Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Ke hoach phat trien giao duc 20122014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.18 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS ĐỒNG NGHÊ. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đồng nghê, ngày 28 tháng 3 năm 2013. Số: 56/KH-PGD&ĐT. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2013 - 2014 A - CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Hoà Bình lần thứ XV, Nghị quyết huyện Đảng bộ lần thứ XXIII; Căn cứ Luật giáo dục và Nghị định số 75/2006 NĐ- CP của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ Điều lệ nhà trường trung học cơ sở Căn cứ quy chế 09………..đối với các trung tâm học tập cộng đồng, các văn bản, hướng dẫn về công tác giáo dục đào tạo về công tác PC THCS, TH… Căn cứ Công văn số ..../SGD&ĐT-KHTC ngày / /2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hoà Bình về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm học 2013- 2014; Căn cứ Công văn Số: 166/PGD&ĐT-TCCB ngày 20/3/2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đà Bắc về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm học 2013- 2014; Căn cứ thực tế quy mô trường lớp, học sinh, giáo viên, CSVC trường học hiện có và tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã Đồng Nghê, kết quả thực hiện kế hoạch năm học 2012 - 2013, trường PTDT bán trú THCS Đồng Nghê xây dựng kế hoạch phát triển năm học 2013-2014 như sau: B - NỘI DUNG KẾ HOẠCH I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ KHÓ KHĂN CỦA NĂM HỌC 2012 - 2013. 1. Về quy mô phát triển. a) Thuận lợi, khó khăn: 2.1 Thuận lơi Đồng Nghê là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, nằm cách xa trung tâm huyện hơn 70 Km theo trục đường 433; phía đông giáp xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp xã Suối Nánh, phía tây giáp xã Nam Phong huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, phía bắc giáp xã Mường Bang huyện Phù Yên tỉnh Sơn La; có diện tích tự nhiên 3107 ha, có 614 hộ cùng tụ cư sinh sống của 3 tộc người chủ yếu Mường, Tày, Dao trên địa bàn 7 xóm của xã ; gồm 1645 nhân khẩu. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm kết hợp với chăn nuôi gia súc. Nhân dân các dân tộc trong xã đoàn kết một lòng theo Đảng, tập trung xây dựng và phát triển kinh tế; trong những năm gần đây Đồng Nghê đã có những bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực. Có được kết quả đó là sự đóng góp không nhỏ của sự nghiệp giáo dục tại địa phương..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Trong những năm qua, giáo dục xã Đồng Nghê không ngừng được phát triển. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh nhờ có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, chính quyền sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong xã. - Nhà trường được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND, PGD&ĐT huyện quan tâm chỉ đạo sát xao, về chuyên môn, giúp đỡ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nên giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng phát triển. - Đa số cha mẹ HS đã quan tâm đến việc học hành của con em, ủng hộ phong trào giáo dục của nhà trường, thường xuyên phối kết hợp để giáo dục học sinh một cách toàn diện. - Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, say mê với công việc, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. - Học sinh phần lớn chăm ngoan, tự giác học tập và rèn luyện phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, có thể lực tốt, hoạt bát tự tin. 2.2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng với quy mô, hình thức, nội dung, dạy và học trong trường PTDT bán trú: như diện tích, sân chơi nhà trường chật sân chơi hẹp, nhà trường còn thiếu nhà công vụ, khu hành chính, các phòng chức năng, nhà ở học sinh bán trú, bếp, nhà ăn cho học sinh - Số lượng giáo viên thiếu so với quy định, Gv còn phải đi dạy kê ở Suối Nánh, chất lượng giáo viên không đồng đều; Vì một số giáo viên nhà trường thường xuyên phải luân chuyển. - Học sinh toàn trường đều là con em đồng bào dân tộc vùng khó khăn nên khả năng tìm tòi tư duy tích cực, sáng tạo và lĩnh hội kiến thức còn hạn chế. - Năm học 2012-2013 có 70/108 HS ở bán trú, bên canh đó do số lượng CBQL, GV còn thiếu so với quy định trong trường bán trú nên hoạt động công tác bán trú còn gặp khó khăn - Đời sống của đa số gia đình học sinh còn quá khó khăn, nên thiếu quan tâm đến việc học tập của con em mình nên tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn xảy ra. - Nguồn vốn chi cho công tác thi đua trong trường còn hạn hẹp. - Chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp, đa số học sinh vẫn còn lười học chưa có y thức tự giác b. Quy mô trường, lớp, học sinh, đội ngũ. + Số lượng học sinh các khối lớp: Khối 6 Số lớp: 01 Số học sinh : 26 Khối 7 Số lớp: 01 Số học sinh : 32 Khối 8 Số lớp: 01 Số học sinh : 28 Khối 9 Số lớp: 01 Số học sinh : 22 Cộng toàn trường : Số lớp: 04 Số học sinh : 108 - Đội ngũ cán bô, giáo viên, công nhân viên:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Tổng số CBGV- CNV có 15 đ/c. Trong đó: CBQL 2 đ/c ; Giáo viên 9 đ/c; Nhân viên 4 đ/c + Trình độ đào tạo: Trên chuẩn: 4 đ/c, Đạt chuẩn: 10 đ/c, Chưa chuẩn: 1 (Là nhân viên hành chính) + Biên chế: 10 đ/c (CBQL: 2,Giáo viên: 7, nhân viên: 01 ) + Hợp đồng: 5 đ/c (Nhân viên: 03 ) + Số phòng học 4 phòng (trong đó Kiên cố: 4 phòng) + Số phòng học sử dụng làm văn phòng: 01 phòng + Trường đã nối mạng Internet tới văn phòng và các phòng chức năng. 2. Về chất lượng giáo dục: (Căn cứ kết quả hai mặt giáo dục học kỳ I năm học 2012 -2013) + Học lực: Giỏi Khá Tbình Yếu Kém Sĩ TT Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % 1 6 26 3 11,5 22 84,6 1 3,8 2 7 32 6 18,8 26 81,2 3 8 27 4 14,8 22 81,5 1 3,7 4 9 22 3 13,6 18 81,8 1 4,6 Cộng 107 16 15,0 88 82,2 2 1,9 1 0,9 + Hạnh kiểm. Tốt Khá Tbình Yếu Kém Sĩ TT Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % 1 6 26 17 65,4 6 23,1 3 11,5 2 7 32 23 71,9 7 21,9 2 6,2 3 8 27 20 74,1 7 25,9 4 9 22 20 90,9 2 9,1 Cộng 107 80 74,8 22 20,6 5 4,6 Ghi chú: 01 HS bỏ học cuối HK1: - 01 học sinh đạt giải C cuộc thi vẽ tranh do ngành giáo dục huyện Đà Bắc tổ chức. 3. Về công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, CB, CNV - Tiếp tục thực hiên tuyên truyền vận động để mọi CBGV, học sinh nâng cao chất lượng thực hiện các cuộc vận động về cả diện rộng và chiều sâu; Rà soát, kiểm tra thực tế và xây dựng kế hoạch, giải pháp tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Phối hợp với các ban ngành đoàn thể của địa phương để xây dựng chương trình phối hợp giữa các ngành để nâng cao chất lượng các hoạt động của nội dung trường học thân thiện, học sinh tích cực. Thường xuyên kiểm tra và duy trì tốt phong trào thi đua xây dựng “Trường lớp thân thiện”..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Triển khai tháng khuyến học sớm để sau khai giảng đảm bảo cho học sinh “ba đủ” có thể học tập ngay. - Thực hiện nghiêm túc chương trình của Sở GD&ĐT đã được giảm tải theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bố trí kế hoạch dạy học phù hợp để đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình theo quy định chung; Đảm bảo nền nếp dạy và học; đề cao ý thức tự giác và tích cực học tập, rèn luyện của học sinh. Phối hợp đồng bộ các giải pháp (giải pháp trong và ngoài nhà trường) để khắc phục hiện tượng học sinh trốn tiết, bỏ học. Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục THCS và chuẩn bị tiến tới phổ cập giáo dục bậc Trung học. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tiếp tục triển khai thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Triễn khai thực hiện nghiêm túc triệt để kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ thông tin trong nhà trường. (Có Kế hoạch tổ chức thực hiện kèm theo); Mỗi cán bộ, giáo viên tiếp tục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Rút kinh nghiệm của những năm trước, tiếp tục tổ chức ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy và học có hiệu quả. Khuyến khích giáo viên soạn bài giảng điện tử và tham gia trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhưng không lạm dụng CNTT trong cả khâu chuẩn bị và giảng dạy trên lớp. - Tổ chức bồi dưỡng và tham gia dự thi có hiệu quả các kỳ thi: HSG các môn văn hóa, do ngành tổ chức. 4. Về nguồn tài chính và cơ sở vật chất. 5. Về công tác xã hội hóa giáo dục. - Nhà trường tích cực tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xã hội hoá giáo dục, đặc biệt là Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về xã hội hoá giáo dục và Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường. - Phối kết hợp với phụ huynh nhà trường trong năm xây dựng các loại quỹ phụ huynh để ủng hộ, giúp đỡ nhà trường trong các ngày lễ... II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂM HỌC 2012 - 2013 1. Về qui mô phát triển trường lớp. 1.1. mục tiêu : - Số trường, lớp, học sinh + Tổng số học sinh : 128 học sinh + Tổng số lớp : 5 lớp, (Khối 6 : 02 lớp 6 tổng số 44 học sinh), các khối còn lại 1lớp/khối. + Tổng số CBGV-CNV : 21 đ/c. Trong đó : CBQL 03Đ/c, Giáo viên 12 đ/c ; TPT Đội : 01 ; nhân viên : 05 + Số phòng học : 05 ; Phòng bộ môn : 02 ; Phòng HĐSP : 01 ; ... + Nhà công vụ GV : 4 phòng + Nhà ăn cho học sinh bán trú :01 phòng = 50m2.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Nhà bếp học sinh bán trú : 01 nhà = 30m2 Chỉ tiêu : - Huy động 100% học sinh trong độ tuổi đến trường. - Duy trì số lớp và số học sinh trong năm học. - Không có HS bỏ học. 1.3. Biện pháp thực hiện : - Giao chỉ tiêu sĩ số cho GVCN lớp. - Xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh trong quá trinh vận động học sinh ra lớp. - Tổ chức cho giáo viên Đăng kí giúp đỡ học sinh yếu kém, có hoàn cảnh khó khăn. - Hoạt động ĐTNCSHCM, ĐTNTPHCM, tổ chức các HĐNGLL theo chủ đề, chủ điểm phong phú, đa dạng, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao đề học sinh không sa đà vào các tệ nạn xã hội. Tích cực thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tạo cảnh quan sư phạm xanh sạch đẹp, Trang trí không gian lớp học tạo môi trường học tập tích cực để cuốn hút HS yêu trường, lớp tích cực học tập. - Nâng cao công tác XHHGD - Tuyên truyền vận động tới các đoàn thể thanh niên, phụ nữ ...ở địa phương tham gia vào công tác giáo dục. a. GD THCS Ngành học Cấp học. THCS Cộng:. Thực hiện 2012-2013. Kế hoạch 2013-2014. Tăng giảm so với năm 2012 – 2013. Số trường. Số lớp. Học sinh. Số trường. Số lớp. Học sinh. 01. 4. 108. 01. 5. 128. 1. 20. 01. 4. 108. 01. 5. 128. 1. 20. Trường. Lớp. Học sinh. 2. Công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, CB, CNV 2.1. Mục tiêu: - Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ về số lượng, chuẩn trình độ chuyên môn, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đảm bảo được chức trách và nhiệm vụ được giao. 2.2. Thực trạng đội ngũ CB,GV,NV - Tổng số lao động trong nhà trường: 15 người: Chia ra: + Cán bộ Quản lý: 2 - Số CBQL có theo định biên 3; Số CBQL hiện có: 2; Thiếu: 01 - Số CBQL đạt trình độ chuần trở lên 2. + Giáo viên: 9.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Số Giáo viên THCS theo định biên: 10; số GV hiện có: 9 ; Thiếu 1. - Số GV đạt trình độ chuần trở lên 9; (trong đó đạt chuẩn: 6, vượt chuẩn: 2) + Nhân viên: 7 - Số nhân viên theo định biên: 6; số GV hiện có: 4 ; Thiếu 2. 2.3. Chỉ tiêu: (Kế hoạch xây dựng đội ngũ CB;GV;NV) * THCS: Cử đi học Đại học nâng cao trình độ chuyên môn: 01; tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý: 03; bồi dưỡng LLCT: 01; nâng trình độ vượt chuẩn lên: 33,3% - Hợp đồng có thời hạn theo QĐ của UBND huyện: 02, Nâng tỷ lệ đạt chuẩn lên: 100%; - Biên chế: 05nhân viên. - Xếp loại giáo viên cuối năm Xuất sắc. Khá. Tung bình. Yếu. Tổng số. SL. %. SL. %. SL. %. SL. %. 11. 6. 54,5. 5. 45,5. 0. 0. 0. 0. Ghi chú. 2.4. Biện pháp: - Giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, vận động mỗi thày, cô giáo là tấm gương sáng tự học, sáng tạo - Phương pháp đánh giá: + Theo QĐ số 06/2006/QĐ- BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên Mầm non và giáo viên phổ thông công lập; + Thông tư 30/2009/ TT -BGDĐT ngày 22/10/2009 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, GV THPT; + Thông tư 29/2009/TT- BGD ĐT ngày 22/10/2009 quy định chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; + QĐ số 16/2008/ QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 ban hành quy định về đạo đức nhà giáo; 3. Kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, nâng cao chất lượng. 3.1. Mục tiêu. Hoàn thành suất xắc các chỉ tiêu trong kế hoạch nhà trường đề ra. 3.2. Chỉ tiêu. 3. - Duy trì sĩ số đến cuối năm học đạt 100% - Chất lượng 2 mặt giáo dục: G (T) % Học lực. 2. 1,6. Khá % 21. 16,4. T.bình % 100. 78,1. Yếu % 5. 3,9. Kém % 0. 0.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hạnh kiểm. 67. 52,3. 53. 41,4. 8. 6,3. 0. 0. 0. 0. - Kết quả thi học sinh giỏi các cấp + Học sinh giỏi cấp Trường: SL: 10/128; Tỷ lệ 7,8% + Học sinh giỏi cấp Huyện: SL: 2/26; Tỷ lệ 7,7% (so với TS HS, lớp 9). - Kết quả thi giáo viên giỏi các cấp, danh hiệu thi đua cuối năm - Danh hiệu chuyên môn: + Giáo viên dạy giỏi cấp trường: SL: 7; Tỷ lệ 58,3% + Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: SL: 3; Tỷ lệ 25% + CB thư viện Giỏi cấp huyện SL: 01; + Tổng PT Đội Giỏi cấp huyện SL: 01; Cấp tinh: SL: 01 - Danh hiệu thi đua: + Lao động tiên tiến: SL: 6; Tỷ lệ 28,6% + Chiến sỹ thi đua cơ sở: SL: 4; Tỷ lệ 19% + Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh: SL: 0; Tỷ lệ 0 + Tập thể LĐ tiên tiến: SL: 2. - Danh hiệu thi đua Đoàn, Đội: Bằng khen của huyện Đoàn . - Danh hiệu thi đua Công đoàn: Bằng khen của Liên đoàn lao động Huyện. - Danh hiệu thi đua Chi bộ Đảng: Chi bộ trong sạch vững mạnh . - Thư viện đạt mức độ nào: Chuẩn - Y tế nhà trường đạt mức độ nào: Tốt - Xếp loại trường học thân thiện: Xuất sắc. - Trường phấn đấu đạt danh hiệu: Tập thể lao động tiên tiến. - Thực hiện công tác Phổ cập giáo dục THCS : Duy trì kết quả PC GDTHCS: Tính đến Tháng 12/2013 đạt tỷ lệ 98%; Tháng 6/2014 đạt tỷ lệ 98% 3.3.Biện pháp. - Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, và các cấp bộ Đảng, chính quyền xã làm tốt công tác tuyên truyền vận động các đối tượng học sinh đến trường - Chủ động xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng giáo viên, phối hợp với UBND xã, các tổ chức đoàn thể, CBGV,CNV huy động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, điều kiện sinh hoạt nhà trường để thu hút học sinh đến trường. Chú trọng hỗ trợ, tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần đối với học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh hòa nhập..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Tăng cường công tác quản lý chuyên môn, chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học theo các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo và của Phòng Giáo dục và Đào tạo thông qua việc duyệt kế hoạch năm học, việc thanh kiểm tra đối với đơn vị. - Chỉ đạo hướng dẫn và thực hiện quy định cụ thể về hệ thống hồ sơ, sổ sách của đơn vị và cá nhân theo đúng điều lệ trường học. - Phát huy vai trò đội ngũ cốt cán, mạng lưới các bộ môn trong sinh hoạt chuyên môn theo tổ, cụm, trường, tổ chức liên kết các nhà trường, định hướng hoạt động của tổ, khối sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục. - Tăng cường công tác chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học. - Quản lý, kiểm tra chặt chẽ đảm bảo hiệu quả của sách giáo khoa, thiết bị dạy học được trang bị; đưa vấn đề quản lý sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học vào kế hoạch chỉ đạo kiểm tra thường xuyên - Tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho giáo viên và học sinh. Phối hợp với xã, chỉ đạo, phát huy vai trò của tổ chăm sóc giáo dục ở các khu dân cư. Chủ động xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa "Nhà trường - Gia đình - Xã hội" trong việc rèn luyện lối sống lành mạnh. Phối hợp với công an thực hiện giáo dục an toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng chống ma tuý, ngăn chặn tai tệ nạn xâm nhập học đường, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh. - Khuyến khích việc trao đổi soạn bài theo tổ chuyên môn và soạn bài trên máy vi tính có sử dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. - Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy năng lực tự học, khả năng sáng tạo của học sinh, áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy như: sử dụng máy đèn chiếu, máy chiếu đa năng… . - Tổ chức đủ, có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch. - Tổ chức tốt việc thăm lớp dự giờ của tất cả các khối lớp, chọn các chuyên đề khó ở các khối lớp 6,7,8,9 để thực hiện. - Triển khai xây dựng thực hiện các đề tài sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học, đăng kí chuyên đề, các bước thực hiện hoàn thành chuyên đề, từng công đoạn của chuyên đề có sự kiểm tra, đánh giá. - Tích cực sử dụng các đồ dùng thiết bị dạy học sẵn có và nghiên cứu làm thêm các đồ dùng dạy học mới phục vụ cho giờ dạy đạt hiệu quả cao. Thực hiện đầy đủ các bài thí nghiệm thực hành quy định trong chương trình. - Kiểm tra, tổ chức nghiêm túc từ khâu ra đề, coi thi, chấm thi thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn để đánh giá sát với trình độ thực tiễn của học sinh. Từ đó có giải pháp để bồi dưỡng học sinh giỏi, và phụ đạo học sinh yếu kém vào các buổi chiều trong tuần. - Tổ chức thao giảng 2 đợt : + Đợt 1: chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. + Đợt 2: Chào mừng ngày 26 - 3..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Thực hiện tốt cuộc vận động: Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm. - Nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội, hứng thú học tập cho học sinh,tạo sân chơi lành mạnh trong nhà trường. 4. Giáo dục thường xuyên. 5. Công tác phổ cập giáo dục. 5.1. Mục tiêu : - Huy động 100% thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 11-18 đến trường học. 5.2. Chỉ tiêu : - Phấn đấu hoàn thành phổ cập chống mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS đạt tỉ lệ phổ cập trên 98%. 5.3. Biện pháp: - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Uỷ Đảng và Chính quyền các cấp đối với công tác phổ cập giáo dục. Coi công tác giáo dục nói chung và công tác phổ cập giáo dục nói riêng là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng bộ và chính quyền ở địa phương. - Điều tra trình độ văn hóa ở độ tuổi 11 đến 18, lấy hộ gia đình làm đơn vị điều tra gốc. Điều tra theo hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT. - Huy động tối đa người đã bỏ học THCS, hoặc có khả năng bỏ trong độ tuổi 11 đến 18. - Tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên đi học nâng cao trình độ, tham gia các đợt tập huấn do cấp trên tổ chức, tự học tự bồi dưỡng để giáo viên nâng cao trình độ, học tập về PPDH phục vụ cho giảng dạy. - Sử dụng và phân công giảng dạy, phân công làm công tác PCGD một cách hợp lý các giáo viên hiện có. - Duy trì sĩ số 100%. 6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa. 6.1. Công tác xây dựng cơ sở vật chất 6.1.1. Mục tiêu : - Đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét cấp sổ đỏ cho nhà trường - Huy động mọi nguồn lực nhằm củng cố, tăng cường cơ sở vật chất trường học từng bước hoàn thiện theo hướng vững chắc, khang trang, hiện đại, tiếp cận được với các tiêu chí của trường PTDT bán trú - Phân đấu về cơ bản trường học có đủ phòng học và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy và học tập, sinh hoạt của giáo viên học sinh như phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng hành chính, nhà ở học sinh bán trú, bếp ăn, nhà vệ sinh riêng cho GV, HS. 6.1.2. Chỉ tiêu :.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Mua sắm thêm trang thiết bị cho đơn vị ( Bàn ghế, máy tính, tủ tài liệu,..sách giáo khoa, các vật tư văn phòng khác... Kinh phí của câp trên. 6.1.3. Các biện pháp thực hiện - Tham mưu cho UBND huyện đầu tư ngân sách theo danh mục kế hoạch đầu tư do Phòng GD&ĐT tham mưu trên cơ sở nhu cầu thực tế của trường PTDT bán trú THCS Đồng Nghê. - Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động thêm các nguồn lực khác. Đề án Kiên cố hoá trường lớp học ... nhằm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình, hạng mục thiết yếu ở đơn vị. - Tích cực huy động thêm các nguồn thu cho giáo dục : Quỹ phát triển GD, quỹ khuyến học và sự đóng góp ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và nhân dân trong việc chăm lo cho sự nghiệp GD ở địa phương. 6.2. Công tác thiết bị, sách giáo khoa.. 6.2.1. Mục tiêu. a. Mục tiêu: - Sử dụng Thiết bị dạy học và SGK có hiệu quả, không để xảy ra tình trạng học sinh đến trường không có sách, giáo viên lên lớp dạy chay, không sử dụng đồ dùng dạy học. - Tăng cường làm thêm đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện, nhận thức của học sinh địa phương, khắc phục những hư hỏng của TBDH để đưa vào sử dụng. - Bổ sung SGK, TBDH bằng các nguồn: kinh phí dành cho sách, TBDH, huy động cán bộ, giáo viên tự mua sắm, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các cấp lãnh đạo. - Bảo quản tốt số lượng SGK, TBDH đã có, không để thất thoát, hạn chế hư hỏng. b. Chỉ tiêu: *Mua sắm, cấp phát bổ sung sách, thiết bị dạy học: - Xin cấp bổ sung SGK, Sách bổ trợ, SGV các lớp bù vào số lượng còn thiếu vì trường chưa có tài khoản riêng. - Mua và huy động các nguồn tài trợ. - Mua bổ xung thiết bị, hóa chất bị hỏng, hao mòn vào bộ thiết bị của nhà trường. - Mua bổ xung thêm SGK học sinh, sách tham khảo cho giáo viên. 6.2.2. Các chỉ tiêu. - Mua bổ xung thiết bị, hóa chất bị hỏng, hao mòn vào bộ thiết bị của nhà trường. - Sửa chữa nâng cấp tất cả các máy vi tính bị lỗi, hỏng, mua thêm 3 bộ mới. - Mua bổ xung 210 quyển SGK, 40 quyển sách tham khảo. 6.2.3. Các biện pháp thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Huy động từ các nguồn lực, trích từ quỹ thuê SGK hàng năm. 7. Công tác tài chính. Nội dung. Thực hiện năm 2012. Ước TH năm 2013. Kế hoạch năm 2014. Thu: Tổng Ngân sách Học phí Xây dựng Chi: Tổng Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển Học phí Xây dựng * Chi theo đơn vị ngành học, cấp học (Đơn vị tính triệu đồng). Tổng chi theo ngành học. Thực hiện năm 2012. Ước TH năm 2013. Kế hoạch năm 2014. Trung học cơ sở Cộng: 7.1. Mục tiêu. - Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo tăng cường nguồn lực đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo. Tập trung, ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở vật chất,đào tạo bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng nhân tài, trợ giúp cho giáo dục ở vùng khó khăn và đối tượng thuộc diện chính sách. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động thêm các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước đóng góp xây dựng giáo dục. - Đảm bảo chi kịp thời, đầy đủ, an toàn các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường bán trú. 7.2. Các chỉ tiêu. - Ngân sách được cấp đủ 100% - Chi trả lương và các chế độ cho GV, học sinh đầy đủ 100%. 7.3. Các biện pháp thực hiện - Về quản lý thu chi ngân sách : Đảm bảo chi trả đúng, đủ, kịp thời các khoản chi lương + phụ cấp theo lương trên cơ sở số cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị và bảng chấm công thực tế được duyệt. Các khoản chi thường xuyên: Chi theo quy định hiện hành trên cơ sở chứng từ chi đung theo quy định..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Triển khai các văn bản quy định về chế độ, chính sách đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh và nhân dân. - Tiết kiệm chi khác hợp lý. - Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc thu chi tài chính hiện hành. - Tăng cường thanh tra công tác quản lý tài chính, tài sản, thanh tra công tác quản lý nguồn kinh phí ngoài ngân sách, nguồn huy động từ nhân dân nhằm chấn chỉnh quản lý, phòng ngừa sai phạm, đưa hoạt động quản lý, tài sản vào nền nếp. 8. Công tác khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục 8.1. Mục tiêu. - Xây dựng kế hoạch cho chuyên môn, các tổ khối, giáo viên thường xuyên được kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế chuyên môn trong năm học. - Tổ chức dự giờ phân loại giáo viên đầu năm. - Tổ chức dự giờ, kiểm tra toàn diện giáo viên đúng theo kế hoạch đề ra. - Thanh kiểm tra việc ra đề, coi, chấm chữa bài các bài kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ của giáo viên. 8.2. Các chỉ tiêu. - 100% CBGV, CNV thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, không có cán bộ viên chức vi phạm kỷ luật. - 100% giáo viên được kiểm tra đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - 100% giáo viên được nhà trường, cấp trên kiểm tra toàn diện. - 100% các bộ phận, tổ khối được kiểm tra công tác nghiệp vụ theo nội dung chuyên đề. - 100% cán bộ viên chức được kiểm tra, giám sát. 8.3. Các biện pháp thực hiện. - Ngay từ đầu năm thành lập Ban giám khảo khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm. - Có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên được đi học các lớp vừa làm vừa học do cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế chuyên môn của: Chuyên môn, các tổ khối, giáo viên thường xuyên được để uốn nắn, sửa chữa các sai phạm nếu có. - Kiểm tra giám sát việc tổ chức dự giờ, kiểm tra toàn diện giáo viên theo kế hoạch đề ra. - Thanh kiểm tra việc ra đề, coi, chấm chữa bài các bài kiểm tra định kỳ, kiểm tra khảo sát chất lượng HS đầu năm, học kỳ I, học kỳ II của giáo viên. 9. Công tác kiểm tra 9.1. Mục tiêu..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Nhằm kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy GV hoạt động theo đúng Điều lệ trường học, đúng luật pháp, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu giáo dục cụ thể của đơn vị. - Kịp thời ngăn chặn và chống mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực xã hội xâm nhập học đường, phát hiện xử lý và uốn nắn các sai phạm của CBGV về quy chế chuyên môn, quản lí tài chính, tài sản và các biểu hiện vi phạm khác. - Kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ khác. 9.2. Các chỉ tiêu. - Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong năm học do cấp trên phát động. - Kiểm tra tài chính thực hiện 3 công khai theo thông tư 09. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của hiệu phó, công tác chủ nhiệm của GVCN. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của các đoàn thể trong trường. - Kiểm tra hoạt động thư viện, thiết bị, kiểm tra nghiệp vụ công tác thư viện thiết bị. - 100% các bộ GV-CNV, học sinh, phụ huynh HS cam kết thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua do cấp trên phát động - Hiệu phó, các tổ khối, các đoàn thể, thư viện, thiết bị được kiểm tra định kỳ 4 lần trong năm, ngoài ra còn kiểm tra đột xuất nếu có phát hiện sai phạm. 9.3. Các biện pháp thực hiện. - Thực hiện kiểm tra đúng theo kế hoạch đề ra. - Quá trình kiểm tra đúng thủ tục, theo quy định. - Việc kiểm tra dàn đều trong năm học thời gian kiểm tra đúng theo kế hoạch và theo quyết định. 10. Công tác xã hội hoá giáo dục. 10.1. Mục tiêu. Tiếp tục tuyên truyền đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, xây dựng xã hội học tập khai thác mọi tiềm năng, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo phát triển. 10.2. Các chỉ tiêu. - Xây dựng quỹ Khuyến học của xã. - Trung tâm học tập cộng đồng xã hoạt động tốt theo quy chế. - Tích cực tham mưu, đề xuất với các cấp chính quyền, các ngành liên quan, các tổ chức, doanh nghiệp trong việc tham gia đầu tư, ủng hộ đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục. - Duy trì tốt công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở. 10.3. Các biện pháp thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Triển khai thực hiện tốt quỹ phát triển giáo dục của địa phương. Phối hợp tốt với UBMT , Hội khuyến học và các Ban, ngành, đoàn thể khác hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục của xã. - Thực hiện tốt các cuộc vân động: Xây dựng nền nếp, kỷ cương, tình thương trách nhiệm, vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa ... Đồng thời phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học, các đoàn thể tuyên truyền giáo dục trong giáo viên, học sinh và nhân dân về truyền thống tôn sư trọng đạo, kính thầy yêu bạn, thương yêu học sinh, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường … - Tuyên truyền vận động cán bộ giáo viên và gia đình không bán hàng, hoặc tổ chức các trò chơi mang tính cá cược, đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác trong phạm vi trường học. - Thường xuyên phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua, các hoạt động văn nghệ, thể thao trong giáo viên, học sinh trong trường trong vùng và các vùng trong huyện. 11. Thực hiện cải cách hành chính. 11.1. Mục tiêu. Quản lý hành chính theo luật công chức - Quản lý theo chỉ thị của hành chính theo luật công chức. - Quản lý hcoj sinh khu bán trú - Quản lý cơ sở vật chất. - Quản lý giáo viên và học sinh. - Quản lý việc dạy và học. - Quản lý về công tác văn thư hành chính, công văn đi đến. - Quản lý hồ sơ sổ sách, hồ sơ về tổ chức nhà trường. 11.2. Các chỉ tiêu. - Xây dựng bảng quy chế nội bộ trong đó quy định cụ thể của từng thành viên. - Xây dựng kế hoạch phát triển năm học, lập kế hoạch từng học kỳ, tháng, tuần trong năm, phối hợp các kế hoạch chuyên môn, kế hoạch thời gian cho các đợt kiểm tra chất lượng. Phân công phân nhiệm cụ thể. - Xây dựng và kiện toàn các thanh tra viên giúp hiệu trưởng XD kế hoạch thanh tra cụ thể tới từng GV. Tạo nề nếp kỷ cương tác phong trong cuộc họp. - Duyệt hồ sơ sổ sách đúng định kỳ. 11.3. Các biện pháp thực hiện. - Theo dõi diễn biến sĩ số và tình hình chuyên cần của học sinh. Tổng hợp các báo cáo tổng kết kinh nghiệm của giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Đôn đốc giám sát việc thực hiện kế hoạch cuả các tổ chuyên môn. Lập thời gian biểu chung cho toàn trường, xây dựng lịch sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. 12. Xây dựng, củng cố, phát triển các tổ chức, đoàn thể. 12. 1. Công tác Đảng trong trường học: 12.1.1. Mục tiêu. Củng cố phát triển chi bộ Đảng nhà trường làm lòng cốt cho việc định hướng, thực hiện đường lối chính sách của Đảng vê giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 12.1.2. Các chỉ tiêu. - Phấn đấu năm học 2013- 2014 tăng tỷ lệ Đảng viên trong trường, kết nạp được 02 ĐV trở lên. - Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh. - Tỉ lệ đảng viên đủ tư cách, đảng viên tiền phong gương mẫu: 100% 12.1.3. Các biện pháp thực hiện. - Triển khai kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Phối hợp với Đảng bộ xã, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên học các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, phát hiện bồi dưỡng những cán bộ, giáo viên ưu tú, gương mẫu giới thiệu để xét kết nạp vào Đảng. - Thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng, lý luận chính trị cho cán bộ, giáo viên thông qua các buổi giao ban, thực hiện các chuyên đề, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về Đảng. Qua đó giúp cán bộ, giáo viên có thể hiểu rõ hơn đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. - Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn thể Cán bộ, Đảng viên. 12. 2. Công tác Công đoàn: 12.2.1. Mục tiêu. - Củng cố các tổ chức đoàn thể, trong đó là tổ chức công đoàn. Nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công đoàn: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, giáo viên, công nhân viên”. - Khơi dậy và phát động phong trào thi đua yêu nước đặc biệt là phong trào thi đua 2 tốt, thực hiện tốt cơ chế dân chủ hóa trong nhà trường. - Công đoàn phối hợp cùng chuyên môn chỉ đạo thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học như kế hoạch mà nhà trường đã đề ra. 12.2.2. Các chỉ tiêu. - 100% các công đoàn viên hoạt động có hiệu quả. - Kết nạp được 100 % số viên chức chưa phải là công đoàn viên. - Chỉ đạo 100% công đoàn viên ký cam kết thực hiện các cuộc vận động, phong chào thi đua, cũng như đăng ký các danh hiệu thi đua tập thể và cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Phấn đấu trường học đạt tiêu chuẩn nhà trường văn hóa và 100 % gia đình giáo viên đạt danh hiệu gia đình văn hóa, không có gia đình giáo viên sinh con thứ ba. 12.2.3. Các biện pháp thực hiện. - Công đoàn nhà trường xây dựng Kế hoạch hoạt động công đoàn cụ thể và chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch công tác công đoàn có hiệu quả tốt. - Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để uốn nắn các công đoàn viên tổ chức và hoạt động tốt đúng điều lệ công đoàn Việt Nam khóa X. - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách của đơn vị, khen thưởng và xử lý kịp thời các cá nhân có thành tích, cũng như vi phạm trong công tác công đoàn. - Phối hợp cùng chuyên môn làm tốt công tác nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp theo chỉ thị 40/TW đã đề ra. - Kỳ đại hội phải tiến hành hoàn thành đại hội trong tháng 9/2012 đề ra kế hoạch, giải pháp hoạt động Công đoàn cho năm học mới.. 12.3. Công tác Đoàn đội. 12.3.1. Mục tiêu. Xây dựng và thực hiện công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học nhằm thu hút học sinh tham gia các hoạt động. Thông qua đó giúp thiếu nhi học tập và rèn luyện phát triển toàn diện, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường trong năm học. 12.3.2. Các chỉ tiêu. - Thực hiện các nội dung, các chương trình kế hoạch Đội, Chỉ tiêu Nhà trường thực hiện đảm bảo đạt yêu cầu trở lên.. - Tham gia Hội thi Giáo viên - Tổng phụ trách giỏi cấp huyện; 12.3.3. Các biện pháp thực hiện. - Xây dựng kế hoạch hoạt động Đội và triển khai kế hoạch đó đến các chi đội ngay từ đầu năm học. - Xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cụ thể của năm học và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đó, thực hiện kiểm điểm đánh giá định kỳ qua mỗi đợt thi đua của trường. Thực hiện các thông tin báo cáo theo quy định, lưu các loại hồ sơ của Đội đầy đủ và khoa học. - Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động học kỳ và cả năm học, xếp loại thi đua các chi đội. - Tổ chức ĐTNCS HCM, ĐTNTP HCM trong trường ngày càng lớn mạnh, hoạt động có hệu quả, hỗ trợ tịch cực cho các hoạt động dạy và học trong nhà trường. - Tổ chức thường xuyên, có hiệu quả các hoạt động vui chơi bổ ích giúp HS tránh xa các tệ nạn xã hội. - Phối kết hợp với GVCN xây dựng các chi đội, liên đội tốt, xây dựng nề nếp vệ sinh, nề nếp 15 phút đầu giờ và các phòn tráo thi đua trong nhà trường. 13. Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, y tế học đường..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 13.1. Mục tiêu. Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo ra môi trường thu hút và có tác dụng giáo dục đối với học sinh trong nhà trường. Động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thông qua đó nâng cao tinh thần yêu nghề, nhiệt tình công tác gắn bó với sự nghiệp giáo dục. 13.2. Các chỉ tiêu. - Tổ chức thực hiện đầy đủ các chương trình rèn luyện thân thể cho học sinh và tham gia đầy đủ các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao do ngành và địa phương tổ chức. - Tham gia giải bóng đá,giải điền kinh, hội thi giọng hat hay, giải cầu lông, bóng bàn, cờ vua, cờ tướng....cấp huyện. - Nhà trường xây dựng đầy đủ các loại hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh theo quy định. Xây dựng tủ thuốc thông thường dùng chung cho cán bộ, giáo viên và học sinh và tủ thuốc dùng cho học sinh bán trú. 13.3. Các biện pháp thực hiện. - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao kịp thời, cụ thể sát thực với điều kiện của nhà trường. - Nhà trường thực hiện nghiêm túc chương trình môn Thể dục theo hướng dẫn của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo. - Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện, xã tổ chức tiêm chủng, khám sức khoẻ cho học sinh các lớp đầu cấp... - Tuyên dương, khen thưởng kịp thời, coi hoạt động văn hóa, thể thao trong trường là một trong các chỉ tiêu thi đua, đánh giá hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường. - Gắn các hoạt động văn hoá, văn nghệ với các chủ đề, chủ điểm, các ngày lễ lớn trong năm nhằm giáo dục đạo đức học sinh và truyền thống sâu rộng trong nhà trường và các tổ chức xã hội khác. - Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch, làm tốt công tác tuyên truyền và phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, góp phần giáo dục lối sống lành mạnh của học sinh. 14. Xây dựng trường chẩn quốc gia. 14.1. Mục tiêu: - Xây dựng các tiêu chí và đề nghị công nhận trường chuẩn quốc gia. 14. 2. Biện pháp: - Tăng cường công tác quản lý xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ tốt việc sử dụng vào dạy học. Tích cực tham mưu xin nguồn vốn để bổ sung và xây dựng phòng bộ môn, phòng học đáp ứng nhu cầu học tập..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Huy động sức lao động của học sinh để thường xuyên cải tạo và tu sửa khuôn viên nhà trường, tăng cường trồng cây xanh bóng mát sân trường, cây xanh trong lớp học. - Tham mưu với ngành cấp trên và dành kinh phí tiết kiệm của đơn vị để mua sắm bổ sung những thiết bị đã hư hỏng, thiết bị còn thiếu. - Lãnh chỉ đạo công tác dạy và học để nâng chất lượng học sinh khá giỏi giảm tỉ lệ học sinh yếu kém . 14.3. Chỉ tiêu: - Đăng ký công nhận trường chuẩn quốc gia năm học 2016-2017 15. Công tác giáo dục dân tộc 15.1. Mục tiêu. - Tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục các vùng dân tộc, vùng khó khăn tạo sự công bằng về chính sách và chất lượng giáo dục trong trường PTDT bán trú. 15.2. Các chỉ tiêu. - Nhà trường xây dựng kế hoạch và chương trình hành động về công tác giáo dục dân tộc. Xây dựng các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc. Đặc biệt chú trọng công tác tuyển sinh và chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với học sinh người dân tộc, học sinh thuộc đối tượng là học sinh bán trú 15.3. Các biện pháp thực hiện. - Làm tốt việc điều tra bổ sung nắm vững số liệu chính xác về dân số, độ tuổi, trình độ văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương để xây dựng kế hoạch phát triển GD sát thực, phù hợp, có biện pháp huy động HS đi học có hiệu quả. - Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, và các cấp ủy Đảng, chính quyền xã làm tốt công tác tuyên truyền vận động các đối tượng học sinh đến trường. - Tham mưu với các cấp ngành liên quan trong việc đầu tư mua sách giáo khoa, vở viết cấp cho HS dân tộc. - Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực (Ngân sách ngành giáo dục, ngân sách các địa phương và sự đóng góp của nhân dân, sự quan tâm ủng hộ của các tổ chức doanh nghiệp) đầu tư xây dựng tăng cường cơ sở vật chất cho ngành. Xây dựng các công trình phụ trợ, sửa chữa phòng học, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ dạy học. - Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối học sinh, giáo viên,các chế độ cấp SGK, vở viết cho HS vùng 135 và chế độ đãi ngộ khác đối với giáo viên, học sinh trường PTDT bán trú. - Tổ chức tốt các hoạt động đoàn thể trong nhà trường, các cuộc thi về tìm hiểu kiến thức, phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, tìm hiều truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc … để tăng cường cho các em học sinh dân tộc sự hiểu biết, tự tin, ý trí và bản lĩnh trong cuộc sống xã hội. - Phối hợp tốt các tổ chức đoàn thể đặc biệt là UBMT Tổ Quốc, Đoàn TNCS HCM, Hội Phụ nữ, Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, HĐ giáo dục, Hội Khuyến học,.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> các Doanh nghiệp trên địa bàn...để tuyên truyền vận động, tổ chức quyên góp ủng hộ HS có hoàn cảnh khó khăn cải thiện điều kiện ăn ở, học tập. 16. Công tác thi đua, khen thưởng. 16.1. Mục tiêu. - Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, các tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. 16.2. Các chỉ tiêu. Đăng ký phấn đấu thực hiện tốt các lĩnh vực công tác năm học 2013-2014. Trọng tâm là thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và tiếp tục triển khai thực hiện các cuộc vận động của ngành và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2012-2013. Chỉ tiêu: Nhà trường ký cam kết thực hiện các nội dung thi đua của năm học. * Các danh hiệu thi đua tập thể như sau: - Trường tiên tiến. - Tập thể lao động tiên tiến: 02 tổ khối. * Các danh hiệu thi đua cá nhân như sau: - Danh hiệu Lao động tiên tiến: 6 đ/c; - Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: 04 đ/c; - Phấn đấu có 3 Sáng kiến cải tiến khoa học được đánh giá xếp loại B trở lên, trong đó: Cấp huỵên có:3 , Cấp tỉnh có: 0. 16.3. Các biện pháp thực hiện. - Hướng dẫn và chỉ đạo các cá nhân,tập thể thực hiện đăng ký và giao ước thi đua giữa các cá nhân, tập thể ngay từ đầu năm học - Phát động phong trào thi đua tại nhà trường với 2 hình thức: Thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt trong năm học. - Kết hợp với công tác thanh kiểm tra của nhà trường để kịp thời rút kinh nghiệm và biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình. - Hướng dẫn các tổ khối tự chấm điểm, kiểm tra chéo thi đua kết hợp với các bộ phận chỉ đạo chuyên môn đánh giá xếp loại thi đua năm học. - Áp dụng thực hiện theo đúng văn bản Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003; Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP, các Thông tư của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục để khen thưởng các cá nhân và tập thể. - Khuyến khích động viên cán bộ giáo viên, CNV trong nhà trường kịp thời, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động, các phòng trào dạy học trong nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> C. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT - Đề nghị UBND huyện, phòng GD&ĐT, các ngành liên quan tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. - Đề nghị cấp trên xem xét bổ xung cho nhà trường thêm 01 phó hiệu trưởng phụ trách công tác bán trú theo quy định và giáo viên giảng dạy - Xây dựng các phòng chức năng như, phòng hiệu bộ, phòng học bộ môn, phòng ở cho học sinh bán trú, nhà ăn học sinh, nhà bếp - Xây dựng các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh cho giáo viên, học sinh. - Đề nghị đơn vị thi công khoan lại giếng vì vừa đưa vào sử dụng được hơn 2 tháng đã hết nước. - Đề nghị nhà nước xem xét giải quyết chế độ cho CBGV, CNV công tác tại trường PTDT bán trú - Về sách giáo khoa, tài liệu thư viện trường học: đề nghị UBND tỉnh cùng các ngành liên quan tiếp tục thực hiện chủ trương mua sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tranh cấp cho học sinh dân tộc. - Tiếp tục giải quyết chế độ nâng ngạch lương cho cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục đã qua đào tạo có trình độ vượt chuẩn. T/M. BCH CÔNG ĐOÀN CHỦ TỊCH. HIỆU TRƯỞNG. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Duyệt).

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×