Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.74 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG TH ĐA KAO. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đạ Tông, ngày 30 tháng 5 năm 2013. KẾ HOẠCH TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2012-2013 Căn cứ Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo; Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Căn cứ công văn Số: 07/ PGDĐT - GDTX ngày 25/1/2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở năm học 2012-2013 Căn cứ vào kế hoạch của Nhà trường và của Tổ Khối 4 - 5 Căn cứ vào khả năng, năng lực của bản thân, cá nhân tôi xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên năm học 2012 – 2013 như sau : I. Mục đích bồi dưỡng: - Giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX, năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục và đào tạo. - Tự trang bị kiến thức về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách phát triển giáo dục tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học. - Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, nâng cao mức độ đáp ứng khả năng của bản thân với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. - Nâng cao nhận thức, phấn đấu thực hiện tốt nội dung và nhiệm vụ được giao trong năm học 2012-2013. II. Nội dung bồi dưỡng: 1. Khối kiến thức bắt buộc: a. Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học áp dụng trong cả nước : Bộ GDĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học. b. Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tiểu học theo từng thời kỳ của mỗi địa phương theo quy định của Sở GD&ĐT. 2. Khối kiến thức tự chọn: Khối kiến thức tự chọn bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm hạn chế trong cách vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và còn bở ngỡ trong khi vận dụng một số kỉ thuật dạy học tích cực nên lựa chọn nội dung bồi dưỡng đó là : Mô đun TH 15 ; Mô đun TH 13 và mô đun TH 40..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong quá trình dạy học, bản thân tôi tự nhận thấy còn nhiều hạn chế trong cách vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và còn bỡ ngỡ trong khi vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nên lựa chọn nội dung bồi dưỡng như sau.. III. Kế hoạch và nội dung bồi dưỡng:. Thời gian. Nội dung bồi dưỡng. Mục tiêu bồi dưỡng. T.gian tự Thời gian học tập học (tiết) trung (tiết) Lý.th. T.hành. 15. 5. TH15 :. Tháng 2/2013. Tháng 03/2013. Tháng 04/2013. Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học 1. Phương pháp giải quyết vấn đề. 2. Phương pháp làm việc theo nhóm. 3. Phương pháp hỏi đáp. …... TH 13 Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực 1. Phân loại bài học ở Tiểu học, yêu cầu chung của mỗi loại bài học (Bài hình thành kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập, kiểm tra). 2. Cách phát triển của mỗi loại bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học. 3. Các bước thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học. TH 40 Thực hành giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học ở TH 1. Xác định mục tiêu bài học tăng cường giáo dục kỹ năng sống. 2. Cấu trúc kế hoạch bài học theo hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống. 3. Thực hành thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng. Hiểu được mục đích, đặc điểm, quy trình và điều kiện để thực hiện có hiệu quả một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học.. 20. Biết cách vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực dạy các môn học ở tiểu học. Phân biệt được các loại bài ở Tiểu học và yêu cầu của mỗi loại bài học. Biết cách triển khai mỗi loại bài học trên lớp theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học. Nêu được các bước yêu cầu thiết kế, kế hoạch bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học. Biết soạn kế hoạch bài học thể hiện rõ việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Phân tích,đánh giá được một số kế hoạch bài học đã thiết kế và đề xuất cách điều chỉnh.. 10. 5. 5. 5.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tháng 05/2013. tăng cường giáo dục kỹ năng sống. - Đánh giá, rút kinh nghiệm Đánh giá rút kinh về quá trình tự bồi dưỡng nghiệm. năm 2012- 2013 - Xây dựng kế hoạch BDTX năm học 2013-2014, đăng ký chuyên đề bồi dưỡng.. Trên đây là kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân tôi. Do kinh nghiệm lập kế hoạch còn nhiều hạn chế nên rất mong được sự đóng góp ý kiến của BGH và các đồng chí đồng nghiệp để kế hoạch tự bồi dưỡng của tôi được hoàn thiện và được thực hiện có hiệu quả trong năm học này. Xác nhận của BGH. Đạ Tông, ngày 30 tháng 5 năm 2013 Giáo viên. Nguyễn Thị Giang.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> TH 15:MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC. Tiết 1:. Thứ hai ngày 21 tháng 01 năm 2013 Đạo đức §21: Biết nói lời yêu cầu đề nghị. I. Mục tiêu: - HS biết: cần nói lời yêu cầu đề nghị, phù hợp trong các tình huống khác nhau, lời yêu cầu đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. - HS biết sử dụng lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày. - HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp. *RKNS:- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác II. Chuẩn bị: - Các tấm thẻ xanh, đỏ. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu HS kể lại chuyện: Em đã nhặt được của rơi trả lại người mất như thế nào? -Nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi bảng b. Nội dung: Nội dung Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Bài 1: Yêu cầu HS quan sát tranh và + Quan sát tranh: Cảnh 2 Tập nói lời yêu cho biết tranh vẽ gì? em nhỏ ngồi cạnh nhau, một cầu đề nghị em quay sang mượn … -Giới thiệu về nội dung tranh. -Nghe. Kết luận : Như SGV Hoạt động 2: -Yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3 SGK + Quan sát thảo luận theo Đánh giá hành theo câu hỏi sau: cặp đôi vi + Các bạn trong tranh làm gì? + Vài HS lên thể hiện. + Em có đồng tình với việc làm của các + Nhận xét bổ xung. bạn không vì sao? Kết luận : Việc làm của tranh 2, 3 đúng, tranh 1 sai. Hoạt động 3: Bài 3: Gọi HS đọc bài. - 2HS đọc. Bày tỏ thái độ - Yêu cầu HS giơ thẻ. - Thực hiện. *RKNS:- Kĩ - Đỏ tán thành, xanh lưỡng lự, không a. Sai. năng thể hiện giơ không tán thành. b. Sai sự tự trọng và G/v đọc từng ý kiến cho HS báy tỏ thái c. Sai tôn trọng độ. d. Sai người khác đ. Đúng Kết luận : như SGV. - Đọc ghi nhớ. + Chúng ta có thái độ như thế nào đối + HS nối tiếp nêu ý kiến . với người biết nói lời yêu cầu đề nghị? - Nhận xét, chốt ý. - Theo dõi. * Trong giao tiếp phải có thái độ quý - Lắng nghe. trọng, biết thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. IV. Củng cố:- Gọi 2HS đọc lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. V. Dặn dò: - Phải biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị trong giao tiếp hằng ngày.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tiết 2,3:. Thứ hai ngày 16 tháng 2 năm 2009 Tập đọc §89-90: Bác sĩ Sói. I. Mục tiêu: - Đọc đúng các từ mới :rỏ di, cuống, giả giọng, huơ…Biết nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, dấu 2 chấm, chấm than, chấm hỏi. - Hiểu nghĩa các từ mới trong SGK. Hiểu nội dung câu chuyện: Sói gian ngoa bày mưu lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. - HS bình tĩnh khi gặp khó khăn. *RKNS: Biết ra quyết định và ứng phó với căng thẳng. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. - Bảng phụ nghi nội dung cần HD luyện đọc. III.Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS đọc bài: Cò và Cuốc và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ghi bảng b. Nội dung: Nội dung Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: - Đọc mẫu. -Theo dõi. HD luyện đọc. - HD luyện đọc. -Đọc nối tiếp câu. -Phát âm từ sai. - HD đọc ngắt nghỉ một số câu dài -Luyện đọc cá nhân. -Nối tiếp đọc đoạn. -2,3 HS nối tiếp đọc. - YC HS đọc phần giải nghĩa từ. -Vài HS nêu. -Luyện đọc trong nhóm - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. -Các nhóm thi đọc. - GV nhận xét, tuyên dương. -Nhận xét, chọn HS đọc hay. - Chia lớp thành các nhóm -Đọc đồng thanh. - Yêu cầu HS thực hiện đi nhón chân. -Thực hiện. Hoạt động 2: - Yêu cầu cả lớp đọc thầm. -Lớp đọc thầm. Tìm hiểu bài. + Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của + Thèm rỏ rãi. sói khi nhìn thấy ngựa? + Sói lừa ngựa để làm gì? + Để ăn thịt + Lừa bằng cách nào? + 2,3 HS nêu. + Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế + Ngựa giả vở đau chân và nhờ nào? khám giùm. - Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu -Hình thành nhóm thảo luận. thảo luận. -Báo cáo kết quả. - Nhận xét chung. - Theo dõi. Hoạt động 3: - Chia lớp thành các nhóm 3 HS. - Các nhóm luyện đọc. Luyện đọc - Yêu cầu luyện đọc theo vai. - 5-6 nhóm HS thực hiện. theo vai - Nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét nhóm, cá nhân đọc. *RKNS: Biết + Câu chuyện nói lên điều gì? + Dùng mưu lại mắc mẹo … ra quyết định + Em thích nhân vật nào vì sao? + Nhiều HS cho ý kiến. và ứng phó + Khi gặp trường hợp nguy hiểm các + HS nối tiếp nêu ý kiến với căng em cầm làm gì?.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> thẳng.. - Nhận xét, chốt ý. - Theo dõi. * GD HS biết cách ra quyết định và ứng phó với căng thẳng. IV. Củng cố: - Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. V. Dặn dò: - Về nhà kể lại cho người thân nghe.. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC. Họ và tên : Trần Thị Thanh Tâm Tổ chuyên môn : Tổ 1+2 Trường Tiểu Học Đa Nhinh Huyện Đam Rông – Tỉnh Lâm Đồng .. Năm học: 2012-2013.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>