Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc (Tiểu luận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.98 KB, 13 trang )

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

NHẬN THỨC CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ
SỨC MẠNH DÂN TỘC

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kết hợp sức mạnh sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một
trong những yếu tố quan trọng đưa cuộc cách mạng Việt Nam đến thắng lợi
cuối cùng. Đây cũng chính là một trong những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh
B. NỘI DUNG
I) Nhận thức của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại.
1) Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc
Sức mạnh dân tộc Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh là đỉnh cao của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến lâu dài chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng ta, quân đội ta và nhân dân ta đồn
kết một lịng, mn người như một từ đó huy động tới mức cao nhất sức
người, sức của phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Cả nước cùng ra trận với
khí thế hào hùng của lịch sử bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước trên nền
tảng văn hóa nhân nghĩa, trí dũng, với ý chí khơng có gì q hơn độc lập tự
do.
Tất cả mọi giới, mọi tầng lớp, mọi lực lượng từ bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương, dân quân du kích đến gái, trai, già, trẻ, từ nông thôn, thành thị đến
miền xuôi, miền ngược đều tham gia giết giặc cứu nước; từ hai bàn tay không
của ba mẹ, tầm vông vạt nhọn, cuốc thuổng, giáo mác, chơng tre, súng kíp,
bom ba càng đến con ong, con rắn cũng trở thành vũ khí tiêu diệt kẻ thù; từ
mặt đất nóng bỏng đạn bom cày xới, dưới địa đạo khắc nghiệt trong lòng đất,
trên mặt nước đến bầu trời của đất nước ta, đâu đâu cũng là trận địa vùi xác


quân thù.
Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh dân tộc chính là sức mạnh của chủ nghĩa u
nước, tinh thần đồn kết, ý chí đấu tranh anh hùng, bất khuất cho độc lập tự

2


do và ý thức tự lực tự cường. Đây chính là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, truyền thống yêu nước là hạt nhân của truyền thống dân tộc, nó
khơng phải chỉ là một tình cảm tự nhiên bẩm sinh mà được hình thành và phát
triển trong quá trình dựng nước và giữ nước. Với dân tộc Việt Nam , lòng yêu
nước trở thành sức mạnh và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, một thứ đạo lí,
một lẽ sống cho mọi người dân, cũng trở thành tiêu chí cao nhất để đánh giá
một con người. Hồ Chí Minh đã nâng lòng yêu nước trở thành lòng yêu nước
xã hội chủ nghĩa; yêu nước gắn liền với đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa
xã hội. Lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp nhuần nhuyễn của việc
yêu quý độc lập dân tộc, tự do dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Do đó, lịng u
nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành sức mạnh to lớn của dân tộc ta.
Thứ hai, sức mạnh của dân tộc còn được thể hiện ở tinh thần độc lập, tự chủ,
tự lực tựu cường. Bằng chứng là nó làm cho dân tộc Việt Nam khơng bị đồng
hóa trong 1000 năm Bắc thuộc, không bị diệt vong dưới ách thống trị của thực
dân phương Tây.
Thứ ba, tinh thần, ý chí độc lập tự chủ, tự cường và lòng yêu nước sở dĩ phát
huy được sức mạnh to lớn của nó vì đã kết liền nhân dân thành một khối vững
chắc khơng tách rời, khơng gì lay chuyển được. Đó là đoàn kết dân tộc, đoàn
kết toàn dân,
Tổng hợp các điều trên, Hồ Chí Minh làm nổi bật sức mạnh của con người
Việt Nam. Đó là sức mạnh của thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử
và hiện tại, sức mạnh của sự thơng minh và lịng dũng cảm. Đó là sức mạnh

dân tộc.
2) Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại.
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn
thế giới, mở đầu là thắng lợi của cuộc cách mạng tháng mười Nga vĩ đại. Hồ

3


Chí Minh nhận thức về sức mạnh thời đại vì tính tất yếu của việc kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức
mạnh thời đại được hình thành từng bước từ cảm tính đến lí tính với mục tiêu
giải phóng dân tộc, phát triển đất nước trong dòng thác chung của thời đại.
Sức mạnh thời thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa trong phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc, sức mạnh này được nhân lên nhiều lần vì nó gắn liền
với cuộc cách mạng vơ sản trên tồn thế giới trong thời đại mới.
Thứ hai, sức mạnh của giai cấp vơ sản và cách mạng vơ sản. Hồ Chí Minh
“muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác ngồi
con đường cách mạng vơ sản”.
Thứ ba, lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lenin.
inh nghiệm của cách mạng tháng mười Nga.
Thứ tư, sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoa học kĩ
thuật-một động lực phát triển xã hội.
3) Tính tất yếu của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Về mặt lí luận
Lịch sử phát triển của nhân loại chỉ ra rằng quá trình phát triển của mình,
các cộng đồng, các nhóm, các dân tộc có cùng lợi ích bao giờ cũng có có sự
kết hợp lại với nhau. Sự kết hợp này ngày càng tăng.
Chủ nghĩa Mác-Lenin chỉ rõ, cách mạng muốn thắng lợi phải biết kết hợp
các yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, dân tộc và thời

đại.
Chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đã tạo ra những mâu
thuẫn và cơ sở cho sự liên kết quốc tế.
Về mặt thực tiễn:
4


- Người khảo sát thực tiễn của chế độ thuộc địa, sự cai trị và bóc lột tàn bạo,
độc ác của Pháp tại Việt Nam, tại Đơng Dương.
- Người cịn khảo sát ở cả bốn châu lục và nhận ra muốn giải phóng dân tộc
mình cần đồn kết các dân tộc có cùng mục đích là chống lại các nước đế
quốc .
- Các nước đế quốc liên kết chặt chẽ với nhau để đàn áp thuộc địa, chia để trị.
- Sự hình thành hệ thống chủ nghĩa xã hội làm nên sức mạnh thời đại từ nửa
cuối thế kỉ XX.
Sau chiến tranh thế giới thế giới thứ hai cách mạng khoa học kĩ thuật và
công nghệ phát triển mạnh mẽ. Đây là yếu tố sức mạnh thời đại cần tận dụng.
Như vậy, sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tiến
trình cách mạng Việt Nam là một tất yếu khách quan.
II) Nội dung của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
1) Đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong sự gắn bó với cách mạng vơ
sản trên thế giới.
Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga đã làm thay đổi trật tự thế giới
theo chiều hướng tiến bộ của lịch sử, mở ra con đường phát triển mới cho các
quốc gia, dân tộc theo xu hướng độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Những
biến cố ở Liên Xô và Đông Âu trong thập niên cuối thế kỉ XX tuy đã làm cho
phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới lâm vào thoái trào, song Cách mạng
tháng mười Nga khẳng định trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
cơng nhân thế giới: đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy mà Hồ Chí Minh ln ý thức sâu sắc việc đặt cách

mạng giải phong dân tộc là bộ phận của cách mạnh vo sản thế giới. Người đã
tham gia sáng lập “hội liên hiệp các nước thuộc địa” để tập hợp sức mạnh các
dân tộc thành một khối sức mạnh thống nhất khơng gì lay chuyển được; ngồi
ra Người cịn lập tờ báo “Người cùng khổ” để thơng qua đó tuyên truyền con
5


đường cách mạng chung cho tất cả các dân tộc trên thế giới và đã thu được
nhiều kết quả.
Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân
tộc đã phát huy lịng u nước truyền thống và nâng thành lòng yêu nước xã
hội chủ nghĩa. Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường và lòng yêu nước
phát huy được sức mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn
kết toàn dân, Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam,
đó là sức mạnh sức mạnh của thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử
và trong cuộc đấu tranh hiện tại, sức mạnh của sự thơng minh và dũng cảm,
của lịng tin chân chính khơng gì lay chuyển. Sức mạnh ấy bền vững và được
nhân lên nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Thời đại của chúng ta mở đầu bằng Cách mạng tháng mười Nga 1917.
Cuộc cách mạng này đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả
loài người, mở đầu thời đại mới trong lịch sử. Theo Hồ Chí Minh sức mạnh
thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế
giới. Trong quá trình nhận thức và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin
vào hồn cảnh cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy phải dựa vào sức
mạnh của dân tộc là chủ yếu, đồng thời phải khai thác sức mạnh của thời đại.
2) Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
“Bốn phương vô sản đều là anh em” – đó là nhận định của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về tinh thần quốc tế vơ sản. Tinh thần này bao gồm tinh thần đoàn kết
của nhân dân Việt Nam với các dân tộc bị áp bức với nhân dân lao động các
nước, với những người tiến bộ trên thế giới vì hịa bình, cơng lí và tiến bộ xã

hội. Tinh thần này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dày cơng vun đắp bằng các
hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân và bằng sự nghiệp cách mạng
của dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Nếu
tinh thần u nước khơng chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng
6


thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi, biệt lập, kì thị chủng tộc, hoặc
chủ nghĩa bành trướng, bá quyền. Tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có
thể dẫn đến sự đổ vỡ của một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia
dân tộc, phá vỡ tình đồn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung.
Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập tự do là
thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, Hồ Chí Minh khơng chỉ
đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà cịn đấu tranh cho độc lập dân tộc
của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Người, chủ nghĩa u nước chân chính
ln gắn liền với chủ nghĩa quốc tế cao cả, trong sáng. Người nói: “Chúng ta
phải đấu tranh cho tự do độc lập của các dân tộc khác như đấu tranh cho dân
tộc ta vậy”. Chủ trương “giúp bạn là tự giúp mình”, Hồ Chí Minh ln nêu
cao tinh thần dân tộc tự quyết sống không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của
mình. Với Người, phải thơng qua thắng lợi của Cách mạng mỗi nước mà
đóng góp vào thắng lợi chung của Cách mạng thế giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết vừa mang tính khoa học đúng đắn,
vừa có tính chất cách mạng, mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự kết
hợp nhuần nhuyến giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc cho mình đồng thời
độc lập cho tất cả các dân tộc.
3)Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội
chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc
tế cao cả của mình.

Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Hồ Chí
Minh coi nguồn lực bên trong giữ vai trị quan trọng. Người nêu cao khẩu
hiệu “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”; “Muốn người ta giúp
cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình”; “Một dân tộc không tự lực
cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng được
độc lập”. Muốn tranh thủ sức mạnh của thời đại phải có đường lối đúng đắn,
7


phát huy độc lập tự chủ, kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập,
thống nhất của dân tộc mình với mục tiêu của thời đại: hịa bình độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Trên dọc hành trình tìm lại độc lập, tự do cho cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm
no cho đồng bào, dù ở nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh
cũng ln tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt của nhân dân thế giới cho
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Chính sự ủng hộ,
giúp đỡ to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần của bè bạn quốc tế là một nhân tố
đặc biệt quan trọng góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta
trong thế kỉ XX. Hồ Chí Minh đã thực hiện nhất quán đường lối độc lập tự
chủ, vì vậy mà đã tranh thủ được sự giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc.
Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí
Minh cịn là tích cực thực hiện nghĩ vụ quốc tế cao cả, “Phải coi cuộc đấu
tranh của bạn cũng như cuộc đấu tranh của ta…, giúp bạn là tự giúp mình”.
Nguyễn Tất Thành đã thực hiện cuộc hành trình qua nhiều châu lục khác
nhau, và trên quãng đường dài đó, Người đã chứng kiến cảnh áp bức, bóc lột
cuẩ thực dân, đế quốc và tận mắt thấy những lầm than cơ cực mà người dân
lao động nghèo khổ gặp phải, từ đó Người đi đến kết luận: “Dù màu da có
khác nhau trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống
người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thơi: tình hữu ái
vô sản”. Kết luận này là sự khởi đầu tư tưởng đồn kết quốc tế của Hồ Chí

Minh, từ đó về sau, trong mọi hoạt động của mình, Hồ Chí Minh ln kêu gọi
nhân dân thế giới hãy đồn kết lại để đấu tranh cho bình đẳng, tự do, bác ái;
ủng hộ, giúp đỡ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trong đó có nhân
dân Việt Nam. Ngoài việc kêu gọi toàn dân đoàn kết, nêu cao ý chí tự lực
cường, “Hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, Hồ Chí Minh đã
thực hiện chiến lược tranh thủ đồng minh, thêm bạn cho cách mạng Việt Nam
để giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Và thực tế lịch

8


sử đã chứng minh, chính sự ủng hộ về tinh thần của lực lượng dân chủ thế
giới chống phát xít đã góp phần làm nên thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng
8 năm 1945.
4)Mở rộng tối đa quan hệ hưu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả
các nước dân chủ”
Đoàn kết dân tộc trên thế quốc tế của Hồ Chí Minh được xuất phát từ luận
điểm coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Người
ý thức sâu sắc rằng, cách mạng trong nước sẽ khó thành cơng nếu khơng có
sự đồng tình, ủng hộ của cách mạng và nhân dân các dân tộc u chuộng hịa
bình trên thế giới. Đó cũng chính là điểm mạnh và khác biệt giữa Hồ Chí
Minh với các chí sĩ yêu nước tiền bối. Người khẳng định: “Chính vì biết kết
hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua mọi
khó khăn đưa giai cấp công nhân và nhân dân nước ta đến những thắng lợi vẻ
vang ngày nay”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc trên phạm vi quốc tế thể hiện
rất rõ phạm vi mức độ, quy mô. Với từng đối tượng quốc tế, Hồ Chí Minh
vừa có thái độ chung, vừa có thái độ phân biệt riêng theo “cấp độ ngoại
giao”, theo giá trị thiết thực vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam và quyền lợi

của các dân tộc trên thế giới vì hịa bình hữu nghị và phát triển của các dân
tộc; vì quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và của các quốc
gia. Từ giác độ đó, chúng ta thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết dân tộc
trên phạm vi quốc tế có những biểu hiện trên những khía cạnh sau:
Đồn kết với các quốc gia, dân tộc láng giềng:
Người Việt Nam ta có câu “ bán anh em xa mua láng giềng gần”, đó là một
thái độ sống, một triết lý nhân văn trong văn hóa ứng xử có truyền thống lâu
đời của dân tộc. Hồ Chí Minh trên bình diện văn hóa và tầm nhìn chính trị đã

9


ý thức sâu sắc và thực hiện có hiệu quả tốt truyền thống đó trong đặt nền
móng và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với nhân dân Lào,
Campuchia, Trung Quốc tạo nên thế trận đặc biệt và làm nên hiệu quả cao
trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta.
Đồn kết với các quốc gia Đơng Nam Á, Châu Á
Đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Hồ Chí Minh ln ln q
trọng tinh thần đồn kết, giúp đỡ nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại
xâm, bày tỏ tình hưu nghị và biết ơn sâu sắc, chân thành. Chính vì lẽ đó mà
các nước Đơng Nam Á ln bên cạnh nhân dân và chính phủ Hồ Chí Minh
trong cuộc kháng chiến chống pháp cũng như chống Mỹ, tạo nên hậu thuẫn,
sức mạnh tinh thần và vật chất quan trọng góp phần làm nên thắng lợi chống
ngọi xâm của dân tộc ta.
Người phát biểu: “Hịa bình trở lại Việt Nam, chúng tôi sẽ thắt chặt
tinh thần hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Pháp, chúng tôi sẽ đoàn kết chặt
chẽ với hai nước Khơme, Lào và các nước Đơng Nam Á để góp phần vào sự
nghiệp giữ gìn hịa bình châu Á và hịa bình thế giới”.
Đoàn kết và mở rộng quốc tế phải gắn liền với độc lập, tự chủ tự cường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln xác định cách mạng Việt Nam có mối quan liên hệ

mật thiết với các trào lưu và lực lượng tiến bộ trên thế giới, việc tăng cường
các mối liên hệ và hợp tác quốc tế là một yếu tố giúp ta thành công trong
kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước. Sự đoàn kết ấy nhằm những
mục tiêu lớn của thời đại hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội,
là hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Sự đồn kết ấy dựa trên
cơ sở bình đẳng và kết hợp giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.
Việt Nam đang ngày càng mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế đồng thời với
phát triển bản sắc dân tộc. Với chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương
lai, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã mở rộng hợp

10


tác giao lưu nhiều mặt với các nước, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội.
C. KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh đã vượt qua bao khó khăn gian khổ để đưa ra những tư
tưởng, đường lối phù hợp với từng giai đoạn của nước ta. Nhờ vậy, dân tộc
Việt Nam mới giành được thắng lợi cuối cùng sau bao năm chiến đấu với đầy
những hi sinh, mất mát. Và một trong những yếu tố quan trọng luôn cần thiết
trong mọi cuộc đấu tranh đó là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại.

11


MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ


1

B. NỘI DUNG

1

I. NHẬN THỨC CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI
QUAN HẸ GIỮA SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI
SỨC MẠNH THỜI ĐẠI

1

1. Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc

1

2. Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại

2

3. Tính tất yếu của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại

3

II. NỘI DUNG CỦA VIỆC KẾT HỢP SỨC MẠNH
DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
1.

Đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong sự gắn bó

với cách mạng vơ sản thế giới

2.

4

Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế

3.

4

5

Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của
Các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại
đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả

4.

7

Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng
“ làm bạn với tất cả các nước dân chủ”

C. KẾT LUẬN

9
9


12


13



×