Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bao cao tong hop y kien gop y Du thao sua doiHien phap 1992

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.56 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT SỐP CỘP. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS MƯỜNG LÈO. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: 72/CV-BTML. Mường Lèo, ngày 25 tháng 02 năm 2013. BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992. Thực hiện Công văn số 38/GD&ĐT ngày 21/02/2013 của Phòng Giáo dục&Đào tạo Sốp Cộp về việc góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Trường PTDT Bán trú THCS Mường Lèo xin báo cáo kết quả góp ý vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cụ thể như sau: I. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN VÀO DỰ THẢO 1. Công tác tổ chức lấy ý kiến. - Ban hành kế hoạch tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Tổ chức quán triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Hiến pháp 1992 và nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. - Đăng tải lại toàn văn dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 trên trang Website của trường. - Tập hợp các ý kiến đóng góp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, xây dựng báo cáo. 2. Các hình thức tổ chức lấy ý kiến. - Lấy ý kiến đóng góp trực tiếp trong cuộc họp. - Lấy ý kiến thông qua hòm thư điện tử (Email). - Lấy ý kiến bằng văn bản. 3. Các đối tượng được lấy ý kiến. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn trường. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DỰ THẢO. 1. Cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường PTDT bán trú THCS Mường Lèo bày tỏ sự tán thành cao đối với bản dự thảo. Nội dung Dự thảo đã bảo đảm cụ thể hoá các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và văn kiện của Đại hội Đảng khoá XI về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cụ thể:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a) Dự thảo đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; b) Dự thảo đã thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; tổ chức tinh gọn và hợp lý; tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ; c) Dự thảo đã xác lập cơ chế bảo đảm phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; d) Dự thảo đã đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp; xây dựng mô hình chính quyền địa phương có sự phân biệt về tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo. 2. Nội dung sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo đã giải quyết được những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. 3. Dự thảo đã bảo đảm là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài. III. Ý KIẾN CỤ THỂ VỀ NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO. 1. Ở chương I (Chế độ chính trị từ điều 1 đến 14): - Điều 2 nên sửa lại là: Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan độc lập Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. - Điều 7 nên bổ sung thêm 3 chức danh nữa để dân bầu trực tiếp là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội trong số đại biểu Quốc hội đã trúng cử. Điều 8 nên sửa lại là: Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, tập trung. - Điều 14 đề nghị thêm cụm từ "Thành phố" trước chữ Hà Nội 2. Chương II (Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ điều 15 đến 52) : - Điều 21 nên thay đổi - Mọi người có quyền được sống, tồn tại, phát triển và tự do bảo vệ chính kiến của mình. - Điều 22 Có ý kiến đề nghị thêm cụm từ " và không trái với đạo đức, các quy định của pháp luật"sau "... được người đó đồng ý"..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Điều 42 cần ghi rõ ở bậc tiểu học không phải đóng học phí. Mọi công dân đều có quyền học văn hóa, học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. 3. Chương III (kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, k hoa học, công nghệ và môi trường từ điều 53 đến 68): - Điều 65 nên quy định Nhà nước đảm bảo phát triển GD-ĐT, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. - Điều 66 cần nói rõ - Phát triển trên cơ sở ứng dụng thành tựu tiên tiến của khoa học giáo dục phát triển và những yếu tố tích cực của nền kinh tế thị trường. Mỗi cơ sở đào tạo tự chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng đào tạo của mình. 4. Chương V ( Quốc hội từ điều 74 đến 90) : Góp ý cho điều 78 - Số thành viên Chính phủ chỉ được chiếm tối đa 1/3 trong tổng số thành viên của Quốc hội. 5. Chương VI (Chủ tịch nước từ điều 91 đến 98): - Khoản 1 điều 91, Chủ tịch nước có quyền bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nếu văn bản đó không phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. - Điều 93: + Trong khoản 1, đề nghị bổ sung thêm cụm từ “có quyền bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nếu văn bản đó không phù hợp với Hiến pháp, pháp luật. + Khoản 5: Đề nghị sửa thành: Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm, cách chức các chức danh: Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương. 6. Chương VII: Chính phủ - Đề nghị thay cụm từ "Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội" bằng cụm từ "Thủ tướng Chính phủ do nhân dân trực tiếp bầu bằng hình thức phổ thông đồng phiếu". 7. Chương VIII (từ điều 107 đến 114): Điều 108 - Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa được đảm bảo, phán quyết của tòa phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. 8. Chương X (từ điều 120 đến 122):.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Có ý kiến cho rằng nên thành lập tòa án Hiến pháp để tạo ra một cơ chế độc lập và đủ quyền lực để bảo vệ có hiệu quả, tuyệt đối những nội dung của Hiến pháp. Trên đây là báo cáo tổng hợp các ý kiến tham gia góp ý vào bản Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 của Trường PTDT bán trú THCS Mường Lèo./. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT; - Website trường; - Lưu: VT.. KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG (Đã ký). Thiều Quang Hùng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×