Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

giao an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.23 MB, 32 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHUYÊN ĐỀ DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC GV THỰC HIỆN : Nguyễn Tiến Đôn . TRƯỜNG TIỂU HỌC TỐT ĐỘNG.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CHUYÊN ĐỀ DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC I) Mục tiêu dạy lịch sử địa phương . II. Nội dung. III. Giới thiệu vài chứng tích lịch sử Huyện Chương Mĩ IV. Minh họa tiết day cụ thể lich sử địa phương.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I) Mục tiêu dạy lịch sử địa phương . •Giúp học sinh: -Hiểu rõ hơn về lịch sử nơi các em đang sinh sống học tập (Xã, Huyện,Thành phố). +Sự kiện lịch sử + Nhân vật lịch . +Di tích lịch sử -Địa danh lịch sử . -Biết truyền thống lịch sử địa phương. -Khai thác vốn hiểu biết của học sinh về lịch sử địa phương. -Bồi dưỡng tình yêu quê hương đối với học sinh. -Nâng cao ý thức bảo vệ di tích lịch sử, di tích văn hóa của địa phương của dân tộc ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> II.Nội dung. -Từ lớp 1 đến lớp 3 dạy lồng ghép trong các tiết học. -Lớp 4 và lớp 5 có tiết học riêng vào tuần 31-32 . Ví dụ .Trường tiểu học Tốt Động. Cụ thể : Khối 4 một bài: Tìm hiểu về di tích lịch sử. (tuần 31) Khối 5 dạy bài “Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động” (11-1426) (Thực hiện trong 2 tiết tuần 31, 32) Hai tiết ở tuần 33 và 34 tổ chức học sinh tham quan di tích lich sử và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> III. Cấu trúc bài giảng lịch sử địa phương. Thường đi theo cấu chúc sau : -Nguyên nhân. -Diễn biến. -Kết quả . -Ý nghĩa. *Lưu ý : Có những bài Nguyên nhân trùng với nguyên nhân của bài trước . Có những bài chúng ta không đi theo cấu trúc như vậy . Ví dụ : Lịch sử địa phương : Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động. -Tìm hiểu về nhân vật lịch sử -Địa danh - Di tích lịch sử . -Ý nghĩa lịch sử..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> III. Giới thiệu vài chứng tích lịch sử Huyện Chương Mĩ . -Chương Mỹ là vùng đất có những địa danh lịch sử từng diễn ra những trận chiến ác liệt trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của dân tộc ta. Đây cũng là vùng đất của những danh nhân nổi tiếng trong lịch sử xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> . Nhà sử học Ngô Sĩ Liên( Nhân vật lịch sử) Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội). Là sử thần đời Lê, ông đã góp phần công sức chủ yếu trong việc soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam được khắc in vào cuối thế kỷ 17 và còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay. Theo các tài liệu mới được công bố gần đây, Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, ông giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bia mộ nhà sử học Ngô Sĩ Liên ở làng Ngọc Giả - xã Ngọc Hòa (Di tích lịch sử).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vùng đất Chương Mỹ đã diễn ra các trận chiến đấu ác liệt với quân Pháp và là nơi che dấu bảo vệ nhiều cán bộ cách mạng, diễn ra nhiều sự kiện lịch sử. *Ví dụ như :.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Vào những năm 1939-1945 dưới sự chỉ dạo của Đảng cần khích lệ ting thần yêu nước, trước tình hình đó Núi Thoong (Nam Phương Tiến) đã diễn ra các cuộc mít tinh tuyên truyền khích lệ lòng yêu nước của nhân dân Chương Mỹ . (Địa danh lịch sử - sự kiện lịch sử).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Núi Thoong (Nam Phương Tiến), nơi diễn ra các cuộc mít tinh tuyên truyền thời kì 1939 - 1945.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Biểu tượng đài phát thanh tiếng nói Việt Nam ở động Long Tiên, xã Phụng Châu nơi phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cũng tại đây Bác Hồ đã đọc thơ chúc tết đêm giao thừa xuân Đinh Hợi 1947 (Sự kiện lich sử - nhân vật lịch sử - di tích lịch sử).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Từ ngày 20 đến ngày 23 – 3 - 1947 tại đình làng Thái Hòa xã Hợp Đồng ,Đảng bộ huyện Chương mỹ tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ nhất . (Sự kiện lịch sử - di tích lịch sử ).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Đình Thái Hòa – xã Hợp Đồng, nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ huyện Chương Mỹ lần thứ nhất (tháng 3-1947) (Di tích lịch sử).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Đêm ngày 12 rạng ngày 13 – 4 - 1950 Huyện đội Chương Mỹ phối hợp với đại đội 29 phục kích ở đường 21b đoạn chùa Thông – Quán hóp thôn Đại Phẩm ( Đai Yên ) đánh tan trung đội địch chúng từ bốt Đại Ơn càn xuống các xã phía nam. (Sự kiện lịch sử -Di tích lịch sử).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Chùa Thông ở Đại Phẩm – Đại Yên, nơi ta bố trí lực lượng chủ yếu trong trận phục kích diệt Trung đội địch ngày 13-4-1950.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> IV. Minh họa tiết day cụ thể lich sử địa phương . -Sử dụng tư liệu hiện có: (1) Cuốn Lịch sử Huyện Chương Mỹ xưa và nay. (2) Cuốn Kỷ yếu lịch sử. -Nguồn tư liệu hỗ trợ: Cuốn Cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Xã Tốt Động ..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Lịch sử Chiến thắng Tốt động - Chúc động ( 11 - 1426 ) (T1 Tuần 31) I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết : - Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động là chiến thắng hào hùng của lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc đồng thời là mốc son chói lọi trong lịch sử của nhân dân xã Tốt Động anh hùng. - Hai vị danh tướng Lê Ngân và Đỗ Bí là những vị tướng tài giỏi trong Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đã góp phần to lớn vào chiến thắng trận Tốt Động-Chúc Động, được nhân dân Tốt Động tôn thờ là thành hoàng làng. -Một số địa danh liên quan đến trận Tốt Động-Chúc Động hiện còn lưu truyền đến ngày nay. - Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc. Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương ,đất nước từ đó có thái độ chăm sóc và bảo vệ các di tích lịch sử . . ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> II. Đồ dùng: - Một số hình ảnh về đình làng Tốt Động thờ hai vị danh tướng Lê Ngân và Đỗ Bí. - Một số hình ảnh về các địa danh liên quan đến chiến thắng Tốt Động-Chúc Động. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu những đóng góp của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trong công cuộc xây dựng đất nước? 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Các em biết không cùng với đất nước, Chương Mỹ có bề dày truyền thống dựng nước, giữ nước hào hùng. Góp phần vào dòng lịch sử oanh liệt đó, quê hương Tốt Động cũng có rất nhiều những sự kiện, nhân vật lịch sử đáng ghi nhớ. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một số những nét chính trong chiến thắng trận Tốt Động-Chúc Động diễn ra vào năm nào ,nhân vật lịch sứ là ai … lớp ta đi tìm hiểu bài ngày hôm nay : Chiến thắng Tốt động - Chúc động ( 11 - 1426 ).

<span class='text_page_counter'>(20)</span> I) Tìm hiểu về hai danh tướng Lê Ngân. và Đỗ Bí. GV Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi sau. Câu hỏi:Em hãy nêu một số nét chính về hai vị danh tướng Lê Ngân và Đỗ Bí ?. GV nhận xét . Câu hỏi :Trận Tốt Động – Chúc Động diễn ra ở đâu vào thời gian nào, do ai chỉ huy ? Câu hỏi : Hàng năm, nhân dân Tốt Động thường tổ chức những hoạt động nào để tưởng nhớ đến công lao của các vị tướng trong trận đánh Tốt Động-Chúc Động, nhất là hai vị tướng Lê Ngân, Đỗ Bí?. -HS thảo luận nhóm đôi, trình bày, bổ -sung + Danh tướng Lê Ngân, Đỗ Bí là những hào trưởng đã về Lam Sơn từ những buổi đầu tụ nghĩa. Suốt những ngày ở miền núi Lam Sơn (Thanh Hoá), đến thời kì chuyển hướng chiến lược vào Nghệ An và đến những trận đánh ở phía tây thành Đông Đô để giải phóng đất nước luôn có công lao chỉ huy cầm quân của hai ông. -Diễn ra ở Tốt Động vào nă 1426 do hai tướng Lê Ngân và Đỗ Bí chỉ huy . - Học sinh thảo luận nhóm 4, phát biểu ý kiến, lớp bổ sung. Hàng năm hội làng Tốt Động được tổ chức vào dịp đầu xuân mới, khoảng mồng 7, 8 tháng 2 ta. Ngoài các nghi lễ rước kiệu, tế lễ còn có các trò diễn xướng dân gian mang tinh thần thượng võ như múa gậy, đấu vật nổi tiếng cả vùng..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động của nghĩa quân Lam Sơn.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> II)Những địa danh, di tích văn hoá mang dấu ấn lịch sử: Câu hỏi: Ơ địa phương ta, em có biết những . HS thảo luận nhóm đôi, trình bày, bổ sung địa danh nào gắn với chiến thắng Tốt ĐộngChúc Động lẫy lừng trong cuộc kháng chiến + Đồng Trê, Gò Hẻn: là cánh đồng lầy lội và chống quân Minh năm 1426? sâu nhất, địch bị dồn ép xuống đó và bị tiêu diệt thảm hại. Sau đó cá trê, cá hẻn rúc vào đầu lâu giặc làm tổ nên mới có tên gọi như vậy. + Bãi Ma Dù:(cạnh xóm Mát) là mồ chôn quân Minh trong trận Ninh Kiều. + Bãi Ma Cả: liền sát với sông Bùi, là nơi những tên tướng giặc phi ngựa tháo chạy đến đấy thì bị nghĩa quân chặn đường, chém chết. Ma Cả: ý nói những con ma to. + Quán Bến: nằm bên bờ sông Bùi, thuộc xóm Bến ngày nay, là đền thờ các danh tướng . GV nhận xét sau đó giới thiệu về các địa danh học sinh vừa nêu : + Đình Tốt Động Thờ tướng Lê Ngân,Đỗ Bí.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Đình Tốt Động – Nơi thờ hai vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn: Lê Ngân và Đỗ Bí.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Bãi Ma Cả - xóm Giữa – xã Tốt Động.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Bãi Ma Dù - xóm Mát – xã Tốt Động.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Đồng Trê , Gò Hẻn - xóm Trại - xã Tốt Động.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> III)Ý nghĩa của chiến thắng Tốt Động-Chúc Động: - Câu hỏi :Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động - Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động là một có ý nghĩa như thế nào đối với nghĩa quân Lam chiến thắng oanh liệt và kì diệu của nghhĩa Sơn? quân Lam Sơn. -Chiến thắng đó biểu thị ý chí và bản lĩnh chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân -Thể hiện năng lực tổ chức và chỉ huy chiến đấu tài ba của các tướng lĩnh Lam Sơn. - Làm rạng rỡ thêm những truyền thống tốt đẹp của nghĩa quân Lam Sơn, góp phần tô thắm thêm truyền thống yêu nước, tự lực, tự cường dân tộc. : GV nhận xét :. - Học sinh nối tiếp trả lời.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Qua tiết học hôm nay, các em cảm nhận và cảm ngĩ như thế nào khi mình là người con của quê hương Tốt Động anh hùng. 3. Củng cố-dặn dò:. - Học sinh nối tiếp nhau nói nên tình cảm và suy nghĩ của mình .. VD : Tự hào vì minh sinh ra và lờn lên ở Tốt Động. -Chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử . -Chăm ngoan và học giỏi hơn để sứng đáng là người con của Tốt Động..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Đình Yên Duyệt – xã Tốt Động.

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

<span class='text_page_counter'>(32)</span> I) Tiểu sử về danh tướng Lê Ngân và Đỗ. Bí.. GV phát tài liệu cho từng bàn ,sau đó gọi học sinh đọc tài liệu đó . Câu 1:Em hãy nêu một số nét chính về hai vị danh tướng Lê Ngân và Đỗ Bí ?. GV nhận xét .. Câu 2 : Hàng năm, nhân dân Tốt Động thường tổ chức những hoạt động nào để tưởng nhớ đến công lao của các vị tướng trong trận đánh Tốt Động-Chúc Động, nhất là hai vị tướng Lê Ngân, Đỗ Bí?. Học sinh đọc tài liệu . - HS thảo luận nhóm đôi, trình bày, bổ sung. + Danh tướng Lê Ngân, Đỗ Bí là những hào trưởng đã về Lam Sơn từ những buổi đầu tụ nghĩa. Suốt những ngày ở miền núi Lam Sơn (Thanh Hoá), đến thời kì chuyển hướng chiến lược vào Nghệ An và đến những trận đánh ở phía tây thành Đông Đô để giải phóng đất nước luôn có công lao chỉ huy cầm quân của hai ông. - Học sinh thảo luận nhóm 4, phát biểu ý kiến, lớp bổ sung. Hàng năm hội làng Tốt Động được tổ chức vào dịp đầu xuân mới, khoảng mồng 7, 8 tháng 2 ta. Ngoài các nghi lễ rước kiệu, tế lễ còn có các trò diễn xướng dân gian mang tinh thần thượng võ như múa gậy, đấu vật nổi tiếng cả vùng..

<span class='text_page_counter'>(33)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×