chi phối mọi hành động của chúng ta, đặc biệt là xã hội hiện nay. Do đó, chúng ta hãy sống và làm việc “ đói cho sạch, rách cho thơm”. -GV đặt vấn đề: Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tư tưởng đạo đức, giá trị làm người mà được xã hội đánh, công nhận thì người đó có Danh dự. vậy. * Khái niệm Là toàn bộ phẩm chất mà con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm giá trị làm người của mỗi con người. * Biểu hiện - Có lương tâm trong sáng - Nhu cầu vật chất lành mạnh - Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức - Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức tiến bộ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> danh dự là gì chúng ta sang phần b) danh dự Hoạt động 2: ĐÀM THOẠI ĐỂ TÌM HIỂU PHẠM TRÙ DANH DỰ ( 6 phút) - GV lấy ví dụ thực tế để minh - HS: chú ý lắng nghe họa: + Danh dự của thầy giáo + Danh dự của thầy thuốc + Danh dự của người học sinh + Danh dự của người Đảng viên -GV đưa ra một số tình huống Tình huống 1: Trong giờ kiểm tra Toán, sắp hết giờ Vân đang loay hoay không tìm ra kết quả. An đã đưa bài choVân nhưng Vân đã không chép mà đã cố gắng tìm ra lời giải. Tình huống 2: Trong một ca phẫu thuật nghiêm trọng, người nhà bệnh nhân đã biếu Bác sỹ Hùng một khoản tiền và nhờ giúp đỡ, nhưng Bác sỹ Hùng đã từ chối. => Các em có nhận xét gì về 2 - HS: tình huống trên? + Tình huống 1: Bạn Vân có đạo đức khi không chép bài của An đưa cho, ban giữ được danh dự cho riêng mình. Đó là một hành động tốt. + Tình huống 2: Bác sỹ đã làm tốt nhiệm vụ của mình và thể hiện những chuẩn mực của đạo đức khi không lấy tiền của bệnh nhân. -GV: Hai tình huống trên được - HS: Danh dự là sự coi trọng, coi là danh dự. vậy theo em đánh giá cao của dư luận xã danh dự là gì? hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức - GV kết luận: Danh dự là sự của người. coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận.. b. Danh dự * Khái niệm. Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người. *Ý nghĩa - Nhân phẩm và danh dự có quan hệ lẫn nhau - Gữi gìn nhân phẩm là sức mạnh của mỗi con người..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - GV: Theo em danh dự và - HS: Nhân phẩm và danh dự nhân phẩm có quan hệ với có quan hệ lẫn nhau. nhau như thế nào? - GV kết luận: Nhân phẩm là giá trị làm người, còn danh dự là kết quả xây dựng và bảo vệ nhân phẩm ấy. Hoạt động 3: VẤN ĐÁP ĐỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC TỰ TRỌNG VÀ TỰ ÁI (11 phút) GV: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự thì người đó được coi là có lòng tự trọng + Bác sỹ không nhận tiền của người nhà bệnh nhân + Chú công an không nhận tiền mãi lộ + Vân không chép bài của An mà tự tìm ra lời giải… -GV hỏi: Những cá nhân trên có đức tính gì? Họ làm như vậy có ý nghĩa gì? - GV kết luận: Đó là lòng tự trọng - GV hỏi: Vậy, theo em tự trọng là gì? - GV kết luận. - GV cho HS xử lý tình huống sau: Lớp 10C3 thường là lớp xếp hạng cuối cùng, do trong lớp có những bạn vi phạm nhiều. Trong đó có Tuấn, một người thường xuyên vi pham những nội quy của trường. Một ngày nọ, lớp phó học tập đến nói với Tuấn: “Bạn là một con Sâu của lớp, vì bạn mà lớp mình lúc nào cũng xếp hạng cuối cùng”. Nếu em là Tuấn thì em sẽ trả lời như thế nào? + có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp. + Nhìn nhận những khuyết điểm, sai làm của mình để. - HS chú ý lẳng nghe.. - HS trả lời: Có đức tính Tự trọng, như vậy sẽ được mọi người tôn trọng mình. - HS trả lời: Tự trong là ý thức và tình cảm của mỗi cá nhân, tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm và danh dự của chính mình. * Tự trọng :là ý thức và tình cảm của mỗi cá nhân, tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm và danh dự của chính mình..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> từng bước khắc phục. - GV hỏi: Em đã bao giờ tự ái - HS: có chưa? - GV: Tự ái có lợi hay có hại? - HS: có hại - GV: Qua thực tiễn cho thấy, - HS: Tự ái là sự quá đề cao vậy em hãy cho thầy biết tự ái cái tôi cá nhân nên thường có là gì? thái độ bực tức, khó chịu, giận - GV kết luận dỗi khi cho rằng mình bị đánh => GV: Tự trọng khác với tự giá thấp ái. Tự ái là do quá nghĩ cho bản thân, đề cao cái tôi nên thường có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng người khác đánh giá thấp mình. Người tự ái thường không muốn ai chỉ trích, khuyên bảo mình. Phản ứng của họ thường thiếu sáng suốt và sai lầm. Vd: Giận dỗi với bạn khi mình bị điểm thấp hơn bạn. -GV: Trong mỗi chúng ta cùng sống trong tập thể nhất định, do vậy chúng ta phải bài trừ và khắc phục tính tự ái trong mỗi bản thân. Hoạt động 4: ĐỘNG NÃO, ĐÀM THOẠI, GIẢNG GIẢI LÀM RÕ PHẠM TRÙ HẠNH PHÚC (8 phút) -GV: Chắc hẳn trong chúng ta - HS: chú ý lắng nghe. ai cũng đã biết thế nào là nhu cầu vật chất, thế nào là nhu cầu về tinh thần rồi đúng không? - GV: Vậy, khi con người - HS: vui sướng, thích thú, được thỏa mãn nhu cầu thì khoan khoái. xuất hiện cảm xúc gì? Cảm xúc đó gọi là gì? - GV bổ sung: + Khi con người được thỏa mãn nhu cầu và lợi ích thì con người có cảm xúc vui sướng, thích thú, khoan khoái. + Cảm xúc đó gọi là hạnh phúc. Vd: Đó là khi chúng ta đi học đạt điểm 10, khi ta được. - Tự ái :là sự quá đề cao cái tôi cá nhân nên thường có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp.. 4.Hạnh phúc a.Khái niệm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> mẹ mua cho cặp sách mới, khi được đi chơi, khi được cắm trại, khi được mọi người khen… -GV: Hạnh phúc là gì? - HS: Hạnh phúc là cảm xúc -GV kết luận. vui sướng, hài long của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần. - GV: Bản thân em thấy mình - HS: khi được về quê thăm hạnh phúc khi nào? ông bà ngoại, được đi xem hát, được vui chơi thỏa thích,... - GV: Nhận xét, kết luận.. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài long của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.. b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội (tham khảo sgk trang 74).. 4. Củng cố ( 6 phút) Bài 1: cho HS xử lý tình huống: Cô giáo trẻ Trần Thị Thu Hà là giáo viên dạy giỏi, vừa là người nhiệt huyết, hết lòng hết sức vì các em học sinh thân yêu. Là giáo viên dạy giỏi, mấy năm nay học sinh cô làm chủ nhiệm đều thi đỗ vào đại học với tỉ lẹ cao trong tỉnh. Đối với cô, niềm vui nhất chính là sự thành công của học sinh do mình dạy dỗ. Tuy vậy, cũng có những bạn trong trường nói cô Hà vì quá nhiệt tình chăm lo đến học sinh của mình nên có nhiều thiệt thòi trong cuộc sống riêng tư vì ít có thời gian chăm sóc đến bản thân mình. Vì thế cũng cần phải xem lại, cô có nên quá chăm lo cho thành công của học sinh hay không? Câu hỏi: 1. Em có đồng ý với suy nghĩ trên đây của mấy bạn trong trường không? 2. Theo em, niềm vui với thành công của học sinh có đồng thời là niềm hạnh phúc của cô Hà hay không? Tại sao? 3. Em có muốn đem lại niềm vui cho người khác không? Bài 2: Có người cho rằng hạnh phúc là “cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao? 5. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp (1 phút) - Học bài và chuẩn bị đọc bài 12 Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. - Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ nói về nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. 6. Phụ lục Phụ lục 1 Câu chuyện về hai bát mỳ và lòng tự trọng Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha. Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”. Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò.” Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai mỉm cười, không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng. Phụ lục 2 Nông phu và hũ vàng Có một người nông phu hiền hoà, hàng ngày dắt trâu ra đồng cày bừa. Một hôm đang cày ruộng, chợt phát giác ra một cái hũ ai chôn ở ruộng của anh ta. Khi mở nắp ra, thì thấy toàn là ngọc ngà.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> châu báu đầy ở trong hủ. Người nông phu không lộ vẻ gì vui mừng cả, đặt cái hũ bên bờ ruộng, rồi lại tiếp tục việc cày bừa. Đến tối về, kể chuyện lại cho vợ nghe. Người vợ trách chồng khờ khạo, đào được châu báu mà không đem về, lại để ở bờ ruộng Người nông phu trả lời: "Có phải của mình đâu mà mang về. Nếu Trời đã cho mình, thì mình chẳng cần mang về mà tức khắc có người mang đến để ở trước cửa nhà mình" Trong khi đó, có hai tên trộm nghe lén được; vội vàng ra ruộng xem thì quả nhiên thấy cái hũ còn để bên bờ ruộng. Hai tên trộm mừng lắm, vội mở nắp ra xem thì chỉ thấy toàn là rắn rết trong hụ Hai tên trộm giận lắm, một tên bàn rằng: "Hừ! Thế này mà hắn dám bảo là ngọc ngà châu báu! Đã thế ta đem để trước cửa nhà hắn cho bõ ghét!". Nói xong hai tên bèn khênh cái hũ để ở trước cửa nhà người nông phu. Sáng hôm sau, như thường lệ, người nông phu lại ra động Khi mở cửa thì thấy cái hũ ở trước cửa, mở ra thì vẫn còn đầy ngọc ngà châu báu. Lời Bàn: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta phải sống hiền lành, và lương thiện thì sẽ được đền bù xứng đáng. Tục ngữ: Ở hiền gặp lành.. GVHD giảng dạy duyệt. Phạm Thái Ngọc. Thoại sơn, ngày....tháng....năm 2013 Sinh viên thực tập. Nguyễn Văn Bậu.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×