Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.54 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND THỊ TRẤN THỨ 11 TRƯỜNG TH THỊ TRẤN 1 Số : /BC (dự thảo). CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thứ 11, ngày .... tháng .... năm 2012;. BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2011 - 2012 VÀ NHỮNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM CỦA NĂM HỌC 2012 – 2013 Căn cứ chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh Kiên Giang về nhiệm vụ năm học 2011 – 2012; Căn cứ Quyết định số 269/QĐ-SGD&ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2011 – 2012 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ công văn số 320/PGDĐT-GDTH ngày 10/9/2011 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 ở bậc tiểu học của Phòng GD-ĐT huyện An Minh; Căn cứ chương trình chỉ đạo công tác của Đảng ủy, UBND Thị Trấn Thứ 11 và tình hình thực tế của địa phương. Căn cứ kế hoạch số 30/KH ngày 31/10/2011 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 của trường tiểu học Thị Trấn 1; Trường tiểu học Thị Trấn 1 báo cáo tổng kết năm học 2011 – 2012 như sau: Phần I ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG I. Thuận lợi: Được chỉ đạo trực tiếp và sâu sát của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT An Minh, sự quan tâm của Đảng ủy, UBND Thị Trấn Thứ 11. Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên đã duy trì và phát triển bền vững. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tương đối đáp ứng được yêu cầu dạy học. Nhận thức của cộng đồng được nâng lên, nhiều gia đình tích cực chăm lo việc học tập của học sinh. II. Những khó khăn cơ bản: Điều kiện sinh sống của người dân vẫn còn không ít khó khăn, vẫn còn một số gia đình nặng lo kinh tế, không có thời gian chăm sóc việc học tập cho con em mình. Công tác xã hội hóa chưa thật sự đi vào chiều sâu; các tổ chức, đoàn thể xã hội ngoài nhà trường chưa hỗ trợ tích cực trong công tác giáo dục. Năng lực chuyên môn và công nghệ thông tin của giáo viên còn hạn chế. Ý thức tự học chưa phát huy tốt, chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới và phát triển chung của sự nghiệp giáo dục. Tính đoàn kết nội bộ chưa cao, cán bộ viên chức chưa thật sự thương yêu giúp đỡ nhau trong công tác và trong cuộc sống. Phần II KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2011 – 2012 I. Kết quả triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được Đảng ta chính thức phát động từ cuối năm 2006, theo tinh thần chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 01/11/2006 của Bộ Chính trị. Năm học 2011 – 2012, toàn trường tiếp tục học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi cán bộ đảng viên và giáo viên đã nghiêm túc kiểm điểm, tự soi rọi bản thân và đề ra các nhiệm vụ cụ thể chuyển đổi từ học tập sang “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Minh” bằng những việc làm cụ thể thiết thực để góp phần xây dựng đơn vị thật sự trong sạch vững mạnh. Kết hợp với cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ngay đầu năm học, nhà trường và tổ chức công đoàn xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” một cách cụ thể, sát thực. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động, tổ chức cho CBGV học tập những nội dung cơ bản trong quy định về đạo đức nhà giáo ban hành theo quyết định số 16/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện về thời gian, phương tiện, tài liệu để giáo viên học tập, rèn luyện. Kết quả: giáo viên chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định, quy chế chuyên môn của ngành giáo dục. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Đa số CBGV có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, giản dị; không vi phạm nhân cách nhà giáo, tệ nạn xã hội. Giáo viên không gian lận, thiếu trung thực trong học tập giảng dạy và giáo dục. Đa số giáo viên ý thức và thực hiện tốt việc tự bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá, nhận xét kết quả học tập của học sinh. Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học được vận dụng hợp lí và hiệu quả. Có chú trọng việc tổ chức học tập thao giảng theo giáo án điện tử. II. Kết quả thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động “Hai không” của ngành. Năm học 2011 – 2012 tiếp tục thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, toàn trường đã xem đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Cán bộ giáo viên toàn trường nhận thức đúng chất lượng thật của bản thân, từ đó có chuyển biến tích cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mọi thành viên trong trường đều nhất trí thực hiện khẩu hiệu “Dạy thật, học thật” từng bước ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục của trường. Qua kiểm tra giám sát trong năm học không có hiện tượng tiêu cực trong thi cử, không báo cáo phô trương chạy theo thành tích, không có giáo viên vi phạm đạo đức, không có hiện tượng để học sinh ngồi nhầm lớp. III. Kết quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các sáng kiến nổi bật của địa phương khi triển khai cuộc vận động. Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường đã lập kế hoạch xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008 – 2013 với những tiêu chí cụ thể. Từ đầu năm học 2011 – 2012, nhà trường tập trung công tác củng cố, phát huy chất lượng trường Xanh – Sạch – Đẹp mức độ cao; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lí, công tác dạy học, để dạy học có hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập; tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhằm tạo cơ sở vững chắc để từng bước hoàn thành kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Kết quả: trường có cảnh quan xanh sạch đẹp; học sinh tự tin, lễ phép, mạnh dạn và thích tham gia các hoạt động do trường tổ chức; có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, môi trường xung quanh. IV. Kết quả triển khai đổi mới quản lý giáo dục. Nhà trường luôn tham mưu tích cực với Đảng ủy, UBND Thị Trấn Thứ 11, phối hợp các ban ngành, đoàn thể địa phương để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, vận.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> động nhân dân, các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương giúp đỡ nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra. Thực hiện biên chế nhân sự theo đúng tinh thần Thông tư Liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ. Phân công nhân sự phù hợp năng lực trình độ CBGV. Thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Tổ chức đánh giá hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng theo đúng Thông tư 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện tốt Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác thông tin cho xã hội, báo cáo công khai chất lượng nhà trường với chính quyền và nhân dân địa phương. Phân công, bổ sung thêm cán bộ công nghệ thông tin phục vụ cho việc nhận thông tin, truy cập mạng Internet và tổ chức hướng dẫn cán bộ giáo viên truy cập thông tin trên Email. Xây dựng và thống nhất các văn bản pháp quy (nội quy, quy chế cơ quan,…) làm cơ sở cho việc thanh kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của nhà trường. Tăng cường các hoạt động thanh tra chuyên môn, kiểm tra dự giờ thường xuyên, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động “Hai không”. Tăng cường kiểm tra, quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và việc sử dụng các trang thiết bị giáo dục hiện có. V. Kết quả công tác phổ cập giáo dục, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Thuận lợi: Được quan tâm của Phòng GD-ĐT An Minh hướng dẫn phần mềm điều tra, cập nhật số liệu phục vụ cho công tác PCGDTH. Nhận thức của người dân về giáo dục có chuyển biến tích cực, trình độ văn hoá toàn dân có nâng cao hơn so với thời gian trước đây. Sự quan tâm đầu tư cho giáo dục được chú trọng và ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chất lượng dạy học đã nâng cao và từng bước đi vào chiều sâu, có nhiều giáo viên dạy tốt và nhiều học sinh học tốt hơn. Về khó khăn: đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, nhiều gia đình tập trung lo kinh tế chưa quan tâm chu đáo đến việc học tập của học sinh. Chất lượng dạy học tuy có nâng cao nhưng vẫn còn hiện tượng thầy cô giáo dạy một số tiết chưa đạt yêu cầu, tình trạng bỏ học vẫn còn (nhất là những buổi chiều), khả năng học tiếng Việt của học sinh vẫn còn yếu. - Kết quả CMC, PCGDTH đến cuối năm 2011. Công tác chống mù chữ nhiều năm nay nhà trường không thực hiện, do mặt bằng dân trí được nâng cao, tỉ lệ người dân biết chữ trong độ tuổi 15 – 35 hàng năm được nâng dần, số người mù chữ ngày càng ít đi. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đều được duy trì và tỉ lệ trẻ tốt nghiệp tiểu học đúng độ tuổi hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Năm học 2011 – 2012: địa bàn Thị Trấn Thứ 11 huy động trẻ 6 đến 14 tuổi ra lớp đạt 99,9% (996/997). Trẻ 6 tuổi học lớp 1 là 126/127em, tỉ lệ 99,21%. Tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học đúng độ tuổi là (105/113) 92,92%. VI. Nâng cao chất lượng dạy học: Thực hiện đúng Quyết định số 269/QĐ-SGD&ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2011 – 2012 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Năm học 2011 – 2012, nhà trường tiếp tục duy trì hình thức học 2buổi/ngày. Thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> chương trình giáo dục tiểu học theo quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lồng ghép giáo dục An toàn giao thông, giáo dục sức khỏe răng miệng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. Tích hợp chương trình giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH, khoa học. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng đúng quy định cho giáo viên nghiên cứu chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn, từng lớp đang dạy. Thường xuyên tổ chức kiểm tra hồ sơ sổ sách, dự giờ, thao giảng đúng quy định, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong năm học, Đoàn thanh tra toàn diện của Phòng Giáo dục đã thanh tra 8 giáo viên, xếp loại tốt 3 GV, loại khá 4 GV, 1 GV dạy tiếng Anh chỉ kiểm tra hồ sơ. Nhà trường tổ chức dự giờ được 66 tiết, trong đó xếp loại tốt 59 tiết, khá 4 tiết, trung bình 3 tiết, dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm 4 tiết; thao giảng 9 tiết, trong đó 1 tiết soạn giảng giáo án điện tử khối 3. Xếp loại chung có 17 GV tốt, tỉ lệ 80,9%, loại khá 4 GV, tỉ lệ 19%. Sinh hoạt 2 chuyên đề nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. 1. Giáo dục đạo đức: Thông qua chương trình đạo đức chính khóa và việc tích hợp ở các môn học khác, giáo viên đã làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh. Những tấm gương mẫu mực của thầy cô giáo trong sinh hoạt hằng ngày, trong những giờ lên lớp có tác dụng rất tốt trong việc bồi dưỡng nhân cách, hành vi chuẩn mực đạo đức cho học sinh. Môi trường thân thiện trong quan hệ ứng xử thầy trò; bè bạn thương yêu nhau, tôn trọng nhau, đã tạo cho các em không khí vui tươi thích thú khi được đến trường. Chất lượng hạnh kiểm cuối năm học 100% học sinh (494/494 em) thực hiện đầy đủ năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học. 2. Chất lượng văn hóa: Ngay từ đầu năm học, trường đã tổ chức khảo sát chất lượng học sinh. Trên cơ sở đó, phân công giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh. Xây dựng phong trào “Rèn chữ - giữ vở” trong học sinh và toàn thể cán bộ giáo viên. Thường xuyên và đột xuất kiểm tra nề nếp dạy học, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học và dự giờ thăm lớp đúng quy định nhằm tạo được tâm thế vững vàng, chuẩn bị chu đáo cho các tiết dạy, từ đó nề nếp dạy và học thực hiện tốt, chất lượng học tập có nâng lên. Kết quả xếp loại học lực cuối năm học: - Loại giỏi: 238/494 em, đạt tỉ lệ 48,1%; loại khá: 158/494 em, đạt tỉ lệ 31,9%. - Loại trung bình: 88/494 em, tỉ lệ 17,8%; loại yếu: 10/494 em, tỉ lệ 2,0%. VII. . Phát triển mạng lưới trường lớp – nhân sự – sử dụng các nguồn vốn: 1. Nhân sự: Tổng số nhân sự trường có 31 cán bộ giáo viên. Chia ra: - Cán bộ quản lý: 03 người. - Giáo viên trực tiếp giảng dạy 21 người. - Số cán bộ chuyên trách Đoàn – Đội là 01 người. - Số nhân viên trường học: 06. - Tỷ lệ giáo viên trên lớp 1,31 (21/16) - Giáo viên chia theo trình độ đào tạo:. CBGV (không tính NVBV). Chưa chuẩn. 30. 0. Trình độ đào tạo THSP CĐSP 2. 6. Thiếu. ĐHSP. Tỉ lệ GV/ lớp. 22. 1,31. 2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ CBGV 100% đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 93,33%, nhưng năng lực thực tiễn vẫn còn bất cập trong việc bố trí giáo viên dạy các lớp.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> đầu cấp và cuối cấp, do trình độ đào tạo đa số theo học tại chức và nâng cao theo hệ từ xa kỹ năng sư phạm còn nhiều hạn chế. 2. Về trường, lớp, học sinh: Năm học 2011 – 2012 số học sinh tuyển mới 115 em, trong đó lớp một có 101 em, trẻ đúng 6 tuổi ra lớp 93 em, tỉ lệ học đúng độ tuổi là 86,91%. Tổng số học sinh toàn trường đầu năm là 496 em, 239 nữ; học sinh dân tộc 5em, nữ: 1 em. So kế hoạch phát triển giáo dục đạt 100%. Tính đến cuối năm học chuyển đi 8 em, chuyển đến 6 em; còn 494 HS, nữ: 239 em. Không có học sinh bỏ học. Chia ra 16 lớp: - 4 lớp một: 107 học sinh, nữ: 49 em. - 3 lớp hai: 97 học sinh, nữ: 47 em. - 3 lớp ba: 102 học sinh, nữ: 54 em, học sinh dân tộc: 3/1nữ. - 3 lớp bốn: 100 học sinh, nữ: 45 em, học sinh dân tộc: 2 - 3 lớp năm: 88 học sinh, nữ: 44 em. 3. Củng cố, tăng cường cơ sở vật chất cho trường: a. Công tác xây dựng cơ bản: Năm học này, nhà trường xây dựng thêm nhà để xe học sinh 14.800.000 đồng, tham mưu và được xây dựng thêm nhà vệ sinh học sinh, vận động cha mẹ học sinh đổ bê tông mặt sân trường được 285 m2; sửa chữa, quét vôi 12 phòng tầng và sửa chữa nâng cấp nhà hiệu bộ 50.000.000 đồng, mua sắm thêm máy vi tính, máy in 40.000.000 đồng phục vụ cho công tác chuyên môn, sửa lò đốt rác 4.395.000 đồng... Tổng kinh phí trong ngân sách chi mua sắm, sửa chữa là 122.177.600 đồng. b. Công tác sách và thiết bị trường học: Cán bộ thư viện - thiết bị nhiệt tình, làm tốt nhiệm vụ được phân công. Đầu năm học, có lập kế hoạch năm học và cụ thể kế hoạch từng tháng. Thường xuyên theo dõi, cập nhật tốt các loại sách, thiết bị dạy học. Báo cáo kịp thời số sách, thiết bị hư hỏng và đề nghị thanh lý kịp thời. Tổng số sách thư viện hiện có 6.993 quyển giá trị 42.231.137 đồng. Thiết bị dạy học các khối lớp trị giá 53.148.164 đồng. Trong năm học đã mua sắm bổ sung thêm thiết bị, tranh ảnh giảng dạy 4.705.000 đồng, sách phục vụ chuyên môn 189.000 đồng. Việc quản lí và sử dụng sách – thiết bị được thực hiện tốt, nhưng việc cập nhật sổ mượn đồ dùng chưa kịp thời. Số lượt đọc sách, đọc truyện của học sinh là 3.875 lượt. Giáo viên đọc sách 110 lượt, sử dụng đồ dùng 276 lượt, tự làm được 40 đồ dùng. 4. Công tác thu chi quỹ học phí, xây dựng và các nguồn khác: Đầu năm học nhà trường xin chủ trương và được UBND Thị Trấn Thứ 11 cho phép vận động thu các khoản đóng góp của nhân dân: tiền học 2 buổi 149.220.000 đồng bồi dưỡng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy 80%, còn 20% được Ban Đại diện Cha mẹ học sinh thống nhất chi cho CBGV tham gia dạy và quản lý 2 buổi / ngày. Thu 4.055.000 đồng chi điện nước phục vụ các lớp. Vận động đóng góp đổ bê tông 285m2 sân trường, hỗ trợ làm công tác Xanh – Sạch – Đẹp số tiền là 28.130.000 đồng. Tổng số tiền huy động nhân dân ủng hộ làm cầu, sửa đường và hỗ trợ nhà trường trong cả năm học là 206.815.000 đồng. VIII. Công tác Đảng, đoàn thể trong nhà trường: 1. Công tác Đảng: Trường đã có chi bộ riêng. Trong năm 2011 mới kết nạp thêm 1 đ/c, nâng tổng số đảng viên hiện nay là 15/9 nữ. Đạt tỷ lệ (15/31) 48,38% so với tổng số nhân sự toàn trường. Cuối năm 2011 chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2. Công tác Đoàn, Đội, Hội: a. Đoàn TNCS. Hồ Chí Minh: Chi đoàn trường hiện có 9 đ/c (4 nữ), trong đó có 6 đảng viên trong độ tuổi đoàn sinh hoạt chung. Chi đoàn tổ chức tuyên truyền giáo dục đoàn viên ý nghĩa truyền thống các ngày lễ lớn, truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc; tuyên truyền giáo dục pháp.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> luật, đạo đức lối sống, tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tập thể đoàn viên có lối sống lành mạnh, gia đình văn hóa, tích cực tham gia các phong trào do địa phương tổ chức. Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chi đoàn tổ chức Hội thi cầu lông chào mừng 81 năm ngày thành lập Đoàn TNCS.HCM (26/3/1931 – 26/3/2012) có 4 đơng vị bạn tham gia, kết quả đạt được 4 giải nhất, 1 giải nhì. Thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ đạo Đội TNTP.Hồ Chí Minh, và công tác xây dựng Đảng. Ngoài công tác chính là dạy học, tập thể đoàn viên còn tích cực đóng góp ủng hộ công tác từ thiện: góp quỹ mái ấm Công đoàn 270.000 đồng, ủng hộ nông dân nghèo Thị Trấn Thứ 11: 210.000 đồng, đóng góp xây dựng giao lộ nông thôn 240.000 đồng, tham gia hiến máu nhân đạo. b. Đội TNTP. Hồ Chí Minh: Ngay từ đầu năm học, Liên đội đã sớm định hướng cho hoạt động Đội, đề ra kế hoạch theo chủ điểm năm học và cụ thể hóa kế hoạch từng tháng. Tổ chức triển khai và tuyên truyền rộng rãi đến học sinh về truyền thống hào hùng của dân tộc. Giáo dục thiếu niên nhi đồng về đạo đức lối sống, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, phòng chống các dịch bệnh, tai nạn, thương tích, vệ sinh răng miệng, phòng chống ma túy, vệ sinh an toàn thực phẩm, ... Đặc biệt tuyên truyền ý nghĩa các ngày lễ hội, truyền thống của Đảng, Bác Hồ, của dân tộc, ... bằng các hình thức như: phát thanh măng non, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao, viết báo tường, báo tập …. Tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghệ bổ ích nhân các ngày kỷ niệm (tết Trung thu, 20/11, 22/12, 26/3, …) như: thi lồng đèn đẹp, thi viết văn, viết báo tập, viết báo tường, thi vẽ tranh, thi vở sạch chữ đẹp. Kết quả: vẽ 18 tranh, đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải khuyến khích và 1 giải B vẽ tranh cấp tỉnh. Tham gia đầy đủ các môn ở Hội KPĐ cấp huyện đạt 7 giải, Thi Thần đồng đất Việt cấp huyện đạt giải khuyến khích,… Phong trào thi đua học tập luôn được chú trọng như: tiết học tốt, hoa điểm 10, vườn hoa học tốt, tổ học tốt, đôi bạn cùng tiến…. Và các phong trào khác như “Giúp bạn học tốt”; “Vòng tay bè bạn” vận động mạnh thường quân tặng quà đỡ đầu cho 2 học sinh nghèo với số tiền 200.000 đồng; đặc biệt là việc khuyến khích, khen thưởng các em làm bài kiểm tra định kì phấn đấu đạt 2 điểm 10, từ đó chất lượng học tập của các em ngày được nâng lên. Công tác “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa” luôn được chú trọng, Liên đội đã thăm hỏi giúp đỡ gia đình liệt sĩ Phan Thị Bé ở khu vực III với số tiền 200.000 đồng. Phong trào “Ngôi nhà tình bạn” được phát động và tham gia vượt chỉ tiêu, vận động quyên góp được 897.500 đồng. Phong trào “Kế hoạch nhỏ” do Hội đồng Đội phát động cũng được Liên đội triển khai, bằng thức thu gom giấy vụn, vỏ lon nước ngọt, lon bia; …. Kết quả được 75,5 kg giấy vụn và 542 vỏ lon bia. Liên đội còn xây dựng tiêu chí thi đua giúp Đội cờ đỏ theo dõi các nề nếp học tập và sinh hoạt của từng lớp, phong trào Xanh – Sạch – Đẹp được duy trì thường xuyên theo khu vực phân công của từng lớp, tổ chức 15 buổi lao động vệ sinh trường lớp, vệ sinh cảnh quan sân trường. Xây dựng các công trình măng non xanh hoá lớp học, trồng và chăm sóc cây kiểng, cây bóng mát; trang trí lớp học. Củng cố và thành lập 37 sao nhi đồng các khối lớp 1, 2, 3. Tổ chức đại hội Liên đội bầu ra ban chỉ huy Liên đội 7 em, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng và đi vào hoạt động có hiệu quả. Chương trình “Rèn luyện đội viên”,“Dự bị đội viên”” cũng được Liên đội triển khai sâu rộng, qua đó triển khai được 5 chuyên hiệu như: An toàn giao thông, Nhà sử học nhỏ tuổi, vận động viên nhỏ tuổi, chăm học, nhóm tin học trẻ. Cuối năm học 100% đội viên và nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Liên đội được Hội đồng đội tỉnh Kiên Giang và huyện An Minh kiểm tra công nhận Liên đội xuất sắc. 3. Công tác công đoàn:.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Kết hợp cùng chính quyền tổ chức Hội nghị CC-VC, xây dựng kế hoạch năm học, thống nhất các nội quy, quy chế làm việc, quy định chuyên môn, quy chế chi tiêu nội bộ, … Phát động và ký cam kết thi đua. Tổ chức các phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” một cách cụ thể, sát thực. Có kế hoạch thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở cán bộ công đoàn viên sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất trong trường. Phối hợp cùng chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để công đoàn viên học tập nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung. Phát động các đợt thi đua mỗi đợt thi đua có sơ tổng kết, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể đạt thành tích cao. Hàng tháng đều tổ chức phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đề ra. Tổ chức 20 lần thăm hỏi với số tiền là 1.996.000 đồng. Cùng chính quyền mua quà tặng công đoàn viên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và chi hỗ trợ công đoàn viên tất cả 32 xuất, trị giá 5.161.000 đồng. Chi khen thưởng 17 xuất: 1.350.000 đồng. Các hoạt động xã hội – từ thiện được công đoàn tham gia tích cực: ủng hộ quỹ “Vì phụ nữ nghèo” 290.000 đồng, quỹ “tiếp sức người thầy” 290.000 đồng, quỹ “Xây dựng mái ấm tình thương phụ nữ nghèo” 620.000 đồng, quỹ “Mái ấm công đoàn” 1.160.000 đồng, vận động quyên góp giúp đỡ thầy Phạm Tấn Tài: 3.542.000 đồng, vận động giúp đỡ giáo viên trong trường có khó khăn 7.500.000 đồng. Tổ chức công đoàn được Công đoàn Phòng Giáo dục kiểm tra công nhận “Công đoàn vững mạnh, xuất sắc”. 4. Ban thanh tra nhân dân: Ban thanh tra nhân dân được kiện toàn và bầu mới Trưởng Ban. Đã xây dựng được kế hoạch hoạt động năm học 2011 – 2012 và có kế hoạch thực hiện công việc giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên về nề nếp dạy học, việc thực hiện chế độ chính sách và theo dõi việc thực hiện ngày công giờ công của cán bộ công nhân viên chức toàn trường. Qua theo dõi, kiểm tra thường xuyên; kết quả trong năm học không có hiện tượng cán bộ giáo viên vi phạm nội quy, không có hiện tượng vi phạm chế độ chính sách giáo viên; ngăn ngừa và khắc phục tốt tình trạng tiêu cực, bệnh thành tích trong thi cử. IX. Hoạt động và kết quả công tác xã hội hóa giáo dục: Nhà trường thường xuyên kết hợp cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh và chính quyền các khu vực trên địa bàn trong việc vận động và duy trì sĩ số học sinh, trao đổi thống nhất biện pháp giải quyết kịp thời những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động giáo dục học sinh. Những lần họp định kì ở Hội đồng nhân dân Thị Trấn Thứ 11, hiệu trưởng trực tiếp trao đổi với các đoàn thể, ban ngành có liên quan nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tập thể giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và giáo dục ở địa phương. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã hỗ trợ rất nhiều cho nhà trường, tổ chức vận động đóng góp được 206.815.000 đồng giúp nhà trường làm tốt công tác Xanh – Sạch – Đẹp, làm mới cây cầu qua kênh Ba Thọ, nâng cấp đường đi từ trường đến chợ Thứ 11, sửa chữa bến đò, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường và hỗ trợ cho CBGV dạy 2 buổi/ngày. Cùng phụ huynh học sinh các lớp tổ chức họp mặt cùng giáo viên nhân ngày 20/11. Cùng nhà trường vận động gia đình cho con em mình đi học đều, kết quả năm học này không có học sinh bỏ học. Kết hợp cùng y tế Thị Trấn tổ chức tuyên truyền phòng chống dịch tay – chân – miệng, dịch sốt xuất huyết,… trong cộng đồng. Phần III NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG I. Những ưu điểm chủ yếu:.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Năm học 2011 – 2012: địa bàn Thị Trấn Thứ 11 huy động trẻ 6 đến 14 tuổi ra lớp đạt 99,9% (996/997). Trẻ 6 tuổi học lớp 1 là 126/127em, tỉ lệ 99,21%. Tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học đúng độ tuổi là (105/113) 92,92%. Nhà trường tổ chức dự giờ được 66 tiết, trong đó xếp loại tốt 59 tiết, khá 4 tiết, trung bình 3 tiết, dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm 4 tiết; thao giảng 9 tiết, trong đó 1 tiết soạn giảng giáo án điện tử khối 3. Xếp loại chung có 17 GV tốt, tỉ lệ 80,9%, loại khá 4 GV, tỉ lệ 19%. Chất lượng hạnh kiểm cuối năm học 100% học sinh (494/494 em) thực hiện đầy đủ năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học. Kết quả xếp loại học lực cuối năm học: - Loại giỏi: 238/494 em, đạt tỉ lệ 48,1%; loại khá: 158/494 em, đạt tỉ lệ 31,9%. - Loại trung bình: 88/494 em, tỉ lệ 17,8%; loại yếu: 10/494 em, tỉ lệ 2,0%. Tham gia đầy đủ các phong trào do tỉnh, huyện tổ chức như: thi lồng đèn đẹp, thi viết văn, viết báo tập, viết báo tường, thi vẽ tranh, thi vở sạch chữ đẹp. Kết quả: vẽ 18 tranh, đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải khuyến khích và 1 giải B vẽ tranh cấp tỉnh. Tham gia đầy đủ các môn ở Hội KPĐ cấp huyện đạt 7 giải, Thi Thần đồng đất Việt cấp huyện đạt giải khuyến khích,… Năm học 2011 – 2012 nhà trường đã duy trì tốt các phong trào chung, có chuyển biến tích cực trong nhận thức. So sánh kế hoạch năm học: chất lượng hạnh kiểm và chất lượng học lực đạt chỉ tiêu đề ra, tỉ lệ học sinh khá, giỏi vượt kế hoạch 5,2%; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100%, chất lượng giảng dạy của giáo viên tương đối ổn định. Thực hiện quyết định số 33/2011/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Kiên Giang, quy định về công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Nhà trường đã tổ chức họp, bình xét thi đua, đánh giá công – viên chức, công khai kết quả cuối năm học có 31/31 đ/c được xếp loại xuất sắc, xét chọn và đề nghị cấp trên công nhận 27 đ/c đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, 6 chiến sĩ thi đua, 6 giấy khen cấp huyện, 1 bằng khen Bộ Giáo dục & Đào tạo, đề nghị danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến. Các danh hiệu tập thể được công nhận: Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Danh hiệu đơn vị văn hóa, Công đoàn vững mạnh xuất sắc, Chi đoàn xuất sắc, Liên đội xuất sắc. II. Những tồn tại hạn chế: Bên cạnh những kết quả đáng phấn khởi trên, năm học này vẫn còn những tồn tại cần khắc phục: Cán bộ lãnh đạo và phụ trách các đoàn thể mới thay đổi, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành và thực hiện kế hoạch đề ra. Công tác nha học đường vẫn chưa hoàn thiện do chưa có cán bộ chuyên trách Nha học đường. Trong việc thực hiện nhiệm vụ, vẫn còn tình trạng đi trễ giờ. Ý thức tự học chưa cao, chưa đáp ứng kịp quá trình “tin học hoá” giáo dục. Hoạt động của các bộ phận và các đoàn thể có lúc chưa phối hợp chặt chẽ. Một vài cán bộ giáo viên chưa tích cực tham gia các phong trào của trường phát động và tổ chức. Công tác Xã hội hóa có tiến bộ hơn, nhưng vẫn trong tình trạng tự vận động, chưa được tích cực hóa từ phía các đoàn thể, nhân dân và chính quyền các khu vực. III. Nguyên nhân ưu, khuyết điểm: 1. Nguyên nhân ưu điểm: Có được kết quả đáng phấn khởi trên, là được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dụcđào tạo An Minh, được chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, UBND Thị Trấn Thứ 11, được hỗ trợ đắc lực của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhận thức của cộng đồng về sự nghiệp giáo dục có chuyển biến tích cực, quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình, học sinh ham học và đi học đều hơn. Nguyên nhân cơ bản là do đa số giáo viên có tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2. Nguyên nhân khuyết điểm: Công tác tham mưu có chuyển biến nhưng kết quả chưa cao, chưa huy động được hết các nguồn lực trong xã hội, hỗ trợ cho trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở địa phương. Sự phối kết hợp các đoàn thể có lúc chưa kịp thời, vẫn còn một ít gia đình thiếu quan tâm việc học của con em mình, chỉ khoán trắng cho giáo viên. Hoàn cảnh gia đình một vài giáo viên gặp khó khăn đột xuất làm cho kinh tế gia đình tạm thời chưa ổn định cuộc sống để an tâm công tác. 3. Biện pháp khắc phục khuyết điểm:.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Những khuyết điểm tồn tại trên, tập thể viên chức – giáo viên nghiêm túc nhìn nhận và quyết tâm khắc phục trong thời gian tới. Tham mưu và gắn kết chặt chẽ hơn với lãnh đạo và các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành và chính quyền các khu vực. Chỉ đạo và có biện pháp xử lí nghiêm với những trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, nội quy cơ quan. IV. Kiến nghị: 1. Đối với Thị Trấn Thứ 11 Kiến nghị đến Đảng ủy, UBND Thị Trấn Thứ 11 cần có giải pháp tích cực chỉ đạo các tổ chức xã hội, đoàn thể ở địa phương hỗ trợ cho nhà trường trong công tác xã hội hóa giáo dục. Nhằm từng bước nâng cấp, tu sửa cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập đảm bảo các chỉ tiêu của trường xanh – sạch – đẹp mức độ cao và trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2. Có biện pháp tích cực giúp nhà trường lấy lại phần đất hiện bị dân chiếm dụng, hỗ trợ nguồn kinh phí địa phương để nhà trường xây dựng hàng rào kiên cố. 2. Đối với Phòng Giáo dục – Đào tạo An Minh Quan tâm hỗ trợ kinh phí, bổ sung trang thiết bị để nhà trường có đủ điều kiện hoàn thiện các tiêu chí xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 và từng bước hoàn thiện được mô hình “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để “nâng cao chất lượng giáo dục” trong những năm học tới, nhà trường kiến nghị Phòng giáo dục huyện An Minh mở nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học ở các khối lớp, nhất là chuyên đề công nghệ thông tin (giáo án điện tử) trong giảng dạy. Tổ chức các chuyên đề chuyên môn theo từng khối lớp, từng môn học để tạo điều kiện cho giáo viên các trường giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của huyện An Minh. Có kế hoạch xây dựng nhà đa năng, nâng cấp cho trường 4 phòng học cũ để có đủ phòng giảng dạy các môn nghệ thuật và tin học, ngoại ngữ.. Phần IV NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CẦN THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC 2012 – 2013 Căn cứ kết quả đạt được trong năm học 2011 - 2012, căn cứ tình hình thực tế và dự kiến phát triển giáo dục những năm tiếp theo. Trường tiểu học Thị Trấn 1 xác định những nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện ở năm học 2012 – 2013 như sau: I. Những công tác trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện: 1. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, thực hiện các cuộc vận động: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung. Vận động toàn trường thực hiện tốt phong trào thi đua “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, củng cố và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tích cực tham gia các phong trào thi đua do phòng GD&ĐT An Minh cùng các Ban ngành, các tổ chức đoàn thể trong huyện tổ chức. Tiếp tục củng cố và giữ vững các danh hiệu đạt được. Phát động thi đua dài hạn đến cuối năm với chủ đề: “Thầy cô mẫu mực – học trò chăm ngoan”. 2. Công tác dạy và học: Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức - kĩ năng, chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tập trung bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Sinh hoạt tổ chuyên môn đều đặn, chú trọng giải quyết các bài khó, nội dung các phần khó dạy, nội dung lồng ghép - tích hợp các chương trình ngoại khóa. Tổ chức những chuyên đề thiết thực nâng cao chất lượng dạy học như: “Soạn giảng giáo án điện tử”, “Nâng cao hiệu quả sinh hoạt Tổ chuyên môn”. Bồi dưỡng đội tuyển tham gia Hội thi viết chữ đẹp cấp tiểu học, Hội thi giáo viên giỏi cấp trường. Thi bài giảng điện tử và đồ dùng dạy học tự làm cấp huyện. Phấn đấu nâng tỷ lệ học sinh khá giỏi, giảm tỷ lệ học sinh yếu để đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3. Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học: Thực hiện giảng dạy có chất lượng, hạn chế tình trạng học sinh yếu kém, phấn đấu hoàn thành chương trình tiểu học 100%, tỉ lệ bỏ học không quá 1%. Hoàn thành vượt chỉ tiêu năm học đề ra, để làm cơ sở vững chắc cho công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. 4. Công tác quản lý: Tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập, nắm vững các văn bản pháp quy, quy định trách nhiệm quyền hạn giáo viên, những việc cán bộ giáo viên được làm và không nên làm. Xây dựng nếp văn minh trong hội họp, lên lớp, trong giao tiếp ứng xử với cha mẹ học sinh và đồng nghiệp. Duy trì các nề nếp tốt: nề nếp tập trung đầu giờ để lao động và kiểm tra kiến thức; nề nếp học tập sinh hoạt trên lớp; nề nếp giao thông; nề nếp giao tiếp, chào hỏi lịch sự, lễ độ của học sinh. Kịp thời phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lí học sinh. Quan tâm các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách. Thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các văn bản chuyên môn của ngành giáo dục. Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo, cập nhật, chính xác và đầy đủ, nộp đúng thời hạn quy định. Sử dụng các phần mềm trong quản lí hoạt động của giáo viên và học sinh; đảm bảo thông tin thông suốt giữa nhà trường và phòng giáo dục thông qua mạng Internet. Tổ chức hội thảo, giảng dạy theo giáo án điện tử. Lập kế hoạch và tổ chức thi đua dài hạn với chủ điểm: “Thầy cô mẫu mực – học trò chăm ngoan”. Củng cố và phát huy hiệu quả làm việc của Tổ văn phòng, kiểm tra, đôn đốc các thành viên làm tốt vai trò nhiệm vụ bản thân. Tiết kiệm chi ngân sách năm 2012, cân đối chi tiêu đảm bảo chính xác, để bổ sung thêm trang thiết bị dạy học. Tham mưu với Lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện An Minh sắp xếp, điều chuyển nhân sư, ổn định lâu dài để có hướng phát triển bền vững. Kiên quyết xử lí những trường hợp vi phạm nội quy cơ quan và các quy định, quy chế chuyên môn. 5. Công tác cơ sở vật chất, thiết bị - thư viện: Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học. Tăng cường làm thêm đồ dùng dạy học. Kiểm tra và hướng dẫn học sinh sử dụng bảo quản sách vở, dụng cụ học tập được tốt hơn. Duy trì việc lao động tập trung 1 lần/tháng vào thời gian thích hợp để tăng cường chăm sóc bảo quản cây xanh, vệ sinh và sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất hiện có. Mỗi buổi học, giáo chủ nhiệm có kế hoạch hướng dẫn và cùng học sinh lớp mình làm vệ sinh, chăm sóc, tưới cây, hoa kiểng ở khu vực lớp mình phụ trách. 6. Tăng cường phòng chống dịch – kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm: Kiểm tra bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, phòng tránh tai nạn lao động. Tổ chức súc miệng với dung dịch Flouride hàng tuần. Kiểm tra nước sạch, thức ăn uống thường xuyên, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho học sinh. Tuyên truyền, vận động nhân dân, phụ huynh học sinh làm tốt công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng. 7. Nâng cao chất lượng các đoàn thể: Ban chấp hành Công đoàn tổ chức họp lệ thường xuyên. Xây dựng chương trình hành động cho nhiệm kỳ mới đạt chất lượng cao hơn. Tạo điều kiện cho các đoàn thể có thời gian sinh hoạt đều đặn hơn..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tổ chức các hoạt động vui chơi; ôn truyền thống, ý nghĩa các ngày lễ lớn: 3/2, xuân Nhâm Thìn, 8/3, 26/3, giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 01/5, 19/5. 8. Xây dựng trường học thân thiện: Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức học sinh thông qua phong trào thi đua “Thầy cô mẫu mực – học trò chăm ngoan”. Bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống tai nạn học đường, thực hiện tốt an toàn giao thông. Tổ chức giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian,… với các trường bạn. Tổng kết đánh giá giai đoạn 2008 – 2013 về việc thực hiện kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xác định những tiêu chí làm được và những nội dung phải thực hiện để phấn đấu 5 kế hoạch đề ra. 9. Tăng cường quan hệ Nhà trường – gia đình – xã hội: Gắn kết chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, từng bước tạo niềm tin và thiện cảm với nhân dân để có cơ sở vững chắc giúp đỡ nhà trường hoàn thành nhiệm vụ. Phối hợp tốt hơn với các đoàn thể, tổ chức xã hội ngoài nhà trường; đồng thời tham mưu tích cực Đảng ủy, UBND Thị Thứ 11 để có biện pháp chỉ đạo thiết thực với các ban ngành đoàn thể ở Thị Trấn Thứ 11 và các khu vực hỗ trợ nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục địa phương. II. Kiến nghị: 1. Đối với địa phương: Hỗ trợ nhà trường trong việc tranh chấp đất đai, thu hồi phần đất hiện đang bị chiếm dụng. Có kế hoạch và biện pháp vận động các doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ nhà trường tiếp tục bê tông hóa mặt bằng sân trường. Có kế hoạch chỉ đạo các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác Xã hội hóa giáo dục ở địa phương để giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ củng cố duy trì và phát triển danh hiệu trường Xanh – Sạch – Đẹp và danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia. 2. Đối với Phòng Giáo dục – Đào tạo: Có kế hoạch chỉ đạo tập trung hơn với các trường đã đạt chuẩn Quốc gia. Có kế hoạch xây dựng thêm 6 phòng học kiên cố, xây dựng Nhà đa năng, bổ sung trang thiết bị phù hợp công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. Trên đây là báo cáo kết quả năm học 2011 – 2012 và định hướng những công tác trọng tâm cần thực hiện ở năm học 2012 – 2013 của trường tiểu học Thị Trấn 1. Nơi nhận:. HIỆU TRƯỞNG - Phòng GD An Minh; - UBND Thị Trấn Thứ 11; - Lưu VP, VT.. DIỆP VĂN LONG.
<span class='text_page_counter'>(12)</span>