Tải bản đầy đủ (.docx) (154 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu bệnh thối hạch (sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp và thử nghiệm phòng trừ bệnh bằng nấm đối kháng (trichoderma SP ) năm 2016 tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 154 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THỊ MỸ DUN

NGHIÊN CỨU BỆNH THỐI HẠCH
(SCLEROTINIA SCLEROTIORUM) HẠI CẢI BẮP VÀ
THỬ NGHIỆM PHÒNG TRỪ BỆNH BẰNG NẤM ĐỐI
KHÁNG (TRICHODERMA SP.) NĂM 2016 TẠI HÀ NỘI

Ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60 62 01 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Viên

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách
quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2017


Tác giả luận văn

Hoàng Thị Mỹ Duyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Viên đã tận
tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học – Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các bác nơng dân và chính quyền địa
phương huyện Thanh Trì, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm- Hà Nội đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Mỹ Duyên


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt........................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, hình, ảnh, sơ đồ..............................................................................ix
Trích yếu luận văn.............................................................................................................. xii
Thesis abstract................................................................................................................... xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài.......................................................................3

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................5
2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước về bệnh thối hạch cải


bắp do nấm Sclerotinia sclerotiorum gây ra............................................5
2.1.1. Danh pháp................................................................................................................. 5
2.1.2. Phân bố địa lý.......................................................................................................... 5
2.1.3. Ký chủ......................................................................................................................... 6
2.1.4. Triệu chứng bệnh.................................................................................................. 7
2.1.5. Sinh học và sinh thái........................................................................................... 8
2.1.6. Kẻ thù tự nhiên..................................................................................................... 11
2.1.7. Ảnh hưởng của bệnh đến hạt giống..........................................................12
2.1.8. Thiệt hại kinh tế trên một số loại cây trồng............................................. 15
2.1.9. Biện pháp phịng trừ..........................................................................................16
2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về nấm nấm đối kháng

Trichoderma sp.................................................................................................... 22
2.2.1. Giới thiệu về nấm đối kháng Trichoderma sp........................................ 22
2.2.2. Đặc điểm hình thái của nấm đối kháng Trichoderma sp...................22
2.2.3. Đặc điểm sinh lý sinh hóa của nấm Trichoderma sp.......................... 23
2.2.4. Cơ chế đối kháng với nấm gây bệnh cây trồng của nấm Trichoderma sp...23
2.2.5. Khả năng kiểm sốt sinh học và vai trị của nấm Trichoderma sp.
25

iii


PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................30
3.1.

Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................30


3.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................... 30

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................... 30
3.2.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 30
3.3.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................ 30

3.3.1. Dụng cụ trong phịng thí nghiệm.................................................................30
3.3.2. Hóa chất................................................................................................................... 30
3.3.3. Cây trồng................................................................................................................. 30
3.3.4. Môi trường.............................................................................................................. 30
3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 32

3.4.1. Quan sát mô tả đặc điểm triệu chứng bệnh thối hạch cải bắp ......32
3.4.2. Điều tra tình hình bệnh thối hạch cải bắp trên đồng ruộng ............32
3.4.3. Nghiên cứu một số đặc điểm của nấm Sclerotinia sclerotiorum. .33
3.4.4. Nghiên cứu khả năng đối kháng của nấm Trichoderma spp. số 31 (Tr.31)
với nấm S. Sclerotiorum và chế phẩm T31 đối với bệnh thối hạch cải bắp.
..................................................................................................................................... 33

3.5.

Phương pháp nghiên cứu..............................................................................33


3.5.1. Phương pháp điều tra tình hình bệnh thối hạch cải bắp trên đồng ruộng
33

3.5.2. Phương pháp thu thập mẫu bệnh, phân lập nấm Sclerotinia sclerotiorum
gây bệnh:................................................................................................................ 34
3.5.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm của nấm Sclerotinia
sclerotiorum........................................................................................................... 34
3.5.4. Nghiên cứu khả năng đối kháng của nấm Trichoderma sp. với nấm S.
sclerotiorum trên môi trường PSA.............................................................36
3.5.5. Nghiên cứu khả năng phòng trừ của nấm đối kháng Trichoderma spp.
(T31) với nấm S. sclerotiorum gây bệnh thối hạch cải bắp trong nhà
lưới............................................................................................................................ 36
3.6.

Cơng thức tính tốn và xử lý số liệu.......................................................... 39

3.6.1. Cơng thức tính tốn........................................................................................... 39
3.6.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 39
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................40
4.1.

Kết quả quan sát, mô tả triệu chứng bệnh thối hạch cải bắp.........40

4.2.

Kết quả điều tra tình hình bệnh thối hạch cải bắp trên đồng ruộng
41


iv



4.2.2. Kết quả điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái, kỹ thuật đến
bệnh thối hạch cải bắp trồng tại hà nội vụ Xuân hè 2016................43
4.3.

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm của nấm Sclerotinia sclerotiorum
50

4.3.1. Kết quả quan sát mô tả sợi nấm, hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum....50
4.3.2. Kích thước hạch nấm thu từ các mơi trường khác nhau.................51
4.3.3.

Nghiên cứu số hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum được hình thành từ cây

cải bắp bị bệnh thối hạch................................................................................ 52
4.3.4. Nghiên cứu khả năng sống của hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum thu từ
tự nhiên giai đoạn thu hoạch......................................................................... 54
4.3.5. Kết quả nghiên cứu nuôi cấy nấm Sclerotinia sclerotiorum

trên

môi

trường nhân tạo................................................................................................... 55
4.4.

Kết quả nghiên cứu phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp bằng chế phẩm nấm

Trichoderma spp. số 31.................................................................................... 68

4.4.1. Nghiên cứu khả năng đối kháng của nấm Trichoderma sp. với nấm S.
sclerotiorum trên mơi trường PSA trong phịng thí nghiệm. .........68
4.4.2.

Kết quả nghiên cứu phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp bằng chế phẩm nấm

Trichoderma sp. (T31) trong nhà lưới........................................................ 71
4.4.3.

Kết quả nghiên cứu hiêu lực của chế phẩm nấm Trichoderma sp. (T31)

khi phun ở các liều lượng khác nhau đối với bệnh thối hạch cải bắp vụ

xuân hè tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội...................................................... 84
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................88
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 88

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 89

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 88
Phụ lục.................................................................................................................................. 107

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CAM-A

Cám – Agar

CS

Cộng sự

CT

Công thức

CTV

Cộng tác viên

CFU


Bào tử sống

IPM

Quản lý tổng hợp dịch hại

HLĐK

Hiệu lực đối kháng

HLPT

Hiệu lực phòng trừ

NXB

Nhà xuất bản

PDA

Potato Dextro Agar

PGA

Potato Glucose Agar

PSA

Potato Saccarose Agar


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

R. solani

Rhizoctonia solani

S. rolfsii

Sclerotium rolfsii

S. sclerotiorum Sclerotinia sclerotiorum
T. Viride

Trichoderma viride

TLB

Tỷ lệ bệnh

TN

Thí nghiệm

Tr.

Trichoderma spp.

Tr.31


Mẫu phân lập Trichoderma spp. số 31

T31

Chế phẩm Trichoderma được sản xuất từ mẫu

phân lập Trichoderma spp. số 31
WA

Water Agar

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Một số đặc điểm chính của bệnh thối hạch cải bắp....................40
Bảng 4.2. Diễn biến bệnh thối hạch cải bắp Sclerotinia sclerotiorum trên giống
cải bắp Sakata trồng đại trà tại các xã khác nhau vụ xuân hè 2016
............................................................................................................................. 42

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của loại đất trồng đến bệnh thối hạch trên giống cải bắp
Sakata trồng tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016. 43
Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của giống đến bệnh thối hạch cải bắp tại Hà Nội vụ

xuân hè 2016................................................................................................. 45
Bảng 4.5.


Ảnh hưởng của trà trồng đến bệnh thối hạch cải bắp giống Sakata tại

Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè 2016.................................................... 46
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối hạch cải bắp tại Văn
Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016............................................. 48
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh thối hạch cải bắp tại Văn
Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016............................................. 49
Bảng 4.8. Kích thước hạch nấm
Sclerotinia
sclerotiorum
trên môi trường
khác nhau....................................................................................................... 51
Bảng 4.9.

Số lượng hạch nấm được hình thành từ cây cải bắp bị bệnh thối hạch

5 giai đoạn thu hoạch

53

Bảng 4.10. Khả năng sống của hạch nấm thu từ cải bắp bị bệnh tự nhiên giai
đoạn thu hoạch bắp...................................................................................54
Bảng 4.11. Khả năng phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum

trên

một số

môi trường..................................................................................................... 56
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của pH đến khả năng phát triển của nấm Sclerotinia

sclerotiorum trên môi trường PSA..................................................... 60
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của nấm
Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường PSA............................. 63
Bảng 4.14. Khả năng bảo tồn sức sống của hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum
trong đất.......................................................................................................... 67
Bảng 4.15. Khả năng đối kháng của nấm Tr.31 đối với nấm Sclerotinia
sclerotiorum trên môi trường PSA..................................................... 69


vii


Bảng 4.16. Hiệu lực của chế phẩm nấm T31 đối với bệnh thối hạch cải bắp do
nấm Sclerotinia sclerotiorum trong nhà lưới bằng phương pháp xử

lý đất (trộn giá thế nấm bệnh)............................................................... 73
Bảng 4.17. Hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng T31 xử lý đất trồng trong
phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn hạch nấm) 75

Bảng 4.18. Hiệu lực của số lần tưới chế phẩm nấm đối kháng T31 vào đất
phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn giá thể nấm

bệnh) 77
Bảng 4.19. Hiệu lực của số lần tưới chế phẩm nấm T31 vào đất phòng trừ bệnh
thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn hạch nấm)......................79
Bảng 4.20. Hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng T31 xử lý cây giống phòng
trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn giá thể nấm bệnh)
............................................................................................................................. 81

Bảng 4.21. Hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng T31 xử lý cây giống phòng

trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới ( trộn hạch nấm) ..83
Bảng 4.22. Hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng T31 phịng trừ bệnh thối hạch
cải bắp ngồi đồng ruộng tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội.........85

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1.

Bản đồ phân bố Sclerotinia sclerotiorum trên tồn thế giới.....5

Hình 4.1.

Hình ảnh về triệu chứng bệnh thối hạch ở các giai đoạn khác nhau
41

Hình 4.2.

Diễn biến bệnh thối hạch cải bắp Sclerotinia sclerotiorum trên giống

cải bắp Sakata trồng đại trà tại các xã khác nhau vụ xuân hè 2016
............................................................................................................................. 42

Hình 4.3.

Ảnh hưởng của loại đất khác nhau đến tỷ lệ bệnh thối hạch trên

giống cải bắp Sakata trồng tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân


hè 2016............................................................................................................. 44
Hình 4.4.

Ảnh hưởng của loại giống cải bắp đến tỷ lệ bệnh thối hạch tại Văn

Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016............................................. 45
Hình 4.5.

Ảnh hưởng của trà trồng đến tỷ lệ bệnh thối hạch cải bắp tại Văn

Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016............................................. 47
Hình 4.6.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh thối hạch cải bắp tại

Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016................................... 48
Hình 4.7.

Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh thối hạch cải bắp tại Văn

Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2016............................................. 50
Hình 4.8.

Đặc điểm hình thái sợi nấm và hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum 51

Hình 4.9.

Hình ảnh hạch nấm hình thành trên một số mơi trường khác nhau
52


Hình 4.10. Số hạch nấm hình thành trên một số giống tại một số địa phương tại
Hà Nội vụ xuân hè 2016............................................................................ 53
Hình 4.11. Hình ảnh hạch nấm được thu từ cải bắp ngoài đồng ruộng. .53
Bảng 4.12. Khả năng sống của hạch nấm thu từ cải bắp bị bệnh tự nhiên giai
đoạn thu hoạch bắp...................................................................................55
Hình 4.13. Khả năng phát triển của nấm Sclerotinia sclerotiorum.............56
Hình 4.14. Hình ảnh tản nấm trên các mơi trường khác nhau sau 6 ngày cấy.57
Hình 4.15. Hình ảnh hạch nấm trên các môi trường khác nhau sau 15 ngày cấy
58

Hình 4.16. Ảnh hưởng của pH đến khả năng phát triển của nấm Sclerotinia
sclerotiorum trên mơi trường PSA..................................................... 60
Hình 4.17. Hình ảnh tản nấm trên mơi trường PSA ở các mức pH khác nhau
sau 4 ngày cấy.............................................................................................. 61


ix


Hình 4.18. Hình ảnh hạch nấm trên mơi trường PSA ở các mức pH khác nhau
sau 15 ngày cấy........................................................................................... 62
Hình 4.19. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của nấm
Sclerotinia sclerotiorum trên mơi trường PSA............................. 64
Hình 4.20. Hình ảnh tản nấm trên mơi trường PSA ở các mức nhiệt độ khác
nhau sau 4 ngày cấy.................................................................................. 65
Hình 4.21. Hình ảnh hạch nấm hình thành trên mơi trường PSA ở các mức
nhiệt độ khác nhau sau 15 ngày cấy.................................................. 66
Hình 4.22. Khả năng bảo tồn sức sống của hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum
trong đất.......................................................................................................... 67
Hình 4.23. Thí nghiệm giữ hạch nấm S.. sclerotiorum trong đất khơ và đất ẩm

68

Hình 4.24. Khả năng đối kháng của nấm Tr.31 đối với nấm Sclerotinia
sclerotiorum trên mơi trường PSA..................................................... 69
Hình 4.25. Các cơng thức đối kháng của nấm Tr.31 với nấm S.sclerotiorum sau
2 ngày cấy trên mơi trường PSA......................................................... 70
Hình 4.26. Các cơng thức đối kháng của nấm Tr.31 với nấm S.sclerotiorum sau
4 ngày cấy trên mơi trường PSA......................................................... 70
Hình 4.27. Hiệu lực của chế phẩm nấm T31 đối với bệnh thối hạch cải bắp do
nấm Sclerotinia sclerotiorum trong nhà lưới bằng phương pháp xử

lý đất (trộn giá thế nấm bệnh) sau 30 ngày gieo.......................... 73
Hình 4.28. Hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng T31 xử lý đất trồng phòng trừ
bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn hạch nấm) sau 30 ngày

gieo.................................................................................................................... 75
Hình 4.29. Hiệu lực của chế phẩm số lần tưới nấm đối kháng T31 vào đất
phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn giá thể nấm

bệnh)................................................................................................................. 77
Hình 4.30. Hiệu lực của số lần tưới nấm chế phẩm đối kháng T31 vào đất
phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn hạch nấm) sau

30 ngày gieo.................................................................................................. 79
Hình 4.31. Hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng T31 xử lý cây giống phòng
trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới ( trộn giá thể nấm bệnh)

sau 30 ngày xử lí......................................................................................... 81

x



Hình 4.32. Hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng T31 xử lý cây giống phòng
trừ bệnh thối hạch cải bắp trong nhà lưới (trộn hạch nấm) sau 30

ngày xử lí

83

Hình 4.33. Hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng T31 phịng trừ bệnh thối hạch
cải bắp ngồi đồng ruộng tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội.........86
Hình 4.34. Phun và điều tra hiệu lực của chế phẩm nấm T31 ngoài đồng ruộng
tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội................................................................ 86

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Thị Mỹ Dun
Tên luận văn: Nghiên cứu bệnh thối hạch (Sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp và thử
nghiệm phòng trừ bệnh bằng nấm đối kháng Trichoderma sp. năm 2016 tại Hà Nội

Nghành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 62 62 01 12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu một số đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh thối hạch cải bắp và
biện pháp phòng trừ bệnh bằng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma spp. số 31.


Phương pháp nghiên cứu
Nấm gây bệnh thối hạch cải bắp được phân lập từ các mẫu bệnh thu thập từ đồng
ruộng. Các hóa chất chính gồm mơi trường ni cấy (WA, PSA, PGA, Cám – Agar).

- Điều tra diễn biến bệnh thối hạch trên đồng ruộng; điều tra ảnh
hưởng của một số yếu tố sinh thái, kỹ thuật đến bệnh thối hạch cải bắp
trên cải bắp vụ xuân hè năm 2016 tại Hà Nội.
- Nghiên cứu một số đặc điểm của nấm Sclerotinia sclerotiorum và hiệu
lực phòng trừ của chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma spp. số 31 đối với
nấm nấm bệnh S. sclerotiorum ở trong phịng và ngồi đồng ruộng.

Kết quả chính và kết luận
Nấm S. sclerotiorum gây hại cho cây cải bắp chủ yếu từ giai đoạn cuốn bắp tới thu
hoạch. Tỷ lệ bệnh gây hại trên đất phù sa ngoài đê là thấp nhất, cải bắp trồng chính
vụ có tỷ lệ bệnh thối hạch S. sclerotiorum thấp hơn so với trồng muộn; giống CB26
là giống có tỷ lệ bệnh thối hạch cải bắp cao hơn giống KK- Cross và Sakata; mật độ
và lượng đạm thích hợp sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh thối hạch. Hạch nấm để càng lâu thì
sức sống sẽ càng giảm, hạch được bảo tồn trên đất khô là tồn tại lâu nhất. Nấm
S.clerotiorum phát triển tốt nhất trên mơi trường PSA, pH thích hợp là mơi trường
pH = 6, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của nấm là 20-250C. Nấm đối kháng
Trichoderma sp. có mặt trước hoặc đồng thời với nấm bệnh thì hiệu lực đối kháng
cao; xử lý nấm đối kháng Trichoderma sp. với liều lượng khác nhau cho hiệu lực
phòng trừ khác nhau; lượng nấm Trichoderma sp. càng nhiều thì hiệu lực phịng
trừ càng cao và ngược lại, nấm Trichoderma sp. không chỉ ức chế, tiêu diệt nấm
thối hạch mà cịn đóng vai trị như phân hữu cơ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt
hơn. Số lần tưới nấm Trichoderma sp. càng nhiều thì hiệu lực phịng trừ nấm cũng
sẽ càng cao, tỷ lệ bệnh thối hạch giảm rõ rệt.

xii



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hoàng Thị Mỹ Duyên
Thesis title: Research on Cottony soft rot and preventing experiment
with Trichoderma sp. fungal antagonist On 2016 in Hà Nội
Major: Plant protection

Code: 62 62 01 12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
Research objectives: to find out some characteristics of the cottony
soft rot which arise damages and preventing measures with the fungal
antagonist preparation Trichoderma spp. No 31.
Materials and Methods
Cottony soft rot caused by fungi has been isolated from samples
collected from the field. The main chemicals included incubative
environments (WA, PSA, PGA, Agar).
Surveillance of the disease fluctuation on the field; the influence of ecological
and technical factors on the disease in spring-summer farming in Ha Noi in 2016.

Study some characteristics of Sclerotinia sclerotiorum and the
efficacy of the fungal antagonist Trichoderma spp. No. 31 controlling S.
sclerotiorum in the lab condition and on the field.
Result and conclusion
S. sclerotiorum caused damages on cabbage mainly from leave -rolling to harvesting
stage. The ratio of the disease on alluvial soil outside the dyke was lowest, the rate of
cabbage damaged by S. sclerotiorum on the main crop was lower than on the later crop.


CB26 variety was more susceptible than KK-Cross and Sakata variety; the
appropriate density and nitrogenous fertilizer reduced cottony soft root’s rate .
The longer the sclerotia existed, the less vitality they had.
The best condition for sclerotia was on dry soil. The fungi grew best on PSA
environment, pH=6, appropriate temperature was 20-25 Celsius. The previous or same
presence of Trichoderma fungal antagonist with S. sclerotiorum made the antagonist
more effective, treating Trichoderma sp. fungal antagonist with different dosages had
different controlling efficacies, the more Trichoderma sp. were used the more efficacy
had. Trichoderma sp. not only inhibited, destroyed S. sclerotiorum but also considered
as bio-fertilizers which promoted positive responses by the plant.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây cải bắp (Brassicaoleracea nhóm Capitata), thuộc họ thập tự
(Brassiceae), có nguồn gốc từ Địa Trung Hải nơi có khí hậu ôn đới. Cải bắp
là cây thân thảo, sống hai năm và là một thực vật có hoa thuộc nhóm hai lá
mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình cầu đặc trưng.
Cải bắp được biết tới từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Ở Việt Nam, cải bắp
được trồng trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây
Nguyên. Cải bắp thuộc nhóm rau có khí hậu ơn đới, có chỉ số diện tích lá cao,
hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng có bộ rễ chùm phát triển nên chịu hạn và
chịu nước hơn một số loại sau khác như: su hào, súp lơ, cà rốt…
Cải bắp là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình và là loại
rau có giá trị dinh dưỡng cao được con người sử dụng từ rất lâu. Như ta đã biết
trong thành phần của cải bắp lượng Vitamin C chỉ sau cà chua, còn nhiều gấp 4,5
lần so với cà rốt, gấp 3,6 lần so với khoai tây, hành tây, 100g cải bắp cung cấp cho

cơ thể 50 calo nên cải bắp lá loại rau có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh và làm đẹp.

Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị
giun, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thần kinh, chữa bệnh loét
da, ăn cải bắp hàng tuần giảm được 70 % xác suất ung thư ruột, phòng
bệnh ung thư vú ở phụ nữ..., là nguồn cung cấp tốt các nguyên tố
khoáng cho cơ thể con người đặc biệt là kali, các vitamin A và C.
Thành phần dinh dưỡng chứa trong 100g cải bắp tươi gồm: 92,4 % nước;
0,1g chất béo; 5,8g cacbonhydrat; protein 1,28g; vitamin B1 0,061mg; Vitamin C
36,6mg; Vitamin A: 400(UI); Ca 40mg; P: 26mg; K: 2,71mg; Vitamin B6: 0,124mg.

Về mặt giá trị hàng hoá, cây cải bắp là nguyên liệu và mặt hàng xuất khẩu
có giá trị. Do vậy, cải bắp cũng như một số các loại rau khác đã góp phần vào
việc phát triển các ngành kinh tế khác và là nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
Năm 2005, tổng diện tích gieo trồng rau các loại của Thành Phố Hà Nội có 8,1
ngàn ha (diện tích canh tác 3 ngàn ha, hệ số sử dụng đất 2,7 lần), năng suất đạt
186,2 tạ/ha, sản lượng 150,8 ngàn tấn. Chủng loại rau rất phong phú, đa dạng. Các
loại rau ăn lá như cải xanh, rau muống, cải thảo, cải làn, bắp cải, cải ngọt, cải bó

1


xơi... chiếm ưu thế về diện tích và sản lượng (chiếm khoảng 70 –80% diện
tích), có tỷ suất hàng hố cao. Trong đó, cải bắp là loại cây trồng có diện tích
đáng kể có ảnh hưởng đến năng suất rau trên tồn thành phố, bắp cải khơng
chỉ trồng ở quy mơ lớn để làm hàng hóa mà trong những mảnh vườn nhỏ của
nhiều gia đình cũng được tự trồng để cung cấp làm rau sạch.
Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc bắp cải khơng hề dễ dàng. Cây bắp cải phải
chống lại rất nhiều bệnh hại làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bắp cải. Các bệnh
chủ yếu: bệnh lở cổ rễ, bệnh sưng rễ, thối hạch do nấm, bệnh sương mai, bệnh đốm

vòng… gây thiệt hại năng suất, chất lượng nghiêm trọng đối với cây trồng.

Nấm trong đất có thành phần lồi rất phong phú. Tất cả các loại cây
trồng đều bị bệnh do một hoặc vài loại nấm và mỗi loại nấm ký sinh có thể
gây bệnh cho một hoặc nhiều loại cây trồng. Bệnh hại cây do nấm gây ra
có số lượng lớn nhất so với các lồi vi sinh vật gây bệnh khác, trong đó có
nhiều bệnh gây thiệt hại rất nặng nề ảnh hưởng đến năng suất và phẩm
chất cây trồng. Đặc biệt nhiều loại cây trồng cạn như: cà chua, đậu đỗ, cây
họ bầu bí… thường bị các lồi nấm có nguồn gốc trong đất gây hại.
Sclerotinia sclerotiorum (S. sclerotiorum) là loài nấm trong đất rất phổ
biến xuất hiện khắp các vùng trồng trọt trên thế giới và có mặt ở tất cả các
loại đất canh tác. Bệnh phá hại rất phổ biến trên 160 loài thực vật thuộc 32
họ khác nhau nhưng chủ yếu là cải bắp, cà rốt, đậu trắng, khoai lang... cải
bắp có thể bị bệnh từ giai đoạn cịn non, nhưng bệnh phá hại chủ yếu vào
thời kỳ cuốn bắp trở đi làm cây chết, bắp cải thối khô.
Trước tình hình đó các nhà khoa học đó đi sâu nghiên cứu nguyên nhân gây
bệnh và tìm nhiều biện pháp phòng trừ như: chọn giống chống chịu, xử lý hạt giống,
thay đổi thời vụ, luân canh cây trồng hợp lý, bón phân cân đối. Đặc biệt nhiều loại
thuốc hố học được tìm kiếm và đưa vào sử dụng trong sản xuất, trong đó có những
thành cơng đáng kể song hậu quả của việc sử dụng lâu dài với khối lượng lớn thuốc
hóa học, nhất là tình trạng lạm dụng thuốc hóa học của người nơng dân hiện nay dẫn
đến những mặt tiêu cực của thuốc hóa học như: để lại dư lượng thuốc lớn lưu tồn
trong nông sản, làm ô nhiễm khơng khí, nguồn nước, đất đai, làm giảm nguồn vi sinh
vật có ích trong đất, gây ơ nhiễm mơi trường sinh thái...

Do vậy, việc nghiên cứu các bệnh nấm có nguồn gốc trong đất, xác định rõ
nguyên nhân gây bệnh, các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, sinh thái của

2



một số nấm có nguồn gốc trong đất và thử nghiệm các chế phẩm sinh
học phịng trừ có hiệu quả các bệnh nấm có nguồn gốc trong đất đang
là yêu cầu cấp thiết trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Trong tự nhiên nấm Trichoderma spp. ln có mặt trong đất và là một
loại vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Chúng có khả năng phân giải các chất
hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và còn là một tác nhân sinh
học đối kháng lại các loại nấm gây bệnh cho cây trồng tồn tại trong đất
như Sclerotinia sclerotiorum, Rhizoctonia solani, Fusarium, Sclecrotium
rolfsii, Verticillium, Botrytis… (Nguyễn Đăng Diệp và cs., 2006).
Các chế phẩm được tạo ra từ nấm đối kháng Trichoderma spp. hiện nay đã,
đang được ứng dụng và sử dụng khá phổ biến ở trong nước cũng như trên thế
giới đối với việc phòng trừ một số nấm bệnh gây hại cây trồng. Trong đó có nấm
đối kháng Trichoderma viride (T. viride). Để nghiên cứu ứng dụng chế phẩm T.
viride góp phần hạn chế thiệt hại do bệnh nấm gây hại trên cây cải bắp.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu bệnh thối hạch (Sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp và thử nghiệm phòng
trừ bệnh bằng nấm đối kháng Trichoderma sp. năm 2016 tại Hà Nội’’

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Nhằm tìm hiểu một số đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh thối hạch cải bắp
và biện pháp phòng trừ bệnh bằng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma (T31).

1.2.2. Yêu cầu
- Quan sát mô tả đặc điểm triệu chứng bệnh thối hạch cải bắp;
- Điều tra tình hình bệnh thối hạch cải bắp trên đồng ruộng;
- Thu thập mẫu bệnh, phân lập nấm Sclerotinia sclerotiorum gây bệnh;
- Nghiên cứu một số đặc điểm của nấm Sclerotinia sclerotiorum;
- Nghiên cứu phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp bằng chế phẩm nấm đối kháng


Trichoderma (T31).
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp dữ liệu khoa học về đặc điểm của nấm bệnh Sclerotinia sclerotiorum
ngoài đồng ruộng và trong phịng thí nghiệm, khả năng đối kháng của

3


nấm trong điều kiện nhà lưới.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn thông tin khoa học cho các nhà
nghiên cứu và là cơ sở nghiên cứu tiếp theo về bệnh thối hạch cải bắp
(Sclerotinia sclerotiorum) và khả năng đối kháng của nấm (Trichoderma sp).

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp
Sclerotinia sclerotiorum.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ BỆNH
THỐI HẠCH CẢI BẮP DO NẤM SCLEROTINIA SCLEROTIORUM GÂY RA
2.1.1. Danh pháp
Tên khoa học ưa thích: Sclerotinia sclerotiorum.
Tên thơng thường: Cottony soft rot.
Phân loại cây.
Giới: Fungi.

Ngành: Ascomycota.
Phân ngành: Pezizomycotina.
Lớp: Leotiomycetes.
Phân lớp: Leotiomycetidae.
2.1.2. Phân bố địa lý
S. sclerotiorum phân bố trên toàn thế giới và nó đã được ghi nhận
ở khắp các châu (Purdy, 1979).
Dữ liệu phân bố của nấm S. sclerotiorum được lấy từ: I Saito,
Hokkai Sankyo (Nhật Bản) Huang, Bộ môn bệnh cây, Đại học Chung Hsing (Đài Loan) và Li, Cục Bảo vệ thực vật, Đại học Nông nghiệp
Huazhong (Trung Quốc), được hiển thị ở hình 2.1 như sau:

Hình 2.1. Bản đồ phân bố Sclerotinia sclerotiorum trên toàn thế giới

5


Qua hình 2.1 ta có thể thấy nấm S. sclerotiorum được phân bố trên
các khu vực như sau:
CHÂU Á: Bangladesh (Prova et al., 2014); Gaza (Elazari-Volcani,
1944); Trung Quốc; Georgia; Ấn Độ; Tajikistan; Thái Lan, Uzbekistan;
Nhật Bản; Azerbaijan; Iran; Israel; Jordan; Cộng hòa Hàn Quốc;
Lebanon; Nepal; Pakistan; Singapore; Syria; Đài Loan; Thổ Nhĩ Kỳ
(CABI / EPPO, 2005); Việt Nam (Trình và cs., 2012).
CHÂU PHI: Algeria; Congo; Ai Cập; Ethiopia; Kenya; Libya; Malawi;
Saint Helena; Mauritius; Morocco; Nigeria; Nam Phi; Tanzania;
Zimbabwe (CABI / EPPO, 2005).
BẮC MỸ: Bermuda; Canada; Mexico; Mỹ (CABI / EPPO, 2005).
TRUNG MỸ VÀ CARIBBEAN: Costa Rica; El Salvador; Guatemala;
Nicaragua; Panama (CABI / EPPO, 2005); Cuba (Martínez et al., 2014).
NAM MỸ: Argentina; Bolivia; Brazil; Chile; Colombia; Ecuador;

Peru; Uruguay; Venezuela (CABI / EPPO, 2005).
CHÂU ÂU: Áo; Bỉ; Bulgaria; Cộng hòa Séc; Đan Mạch; Phần Lan;
Pháp; Đức; Hy Lạp; Hungary; Iceland; Hà Lan; Na Uy; Liên bang Nga;
Anh; Ukraine (CABI / EPPO, 2005)…
CHÂU ĐẠI DƯƠNG: American Samoa; Australia; Fiji Present; New
Zealand; Samoa (CABI/EPPO, 2005).
2.1.3. Ký chủ
S. sclerotiorum đã được phân phối rộng rãi trên toàn thế giới trên
nhiều loại cây trồng.
S. sclerotiorum là bệnh có phổ ký chủ rất rộng. Bao gồm cả cây trồng
trong vườn ươm, cây trồng trên đồng ruộng, ngũ cốc, cỏ cho gia súc, cây
dược liệu, cây ăn quả và cỏ dại. Theo tài liệu trước đó cho thấy S.
sclerotiorum gây bệnh trên thực vật bậc cao trong 64 họ, 225 chi và 383
loài (Purdy, 1979). Phổ ký chủ ghi nhận tăng lên 71 họ và 396 loài (Wu,
1982), và 75 họ, 278 chi và 408 loài (Boland and Hall, 1994). Tại Đài Loan, S.
sclerotiorum đã được tìm thấy trên ít nhất 111 lồi thực vật (Wu, 1982).
Đa số các cây ký chủ của S. sclerotiorum là cây thân thảo trong phân lớp
Dicotyledonae (Boland and Hall, 1994). Họ cây trồng có chứa một số lượng lớn các

6


loại cây ký chủ bao gồm cây họ cúc, đậu, cải, cà, họ hoa tán và họ mao
lương (Boland and Hall, 1994).
Các giai đoạn phát triển của bệnh: Giai đoạn ra hoa, giai đoạn đậu
quả, sau thu hoạch, giai đoạn cây con, giai đoạn sinh dưỡng.
2.1.4. Triệu chứng bệnh
S. sclerotiorum có thể tấn cơng cây con, gây bệnh héo rũ trên hoa
hướng dương (Huang and Kozub, 1990), cải dầu (Hims, 1979), thuốc lá
(Ivancheva - Gabrovska et al., 1978) và đậu (El - Helaly et al., 1970).

Phổ biến hơn, S. sclerotiorum nhiễm vào mô rễ ở các giai đoạn sau của
sự tăng trưởng thực vật như: gây thối rễ, thối mục gốc thân, héo, bao gồm cả
hoa hướng dương (Dorrell and Huang, 1978; Hoes and Huang, 1985), cúc vu
(Cassells and Walsh, 1995) và rau diếp (Adam and Tate, 1976).
Nấm bệnh cũng có thể tấn cơng các mơ trên mặt đất, gây cháy lá, tàn rụi
thân, thối hoa, thối đầu và thối quả trong nhiều loài thực vật, bao gồm hoa hướng
dương (Huang, 1983a), cây rum (Muendel et al., 1985), đậu (Abawi et al., 1975a),
đậu Hà Lan (Huang and Kokko, 1992) và cải dầu (Gugel and Morrall, 1986).

Bệnh héo rủ và héo là do hạch nấm nảy mầm (Adam and Tate,
1976; Huang and Kozub, 1990). Ngược lại, bệnh của các mô trên mặt
đất, chẳng hạn như bệnh thối gốc, cháy lá, thối đầu, thối quả, thối hoa,
do nhiễm nang bào tử trong khơng khí (Huang and Kokko, 1992). Sự lây
lan thứ cấp của bệnh là do tiếp xúc trực tiếp với các mô bị nhiễm bệnh
trong mùa trồng trọt (Murray et al., 1978; Huang and Hoes, 1980).
Đối với hầu hết cây ký chủ, rễ, thân, lá và vỏ quả bị nhiễm ban đầu bị thối
ướt. Các vết thương được mở rộng và sau đó trở thành màu nâu hoặc trắng.
Trong điều kiện tán cây dày đặc và thời tiết ẩm ướt, sợi nấm trắng mịn được
thể hiện rõ trên các mô bị nhiễm bệnh. Thảm sợi nấm dày đặc chuyển từ màu
xám - trắng thành hạch nấm màu đen hình thành trên bề mặt của các mô bị
nhiễm bệnh hoặc nằm bên trong (Huang, 1977). Cây bị nhiễm từ gốc thường
héo và chết sớm. Riêng một số loại cây trồng hoặc toàn bộ cây trồng, có thể
bị phá hủy bởi căn bệnh này, dẫn đến sự xuất hiện của những mảng màu nâu
phẳng trong thời kỳ sau này của giai đoạn sinh trưởng.

Danh sách các triệu chứng / dấu hiệu
Trên quả: Mốc diện rộng, vết thương tổn có màu đen, nâu.

7



Ảnh hưởng đến sự nở hoa: Chín sớm, thối hoa.
Lá: Có màu sắc bất thường, nấm bệnh phát triển, vùng bệnh bị hoại tử, héo.

Rễ: Vết hoại tử hoặc các tổn thương, thối gỗ, thối mềm vỏ rễ.
Hạt giống: Bạc màu, gây thương tổn trên hạt giống, thối hạt.
Thân cây: Thối mục trên thân cây gỗ, sự đổi màu của vỏ cây, nấm
mốc phát triển trên vết thương.
Toàn bộ cây: Chết úng, chết cây; chết mầm non.
2.1.5. Sinh học và sinh thái
Vòng đời
S. sclerotiorum sản sinh hạch màu đen trên cây bị bệnh. Các cơ quan này cho
phép các tác nhân gây bệnh qua đông trong đất (Adam, 1986). Tùy thuộc vào điều kiện
cây trồng và môi trường, hạch nấm nảy mầm để sản sinh sợi nấm lây nhiễm vào rễ và
thân nên gây héo cây và rụng lá (Huang and Dueck, 1980), hoặc để sản sinh bào tử
trong không khí lây nhiễm các mơ trên mặt đất (Abawi et al., 1975a).

Một nguồn dinh dưỡng ngoại sinh như những cánh hoa hóa già hoặc các
mơ hoại tử (Abawi et al., 1975b) là rất quan trọng đối quá trình xâm nhiễm
bằng bào tử túi. Quá trình xâm nhập xảy ra qua các lỗ khí khổng (Jones, 1976)
hoặc thơng qua các tế bào biểu bì và biểu mơ. Các loại nấm thâm nhập vào mơ
lá bằng cách hình thành giác bám (Tariq and Jeffries, 1984) hoặc nó thâm nhập
vào các mơ trụ dưới lá mầm (Lumsden and Wergin, 1980) hoặc mô quả (Huang
and Kokko, 1992), bằng cách tạo nên đệm nhiễm trùng. Ngược lại, nó xâm
chiếm hạt phấn hoa bằng cách thâm nhập sợi nấm trực tiếp mà khơng hình
thành giác bám (Huang and Kokko, 1993).
Khi quá trình nhiễm bệnh diễn ra, các sợi nấm phân nhánh thông qua tất
cả các bộ phận của cây. Sự lây truyền từ cây này sang cây khác của sợi nấm
lan rộng diễn ra bởi sự tăng trưởng của sợi nấm (McQuilken et al., 1994). Hạch
nấm hình thành trên cây bị nhiễm bệnh có thể tồn tại trong trên đồng ruộng

hoặc dưới dạng tồn dư trong hạt thu hoạch, rễ hoặc thân củ.
S. sclerotiorum được tìm thấy như là vật lây nhiễm sợi nấm của vỏ hạt cải dầu
(Petrie, 1974), đậu (Tylkowska, 1984), đậu Hà Lan (Czyzewska, 1991), đậu tương (Pietà
and Patucha, 1993), hoa rum (Zad, 1992), và hạch nấm gây nhiễm bệnh trong hạt
(Hims, 1979). S. sclerotiorum có thể sống sót 46 tháng trong hạt đậu bị nhiễm

8


×