BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM
Ngành: Tài chính - Ngân hàng
NGUYỄN ĐỨC ANH
Hà Nội - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM
Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN ĐỨC ANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN VIỆT DŨNG
Hà Nội - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam” do
cá nhân tôi nghiên cứu, nguồn số liệu được thu thập từ các nguồn đã qua thẩm định và
có nguồn gốc rõ ràng, kết quả phản ánh trung thực đề tài nghiên cứu của luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập thạc sĩ với chuyên ngành “Tài chính Ngân hàng” tại
trường Đại học Ngoại thương tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau
đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ và đặc biệt các thầy cô đã truyền đạt kiến thức trong
q trình tơi học tập tại trường để tơi được trau dồi thêm kiến thức về chuyên ngành
đã học, từ đó xây dựng vững trắc nền tảng để hồn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới thầy PGS.TS. Nguyễn Việt Dũng Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng trường đại học Ngoại thương, người đã chỉ bảo và
hướng dẫn nhiệt tình trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài của tơi giúp tơi có thể
hồn thành luận văn.
Sau cùng tơi xin cảm ơn gia đình đã luôn quan tâm, ủng hộ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất trong q trình học tập của tơi và cảm ơn những người bạn đã đồng hành
cùng tôi trong suốt 2 năm học tập tại trường đã hỗ trợ và giúp đỡ tơi hồn thành luận
văn này.
Dù đã rất cố gắng hết mình, nhưng do năng lực cịn hạn chế nên bài Luận Văn
nếu có phần thiếu sai sót xin được nhận sự góp ý chân thành của bạn đọc và các thầy
cơ để đề tài được hồn thiện hơn và đóng góp vào tình hình thực tiễn của xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Anh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU & HÌNH ................................................................ vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ LUẬN VĂN ................................................................ viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 4
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................4
1.2. Các nghiên cứu nước ngoài về nhân tố tác động đến hoạt động quản trị lợi
nhuận ...................................................................................................................5
1.3. Các nghiên cứu trong nước về nhân tố tác động đến hoạt động quản trị lợi
nhuận ...................................................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ LỢI
NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP...................................................... 12
2.1. Cơ sở lý luận hoạt động quản trị lợi nhuận ................................................12
2.1.1. Khái niệm hoạt động quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp ........12
2.1.2. Lý thuyết liên quan giải thích đến hoạt động quản trị lợi nhuận .......14
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị lợi nhuận ...................18
2.1.4. Một số công cụ quản trị lợi nhuận ......................................................22
2.2. Động cơ và kỹ thuật để thực hiện hoạt động quản trị lợi nhuận của các doanh
nghiệp. ...............................................................................................................26
2.2.1. Động cơ thực hiện hoạt động quản trị lợi nhuận ................................26
2.2.2. Các kỹ thuật để thực hiện hoạt động quản trị lợi nhuận của DN .......28
2.3. Các mơ hình đo lường hoạt động quản trị lợi nhuận .................................35
2.3.1. Mơ hình của Heathly (1985) ...............................................................36
2.3.2. Mơ hình của DeAngelo (1986) ............................................................36
iv
2.3.3. Mơ hình của Jones (1991) ...................................................................37
2.3.4. Các mơ hình cải tiến của Jones và các cộng sự..................................37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 39
3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................39
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................39
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................39
3.2.1. Địn bẩy tài chính ................................................................................41
3.2.2. Đa dạng đầu tư....................................................................................42
3.2.3. Biến tích hợp địn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư ...........................43
3.2.4. Quy mơ cơng ty....................................................................................44
3.2.5. Chất lượng kiểm tốn ..........................................................................45
3.2.6. Tỷ lệ độc lập của HDQT .....................................................................46
3.3. Mơ hình nghiên cứu và đo lường ...............................................................47
3.4. Chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu ...............................................................48
3.5. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................49
3.6. Xử lý số liệu ...............................................................................................50
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................ 52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................... 53
4.1. Kết quả thống kê mô tả ..............................................................................53
4.1.1. Biến phụ thuộc QTLN .........................................................................53
4.1.2. Các biến độc lập, biến giả ..................................................................53
4.2. Phân tích tương quan..................................................................................55
4.3. Kiểm định giả thiết về trị trung bình của hai tổng thể (Independent-samples
T-test) ................................................................................................................57
4.3.1. Biến phụ thuộc và biến Chất lượng kiểm toán ....................................57
v
4.3.2. Biến phụ thuộc và biến đa dạng đầu tư ..............................................58
4.4. Phân tích hồi quy........................................................................................59
4.4.1. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ....................................................60
4.4.2. Kiểm định vấn đề đa cộng tuyến .........................................................61
4.4.3. Kiểm định Phương sai sai số thay đổi ................................................62
4.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ...............................................................63
TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................ 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 65
5.1. Kết luận ......................................................................................................65
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................66
5.3. Hạn chế đề tài .............................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................72
PHỤ LỤC 1.......................................................................................................... ix
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AEM
: Accurals Based Earnings Management (Quản trị lợi nhuận dồn tích)
BKS
: Ban kiểm sốt
BCTC : Báo cáo tài chính
CBTT
: Cơng bố thơng tin
CEO
: Giám đốc điều hành
CSH
: Chủ sở hữu
DNNY : Doanh nghiệp niêm yết
DA
: Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh
DN
: Doanh nghiệp
EM
: Earnings Management (Quản trị lợi nhuận)
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
HDQT : Hội đồng quản trị
HOSE : Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
HNX
: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
NQL
: Nhà quản lý
NĐT
: Nhà đầu tư
NDA
: Biến kế toán dồn tích khơng thể điều chỉnh
QTLN : Quản trị lợi nhuận
REM
: Real Earnings Manipulation (Quản trị lợi nhuận thực tế)
TTCK : Thị trường chứng khốn
TA
: Tổng biến kế tốn dồn tích
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ
: Tài sản cố định
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU & HÌNH
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý 2 năm 2017 của
Công ty Cổ phần Bất động sản Ninh Văn Bay .....................................................31
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả Biến phụ thuộc - Hoạt động quản trị lợi nhuận ..53
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập .............................................53
Bảng 4.3: Kết quả bảng tần số biến độc lập (biến định tính) KIEMTOAN .........54
Bảng 4.4: Kết quả bảng tần số biến độc lập (biến định tính) DAUTU ................55
Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập, biến phụ thuộc .................55
Bảng 4.6: Bảng kết quả kiểm định Independent - samples T-test đánh giá sự khác
biệt quản trị lợi nhuận giữa nhóm kiểm tốn thuộc Big 4 và ngoài Big 4 ............57
Bảng 4.7: Bảng kết quả kiểm định Independent - samples T-test đánh giá sự khác
biệt về quản trị lợi nhuận giữa nhóm có đa dạng đầu tư (1) và nhóm khơng Group
Statistics ................................................................................................................59
Bảng 4.8: Bảng ANOVA cho kiểm định F ...........................................................60
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá sự phù hợp của mơ hình ...........................................61
Bảng 4.10: Bảng kết quả hồi quy đa biến .............................................................61
Bảng 4.11: Kết quả Kiểm định Phương sai sai số thay đổi ..................................62
HÌNH
Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................47
viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ LUẬN VĂN
Luận văn này nghiên cứu sự ảnh hưởng của 6 nhân tố: đòn bẩy tài chính, đa
dạng đầu tư, tích hợp địn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư, quy mô công ty, chất
lượng kiểm toán và tỷ lệ độc lập HDQT trong 4 năm từ 2015 đến 2019. Bộ dữ liệu
được sử dụng được tổng hợp và lấy từ phần mềm Fiintrade do Stoxplus cung cấp
trong giai đoạn 2015 - 2019 sau đó được xử lý và được sử dụng dưới dạng mảng.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng nhằm xác định giả thuyết về các nhân
tố tác động và mức độ tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận, phần dữ liệu sau khi
thu thập được sẽ được tiến hành hồi quy bằng phần mềm SPSS. Để hiểu rõ hơn về
mối quan hệ giữa các nhân tố và hành vi quản trị lợi nhuận, luận văn đã lược khảo
các nghiên cứu trước đây và những lý thuyết liên quan đến hành vi quản trị lợi nhuận.
Sau khi tổng hợp các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu trước, luận văn tiến
hành xây dựng giả thuyết và mơ hình nghiên cứu. Với dữ liệu thứ cấp thu thập được,
bằng phương pháp hồi quy bội cho 6 biến độc lập là địn bẩy tài chính (DONBAY),
đa dạng đầu tư (DAUTU), tích hợp địn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư
(DONBAYDD), quy mơ cơng ty (QUYMO), chất lượng kiểm tốn (KIEMTOAN)
và tỷ lệ độc lập HDQT (HDQT) với một biến phụ thuộc hành vi quản trị lợi nhuận
(QTLN). Kết quả cho thấy hai biến có quan hệ nghịch biến với hành vi quản trị lợi
nhuận (DAUTU và DONBAY), 1 biến quan hệ đồng biến (DONBAYDD) và 3 biến
cịn lại khơng đạt nên bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu.
Từ kết quả nghiên cứu luận văn góp phần đưa ra bức tranh tổng quát chung về
hành vi QTLN của các DN với các nhà đầu tư, đồng thời kiến nghị nhằm kiểm sốt
hành vi QTLN của các DN, góp phần cải thiện chất lượng BCTC của các DNNY trên
sàn chứng khoán Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong khoảng nửa thể kỷ gần đây chủ đề quản trị lợi nhuận đang nhận được sự
quan tâm đặc biệt của rất nhiều những chuyên gia, các nhà kinh tế học cũng như các
đối tượng khác trong xã hội, BCTC của một doanh nghiệp có thể coi như một bức
tranh, đoạn phim chi tiết về tình hình tài chính cũng như tiềm năng phát triển của
doanh nghiệp đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các bên có lợi ích liên
quan đặc biệt là nhà đầu tư. Việc các doanh nghiệp tận dụng sự linh hoạt các chuẩn
mực kế toán nhằm thực hiện hoạt động quản trị lợi nhuận đã gây tác động tiêu cực đến
niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường đặc biệt là với thị trường non trẻ như TTCK
Việt Nam. Một trong những yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu
tư là chỉ tiêu lợi nhuận, qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh và triển vọng xu hướng
phát triển tương lai của doanh nghiệp. Quản trị lợi nhuận là sự vận dụng linh hoạt
chính sách kế tốn hoặc phương pháp và ước tính kế tốn để điều chỉnh lợi nhuận
thay đổi (tăng hoặc giảm) so với lợi nhuận đạt được ở mức hoạt động thơng thường
của doanh nghiệp. Ngồi ra, nhà quản lý cịn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh
có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế như áp dụng các chính sách bán hàng, tăng
cơng suất sản xuất nhằm giảm giá thành đơn vị hoặc cắt giảm các khoản chi phí tùy
ý. Động cơ thực hiện quản trị lợi nhuận của nhà quản lý có thể xuất phát từ lợi ích cá
nhân hoặc vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Song chính điều này lại làm cho các
bên liên quan sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính hiểu nhầm về tình hình hoạt động
thực tế của doanh nghiệp và có thể đưa ra các quyết định khơng phù hợp. Chính vì lý
do đó, tìm hiểu về hoạt động quản trị lợi nhuận của nhà quản lý là mục tiêu được thực
hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu cả trên thế giới và Việt Nam. QTLN liên quan chặt
chẽ đến chất lượng thông tin của BCTC của các cơng ty niêm yết qua đó tác động
đến quyết định của nhà đầu tư. Với mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt
Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mời nổi trên bảng xếp hạng của các tổ chức
quốc tế như FTSE Russel và MSCI thì tính minh bạch thơng tin của các cơng ty đang
niêm yết trên sàn là rất quan trọng, vì vậy hoạt động quản trị lợi nhuận của các DN
niêm yết trên sàn cần được nhìn nhận một cách cẩn trọng và kiểm soát chặt chẽ trong
2
thời kì hiện nay. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị lợi nhuận
của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là từ dữ liệu BCTC của các doanh nghiệp
Việt Nam đã công bố trên sàn chứng khoán Hà Nội và sàn chứng khốn TpHCM
trong giai đoạn 2015 - 2019 tính ra các chỉ số tài chính từ đó phân tích, thống kê để
nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi QTLN của nhà quản trị tại các công ty
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, đồng thời kiểm định lại một số mơ hình đã
được áp dụng trên thế giới trong thời gian qua bằng hình thức QTLN thơng qua các
khoản dồn tích. Qua đó trả lời được các câu hỏi sau:
- Mức độ thực hiện hoạt động quản trị lợi nhuận của các nhà quản lý tại các
DNNY trên sàn chứng khoán Hà Nội và sàn chứng khoán TpHCM?
- Mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi QTLN của các DN niêm yết trên
sàn chứng khoán Hà Nội và sàn chứng khoán TpHCM?
Từ kết quả nghiên cứu luận văn góp phần đưa ra bức tranh tổng quát chung về
hoạt động QTLN của các DN với các nhà đầu tư, đồng thời kiến nghị nhằm kiểm sốt
hoạt động QTLN của các DN,góp phần cải thiện chất lượng BCTC của các DNNY
trên sàn chứng khoán Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi QTLN của các DN
niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và sàn chứng khoán TpHCM.
Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán của
Việt Nam là sàn HNX, không bao gồm các công ty đại chúng giao dịch trên sàn
Upcom. Ngoài ra trong bài nghiên cứu dữ liệu sẽ loại bỏ bớt các công ty hoạt động
trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các quỹ đầu tư do sự khác biệt
trong cơ cấu tài sản và phương thức hạch toán so với các DN trên sàn. Với phạm vi
không gian: luận văn sử dụng số liệu báo cáo tài chính năm của các DN giai đoạn từ
3
2015 - 2019. Kết quả tác giả sẽ thu thập số liệu tại 533 cơng ty tại sàn chứng khốn
Hà Nội và sàn chứng khoán TpHCM giai đoạn từ 2015 - 2019
4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Bộ dữ liệu được sử dụng được tổng hợp và lấy từ phần mềm Fiintrade do
Stoxplus cung cấp trong giai đoạn 2015 - 2019 sau đó được xử lý và được sử dụng
dưới dạng mảng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng nhằm xác định giả
thuyết về các nhân tố tác động và mức độ tác động đến hoạt động quản trị lợi nhuận,
phần dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được tiến hành hồi quy bằng phần mềm SPSS.
Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài sẽ bao gồm các phần sau
Chương 1: Nêu lên tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, khái quát về tổng quan
tình hình nghiên cứu của đề tài, các nghiên cứu trong và ngồi nước từ đó định hướng
được các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết, chỉ ra được tầm quan trong của chất lượng
lợi nhuận trong BCTC của doanh nghiệp, các lý thuyết liên quan đến hoạt động
QTLN, mục đích và các cách thức mà nhà quản lý sử dụng để thực hiện hành vi, các
mơ hình nghiên cứu trước đó từ đó xác định hướng nghiên cứu tiếp theo.
Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu bằng cách
xây dựng mơ hình nghiên cứu và xác định các biến trong mơ hình.
Chương 4: Trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu định lượng, qua đây kiểm
định lại các khuyết tật tồn tại của mơ hình và trình bày cách khắc phục.
Chương 5: Đưa ra kết luận chung về tình hình nghiên cứu từ đó đề xuất các
kiến nghị về hành vi QTLN của các nhà quản lý với các bên liên quan đặc biệt là đối
tượng nhà đầu tư.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Về bản сhất thì hoạt động quản trị lợi nhuận táс động trựс tiếр đến hiệu quả hоạt
động dоаnh nghiệр khi táс động đến dòng tiền thựс tế hоạt động, và bằng сáсh này
hаy сáсh kháс, việс “tạm ứng dòng tiền trоng tương lаi” hаy “gửi lại một рhần lợi
nhuận hiện tại” khiến dоаnh nghiệр đối mặt với những rủi rо tiềm ẩn trоng hоạt động
kinh dоаnh vì trоng một сhu kì khủng hоảng, việс điều сhỉnh lợi nhuận dương trоng
nhiều kì liên tiếр là сáсh trựс tiếр đẩy сông ty đến bờ vựс рhá sản. Thựс tế này сàng
khiến сhо сáс nghiên сứu trоng lĩnh vựс minh bạсh thơng tin tài сhính dоаnh nghiệр,
đặс biệt là những nghiên сứu về tương quаn giữа quản trị lợi nhuận và hiệu quả hоạt
động dоаnh nghiệр trở nên сần thiết hơn bао giờ hết. Сó thể nhắс đến сáс сơng trình
nghiên сứu сủа Dесhоw & Slоаn (1991) đánh giá сhi рhí R&D сủа сáс СЕО trоng
năm сuối nhiệm kì. Tiêu biểu сó сơng trình сủа Jоnеs (1991) khi đây là mơ hình рhát
hiện quản trị lợi nhuận áр dụng dựа trên biến kế tоán dồn tíсh сó thể điều сhỉnh, và
là mơ hình đầu tiên đượс сhấр thuận sử dụng một сáсh rộng rãi
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phát triển, quy mô hoạt động
ngày càng lớn và thu hút đông đảo sự tham gia của các nhà đầu tư. Tuy nhiên vẫn tồn
tại hiện tượng điều chỉnh lợi nhuận vì các mục tiêu khác nhau của các công ty niêm
yết như thu hút đầu tư, tiết kiệm thuế…Điều này gây khó khăn cho các đối tượng sử
dụng thơng tin kế tốn. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam, rất nhiều
nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự xuất hiện của hành vi
quản trị lợi nhuận. Trong đó, lợi nhuận có thể được điều chỉnh tăng nhằm tăng giá trị
doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu hoặc thu hút nhà đầu tư trong năm niêm yết đầu
tiên hoặc lợi nhuận cũng có thể được điều chỉnh giảm nhằm giảm số thuế Thu nhập
doanh nghiệp phải nộp khi có sự thay đổi thuế suất.
Tại Việt Nam, các mơ hình dồn tích được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về
quản trị lợi nhuận đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và đã đạt được
nhiều kết quả với một số nghiên cứu điển hình như: luận án Tiến sĩ của Nguyễn Hà
Linh (2017) sử dụng mơ hình Jones (1991) để xem xét các nhân tố ảnh hưởng; nghiên
5
cứu của Nguyễn Công Phương (2017) và luận án Tiến sĩ của Phạm Thị Bích Vân
(2017) sử dụng mơ hình cải tiến của Dechow và cộng sự (1995) trong bối cảnh các
công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu,... Bên cạnh đó, các mơ hình của
Roychowdhury (2006) cũng được vận dụng trong một số nghiên cứu gần đây như:
Nguyễn Thị Phượng Loan và Nguyễn Minh Thao (2016) khi xem xét hành vi quản
trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ và suy giảm lợi nhuận.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động quản trị lợi nhuận
của nhà quản lý. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam vẫn còn mới mẻ nên các nghiên
cứu về hành vi quản trị lợi nhuận mới chỉ bắt đầu được thực hiện những năm gần đây.
1.2. Các nghiên cứu nước ngoài về nhân tố tác động đến hoạt động quản trị
lợi nhuận
Ahmad-Zaluki, N. A., Campbell, K., & Goodacre, A. (2011) với nghiên cứu
“Earnings management in Malaysian IPOs: The East Asian crisis, ownership control,
and post-IPO performance”, The International Journal of Accounting, 46(2), 111137. Nghiên cứu về hoạt động quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Malaysia
với mẫu nghiên cứu gồm 250 công ty trong giai đoạn 1990-2000 và sử dụng mơ hình
Jones (1991) để nhận diện hoạt động quản trị lợi nhuận, cho thấy chất lượng công ty
kiểm tốn và thời gian hoạt động của cơng ty có tác động nghịch biến với hoạt động
quản trị lợi nhuận.
Roodposhti, F. R., & Chashmi, S. N (2011) với đề tài “The impact of corporate
governance mechanisms on earnings management”, African Journal of Business
Management, 5(11), 4143-4151. Tác giả nghiên cứu về tác động của cơ chế quản trị
công ty đến quản trị lợi nhuận với mẫu nghiên cứu gồm 196 công ty niêm yết trên
Sàn chứng khoán Tehran trong giai đoạn 2004-2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy
quy mô công ty càng tăng thì hoạt động quản trị lợi nhuận càng tăng.
Nasrollah Takhtaei, Mohammad Amin Ojaghi and Seyed Hamid Sahafi
Esfandabadi (2013) với nghiên cứu “Effect of Financial Leverage and Investment
Diversification on Income-Increasing Earnings Management”, Middle-East Journal
of Scientific Research. Trong bài tạp chí này, tác giả sử dụng biến địn bẩy tài chính,
6
biến đa dạng đầu tư và biến tích hợp địn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư là 3 biến
độc lập chính. Tác giả sử dụng mơ hình của Kothari, Leone and Wasley (2005) để
nhận diện, đo lường Biến phụ thuộc - Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh được.
Kết quả cho thấy hoạt động quản trị lợi nhuận có quan hệ nghịch biến với địn bẫy tài
chính và đa dạng đầu tư, cịn đối với biến tích hợp địn bẩy tài chính cùng đa dạng
đầu tư thì lại có quan hệ đồng biến.
Rahmani, S., & Akbari, M. A (2013) với đề tài “Impact of firm size and capital
structure on earnings management: evidence from Iran”. World of Sciences Journal,
1(17), 59-71. Tác giả nghiên cứu về tác động của quy mô doanh nghiệp và cấu trúc
vốn đến quản trị lợi nhuận sử dụng mơ hình Jones (1991) để đo lường hoạt động quản
trị lợi nhuận trên mẫu gồm 75 công ty niêm yết tại Iran trong giai đoạn 2006-2010.
Kết quả cho thấy cấu trúc vốn (tỷ lệ đòn bẩy tài chính) có ảnh hưởng nghịch biến với
hoạt động quản trị lợi nhuận, nhưng nghiên cứu khơng tìm ra ảnh hưởng của biến quy
mô công ty.
Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013) với nghiên cứu “Corporate Governance,
Firm Size, and Earning Management: Evidence in Indonesia Stock Exchange”, IOSR
Journal of Business and Management. Bài tạp chí khảo sát 4 yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động quản trị lợi nhuận bao gồm: số lượng thành viên trong hội đồng quản trị,
tỷ lệ độc lập của hội đồng quản trị, quy mô công ty và chất lượng cơng ty kiểm tốn.
Tác giả sử dụng mơ hình của Kothari, Leone and Wasley (2005) để nhận diện, đo
lường Biến phụ thuộc - Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh được. Kết quả cho
thấy biến số lượng thành viên trong hội đồng quản trị có mối quan hệ đồng biến với
hoạt động quản trị lợi nhuận, trong khi biến quy mô công ty và chất lượng cơng ty
kiểm tốn có mối quan hệ nghịch biến với hoạt động quản trị lợi nhuận và tỷ lệ độc
lập của HDQT khơng có ý nghĩa thống kê.
Iram Naz, Khurram Bhatti, Abdul Ghafoor and Habib Hussain Khan (2015) với
nghiên cứu “Impact of Firm Size and Capital Structureon Earnings Management:
Evidence from Pakistan”, European Journal of Business and Management. Bài tạp
chí nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của quy mô công ty và cơ cấu vốn (Tỷ lệ nợ dài
hạn / Vốn cổ phần) đối với hoạt động quản trị lợi nhuận. Tác giả sử dụng mơ hình
7
Modified Jones (1994) để nhận diện, đo lường Biến phụ thuộc - Biến kế tốn dồn tích
có thể điều chỉnh được. Kết quả cho thấy biến cơ cấu vốn có mối quan hệ nghịch biến
với hoạt động quản trị lợi nhuận trong khi biến quy mơ cơng ty khơng có ý nghĩa
khảo sát.
1.3. Các nghiên cứu trong nước về nhân tố tác động đến hoạt động quản trị
lợi nhuận
Nghiên cứu về quản trị lợi nhuận là chủ đề còn mới ở Việt Nam bởi vì thị trường
chứng khốn Việt Nam là thị trường mới nổi nên hành lang luật pháp, chính sách vĩ
mơ của nhà nước đến cả pháp luật về kế toán, kiểm toán chưa chặt chẽ. Một số nghiên
cứu về quản trị lợi nhuận trong thời gian gần đây được thực hiện tại Việt Nam tiêu
biểu như:
Trần Thị Mỹ Tú (2014) với nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính tại các cơng ty cổ phần niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu khảo sát sự tác động của 4 nhân tố: tỷ lệ độc
lập của hội đồng quản trị, quy mơ của cơng ty kiểm tốn BCTC cho doanh nghiệp
niêm yết, quy mơ của doanh nghiệp và địn bẫy tài chính. Kết quả cho thấy 2 biến độc
lập (tỷ lệ độc lập của hội đồng quản trị, quy mơ của cơng ty kiểm tốn BCTC cho
doanh nghiệp niêm yết) có quan hệ nghịch biến với hoạt động quản trị lợi nhuận trong
khi 2 biến cịn lại (quy mơ của doanh nghiệp và địn bẫy tài chính) có quan hệ đồng
biến với hoạt động quản trị lợi nhuận.
Nguyễn Thị Toàn (2016) với đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi quản trị lợi nhuận - Nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội”, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn
tập trung xem xét các nhân tố đặc điểm công ty ảnh hưởng đến hoạt động quản trị lợi
nhuận cho năm tài chính mới nhất, giúp các đối tượng liên quan có thể cập nhật thông
tin về hoạt động quản trị lợi nhuận của các cơng ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khốn Hà Nội, từ đó hỗ trợ cho việc ra quyết định của mình. Kết quả nghiên cứu cho
thấy 4 nhân tố liên quan đến đặc điểm công ty, bao gồm: quy mô công ty, thời gian
8
hoạt động của cơng ty, loại cơng ty kiểm tốn và tính trì hỗn của báo cáo tài chính
có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị lợi nhuận của các cơng ty niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khốn Hà Nội.
Nguyễn Thị Phượng Loan, Nguyễn Minh Tha (2016) với nghiên cứu “Nhận
diện hành vi quản trị lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”, Tạp Chí Phát Triển KH & CN. Sử dụng dữ liệu của 610
công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
trong giai đoạn từ 2008-2015, bằng các mơ hình hồi quy đã được kiểm định, nghiên
cứu cho thấy các nhà quản lý có áp dụng hành vi quản trị lợi nhuận thực tế để tránh
lỗ. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó. Cuối
cùng, dựa vào kết quả thực nghiệm, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao độ
tin cậy của chỉ tiêu lợi nhuận và bảo về quyền lợi nhà đầu tư.
Lê Thị Yến Nhi (2017) với đề tài nghiên cứu “Phân tích hành vi quản trị lợi
nhuận trên báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng
tiêu dùng Việt Nam”, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Theo kết quả nghiên
cứu, có thể thấy trong nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam, có tồn tại hành
vi điều chỉnh lợi nhuận. Các cơng ty thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng có
cùng đặc trưng về ngành nghề kinh doanh, cũng như áp dụng các phương pháp kế
toán, chuẩn mực kế tốn tương đối giống nhau, nên khơng có sự khác biệt về hành vi
điều chỉnh theo nhóm ngành. Mức độ quản trị lợi nhuận sẽ có sự khác biệt tùy theo
quy mô của doanh nghiệp, theo sàn niêm yết.
Phạm Thị Bích Vân (2017) với đề tài luận án “Quản trị lợi nhuận khi phát hành
thêm cổ phiếu của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam”, Đại
Học Đà Nẵng. Qua kết quả kiểm định và phân tích ở trên cho thấy, các cơng ty niêm
yết có phát hành thêm cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam có
hiện tượng điều chỉnh tăng lợi nhuận trước kỳ phát hành thêm cổ phiếu nhằm thu hút
đầu tư và tăng giá trị thị trường của cổ phiếu. Đồng thời, nếu quy mô doanh nghiệp,
khả năng sinh lời càng lớn thì sự điều chỉnh lợi nhuận càng cao. Ngược lại, địn bẩy
tài chính, quy mơ hội đồng quản trị, sự thanh khoản của tài sản càng nhỏ thì sự điều
chỉnh lợi nhuận càng lớn. Trong khi đó, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập, sự
9
kiêm nhiệm của chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc/tổng giám đốc và
kiểm toán độc lập khơng có ảnh hưởng gì đến hành động điều chỉnh lợi nhuận.
Lê Văn Thừa (2017) với đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính tại các cơng ty niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh. Luận văn này nghiên cứu sự ảnh hưởng của 6 nhân tố: địn bẩy tài chính,
đa dạng đầu tư, tích hợp địn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư, quy mơ cơng ty, chất
lượng kiểm tốn và tỷ lệ độc lập HDQT trong 4 năm từ 2015 đến 2016 với mẫu quan
sát là 270 cơng ty. Mơ hình Modified Jones được vận dụng để đo lường hành vi quản
trị lợi nhuận. Kết quả cho thấy ba biến có quan hệ nghịch biến với hành vi quản trị
lợi nhuận (KIEMTOAN, HDQT và QUYMO), 2 biến quan hệ đồng biến (DAUTU
và DONBAY) và 1 biến cịn lại khơng đạt nên bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu.
Hồng Thị Việt Hà, Đặng Ngọc Hùng (2018) với nghiên cứu khoa học “Yếu tố
ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp niêm
yết tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ. Các tác giả tập trung nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến Quản trị lợi nhuận dồn tích và Quản trị lợi nhuận thực tế
của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 06
trong số 08 yếu tố ảnh hưởng đến Quản trị lợi nhuận dồn tích và có ý nghĩa thống kê
ở mức 1%, 5%, 10%; có 02 yếu tố có ảnh hưởng đến Quản trị lợi nhuận thực tế; 05
yếu tố (BCTC hợp nhất, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Hiệu quả hoạt động
kinh doanh, Địn bẩy tài chính, Phát hành cổ phiếu) có ảnh hưởng thuận chiều đến
AEM1, ngược lại yếu tố Quy mô và chất lượng kiểm tốn có quan hệ ngược chiều
với AEM1. Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp thêm bằng chứng về Quản trị lợi
nhuận khi xem xét theo khía cạnh Quản trị lợi nhuận dồn tích và Quản trị lợi nhuận
thực tế, đồng thời gợi mở việc áp dụng các mơ hình Quản trị lợi nhuận khi thực hiện
các nghiên cứu trong tương lai đối với doanh nghiệp niêm yết trong nước và quốc tế.
Nguyễn Thị Kim Cúc, Phạm Thị Mỹ Linh (2018) với nghiên cứu “Nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty
niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí Cơng Thương. Nghiên cứu này nhằm xem xét mối
quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành
thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương
10
pháp nghiên cứu hỗn hợp, là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu
định lượng. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để xác định hệ số hồi quy, trên cơ
sở đó xây dựng phương trình các nhân tố tác động đến điều chỉnh lợi nhuận của các
cơng ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu. Từ đó, kiểm định sự tác động của các
nhân tố đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các nhân tố như tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập, kiểm tốn
độc lập, quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu của cổ đơng lớn không thuộc
ban điều hành đều tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ
phiếu của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra
hàm ý với từng nhân tố tác động nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà
quản lý, nâng cao tính trung thực và hợp lý trên Báo cáo tài chính (BCTC), giúp nhà
đầu tư có cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.
Ngơ Hồng Điệp (2018) với đề tài luận án “Các nhân tố tác động đến hành vi
quản trị lợi nhuận của người quản lý tại các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng
khốn Việt Nam”, Trường đại học Kinh tế TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam có thực hiện quản trị lợi
nhuận thơng qua các khoản dồn tích và quản trị lợi nhuận thông qua các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh và mức độ quản trị lợi nhuận là cao so với một số nước trong khu
vực. Các nhân tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến hành vi QTLN
thơng qua các khoản dồn tích gồm: thường xuyên tổ chức các cuộc họp HĐQT, có tỷ
kệ thành viên HĐQT có chun mơn tài chính, có sự hiện diện nhiều thành viên nữ
trong HĐQT và BKS. Trong các nhân tố tác động đến AEM thì nhân tố ROA, nhân
tố tỷ lệ nữ trong HĐQT, nhân tố quy mô doanh nghiệp và nhân tố tỷ lệ nợ vay ngắn
hạn có tác động mạnh nhất. Các nhân tố tác động và mức độ tác động của từng nhân
tố đến hành vi QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: trong các nhân tố
tác động đến REM, nhân tố tỷ lệ nữ thuộc HĐQT, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ phải
trả và quy mơ kiểm tốn có tác động mạnh nhất. Từ đó, tác giải đề xuất một số kiến
nghị nhằm kiểm soát hành vi QTLN, nâng cao chất lượng thơng tin cơng bố cho cơng
ty kiểm tốn.
Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Văn Bảo (2019) với nghiên cứu “Cơ cấu sở hữu và
hành vi quản trị lợi nhuận của các cơng ty niêm yết trên HOSE”, Tạp chí tài chính.
Nghiên cứu xem xét tác động của các nhân tố cơ cấu sở hữu gồm mức độ tập trung
11
quyền sở hữu, tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý, tỷ lệ sở hữu của nhà nước, tỷ lệ sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài và các nhân tố khác gồm quy mơ cơng ty, địn bẩy tài
chính, chất lượng kiểm toán đến hành vi quản trị lợi nhuận. Kết quả cho thấy có 4
nhân tố tác động ngược chiều đến hành vi quản trị lợi nhuận, đó là biến tỷ lệ sở hữu
của nhà quản lý, tỷ lệ sở hữu của nhà nước, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi
và chất lượng kiểm tốn. Nhân tố địn bẩy tài chính có tác động cùng chiều đến hành
vi quản trị lợi nhuận.
Nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam hiện nay tập trung vào
những vấn đề cơ bản của hoạt động quản trị lợi nhuận sau: mơ hình nhận diện hoạt
động quản trị lợi nhuận, động cơ dẫn đến hoạt động quản trị lợi nhuận, kỹ thuật quản
trị lợi nhuận, các nhân tố tác động đến hoạt động quản trị lợi nhuận, hậu quả của hoạt
động quản trị lợi nhuận. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tập trung nghiên cứu
quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam.
12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Cơ sở lý luận hoạt động quản trị lợi nhuận
2.1.1. Khái niệm hoạt động quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp
Đối với các bên có lợi ích liên quan việc tiếp cận thơng tin và đánh giá doanh
nghiệp thơng qua BCTC của chính doanh nghiệp đó trở nên rất quan trọng đặc biệt là
với đối tượng là nhà đầu tư. BCTC doanh nghiệp được coi là ngơn ngữ mà các bên
có thể dựa vào để đánh giá doanh nghiệp đó, một trong các yếu tố mà nhà đầu tư xem
xét đến để đánh giá và ra quyết định đầu tư đó là dựa vào chất lượng lợi nhuận
(Earnings Quality) của doanh nghiệp, là bức tranh phản ánh hiệu quả hoạt động của
chính DN ở hiện tại và tương lai giúp các NĐT trả lời được các câu hỏi: Lợi nhuận
trong tương lai liệu có lặp lại? Lợi nhuận của doanh nghiệp có ổn định khơng? Bản
thân doanh nghiệp có kiểm sốt được nguồn tạo lợi nhuận không? Điều quan trọng
hơn cả là lợi nhuận đó có tạo ra dịng tiền thực hay khơng?... Chính vì đó mà nhiều
nhà quản trị doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động quản trị lợi nhuận của mình với
nhiều động cơ khác nhau.
Trải qua gần 1 thế kỉ hoạt động quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp đã và đang
là chủ đề nghiên cứu được quan tâm của các nhà kinh tế học và những người làm
trong ngành tài chính trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhiều định nghĩa
khác nhau đã được ra đời đi cùng với sự phát triển theo thời gian của các doanh nghiệp
và hoạt động QTLN khác nhau được vận dụng linh hoạt của các nhà quản trị. Mở đầu
cho nghiên cứu về hoạt động QTLN có thể kể tới cơng trình nghiên cứu của Mr.
Hepworth (1953) khi ơng đã tiến hành việc điều tra và đưa ra quan điểm về hoạt động
và cách thức mà các nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng để san bằng lợi nhuận (income
smoothing) giữa các năm nhằm giảm mức độ rủi ro mà các nhà đầu tư nhìn vào với
doanh nghiệp, nghiên cứu của ông là nền tảng cho các nghiên cứu sau này về hành vi
QTLN của các DN. Hoạt động quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích được Gordon
(1964) định nghĩa là việc điều chỉnh lợi nhuận thông qua sự linh hoạt trong việc lựa
13
chọn các chính sách và ước tính kế tốn được chấp nhận bởi các quy định về kế toán
(Nguyễn Thị Phượng Loan, Nguyễn Minh Thảo, 2016).
Schipper (1989) định nghĩa “QTLN là hành vi người quản lý sử dụng sức ảnh
hưởng của mình để can thiệp vào việc vận dụng các chính sách kinh tế nhằm đạt được
lợi ích cá nhân” ngồi ra ơng cịn mở rộng thêm định nghĩa về hành vi QTLN ngồi
cơ sở dồn tích có điều chỉnh AEM (Accrual earnings management) ông bổ sung thêm
về hành vi QTLN trực tiếp thơng qua dịng tiền REM (Real earnings management)
đó là “hành vi đạt được thơng qua các quyết định về thời gian của các hoạt động đầu
tư và tài chính để thay đổi lợi nhuận được báo cáo hoặc các chỉ tiêu liên quan” [1,tr.
92]. Có rất nhiều nhà kinh tế học đã nghiên cứu về chủ đề này và một trong những
nghiên cứu nổi bật có thể kể đến như của Healy và Wahlen (1999) về hoạt động quản
trị lợi nhuận thơng qua hình thức REM đó là “Hoạt động quản trị lợi nhuận xảy ra
khi họ những nhà quản trị vận dụng những kĩ thuật nhằm điều chỉnh trên báo cáo tài
chính và trong cấu trúc giao dịch để thay đổi báo cáo tài chính khiến gây ra sự hiểu
nhầm của các bên trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đó, hoặc tạo tác động đến kết quả của các giao dịch hợp đồng mà phụ thuộc
vào số liệu kế toán báo cáo”.
Quản trị lợi nhuận xảy ra khi “nhà quản lý điều chỉnh báo cáo tài chính và cơ cấu
giao dịch để thay đổi báo cáo tài chính hoặc là đánh lừa một số các bên liên quan về
kết quả kinh doanh của công ty (Healy và Wahlen, 1999, trang 368). Quản trị lợi nhuận
phản ánh hành động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương pháp kế tốn để
mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng giá trị thị trường của công ty (Scott 1997).
Quản trị lợi nhuận là nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu đề ra. Ví dụ, các nhà
quản lý có thể muốn tránh báo cáo lỗ hoặc lợi nhuận giảm so với cùng quý, năm trước
(Burgstahler và Dichev, 1997a và 1997b; DeGeorge và cộng sự, 1999). Ngoài ra, các
nhà quản lý có thể muốn báo cáo lợi nhuận đáp ứng hoặc vượt quá dự báo của các
nhà phân tích (Rangan, 1997; Brown, 2001; DeGeorge và cộng sự, 1999; Dechow và
cộng sự, 1995).
14
Giá cổ phiếu thường giảm đáng kể khi các mục tiêu lợi nhuận khơng đạt được,
thậm chí lợi nhuận giảm rất nhỏ (Skinner và Sloan, 2002). Dichev và cộng sự (2013),
đã tiến hành khảo sát 169 giám đốc tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường
Mỹ và tiết lộ rằng ít nhất 20% cơng ty có điều chỉnh lợi nhuận trong báo cáo tài chính
hàng quý, trong đó lý do nhằm thao túng cổ phiếu là quan trọng nhất chiếm tới 94,1%
Trong thời gian qua hoạt động QTLN của các DN xảy ra ngày càng tinh vi và
nhiều hơn gây ra các ảnh hưởng nghiệm trọng đến thị trường và đặc biệt là niềm tin
của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, từ các vụ lùm xùm làm chấn động thị
trường tài chính Thế Giới như trường hợp của ENROL năm 2001, năm 2002 là
WorldCom một tập đồn Viễn thơng của Mỹ với tuổi đời gần 20 năm, hay vụ sụp đổ
làm trấn động thị trường toàn cầu vào ngày 15/09/2008 của Lehman Brothers một
trong những ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ. Đến các trường hợp của doanh nghiệp
Việt Nam tiêu biểu như Bông Bạch Tuyết (BBT) hay Công Ty Cổ Phần Gỗ Trường
Thành (TTF), Dược Viễn Đông (DVD) …v..v… Điều này khiến cho các nghiên cứu
gần đây đưa ra các quan điểm mạnh mẽ hơn về QTLN như của Levit (1998) định
nghĩa “quản trị lợi nhuận là một mảng tối mà ở đó, kế toán đang bị làm sai do nhà
quản trị đã “cắt gọt” các khía cạnh của nó. Vì vậy, báo cáo lãi lỗ phản ánh mong
muốn của nhà quản trị hơn là phản ánh tình hình tài chính thực của doanh nghiệp.”
Trên cơ sở pháp lý thì quản trị lợi nhuận không được coi là hoạt động vi phạm
vào luật nhưng để nâng cao tính minh bạch của thị trường, góp phần thu hút các nhà
đầu tư trong việc tiếp cận thông tin thông qua BCTC của các công ty trên sàn thì hoạt
động này cần phải được kiểm sốt chặt chẽ.
2.1.2. Lý thuyết liên quan giải thích đến hoạt động quản trị lợi nhuận
2.1.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Lý thuyết đại diện cho rằng luôn tồn tại một mối quan hệ gọi là mối quan hệ đại
diện (agency reletionship) xảy ra khi chủ sở hữu doanh nghiệp (người ủy nhiệm) thuê
những nhà quản trị (người đại diện) đại diện cho lợi ích của họ. Và ln có một khả
năng tiểm tàng xảy ra đó là mâu thuẫn lợi ích giữa hai bên và mâu thuẫn này được
gọi là vấn đề đại diện (agency problem).
15
Thật vậy từ những nghiên cứu đầu tiên về chủ đề này như Ross(1973) ông đã
cho rằng “mối quan hệ đại diện được thiết lập giữa hai hay nhiều bên khi mà một trong
các bên này gọi là người đại diện (agent), hành động như một đại diện của bên kia,
được gọi là người ủy quyền (principal), trong một bối cảnh ra quyết định đặc biệt”.
Hay như hai tác giả là Jensen & Meckling (1976) cũng đưa ra nhận xét của mình
về mối quan hệ đại diện như sau “một hợp đồng trong đó một hay nhiều người sử
dụng dịch vụ của một người khác để hoàn thành, dưới danh nghĩa của mình, một
cơng việc nào đó, hành động này bao hàm sự ủy quyền quyền ra quyết định cho
người khác”.
Nếu cả hai bên trong mối quan hệ đại diện này đều muốn tối đa hóa giá trị lợi
ích của mình sẽ là nguyên nhân dẫn đến “giám đốc của các doanh nghiệp này trở
thành những người quản lý tài chính của người khác … một cách bất cẩn và lãng
phí” chứ khơng “thực sự nghiêm túc như cách mà những người chủ doanh nghiệp xử
lý vốn của chính họ” (Smith, 1776). Điều này hàm ý rằng người quản lý cơng ty sẽ
ln khơng hành động vì lợi ích tốt nhất của người chủ sở hữu doanh nghiệp do có
tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành doanh nghiệp cũng như đối nghịch về lợi
ích giữa hai bên.
Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp này đã dẫn đến
mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và nhà quản trị, điều này làm nảy sinh ra một loại chi
phí gọi là chi phí đại diện (Agency Cost). Chi phí đại diện sẽ tồn tài dưới 2 dạng là
chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:
- Chi phí gián tiếp được thể hiện qua cơ hội bị mất đi khi nhà quản trị không
thực hiện một dự án đầu tư có kỳ vọng tác động tích cực đến giá trị cơng ty và lợi ích
của cô đông như giá trị cổ phần, song song với đó lại rất rủi ro. Chủ sở hữu thì muốn
thực hiện dự án vì có khuynh hướng chấp nhận rủi ro cao (rick-prefrerence) cao hơn
so với nhà quản trị, phần là do chủ sở hữu có thể đã thực hiện đa dạng hóa danh mục
đầu tư của mình, ngược lại so với những cổ đông trong công ty, các nhà quản trị có
xu hướng đầu tư ngắn hạn hơn và đảm bảo an tồn hơn cho bản thân mình vì do công