Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than của công ty TNHH MTV thăng long tới môi trường nước tại huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.5 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ MINH NGỌC

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC KHAI THÁC
THAN CỦA CÔNG TY TNHH MTV THĂNG LONG
TỚI
MƠI TRƯỜNG NƯỚC TẠI HUYỆN HỒNH BỒ,
TỈNH QUẢNG NINH

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TSNguyễn Xuân Thành


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo


vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Thị Minh Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty
TNHH MTV Thăng Long, Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Thị Minh Ngọc

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng biểu................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Giả thuyết khoa học.................................................................................................... 2

1.3.


Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài.......................................................................................... 3

2.2.

Tình hình khai thác và ảnh hưởng của khai thác, chế biến than đến Môi
Trường.......................................................................................................................... 5

2.2.1.

Các cơng nghệ khai thác than................................................................................... 5

2.2.2.

Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than

đến mơi trường trên thế giới..................................................................................... 8

2.2.3.

Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than

đến mơi trường tại Việt Nam.................................................................................. 12
2.3.

Khái qt về khống sản than Quảng Ninh.......................................................... 22

2.4.

Tổng quan về tình hình bảo vệ tài nguyên nước và quản lý nước thải trên

địa bàn tỉnh Quảng Ninh.......................................................................................... 24
2.4.1.

Vấn đề bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .......................... 24

2.4.2.

Cơ cấu tổ chức thực hiện chức năng quản lý tài nguyên nước tại Quảng
Ninh............................................................................................................................. 26

2.4.3.

Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước............................................................ 26

iii



2.4.4.

Hiện trạng quản lý nước thải tại Quảng Ninh....................................................... 28

2.4.5.

Hiện trạng quản lý nước thải ngành than tại Quảng Ninh .................................. 28

Phần 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu............................................................ 31
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 31

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 31

3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 31

3.2.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 31

3.2.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh .........31

3.2.2.


Khái quát về Công ty TNHH MTV Thăng Long................................................. 31

3.2.3.

Các quá trình phát sinh nước thải khai thác than của công ty TNHH MTV

Thăng Long

31

3.2.4.

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường nước .......31

3.2.5.

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường và sức
khỏe dân cư qua ý kiến của người dân trên địa bàn nghiên cứu 31

3.2.6.

Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước từ hoạt động khai thác

than

31

3.3.


Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 31

3.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.................................................................... 31

3.3.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...................................................................... 32

3.3.3.

Phương pháp lấy mẫu và phân tích........................................................................ 32

3.3.4.

Phương pháp so sánh, đánh giá............................................................................... 35

3.3.5.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 35

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 37
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh .........37

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 37


4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 43

4.2.

Khái quát về công ty TNHH MTV Thăng Long.................................................. 44

4.2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty....................................................... 44

4.2.2.

Cơ cấu tổ chức của công ty...................................................................................... 45

4.2.3.

Đặc điểm khu mỏ khai thác than của Công ty...................................................... 46

4.2.4.

Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của Cơng ty TNHH MTV Thăng
Long tại huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh

iv

49



4.3.

Các quá trình phát sinh nước thải khai thác than của công ty TNHH MTV

Thăng Long

49

4.3.1.

Công nghệ khai thác than......................................................................................... 49

4.3.2.

Các q trình phát sinh nước thải........................................................................... 52

4.3.3.

Ước tính khối lượng nước xả thải tại khu vực khai thác than của Công ty

TNHH MTV Thăng Long

53

4.4.

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường nước .......56

4.4.1.


Hiện trạng môi trường nước trên địa bàn nghiên cứu......................................... 56

4.4.2.

Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ môi trường của Công ty TNHH MTV
Thăng Long

4.5.

62

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường và sức
khỏe dân cư qua ý kiến của người dân trên địa bàn nghiên cứu 71

4.5.1.

Đánh giá của người dân về hoạt động khai thác than của công ty ....................72

4.5.2.

Ảnh hưởng của khai thác than tới môi trường nước ngầm và nước mặt ..........74

4.5.3.

Tình hình sức khỏe của người dân......................................................................... 76

4.6.

Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước từ hoạt động khai thác


than

77

4.6.1.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước......................................................................... 77

4.6.2.

Đối với Công ty TNHH MTV Thăng Long.......................................................... 79

4.6.3.

Một số biện pháp quản lý xung đột môi trường giữa người dân và Công ty

TNHH MTV Thăng Long

80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 82
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 82

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 82


Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 84
Phụ lục....................................................................................................................................... 86

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ KH&CN

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Mơi trường

BĐKH

Biến đổi khí hậu


ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

KSONB

Kiểm sốt ơ nhiễm biển

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TN-MT


Tài ngun – Mơi trường

TKS

Tập đồn Than – khoáng sản Việt Nam

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Bảng tổng hợp giấy phép được cấp theo năm còn hiệu lực tại tỉnh
Quảng Ninh

27

Bảng 2.2.

Lượng nước thải và cơ cấu nước thải tỉnh Quảng Ninh .............................. 28

Bảng 3.1.

Vị trí lấy mẫu phân tích nước.......................................................................... 33

Bảng 4.1.

Các thiết bị phục vụ thi cơng đào lị, xây dựng cơ bản và khai thác .........51


Bảng 4.2.

Thống kê các nguồn thải trong khai thác than của công ty TNHH
MTV Thăng Long

Bảng 4.3.

52

Khối lượng nước xả thải tại khu vực khai thác than của Công ty
TNHH MTV Thăng Long

56

Bảng 4.4.

Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt............................................................ 56

Bảng 4.5.

Kết quả phân tích nước thải hầm lị trước và sau xử lý ............................... 57

Bảng 4.6.

Kết quả phân tích nước mặt tại khu vực nghiên cứu................................... 59

Bảng 4.7.

Kết quả phân tích nước ngầm tại khu vực nghiên cứu................................ 61


Bảng 4.8.

Tổng hợp kết quả phỏng vấn người dân xung quanh khu vực khai
thác than về ảnh hưởng của hoạt động khai thác than 72

Bảng 4.9.

Ý kiến của người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa

phương 73
Bảng 4.10. Ý kiến của người dân về các tác động của khai thác than tới môi
trường nước

75

Bảng 4.11. Ý kiến của người dân về các giải pháp chống ô nhiễm nước cho
người dân

76

Bảng 4.12. Thống kê các loại bệnh do ô nhiễm nước....................................................... 77

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác than của 10 quốc gia .......................... 9


Hình 2.2.

Sản lượng và xuất khẩu than Việt Nam......................................................... 13

Hình 2.3.

Tác động của việc khai thác than và chế biến than tới tài ngun mơi trường
14

Hình 2.4.

Sơ đồ phân bố than ở tỉnh Quảng Ninh......................................................... 22

Hình 3.1.

Sơ đồ các vị trí lấy mẫu nước thải của Cơng ty TNHH MTV Thăng Long
36

Hình 4.1.

Sơ đồ vị trí địa lý huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh ................................ 37

Hình 4.2.

Cảnh quan Cơng ty TNHH Một thành viên Thăng Long............................ 44

Hình 4.3.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty TNHH MTV Thăng Long....................46


Hình 4.4.

Vị trí khu mỏ trong mối liên hệ vùng............................................................. 48

Hình 4.5.

Sơ đồ cơng nghệ khai thác than kèm theo dịng thải................................... 50

Hình 4.6.

Sơ đồ cấu tạo rãnh thu nước chảy tràn bề mặt .............................................. 63

Hình 4.7.

Hệ thống rãnh thu gom nước thải hầm lị..................................................... 64

Hình 4.8.

Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải hầm lị....................................................... 65

Hình 4.9.

Hồ điều hịa và Trạm bơm................................................................................ 68

Hình 4.10. Mặt cắt thiết bị Static mixer............................................................................. 68
Hình 4.11. Bộ hợp khối bể phản ứng và lắng lamen....................................................... 69
Hình 4.12. Bể chứa nước sau xử lý.................................................................................... 70
Hình 4.13. Bể chứa bùn........................................................................................................ 70
Hình 4.14. Thùng trộn hóa chất.......................................................................................... 70
Hình 4.15. Phịng điều khiển và kho chứa hóa chất........................................................ 71

Hình 4.16. Khu vực pha hóa chất....................................................................................... 71
Hình 4.17. Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải hầm lò.......................................................... 80

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Minh Ngọc
Tên luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than của Công ty TNHH MTV
Thăng Long tới môi trường nước tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tới môi trường nước của Cơng ty
TNHH MTV Thăng Long tại huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại các khu vực khai thác than
thuộc Công ty.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được sử dụng bao gồm: (i)Phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp thông qua: Các số liệu đã công bố, các dữ liệu thống kê, các nghiên cứu
đã và đang tiến hành,(ii) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra,
khảo sát thực địa và điều tra bằng bảng hỏi. (iii) Phương pháp lấy mẫu và phân tích
chất lượng mơi trường nước theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành. Sử dụng
phương pháp so sánh, đánh giá, xử lý số liệu (iv) để đưa ra những nhận định phù hợp,
đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường theo từng thành phần. Từ đó phân tích nguyên
nhân và đưa ra giải pháp phù hợp với khu vực nghiên cứu.
Kết quả chính

Cơng ty TNHH MTV Thăng Long đóng qn trên địa bàn Huyện Hồnh Bồ,
tỉnh Quảng Ninh, thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác khoáng sản và bảo vệ tài
nguyên, ranh giới mỏ trên địa bàn huyện. Trong q trình hoạt động, Cơng ty TNHH
MTV Thăng Long chấp hành các quy định của luật khống sản cũng luật bảo vệ mơi
trường.
Nguồn phát sinh nước thải của công ty TNHH MTV Thăng Long gồm: nước
mưa trên các mặt bằng khai trường mỏ, nước sử dụng cho hoạt động sản xuất, nước
thải sinh hoạt và nước thải hầm lò. Lưu lượng nước xả thải trong giai đoạn khai thác,
lượng nước thải hầm lị phát sinh khơng đồng đều, phụ thuộc vào địa tầng khai thác và
3

mùa trong năm. Lưu lượng thải trung bình tại Cửa lị +35 là 486m /ng.đ và Cửa lò
3

+42 là 651m /ng.đ.
Kết quả phân tích mơi trường nước thải hầm lị trước và sau xử lý tại trạm xử lý
nước thải hầm lị đều mang tính axít. Hàm lượng BOD5 vượt từ 1,2 đến 2,1 lần; COD

ix


vượt từ 1,2 đến 2,5 lần; TSS vượt từ 1,92 đến 3,5 lần; sunfua vượt từ 3 đến 5 lần. Các
chỉ tiêu cịn lại đều thấp hơn QCVN.
Chất lượng mơi trường nước mặt cách trạm xử lý nước thải 150m về phía hạ
nguồn, có 03 chỉ tiêu khơng đạt tiêu chuẩn cho phép đó là TSS, COD, BOD 5, với TSS
cao hơn 2,8 lần, COD cao hơn 1,6 lần, BOD 5 cao hơn 1,6 lần. Các chỉ tiêu còn lại đều
thấp hơn QCVN.
Chất lượng môi trường nước ngầm với các chỉ tiêu đều trong giới hạn cho phép
theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất; chỉ có chỉ tiêu ơ nhiễm
sinh vật Coliform = 4 là vượt tiêu chuẩn.

Theo kết quả điều tra phỏng vấn người dân sống gần khu vực khai thác của
Công ty, đa số người dân đều cho rằng hoạt động khai thác than của Công ty đã gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Minh Ngoc
Thesis title: Assess the impact of coal mining of Thang Long One Member Limited
Company on the water environment in Hoanh Bo district, Quang Ninh province.
Major: Environmental science

Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Assess the impact of coal mining on the water environment of Thang Long
One Member Limited Company in Hoanh Bo district, Quang Ninh province, and
propose some solutions to minimize environmental pollution in the mining areas. coal
mine of the Company.
Materials and Methods
Thang Long One Member Limited Company is based in Hoanh Bo District,
Quang Ninh Province, performing the task of exploring and exploiting minerals and
protecting the resources and boundaries of mines in the district. During operation,
Thang Long One Member Limited Company complies with the provisions of the
Mineral Law as well as environmental protection law.
The wastewater generation resources of Thang Long One Member Limited Company
include: rainwater on mining sites, water used for production activities, domestic wastewater
and pit water. The volume of wastewater discharged during the exploitation period is not

equal, depending on the exploitation stratum and the season. Average average waste flow in
3

3

Cua Lo +35 is 486 m / day and Cua Lo+ 42 is 651 m /day.

Results of environmental analysis of waste water before and after treatment at
the pit water treatment plant are acidic. BOD5 content exceeds 1.2 to 2.1 times; COD
exceeds 1.2 to 2.5 times; TSS ranged from 1.92 to 3.5 times; sulfur exceeds 3 to 5
times.The remaining indicators are lower than QCVN.
The surface water quality was 150m downstream from the wastewater treatment
station. There were three indicators that did not meet the standard: TSS, COD, BOD5,
with TSS 2.8 times higher, COD higher than 1, 6 times, BOD5 is 1.6 times higher. The
remaining indicators are lower than QCVN.
The quality of the underground water environment with the norms are within the
permitted limits according to the national technical standards on underground water
quality; Only the Coliform Criteria 4 = exceeds the standard.

xi


According to the survey of people living near the mining area of the company,
most people believe that the coal mining activities of the company has polluted the
environment, affecting the environment and health. of people.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tỉnh Quảng Ninh có nhiều lợi thế quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội
và trở thành một trong những địa phương có sự phát triển năng động nhất ở phía
Bắc đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh rất giàu tiềm năng
phát triển kinh tế, do có nhiều thế mạnh mà các vùng khác khơng có được, đó là tài
ngun khống sản, cảnh quan và các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển
công nghiệp khai thác khoáng sản, cảng biển nước sâu, du lịch, nuôi trồng thủy hải
sản...
Song song với những tiềm năng, triển vọng và thành tựu kinh tế đã đạt được
trong nhiều năm qua, Quảng Ninh cũng đang đối mặt với những thách thức không
nhỏ về môi trường với nhiều hoạt động kinh tế - xã hội đồng thời phát triển như
khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng, lấn biển xây dựng hạ tầng đô thị và khu
công nghiệp, phát triển mạng lưới giao thông thủy bộ và cảng biển, nuôi trồng đánh bắt, chế biến thủy sản, du lịch – dịch vụ... đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mâu
thuẫn giữa các ngành kinh tế với nhau và cùng làm gia tăng sức ép lên môi trường
sinh thái và hệ tài nguyên sinh vật.
Chất lượng môi trường ở một số khu vực trọng điểm đã bị tác động mạnh,
đa dạng sinh học suy giảm nhanh chóng trong vịng 20 năm trở lại đây. Hoạt động
khai thác than đã làm mất đi nhiều cánh rừng là nơi cư trú của các loài động vật và
gây ra sự bồi lấp ở các dịng sơng, suối; các hoạt động vận tải, sàng tuyển khai thác
than đã gây ô nhiễm về nguồn nước, tăng sức ép lên vùng sinh thái nhạy cảm...
Hiện tượng xói mịn, sạt lở xảy ra khá phổ biến, đe dọa đến tính mạng, phá hủy tài
3

sản, hoa màu của nhân dân và các cơng trình cơng cộng. Hơn 30 triệu m nước thải
chưa qua xử lý từ hoạt động khai thác than hàng năm thải trực tiếp ra môi trường
đã làm bẩn nguồn sinh thủy, ... Các hoạt động này đang là nguyên nhân gây suy
thoái tài nguyên, môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng phát triển kinh tế
xã hội và đời sống nhân dân nhiều nơi trong tỉnh.
Cơng ty TNHH MTV Thăng Long đóng qn trên địa bàn Huyện Hoành
Bồ, tỉnh Quảng Ninh, thực hiện nhiệm vụ thăm dị, khai thác khống sản và bảo vệ

tài nguyên, ranh giới mỏ trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, công ty đã đầu
tư, xây dựng các cơng trình bảo vê mơi trường nhằm nâng cao chất lượng môi
trường làm việc cho người lao động và hạn chế mức thấp nhất sự ảnh hưởng

1


của q trình sản xuất tới mơi trường xung quanh. Tuy nhiên vẫn cịn rất nhiều hạn
chế trong cơng tác bảo vệ mơi trường. Vì vậy, cần phải nghiên cứu thực trạng môi
trường khu vực khai thác than và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động đến
môi trường xung quanh.
Do vậy, việc lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của việc
khai thác than của Công ty TNHH MTV Thăng Long tới môi trường nước tại
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Giả thuyết 1: Đánh giá tình hình khai thác than của cơng ty TNHH MTV
Thăng Long, tại huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh và các nguồn phát sinh nước
thải từ hoạt động khai thác than của Cơng ty.
Giả thuyết 2: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường nước được Cơng
ty TNHH MTV Thăng Long áp dụng. Từ đó đánh giá diễn biến chất lượng môi
trường nước tại các khu vực khai thác than của Công ty TNHH MTV Thăng Long
và chỉ ra được các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm mơi trường nước.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Đánh giá tình hình sản xuất và ảnh hưởng của việc khai thác than tới môi

trường nước của Công ty TNHH MTV Thăng Long tại huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh.
Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước (nước

ngầm, nước mặt) tại các khu khai thác than thuộc Cơng ty TNHH MTV Thăng
Long ở huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Khu mỏ khai thác của Cơng ty TNHH MTV Thăng Long,
huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
-

Thời gian: Tháng 4/2017 đến tháng 4/2018

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Nghiên cứu này góp phần bổ sung thơng tin về thực trạng môi trường và
công tác quản lý môi trường tại các tại khu vực khai thác than thuộc Công ty
TNHH MTV Thăng Long ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý mơi trường trong q trình khai thác than tại
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Với sự quy hoạch và phát triển không ngừng của các ngành trong xã hội như
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy sản,… nhằm đáp ứng nhu cầu con
người theo sự gia tăng dân số mà không chú ý đúng mức đến công tác bảo vệ môi
trường, sự ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài ngun sinh vật,
thay đổi khí hậu tồn cầu,… ngày càng nghiêm trọng. Để quản lý môi trường được
thắt chặt hơn, đánh giá đã được đưa vào khuôn khổ của Luật chính sách mơi
trường Quốc gia đầu tiên ở Mỹ và sau đó lan tỏa ra nhiều nước khác nhau trên Thế
giới, trong đó có Việt Nam. Trong đề tài này áp dụng một số phương pháp trong
đánh giá tác động môi trường nhằm đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác

than gây ra, các kết quả phân tích được so sánh với các kết quả quan trắc, phân tích
trước đó.
Vài nét về đánh giá tác động mơi trường:


Việt Nam, ĐTM cũng được đưa vào trong Luật Bảo vệ Môi trường

(LBVMT) và xem đây là một trong những nội dung cần thiết phải xem có trong
xem xét phê duyệt cho phép dự án thực thi. Nó khơng những là cơng cụ quản lý
mơi trường mà cịn là một nội dung giúp quy hoạch dự án thân thiện với môi
trường và một phần của chu trình dự án.
ĐTM là cơng cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong quản lý mơi trường, nó
thuộc nhóm các phân tích của quản lý mơi trường và là một loại hình của báo cáo
thơng tin môi trường
Theo Luật BVMT Việt Nam, ĐTM là quá trình phân tích, dự báo các tác
động đến mơi trường của dự án chiến lược, quy hoach, kế hoạch phát triển trước
khi phê duyệt dự án nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Nhu vậy ĐTM là quá trình
nghiên cứu để đóng góp cho sự phát triển bền vững.
ĐTM cịn giúp phát hiện ra các tác động có hại đối với mơi trường trước khi
chúng xảy ra, nhờ đó các đề xuất của các dự án có thể được thay đổi sao cho các
tác động giảm thiểu môi trường tới mức thấp nhất hoặc được loại trừ và nếu các
tác động tiêu cực này ở mức không thể chấp nhận được hoặc khơng giảm nhẹ được
thì dự án có thể sẽ phải bãi bỏ. Nói cách khác, ĐTM là một công cụ quản lý

3


mơi trường có tính chất phịng ngừa.
ĐTM khơng chỉ đặt ra đối với các dự án nhà máy mà nó cịn áp dụng cho
việc vạch ra các chương trình, kế hoạch và chính sách. Nói chung, ĐTM được sử

dụng để quy hoạch và cho phép thực hiện bất kỳ hành động nào có thể tác động
đáng kể đến mơi trường.
ĐTM còn được hiểu một cách rộng rãi là một quá trình giao lưu quan trọng,
thơng tin sản sinh từ các nghiên cứu về tác động phải được chuyển đến những
người ra quyết định chủ chốt, những người phàn biện và cơng chúng. Ở đây thì có
2 u cầu mà người tiến hành ĐTM cần phải giải quyết. Chuyển thông tin có tính
chất chun mơn cao sang 1 ngơn ngữ hiểu được đối với người đọc khơng chun
mơn và tóm tắt nội dung khối lượng lớn thông tin, rút ra những vấn đề then chốt có
liên quan đến những tác động quan trọng nhất. Quá trình này được thực hiện bằng
cách biên soạn một tài liệu gọi là báo cáo ĐTM. Đây là báo cáo mà người đề xuất
dự án phải chuẩn bị, mà nội dung là mô tả các hoạt động tiềm tang đến môi trường
mà dự án đề xuất có thể gây ra, đồng thời đưa ra các biện pháp sẽ được tiến hành
để giảm nhẹ các tác động đó (Phạm Ngọc Hồ và Hồng Xn Cơ, 2000).
Có thể nhìn nhận ĐTM theo 2 khía cạnh hay quan điểm: ĐTM được coi là
một hoạt động khoa học được thực hiện bởi các chuyên gia nhằm nâng cao chất
lượng của việc đưa ra một quyết định có tính chất chuẩn, qua sự tham gia tích cực
của nhân dân và những nhóm người có lợi ích khác nhau. Quan điểm một tập trung
vào khía cạnh kỹ thuật của các thủ tục được phát triển trong khn khổ các q
trình đưa ra quyết định chuẩn. Quan điểm 2 đặc biệt chú ý tạo ra sự tham gia của
nhân dân trong các quá trình đánh giá và ra quyết định. Rõ ràng cả 2 quan điểm
đều là cần thiết. Nếu cách thứ nhất thì vẫn phải tính đến vai trị của quần chúng.
Cịn theo cách thứ 2 thì cũng cần phải làm thế nào để cho có căn cứ khoa học. Tỷ
lệ giữa khoa học và quần chúng tùy thuộc vào thể chế của mỗi nước và nó thay đổi
theo thời gian.
Đánh giá tác động môi trường là môn khoa học đa ngành. Để dự báo các tác
động sinh ra từ dự án cần phải sử dụng các phương pháp có tính khoa học tổng
hợp. Dựa vào đặc điểm của dự án, đặc tính các tác động, đặc điểm của mơi trường
và các thơng tin hiện có mà chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để tổng
hợp, dự báo của thực thi dự án đến mơi trường.
Cho đến nay đã có trên 100 phương pháp phân tích, dự báo tác động. Mơi


4


phương pháp đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Việc lựa chọn phương pháp cần
dựa vào yêu cầu mức độ của ĐTM, kiến thức, kinh nghiệm của nhóm thực hiện
ĐTM. Trong nhiều trường hợp phải kết hợp tất cả các phương pháp trong nghiên
cứu ĐTM cho một dự án, đặc biệt là các dự án có quy mơ lớn và có khả năng tạo
nhiều tác động thứ cấp (Phạm Ngọc Hồ và Hồng Xn Cơ, 2000).
2.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHAI THÁC, CHẾ
BIẾN THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
2.2.1. Các công nghệ khai thác than
Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới hoạt động khai thác than được thực
hiện bằng 2 cơng nghệ chủ yếu đó là khai thác hầm lị và khai thác lộ thiên. Ngồi
ra, gần đây một số nước đã thử nghiệm trên quy mơ cơng nghiệp việc khai thác
than bằng cơng nghệ khí hóa lỏng dưới lịng đất (UCG).
Cơng nghệ khai thác than lộ thiên:
Khai thác mỏ lộ thiên là tổng hợp các hoạt động khai thác mỏ tiến hành một
hình thức khai thác mỏ tiến hành trên mặt đất nhằm mục đích thu hồi khoáng sản
từ long đất (long đất được hiểu là cả trên mặt đất và dưới mặt đất) (Hồ Sỹ Giao và
cs., 2010).
Khai thác mỏ lộ thiên bắt đầu từ giữa thế kỷ XVI và diễn ra khắp trên thế
giới, mặc dù phần lớn việc khai thác mỏ lộ thiên được tiến hành ở Bắc Mỹ. Nó trở
nên phổ biến trong suốt thế kỷ 20 và hiện nay là một phương pháp khai thác mỏ
chủ yếu đối với các vỉa than ví dụ như ở Appalachia và Trung tây Châu Mỹ. Đây là
phương pháp chủ yếu trong khai thác than. Tuy nhiên địa hình khu vực khai thác
thay đổi nhiều, khối lượng đất đá thải lớn, khơng được hồn nguyên làm thay đổi
môi trường sinh thái khu vực.
Khai thác mỏ lộ thiên được tiến hành trực tiếp từ mặt đất qua các đường hảo
mở vỉa với hai loại công tác chủ yếu là bóc đất đá (đất đá phủ và đất đá gốc bao

quanh vỉa than) và khai thác than. Khai thác mỏ lộ thiên bao gồm cả các công tác
chuẩn bị trên mặt đất, các biện pháp nhằm ổn định bờ mỏ, tầng và các bãi thải, bảo
vệ lịng đất và mơi trường như: chế độ nước ngầm, ngăn ngừa tính tự bốc cháy của
đất đá và khống sản, sự biến dạng bề mặt đất và khôi phục đất trồng... Đặc điểm
nổi bật của hình thức khai thác mỏ lộ thiên là muốn lấy được than thì phải bóc đi
một lượng đất phủ trên vỉa và đá bao quanh. Khối lượng đá bóc và vận chuyển vào
bãi thải phụ thuộc vào khối lượng khoáng sản muốn khai thác. Thơng thường việc
bóc đất đá phải được thực hiện trường công tác khai

5


thác khống sản về cả khơng gian lẫn thời gian, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác khai thác khống sản sau này (Trần Đình Bão, 2010).
Để bóc tách đất đá và khai thác than lộ thiên có thể được tiến hành bằng
phương pháp sau:
-

Bằng phương pháp cơ giới: sử dụng bộ phận công tác của thiết bị xúc bốc,

máy xới.

-

-

Bằng đồng bộ cơng tác khoan nổ mìn.

-


Bằng phương pháp sức nước: dùng áp lực của dòng nước làm tơi đất đá.

Bằng phương pháp vật lý: dùng dòng điện tần số cao và tần số thấp,

phương pháp nhiệt...
Thiết bị công nghệ chủ yếu được sử dụng tại các mỏ lộ thiên hiện nay là các
loại khoan xoay cầu có đường kính mũi khoan 100 – 250mm; máy xúc với
3

3

dung tích gầu múc 4 – 5m và 8 – 12m ; vận tải than từ mỏ đến nhà máy tuyển
than và cảng tiêu thụ bằng ô tô hoặc liên hợp ô tô – băng tải. Trong một số năm
gần đây ở các mỏ xuống sâu dưới mực thông thủy tự nhiên đã được sử dụng máy
3

xúc thủy lực gầu ngược có dung tích gầu xúc đến 4m để đào sâu đáy mỏ (Hồ Sỹ
Giao và cs., 2010).
Hiện nay ở các mỏ lộ thiên nước ta chủ yếu áp dụng phương pháp khoan nổ
mìn. Năng suất của tất cả các loại thiết bị mỏ và chi phí sản xuất mỏ đều phụ thuộc
vào tổ chức và chất lượng của công tác khoan nổ mìn. Cơng tác xúc bốc trên mỏ lộ
thiên được tiến hành khi cơng tác khoan nổ mìn xong.
Hướng phát triển mở rộng mỏ lộ thiên để kéo dài tuổi thọ của mỏ; áp dụng
cơng nghệ bóc đất đá theo lớp dốc dừng; khai thác chọn lọc để tiết kiệm tài nguyên
và nâng cao chất lượng than.
Công nghệ khai thác than hầm lị:
Khai thác hầm lị là cơng nghệ theo đó khơng có việc bóc lớp phủ mà người
ta đào các hầm bên dưới mặt đất để lấy quặng.
Quy trình cơng nghệ khai thác than hầm lị có thể hiểu theo nghĩa rộng là tập
hợp các quá trình mở vỉa và chuẩn bị ruộng than, quá trình khấu than (là tập hợp

tất cả các biện pháp kỹ thuật để tách than ra khỏi trạng thái nguyên khối trong
gương lò thành trạng thái bở rời để vận tải, hướng khấu có thể khấu theo phương,
theo hướng dốc) trong các gương khai thác (phần lộ ra của vỉa than, nơi trực tiếp
khẩu than), quá trình vận tải than lên mặt đất và hàng loạt các vấn đề

6


khác như sàng tuyển than, thơng gió mỏ, thốt nước, cung cấp vật liệu, máy móc
thiết bị và năng lượng, các q trình cơng nghệ trên mặt bằng cơng nghiệp... Cịn
theo nghĩa hẹp, quy trình cơng nghệ khai thác than hầm lị là tập hợp các cơng việc
chuẩn bị và khai thác, cần được thực hiện trong một khu khai thác.
Cơng nghệ khai thác than hầm lị có thể được chia thành bốn dạng chính. Đó
là cơng nghệ thủ cơng, cơng nghệ bán cơ khí hóa, cơng nghệ cơ khí hóa tồn bộ và
cơng nghệ tự động hóa. Trong dạng cơng nghệ thủ cơng, hầu hết các khâu cơng tác
chính đều phải thực hiện bằng sức người; cịn ở cơng nghệ bán cơ khí hóa thì máy
móc đã làm thay con người ở một số cơng tác chính và khi ứng dụng cơng nghệ tự
động hóa, thì có thể loại trừ sự có mặt thường xuyên của con người trong lị chợ
(Vũ Đình Tiến và Trần Văn Thanh, 2005).
Xu hướng phát triển ngành khai thác hầm lò ở các nước tiên tiến trên thế giới
đó là:
-

Tạo ra trong tương lai một dây chuyền công nghệ liên tục duy nhất, cơ khí

hóa tồn bộ và tự động hóa để khai thác và vận chuyển than từ các gương lò chợ
đến toa xe lửa hoặc bunke nhận than của nhà máy tuyển trên mặt đất;
-

Lựa chọn đúng đắn mức độ tự động hóa theo sự hợp lý về kinh tế cho từng


điều kiện cụ thể và theo yêu cầu đảm bảo an tồn lao động đến mức cao nhất;
-

Tập trung hóa việc điều khiển và kiếm tra công tác của các khu vực và

thiết bị sản xuất chủ yếu của mỏ hầm lị nhằm nâng cao tính linh hoạt trong việc
điều khiển sản xuất, giảm thời gian chết của thiết bị, giảm số cơng nhân điều khiển
máy móc và thiết bị;
Cải tiến hệ thống khai thác nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho
việc cơ khí hóa tồn bộ và tự động hóa;
-

Gắn chặt q trình khai thác than với nhiệm vụ bảo vệ mơi trường để duy

trì sự phát triển bền vững.
Hiện nay, ngành than hầm lò Việt Nam còn khá lạc hậu so với các nước tiên
tiến. Công nghệ khấu than và đất đá ở các gương lò khai thác và gương lị chuẩn bị
chủ yếu là thủ cơng kết hợp với cơng tác khoan nổ mìn. Trong các gương lị chợ
dài các cơng tác nặng nhọc và tốn thời gian như chống lò, điều khiển áp lực mỏ...
vẫn phải thao tác thủ công. Tuy nhiên, cho đến nay ngành than hầm lị của nước ta
đã cơ khí hóa và bán cơ khí hóa được nhiều khâu cơng nghệ quan trọng.
Cơng nghệ khí hóa lỏng dưới lịng đất (UCG)

7


UCG là cơng nghệ sản xuất khí tổng hợp bằng phương pháp đốt trực tiếp
than ngay trong lòng đất, sản phẩm có thể dùng trực tiếp để phát điện có hiệu suất
cao, hoặc để điều chế thành metanol và dầu diesel bằng cơng nghệ khí hóa lỏng

(Trung tâm đào tạo ngành nước và mơi trường, 2006).
Bằng phương pháp hóa lỏng, than được chuyển hóa thành các loại nhiên liệu
lỏng như dầu diesel, gazolin. Trong phương pháp Fischer -Tropsch, than có thể
chuyển hóa thành khí gas sau đó được hóa lỏng. Trong chiến tranh thế giới thứ
nhất và thứ hai, người Đức đã tiến hành hóa lỏng than bằng phương pháp Bergius
mà nguyên tắc chính là trộn lẫn than với khí hydro và đốt nóng. Tới nay cịn có
một số phương pháp hóa lỏng than khác trong đó phải kể đến các phương pháp
SRC-I và SRC-II (Solvent Refined Coal). Ngoài ra, cịn có một phương pháp khác
do Tập đồn NUS (Mỹ) triển khai và được cấp bằng sáng chế vào năm 1976. Theo
phương pháp này, than được nghiền khô và trộn với các chất xúc tác 1%
molypđen. Q trình hiđro hóa xảy ra trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao và
tạo ra khí tổng hợp. Sản phẩm cuối cùng của phương pháp này là một dạng nhiên
liệu lỏng, như dầu thơ, có chứa một lượng nhỏ NH3 và một lượng đáng kể CO 2
(Trung tâm đào tạo ngành nước và mơi trường, 2006).
Phương pháp cacbon hóa ở nhiệt độ thấp cũng có khả năng chuyển hóa than
thành dạng nhiên liệu lỏng. Than được luyện trong khoảng nhiệt độ 450°C đến 700°C,
thấp hơn so với nhiệt độ cốc hóa luyện kim (800 – 1000°C). Ở nhiệt độ này, nhựa than
được tạo ra nhiều hơn và sau đó được chế biến thành nhiên liệu lỏng.

Nhiều quốc gia đánh giá cao UCG là một cơng nghệ năng lượng sạch tiềm
năng có nhiều ưu thế hơn so với điện nguyên tử. Công nghệ này cịn có ưu điểm là
khơng sử dụng lao động chịu độc hại và nặng nhọc trong lòng đất; giảm chi phí lớn
và các cơng đoạn phức tạp, khơng gây ô nhiễm môi trường; cho phép tự động hóa
ở mức độ cao; sản phẩm có thể vận chuyển đi xa, cung cấp đến nơi tiêu thụ chỉ
đơn giản bằng đường ống (Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường, 2006).
2.2.2. Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến
than đến môi trường trên thế giới
2.2.2.1. Tình hình khai thác than trên thế giới
Hoạt động khai thác tài ngun khống sản nói chung và khai thác than nói
riêng đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhất là trong giai đoạn hiện nay

khi giá các loại nhiên liệu ngày càng tăng. Hàng năm có khoảng hơn 4.030 triệu

8


tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản
lượng khai thác tăng nhanh nhất ở Châu Á, trong khi đó Châu Âu khai thác với tốc
độ giảm dần. Hiện nay, 5 quốc gia khai thác than lớn nhất gồm: Trung Quốc, Mỹ,
Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội
địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai
thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, trong đó Trung Quốc chiếm
khoảng hơn một nửa sản lượng (Sàn giao dịch mọi nhà, 2009).
Triệu tấn
1600

1414.5

1400
1200
1000
600

800

596.9

Quốc gia

China


Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác than của 10 quốc gia
Tại Hoa Kỳ, quốc gia có kĩ thuật cao trong cơng nghệ đã áp dụng nhiều
dạng năng lượng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và phục vụ cuộc sống của
con người như sản xuất điện năng. Trong đó, năng lượng do than đá cung cấp vẫn
chiếm hàng đầu với 52% tổng số nhu cầu năng lượng của cả nước. Do công nghệ,
kĩ thuật khai thác than đơn giản, nhu cầu tiêu thụ cao và giá thành rẻ hơn so với
các loại nhiên liệu hoá thạch khác vì thế cơng nghiệp khai thác than đang trở thành
ngành công nghiệp chủ yếu của nước này. Hàng năm, Hoa kỳ đầu tư cho công
nghệ khai thác than lên đến 350 tỉ USD và hiện đang khai thác trên 75.000 mỏ.
Với công nghệ, kĩ thuật và số lượng mỏ lớn như vậy mỗi năm nước này có thể khai
thác được khoảng trên dưới 1 tỷ tấn than nguyên khai, năm 2003 khoảng 1 tỷ tấn
và đến năm 2004 là 1,2 tỷ tấn (Mai Thanh Tuyết, 2010). Năm 2007, sản lượng khai
thác than của Hoa Kỳ là 1,146 tỷ tấn, chiếm 16,1% sản lượng thế giới. Năm 2009,


sản lượng khai thác than của Hoa Kì là 596,9 triệu tấn đứng thứ hai trên thế giới
(Sàn giao dịch mọi nhà, 2009).

9


Tại Trung Quốc do nhu cầu tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu ngày
càng tăng, chính sách của nước này là cho phép đẩy mạnh ngành công nghiệp khai
thác than. Tính đến năm 2006, ngành cơng ngiệp than của Trung Quốc đã khai thác
được khoảng 2,4 tỉ tấn than nguyên khai, đây là sản lượng khai thác lớn nhất từ
trước đến nay. Năm 2007, sản lượng khai thác là 2,796 tỷ tấn, chiếm 39,5% sản
lượng thế giới. Đến năm 2009, sản lượng khai thác là 1,415 tỷ tấn đứng đầu trên
thế giới. Tuy nhiên, so với các năm trước (2006, 2007) thì sản lượng khai thác than
giảm.
Khai thác than hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế

rất cao, đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, hậu quả do hoạt động khai thác than để lại là những vấn đề quan tâm
trong những năm gần đây: Vấn đề ô nhiễm, các sự cố, rủi ro về môi trường do khai
thác và nạn khai thác than trái phép tại nhiều nước có trữ lượng than lớn. Chỉ tính
riêng Trung Quốc, nước có trữ lượng than đá (chiếm 12,6 % tổng trữ lượng than
đá) đứng thứ ba trên thế giới, nạn khai thác than trái phép đang diễn ra bên ngồi
tầm kiểm sốt của nhà chức trách nước này. Theo số liệu thống kê, hàng năm
ngành than Trung Quốc phải gánh chịu, khắc phục hậu quả của hàng trăm vụ sập
lò do khai thác than trái phép và do công nghệ khai thác không đảm bảo an tồn
cho cơng nhân mỏ. Năm 2004, cơng nghệ khai thác than Trung Quốc đã cướp đi
sinh mạng của 6.000 người (Hải Ninh, 2008).
Như vậy, hoạt động khai thác than trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ trong
những năm gần đây, cung cấp phần lớn nhiên liệu cho các ngành công nghiệp và
phục vụ cuộc sống con người. Cùng với sản lượng khai thác tăng thì thế giới cũng
đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do hoạt động khai thác than để lại, đặc
biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường.
2.2.2.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than đến môi trường trên
thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia, tổ chức như: Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), Cục bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA), các
viện nghiên cứu, các trường đại học lớn đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá ảnh
hưởng của chất thải trong ngành khai thác than đến môi trường cũng như sức khỏe
con người một cách rất bài bản và đưa ra các kết quả, kết luận sâu sắc. Trong số đó
có kết quả nghiên cứu của Viện BlackSimth (BlackSimth Institute),

10


×