Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đặc điểm truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.47 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------***------

VŨ THỊ BÍCH NGỌC

TƢ TƢỞNG CỦA KHỔNG TỬ
TRONG SÁCH LUẬN NGỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẾT HỌC

Hà Nội, 4/2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------***------

VŨ THỊ BÍCH NGỌC

TƢ TƢỞNG CỦA KHỔNG TỬ
TRONG SÁCH LUẬN NGỮ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẾT HỌC

Mã số: 60.22.03.01

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THANH BÌNH


Hà Nội, 4/2012


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS. Nguyễn Thanh Bình, khơng trùng lặp với bất cứ một cơng trình nào
được cơng bố trong thời gian gần đây.
Đồng thời Luận văn có kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề
tài. Những tư liệu được sử dụng để thực hiện Luận văn được trích dẫn cụ thể, có
xuất xứ rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung
Luận văn này của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Tác giả

Vũ Thị Bích Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, trước hết, em xin chân thành cảm ơn sự
dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cơ giáo trong Khoa Triết học, trưòng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em
học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Bình người đã trực tiếp hướng dẫn em tận tình và chu đáo trong q trình thực hiện và
hồn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những những người thân đã động viên,
khích lệ và chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng chắc chắn rằng, Luận văn vẫn còn nhiều hạn
chế và thiếu sót. Vì thế, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp ý kiến của các thầy

cơ và các bạn để Luận văn này được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Tác giả

Vũ Thị Bích Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 0
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 5
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 6
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
6. Ý nghĩa của luận văn ...................................................................................... 6
7. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 7
NỘI DUNG............................................................................................................. 8
Chƣơng 1: BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƢ TƢỞNG CỦA KHỔNG TỬ QUA SÁCH LUẬN NGỮ .............................. 8
1.1. Hồn cảnh ra đời ............................................................................................ 8
1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thời Xuân Thu ............................................... 8
1.1.2. Vài nét về Khổng Tử và sách “Luận ngữ” ............................................ 11
1.2. Một số tiền đề tƣ tƣởng cơ bản ảnh hƣởng đến sự hình thành tƣ tƣởng
của Khổng Tử và sách Luận ngữ ....................................................................... 16
1.2.1. Tư tưởng triết học về Âm – Dương ........................................................ 17
1.2.2. Thuyết Ngũ hành ................................................................................ 2020
1.2.3. Tư tưởng nhà Chu .................................................................................. 23
Chƣơng 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƢ TƢỞNG CỦA
KHỔNG TỬ QUA SÁCH LUẬN NGỮ ............................................................ 31

2.1. Quan niệm về thế giới .................................................................................. 31
2.2. Quan điểm về con ngƣời .............................................................................. 33
2.2.1. Quan niệm về bản tính của con người .................................................. 33
2.2.2. Quan niệm về vai trò của con người trong các mối quan hệ xã hội .... 39
2.3. Một số quan điểm cơ bản của Khổng Tử về đạo đức ............................... 59
2.3.1. Quan niệm về vai trò của đạo đức ......................................................... 59
2.3.2. Quan niệm về các chuẩn mực đạo đức .................................................. 64
2.4. Một số quan điểm cơ bản về giáo dục của Khổng Tử............................... 75
2.4.1. Quan niệm về mục đích giáo dục .......................................................... 75
2.4.2. Quan niệm về đối tượng của giáo dục ................................................... 78
2.4.3. Quan niệm về nội dung của giáo dục .................................................... 79
2.4.4. Quan điểm về phương pháp giáo dục ................................................... 82
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 90


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo là một trong những học thuyết có sức sống mãnh liệt và lâu dài
trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Nó đã vượt qua nhiều thử thách của không
gian và thời gian để trường tồn cho đến tận ngày nay. Những tư tưởng của Nho
giáo đã được cả thế giới biết đến và quan tâm nghiên cứu. Hệ tư tưởng Nho giáo
là hệ tư tưởng thống trị xã hội phong kiến Trung Quốc trong hầu hết các giai
đoạn phát triển của quốc gia phong kiến này. Khổng Tử tự cho mình là người
thuật lại đạo thánh hiền mà không sáng tạo, song trong suốt cuộc đời mình, trải
qua hoạt động lý luận cũng như hoạt động thực tiễn (chính trị, giáo dục…),
Khổng Tử đã hệ thống hóa lại các vấn đề cốt lõi của tư tưởng nhà Chu, tư tưởng
mà theo ông là đỉnh cao của văn hóa Trung Hoa. Trên cơ sở đó, ơng đề xuất một
hệ thống khái niệm then chốt của Nho giáo và ông đã xây dựng nên một học
thuyết triết học tương đối hoàn chỉnh thời bấy giờ, làm cho Nho giáo có một vị

thế vững chãi và có một vai trị, ảnh hưởng to lớn đối với xã hội và con người
mà nhiều trào lưu tư tưởng đương thời khác khó có được vị thế, vai trò ấy.
Tư tưởng và sự tồn tại lâu dài chế độ đ ng cấp nghiêm ngặt phù hợp với lợi
ích của giai cấp thống trị, có lợi cho ổn định xã hội l c bấy giờ đã ảnh hưởng và
tác động đến tư tưởng triết học về xã hội, đến tư tưởng chính trị của Khổng Tử.
Khổng Tử nhấn mạnh qui phạm, trật tự luân lý nghiêm ngặt và cho rằng, nếu
làm trái với bề trên hoặc trái với cha m đều là những tội lỗi nghiêm trọng. Theo
ông, quân vương phải quản lý tốt đất nước, thường dân phải trung thành với
quân vương; mỗi người đều có nhiều thân phận, có thể là con, có thể là cha, có
thể là thần tử...nhưng đều cần phải duy trì ranh giới tông - tôi nghiêm khắc. Như
vậy nhà nước mới thái bình, nhân dân mới có cuộc sống n ổn.
Khi học thuyết Khổng Tử mới xuất hiện đã không trở thành tư tưởng chủ
yếu ngay mà mãi đến thế k thứ II TCN, Trung Quốc l c đó đã là một nhà nước
theo chế độ trung ương tập quyền lớn mạnh và thống nhất, thì những tư tưởng
1


của ông mới là tư tưởng chủ đạo. Giai cấp thống trị đã nhận rõ rằng, tư tưởng
của Khổng Tử rất thích hợp cho sự duy trì trật tự, k cương và sự ổn định của xã
hội phong kiến, địa vị thống trị và lợi ích của giai cấp ấy trong việc duy trì sự
thống nhất của quốc gia phong kiến.
Qua nhiều cơng trình nghiên cứu về Nho giáo và Nho giáo Việt Nam cho
thấy, từ khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam cho đến bây giờ, Nho giáo đã và
đang ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội và con người Việt
Nam. Cho nên, việc nghiên cứu trở lại Nho giáo để tìm ra và phát huy những giá
trị nổi bật, những tinh hoa của Nho giáo, đồng thời kh ng định tính thực tiễn và
sức sống của nó là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong nghiên cứu.
Vì thế, nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử qua
sách Luận ngữ cũng không vượt ra khỏi mục tiêu ấy. Những tư tưởng ấy của
ông được thể hiện đầy đủ và tập trung trong sách Luận ngữ - một trong những

tác phẩm kinh điển của Nho giáo, đồng thời cũng là tác phẩm vơ tiền khống
hậu trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc thời cổ đại. Trải qua hơn 2550 năm, cuộc
đời và học thuyết của Khổng Tử cũng như sách Luận ngữ đã có nhiều thăng
trầm. Tần Thu Hồng đã tiến hành “Phần thư - khanh Nho” (đốt sách - chơn
học trị) và sách Luận ngữ đã bị thiêu rụi trong ngọn lửa bạo tàn…Sách Luận
ngữ sau khi được khôi phục đã trở thành kinh từ đời Hán. Đến đời Đường, nó
được khắc vào bia đá và được giữ nguyên cho đến tận bây giờ. Ở thời Tống, nó
là một trong bốn sách hợp thành Tứ thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung, Đại
học).
Theo thời gian, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, nhất là trong thời phong
kiến, tư tưởng của Khổng Tử nói riêng và Nho giáo nói chung khơng chỉ ảnh
hưởng và có vai trị chủ yếu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người
Việt Nam mà ngày càng trở thành công cụ tinh thần của các triều đại phong kiến
Việt Nam; đã thực sự đóng một vai trị nhất định trong sự hình thành và phát
triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đã

2


kh ng định, tư tưởng của Khổng Tử và Nho giáo là một trong những bộ phận cốt
lõi của di sản truyền thống dân tộc.
Trên cơ sở đó, từ góc độ tiếp cận triết học, tác giả lựa chọn vấn đề: “ Tư
tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ” làm đề tài nghiên cứu trong bản luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tư tưởng của Nho giáo
nói chung cũng như của Khổng Tử nói riêng. Vấn đề này ngày càng được quan
tâm hơn trong nghiên cứu và giảng dạy Nho giáo cũng như lịch sử Nho giáo,
lịch sử tư tưởng Trung Quốc và Việt Nam. Liên quan đến đề tài luận văn, có thể
kể đến một số cơng trình tiêu biểu sau:

Tứ thư tập chú của Chu Hy (Nguyễn Đức Lân dịch và ch giải, Nxb. Văn
hóa - Thông tin, năm 1998). Chu Hy (1130-1200) là một nhà Nho, nhà kinh học
nổi tiếng đời Tống, ông đã ch giải bốn sách: Đại học, Trung dung, Luận ngữ và
Mạnh tử, gộp lại thành bộ Tứ thư - tập sách gối đầu giường của nhiều thế hệ nho
sĩ, trí thức. Tác phẩm đã ch giải rõ ràng về những tư tưởng của Nho giáo trong
Tứ thư, qua đó ch ng ta có thể hiểu rõ hơn tư tưởng của Khổng Tử được thể
hiện trong đó về tất cả mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh. Đặc biệt khi ch giải sách
Luận ngữ, tác giả cũng đã làm rõ, làm nổi bật nhiều nội dung cơ bản của sách về
con người, đạo đức, giáo dục.v.v.
Lã Trấn Vũ với cuốn Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc (Trần Văn Tấn
dịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1964). Lã Trấn Vũ là một trong những học giả nổi
tiếng của Trung Quốc, ông đã viết rất nhiều tác phẩm về sử học, triết học, kinh
tế. Trong q trình nghiên cứu của mình, ơng đã vận dụng các quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội mà ông quan
tâm. Trong tác phẩm Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, ơng đã trình bày và
đánh giá khá tồn diện, sâu sắc quá trình hình thành phát triển các tư tưởng, học
thuyết của Nho giáo, Đạo gia, Pháp gia v.v. Khi trình bày tư tưởng của Khổng
Tử, đặc biệt là trong sách Luận ngữ, ông đã đề cập đến nhiều tư tưởng của
3


Khổng Tử thể hiện trong sách Luận ngữ như tư tưởng về con người, về đạo đức,
về giáo dục v.v. Đồng thời, cũng trong cuốn sách này, Lã Trấn Vũ cịn chỉ ra
những mặt tích cực và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của Khổng Tử.
Trong tác phẩm Nho giáo của Trần Trọng Kim, khi đề cập đến Khổng Tử và
tư tưởng của ông, tác giả cũng chủ yếu thơng qua sách Luận ngữ để trình bày
những vấn đề đó. Tác giả chỉ ra rằng, Luận ngữ thể hiện chủ yếu những tư tưởng
cơ bản của Khổng Tử về con người, đạo đức, giáo dục v.v. Trần Trọng Kim cho
rằng, theo Khổng Tử, bản tính con người vốn là lành, người có tính ác là do
hồn cảnh và có thể giáo dục con người trở thành thiện; con người phải có

Nhân, Lễ, Nghĩa, phải thực hiện “Chính danh định phận”. Từ việc nhìn nhận và
lý giải thực trạng của xã hội đương thời, dân tình khổ sở vì tình trạng vua ch a
tranh giành đoạt lợi và thiên hạ loạn lạc, Khổng Tử muốn đem cái đạo lớn của
thánh hiền mà khuyên răn mọi người, giáo hóa đạo đức cho mọi người để mọi
người có đạo đức, xã hội có đạo đức, gia tề, quốc trị, thiên hạ bình an.
Hai bộ giáo trình của Bộ Giáo dục và đào tạo là Giáo trình triết học MácLênin và Lịch sử triết học đã trình bày những nội dung cơ bản của Nho giáo nói
chung và của Khổng Tử nói riêng. Trong phần trình bày về triết học Trung Hoa
cổ - trung đại, các tác giả của cuốn sách này đã nhấn mạnh, lịch sử lâu đời cùng
với sự phát triển đi lên của xã hội Trung Quốc dẫn đến việc hình thành nên các
trường phái triết học khá hồn chỉnh…Các trường phái này luôn lấy con người
làm trung tâm trong q trình nghiên cứu, có xu hướng chung là giải quyết
những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội Trung Hoa đặt ra l c bấy
giờ. Đặc biệt là, trong khi trình bày những nội dung chủ yếu của Nho giáo Trung
Quốc, các tác giả đã trình bày và đánh giá khái quát tư tưởng của Khổng Tử về
con người, đạo đức, giáo dục v.v. Và các tác giả đã đi đến kết luận rằng, Khổng
Tử là người sáng lập nên trường phái Nho giáo, những tư tưởng của Khổng Tử
là cơ sở để các nhà Nho về sau kế thừa và phát triển.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu trên đây, liên quan đến nội dung đề tài
luận văn, cịn có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều bài viết được đăng trong
4


các K yếu, Hội nghị và hội thảo khoa học, các Tạp chí khoa học như: Việc
nghiên cứu Khổng Tử và Nho giáo ở Trung Quốc trong thập kỷ 80 (Phan Văn
Các, Tạp chí Triết học, số 1, 1991); Tìm hiểu tư tưởng của Nho giáo ( Minh
Anh, Tạp chí Triết học, số 12, 2002); Về quá trình Nho giáo du nhập vào Việt
Nam (Từ đầu công nguyên đến thế kỷ XIX) ( Dỗn Chính, Nguyễn Sinh Kế, Tạp
chí Triết học, số 9, 2004); Nghiên cứu con người giáo dục và phát triển thế kỷ
XIX (Kỷ yếu cơng trình khoa học, Hà Nội, 1995); Nho học và Nho học ở Việt
Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn ( Nguyễn Tài Thư, Nxb. Khoa học xã hội,

Hà Nội, 1997); Vấn đề bản chất con người trong Nho giáo Trung Quốc cổ đại của
Nguyễn Văn Thọ (Tạp chí Triết học, số 1, năm 2005), Tình hình nghiên cứu và
hoạt động của giới Nho học Trung Quốc mấy năm nay của GS.TS.Nguyễn Tài
Thư (Tạp chí Triết học, số 8, năm 2007), Phạm trù Đức trong học thuyết của
Khổng Tử của Trần Nguyên Việt (Tạp chí Triết học, số 3, năm 2004).
Tuy nhiên, liên quan đến đề tài luận văn, cho đến nay chưa có một cơng
trình nghiên cứu cụ thể nào trình bày một cách có hệ thống, đánh giá một cách
khách quan, toàn diện về tư tưởng của Khổng Tử, dù rằng, tư tưởng ấy của ông
thể hiện tập trung trong sách Luận ngữ.
Luận văn này, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những thành quả nghiên cứu từ
những cơng trình nghiên cứu đã có về tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ
và từ phương pháp tiếp cận triết học, tác giả luận văn cố gắng tập trung trình bày
một cách có hệ thống và tồn diện những nội dung cụ thể, những vấn đề chủ yếu
trong tư tưởng của Khổng Tử thể hiện trong sách Luận ngữ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là, thơng qua việc trình bày và phân tích một cách có
hệ thống những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử qua sách Luận
ngữ để từ đó, bước đầu vạch ra những giá trị và hạn chế của tư tưởng này.
Xuất phát từ lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu và mục đích đặt ra cho
đề tài, nhiệm vụ của Luận văn như sau:

5


- Trình bày khái lược về bối cảnh lịch sử, kinh tế-xã hội và tiền đề hình
thành tư tưởng của Khổng Tử và sách Luận ngữ.
- Phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử qua sách
Luận ngữ.
- Trên cơ sở đó, thơng qua và kết hợp việc trình bày những nội dung cơ bản
ấy, bước đầu vạch ra một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của

Khổng Tử.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người, đạo đức,
giáo dục v.v.
Luận văn vận dụng phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, phương
pháp nghiên cứu lịch sử triết học, nhất là lịch sử triết học phương Đơng. Ngồi
ra, luận văn cịn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác
như: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, phương
pháp lịch sử - cụ thể, phương pháp đối chiếu - so sánh, phương pháp trừu tượng
hóa, phương pháp hệ thống cấu tr c…
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những nội dung cơ bản trong tư
tưởng của Khổng Tử qua sách Luận ngữ.
+ Phạm vi nghiên cứu của Luận văn tập trung chủ yếu vào sách Luận ngữ
được xếp vào trong bộ Tứ thư tập chú do Chu Hy biên tập và ch giải. Do vậy,
ngoài sách Luận ngữ này, tư tưởng của Khổng Tử còn được thể hiện trong các
sách khác của bộ Tứ thư (sách Đại học, sách Trung dung và sách Mạnh tử) và sự
ch giải của Tăng Sâm, Tử Tư và Mạnh Tử về nhiều lời nói, lời dạy của Khổng
Tử được ghi chép trong cuốn sách này.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ hơn những nội dung chủ yếu, những giá trị và hạn
chế cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử (thể hiện trong sách Luận ngữ), qua đó
6


nhấn mạnh những tư tưởng và giá trị nổi bật mà ch ng ta cần kế thừa và phát
huy trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta hiện nay.
7. Đóng góp của luận văn
Những kết quả đạt được của Luận văn này sẽ là sự bổ sung cần thiết trong

việc nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện hơn tư tưởng của Khổng Tử
cũng như của phái Nho gia.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên
cứu và học tập Nho giáo nói chung và tư tưởng của Khổng Tử nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội
dung của luận văn gồm có 2 chương, 6 tiết.
Chƣơng 1: Bối cảnh kinh tế - xã hội và tiền đề hình thành tƣ tƣởng của
Khổng Tử và sách Luận ngữ (2 tiết).
Chƣơng 2: Một số nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng của Khổng Tử qua
sách Luận ngữ (4 tiết).

7


NỘI DUNG
Chƣơng 1:
BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƢ TƢỞNG CỦA KHỔNG TỬ QUA SÁCH LUẬN NGỮ
1.1. Hồn cảnh ra đời
1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thời Xuân Thu
Khi nghiên cứu tư tưởng của bất cứ nhà tư tưởng hay triết gia nào đều phải
dựa vào tình hình kinh tế và chính trị của thời đại đã hình thành và chi phối tư
tưởng đó.
Theo nhiều nguồn tư liệu và tài liệu lịch sử khác nhau cho thấy, thời đại mà
Khổng Tử sống là thời kỳ xã hội Trung Quốc có nhiều biến đổi sâu sắc trên tất
cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người.
Trong lĩnh vực kinh tế: Thời Xuân Thu, nền kinh tế Trung Quốc đang
chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Nghề luyện sắt và kỹ thuật luyện
sắt ngày càng phát triển. Sự tiến bộ trong ngành luyện sắt đã th c đẩy sự phát triển

hơn nữa lĩnh vực thủ công nghiệp và nông nghiệp. Đồ chạm vàng và dát bạc, hàng
lụa và đồ sơn là những sản phẩm thủ công đạt tới trình độ tinh xảo nhất.
Các thành phố lớn đều tự chế tạo ra tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi
và phát triển thương nghiệp. Thương nhân ở các thành thị cịn có nghề cho vay
nặng lãi, tích trữ đầu cơ, ni rất nhiều nơ lệ để vận chuyển hàng hóa. Những
thương nhân lớn có thế lực về kinh tế thường có nhiều tham vọng về chính trị,
muốn dựa vào sức mạnh kinh tế và tiền tài để mưu đoạt và kh ng định quyền lực
chính trị của mình. Nhiều thương nhân kết giao với chư hầu và công khanh đại
phu để tác động và ảnh hưởng đến đời sống chính trị đương thời. Tuy nhiên, do
tình trạng xã hội rối ren, phương tiện giao thông thô sơ, lãnh thổ chia năm xẻ
bảy do nạn chư hầu cát cứ, đi lại khó khăn nên việc kinh doanh địi hỏi phải do
những người có đầu óc tháo vát và lịng quả cảm đảm đương. Hơn nữa, nghề
bn bán ở Trung Quốc thời bấy giờ bị coi là nghề rẻ mạt nhất (theo quan điểm
8


“nơng vi bản, thương vi mạt”), nên nó cũng chưa thực sự phát triển. Nhưng sự
hình thành của thương nghiệp, buôn bán đã tạo ra trong cơ cấu giai cấp xã hội
một tầng lớp mới, đó là tầng lớp thương nhân. Từ tầng lớp này dần dần xuất
hiện một loại quý tộc mới với thế lực ngày càng mạnh, tìm cách leo lên tranh
giành quyền lực với tầng lớp quý tộc cũ.
Thu lợi và canh tác nông nghiệp ở các nước đều dần dần phát triển. Diện
tích đất đai canh tác ngày càng được mở rộng. Kỹ thuật trồng trọt cũng được cải
tiến, tạo điều kiện tăng năng suất trong nông nghiệp. Công xã giao h n đất công
cho từng gia đình nơng nơ cày cấy trong thời hạn lâu dài. Vì thế, nơng dân có
thể dùng phương pháp lưu canh hay luân canh để tăng năng suất cây trồng. Nhân
dân dọc sơng Hồng Hà đắp hàng nghìn dặm đê dọc theo sông. Nhân dân các
nước Sở, Tề, Ngụy đều đào mương, thơng ngịi với các con sơng lớn, hình thành
một hệ thống tưới tiêu và mạng lưới giao thông đường thu rất thuận lợi. Nhưng
tình trạng mâu thuẫn và chiến tranh giữa các nước đã làm cho công cuộc thu

lợi chưa phát huy hết tác dụng của nó. Thậm chí có nhiều lần, để đối phó với các
thế lực thù địch, nhiều nước đã sử dụng cả biện pháp phá đê hoặc ngăn sông,
ngăn đập để gây lũ lụt, hạn hán cho đối phương.
Trong lĩnh vực chính trị - xã hội: Thời kỳ Xuân Thu là giai đoạn chuyển
biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ (với các sứ quan cát cứ khắp nơi) sang giai đoạn
hình thành quốc gia phong kiến tập quyền. Nhà Chu bị phân rã làm 7 quốc gia
khác nhau : Tần, Sở, Tề, Ngụy, Hàn, Triệu, Yên. Tần Thu Hoàng - vua nước
Tần đã tiêu diệt 6 nước, thống nhất giang sơn hình thành nhà nước phong kiến
tập quyền đầu tiên. Dưới thời thịnh vượng của nhà Chu, đất đai thuộc về nhà vua
thì nay quyền sở hữu tối cao về đất đai ấy bị một tầng lớp mới, tầng lớp địa chủ
chiếm làm tư hữu. Một sự phân hoá sang hèn dựa trên cơ sở tài sản xuất hiện.
Xã hội l c này ở vào tình trạng hết sức đảo lộn. Sự tranh giành địa vị xã hội của
các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh
khốc liệt liên miên. Chiến tranh giữa các nước ngày càng nhiều hơn và khốc liệt
hơn đã phá hoại nghiêm trọng sức sản xuất xã hội thời đó. Nhân dân phải chịu
9


mọi tai họa nặng nề từ thực trạng ấy nên họ ln khao khát một cuộc sống hồ
bình, n ổn.
Thời Xuân Thu, các lãnh ch a càng tăng cường bóc lột nhân dân lao động.
Người dân ngoài việc phải đi chiến trận thực hiện các cuộc chinh phạt của các
tập đồn q tộc cịn phải chịu sưu thuế, phu phen, lao dịch nặng nề. Thiên tai
thường xuyên xảy ra, nạn cướp bóc nổi lên khắp nơi làm cho đời sống nhân dân
càng thêm khốn khổ. Dân phải sống lưu vong, đồng trong ruộng ngoài bỏ hoang.
Việc các nước gây chiến tranh thơn tính lẫn nhau cũng như các lãnh ch a
bóc lột tàn khốc dân ch ng khơng chỉ dẫn tới sự diệt vong của hàng loạt nước
chư hầu nhỏ mà còn phá hoại lễ nghĩa nhà Chu, phá hoại trật tự triều hội, triều
cống, chinh phạt giữa các nước chư hầu làm cho mâu thuẫn trong giai cấp thống
trị ngày càng trở nên gay gắt và sự rối loạn trong xã hội ngày càng gia tăng. Đặc

biệt những nghi lễ chặt chẽ, tơn nghiêm trước đây đã từng góp phần bảo vệ và
làm hưng thịnh chế độ tông pháp nhà Chu, đến l c này cũng bị xem thường.
Tình trạng lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo đức suy đồi ở thời kỳ Xuân Thu
biểu hiện qua các tệ nạn xã hội như “tiếm ngôi việt vị”, chư hầu chiếm dụng lễ
nghĩa của Thiên tử, đại phu chiếm dụng lễ của chư hầu. Cùng với nạn “tiếm ngôi
việt vị”, chế độ triều cống cũng bị các chư hầu tự ý phá bỏ. Thậm chí các nước
lớn cịn mượn danh Thiên tử bắt các nước nhỏ cống nạp và lệ thuộc vào mình.
Theo Tử Sản, mỗi lần nước Trịnh cống nạp cho nước Tấn “phải dùng đến một
trăm xe chở lụa và da th , mà một trăm xe thì phải cả ngàn người”. Trong xã
hội, cảnh tôi giết vua, con hại cha, anh em, vợ chồng chia lìa thường xun xảy
ra. Tình trạng đó, theo Khổng Tử khơng phải xảy ra một sớm một chiều mà nó
đã âm ỉ, mục ruỗng từ lâu. Chế độ lễ nghi nhà Chu trở thành các hình thức sáo
rỗng. Việc “tang viếng, tế lễ, ch c mừng” trở thành thủ đoạn ngoại giao chứ
khơng cịn là lễ nghĩa của quan hệ gia tộc và trật tự xã hội nữa.
Như vậy, đến thời Xuân Thu, cách tổ chức và quản lý xã hội theo mơ hình
cũ khơng cịn phù hợp nữa nên cần có một mơ hình xã hội mới lý tưởng hơn,
đồng thời phải thiết lập lại trật tự, k cương của xã hội và đưa xã hội vào thế ổn
10


định. Đó cũng là một nội dung chủ yếu trong đời sống tư tưởng, chính trị của xã
hội Trung Quốc thời bấy giờ, đã ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng của
Khổng Tử nói riêng của Nho giáo nói chung.
1.1.2. Vài nét về Khổng Tử và sách “Luận ngữ”
1.1.2.1. Khổng Tử lược sử
Ông tổ ba đời của Khổng Tử vốn gốc người nước Tống (Hà Nam), dời sang
nước Lỗ (Sơn Đông). Thân phụ của Khổng Tử tên là Th c Lương Ngột, làm
quan võ, lấy bà vợ trước sinh được 9 người con gái. Bà vợ lẽ sinh được một
người con trai có tật ở chân, đặt tên là Mạnh Bì. Khi đã về già, ơng Th c Lương
Ngột mới lấy bà Nhan Thị và sinh ra Khổng Tử, vào mùa đông, tháng 10 năm

Canh Tuất, năm thứ 21 đời vua Linh Vương nhà Chu, tức năm 551 TCN.
Chuyện kể rằng bà Nhan Thị có lên n i Ni Khâu để cầu tự, vì thế khi sinh ra,
Khổng Tử được đặt tên là Khâu, tự là Trọng Ni. Có sách lại chép rằng Khổng
Tử có tên là Khâu vì trán cao và gồ lên như cái gị, vì khâu theo ý nghĩa chữ
Trung Hoa là cái gò.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng, trước khi Khổng Tử chào đời, bà Nhan
Thị đã thấy một con kỳ lân nhả ra tờ ngọc thư trên đó có viết “Thủy tinh chi tử,
kế suy Chu vi tố vương” (con của Vua Thủy tinh, nối tiếp nhà Chu đã suy vi để
làm Vua không ngai). Bà Nhan Thị bèn lấy dây lụa, buộc sừng con kỳ lân. Vài
ngày sau, con kỳ lân biến mất.
Khi Khổng Tử lên 3 tuổi, thân phụ mất. Sách sử khơng nói rõ về tuổi trẻ của
Khổng Tử mà chỉ ghi rằng, phu tử hay cùng các bạn nhỏ tuổi bày đồ c ng tế,
một điều tỏ rõ bản tính quý trọng các điều lễ nghĩa. Năm 19 tuổi, Khổng Tử lập
gia đình và sau đó nhậm chức Ủy Lại với cơng việc là cai quản việc đong thóc ở
kho, sau lại làm “Tu chức lại” coi việc nuôi bò, dê để dùng vào việc c ng tế.
Vào l c này, Khổng Tử đã nổi tiếng là một người tài giỏi vì vậy một vị quan
nước Lỗ tên là Trọng Tôn Cồ đã cho hai người con là Hà Kỵ và Nam Cung Quát
theo học ông.

11


Khổng Tử nghiên cứu về Nho thuật nên rất ch ý đến các lễ nghi và phép
tắc của các bậc đế vương đời trước và muốn tìm hiểu các bản văn, tài liệu, hình
tượng liên hệ, thời đó đang được lưu trữ tại Lạc Dương là kinh đô của nhà Chu.
Năm 28 hay 29 tuổi, Khổng Tử muốn đi Lạc Dương nhưng vì đường xa, lộ phí
q cao nên đã không thể đi được. L c bấy giờ người học trò cũ là Nam Cung
Quát liền tâu với Lỗ Hầu và nhà vua đã cho Khổng Tử một cỗ xe hai con ngựa
và vài người hầu hạ để ra đi.
Thời đó, người phụ trách tịa nhà lưu trữ các văn thư cổ ghi chép các biến cố

từ thế k thứ 23 TCN trở về sau là Lão Tử. Các văn kiện của thời đại đó được
khắc bằng chữ cổ lên trên ngói, tre hay mu rùa. Lão Tử đã gi p Khổng Tử sử
dụng các văn khố, sao chép tài liệu để về sau này dùng làm căn bản cho việc san
định sách. Khổng Tử cũng học về “Lễ" với Lão Tử và về “Nhạc" với Tràng
Hoành.
Sau khi ở Lạc Dương trở về, học vấn của Khổng Tử cũng được mở rộng
hơn trước, học trị vì thế theo học rất đông. Ý muốn của Khổng Tử là mang sở
học của mình ra trị dân, gi p nước, nhưng vua nước Lỗ khơng dùng ơng. Khi
nước Lỗ có loạn, Khổng Tử phải bỏ chạy sang nước Tề. Vua nước Tề là Tề
Hầu đã đón ơng tới để hỏi ý kiến về các vấn đề chính trị và đã rất khâm phục,
định dùng đất Ni Khê phong cho ông nhưng ý định đó đã bị quan đại phu là
Án Anh ngăn cản.
Buồn bã, Khổng Tử lại trở về nước Lỗ, nghiên cứu về đạo Thánh hiền và mở
trường dạy học. Khơng có tài liệu nào ghi chép về chương trình giảng huấn của
Khổng Tử song có lẽ nội dung giáo dục gồm Lễ, Nhạc, Sử và Văn thơ.
Năm Khổng Tử 51 tuổi, vua nước Lỗ mời ông làm quan Trung Đô Tể tức là
vị quan quản trị kinh thành rồi thăng lên cấp Đại Tư Khấu (như Bộ trưởng Tư
pháp ngày nay). Trong 4 năm đảm nhiệm chức vụ này, Khổng Tử đã đặt ra các
phép tắc, đề ra việc cứu gi p người nghèo khó, quy định việc chơn cất người
chết... Nhờ đó mà luật lệ phân minh, mọi người dân được dạy bảo các điều lễ
nghĩa, trai gái theo lễ giáo, kẻ gian phi khơng có.
12


Sau đó, vua nước Lỗ lại cất nhắc Khổng Tử lên chức Nhiếp Tướng Sự, được
quyền bàn việc nước. Chuyện còn kể rằng, khi cầm quyền, Khổng Tử đã giết kẻ
gian thần là Nhiếp Chính Mão và gi p nước Lỗ trở thành một miền đất thanh
bình, thịnh trị.
Vua nước Tề bên cạnh bèn tìm cách hãm hại nước Lỗ bằng cách đưa qua
tặng vua Lỗ 80 gái đ p và 30 ngựa tốt, khiến cho vua Lỗ đam mê. Vì thế Khổng

Tử đã từ chức, rồi rời qua nước Vệ cùng một số mơn đệ trong đó có Tử Lộ và
Nhan Hồi là người học trò được Khổng Tử đặc biệt ưa thích. Sau khi ở nước Vệ
10 tháng mà không được vua nước này trọng dụng, Khổng Tử lại đi qua nước
Trần và trên đường đi, tại đất Khuông, ông bị nhầm lẫn là Dương Hổ, một tên
tàn bạo, nên bị qn lính vây hãm. Các mơn đệ định xông ra chống cự nhưng
Khổng Tử không cho phép và bảo Tử Lộ đem đàn ra gẩy và chính mình hát
theo, nhờ đó mới chứng tỏ được sự thực. Rồi trong thời gian ở nước Tống,
Khổng Tử suýt bị ám hại bởi quan Tư Mã tên là Hoàn Đồi.
Sở dĩ Khổng Tử đi hết nước này qua nước kia vì chỉ muốn đem cái sở học
của mình về trị dân để thuyết phục các bậc vua ch a nghe theo, làm theo. Nhưng
vào thời kỳ loạn lạc đó, khơng bậc vương giả nào ch ý đến các điều lễ nghĩa
của Khổng Tử. Có lẽ trong thời gian đi chu du thiên hạ này, trường phái Khổng
học đã được củng cố và số môn đệ theo học cũng gia tăng rất nhiều. Tính ra từ
khi rời nước Lỗ, Khổng Tử đã đi qua tất cả 14 nước và trở về q hương vào
tuổi 68 (khoảng năm 484 TCN).
Khơng có văn bản nào ghi lại các năm cuối đời của Khổng Tử song chắc
chắn ông đã dùng quãng thời gian cuối cùng này để dạy học trò, đọc lại tất cả các
tài liệu thu thập được trong các chuyến đi và biên soạn các tác phẩm. Những năm
cuối cùng cũng là giai đoạn bất hạnh đối với Khổng Tử vì người con trai độc nhất
của ông qua đời, rồi tới lượt Nhan Hồi là môn đệ mà ông yêu quý nhất cũng qua
đời. Năm 480 TCN, Tử Lộ cũng chết vì trận mạc. Khổng Tử mất vào năm 479
TCN, thọ 72 tuổi, mộ chôn tại Khổng Lâm, cách huyện Kh c Phụ thuộc tỉnh Sơn

13


Đông hai dặm. Các môn đệ rất thương tiếc vị Thầy nên họ đã làm nhà bên mộ và
để tang ông trong nhiều năm.
* Các sách của Khổng Tử.
Khổng Tử được coi là một trong các nhà biên soạn một số sách cổ quan trọng

nhất của Trung Hoa. Ông đã xếp đặt lại các văn thơ cổ trong cuốn Kinh Thi. Đây là
bộ sách chép các bài ca, bài dao từ thời thượng cổ tới đời vua Bình Vương nhà Chu.
Bộ Kinh Thư do Khổng Tử biên soạn là một bộ sử rất có giá trị, đã ghi chép
các lời vua tôi khuyên bảo nhau từ đời Nghiêu, Thuấn đến đời Đông Chu. Bộ
Kinh Dịch là bộ sách lý học, giải thích quan niệm của người Trung Hoa cổ xưa
về sự biến hóa của trời đất, trong đó có cả cách bói tốn để tiên đốn trước điều
lành dữ. Khổng Tử đã soạn lại sách này nhưng giảng rõ thêm về phần đạo lý
khiến cho sau này, Kinh Dịch là một bộ sách trọng yếu của Nho giáo.
Bộ sách thứ tư của Khổng Tử là Kinh Lễ. Đây là bộ sách ghi chép các lễ
nghi để duy trì các tình cảm tốt, các phép tắc cư xử trong xã hội. Kinh Nhạc là
bộ sách thứ năm, đã bị thiệt hại nhiều nhất do việc nhà Tần đốt sách.
Bộ sách quan trọng nhất và do chính Khổng Tử soạn ra là Kinh Xuân Thu.
Khổng Tử đã dùng lối viết sử để chép các chuyện về nước Lỗ, với đầy đủ niên
biểu của 12 vị vua từ Lỗ Ẩn Công đến Lỗ Ai Công, bắt đầu từ năm 722 TCN
đến năm 479 TCN. Đây là một bộ sách hàm chứa các triết lý về nền chính trị của
nước Trung Hoa thời cổ. Sau khi Khổng Tử đã qua đời, các môn đệ của ông đã
biên soạn cuốn Luận ngữ ghi chép các đàm thoại của Khổng Tử với các vua
quan và các môn đệ. Cuốn sách này chứa đựng nhiều tư tưởng triết học về thế
giới, con người, về chính trị, về đạo đức và giáo dục v.v. của Khổng Tử.
Khổng Tử đã quan tâm tới thực trạng vô đạo đức và thiếu đạo đức của các
chính quyền thời đó và ơng đã cố gắng tìm kiếm một vị vua anh minh có thể
chấp nhận quan điểm của ơng là phải dùng các chuẩn mực và quy phạm đạo đức
làm nguyên tắc trong việc cai trị dân ch ng, quản lý xã hội.
Khổng Tử cho rằng, việc chính trị trở nên tốt hay xấu là do nhà cai trị và người
này phải mang lại hạnh ph c và an lạc cho người dân, muốn thế, bậc vua ch a phải
14


làm gương về mặt đạo đức và thi hành các biện pháp mang nội dung đạo đức để
giáo dục và chi phối mọi suy nghĩ và hành động của những người khác.

Khổng Tử bác bỏ cách dùng luật pháp nghiêm ngặt và tin rằng, dùng đạo
đức, luân lý đạo đức là cách thức, là phương pháp hay nhất để duy trì trật tự, k
cương và sự ổn định trong xã hội.
Tơn chỉ này của Khổng Tử được nói ra ở Kinh Xuân Thu với các ý nghĩa
“chính danh và định phận", và một nước được thịnh trị vì nơi đó “vua ra vua, tôi
ra tôi, cha ra cha, con ra con”. Khi danh phận đã được định rõ thì mọi người đều
có địa vị chính đáng của mình, trên ra trên, dưới ra dưới, tất cả đều có trật tự
phân minh. Đây chính là thuyết “Chính Danh” của Khổng Tử. Ông coi những
năm đầu của nhà Chu là hình thức chính quyền tốt đ p nhất.
Khổng Tử tự coi mình chỉ là người truyền lại các ý tưởng của cổ nhân đã có
từ trước, tuy nhiên ơng đã là nhà tư tưởng Trung Hoa đầu tiên đề cập tới các
quan niệm căn bản không những của nền Khổng học mà của nền Triết học
Trung Hoa thời cổ - trung đại.
1.1.2.2. Vài nét về sách Luận ngữ
Sách Luận ngữ là một sách trong bộ Tứ thư của Nho gia, được trình bày
dưới dạng “ngữ lục”, không theo một thứ tự logic nhất định, do môn đệ của
Khổng Tử ghi chép lại những lời dạy và việc làm của Khổng Tử, với nội dung
bao quát tư tưởng của Nho gia về mọi lĩnh vực: triết học, chính trị, đạo đức, giáo
dục,… và có những câu đề cập đến tâm lý người đời. Sách được định hình vào
khoảng đầu thời Chiến Quốc (480-221 TCN), là sách sưu tập ghi chép lại những
lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. Sách đã được cổ
nhân nhiều đời coi là sách cơ bản về đạo đức và mở rộng tầm kiến thức. Lời văn
trong sách luôn luôn ngắn gọn và kh c triết, nhiều câu đã trở thành những câu
cách ngôn dễ nhớ.
Sách Luận ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các
thiên khơng có liên hệ với nhau.

15



Thiên 1: Học Nhi

Thiên 11: Tiên Tiến

Thiên 2: Vi Chính

Thiên 12: Nhan Uyên

Thiên 3: Bát Dật

Thiên 13: Tử Lộ

Thiên 4: Lý Nhân

Thiên 14: Hiến Vấn

Thiên 5: Công Dã Tràng

Thiên 15: Vệ Linh Công

Thiên 6: Ung Dã

Thiên 16: Quý Thị

Thiên 7: Thuật Nhi

Thiên 17: Dương Hóa

Thiên 8: Thái Bá


Thiên 18: Vi Tử

Thiên 9: Tử Hãn

Thiên 19: Tử Trương

Thiên 10: Hương Đảng

Thiên 20: Nghiêu Viết

Sách Luận ngữ trong thời cổ đại Trung Quốc ch ng khác nào như “Kinh
thánh” của phương Tây. Nếu là dân thường phải lấy tư tưởng của cuốn sách này
để qui phạm đời sống của mình, nếu là một quan lại cũng phải am hiểu sâu cuốn
sách này. Trong lịch sử Trung Quốc có cách nói rằng, nửa cuốn Luận ngữ có thể
thống trị thiên hạ, ý nói chỉ cần biết một nửa trong Luận ngữ là đủ để quản lý đất
nước. Trong thực tế, Luận ngữ không phải là cuốn sách giáo thuyết mà là một
cuốn sách có nội dung phong ph , ngơn ngữ sinh động và trí tuệ. Trong cuốn
sách này, những lời nói của Khổng Tử đề cập tới rất nhiều mặt, như đọc sách,
âm nhạc, du ngoạn, kết bạn...Đọc sách này, người ta hiểu được phẩm chất tư
cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông tỏ ra là người thấu hiểu
tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ,
từng hồn cảnh của mỗi người. Như có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho
mỗi người một cách, với một nội dung ít nhiều khác nhau.
1.2. Một số tiền đề tƣ tƣởng cơ bản ảnh hƣởng đến sự hình thành tƣ
tƣởng của Khổng Tử và sách Luận ngữ
Ở Trung Quốc, những quan niệm triết lý về “Âm - Dương”, “Ngũ hành” đã
được lưu truyền từ trước thời kỳ Xuân Thu. Tới thời Xuân Thu, những tư tưởng
về Âm Dương - Ngũ hành đó đã đạt tới mức là một hệ thống các quan niệm về

16



bản ngun và tính biến dịch của thế giới. Đó cũng chính là những tư tưởng có
ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tư tưởng của Khổng Tử.
1.2.1. Tư tưởng triết học về Âm – Dương
Triết học Âm - Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên
và phổ biến của vạn vật, đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau : Âm và
Dương.
Âm - Dương thống nhất trong Thái cực (Thái cực được coi như nguyên lý
của sự thống nhất của hai mặt đối lập là âm và dương). Nguyên lý này nói lên
tính tồn v n, chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm
tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi.
Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Nguyên lý này nói lên khả
năng biến đổi Âm - Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực.
Sự quát đồ hình Thái cực Âm - Dương còn bao hàm nguyên lý : Dương tiến
đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại, đồng thời “Dương cực thì Âm sinh”,
“Âm thịnh thì Dương khởi”.
Bản thể của vũ trụ là “Đạo” hay “Chân như” vốn vô thu , vô chung, bất khả
tư nghị, hàm chứa và bao trùm tất cả mà không phân biệt. Do hàm chứa và bao
trùm tất cả nên Đạo tràn đầy, viên mãn. Do không phân biệt nên Đạo vô cùng
thông biến. Do bất khả tư nghị nên không thể dùng lời mà có thể định nghĩa hay
diễn tả chính xác, chỉ có thể cảm thấy, nhận thức được, mơ tả một cách tương
đối, người xưa “gượng” mà diễn đạt Đạo một cách hình tượng là hình trịn. Do
Đạo khơng phân biệt nên nó chí tịnh, đồng thời, do hàm chứa tất cả nên nó hàm
chứa tính động – âm. Khi tính âm thể hiện cái dụng của nó là động, dù cịn vơ
cùng nhỏ, nhưng ở trong cái chí tịnh của Đạo, nên vẫn xuất hiện sự phân biệt
của phần Đạo cịn lại với nó được gọi là tính dương.
Tính âm và tính dương chỉ là những thuộc tính nên ch ng thể hiện mình ra
thơng qua những lực lượng tương ứng, xuất hiện cùng với ch ng gọi là lực
lượng âm, lực lượng dương.


17


Do có sự phân biệt âm dương, nên lực lượng âm, lực lượng dương tương tác
nhau hình thành Vạn tượng. Trong q trình tương tác âm dương đó, Vạn tượng
sinh sinh hoá hoá liên miên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp … tạo nên
thế giới, vũ trụ ngày nay.
Như vậy, bản thể của vũ trụ là Đạo hay Chân như vốn bất khả tư nghị. Cái
Tướng của nó là Vạn tượng cùng cái Dụng của nó là cái lý tương tác âm dương.
Quán về vũ trụ ta phải quán trên cái thế chân vạc Thể - Tướng – Dụng của nó
như thế.
Như vậy, Vạn tượng sinh ra từ Đạo, là kết quả của tương tác âm dương,
người xưa diễn đạt nó một cách hình tượng là hình vng, phân biệt với hình
trịn là Đạo. Âm được ký hiệu là một nét đứt, còn dương – một nét liền. Vạn
tượng là cái tướng của Vũ trụ, sinh sinh hoá hoá liên miên bất tận theo cái lý âm
dương. Cái lý của âm là động, tức là luôn biến đổi, có xu hướng phá vỡ trạng
thái ban đầu, đổi mới và uyển chuyển … Cái lý của dương là tịnh, tức là có xu
hướng bảo tồn cái trạng thái ban đầu, bảo thủ, cứng mạnh … Sự tương tác của
âm, dương là nguyên nhân, động lực phát triển của Vạn tượng.
Vạn tượng sinh hố, phát triển, có nghĩa là nó biến đổi, hay có những giá trị
mới được tạo ra trong quá trình tương tác của các lực lượng âm, dương làm tăng
tính phức tạp, cũng như số lượng của Vạn tượng. Những giá trị mới đó chính là
kết quả của sự tương tác âm dương, đồng thời cũng bổ xung cho lực lượng âm
và lực lượng dương, làm cho lực lượng âm, dương cũng không ngừng phát triển
cùng vạn tượng. Hệ quả tiếp theo là tăng cường hơn nũa sự tương tác âm dương
và những giá trị mới lại được tạo ra nhiều hơn nữa.
Trong quá trình tương tác, tạo ra những giá trị mới làm cho Vạn tượng
không ngừng biến đổi và phát triển, cả lực lượng âm lẫn lực lượng dương đều có
xu hướng giành lấy cho mình giá trị mới đó càng nhiều càng tốt. Nhưng mức độ

chiếm đoạt giá trị mới đó tuỳ thuộc vào tương quan giữa khả năng chiếm đoạt
của lực lượng âm và lực lượng dương trong Vạn tượng.

18


Như vậy, trong quá trình phát triển của Vạn tượng, lực lượng âm, dương
không ngừng tương tác làm nảy sinh những giá trị mới, đồng thời ch ng cũng
không ngừng tranh giành chiếm đoạt những giá trị mới đó. Đó chính là nội dung
của sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập là các lực lượng âm, dương
trong Vạn tượng.
Để tạo ra những giá trị mới, các lực lượng âm, dương phải thống nhất với
nhau trong tương tác. Nếu chỉ có một mình lực lượng âm hay một mình lực lượng
dương, sẽ khơng có sự tương tác âm dương và giá trị mới không thể nảy sinh. Cả
lực lượng âm và lực lượng dương đều có xu hướng chiếm đoạt giá trị mới này. Để
có thể chiếm đoạt, trước tiên giá trị mới phải được tạo ra. Để được tạo ra giá trị
mới, lực lượng âm, dương phải thống nhất với nhau trong tương tác.
Vì tranh giành những giá trị mới - sản phẩm của quá trình tương tác âm
dương – các lực lượng âm, dương đấu tranh với nhau, và vì thế mâu thuẫn với
nhau. Giá trị mới được tạo ra tuỳ thuộc vai trò và qui mơ của các lực lượng âm,
dương trong q trình tương tác, còn mức độ chiếm đoạt giá trị mới tuỳ thuộc
vào sức mạnh và khả năng chiếm đoạt của lực lượng âm và lực lượng dương
tương quan như thế nào. Khi có sự tương ứng giữa vai trị tương tác và khả năng
chiếm đoạt đó thì Vạn tượng phát triển tốt nhất. Lực lượng âm dương tuy mâu
thuẫn nhưng đó là mâu thuẫn tích cực, kích thích Vạn tượng phát triển, ta nói
Vạn tượng có trạng thái âm dương hài hồ. Cịn nếu sự tương ứng đó khơng thoả
đáng, Vạn tượng phát triển khó khăn hơn, mâu thuẫn lực lượng âm, dương tăng
lên, cản trở Vạn tượng phát triển, ta nói Vạn tượng có trạng thái mất qn bình
âm dương. Đặc biệt, khi sự mất quân bình này thái quá, mâu thuẫn lực lượng âm
dương quá gay gắt có thể dẫn đến phá hu thế quân bình âm dương, trạng thái

đó bị tiêu hu , sinh ra một trạng thái mới có sự qn bình âm dương mới. Ta
nói, vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản.
Do thống nhất với nhau trong tương tác, tạo ra những giá trị mới, mà trong
các lực lượng âm, dương có hàm chứa những yếu tố, tuy khác nhau nhưng
không mâu thuẫn, đấu tranh với nhau (thống nhất với nhau). Và tương ứng với
19


những yếu tố đó, trong Vạn tượng có những lực lượng đại diện cho ch ng, gọi là
Chung. Trong Chung có những thành phần mà cả hai lực lượng âm, dương cùng
thống nhất và tôn trọng, tuy khác nhau mà khơng mâu thuẫn, đấu tranh nhau.
Phần cịn lại của các lực lượng âm, dương thì mâu thuẫn, đấu tranh với nhau và
được gọi là Âm, Dương.
Như vậy, do thống nhất và đấu tranh với nhau giữa các lực lượng âm,
dương, trong vạn tượng hình thành ba lực lượng là Chung, Âm, Dương với bản
chất được mô tả ở trên, được gọi là Tam tài. Tam tài thể hiện sự tương tác thống
nhất và đấu tranh với nhau của các lực lượng âm, dương trong vạn tượng. Quan
hệ tương tác giữa ba lực lượng này làm cho Vạn tượng cân bằng và phát triển.
1.2.2. Thuyết Ngũ hành
Thuyết Ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã
giới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng bổ sung và làm cho thuyết âm dương
hoàn bị hơn. Ngũ hành là : Kim, mộc, thu , hoả, thổ.
Ngũ hành là một trong những phạm trù triết học mang tính khái quát, trừu
tượng đầu tiên của người Trung Quốc cổ đại, nhằm giải thích nguồn gốc và q
trình phát triển sơ khai của tư duy khoa học nhằm thoát khỏi sự chi phối của tư
tưởng duy tâm tôn giáo về cái gọi là Thượng đế, qu thần đang thống trị trong
đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc đương thời. Đó là một trong những cội
nguồn của chủ nghĩa duy vật và tư tưởng biện chứng sơ khai trong lịch sử tư
tưởng Trung Quốc.
Mỗi yếu tố trong Ngũ hành có những tính chất và đặc trưng riêng. Những

thuộc tính vốn có ấy của khí gọi là “ năm đức”. Nước (Thủy) thì lạnh và ln
chảy xuống thấp. Lửa (Hỏa) thì nóng và bốc lên cao. Gỗ (Mộc) thì có tính chất
cong lại và th ng ra. Kim có tính chất phụ thuộc và biến đổi bởi sự tác động bên
ngoài. Đất (Thổ) thì tiếp nhận hạt giống và làm mùa. Trong đó nước tạo lên vị
mặn, lửa tạo nên vị đắng, gỗ tạo nên vị chua, kim khí tạo nên vị cay. Sự tiếp
nhận gieo hạt giống và làm mùa của đất tạo nên vị ngọt. Thiên Hồng Phạm viết:
“ Thứ nhất trong cửu trù là Ngũ hành. Thứ nhất trong Ngũ hành là thu , thứ nhì
20


×