Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.04 KB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐĂNG THỨC

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI
TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Lương Tài, ngày



tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Thức

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn là giáo
viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi về mọi mặt để hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý đào tạo, tập thể giáo viên và cán
bộ Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là các thầy, cô giáo Bộ môn kế
hoạch và đầu tư đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tơi trong q trình làm luận
văn. Tơi cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về tinh thần,
vật chất và thời gian để tơi hồn thành q trình học tập và hồn thành luận văn.

Tơi xin trân trọng cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của huyện Lương Tài
- tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp tôi thu thập số liệu và những thông
tin cần thiết để hồn thành luận văn.
Một lần nữa, tơi xin trân trọng cảm ơn!
Lương Tài, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Thức

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Danh mục sơ đồ........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn.................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tạo việc làm cho lao động
nông thôn......................................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn.....5

2.1.1.


Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................... 5

2.1.2.

Nông thôn, lao động nông thôn.......................................................................... 10

2.1.3.

Một số mơ hình lý thuyết về tạo việc làm...................................................... 14

2.1.4.

Nội dung các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn..........17

2.1.5.

Yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm và thực hiện các giải pháp tạo việc

làm cho lao động nông thôn................................................................................ 19
2.2.

Cơ sở thực tiễn về giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn
25

2.2.1.

Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn trên thế giới.....25

2.2.2.


Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương
28

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh...32

iii


2.2.4.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..............

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ................................

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ....................

3.2.1.

Phương pháp thu tập số liệu ...............

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................
4.1.

Thực trạng thực hiện các giải pháp tạo

huyện Lương Tài .................................
4.1.1.

Thực trạng việc làm của lao động nông

4.1.2.

Các giải pháp tạo việc làm cho lao độ
đoạn 2014- 2016 ..................................

4.1.3.


Kết quả tạo việc làm cho lao động nô

2014 - 2016 ...........................................
4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến t

huyện Lương Tài .................................
4.2.1.

Yếu tố khách quan ...............................

4.2.2.

Yếu tố từ bản thân người lao động .....

4.3.

Định hướng và giải pháp tạo việc làm ch

Tài .........................................................
4.3.1.

Quan điểm và định hướng ...................

4.3.2.

Giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho la


trong thời gian tới ................................
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................
5.1.

Kết luận .................................................

5.2.

Kiến nghị ..............................................

5.2.1.

Kiến nghị với nhà nước .......................

5.2.2.

Đối với các cơ sở đào tạo nghề ...........

Danh mục tài liệu tham khảo ..........................................................................................
Phụ lục

...............................................................

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa-Hiện đại hóa

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

KCN

Khu cơng nghiệp



Lao động

LĐTBXH

Lao động Thương binh và Xã hội

NSLĐ

Năng suất lao động

PTNT

Phát triển nông thôn

TW


Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân loại đ

Bảng 3.2.

Cơ cấu kin

Bảng 3.3.

Về dân số

Bảng 3.4.

Thơng tin

Bảng 4.1.

Tình hìn


(2014 - 201
Bảng 4.2.

Trình độ

Tài (2014 Bảng 4.3.

Một số ngu

Bảng 4.4.

Thực trạ

(2014 - 201
Bảng 4.5.

Thực trạng

Bảng 4.6.

Lao động p

Bảng 4.7.

Mức sử dụ

Bảng 4.8.

Thời lao độ


Bảng 4.9.

Thời gian l

Bảng 4.10.

Thời gian l

Bảng 4.11.

Thu nhậ

(2014 - 201
Bảng 4.12.

Các lớp tập

Bảng 4.13.

Tình hình

Bảng 4.14.

Giải phá

Lương Tà
Bảng 4.15.

Giải quyế


điều tra ...
Bảng 4.16.

Số việc l

theo xã ....
Bảng 4.17.

Giải quyết

Bảng 4.18.

Đánh giá c

vi


Bảng 4.19. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo ngành kinh tế giai
đoạn 2014 - 2016 .......................................................................................
Bảng 4.20. Số lao động trong các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế giai
đoạn 2014 - 2016 .......................................................................................
Bảng 4.21. Giải quyết việc làm qua chương trình hướng nghiệp, giới thiệu việc
làm năm 2016 .............................................................................................
Bảng 4.22. Quy mô, CCLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi giai đoạn
(2014 - 2016) .............................................................................................
Bảng 4.23. Về giới tính và độ tuổi, trình độ lao động ..................................................

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lương tài....................................................... 35
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thu nhập của lao động phân theo ngành nghề.............52

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1. Ý kiến của hộ kinh doanh của huyện Lương tài.................................... 58
Hộp 4.2. Ý kiến của phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của huyện Lương tài . 68

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
Tên tác giả: Nguyễn Đăng Thức
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu chính là: Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tại
huyện Lương Tài – Tỉnh Bắc Ninh và từ đó đưa ra những giải pháp tiếp tục để đẩy mạnh
tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lương Tài – Tỉnh Bắc Ninh.

Qua nghiên cứu về giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn hiện nay ở
huyện Lương Tài, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về lao động
việc làm trên cơ sở phân tích thực trạng thiếu việc làm của lao động nông thôn trên
địa bàn huyện Lương Tài từ đó góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và thực

tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, xác định các khái
niệm về lao động nông thôn được quy định trong pháp luật Việt Nam. Vì vậy giải
pháp tạo việc làm của lao động nông thôn huyện Lương Tài hiện nay được xem xét
từ khái niệm về lao động, việc làm và giải pháp tạo việc làm của lao động lao động
nơng thơn với năm nội dung chính : 1. Giải pháp tạo việc làm cho lao động nơng
thơn thơng qua các chương trình mục tiêu quốc gia. 2. Giải pháp tạo việc làm cho
lao động nông thôn gắn với phát triển mạng lưới doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát
triển làng nghề truyền thống địa phương. 3. Giải pháp tạo việc làm gắn với việc mở
rộng, duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại địa phương. 4.Giải pháp tạo
việc làm cho lao động nông thôn thông qua xuất khẩu lao động. 5. Giải phát tạo việc
làm cho lao động nông thôn thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội
Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp chính của UBND Huyện Lương
Tài nhằm giải phát tạo việc làm cho lao động nông thôn của huyện giai đoạn 20142016. 1. Giải pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, sản xuất nông
nghiệp. 2. Giải pháp đào tạo nghề, xuất khẩu lao động. 3. Giải pháp cung ứng tín
dụng, hỗ trợ vay vốn cho lao động nông thôn. 4. Giải pháp phát triển, phục hồi, duy
trì và phát triển các làng nghề truyền thống ở địa phương. 5. Giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn trong các ngành kinh tế. 6. Giái quyết việc làm cho lao động
nông thôn trong các doanh nghiệp. Từ đó phân tích thực trạng lao động nơng thơn
có việc làm thường xun, thiếu việc làm của huyện hiện nay.

ix


Từ phân tích giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Lương
Tài, Luận văn đã đưa ra một số định hướng, giải pháp cụ thể nhăm góp phần nâng
cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho lao động
nông thôn huyện Lương Tài, được đóng góp nhiều hơn nữa trong thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện vào những năm tới.Đề tài có đề xuất năm giải
pháp chính nhằm giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn của huyện trong
thời gian tới: 1. Giải phát tạo việc cho lao động nông thôn gắn với tăng trưởng kinh

tế, xây dựng nông thôn mới. 2. Giải phát tạo việc làm cho lao động nông thôn gắn
với đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện. 3. Giải phát tạo việc
làm cho lao động nông thơn gắn với thực thực hiện chính sách, bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của lao động . 4. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách. 5. Khuyến
nghị hỗ trợ cải thiện điều kiện sống cho lao động nông thôn.

x


THESIS ABSTRACT
Project title: Solution to create jobs for rural workers Luong Tai district of
Bac Ninh province
Author: Nguyen Dang Thuc
C district branches: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Training institutions: Institute of Agriculture Vietnam
M's Research Goals: Solution jobs for rural workers in Luong Tai district Bac Ninh province and from there to provide further solutions to promote job
creation for rural workers in Luong Tai district, Bac Ninh province.
Based on the analysis of the current employment situation in rural Luong Tai
district, This is the reason why it is necessary to systematize basic and practical theories
on employment and employment for rural workers, and define the concepts of rural labor.
in Vietnamese law. Therefore, the solution to create jobs of rural workers in Luong Tai
district is now considered from the concept of labor, employment and solutions to create
jobs of rural labor with five main contents: 1. Solutions to create jobs for rural labor
through national target programs. 2. Solutions to create jobs for rural labor in
association

with


the

development

of

the

network

of

small

and

medium

enterprises;Develop traditional local trade villages. 3. Job creation solutions associated
with the expansion, maintenance and improvement of the quality of vocational training in
the locality. 4. The solution to create jobs for rural labor through labor export. 5. Job
creation prize for rural labor through activities of political and social organizations
Thesis focused on the solution of Luong Tai District People's Committee to award
development to create jobs for rural workers of the district 2014-2016 period. 1. Solutions
for transfer of science and technology in animal husbandry and agricultural production.
2. Solutions for vocational training, labor export. 3. Solutions to provide credit, loan
support for rural labor. Solutions for development, restoration, maintenance and
development of traditional craft villages in the locality. 5. Creating jobs for rural labor in
economic sectors. 6. Employment for rural workers in enterprises. From this analysis,

the current situation of rural labor is often lack of jobs in the district.
From the analysis of solutions to create jobs for rural workers in Luong Tai
district, the thesis has introduced a number of specific orientations and solutions to
contribute to improving the efficiency of job creation for rural laborers. The project has

xi


proposed five main solutions to create jobs for the rural people in Luong Tai district,
contributing more to the implementation of the socio-economic development task of
the district in the coming years. Rural labor in the coming time: 1. Job creation for
rural labor in association with economic growth and new rural construction. 2. The
prize for creating jobs for rural labor in association with training to improve the
quality of human resources of the district. 3. To create jobs for rural laborers in
association with the implementation of policies, ensuring the legitimate rights and
interests of laborers. 4. Group of solutions on mechanisms and policies. 5.
Recommendations for improvement of living conditions for rural workers.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp đang là vấn đề cấp thiết và quan
trọng có tính tồn cầu, là mối quan tâm lớn của mỗi quốc gia trong đó có Việt
Nam. Ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp là khá cao, cịn ở nơng thơn chủ yếu là tình
trạng thiếu việc làm do bình quân ruộng đất thấp cộng với tính thời vụ của sản
xuất nơng nghiệp, nguồn vốn hạn chế, trình độ dân trí thấp, khơng có khả năng
tự tạo việc làm, trình độ phân cơng lao động chưa phát triển, cơ cấu kinh tế lạc
hậu.. Do vậy, thu nhập của người lao động rất thấp. Việc làm và thu nhập đối với

người lao động không những là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đề xã hội to lớn
trong nông thôn cần phải giải quyết, nhằm xây dựng một xã hội cơng bằng, văn
minh, duy trì và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Đặc biệt Chiến lược Phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 được trình tại
Đại hội lần thứ XI cũng đã nêu rõ: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục quốc dân là một trong ba khâu đột phá chiến lược…Đẩy
mạnh tạo việc làm, nhất là ở nông thôn và vùng đơ thị hố; hỗ trợ các đối
tượng chính sách, người nghèo học nghề (Mạc Văn Tiến và cs., 2006).
Lao động nông thôn là lực lượng chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao
động của nền kinh tế quốc dân là nhân tố quan trọng trong sản xuất nơng
nghiệp có vai trị to lớn trong q trình thực hiện xây dựng nơng thơn mới.
Chủ trương phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp - nơng
thơn ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa đã và
đang đặt ra những yêu cầu mới về chất lượng nguồn nhân lực trong đó lao
động nơng thơn nói riêng là đối tượng lao động cần được quan tâm.
Lương Tài là một huyện nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Bắc Ninh, trong vùng
đồng bằng Sông Hồng, cách thành phố Bắc Ninh khoảng 30km về phía Bắc, cách
thủ đơ Hà Nội 50km về phía Tây Nam. Do vị trí địa lý không được thuận lợi so với
các huyện khác trong tỉnh nên nền kinh tế của huyện trong những năm qua đạt
mức tăng trưởng trung bình, ngành nghề truyền thống được khơi phục và phát
triển góp phần giải quyết việc làm nhàn rỗi ở nơng thơn. Diện tích tự nhiên của

1


huyện là 97.123,7 ha chiếm 16,50% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, với dân số
2


194.476 người, mật độ 228 người/km . Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 13 xã
và 1 thị trấn. Nhu cầu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được xác định
là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện nay, việc
làm của lao động nông thôn huyện Lương Tài – tỉnh Bắc Ninh đang chịu sức ép
lớn do tác động bởi chủ trương công nghiệp hóa, đơ thị hóa. Đặc biệt là tượng
lao động nơng thơn từ 30 - 49 tuổi gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi nghề và
tìm việc làm, số lượng lao động tự tạo việc làm còn hạn chế chủ yếu là các công
việc tạm thời thu nhập thấp và điều kiện lao động không đảm bảo, tỷ lệ thiếu
việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông thôn còn cao.

Việc nghiên cứu đề tài "Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh" nhằm đánh giá thực trạng tình
hình việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Lương
Tài – Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2016 từ đó nghiên cứu, xây dựng những
giải pháp nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, thường xuyên cho lao động nơng
thơn trong giai đoạn 2016-2020 góp phần phát triển kinh tế huyện Lương Tài,
góp phần thực hiện thành cơng Chương trình xây dựng Nơng thơn mới.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp tạo việc làm
cho lao động nông thôn huyện Lương Tài thời gian qua đề xuất hoàn thiện
các giải pháp tạo việc làm cho lao động địa phương trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tạo việc

làm cho lao động nông thôn.
- Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho


lao động nông thôn huyện Lương Tài thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn
ở huyện Lương Tài thời gian qua;
- Đề xuất định hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động

nông thôn huyện Lương Tài trong thời gian tới.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thời gian qua huyện Lương Tài đã có những giải pháp gì để tạo việc
làm cho lao động nông thôn? Kết quả thực hiện các giải pháp đó như thế nào?
2. Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải

pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Lương Tài ?
3.Cần đề xuất những giải pháp gì để tăng cường giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn huyện Lương Tài phù hợp với điều
kiện cụ thể của địa phương trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn

về tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh CNH- HĐH ở nước ta.
- Đối tượng khảo sát là các cơ sở đào tạo nghề, các đơn vị và

cá nhân liên quan đến thực thi các giải pháp tạo việc làm cho lao
động nông thôn và các hộ dân trên địa bàn huyện Lương Tài.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng tạo việc


làm cho lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp
tạo việc làm cho lao động nông thôn.
* Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện

Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Địa bàn được chọn khảo sát là các xã Tân
Lãng; Trung Kênh và Phú Hòa.
* Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập

trong giai đoạn 2014- 2016.
- Số liệu sơ cấp được điều tra thu thập trong năm 2016.
- Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020 và

những năm tiếp theo.

3


1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống được những lý luận cơ cản về lao động và
giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn cấp huyện
thông qua các khái niện cơ bản như lao động nơng thơn vai trị , nội dung
và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nơng thơn.

Luận văn đã tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn về giải pháp tạo
việc làm cho lao đông nông ở Nhật Bản, Trung Quốc và một số tỉnh
của Việt Nam như Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc.
Luận văn đã đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông
thôn trên địa bàn huyện Lương tài trên các khía cạnh như số lượng,

cơ cấu và chất lượng lao động nơng thơn trên tồn huyện, đã chỉ ra
được số lao động thiếu việc làm của toàn huyện.
Luận văn đề xuất các nhóm giải pháp tạo việc làm cho lao
động nông thôn của huyện trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về lao động
a. Lao động
Lao động là cha, còn đất đai là mẹ của của cải (Sir William Petty,1965).
Lao động là hoạt động có mục đích để sáng tạo ra những giá trị sử dụng và lao động
là sự kết hợp giữa sức lao động của con người và tư liệu lao động để tác động vào đối tượng
lao động. Lao động trước hết là quá trình diên xra giữa con người với tự nhiên, một q trình
trng đó bằng sức lao động của chính mình con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự
trao đổi chất giữa họ với tự nhiên (C.Mác, 1995).

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thoả
mãn nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và
phát triển của xã hội loài người (Quốc hội, 1994).
b. Nguồn lao động
Nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động trừ đi những người
trong độ tuổi này hoàn toàn mấy khả năng lao động (Trần Văn Thắng, 2013).


c. Lực lượng lao động
Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực trạng
đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn
sàng làm việc. Người không thuộc lực lượng lao động là những đối tượng là học
sinh, những người mất khả năng lao động, nội trợ và những người đã nghỉ làm việc
vì lý do sức khỏe, tuổi tác cao (Tổ chức lao động quốc tế - ILO, 1983).

d. Theo bộ luật lao động lao động (1994)
Lao động nông thơn là tồn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra
sản phẩm của những người sống ở nông thơn. Do đó, lao động nơng thơn bao

5


gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông
thôn, dịch vụ ở nông thôn...
2.1.1.2. Khái niệm về việc làm
a. Việc làm
- C.Mác-Ph.Ănghen (1984): "...sự tăng lên của bộ phận khả biến của tư

bản và do đó sự tăng thêm một số cơng nhân đã có việc làm, bao giờ cũng
gắn liền với những biến động mạnh mẽ và với việc sản xuất ra một số nhân
khẩu thừa tạm thời, khơng kêt là việc này mang hình thức nổi bật là gạt bỏ
những cơng nhân đã có việc hay làm hay là mang hình thức ít rõ rệt hơn
nhưng không kém phần hiệu lực là thu nạp một cách khó khăn số nhân khẩu
cơng nhân phụ thêm vào những rãnh thốt thơng thường của nó" .
- Nhà kinh tế học J.Mkeynes (1985) cho rằng: “…việc làm có vai trị

rất quan trọng đối với sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Khi việc
làm tăng, thì thu nhập thực tế tăng, cầu tiêu dùng tăng, làm tăng tổng cầu

và đây là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng tổng cung cũng như tăng trưởng
của nền kinh tế. Để tăng quy mơ việc làm thì cần mở rộng đầu tư, khố
lượng đầu tư quyết định quy mô việc làm”. Lịch sử các học thuyết kinh tế
J.MKeynes (1996): "Việc điều tiết vĩ mơ nhằm giải quyết việc làm, tăng thu
nhập địi hỏi phải khuyến khích tăng đầu tư và giảm tiết kiệm. Có như vậy
mới giải quyết được tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp"
- Tại hội nghị quốc tế lần thứ 13 Tổ chức lao động quốc tế (ILO) (1983)

đưa ra khái niệm: "Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có
được trả tiền cơng, lợi nhuân hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc
những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì
lợi ích hay vì thu nhập gia đình, khơng nhận được tiền cơng hay hiện vật".
- Đối với Việt Nam tại điều 13, chương II Luật lao động (1994) đã

được Quốc hội thông qua nêu rõ: "Mọi hoạt động lao động tạo ra
nguồn thu nhập, không bị pháp cấm đều được thừa nhận là việc làm".
b. Phân loại việc làm
Việc làm chính: là cơng việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất
hoặc mang lại thu nhập cao hơn so với những công việc khác (Quốc hội, 1994).

6


Việc làm phụ: là công việc mà người lao động dành nhiều thời
gian nhất sau cơng việc chính (Bộ luật lao động, 1994).
Việc làm đầy đủ: là việc làm đảm bảo 2 yếu tố có đủ điều kiện sử dụng
hết thời gian theo quy định và phải có mức thu nhập không thấp hơn mức
thu nhập tối thiểu. Việc làm đầy đủ cho phép người lao động có điều kiện sử
dụng hết thời gian lao động theo quy định với mức thu nhập không thấp hơn
mức thu nhập tối thiểu trong xã hội (Bộ luật lao động, 1994).


Việc làm hợp lý: là sự phù hợp về mặt số lượng và chất lượng
của các yếu tố con người và vật chất. Việc làm hợp lý có năng suất
lao động và hiệu quả kinh tế xã hội cao vì phù hợp với khả năng và
nguyện vọng của người tham gia lao động (Bộ luật lao động, 1994).
- Bộ luật lao động (1994): “Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của

phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích
người sử dụng lao dộng tạo điều kiện để người lao động nữ có việc làm
thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh
hoạt, làm việc kông trọn ngày, không trọn tuần, giao việc làm tại nhà”.
- Bộ luật lao động (1994), khoản 2, điều 19: “ Có chính sách và biện pháp
từng bước mở mang việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ
nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần”.

* Một số khái niệm về giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm cho lao động là tổng hợp tất cả những
chính sách, biện pháp, hoạt động có tác động đến sản xuất – kinh
doanh dịch vụ, kinh tế - xã hội tạo ra việc làm cho lao động nữ mang
lại cho họ thu nhập mà được pháp luật đồng ý.
Giải quyết việc làm là tạo ra chỗ làm việc mới cho người lao
động có nhu cầu về việc làm và có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc
làm đó. Khi người lao động hội tụ đủ những điều kiện này, họ tham gia
làm việc và có thu nhập từ việc làm đó (Nguyễn Thị Kim Ngân,2009).
Giải quyết việc làm là hỗ trợ người lao động tìm được viêc làm phù hợp với
nhu cầu và khả năng của họ như: cung cấp thông tin về cơ hội việc làm, hỗ trợ đào
tạo nghề và nâng cao kỹ năng cho người lao động, tổ chức ngày hội hoặc

7



các sàn dao dịch việc làm để người lao động gặp gỡ người sử dụng
lao động (Chu Tiến Quang, 2001).
Việt Nam là nước có nguồn lao động dồi dào vì vậy giải quyết
việc làm cho người lao động là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Điều
13, chương II, Bộ luật lao động (1994) Giải quyết việc làm, đảm bảo
cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là
trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), Giải quyết việc làm là yếu tố
quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm
lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của
nhân dân. Giải quyết việc làm là tại ra các chỗ làm việc phù hợp với trình độ,
khả năng của người lao động, đáp ứng nhu cầu của người lao động, người
sử dụng lao động và yêu cầu phát triển của đất nước.

2.1.1.3. Khái niệm về thất nghiệp
- Thất nghiệp là tình trạng một bộ phận trong lực lượng lao

động muốn làm việc nhưng khơng thể tìm được việc làm với mức
tiền công không thấp hơn mức lương tối thiểu hiện hành hay những
người đang chờ được trở lại làm việc (Quốc hội, 1994).
- Theo nguồn gốc gồm có thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ

cấu, thất nghiệp thời vụ, thất nghiệp chu kỳ (Quốc hội, 1994).
+ Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi người lao động đang trong

thời gian tìm kiếm việc làm hoặc nơi làm việc tốt hơn hiện tại.
+ Thất nghiệp do cơ cấu xảy ra do sự mất cân bằng cung - cầu

giữa các thị trường lao động.

+ Thất nghiệp do thời vụ xuất hiện khi những biến động thời

vụ trong cơ hội tìm kiếm việc làm
+ Thất nghiệp theo chu kỳ gắn với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh.
- Theo tính chủ động của người lao động thất nghiệp gồm thất

nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
+ Thất nghiệp tự nguyện xẩy ra khi người lao động bỏ việc để tìm kiếm cơ

8


hội công việc khác tốt và phù hợp hơn.
+ Thất nghiệp không tự nguyện xảy ra khi người lao động chấp

nhận làm việc ở mức tiền phổ biến nhưng vẫn khơng tìm đựoc việc làm.

2.1.1.4. Khái niệm thiếu việc làm, tạo việc làm
a. Thiếu việc làm là tình trạng người lao động khơng có việc làm hoặc có việc
làm nhưng thời gian làm việc thấp hơn so với quy định (Quốc hội, 1994).
Thiếu việc làm bao gồm thiếu việc làm vơ hình và thiếu việc làm hữu hình
+ Thiếu việc làm vơ hình: thể hiện ở chỗ người lao động tham

gia lao động nhưng thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống và có
nhu cầu tìm việc làm thêm có thu nhập cao hơn.
+ Thiếu việc làm hữu hình: đó là khi thời gian tham gia lao động thấp hơn
mức trung bình và có nhu cầu tìm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc.
b. Tạo việc làm là q trình tạo ra điều kiện và mơi trường giúp

người lao động có khả năng lao động đều có cơ hội tìm việc làm.

Có thể hiểu Tạo việc làm theo 2 nghĩa, thứ 1 đó là những vấn đề phát triển
nguồn nhân lực mang ý nghĩa kinh tế, thứ 2 là tạo viêc làm cho những người lao
động thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc chưa có việc làm nhằm nâng cao thu nhập,
giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, mang ý nghĩa xã hội cao (Quốc hội, 1994).

Việc hình thành việc làm thường chịu sự tác động của 3 yếu tố:
+ Nhu cầu thị trường
+ Điều kiện cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ: người

lao động, công cụ sản xuất, đối tượng lao động
+ Môi trường xã hội về kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội

Mơ hình tạo việc làm: Y = f (C, V, X...)
Trong đó: Y : Số lượng việc làm được tạo ra
C: Vốn đầu tư
V: Sức lao động
X: Thị trường tiêu thụ sản phẩm

9


Trong đó yếu tố Vốn đầu tư (C) và sức lao động (V) là 2 yếu tố
quan trọng tạo thành năng lực sản xuất. Mối quan hệ giữa C và V
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội thông qua hệ thống chính
sách, văn bản pháp luật của nhà nước như chính sách về lao động
việc làm, chính sách vay vốn hỗ rợ sản xuất kinh doanh...
2.1.1.5. Khái niệm về khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn là khu vực sinh sống của tập hợp dân cư,
trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động
kinh tế, văn hố, xã hội và mơi trường trong mộ thể chế chính trị nhất

định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác; phân biệt với đô thị.

2.1.2. Nông thôn, lao động nông thôn
a. Nông thôn
Cho đến nay, gần như chưa có định nghĩa nào về nơng thôn
được chấp nhận rộng rãi. Nếu cho rằng nông thôn là địa bàn có mật
độ dân số thấp hơn thành thị thì chưa thoả đáng vì chỉ tiêu này khác
nhau giữa các nước và ngay ở nước ta thì một số vùng nơng thơn
so với nhiều thị xã thì mật độ dân số khơng thấp hơn.
Có nhiều ý kiến cho rằng nơng thơn là địa bàn mà ở đó dân cư
sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Đây là ý kiến có tính thuyết phục hơn
nhưng chưa đầy đủ vì có nhiều vùng dân cư sống chủ yếu bằng tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ, thu nhập từ nông nghiệp trở thành thứ
yếu, chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của dân cư. Một
số nhà khoa học đưa ra khái niệm về nông thôn như sau:
Tác giả Triệu Đức Hạnh (2012) đã đưa ra khái niệm về nông thôn như
sau: "Nông thôn là vùng khác với thành thị ở chỗ ở đó có một cộng đồng chủ yếu

là nơng dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, cơ cấu hạ tầng kém phát

triển hơn, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hố thấp hơn".

Với khái niệm về nơng thơn như trên, tác giả Tống Văn Chung
(2000) đã chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của khu vực nông thôn và
so sánh với khu vực thành thị như sau:

10


Thứ nhất, Nông thôn là vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các

hoạt động kinh tế chủ yếu nhằm phục vụ cho nông nghiệp và cộng đồng
cư dân nông thôn. Phần lớn việc làm của khu vực nông thôn nằm trong
khu vực nông nghiệp và thường là những việc làm có chất lượng và năng
suất lao động thấp do mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào nông
nghiệp của Việt Nam nói chung và của Bắc Ninh nói riêng chưa cao.
Thứ hai, khu vực nơng thơn có cơ sở hạ tầng kém phát triển hơn
thành thị, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn. Do
đó, số lượng việc làm tạo ra ít hơn và chất lượng việc làm thấp hơn.

Thứ ba, khu vực nơng thơn bao gồm đa số người lao động có
thu nhập trình độ văn hố, khoa học và cơng nghệ thấp hơn thành
thị. Vì vậy, khó có thể có được những điều kiện việc làm tốt.
Thứ tư, khu vực nông thơn có tính cộng đồng làng, xã, thơn/bản rất chặt
chẽ. Điều này cũng có ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm, khi mà người lao
động chỉ quen với cuộc sống ở nông thôn, làm những công việc nông nghiệp,
do đó khó thích nghi với những cơng việc ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Với những đặc trưng như vậy, ta thấy nơng thơn có vai trị to
lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Tác giả (Chu Tiến Quang ,2001) nơng thơn có vai trị quan
trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
(1) Khu vực nông thôn cung cấp những sản phẩm thiết yếu

cho cuộc sống của con người, do vậy nó đảm bảo sự ổn định và
phát triển của xã hội. Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu
cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển.
(2) Lao động nông thôn chiếm đa số trong tổng lao động xã

hội. Vì vậy, nơng thơn là nơi cung cấp nguồn lao động chủ yếu cho
phát triển công nghiệp và các ngành khác.

(3) Khu vực nông thôn không những là thị trường rộng lớn cho

phát triển cơng nghiệp mà cịn có vai trò đặc biệt quan trọng trong
củng cố an ninh và quốc phịng, giữ gìn trật tự và an tồn xã hội.

11


(4) Nông thôn chiếm giữ tuyệt đại bộ phận tài nguyên của đất nước,

từ rừng núi sông biển với các loại thuỷ hải sản, động thực vật tới các loại
khoáng sản… Vì vậy, nơng thơn có vai trị to lớn trong việc quản lý, khai thác
và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế xã hội.
b. Lao động nông thôn

Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động
và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn (Mai Thanh Cúc và cs.,2005).
Các tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm của lao động nông thôn như sau:

Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn
rộng, gây khó khăn trong việc bồi dưỡng đào tạo nghề, thông tin thị
trường lao động cho lao động nơng thơn. Do đó, ảnh hưởng lớn đến
khả năng tạo việc làm cho người lao động.
Lao động nơng thơn có trình độ văn hố và chun mơn thấp hơn. Tỷ lệ
lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp. Lao động nông thôn chủ
yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho
nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính, tạo ra sự khó khăn
cho việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, tạo

việc làm bền vững, đồng thời hạn chế sự phát triển kinh tế nông thôn.

Việc làm của lao động nơng thơn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc
biệt là các vùng nơng thơn thuần nơng. Do đó, việc sử dụng lao
động trong nông thôn kém hiệu quả, vấn đề thiếu việc làm xảy ra
phổ biến và lâu dài ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm.
Lao động nơng thơn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường
kém, thiếu khả năng nắm bắt và xử lý thơng tin thị trường, khả năng
hạch tốn hạn chế. Do đó, gây khó khăn trong việc tạo việc làm đặc
biệt là những việc làm đòi hỏi kỹ năng của người lao động.

c. Thu nhập của lao động nông thôn
Thu nhập biểu thị bằng một lượng giá trị hoặc hiện vật mà
người lao động nhận được bằng hoạt động lao động của mình.

12


×