Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá sinh kế của các hộ dân bị ảnh hưởng từ dự án làm đường 991b trên địa bàn huyện tân thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

TẠ THỊ NGỌC CHÂU

ĐÁNH GIÁ SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN BỊ ẢNH
HƯỞNG TỪ DỰ ÁN LÀM ĐƯỜNG 991B TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

TẠ THỊ NGỌC CHÂU

ĐÁNH GIÁ SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN BỊ ẢNH
HƯỞNG TỪ DỰ ÁN LÀM ĐƯỜNG 991B TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu điều tra và kết quả nghiên cứu là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác trong phạm vi hiểu biết
của tơi. Luận văn có sử dụng một số đánh giá, nhận xét, cơ sở lý thuyết của một số
nghiên cứu khoa học, tài liệu, website… đều được tác giả ghi chú thích nguồn gốc
trích dẫn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Tạ Thị Ngọc Châu

năm 2018


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................................1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu: .............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................ 2
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu: ......................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 3
1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................... 4
1.7 Kết cấu nghiên cứu: ................................................................................................ 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..............5
2.1 Các khái niệm: ......................................................................................................... 5
2.1.1 Định nghĩa sinh kế ( livelihood): .......................................................................... 5
2.1.2 Sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods): ........................................................ 6
2.1.3 Bồi thường: ............................................................................................................ 6
2.1.4 Tái định cư (TĐC): ................................................................................................ 7
2.2 Khung phân tích sinh kế bền vững (Sustainable Livelihood Framework): ......... 7
2.2.1 Các nhân tố sinh kế chính: ................................................................................... 8
2.3 Những nghiên cứu trước: ..................................................................................... 11
2.4 Đề xuất các tiêu chí đánh giá sinh kế bền vững: ................................................. 16
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................17
3.1. Quy trình nghiên cứu: ........................................................................................... 17


3.2. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu: ............................................................................ 18
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................ 18
3.3.1. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................... 18
3.3.2. Dữ liệu sơ cấp ..................................................................................................... 19
3.4. Bảng khảo sát......................................................................................................... 19
3.5. Mẫu nghiên cứu..................................................................................................... 19

3.6. Các bước thu thập thông tin nghiên cứu.............................................................. 19
3.7. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................. 20
3.7.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................. 20
3.7.2. Phương pháp so sánh ......................................................................................... 20
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................21
4.1. Chính sách thu hồi đất, đền bù, giải tỏa, tái định cư của chính quyền địa
phương áp dụng cho dự án nghiên cứu: .................................................................... 21
4.1.1. Phương án giải phóng mặt bằng: ...................................................................... 21
4.1.2. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư dự án: ............................................................. 22
4.1.3. Các chính sách về bồi thường và chuyển đổi việc làm cho các hộ dân bị thu
hồi đất: .......................................................................................................................... 23
4.1.4. Chính sách hỗ trợ thay đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: ................................ 25
4.2. Kết quả khảo sát thống kê nhân khẩu và lao động:............................................. 26
4.3. Kết quả khảo sát về sinh kế của các hộ gia đình tại nơi tái định cư:.................. 28
4.3.1. Kết quả khảo sát về tài sản sinh kế .................................................................... 28
4.3.2. Kết quả khảo sát về chiến lược sinh kế của các hộ gia đình: ........................... 35
4.3.3. Đánh giá của người dân về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương: .............. 40
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................41

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BR-VT:

Bà Rịa – Vũng Tàu


CP:

Chính phủ

KCN:

Khu công nghiệp

NĐ:

Nghị định

QĐ:

Quyết định

QLDA:

Quản lý dự án

QL:

Quốc lộ

TĐC:

Tái định cư

TPHCM:


Thành phố Hồ Chí Minh

UBND:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Đặc điểm cá nhân của các đối tượng được khảo sát (n=40 ) ....................27
Bảng 4.2: Kết quả thống kê nhân khẩu và lao động .................................................27
Bảng 4.3: Phân bố loại nhà ở của các hộ gia đình ....................................................28
Bảng 4.4 Đánh giá tình trạng sử dụng điện, nước và chất lượng giao thông nơi tái
định cư của các hộ gia đình .......................................................................................30
Bảng 4.5: Đánh giá tình trạng internet nơi tái định cư của các hộ gia đình ..............31
Bảng 4.6: Đánh giá về trường học, y tế, trung tâm thương mại, vệ sinh môi trường
nơi tái định cư của các hộ dân ...................................................................................31
Bảng 4.7: Tình hình vay vốn của các hộ gia đình sau tái định cư ............................33
Bảng 4.8: Mục tiêu vay của các hộ gia đình .............................................................33
Bảng 4.9: Tình hình tham gia vào các tổ chức đồn thể ...........................................34
Bảng 4.10: Đánh giá về lợi ích tham gia vào các tổ chức đoàn thể ..........................35
Bảng 4.11: Đánh giá chung về sự thay đổi vốn xã hội. ............................................35
Bảng 4.12: Khảo sát công việc hiện tại của các hộ gia đình. ....................................36
Bảng 4.13: Khảo sát nguyên nhân thay đổi nghề nghiệp ..........................................36
Bảng 4.14: Thu nhập bình quân hàng tháng của các ngành nghề .............................37


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững .............................................................................8
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu. ...............................................................................17
Hình 4.1: Phân bố quy mơ diện tích đất ở của các hộ gia đình.................................28

Hình 4.2: Thu nhập các ngành nghề (triệu đồng). ....................................................39
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hộp 1: Mất đất sản xuất nông nghiệp ở nơi cũ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc
sống của người dân nơi đây? .....................................................................................37


TĨM TẮT
Dự án đường 991B là dự án góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh BR-VT nói chung và huyện Tân Thành nói riêng, đây
là điểm thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngồi nước. Song song đó, vấn đề về
giải quyết bồi thường, giải phóng mặt bằng là vấn đề cần được quan tâm đầu tiên
bởi nó ảnh hưởng đến cuộc sống người dân tại nơi làm dự án
Đề tài “Đánh giá sinh kế của các hộ dân bị ảnh hưởng từ dự án làm đường
991B trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là tổng hợp các nội
dung cần thiết mà tác giả đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng đời sống của
người dân tái định cư sau khi bị thu hồi đất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù tại khu tái định cư có được cơ sở hạ
tầng tốt hơn, người dân có nhiều tài sản giá trị hơn nhưng về lâu dài năng lực sinh
kế của họ ngày càng bị xói mịn do cơng việc khơng ổn định; trường học chưa đáp
ứng được nhu cầu dạy và học; chất lượng y tế hầu như khơng có tại khu tái định
cư…Nhiều chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương đã ban hành nhưng việc
thực hiện vẫn chưa hoàn thành…
Trên cơ sở phân tích đánh giá về đời sống kinh tế - xã hội của các hộ gia
đình tại khu tái định cư, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần ổn định đời
sống, giúp cho họ có được cuộc sống tốt hơn.


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu:
Huyện Tân Thành nằm dọc theo quốc lộ 51, thuộc tuyến Thành phố Hồ Chí
Minh - Vũng Tàu, gần cảng Sài Gịn, cảng biển Vũng Tàu và trong tương lai có
đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu. Ngồi những thuận lợi về vị trí địa
lý, huyện Tân Thành có những điều kiện đất đai tương đối thuận lợi so với nhiều
huyện khác. Diện tích đất có khả năng phát triển công nghiệp, xây dựng các khu
công nghiệp và đô thị, do đó huyện Tân Thành đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là địa bàn sôi động trong phát triển công
nghiệp cũng như đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh.
Trong thời gian qua, huyện Tân Thành chú trọng công tác xây dựng hạ tầng
nhất là công tác xây dựng hạ tầng giao thông để tạo thuận lợi thu hút các nguồn lực
và đầu tư bên ngồi. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tuyến đường
giao thông 991B từ Quốc lộ 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép nhằm đảm bảo việc vận
chuyển hàng hóa cho các địa điểm như cụm cảng biển cửa ngõ quốc tế Cái Mép Thị Vải, trung tâm dịch vụ logistics, các khu công nghiệp hai bên, khu công nghiệp
Long Sơn ra Quốc lộ 51 và ra tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; phục vụ
nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như của cả nước được lãnh đạo tỉnh BR-VT chú trọng
quan tâm. Như vậy, việc đầu tư tuyến được 991B được đánh giá là rất quan trọng.
Ngày 29/7/2011 UBND tỉnh BR-VT ra Quyết định số 1661/QĐ-UBND về
việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình đường 991B từ QL51 đến hạ lưu
cảng Cái Mép, huyện Tân Thành tỉnh BR-VT. Cơng tác giải phóng mặt bằng và thu
hồi đất để thực hiện dự án làm đường 991B trên địa bàn huyện là vấn đề hết sức
nhạy cảm và phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của 124 hộ dân nơi
đây. Huyện Tân Thành đã ban hành nhiều chính sách, trong đó xây dựng khu tái
định cư Mỹ Xuân để ổn định cuộc sống cho những hộ dân bị di dời. Tuy nhiên, sự
quan tâm đến vấn đề cuộc sống, công ăn việc làm của người dân tái định cư sau khi
bị thu hồi đất chưa thực sự đầy đủ, gây ra nhiều bức xúc, dẫn đến tình trạng khiếu


2


nại khiếu kiện trên địa bàn huyện có nhiều diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là do
tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, khơng chuyển đổi được nghề nghiệp, khơng
cịn phương tiện truyền thống để kiếm sống, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt nơi
ở mới, nhiều hộ trước đây ở chỗ cũ họ có thể ni trồng trang trải cuộc sống nhưng
khi dời đến khu tái định cư thì họ không canh tác được,…
Nhằm phản ảnh đúng thực trạng và những thay đổi sinh kế của người dân tái
định cư sau khi bị thu hồi đất phục vụ cho dự án đường 991B, tác giả thực hiện
nghiên cứu “Đánh giásinh kế của các hộ dân bị ảnh hưởng từ dự án làm đường
991B trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” nhằm tìm ra những
hạn chế và bất cập trong quá trình thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định
cư cho hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án trên để đề xuất các biện pháp hỗ trợ bổ sung
từ chính quyền, nếu có thể, để ổn định sinh kế của người dân. Đồng thời, kết quả
nghiên cứu cũng là bài học cho cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn
tỉnh nói riêng và các địa phương cả nước nói chung, với mục tiêu hướng đến sinh kế
bền vững cho người dân sau tái định cư.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định thực trạng sinh kế của người
dân bị ảnh hưởng từ dự án làm đường 991B trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh BRVT sau khi tái định cư tại khu tái định cư Mỹ Xuân. Xác định những yếu tố làm
thay đổi và ảnh hưởng đến sinh kế của người dân khi bị di dời khỏi địa bàn cũ.
Thông qua những phân tích, tác giả kỳ vọng đề xuất được một số giải pháp
góp phần cho sinh kế của người dân được bền vững hơn và hồn thiện chính sách
bồi thường và tái định cư cho những dự án khác.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
Thứ nhất, sinh kế hiện nay của người dân tại khu tái định cư Mỹ Xuân của
dự án làm đường 991B như thế nào?
Thứ hai, sinh kế của người dân đã bị thay đổi như thế nào từ q trình thực
hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư?



3

Thứ ba, những giải pháp nào là cần thiết để giúp ổn định sinh kế của người
dân bị ảnh hưởng từ dự án làm đường 991B trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh BRVT?
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu:
Việc đầu tư tuyến đường 991B sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề bức bách
về cơ sở hạ tầng ngồi hàng rào khu cơng nghiệp phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Do đó để xây dựng tuyến đường theo đúng quy hoạch được tỉnh phê
duyệt, cần phải giải quyết nhanh chóng vấn đề giải phóng mặt bằng (GPMB), ổn
định cuộc sống người dân. Tuy nhiên, công tác GPMB hiện nay trên địa bàn huyện
nói riêng và cả nước nói chung đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Các hộ dân bị
giải tỏa tại tuyến đường 991B đa số có thu nhập đầu người thấp, chủ yếu sống bằng
sản xuất nơng nghiệp do đó nếu như bị mất đất sản xuất, người dân bị mất đi một
nguồn thu nhập chính.
Vì vậy, nghiên cứu phân tích đánh giá những tác động của việc thu hồi đất đã
ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng dự án tuyến đường 991B như thế
nào, đặc biệt là những chính sách hỗ trợ như đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp có
thật sự phù hợp với thực tiễn đa dạng của địa phương, có hỗ trợ sinh kế bền vững
cho người dân nơi đây hay khơng? Ngồi ra, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được
sử dụng trong việc đề xuất chính sách cho các cơ quan liên quan đến việc đền bù,
GPMB, tái định cư (TĐC) cho người dân bị thu hồi đất.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Thông tin sử dụng chủ yếu cho đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu sơ cấp thu
thập thông qua các bảng hỏi điều tra, những câu hỏi trong bảng hỏi đưa ra nhằm thu
thập các số liệu định lượng tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sinh kế không
bền vững của các hộ dân này. Phỏng vấn sâu các hộ dân bị thu hồi đất trên tuyến
đường 991B để xem xét tình hình sinh sống của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất so
với trước kia. Ngoài ra còn phỏng vấn các chuyên gia: Phỏng vấn một số chuyên gia
làm trong lĩnh vực liên quan, trong đó chú trọng đến các vị trí cơng tác về thực hiện
các chế độ chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất để củng cố



4

thêm lập luận và tính xác thực, đại diện của dữ liệu. Các phân tích này đều được
dựa vào khung lý thuyết sinh kế bền vững của Cơ quan phát triển quốc tế Vương
quốc Anh (DFID) và số liệu thông qua phỏng vấn, bảng hỏi.
1.6 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các khía cạnh sinh kế của các hộ gia đình
tái định cư tại khu tái định cư Mỹ Xuân bị ảnh hưởng từ dự án làm đường 991B trên
địa bàn huyện Tân Thành (nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực tự nhiên,
nguồn lực xã hội và nguồn lực vật chất).
Phạm vi nghiên cứu là các hộ gia đình đang sinh sống trong khu tái định cư
Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT.
1.7 Kết cấu nghiên cứu:
Chương 1: Trình bày các nội dung cơ bản của nghiên cứu như bối cảnh
nghiên cứu, mục đích, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về sinh kế và khung phân tích
sinh kế bền vững DFID, tóm tắt những nghiên cứu trước từ đó mơ tả khung phân
tích mà tác giả sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này.
Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu, phân tích dữ liệu.
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết Chương 2
và dữ liệu thu thập được của Chương 3 nhằm mục đích trả lời các câu hỏi nghiên
cứu.
Chương 5: Trình bày các giải pháp, đề xuất chính sách có thể giúp các hộ
dân bị thu hồi đất có được sinh kế bền vững.
Kết luận.


5


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về sinh kế, sinh kế bền vững, tìm hiểu các
nghiên cứu trước về vấn đề sinh kế cũng như sinh kế bền vững.
2.1 Các khái niệm:
2.1.1 Định nghĩa sinh kế ( livelihood):
Sinh kế được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Một định nghĩa đề cập đến
sinh kế là năng lực, tài sản và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (CARE, 2005). Một
sinh kế có thể được khái niệm hố bao gồm tài sản (thiên nhiên, thể chất, con người, tài
chính, và xã hội), các hoạt động và sự tiếp cận với các nguồn lực (trung gian bởi các thể
chế và quan hệ xã hội) cùng xác định mức sống của cá nhân hoặc hộ gia đình (Ellis,
2000).
Một định nghĩa khác của FAO cho rằng, sinh kế khơng có nghĩa là các hoạt
động mà mọi người kiếm được để kiếm sống. Mà nó có nghĩa là tất cả các yếu tố
khác nhau góp phần hoặc ảnh hưởng đến khả năng của họ để đảm bảo cuộc sống
cho bản thân và gia đình của họ. Điều này bao gồm: (1) tài sản mà hộ gia đình sở
hữu hoặc có thể tiếp cận được với con người, tự nhiên, xã hội, tài chính và thể chất;
(2) các hoạt động cho phép hộ gia đình sử dụng các tài sản đó để đáp ứng các nhu
cầu cơ bản; (3) các yếu tố khác nhau mà chính bản thân hộ gia đình khơng thể kiểm
soát trực tiếp, như vụ mùa, thiên tai hoặc xu hướng kinh tế ảnh hưởng đến tính dễ
tổn thương của nó; (4) các chính sách, thể chế và quy trình có thể giúp họ hoặc gây
khó khăn cho họ hơn để đạt được một cuộc sống đầy đủ (FAO,2004).
Sinh kế là hoạt động kiếm sống của con người thông qua việc sử dụng các
nguồn lực (con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội…) trong một mơi trường
dễ bị tổn thương có sự quản lý của các tổ chức, định chế, chính sách. (Wikipedia,
truy cập ngày 30/11/2017)
Các nghiên cứu của Chambers và Conway (1992) cho rằng sinh kế là bao
gồm tất cả những tài sản, những khả năng, những hoạt động cần thiết để kiếm sống.



6

Theo DFID (1999) thì sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm
cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và hoạt động cần thiết để kiếm sống.
2.1.2 Sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods):
Theo Chambers và Conway (1992) cho rằng sinh kế là bền vững khi nó có
thể đối phó và phục hồi từ những căng thẳng và cú sốc, duy trì hoặc tăng cường
năng lực và tài sản, đồng thời không làm suy yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo DFID (1999) cho rằng “Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể
đối phó và phục hồi vượt qua những căng thẳng, các cú sốc; duy trì và tăng cường hơn
nữa năng lực và các nguồn tài sản ở hiện tại cũng như trong tương lai mà không phá
hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên”. Hơn nữa, sinh kế bền vững khi họ: (1) có sức
chịu đựng trước các cú sốc và căng thẳng bên ngồi; (2) khơng phụ thuộc vào hỗ trợ
bên ngồi; (3) duy trì năng suất lâu dài của tài nguyên thiên nhiên; Và (4) không làm
suy yếu sinh kế, hoặc làm tổn hại đến các lựa chọn sinh kế của người khác, (DFID,
1999).
Một sinh kế bền vững là nó có khả năng đối phó và phục hồi khi bị tác động
hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại hay trong tương
lai trong khi khơng làm xói mịn nền tảng nguồn lực tự nhiên (Tim Hanstad, Robin
Nielsn và Jennifer Brown, 2004, trích bởi Nguyễn Văn Sửu, 2010).
Theo Koos Neefjes (2000), sinh kế bền vững là: “ Một sinh kế phải tùy thuộc
vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt động
mà tất cả là cần thiết để mưu sinh. Sinh kế của một người hay một gia đình là bền
vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng thẳng và chấn động và tồn
tục được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình mà không làm tổn
hại đến các nguồn lực môi trường”.
2.1.3 Bồi thường:
Bồi thường là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu
hồi đất đối với diện tích bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (Luật đất đai 2003, 2013).
Quá trình bồi thường dùng để đánh giá, đo lường những tổn thất của những người bị



7

thu hồi đất bằng hình thức tiền hoặc hiện vật và được chi trả một lần cho người sở hữu
đất.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền
sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (Điều 4, Luật
Đất đai năm 2003).
2.1.4 Tái định cư (TĐC):
Tái định cư bao hàm cả việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi thu
hồi đất. Tái định cư theo nghĩa hẹp là quá trình di chuyển người dân đến nơi ở mới.
2.2 Khung phân tích sinh kế bền vững (Sustainable Livelihood Framework):
Khung phân tích sinh kế bền vững được xây dựng nhằm mục đích để hiểu và
phân tích sinh kế của người nghèo. Đây là một cơng cụ trình bày các yếu tố chính ảnh
hưởng đến sinh kế của người dân và mối quan hệ giữa những yếu tố đó. Hình thức đơn
giản nhất của khung là khung nhìn người dân như hoạt động trong một bối cảnh dễ bị
tổn thương, trong bối cảnh này họ có quyền tiếp cận một số tài sản nhất định hoặc là
các yếu tố giảm nghèo. Bản thân sinh kế khơng thể tồn tại độc lập mà nó vận động và
chịu tác động của các yếu tố khác thông qua môi trường xã hội, thể chế và tổ chức. Môi
trường này cũng ảnh hưởng đến các chiến lược sinh kế. Tác giả phân tích dựa vào
khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID)
như hình 2.1.
Khung phân tích của DFID nhằm mục đích làm tăng tính bền vững sinh kế
của người nghèo thông qua:
+ Cải thiện cách tiếp cận giáo dục, thông tin, công nghệ, đào tạo chất lượng cao.
+ Một môi trường xã hội có sự hỗ trợ và gắn bó hơn.
+ Tiếp cận an toàn hơn và quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận tốt hơn với cơ sở hạ tầng cơ bản.
+ Tiếp cận an toàn hơn đến các nguồn tài chính.



8

+ Một mơi trường chính sách và thể chế hỗ trợ nhiều chiến lược sinh kế và
thúc đẩy việc tiếp cận công bằng tới các thị trường cạnh tranh cho tất cả mọi người.

Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững
H: Nguồn vốn con người P: Nguồn vốn vật chất
N: Nguồn vốn tự nhiên

F: Nguồn vốn tài chính

S: Nguồn vốn xã hội
Nguồn: DFID (1999)

Khung sinh kế bền vững đã được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu nhưng
trong khung phân tích này có ba yếu tố cốt lõi đó là “tài sản sinh kế”, “chiến lược
sinh kế” và “kết quả sinh kế”.
2.2.1 Các nhân tố sinh kế chính:
2.2.1.1 Bối cảnh dễ bị tổn thương: là mơi trường bên ngồi mà trong đó con
người tồn tại. Sinh kế của con người và các tài sản sẵn có bị ảnh hưởng cơ bản bởi
những xu hướng quan trọng cũng như các cú sốc và tính mùa vụ mà họ bị hạn chế
hoặc khơng kiểm soát được. Các yếu tố của bối cảnh dễ bị tổn thương gồm:
+ Các cú sốc: thay đổi về sức khỏe con người, tự nhiên, kinh tế, các mâu
thuẫn và quá trình thay đổi trong trồng trọt và chăn nuôi.


9


+ Các xu hướng: xu hướng về nguồn lực, tài nguyên, kinh tế ( trong và ngoài
nước), quản trị ( bao gồm chính trị) và cơng nghệ.
+ Tính thời vụ: giá cả, sản xuất, sức khỏe, cơ hội việc làm.
Các yếu tố tạo nên bối cảnh dễ bị tổn thương là rất quan trọng vì nó có ảnh
hưởng bất lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đến tài sản và đời sống của người dân, từ đó
có thể đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tiêu cực và tìm cách để các tác động bất
lợi này ít ảnh hưởng đối với nhóm người dễ bị tổn thương.
2.2.1.2 Tài sản sinh kế:
Tài sản sinh kế là tài sản thuộc sở hữu, kiểm soát, tuyên bố, hoặc bằng một số
phương tiện khác do các hộ gia đình tiếp cận được. Những tài sản này có thể được mơ
tả như các cổ phiếu vốn có thể được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra các
phương tiện sống còn của các hộ gia đình "(Ellis, 2000, cũng là ý tưởng của FAO,
2002).
Theo DFID (1999), tài sản sinh kế là việc kết hợp 5 loại tài sản gồm nguồn
vốn con người (H), nguốn vốn tự nhiên (N) , nguồn vốn tài chính (F), nguồn vốn vật
chất (P), nguồn nguồn vốn xã hội (S).
+ Nguồn vốn tự nhiên (Natural capital): là thuật ngữ được sử dụng cho các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có nhiều nguồn lực tạo thành vốn tự nhiên: từ khí
quyển, đa dạng sinh học đến đất đai, cây cối, mùa màng, nguồn nước.
Trong khung sinh kế bền vững, nhiều thảm họa tàn phá về sinh kế của người
nghèo thường xuất phát từ tiến trình tự nhiên (lũ lụt, cháy rừng, động đất…), vì vậy
giữa nguồn vốn tự nhiên và các tổn hại có sự gắn kết với nhau.
+ Nguồn vốn con người (Human capital): vốn con người thể hiện các kỹ
năng, kiến thức, kỹ năng lao động và sức khỏe tốt. Cùng nhau giúp con người theo
đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế của họ. Ở
cấp hộ gia đình thì vốn con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động sẵn
có, tùy theo quy mơ hộ gia đình, trình độ nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, khả
năng quản lý… Trong tài sản sinh kế thì nguồn vốn con người là quan trọng nhất vì
nó là yếu tố cần thiết để tạo ra bốn tài sản còn lại.



10

+ Nguồn vốn xã hội (Social capital): trong khung sinh kế bền vững thì vốn
xã hội là nguồn lực xã hội mà người dân sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế
của mình. Các mối quan hệ này được phát triển thông qua: các mạng lưới và sự liên
kết làm tăng sự tin tưởng, khả năng làm việc của mọi người với nhau và mở rộng
khả năng tiếp cận các tổ chức lớn hơn; là thành viên của các nhóm chính thức hóa;
các mối quan hệ tin cậy, hỗ trợ và trao đổi nhằm tạo thuận lợi cho việc hợp tác.
+ Nguồn vốn vật chất (Physial capital): bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản ( gồm
những thay đổi đối với môi trường vật chất, giúp con người đáp ứng được những
nhu cầu cơ bản và năng suất cao hơn) và hàng hóa sản xuất ( cơng cụ và thiết bị mà
mọi người sử dụng để hoạt động hiệu quả hơn) cần thiết để hỗ trợ sinh kế.
Các thành phần cơ bản của cơ sở hạ tầng: chi phí vận tải; chất lượng nhà cửa;
cung cấp nước hợp vệ sinh; năng lượng sạch sẽ, giá cả phải chăng; và chất lượng
truyền thơng tin.
+ Nguồn vốn tài chính (Financial capital): thể hiện nguồn lực tài chính mà mọi
người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của họ. Có hai nguồn tài chính chính: thứ
nhất là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc các tài sản thanh khoản như gia súc và đồ
trang sức; thứ hai là dòng tiền thường xuyên như lương hưu, các khoản chuyển tiền
khác…
Vốn tài chính có lẽ là linh hoạt nhất trong năm loại tài sản, nó có thể được
chuyển đổi với mức độ khác nhau dễ dàng. Tuy nhiên nó cũng là tài sản có xu
hướng ít nhất có sẵn cho người nghèo, vì người nghèo thiếu vốn tài chính mà các
nguồn vốn khác rất quan trọng với họ.
2.2.1.3 Chiến lược sinh kế:
Chiến lược sinh kế là quá trình sinh ra quyết định về các vấn đề cấp hộ, bao
gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ
các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ (Seppala,1996).
Chiến lược sinh kế bao gồm các hoạt động tạo ra các phương tiện sống cho

hộ gia đình (Ellis, 2000). Nó thể hiện sự đa dạng và các lựa chọn mà con người tiến
hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Con người dần thích nghi và lựa


11

chọn sinh kế phù hợp khi có một cú sốc nào đó xảy ra với mình để tạo được sinh kế
bền vững.
Có ba yếu tố chính quyết định chiến lược sinh kế của hộ gia đình gồm động
lực của hộ gia đình; nguồn sinh kế và khả năng tiếp cận; và môi trường sinh kế.
2.2.1.4 Kết quả của sinh kế: là những thay đổi có lợi cho sinh kế cộng đồng.
Kết quả sinh kế có thể gồm các chỉ số khác nhau: cuộc sống ổn định hơn, ít rủi ro,
thu nhập cao, kiến thức chuyên môn sâu, chất lượng thực phẩm, sử dụng bền vững
nguồn tài nguyên thiên nhiên…
2.3 Những nghiên cứu trƣớc:
Theo tìm hiểu của tác giả, hiện nay chưa có đánh giá đầy đủ về cuộc sống
của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án làm đường 991B trên địa bàn huyện Tân
Thành, tỉnh BR – VT nói riêng và cuộc sống của người dân sau khi bị mất đất sản
xuất trên cả nước nói chung. Do đó, để có một nhìn tổng quan về tài sản sinh kế và
sinh kế bền vững thì việc xem xét các nghiên cứu trước đây là hết sức cần thiết.
DFID là một tổ chức đi đầu trong việc xây dựng khung phân tích sinh kế, kết
quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: Giáo dục kỹ năng, Dân tộc và tính giai cấp,
Giới tính, Vốn tài chính, Nguồn vốn xã hội, Cơ sở hạ tầng thông tin là những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm ở khu vực nông thôn ở các nước
Nam Mỹ, Ấn Độ, Uganda.
Scoones (2009) cho thấy khả năng để theo đuổi các chiến lược sinh kế khác
nhau phụ thuộc vào vật liệu cơ bản và tài sản xã hội, hữu hình và vơ hình.
Zenteno et al. (2013) nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc xem vốn
sinh kế như một động lực thúc đẩy các thực hành chiến lược sinh kế, chỉ ra sự tương
tác giữa các chiến lược sinh kế và vốn sinh kế là rất quan trọng để nâng cao sự hiểu

biết về sinh kế bền vững ở khu vực nông thôn.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Sửu về tác động của cơng nghiệp hóa và đơ thị
hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam ở một làng ven đô Hà Nội. Nghiên cứu cho
thấy việc mất đất nông nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của những
người nông dân ở khu vực nông thôn và ven đơ, những con người mà văn hóa của


12

họ được gọi là nền văn minh lúa nước và sinh kế của họ đã từ nhiều năm đã dựa vào
đất nơng nghiệp và sản xuất nơng nghiệp. Qúa trình chuyển đổi cơng nghiệp hóa và
đơ thị hóa đã chuyển đổi sinh kế truyền thống của người dân địa phương từ một
nguồn sinh kế dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp sang những nguồn sinh kế đa
dạng khác trong đó cho th nhà trọ và bn bán nhỏ đóng một vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, nhiều lao động vốn là những người nơng dân làm nơng nghiệp cịn thiếu
vốn xã hội và vốn con người nên khơng thể tìm được việc làm, hay khơng có đủ
việc làm, để đảm bảo các chiến lược sinh kế bền vững của mình trong một bối cảnh
gia tăng áp lực của nền kinh tế thị trường và những tác động còn hạn chế của chính
sách đào tạo nghề và tạo việc làm của nhà nước. Do đó, nhiều người trong số họ
cảm thấy cuộc sống của mình tiềm ẩn những rủi ro và thiếu ổn định.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tơn, Philippe Lebailly (2008) về
ảnh hưởng của việc thu hồi đất nơng nghiệp cho cơng nghiệp hóa đến sinh kế của
các hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi thu hồi đất
nông nghiệp, ngân sách của địa phương (xã) tăng lên từ 2 đến 3 lần, cơ sở hạ tầng
nông thôn được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của địa phương tăng lên
hàng năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể. Tuy nhiên việc thu hồi đất cũng đã ảnh
hưởng trực tiếp đến việc làm, an toàn lương thực của các hộ nông dân cũng như của
địa phương đồng thời đẩy nhanh q trình phân tầng xã hội nơng thơn. Sau khi thu
hồi đất cho cơng nghiệp hóa, chỉ có16,4% lao động trong các hộ điều tra tìm được
việc làm trong các nhà máy.Có 77% số hộ điều tra khơng tự chủ về lương thực; 69,6

% số hộ điều tra lo ngại về các vấn đề ô nhiễm môi trường do các nhà máy xung
quanh khu dân cư.
Nghiên cứu của Vương Thị Bích Thủy (2012) dựa theo khung phân tích của
DFID (1999) để tìm hiểu sinh kế của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất tại Khu kinh
tế Đông Nam. Nghiên cứu tập trung vào phân tích 05 loại tài sản theo khung DFID.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả năm loại tài sản sinh kế đều có sự thay đổi đáng kể.
Trong đó, nguồn vốn tự nhiên bị giảm đã chuyển sang nguồn vốn tài chính (tiền bồi
thường); nguồn vốn vật chất tăng nhờ người dân dùng tiền bồi thường về mua đất


13

làm nhà, mua sắm trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên, nguồn vốn con
người có vai trị quan trọng nhất, được đánh giá thông qua giáo dục, sức khỏe tốt và
kỹ năng làm việc lại không thấy sự thay đổi căn bản. Sau khi bị thu hồi đất các yếu
tố này không được đầu tư nhiều cho lực lượng lao động chính trong các hộ dân.
Nghiên cứu của Vũ Thị Xuân Lộc (2012) đã nghiên cứu về Cải thiện sinh kế
cho cộng đồng ven biển ở tỉnh Bình Thuận. Nghiên cứu cũng tập trung vào 5 loại tài
sản của khung DFID. Kết quả nghiên cứu cho thấy các sinh kế tập trung vào nông
nghiệp, ngư nghiệp (đánh bắt, khai thác và nuôi trồng thủy sản), tiểu thủ công
nghiệp (chế biến thủy sản như nước mắm, mắm tôm, sở chế các loại hải sản), dịch
vụ thương mại, và làm mướn. Trong đó, nguồn vốn tự nhiên và nguồn vốn con
người có ảnh hưởng lớn đến sinh kế người dân ven biển, đặc biệt là các hộ thuộc
nhóm hộ nghèo nhưng khơng có sự thay đổi đáng kể. Tình trạng thiếu kỹ năng,
trình độ chun mơn thấp, trẻ em nghèo bỏ học còn nhiều.Nghiên cứu cũng cho
thấy được mối tương quan thuận giữa trình độ học vấn và mức độ giàu nghèo (các
hộ khá thì có kiến thức và kỹ năng cao hơn, được ứng dụng và tạo ra thu nhập).
Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hạnh (2013)nghiên cứu về sinh kế bền vững
cho các hộ dân tộc thiểu số sống tại các vùng định canh, định cư ở huyện Vị Xuyên
– tỉnh Hà Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ dân nơi đây cịn gặp nhiều

khó khăn về trình độ nhân lực cịn thấp; đất sản xuất ngày càng thiếu và kém màu
mỡ; chưa biết cách sử dụng đồng vốn vay hiệu quả; lương thực, thực phẩm sản xuất
ra mới dừng ở mức đủ ăn, và không có nguồn dư thừa; tài sản vật chất của các hộ
gia đình cịn giản đơn; và điều kiện kinh tế của các hộ rất dễ bị suy giảm khi phải
đối mặt với bệnh tật, thiên tai…
Nghiên cứu của Dương Minh Ngọc (2013) nghiên cứu về dự án định canh
định cư ở xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nghiên cứu điều tra các hộ
gia đình cư trú trong rừng và trong khu định canh định cư để tìm hiểu về sinh kế của
họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn trong tài sản sinh kế của hộ dân
cư trú trong rừng và cư trú trong khu định canh định cư. Các hộ cư trú trong rừng sở
hữu diện tích đất nhiều hơn, đem lại thu nhập cao, điều này dẫn tới tỷ lệ tiết kiệm


14

cao. Còn các hộ cư trú trong khu định canh định cư với diện tích đất ít hơn, đem lại
ít thu nhập hơn, dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn những hộ cư trú trong rừng. Điều
này làm cho các hộ cư trú trong rừng không muốn ra cư trú trong khu định canh
định cư.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vinh (2014) đã nghiên cứu chính sách sinh kế
kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn hộ gia đình khơng có tài sản sinh kế
nào đáng kể ngoài nguồn lực lao động giản đơn, thiếu khoa học kỹ thuật, phương
tiện công suất thấp, kém đa dạng và khơng có khả năng tiếp cận vốn. Họ dễ bị tổn
thương bởi bệnh tật, tỷ lệ lao động phụ thuộc cao, thời tiết khắc nghiệt, sự cạnh
tranh trong khai thác thủy sản, suy giảm tài nguyên, biến đổi khí hậu như nước biển
dâng, sạt lở đất, dịch bệnh và lệ thuộc hệ thống thương lái. Trong bối cảnh đó, cơng
ước RAMSAR và chính sách thắt chặt bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã trở thành cú
sốc cuối cùng khiến người dân mất đi nguồn sinh kế chính yếu mà họ hiện có.
Nghiên cứu của Lương Đình Huyên (2014)về cải thiện sinh kế những hộ dân

tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La trên địa
bàn thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuy có được cơ
sở hạ tầng tốt hơn, có nhà mới to đẹp hơn, song sinh kế của những hộ gia đình này
đang ngày càng trở nên bất ổn do thất nghiệp, nhiều gia đình đã và đang rơi vào tình
trạng nghèo đói. Việc khai hoang 3 bãi đất và xây các cơng trình thủy lợi đã tiêu tốn
nhiều tỉ đồng của ngân sách, nhưng sau nhiều lần giao đất và trồng thử cây nhưng
không loại cây nào sống được, người dân đã khơng nhận do là đất đá xít khơng có
chất dinh dưỡng, địa hình dốc trên đồi núi cao, thiếu nước tưới, quá xa nơi ở nên
người dân không thể canh tác và bảo vệ. Thủ tục hành chính trong cơng tác bồi
thường, hỗ trợ rườm rà, nhiều cấp, nhiều khâu dẫn đến xử lý vấn đề vướng mắc
chậm trễ. Nhiều chính sách hỗ trợ đời sống người dân, đã ban hành, song sau nhiều
năm vẫn chưa được thực hiện.
Nghiên cứu của Đỗ Vũ Gia Linh (2015)nghiên cứu về cải thiện sinh kế cho
người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên tại ấp 5, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu,


15

Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân sống trong khu vực vốn dĩ sở
hữu các nguồn tài sản rất giới hạn về con người và phương tiện vật chất kĩ thuật. Họ
sống phụ thuộc vào tự nhiên, canh tác trên đất giao khoán hay khai thác sản vật
rừng, khó tiếp cận vốn và cũng khơng có mạng lưới liên kết sản xuất kinh doanh
hiệu quả. Các nguồn tài sản có xu hướng bị suy giảm do tác động của chính sách di
dời. Việc trì hỗn và thiếu thơng tin chính sách dẫn đến tình trạng quan hệ sở hữu
không được xác lập lâu dài đối với tài sản và vốn đầu tư. Việc khai thác tận diệt và
thiếu trách nhiệm cải tạo nguồn tài nguyên không tái sinh góp phần làm suy giảm
tài sản sinh kế hộ gia đình. Họ càng dễ tổn thương trước các biến đổi về thời tiết,
mùa vụ, bệnh tật và chính sách thắt chặt quản lí tài nguyên rừng. Cơ sở hạ tầng về
điện nước, giao thông, y tế, giáo dục đều hạn chế tại địa phương khiến cho hộ
nghèo không thể cho con em đến trường. Việc suy giảm vốn nhân lực dự báo tình

trạng nghèo dai dẳng qua nhiều thế hệ.
Nghiên cứu của Trương Thị Hồng Giang (2015)tìm hiểu về thực trạng sinh
kế của các hộ gia đình bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù phần đông các hộ gia đình có được khoản tiền
bồi thường lớn so với mức thu nhập thông thường, nhưng không phải hộ gia đình
nào cũng thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực. Một số hộ dân trở nên khá, giàu
hơn trước từ việc sử dụng hiệu quả số tiền bồi thường như đầu tư phát triển kinh
doanh dịch vụ, hoặc đầu tư mua đất mới để tiếp tục với nghề nơng sau khi có số tiền
lớn để trả hết nợ vay,…Tuy nhiên đa phần cuộc sống các hộ khơng có cải thiện, có
hộ cịn có thu nhập thấp hơn trước đây, việc làm bấp bênh, thiếu việc làm, thất
nghiệp, thất mùa,… Nguyên nhân của tình trạng này là do trình độ người lao động
cịn thấp, khó thích nghi với cơng việc mới, hoặc sử dụng tiền bồi thường không
hiệu quả. Chính quyền địa phương hỗ trợ gần như đầy đủ các chính sách cho người
bị thu hồi đất, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao, nhất là công tác đào tạo nghề
và tạo việc làm cho người lao động bị mất việc,…Ngồi ra, ơ nhiễm mơi trường
cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cộng đồng.


16

Nghiên cứu của Phạm Văn Hùng (2016) nghiên cứu về thay đổi sinh kế của
các hộ dân bị thu hồi đất sau tái định cư đối với dự án khu du lịch Vinpearl Quy
Nhơn, Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tài sản vật chất của các hộ gia
đình thay đổi đáng kể, về tài sản tài chính của các hộ dân cũng tốt hơn so với trước,
vốn xã hội kém đi so với trước, công việc và thu nhập không thay đổi nhiều.
2.4 Đề xuất các tiêu chí đánh giá sinh kế bền vững:
Căn cứ vào các lý thuyết về sinh kế bền vững, tình hình thực tiễn, các cơng
trình nghiên cứu sinh kế bền vững trước đây, tác giả đề xuất các tiêu chí để đánh giá
tình hình sinh kế của các hộ gia đình thực hiện tái định cư tại khu TĐC Mỹ Xuân,
huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT như sau:

Về nguồn vốn:
- Nguồn vốn con người: Số nhân khẩu, số lao động, trình độ học vấn, số lao
động có việc làm ổn định.
- Nguồn vốn tự nhiên: Hoạt động sản xuất, khoảng cách so với nơi cũ.
- Nguồn vốn xã hội: Việc tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan
chính quyền, tôn giáo; cách tiếp cận các thông tin về chủ trương, chính sách pháp
luật…
- Nguồn vốn vật chất: Đất đai, nhà cửa, số lượng tài sản, tình trạng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội của địa phương, tình trạng điện, nước, chợ,
trường học, các hệ thống thơng tin.
- Nguồn vốn tài chính: Vốn tự có của gia đình; nhu cầu và mục đích vay vốn,
trợ cấp.
Về tình hình việc làm, thu nhập: Các ngành nghề đang cơng tác, thu nhập,
mức độ khó khăn/ổn định trong công việc hiện tại.
Về sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phƣơng: Cơ chế đền bù, giải
tỏa, chính sách hỗ trợ ổn định đời sống người dân.


×