Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TRẦN ĐÔNG TRIỀU, QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 100 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Đã từ lâu, nhắc đến du lịch Quảng Ninh người ta không chỉ nhắc đến Vịnh
Hạ Long mà còn nhớ đến những địa danh như Yên Tử (Thành phố ng Bí),
Vân Đồn, Đơng Triều, Cơ Tơ... Chính sự đa dạng về các loại hình du lịch từ du
lịch biển đảo, du lịch sinh thái đến du lịch tâm linh... đã tạo sức hút nổi trội, lợi
thế cạnh tranh cho du lịch Quảng Ninh. Quảng Ninh có 4 khu di tích trọng điểm
là khu di tích danh thắng n Tử (TP. ng Bí), khu di tích lăng mộ các vua
Trần (thị xã Đơng Triều), khu di tích Bãi Cọc Bạch Đằng (huyện Yên Hưng, nay
là thị xã Quảng n), khu di tích Vân Đồn (huyện Vân Đồn). Ngồi ra, cịn có
nhiều di tích tiêu biểu khác như: đền Cửa Ơng, đình Trà Cổ, đình Quan Lạn,
chùa Cái Bầu - Thiền Viện Trúc lâm Giác tâm, chùa Long Tiên...
Đặc biệt, sự đầu tư phát triển du lịch tâm linh thông qua công tác bảo tồn,
khai thác hiệu quả hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh
những năm gần đây chính là điểm tựa quan trọng, góp phần khẳng định vị thế
của Quảng Ninh như một điểm đến du lịch văn hóa tâm linh đầy sức cuốn hút
trên bản đồ du lịch thế giới
Trong số hơn 600 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của tỉnh,
có rất nhiều di tích trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo
du khách mỗi năm. Theo báo cáo của Sở Du lịch, hiện khoảng 120 di tích, di sản
đã nằm trong các điểm tour, tuyến du lịch cố định của Quảng Ninh.
Thị xã Đông Triều là một trong những địa điểm có các dấu tích chùa, tháp
độc đáo qua suốt các thời kỳ Lý - Trần - Lê, đóng góp to lớn vào việc hình thành
và phát triển tơng phái Trúc Lâm - tông phái Phật giáo Việt Nam duy nhất, phát
triển thành công nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Đơng Triều cịn là nơi có

1


hệ thống đền miếu thờ tổ tiên, lưu giữ nhiều dấu tích nhất về tiên miếu, các di
tích lăng mộ của vua và hồng hậu nhà Trần có niên đại thế kỷ 14...


Khu di tích nhà Trần tại Đơng Triều là quần thể di tích lăng mộ, đền,
chùa, am tháp của nhà Trần nơi vùng đất An Sinh cổ xưa, với 14 di tích trải rộng
tại 4 xã An Sinh, Tràng An, Thuỷ An và Bình Khê trên diện tích 2.206 ha.
Hiện nay, trên địa bàn thị xã Đông Triều có 133 điểm di tích đền, chùa,
am, miếu và nơi thờ tự. Đặc biệt, khu di tích lịch sử văn hố nhà Trần ở Đơng
Triều đã được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Là một người con của vùng đất Đệ tứ Chiến khu Đơng Triều, với mong
muốn được lan tỏa hình ảnh về các di tích lịch sử q hương mình, em chọn Khu
di tích lịch sử nhà Trần làm đề tài cho bài tiểu luận. Mong rằng bài tiểu luận này
sẽ mang đến cho thầy và các bạn một góc nhìn mới về vùng đất nơi em sinh ra
và lớn lên.

2


KHÁI QT CHUNG
1. Thị xã Đơng Triều
1.1.
Vị trí địa lí
I.

Bản đồ hành chính thị xã Đơng Triều
Thị xã Đơng Triều nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh, có vị trí địa lý:



Phía Bắc giáp các huyện Sơn Động và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Phía Tây giáp thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng và thị xã




Kinh Mơn, tỉnh Hải Dương
Phía Đơng giáp thành phố ng Bí




Thị xã Đơng Triều có diện tích 397,2 km. Trung tâm thị xã cách thành phố
Hạ Long khoảng 60 km về hướng Tây, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 100 km.
Đông Triều nằm ở giao lộ của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, có Quốc lộ 18A chạy qua đã mang lại những
lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong và ngồi tỉnh
thơng qua hệ thống giao thơng đường bộ và đường thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
1.2.

Lịch sử
3


Bản đồ thị xã Đông Triều thời Nguyễn (Vua Đồng Khánh 1886 - 1888)
Tên cổ của vùng đất này là An Sinh, đời vua Trần Dụ Tông mới đổi thành
Đông Triều. Xưa thị xã Đông Triều rất rộng, bao gồm cả một phần huyện Kinh
Mơn và tổng Bí Giàng, năm 1896 tổng Bí Giàng cắt về huyện Yên Hưng. Do
vậy, trong sử sách vùng danh sơn Yên Tử thuộc Đông Triều.
Đây còn là vùng đất ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hoá. Đây là vùng
đất cổ, thời Bắc thuộc thuộc châu Giao, thời Ngô Đinh - Tiền Lê thuộc lộ Nam
Sách Giang, thời Trần thuộc phủ Tân Hưng, thời Hậu Lê thuộc phủ Kinh
Môn trấn Hải Dương. Do ở cửa ngõ ra Đông Bắc nên thời Trần thị xã Đông

Triều là trung tâm của châu Đông Triều. Thời Pháp thống trị, toàn quyền Pháp
đã cho lập Đạo Đơng Triều (ngày 10 tháng 11 năm 1890) sau đó lại đưa Đông
Triều vào khu quân sự Phả Lại (ngày 24 tháng 8 năm 1891) rồi lại đưa về tỉnh
Hải Dương (ngày 10 tháng 10 năm 1895).
Sự kiện lịch sử sớm nhất trên đất này sử sách còn ghi được là cuộc khởi
nghĩa của Lê Chân. Lê Chân quê ở làng An Biên nay thuộc xã Thuỷ An. Năm
39, đang căm ghét bọn quan quân đô hộ nhà Hán, được tin Hai Bà Trưng dấy
binh khởi nghĩa, Lê Chân đã chiêu tập nam nữ thanh niên Đông Triều rồi cả
4


vùng Kinh Môn, Thuỷ Nguyên ngày nay đứng lên đánh đuổi quân giặc và lập
căn cứ bên sông Cửa Cấm. Lê Chân đã lập nhiều chiến công và trở thành nữ
tướng tâm phúc của Hai Bà Trưng. Cùng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa chống giặc
Đơng Hán. Đơng Triều cịn có những tấm gương phụ nữ lẫm liệt khác như
Thánh Thiên, Vĩnh Huy, chị em Nguyệt Thai - Nguyệt Độ. Đông Triều cũng góp
nhiều chiến cơng ở thời Trần. Trong trận Bạch Đằng năm 1288 hai vua Trần đã
phục binh ở vùng n Đức rồi khố đi đánh dồn đồn binh thuyền Nguyên
Mông xuống trận địa cọc, dân Đông Triều đã phá các cầu chặn đứt đường hộ
tống trên bộ của giặc. Nhờ địa thế hiểm yếu, Đông Triều là căn cứ của nhiều
cuộc khởi nghĩa nông dân: Ngô Bệ (1344-1345), Trần Cao (1516-1527), Nguyễn
Tuyển - Nguyễn Cừ (1743). Đầu thế kỷ XIX, Đơng Triều là nơi nóng bỏng
phong trào Cần Vương chống Pháp. Các cuộc khởi nghĩa nối tiếp của Đốc Tít
(1884-1889), Lưu Kỳ (1890-1892), Lãnh Pha (1892-1895), Đốc Thu (18931895), ... Tiếp đến là phong trào đấu tranh của cơng nhân mỏ Mạo Khê. Năm
1926 đồng chí Hồng Quốc Việt đã tổ chức trong cơng nhân tổ chức đồn kết,
tương trợ lẫn nhau đặt tên là Long Sương Đoàn. Tháng 3-1929, chi bộ Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập. Ngày ngày 23 tháng 2 năm 1930
chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Mạo Khê ra đời trước sự chứng kiến của
đồng chí Nguyễn Văn Cừ và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thay mặt Xứ uỷ và
Thành uỷ Hải Phịng cơng nhận. Đây là chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu

tiên ở Quảng Ninh. Đông Triều là quê hương của một chiến khu oanh liệt trong
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (sau được gọi là Chiến khu thứ tư hoặc Chiến
khu Trần Hưng Đạo). Trong cao trào cách mạng tiền khởi nghĩa, sau ba tháng
xây dựng lực lượng, ngày ngày 8 tháng 6 năm 1945 Du kích qn Đơng Triều từ
căn cứ Hổ Lao, Bác Mã đã tiến quân hạ đồn và chiếm huyện lỵ Đơng Triều, hạ
đồn Chí Linh, đồn Tràng Bạch, buộc đồn binh Nhật ở Mạo Khê đầu hàng và
chính thức thành lập uỷ ban quân sự cách mạng của Chiến khu. Chiến khu Đơng
Triều đã nhanh chóng phát triển lực lượng, đầu tháng 7 giải phóng ng Bí,
cuối tháng 7 giải phóng tỉnh lỵ Quảng Yên rồi thừa thắng tiến quân giải phóng
Hải Phịng, Hải Dương, Kiến An, Hịn Gai, Cẩm Phả. Riêng ở Đông Triều, ngay
5


cuối tháng 6, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời đã được thành lập ở thị xã và
tất cả các xã.
Trong kháng chiến chống Pháp, Đông Triều là vùng chiến tranh du kích
nổi tiếng, điển hình là chiến cơng và gương hy sinh của du kích xã Yên Đức.
Sau trận chiến đấu quyết liệt 5 ngày 5 đêm làm địch thiệt hại nặng, du kích cố
thủ ở hang núi Canh đã bị chúng hun lửa khói vào hang, 73 du kích hy sinh.
Đơng Triều nằm trong khu tập kết 100 ngày, ngày ngày 31 tháng 10 năm 1954
những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi thị trấn Đơng Triều, Mạo Khê. Riêng 4
xã phía đơng nằm trong khu tập kết 300 ngày nên ngày 14 tháng 4 năm 1955
mới được giải phóng.
Sau Cách mạng, đến 9 tháng 7 năm 1947, Đông Triều mới nhập về tỉnh
Quảng Hồng. Ngày 28 tháng 1 năm 1959, Đông Triều sáp nhập trở lại tỉnh Hải
Dương. Từ ngày 27 tháng 10 năm 1961, Đông Triều lại nhập vào khu Hồng
Quảng (từ 30 tháng 10 năm 1963, Hồng Quảng hợp nhất với Hải Ninh thành
tỉnh Quảng Ninh). Huyện Đơng Triều khi đó gồm có 2 thị trấn: Đông Triều, Mạo
Khê và 18 xã: An Sinh, Bình Dương, Bình Khê, Đức Chính, Hồng Quế, Hồng
Phong, Hưng Đạo, Kim Sơn, Nguyễn Huệ, Phạm Hồng Thái, Tân Việt, Thủy

An, Tràng An, Tràng Lương, Việt Dân, Xuân Sơn, Yên Đức, Yên Thọ.
Ngày 17 tháng 5 năm 1986, chia xã Phạm Hồng Thái thành 2 xã: Hồng
Thái Đông và Hồng Thái Tây.
Ngày 18 tháng 5 năm 2011, Bộ Xây dựng quyết định công nhận thị trấn
Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là đô thị loại IV.
Ngày 11 tháng 12 năm 2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký
Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 4) đối với 14 di tích, trong đó
có Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt là Khu di tích Nhà Trần tại thị xã Đơng
Triều.
Ngày 7 tháng 7 năm 2014, Bộ Xây dựng quyết định công nhận đô thị
Đông Triều mở rộng là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Cuối năm 2014, huyện Đông Triều có 2 thị trấn: Đơng Triều, Mạo Khê và
19 xã: An Sinh, Bình Dương, Bình Khê, Đức Chính, Hồng Quế, Hồng Phong,
6


Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Hưng Đạo, Kim Sơn, Nguyễn Huệ, Tân Việt,
Thủy An, Tràng An, Tràng Lương, Việt Dân, Xuân Sơn, Yên Đức, Yên Thọ.
Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị
quyết số 891/NQ-UBTVQH13. Theo đó:


Thành lập thị xã Đơng Triều trên cơ sở tồn bộ diện tích tự nhiên và



dân số của huyện Đông Triều.
Chuyển 2 thị trấn: Đông Triều, Mạo Khê và 4 xã: Đức Chính, Hưng
Đạo, Kim Sơn, Xuân Sơn thành 6 phường có tên tương ứng.


Sau khi thành lập, thị xã Đơng Triều có 39.721,55 ha diện tích tự nhiên và
173.141 người với 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường và 15 xã.
Ngày 1 tháng 11 năm 2019, chuyển 4 xã: Hoàng Quế, Hồng Phong, Tràng
An, Yên Thọ thành 4 phường có tên tương ứng.
Ngày 20 tháng 10 năm 2020, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số
1359/QĐ-BXD công nhận thị xã Đông Triều là đô thị loại III trực thuộc tỉnh
Quảng Ninh.
Khu di tích lịch sử nhà Trần
2.1.
Vị trí địa lí
2.

Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đơng Triều (Di tích lịch sử - văn hóa đền,
lăng mộ các vua Trần) thuộc địa phận các xã An Sinh, Tràng An, Bình Khê,
Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
2.2.

Lịch sử
Triều Trần (1225 - 1400) với võ công, văn trị hiển hách, đã mở ra một kỷ

nguyên hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Theo tư
liệu lịch sử và phả tộc họ Trần, vùng Đông Triều chính là đất tụ cư đầu tiên của
họ Trần ở nước ta, sau đó, vùng đất này được vua Trần Thái Tông ban cho anh
trai là Trần Liễu làm ấp thang mộc, chính vì vậy, nơi đây ln nhận được sự
quan tâm đặc biệt của các vua nhà Trần.
Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đơng Triều hiện nay được định hình rõ nét
về mặt quy mơ từ sau năm 1299, khi Thượng hồng Trần Nhân Tơng đến Yên

7



Tử tu hành, lập nên Thiền phái Trúc Lâm. Đến cuối thế kỷ XIV, nhiều lăng mộ
của vua Trần được xây dựng hoặc di chuyển về Đông Triều. Cùng với việc xây
dựng lăng mộ, triều đình cịn xây dựng đền, miếu để thờ cúng các bậc tiên đế,
cùng nhiều công trình kiến trúc tơn giáo để phục vụ cho việc tu hành, giảng đạo.
Vì thế, nơi đây đã trở thành một vùng “thánh địa” linh thiêng, nơi tập trung
nhiều kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn của triều đại nhà Trần. Khu di tích
hiện nay có tổng diện tích khoanh vùng bảo vệ là: 22.063.054,5 m2, gồm hệ
thống lăng mộ, đền - miếu, cơng trình tín ngưỡng, tơn giáo gắn liền với lịch sử
nhà Trần và Thiền phái Trúc Lâm.
Khu di tích nhà lịch sử nhà Trần tại Đơng Triều là một quần thể gồm
14 di tích gắn liền với triều đại nhà Trần - một triều đại hưng thịnh bậc nhất
trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Khu di tích lịch sử nhà Trần bao gồm:
-

02 đền, miếu: (1) Đền An Sinh - nơi thờ 8 vị vua nhà Trần có lăng mộ tại
vùng đất An Sinh - Đông Triều cùng An Sinh vương Trần Liễu, Thiện Đạo
Quốc mẫu phu nhân và Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; (2) Thái
miếu - đây là Tiên miếu, Tổ miếu của nhà Trần, nơi thờ thụng tổ tiên nhà

-

Trần và các vị vua Trần.
07 di tích lăng mộ: (1) Tư Phúc lăng - nơi thờ hai vua đầu triều Trần là Trần
Thái Tông, Trần Thánh Tông và vua Trần Giản Định; (2) Đồng Thái lăng là lăng miếu của vua Trần Anh Tông, vị vua thứ 4 của nhà Trần và phụ táng
Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái hậu; (3) Đồng Mục lăng - là lăng miếu
của vua Trần Minh Tông, vị vua thứ 5 của nhà Trần; (4) Ngải Sơn lăng - là
lăng miếu của vua Trần Hiến Tông, vị vua thứ 6 của nhà Trần; (5) Phụ Sơn
lăng - là lăng miếu của vua Trần Dụ Tông, vị vua thứ 7 của nhà Trần; (6)
Nguyên lăng - là lăng miếu của vua Trần Nghệ Tông, vị vua thứ 8 của nhà

Trần; (7) Đồng Hỷ lăng - là lăng của vua Trần Thuận Tông, vị thư thứ 11 và

-

Trần Duệ Tông, vị vua thứ 9 của nhà Trần.
05 di tích chùa, quán: (1) Chùa Quỳnh Lâm - là trường đào tạo Phật giáo
lớn nhất của Việt Nam; (2) Chùa Ngọa Vân - là điểm dừng chân cuối cùng
trong cuộc đời tu hành của Đức vua, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, vị Tổ thứ
8


nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; (3) Chùa Hồ Thiên - là nơi các vị
cao tăng tu luyện sau khi hồn thành khóa học tại chùa Quỳnh Lâm; (4)
Chùa Trung Tiết - nơi thờ Phật và thờ vua Trần Anh Tông cùng 2 bề tôi
trung thành của ông là Đặng Tảo và Lê Chung; (5) Chùa, quán Ngọc
Thanh - là nơi có lăng mộ của vua Trần Duệ Tơng và Trần Thuận Tơng.
Bên cạnh 14 điểm di tích nói trên cịn có một số điểm di tích có liên
quan đến nhà Trần như: am Mộc Cảo, di tích Đá Chồng, di tích Ba Bậc, mộ
cổ Nghĩa Hưng, mộ cổ Trại Lốc…
Với những giá trị về lịch sử văn hóa, khoa học, Khu di tích lịch sử nhà
Trần tại Đơng Triều đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt. Cùng
với đó Khu di tích cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch
tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích.

Sơ đồ 14 điểm di tích trong quần thể di tích nhà Trần ở Đơng Triều
II.

1.


CÁC DI TÍCH NẰM TRONG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ
TRẦN TẠI ĐƠNG TRIỀU, QUẢNG NINH
Hệ thống đền thờ, lăng miếu các vua Trần

9


An Sinh hay còn được đọc là Yên Sinh vốn là quê của nhà Trần. Năm
1237, sau sự kiện “biến loạn sông cái”, vua Trần Thái Tông đem đất Yên Phụ,
Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng và Yên Bang cho Trần Liễu làm ấp Thang
Mộc14 và phong Trần Liễu làm An Sinh vương. Đất An Sinh xưa là một vùng
rộng lớn tương đương với tồn bộ phần đất huyện Đơng Triều, một phần thành
phố ng Bí; một phần huyện Kinh Môn và một phần thị xã Quangnr Yên ngày
nay.
Năm 1320, sau khi mất tại cung Trùng Quang, phủ Thiên Trường, Thượng
hồng Trần Anh Tơng được đưa về an táng tại Thái lăng ở An Sinh, từ đó các
vua Trần đều chọn An Sinh là nơi xây dựng lăng tẩm của mình. Năm 1381, để
tránh nạn phá hoại lăng tẩm của quân Chiêm Thành (Chăm-pa), nhà Trần cho
dời thần vị các lăng ở Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương (Thái Bình) về
lăng lớn ở An Sinh, từ đây An Sinh là nơi tập trung các lăng tẩm của nhà Trần.
Khu sơn lăng nhà Trần ở An Sinh có 07 lăng gồm: Thái lăng của vua Trần
Anh Tông, Mục Lăng của vua Trần Minh Tơng, An lăng hay cịn gọi là lăng
Ngải Sơn của vua Trần Hiến Tông, lăng Phụ Sơn hay Phụ lăng của vua Trần Dụ
Tông, Hy lăng của vua Trần Duệ Tông, Nguyên lăng của vua Trần Nghệ Tông
và lăng Tư Phúc là nơi thờ thần vị của vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông.

10


Ngói ống men xanh lục lợp mái

tháp tìm thấy tại Thái lăng
1.1.

Dấu vết kiến trúc phát hiện tại
lăng Tư Phúc

Lăng Tư Phúc, nơi thờ thần vị của hai vua Trần Thái Tông và
Trần Thánh Tông

Lăng Tư Phúc nằm trên một quả đồi thấp phía sau đền An Sinh ngày nay,
cách đền An Sinh qua hồ Sư Phạm. Đồi này còn được gọi là đồi Trại Lốc, đồi
Mít hay đồi Tập Bắn nay thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, năm 1381, để tránh việc quân
Chiêm Thành (Chăm-pa) tàn phá lăng tẩm, nhà Trần đã cho chuyển thần tượng
của các lăng ở Giác Hương (Mỹ Lộc, Nam Định), Thái Đường, Long Hưng,
Kiến Xương (Thái Bình) đưa về lăng lớn ở Yên (An) Sinh.
Những ghi chép ngắn gọn trong Đại Việt sử ký toàn thư chỉ cho biết thông
tin về việc nhà Trần cho xây dựng một lăng lớn ở An Sinh để chuyển thần vị các
lăng từ Tức Mặc, Tam Đường về đây nhưng khơng nói rõ lăng lớn đó tên là gì?
Cụ thể có bao nhiêu thần vị được chuyển về lăng lớn ở An Sinh? …
Kết quả điều tra, nghiên cứu khảo cổ học khu lăng tẩm nhà Trần ở An
Sinh cho phép khẳng định lăng lớn mà nhà Trần cho xây dựng tại An Sinh chính
11


là lăng Tư Phúc. Tại lăng Tư Phúc, năm 2009, Ban Quản lý các di tích trọng
điểm tỉnh Quảng Ninh và Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật
thăm dò khảo cổ học. Kết quả, ở sườn đồi phía Nam đã tìm thấy dấu vết con
đường dẫn từ chân lên đỉnh đồi, đường rộng 3,45m, được kè xếp bằng gạch và
cuội. Đây chính là dấu vết của đường Thần Đạo của lăng Tư Phúc. Trên đỉnh

đồi, các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy dấu vết kiến trúc được xây dựng dưới
thời Trần của khu trung tâm lăng Tư Phúc bao gồm: dấu vết sân hành lễ, dấu vết
kiến trúc hành lang phía Tây và dấu vết Chính Tẩm. Qua các dấu vết kiến trúc
đã phát hiện tại đây, các nhà khảo cổ học cho rằng, khu trung tâm của lăng Tư
Phúc được xây dựng theo lối nhiều lớp khép kín, lấy Chính Tẩm - nơi đặt bài vị
là trung tâm, các kiến trúc khác bao quanh kiến trúc trung tâm. Ngồi các di
tích, khảo cổ học cũng đã phát hiện được một số di vật của thời Trần, trong đó
có nhiều bộ phận tượng rồng, lá đề trang trí hình chim phượng với những đường
nét tinh xảo, ... các di vật này cho thấy kiến trúc lăng Tư Phúc được trang trí hết
sức đẹp đẽ đồng thời thể hiện tính chất cơng trình lăng tẩm quan trọng của
hoàng gia nhà Trần.
Bên cạnh các dấu vết kiến trúc thời Trần, cuộc khai quật thăm dò khảo cổ
học năm 2009 tại lăng Tư Phúc cũng đã phát hiện các di tích kiến trúc và các di
vật của thời Lê Trung Hưng. Các di tích, di vật này cho thấy, dưới thời Lê Trung
Hưng, lăng Tư Phúc đã được trùng tu và sửa chữa. Dưới thời Lê Trung Hưng,
các vua nhà Lê và chúa Trịnh rất quan tâm đến việc trông coi, thờ phụng lăng
tẩm và nơi thờ cúng các vua Trần ở Đơng Triều.
Ngồi việc cấp đất cho các lăng tẩm, miễn trừ phu, phen tạp dịch cho dân
xã An Sinh để dân trong xã có điều kiện trơng coi và thờ phụng lăng tẩm, triều
đình cịn tổ chức trùng tu, sửa chữa lăng tẩm, đền thờ khi các cơng trình này bị
xuống cấp. Các tài liệu cho biết, lăng Tư Phúc đã được nhà Lê cho trùng tu, sửa
chữa vào các năm Hồng Thuận (1509 - 1516); Hoằng Định (1601 - 1619).
Dấu vết khảo cổ học đã cho thấy, dưới thời Lê, kiến trúc phía trước Chính
Tẩm được mở rộng về phía sân hành lễ thành một tòa kiến trúc 7 gian, gian
giữa rộng 3,2m; các gian còn lại rộng 2,9m.
12


Tuy nhiên, lăng Tư Phúc là nơi thờ thần vị của những vị vua nào lại là vấn
đề cịn có nhiều ý kiến khác nhau.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì: “Tân Dậu, năm thứ 5 (1381)… tháng 6,
rước thần tượng ở các lăng Giác Hương, Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương
đem về lăng lớn Yên Sinh”.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Rước thần tượng
các

lăng ở Quắc Hương, ở Thái Đường, ở Long Hưng, ở Kiến Xương đưa

về An Sinh, cốt để tránh nạn người Chiêm sang xâm lấn quấy nhiễu”.

Lá đề lệch trang trí chim phượng tìm thấy tại lăng Tư Phúc
Như đã biết, Thái Đường, tức Tam Đường có 04 lăng gồm Thọ lăng, Dụ
lăng, Chiêu lăng và Đức lăng; Long Hưng là tên phủ, Thái Đường thuộc phủ
này; Kiến Xương cũng là tên của một phủ khác nay thuộc Thái Bình mà theo ghi
13


chép của Đại Việt sử ký tồn thư thì An lăng của vua Trần Hiến Tông xây dựng
ở phủ Kiến Xương19 và Giác Hương nay thuộc huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định,
khơng có lăng của vua Trần nào được xây dựng tại đây.
Như vậy, với những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy tại lăng Tư
Phúc đã khẳng định việc nhà Trần cho xây dựng lăng lớn ở An Sinh để chuyển
thần vị của các lăng từ Thái Bình về đây là hoàn toàn đúng như ghi chép của Đại
Việt sử ký toàn thư, tuy nhiên địa điểm các lăng được chuyển về thì sách Đại
Việt sử ký tồn thư có một số nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn này của Đại Việt sử ký
toàn thư cũng dẫn đến sai lầm của một số bộ sử giai đoạn sau, trong đó có sách
Khâm định Việt sử thơng giám cương mục.

Một số tài liệu khác ghi chép chi tiết hơn về vấn đề này. Sách Đại Nam
nhất thống chí (cuốn sách do Quốc sử quán triều Nguyễn bắt đầu biên soạn từ

năm 1865 và hoàn thành năm 1910) chép “Lăng Tư Phúc nhà Trần: Ở xã An
Sinh, huyện Đông Triều. Lăng tẩm Trần Thái Tông, Thánh Tông và Giản Định
Đế đều ở đây”.
Ngoài ghi chép của các bộ quốc sử, các sách khác cũng ghi chép về vấn
đề này. Sách Trần triều lăng tẩm đồ mạn ký do Nguyễn Tư Giản viết khi ông
đang làm Tham biện quân vụ Hải - Yên (1863 - 1865), phần chép về lăng Tư
Phúc cho biết “Truyền rằng đây là lăng Thái Tông, Thánh Tông và nghi là có
cả lăng Giản Định Đế”.

14


Mảnh lư hương vẽ hình long mã, sứ men trắng vẽ lam thời Minh thế kỷ 16 tìm thấy tại lăng
Trần Triều thánh tổ các xứ địa đồ, cuốn sách được cho là viết vào thời
Minh Mạng (1820 - 1840), bản hiện còn là bản do Tiên chỉ làng Đốc Trại (nay là
Trại Lốc) là ông Lương Quang Bảo sao chép lại vào ngày 19 tháng 07 năm Bảo
Đại thứ 17 (1942). Trong sách này, ngoài bản vẽ về thế núi, mặt bằng các cơng
trình kiến trúc cịn lại ở Tư Phúc, sách cịn cho biết thơng tin, tại đây có 3 tấm
bia đá được dựng vào ngày 06 tháng 9 năm Minh Mạng thứ 21.
Nội dung bia cụ thể như sau: Bia thứ nhất: “明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明
明 明 明 明 明 明 明” (Minh Mạng nhị thập nhất niên, cửu nguyệt, sơ lục nhật phụng
Trần triều Thái Tông hoàng đế lăng sắc tạo). Nghĩa là Ngày mồng 6 tháng 9 năm
Minh Mạng thứ 21 (1840) tạo (bia) tại lăng hồng đế Trần Thái Tơng theo sắc
chỉ. Bia thứ hai: “明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明” (Minh Mạng nhị
thập nhất niên, cửu nguyệt, sơ lục nhật phụng Trần triều Thánh Tơng hồng đế
lăng sắc tạo). Nghĩa là Ngày mồng 6 tháng 9 năm Minh Mạng thứ 21 (1840) tạo
(bia) tại lăng hoàng đế Trần Thánh Tông theo sắc chỉ. Bia thứ ba “明 明 明 明 明 明 明
明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明” (Minh Mạng nhị thập nhất niên, cửu nguyệt, sơ
lục nhật phụng Trần triều Thánh Tơng hồng đế lăng sắc tạo). Nghĩa là Ngày
mồng 6 tháng 9 năm Minh Mạng thứ 21 (1840) tạo (bia) tại lăng hoàng đế Trần

Giản Định theo sắc chỉ. Cả ba bia này hiện khơng cịn nữa, tuy nhiên, như đã
biết, năm 1840 vua Minh Mạng đã cho dựng bia ghi nhớ vị trí lăng tẩm của các
vua Trần ở An Sinh, do vậy việc sách Trần Triều thánh tổ các xứ địa đồ ghi nhận
có ba bia đá như trên là hồn tồn có thể tin được.

15


Như vậy, nếu theo ghi chép của các sách thời Nguyễn thì lăng Tư Phúc là
nơi thờ thần tượng của hai vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và nơi táng
của vua Trần Giản Định.
Vua Trần Thái Tông nguyên tên thật là Trần Bồ sau đổi thành Trần Cảnh,
ông là con thứ của Trần Thừa, một người nhiều mưu lược, giữ chức Nội thị khán
thủ dưới triều Lý. Trần Thái Tông sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần (1218),
nhờ sự giúp đỡ của chú mình là Trần Thủ Độ, ông vào làm Chi Hậu chính của
triều Lý rồi kết dun với vua Lý Chiêu Hồng. Năm 1225, ơng được vua Lý
Chiêu Hồng nhường ngơi, đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ nhà Lý (1009
- 1225) sang nhà Trần. Trần Thái Tông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1259), làm
Thái thượng hồng 19 năm, ơng mất ngày mồng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu (1277)
tại cung Vạn Thọ, thọ 60 tuổi.
Vua Trần Thái Tông là vị vua mở nghiệp nhà Trần, triều đại cực thịnh
trong lịch sử dân tộc. Vua được sử sách ghi nhận là người khoan nhân đại độ, có
lượng đế vương, khi đã lên ngơi, đặt khoa mục, dùng hiền tài, định lễ nghi, đặt
hình luật, điển chương, chế độ rõ rệt đáng kể. Ông là người đã lãnh đạo quân
dân Đại Việt đánh thắng cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông lần thứ nhất
năm 1258, bảo vệ toàn vẹn biên cương bờ cõi, viết lên một trong những trang sử
chói lọi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đến khi nhường ngơi, lui
về ở Bắc cung, thì vua để ý học hỏi, tìm hiểu kinh sách của Phật giáo, do đó hiểu
ý nghĩa tinh sâu của Phật pháp.


16


Dấu vết Thần Đạo của lăng Tư Phúc.
Năm 1277, sau khi vua băng ở cung Vạn Thọ thì được táng tại Chiêu lăng,
nay thuộc thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, năm
1381 thần tượng được rước về lăng Tư Phúc ở An Sinh.
Vua Trần Thánh Tông là vị vua thứ hai của triều Trần, tên húy là Trần
Hoảng, ông là con trưởng của vua Trần Thái Tông, sinh ngày 25 tháng 9 năm
Canh Tý (1240) và ngay lập tức được lập là Đơng cung Hồng thái tử. Ngày 24
tháng 2 năm Mậu Thân (1258), sau khi đánh thắng cuộc xâm lược của quân
Nguyên - Mông lần thứ nhất, Đơng cung Hồng thái tử được vua cha Trần Thái
Tông nhường ngôi, đổi niên hiệu là Thiệu Phong, xưng làm Nhân Hồng, tơn
vua cha Trần Thái Tơng thành Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng đế.
Vua ở ngơi 21 năm, làm Thái thượng hồng 12 năm, mất ngày 25 tháng 5 năm
Trùng Hưng thứ 6 (1290) tại cung Nhân Thọ, thọ 51 tuổi.
Vua Trần Thánh Tông được sử sách ghi nhận là người trung hiếu nhân từ,
tôn người hiền, trọng kẻ sĩ; cha làm ra trước, con nối về sau, cơ nghiệp của nhà
Trần được bền vững. Ông là vị vua văn võ song toàn, đã lãnh đạo nhân dân Đại
Việt đánh thắng cuộc xâm lược lần thứ 2 (1285) và cuộc xâm lược lần thứ 3
(1288) của quân Nguyên - Mông, làm lên một Bạch Đằng nổi tiếng trong lịch
sử. Ơng cịn là một nhà thơ và đặc biệt còn là nhà nghiên cứu giáo lý, kinh sách
của đạo Phật. Ông cũng được người đời sau gọi là Trần Thánh Tông Phật tổ.
Năm 1290, ông mất và được táng vào Dụ lăng ở Tam Đường (Thái Bình). Năm
1381, thần tượng được rước về lăng Tư Phúc ở An Sinh.
17


Trần Giản Định tên thật là Trần Ngỗi, là con thứ của vua Trần Nghệ Tông,
dưới thời Trần được phong làm Giản Định vương, nhà Hồ thay nhà Trần (1400)

đổi phong ông là Nhật Nam quận vương. Khi quân Minh đánh bại quân dân nhà
Hồ, tướng nhà Minh là Trương Phụ treo bảng tìm con cháu nhà Trần để giúp
nhưng thực ra là để sát hại, Trần Ngỗi phải trốn về Mơ Độ (Ninh Bình). Lúc ấy
tại Mơ Độ, Trần Triệu Cơ đang tụ tập lực lượng để chống lại quân Minh nên lập
ông làm chủ.
Ngày 2 tháng 10 năm Đinh Hợi (1407), ơng lên ngơi hồng đế, đặt niên
hiệu là Hưng Khánh, lập nên nhà Hậu Trần. Sử gọi ông là Giản Định Đế. Sau
khi lên ngôi, nhờ sự giúp sức của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, Giản Định
Đế đã nhanh chóng làm chủ được một vùng rộng lớn từ Nghệ An đến Thuận
Hóa và bao vây thành Đông Quan. Song do mâu thuẫn trong kế hoạch đánh
chiếm lại thành Đông Quan, Giản Định đế lo sợ Đặng Tất và Nguyễn Cảnh
Chân có lịng khác nên đã cho người giết hại Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.
Bất bình vì cha mình bị giết oan, con trai của Đặng Tất là Đặng Dung và
con của Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Di đã tơn lập Trần Q Khống
làm vua mới, tức là Trùng Quang Đế, sau Trùng Quang Đế tơn Giản Định Đế
làm Thái thượng hồng. Tháng 7 năm 1409, trong trận chiến với quân Minh,
Giản Định Đế bị quân Minh bắt và đưa về Kim Lăng (Trung Quốc), sau đó ơng
bị giết tại Trung Quốc.
18


Như vậy, Giản Định Đế bị giết hại tại Trung Quốc, khơng có tài liệu nào
nhắc đến việc thi hài của ơng được đưa về Đại Việt. Trong tình hình đất nước bị
chiếm đóng, những người trong dịng tộc nhà Trần bị ly tán, việc đưa thi hài của
Giản Định Đế về là việc khó có thể diễn ra. Do vậy, việc cho rằng lăng Tư Phúc
có phụ táng Giản Định Đế là khơng đúng.
Như vậy, có thể cũng giống như việc thờ các vua ở đình Đốc Trại sau này,
khi chuyển thần vị của vua từ Tam Đường về An Sinh, thì hai vua Trần Thái
Tơng và Trần Thánh Tơng được thờ tại lăng Tư Phúc, cịn thần vị của vua Trần
Nhân Tông được thờ tại chùa Ngọa Vân. Tức là lăng Tư Phúc là nơi thờ thần vị

của vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông.

Họa đồ Giới hạn lăng Tư Phúc trong sách
“Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ”

Thái lăng giữa lòng hồ Trại Lốc

Một số hình ảnh khác về Lăng Tư phúc:

19


1.2. Thái lăng, lăng vua Trần Anh Tơng và hồng hậu Thuận Thánh
Bảo Từ
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép, “ngày 12, tháng 12 năm Canh Thân
(1320), táng Thượng Hồng (Trần Anh Tơng) vào Thái lăng ở An Sinh”; “Mùa
xuân, tháng 2 năm Nhâm Thân (1332) phụ táng Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng
thái hậu (tức Bảo Từ Hoàng hậu) vào Thái Lăng…”. Vua Trần Anh Tông là vị
vua thứ 4 của nhà Trần tên húy là Trần Thuyên, con trai của vua Trần Nhân
Tông, ông sinh ngày 17 tháng 9 năm Bính Tý (1276), năm mười bảy tuổi (1293)
được vua cha truyền ngôi, ở ngôi 21 năm, làm Thái thượng hoàng 6 năm. Ngày
16 tháng 3 năm Canh Thân (1320) băng tại cung Trùng Hoa, phủ Thiên Trường,
thọ 47 tuổi. Trần Anh Tông được sử sách ca ngợi là người có tính tình đơn hậu,
đức độ và quyết đốn trong cơng việc. Nhờ “khéo nối chí giữ nghiệp, cho nên
20


bấy giờ nước được thái bình, chính trị tốt đẹp, văn vật chế độ dần dần thịnh lên”.
Nhà Trần dưới thời trị vì của vua Trần Anh Tơng đất nước thái bình thịnh trị, bờ
cõi được mở rộng, các mặt kinh tế, văn hóa đều phát triển. Ơng cũng là một tín

đồ của Phật giáo, dưới thời của ơng nhiều chùa chiền, tự viện được xây dựng.
Có thể nói, sự phát triển đến độ cực thịnh của Thiền phái Trúc Lâm giai đoạn
này một phần quan trọng là nhờ sự hỗ trợ của vua Trần Anh Tơng và triều đình.
Bản thân vua Trần Anh Tông đã cho xây dựng hoặc làm thí chủ cúng dường
nhân lực và tài lực cho việc xây dựng các cơng trình như tháp Phổ Minh (Nam
Định), chùa, tháp ở Hoa Yên, Phật viện Quỳnh Lâm (chùa Quỳnh Lâm), chùa,
am Ngọa Vân (Quảng Ninh) vv… Ngoài ra ơng cịn tự mình và kêu gọi cung
nhân, người hầu trích máu viết 20 cuốn kinh Đại tạng cỡ nhỏ lưu trữ tại Phật
viện Quỳnh Lâm.

Vua Trần Anh Tông trong bức thư họa “Trúc lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ”
Thái lăng được xây dựng trên một quả đồi thấp có tên là đồi Tán (hay
Trán) Quỷ nằm trong lịng của một thung lũng mà ba mặt Đơng, Tây và Bắc
được bao bọc bởi các dãy núi cao tạo thành thế tay ngai vững chắc. Suối Phủ
Am Trà bắt nguồn từ Ngọa Vân đến khu vực lăng thì chảy từ phía Đơng ngang
21


qua phía trước mặt của đồi Tán Quỷ rồi hội nước ở trước mặt tạo thành minh
đường tụ thủy; phía xa là dịng sơng Cầm uốn lượn nhiều khúc và xa hơn nữa là
những núi đá vôi sừng sững của vùng Kinh Mơn giống như tấm bình phong lớn
che chắn cho lăng. Tất cả các yếu tố địa hình tự nhiên này đã tạo cho lăng có
một vị thế đắc địa theo quan niệm phong thủy với các yếu tố: tả thanh long, hữu
bạch hổ, minh đường tụ thủy, hậu chẩm có núi cao.
Bia Trần triều bi ký đặt tại đền An Sinh khắc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844)
là tấm bia khắc lại nội dung văn bia được dựng năm Chính Hịa thứ 10 (1689)
đời vua Lê Hy Tơng cho biết: “(Trần) Anh Tơng Hồng đế, mất ngày 16 tháng 3
năm Canh Thân, táng tại lăng xứ Đồng Thái”. Ngồi ra, nội dung bia cịn cho
biết, dưới thời Lê Trung Hưng, triều đình nhà Lê cấp cho Thái lăng tổng cộng 90
mẫu 2 sào ruộng/đất (trong đó 65 mẫu cấp cho vua Trần Anh Tông và 30 mẫu 2

sào cấp cho hoàng hậu). Số ruộng đất này ngoài phần đất xây dựng các cơng
trình của lăng, phần cịn lại được giao cho xã An Sinh quản lý, sử dụng để trồng
cấy các loại cây gỗ, hoa màu phục vụ cho việc bảo vệ, thờ phụng lăng tẩm.
Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), vua Minh Mạng cho dựng bia ghi nhớ vị
trí lăng tẩm của các vua nhà Trần tại An Sinh, trong đó có Thái lăng, bia hiện
vẫn cịn tại di tích. Nội dung bia ghi: “明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明 明
明 ” (Minh Mạng nhị thập nhất niên, cửu nguyệt, sơ lục nhật phụng Trần Anh
Tơng hồng đế lăng sắc tạo). Nghĩa là: Ngày mồng 6 tháng chín năm Minh
Mạng thứ 21 (1840) tạo (bia) tại lăng hồng đế Trần Anh Tơng theo sắc chỉ.
Sách Đại Nam Nhất thống chí cho biết: “Lăng Đồng Thái: lăng Trần Anh
Tơng, phụ táng Bảo Từ Hồng hậu, ở trên đỉnh núi nhỏ xã Yên Sinh, nay vẫn
còn rồng đá và bậc đá”.
Theo sách Trần Triều thánh tổ các xứ địa đồ thì lăng Đồng Thái ở xã Đốc
Trại, tổng Mễ Sơn, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Sách có
vẽ lại hình dáng và ghi nội dung của bia đá được dựng năm Minh Mạng thứ 21
(1840); mặt bằng tổng thể khu lăng và mô tả một số mặt bằng kiến trúc.
Như vậy, Thái lăng hay lăng Đồng Thái là những tên gọi khác nhau của
lăng vua Trần Anh Tơng và vợ ơng là hồng hậu Bảo Từ. Lăng được xây dựng
22


vào năm1320. Tháng 12 năm 1320, vua Trần Anh Tông sau khi mất tại phủ
Thiên Trườngđược rước về để an táng tại đây. Năm 1332, sau khi băng hà,
hoàng hậu Bảo Từ cũng được phụ táng vào Thái lăng.
Vì lăng có tên là Thái (Thái lăng) nên vùng đất xung quanh lăng (thường
là đã được cấp cho lăng) được gọi là khu đồng Thái (lăng), rồi về sau Đồng Thái
lại trở thành một danh từ, danh từ này được sử dụng như là tên của lăng vì thế
một số văn bản gọi tên lăng là Đồng Thái.
Địa hình và cảnh quan thiên nhiên của Thái lăng ngày nay đã khác xưa rất
nhiều do việc xây dựng đập Trại Lốc vào cuối những năm 70, đầu những năm 80

của thế kỷ 20. Đập Trại Lốc chặn suối Phủ Am Trà, khiến cả vùng thung lũng
bao quanh đồi Tán Quỷ biến thành hồ nước, đồng thời đã biến đồi Tán Quỷ trở
thành một đảo nhỏ nằm giữa hồ Trại Lốc, cũng chính vì thế mà ngay nay nhân
dân trong vùng gọi đảo này là Đảo Vua.
Trải qua thời gian, Thái lăng đã bị phá hủy, các dấu vết còn lại chỉ là
những phế tích dưới lịng đất và một số ít nổi trên mặt đất. Theo mô tả của Đại
Nam nhất thống chí thì đến thế kỷ 19 Thái lăng đã bị phá hủy và chỉ còn lại
“rồng đá, kỳ lân đá và bậc đá”.

Dấu vết kiến trúc khu tẩm điện trung tâm của Thái Lăng
Trong các năm 2007, 2008 các nhà khảo cổ học đã khai quật khu vực
trung tâm của Thái lăng, kết quả khai quật đã xác định được cấu trúc mặt bằng
23


của Thái lăng. Theo đó Thái lăng được xây dựng trên ngọn đồi Tán Quỷ và khu
vực xung quanh, trong đó trung tâm của lăng nằm trên đỉnh đồi với cấu trúc gồm
ba cấp nền hình gần vng chồng xếp lên nhau theo kiểu “kim tự tháp”. Cấp nền
một là cấp nền dưới cùng có diện tích lớn nhất, mặt bằng hình chữ nhật, diện
tích 3.267m2 (rộng Đơng - Tây 54m, dài Bắc - Nam 60m); cấp nền thứ hai có
mặt bằng hình chữ nhật, diện tích 718,5m 2 (rộng Đông -Tây 25,3m, dài Bắc Nam 28,4m) nằm chồng xếp lên cấp nền một ở phần chính giữa và cấp nền thứ
ba là cấp nền cao nhất, có mặt bằng hình chữ nhật diện tích 94,75m 2 (dài Đơng Tây 11,2m, rộng Bắc - Nam 8,46m), trên các cấp nền có xây dựng nhiều cơng
trình kiến trúc khác nhau. Tổng cộng có 24 cơng trình kiến trúc khác nhau đã
được tìm thấy bao gồm: dấu vết đường đi, dấu vết Tẩm điện, cổng, sân vườn, và
tường bao. Đặc biệt, tại đây cịn tìm thấy dấu vết của một tịa tháp, một loại hình
kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo.
Các cơng trình được tìm thấy thuộc về ba giai đoạn xây dựng, trùng tu,
sửa chữa khác nhau, trong đó đợt xây dựng đầu tiên diễn ra vào năm 1320, đợt
thứ hai được sửa chữa, cải tạo vào nửa cuối thế kỷ 13 và đợt cuối cùng diễn ra
vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ 14. Các kiến trúc trong khu vực trung tâm của

lăng bao gồm đường Thần Đạo, sân Hành lễ, khu kiến trúc trung tâm và các kiến
trúc bao quanh khu kiến trúc trung tâm. Cấu trúc tổng thể này khơng thay đổi
trong suốt q trình tồn tại của Thái lăng. Các thay đổi chủ yếu diễn ra trong khu
vực bao quanh khu kiến trúc trung tâm. Cấu trúc của từng giai đoạn cụ thể như
sau:
1) Giai đoạn thứ nhất

Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn xây dựng đầu tiên, giai đoạn này Thái
Lăng có kết cấu gồm: Đường Thần đạo, sân Hành lễ và khu Tẩm điện.
Đường Thần đạo ở phía Nam, nằm trên trục chính tâm của khu lăng, dẫn
từ chân đồi lên đến sân Hành lễ, đường rộng 3,50m được kè xếp bằng cuội.

24


Thần đạo
Sân hành lễ nằm ở phía Nam của cấp nền một, nó kết nối đường Thần
Đạo và khu Tẩm Điện. Sân có mặt bằng hình chữ nhật, dài Đơng - Tây 54m,
rộng Bắc - Nam 16m, sân Hành lễ được kết nối với khu trung tâm của Tẩm Điện
bằng 3 bậc cấp có thành bậc trang trí rồng, trong đó bậc cấp ở giữa là đường
chính, rộng 1,45m gồm 5 bậc, hai bậc ở hai bên nhỏ hơn, mỗi bậc cấp gồm 3
bậc, rộng 1,20m.
Khu Tẩm Điện nằm ở phía Bắc của sân Hành lễ, kết nối với sân Hành lễ
bằng hệ thống tường bao và các cổng ra vào. Khu Tẩm Điện gồm khu Trung tâm
và khu ngoại vi.

25



×