Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng tới hệ sinh thái, đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý khu vực mỏ đá vôi núi thung chuông, xã đức long, huyện nho quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

TRẦN VĂN HƢNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỚI HỆ SINH THÁI, ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ KHU VỰC MỎ ĐÁ VÔI NÚI
THUNG CHUÔNG, XÃ ĐỨC LONG, HUYỆN NHO QUAN,
TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

TRẦN VĂN HƢNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỚI HỆ SINH THÁI, ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ KHU VỰC MỎ ĐÁ VÔI NÚI
THUNG CHUÔNG, XÃ ĐỨC LONG, HUYỆN NHO QUAN,
TỈNH NINH BÌNH

Chun ngành: Khoa học Mơi trường
Mã số: 8440301.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN THỤY

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy
PGS.TS. Trần Văn Thụy, công tác tại Bộ môn Sinh thái Môi trường – Khoa Môi
trường – Đại học Khoa học Tự nhiên, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn
thành bản luận văn này.
Xin cảm ơn các thầy cơ Bộ mơn Sinh thái Mơi trường đã tận tình giúp đỡ,
tạo điều kiện giúp tơi trong suốt q trình làm luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, cơ quan, bạn bè
đã ủng hộ tơi trong suốt q trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm quý báu trên !
Hà Nội, ngày …… tháng….. năm 2018
Học viên

Trần Văn Hƣng

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 2
1.1. Các nghiên cứu về hệ sinh thái trên thế giới và Việt Nam ..................................2
1.1.1. Các nghiên cứu về hệ sinh thái trên thế giới ............................................2
1.1.2. Các nghiên cứu về hệ sinh thái ở Việt Nam .............................................3
1.2. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng
đến hệ sinh thái ............................................................................................................7
1.3. Cải tạo, phục hồi môi trường sau khi khai thác mỏ .............................................8
1.4. Tổng quan điều kiên tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................11
1.4.1. Địa hình ..................................................................................................11
1.4.2. Địa chất ...................................................................................................11
1.4.3. Khí hậu ...................................................................................................12
1.4.4. Tài nguyên sinh vật ................................................................................12
Chƣơng 2 – ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................14
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................15
2.3.1. Phương pháp phân tích đánh giá quần xã thực vật và tính đa dạng thực
vật trong hệ sinh thái ........................................................................................15
2.3.2. Phương pháp phân tích đánh giá thực trạng và tính đa dạng sinh học
động vật trong hệ sinh thái ...............................................................................16
Chƣơng 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 18
3.1. Đặc trưng hợp phần thực vật trong hệ sinh thái .................................................18
3.1.1. Hệ thực vật bậc cao có mạch .................................................................18
3.1.2. Hệ thực vật bậc thấp ...............................................................................26
iii



3.2. Đặc trưng hợp phần động vật trong hệ sinh thái ................................................27
3.2.1. Khu hệ động vật có vú ............................................................................27
3.2.2. Khu hệ chim ...........................................................................................28
3.2.3. Khu hệ động vật lưỡng cư ......................................................................31
3.2.4. Khu hệ bò sát ..........................................................................................33
3.2.5. Khu hệ cá ................................................................................................34
3.2.6. Khu hệ động vật nổi ...............................................................................36
3.2.7. Khu hệ côn trùng ....................................................................................36
3.3. Đặc trưng đa dạng hệ sinh thái khu vực nghiên cứu ..........................................41
3.3.1. Hệ sinh thái tự nhiên...............................................................................41
3.3.2. Hệ sinh thái nhân tạo ..............................................................................43
3.3.3. Hệ sinh thái thủy vực ..............................................................................44
3.4. Hiện trạng hoạt động khai thác đá tại mỏ đá vôi núi Thung Chng ................45
3.4.1. Phương pháp khai thác ...........................................................................46
3.4.2. Trình tự khai thác và hệ thống khai thác ................................................46
3.5. Đánh giá tác động của hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi đến hệ sinh thái .......49
3.5.1. Suy giảm đa dạng sinh học do mất nơi cư trú ........................................49
3.5.2. Suy giảm đa dạng sinh học do sự biến đổi môi trường khu vực nghiên
cứu ....................................................................................................................52
3.6. Đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường và hệ sinh thái .........................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 67
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 72

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sự phân bố của các bậc taxon họ, chi và loài trong bậc taxon ngành ......18
Bảng 3.2. Phổ dạng sống hệ thực vật Thung Chuông. .............................................20

Bảng 3.3. Một số loài cây làm thuốc.........................................................................22
Bảng 3. 4. Một số loài cây gỗ thường gặp vùng nghiên cứu ....................................23
Bảng 3.5. Một số loài thực vật được dùng làm lương thực thường gặp vùng ..........24
nghiên cứu .................................................................................................................24
Bảng 3.6. Nguồn lương thực phổ biến cho gia súc ...................................................26
Bảng 3.7. Danh mục các loài thực vật quý hiếm ở vùng nghiên cứu .......................26
Bảng 3.8. Thành phần thực vật nổi thủy sinh tại Thung Chng .............................27
Bảng 3.9. Danh mục các lồi thú ở vùng nghiên cứu ..............................................28
Bảng 3.10. Các loài chim khu vực nghiên cứu .........................................................29
Bảng 3.11. Thành phần các loài lưỡng cư Thung Chng .......................................32
Bảng 3.12. Thành phần lồi và mức độ quý hiếm của bò sát trong vùng nghiên cứu
...................................................................................................................................33
Bảng 3.13. Danh lục các lồi cá nước ngọt Thung Chng .....................................34
Bảng 3.14: Thành phần động vật nổi tại Thung Chuông ..........................................36
Bảng 3.15. Danh lục các lồi cơn trùng vùng nghiên cứu ........................................37
Bảng 3.16. Các nguồn phát sinh bụi và khí thải .......................................................53
Bảng 3.17. Tổng hợp các nguồn phát sinh nước thải trong quá trình khai thác .......53
Bảng 3.18. Tổng hợp đối tượng và quy mô tác động trong giai đoạn hoạt động của
mỏ đá Thung Chuông ................................................................................................55
Bảng 3.19. Công tác cải tạo, phục hồi đối với các hạng mục của mỏ ......................59
Bảng 3.20. Tổng hợp các công tác cải tạo, phục hồi môi trường .............................62

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Phạm vi khơng gian khu vực nghiên cứu ..................................................14
Hình 3. 1. Sơ đồ cơng nghệ khai thác .......................................................................47
Hình 3.2. Sơ đồ cơng nghệ chế biến đá xây dựng....................................................48


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

vii


MỞ ĐẦU
Ninh Bình là tỉnh có nguồn tài ngun khống sản khá phong phú như đá vôi
làm nguyên liệu sản xuất xi măng, đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, đá
sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng, sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói, đất đá
hỗn hợp làm vật liệu san lấp. Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Ninh Bình
phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực, trong đó nhu cầu phát triển cơng nghiệp và xây
dựng hạ tầng ngày càng cao làm cho nhu cầu khối lượng lớn về vật liệu xây dựng.
Chính vì vậy, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Nho Quan nói riêng
đã có rất nhiều các dự án đầu tư khai thác và chế biến đá vôi nhằm đáp ứng nhu cầu
của thị trường trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh những tác động tích cực như nguồn lợi kinh tế thu được từ hoạt

động khai thác đá vôi thì khơng thể khơng kể đến rất nhiều tác động tiêu cực tới môi
trường xung quanh như: làm biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực; chiếm dụng
diện tích trồng trọt và cây xanh để mở khai trường và đổ đất đá thải; làm ô nhiễm
nguồn nước và đất đai quanh mỏ; thay đổi mơi trường văn hóa, xã hội... Sau quá
trình khai thác mỏ thường để lại các dạng địa hình có tiềm năng gây sạt lở cao, làm
ô nhiễm môi trường, gây nguy hiểm cho con người, súc vật, động vật hoang dã
trong khu vực sau khai thác.
Đề tài “Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng
tới hệ sinh thái, đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý khu vực mỏ đá vôi núi Thung
Chuông, xã Đức Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” được thực hiện nhằm
đánh giá tính đa dạng sinh học động, thực vật và các hệ sinh thái khu vực mỏ đá
Thung Chuông và các tác động của hoạt động khai thác mỏ vật liệu xây dựng phục
vụ cho mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững trên cơ sở kết quả nghiên cứu và các
giải pháp đã đề xuất.

1


Chƣơng 1 – TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về hệ sinh thái trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Các nghiên cứu về hệ sinh thái trên thế giới
Các cơng trình nghiên cứu đồ sộ về hệ thực vật trên thế giới chủ yếu tập
trung ở thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình như:
Thực vật chí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng
Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ (1874), Thực vật chí Ấn Độ 7 tập (1872 – 1897), Thực
vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 – 1925), Thực vật chí Hải
Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977)... Các nghiên cứu tập trung vào
việc điều tra thống kê số lượng loài ở vùng, khu vực, một quốc gia cụ thể. Trên cơ
sở đó đánh giá độ phong phú về thành phần loài, sự phân bố của hệ thực vật theo
các bậc taxon, theo các yếu tố địa lý, dạng sống, giá trị sử dụng…

Phân loại thảm thực vật:
Thảm thực vật được phân chia theo nhiều hệ thống tùy theo phương pháp
tiếp cận của các tác giả. Trong đó phổ biến nhất là 5 cách phân loại sau:
- Phân loại dựa vào điều kiện sinh thái: Tiêu biểu cho cách tiếp cận này có
thể kể đến Sennhicop (1964), Warming (1896), Richards P.W. (1957)...
- Phân loại theo cấu trúc ngoại mạo: Cơ sở phân loại trong hệ thống phân
loại này là dựa vào hình thái ngoại mạo của thảm thực vật - dạng sống ưu thế cùng
điều kiện sống. Thang phân loại được chia thành lớp quần hệ, mỗi lớp lại chia thành
các lớp phụ, tiếp đến là nhóm quần hệ và quần hệ. Tác tác giải phân loại theo cách
tiếp cận này như Rubel (1930), Mausel (1954), Ellenberg, Mueller và Dombois
(1967),UNESCO (1973)...
- Phân loại theo động thái và nguồn gốc phát sinh: Đây là cách phân loại
thảm thực vật thành quần xã cao đỉnh, quần xã dẫn xuất, hay là quần xã ở các giai
đoạn của quá trình hình thành quần xã cao đỉnh, các quần xã có sự giống nhau về
lồi ưu thế, về trạng thái của các loài ưu thế trong cấu trúc của quần xã. Đại diện

2


cho trường phái này là Ramenski (1938), Sotrava (1972), Clemets (1916),
Whittaker (1953).
- Ngồi ra cịn có thể phân loại theo thành phần hệ thực vật hoặc phân theo
mục đích kinh doanh: Braun - Blanquet (1928) , Morodov G. F., 1904.
1.1.2. Các nghiên cứu về hệ sinh thái ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về thực vật
a. Phân loại thảm thực vật
Nghiên cứu về các thảm thực vật Việt Nam, từ xưa đến nay đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu. Phương pháp áp dụng để phân loại thảm thực vật thì có nhiều
cách, tuy nhiên cách tiếp cận được sử dụng phổ biến nhất là phân loại theo sinh thái
phát sinh quần thể của Thái Văn Trừng (1978) và phân loại theo cấu trúc ngoại mạo

của UNESCO (1973).
Thái Văn Trừng (1978, 1999) đã căn cứ vào quan điểm sinh thái phát sinh
quần thể thực vật để phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Tư tưởng học thuật
của quan điểm này là trong một mơi trường sinh thái cụ thể chỉ có thể xuất hiện một
kiểu thảm thực vật nguyên sinh nhất định. Trong mơi trường sinh thái đó, có 5
nhóm nhân tố sinh thái phát sinh ảnh hưởng quyết định đến tổ thành lồi cây rừng,
hình thái, cấu trúc và hình thành nên những kiểu thảm thực vật rừng tương ứng. Căn
cứ vào cơ sở lí luận trên, Thái Văn Trừng đã phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam
thành 14 kiểu thảm thực vật có trên đất lâm nghiệp. Trong mỗi kiểu thảm thực vật
lại chia thành các kiểu phụ miền (phụ thuộc vào tổ thành thực vật), kiểu phụ thổ
nhưỡng (phụ thuộc vào điều kiện đất), kiểu phụ nhân tác (phụ thuộc vào tác động
của con người) và trong mỗi kiểu phụ đó tuỳ theo độ ưu thế của lồi cây mà hình
thành nên những phức hợp, ưu hợp và quần hợp tự nhiên khác nhau.
Trần Ngũ Phương (1970) cũng từng đề xuất bảng phân loại rừng miền Bắc
Việt Nam. Theo đó, ơng phân loại rừng miền Bắc thành 3 đai rừng: Đai rừng nhiệt
đới lá rộng thường xanh ngập mặn, Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa, Đai rừng á nhiệt
đới mưa mùa núi cao.
3


Thang phân hạng của UNESCO (1973) thì phân loại thảm thực vật nước ta
thành 4 lớp quần hệ, trong đó có 2 lớp quần hệ liên quan đến rừng và chia thành 6
phân lớp quần hệ. Lớp quần hệ rừng rậm bao gồm phân lớp: rừng thường xanh,
rừng rụng lá nhiệt đới, rừng khơ nhiệt đới; cịn lớp quần hệ rừng thưa bao gồm phân
lớp: rừng thưa thường xanh, rừng lá rộng rụng lá vùng núi và vùng đất thấp. Ở cấp
độ nhỏ hơn, chia mỗi phân lớp quần hệ thành các nhóm quần hệ và sau cùng là các
quần hệ.
Cũng dựa theo thang phân loại của UNESCO (1973), tác giả Phan Kế Lộc
(1985) phân loại thảm thực vật ở Việt Nam thành 5 lớp quần hệ bao gồm rừng rậm,
rừng thưa, trảng cây bụi, trảng cây bụi lùn, trảng cỏ.

Ngồi những nghiên cứu về thảm thực vật nói chung của nước ta, nhiều tác
giả đã có các cơng trình nghiên cứu cụ thể ở một số địa phương hoặc nghiên cứu
thảm thực vật ở các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên trong cả nước tiêu biểu
có thể kể đến Schmid (1974) với cơng trình nghiên cứu thảm thực vực ở khu vực
Nam Trung Bộ hay Đặng Ngọc Quốc Hưng (2009) với cơng trình nghiên cứu sự
thay đổi lớp phủ thực vật ở khu vực diện tích mở rộng của Vườn quốc gia Bạch Mã,
tỉnh Thừa Thiên Huế. Vũ Anh Tài và cs (2007) đánh giá sự đa dạng của thảm thực
vật theo tiêu chuẩn và thang phân loại của Thái Văn Trừng (1970) được Nguyễn
Nghĩa Thìn chỉnh sửa (1997) để khái quát các kiểu thảm đặc trưng cho đai cao của
vườn quốc gia. Phan Thanh Lâm (2016) phân loại thảm thực vật rừng quốc gia Yên
Tử thành hai kiểu thảm thực vật chính là thảm thực vật ở vành đai nhiệt đới và thảm
thực vật ở vành đai á nhiệt đới.
Phân loại thảm thực vật tại các địa phương theo cách tiếp cận của UNESCO
(1973) có thể kể đến cơng trình nghiên cứu của Trần Văn Thụy và cộng sự (2006)
với việc phân chia thảm thực vật tự nhiên ở lưu vực hồ chứa nước Phù Nình, tỉnh
Quảng Nam thành 2 quần hệ và thảm thực vật nhân tác. Trần Văn Hoàn và cộng sự
(2009) đã thống kê thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc
Giang có đại diện của 4 lớp quần hệ. Nguyễn Nghĩa Thìn và cs (2011) đã thống kê
được thảm thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam thuộc
4


kiểu quần hệ rừng rậm thường xanh mưa mùa và các biến dạng được chia thành các
quần hệ khác nhau căn cứ vào vị trí địa hình, thành phần và cấu trúc thảm thực vật.
b. Các nghiên cứu về thành phần loài
Bên cạnh các nghiên cứu nhằm phân loại thảm thực vật, các tác giả còn đi
sâu nghiên cứu và thống kê thành phần các loài. Trong cuốn Thực vật chí đại cương
Đơng Dương của Pócs T. (1965) đã thống kê hệ thực vật phía Bắc Việt Nam có
5190 lồi. Phan Kế Lộc với cơng trình “Bước đầu thống kê số loài đã biết ở miền
Bắc Việt Nam” thống kê hệ thực vật Bắc Việt Nam có 5609 lồi thuộc 1660 chi và

240 họ Dẫn theo Phạm Bình Quyền, 2002). Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) với cuốn
“Cẩm nang nghiên cứ đa dạng sinh vật” thống kê tổng cộng có 397 họ, 2.524 chi
và 11.398 loài thực vật ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Phạm Hồng Hộ (1999-2003) với cơng trình “Cây cỏ Việt
Nam” cho thấy có tới 11.611 lồi thực vật ở Việt Nam. Lê Trần Chấn và cộng sự
(1999) nghiên cứu một số đặc điểm của hệ thực vật Việt Nam ghi nhận được 10.192
loài của 2.298 chi, 285 họ của 6 ngành thực vật. Trong cuốn “Tên cây rừng Việt
Nam” Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000) thống kê được 4544 lồi thực
vật. Nhìn chung, trong giai đoạn 1993 – 2003, đã có 13 chi, 222 lồi và 30 taxon
dưới lồi đó được phát hiện và mơ tả mới cho khoa học (Nguyễn Huy Dũng, Vũ
Văn Dũng (2007)).
Ngoài ra, Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập I (2001) của Trung tâm
nghiên cứu tài nguyên và môi trường, tập II (2003), tập III (2005) của tác giả
Nguyễn Tiến Bân đã thống kê được 368 loài vi khuẩn lam, 2.200 loài nấm, 2.176
loài tảo, 481 loài rêu, 1 lồi quyết lá thơng, 53 lồi thơng đất, 22 lồi cờ tháp bút,
691 loài dương xỉ, 69 loài thực vật hạt trần và 13.000 lồi thực vật hạt kín, đưa tổng
số loài thực vật Việt Nam lên đến 20.000 loài.
Báo cáo quốc gia về Đa dạng sinh học năm 2011 của Bộ Tài nguyên thống
kê từ các công bố về hệ thực vật Việt Nam ghi nhận được có 13.766 lồi thực vật.
Trong đó 2.393 lồi thực vật bậc thấp và 11.373 lồi thực vật bậc cao có mạch.

5


Tính đến năm 2015 Bộ Tài ngun và Mơi trường cơng bố Việt Nam là nơi
sống của gần 16.500 lồi thực vật bậc cao, nấm lớn và rêu ở trên cạn, trong đó, số
lượng các lồi thực vật đặc hữu chiếm một tỷ lệ lớn (khoảng 30%).
Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn
và các khu vực, vùng miền cũng được nhiều tác giả thực hiện.
1.1.2.2. Nghiên cứu về động vật

Về hợp phần động vật, nhiều tác giả nghiên cứu về thành phần các loài động
vật ở Việt Nam. Theo Đặng Huy Huỳnh (1997), nước ta có khoảng 11.050 lồi
động vật bao gồm 275 loài và phân loài thú, 828 loài chim (nếu tính cả phân lồi thì
khu hệ chim nhiệt đới nước ta lên đến 1.040 loài và phân loài), 260 lồi bị sát và 82
lồi ếch nhái, khoảng 7.000 lồi cơn trùng và hàng nghìn lồi động vật đất, đặc biệt
có nhiều ở đất rừng v.v…
Cịn theo tư liệu của IUCN/CNPPA (1986) khu hệ động vật Việt Nam khá
giàu về thành phần lồi và có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong
vùng phụ Đông Dương. Trong số 21 lồi khỉ có trong vùng phụ này thì Việt Nam có
15 lồi, trong đó có 7 lồi và phân loài đặc hữu (Eudey 1987). Theo Mackinon,
trong vùng phụ có 49 lồi chim đặc hữu thì Việt Nam đã có 33 lồi trong đó có 10
lồi đặc hữu của Việt Nam. Với hơn 100 loài và phân loài chim, 78 lồi và phân
lồi thú, nhiều lồi có giá trị lớn trong việc bảo tồn như Voi Châu Á, Bị rừng, Bị
xám, Trâu rừng, Hổ, Báo, Hươu sao, vích, đồi mồi, rùa biển...
Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật, đặc biệt là động vật không xương
sống thực tế còn chưa đầy đủ, do vậy những nghiên cứu theo hướng này dù ở khu
vực nào cũng được xem là những nghiên cứu bước đầu và cần được cập nhật theo
từng giai đoạn. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về động vật không xương sống
nước ngọt trên thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu về thành phần loài, phân loại
học, địa động vật và đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài cũng như mối tương
quan với môi trường. Các nghiên cứu tổng hợp về thành phần lồi tại các
vùng/vườn quốc gia/khu bảo tồn nhằm mục đích cung cấp dẫn liệu khoa học đầy đủ,
6


làm cơ sở khoa học để hoạch định chính sách, bảo tồn và phát triển bền vững còn
hạn chế.
1.2. Tổng quan nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động khai thác vật liệu xây
dựng đến hệ sinh thái
Nhìn chung, các nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng

sản nói chung đến các thành phần mơi trường ở trên thế giới cũng như Việt Nam
đều đã từng có nhiều. Tuy nhiên, cho tới nay, các cơng trình nghiên cứu với đối
tượng là hoạt động khai thác vật liệu xây dựng và đặc biệt là nghiên cứu ảnh hưởng
của hoạt động khai thác này đến hệ sinh thái thì rất hiếm và gần như khơng có.
Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới có thể kể đến như Albert K. Mensah
và cộng sự (2015) với nghiên cứu “Tác động đế môi trường của hoạt động khai mỏ
ở Ghana”. Bằng việc sử dụng nhiều công cụ nghiên cứu, các tác giả đã đánh giá
được các tác động của hoạt động khai mỏ ở Ghana đặc biệt là ở tỉnh Prestea (phía
Tây của Ghana) đối với chất lượng các thành phần môi trường đất, nước; tác động
đến cảnh quan và hệ sinh thái (chủ yếu qua việc làm mất thảm thực vật). Trung tâm
nghiên cứu môi trường khai khác mỏ Úc (2002) với báo cáo “Quản lý tác động của
ngành công nghiệp khai khoáng Úc đối với đa dạng sinh học” cũng từng phân tích
những tác động của hoạt động khai mỏ đối với hệ thực vật, động vật trên cạn cũng
như dưới nước. Lee E. Frelich, giám đốc trung tâm sinh thái rừng – Đại học
Minnesota (2014) cũng có nghiên cứu tác động của hoạt động khai mỏ đối với rừng
và hệ sinh thái trên cạn.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu tác động đến hệ sinh thái của các khu vực khai
thác khoáng sản đặc biệt là các mỏ khai thác vật liệu xây dựng chưa có nhiều và
cũng chưa có những nghiên cứu chuyên sâu.
Tổng cục Môi trường (2011) đưa ra những đánh giá của hoạt động khai thác
mỏ than Mạo Khê, Cẩm Phả, ng Bí (Quảng Ninh); mỏ thiếc Sơn Dương (Tuyên
Quang); mỏ khai thác thiế và đá quý ở Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An); các mỏ sa
khoáng quặng titan vùng ven biển nam Trung Bộ đến nguồn nước và hệ sinh thái.

7


Tuy nhiên, các đánh giá mới chỉ dừng lại ở mức liệt kê tác động chứ chưa phân tích
chi tiết tác động tới các thành phần môi trường cũng như hệ sinh thái.
Nguyễn Thị Thu Huyền (2014) với nghiên cứu “Đánh giá ảnh hƣởng của

khai thác sa khoáng Titan – Zircon tới môi trƣờng tại xã Phƣớc Dinh, huyện Thuận
Nam, tỉnh Ninh Thuận” đi vào đánh giá tác động của hoạt động khai thác sa khoáng
từ giai đoạn chuẩn bị khai thác, cho tới giai đoạn vận hành tuy nhiên, các đánh giá
chủ yếu phân tích tác động đối với các thành phần mơi trường đất, nước, khơng khí.
Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên sinh học và các tác động đến hệ sinh thái chưa
được chú trọng quan tâm. Đây cũng là thực trạng khá phổ biển trong các báo cáo
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư khai thác mỏ.
Trong Báo cáo tham vấn địa phương về Ảnh hưởng của hoạt động khai thác
khoáng sản đến rừng và đa dạng sinh học tại xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà
Giang, các tác giả thuộc Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Hà Giang và Trung
tâm con người và thiên nhiên (PanNature) (2015) cũng từng đề cập đến sự mất rừng
và đa dạng sinh học của hoạt động khai thác khoáng sản ở mỏ sắt Sàng Thần, thơn
Lũng Vầy.
Tóm lại, các nghiên cứu về tác động của hoạt động khai khoáng đối với hệ
sinh thái và đa dạng sinh học là rất quan trọng và rất cần thiết nhưng nhìn chung các
cơng trình nghiên cứu trong thời gian vừa qua mặc dù khơng có nhiều nhưng cũng
có một số nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu mới chỉ dùng lại ở mức
liệt kê tác động chứ chưa có những phân tích, đánh giá chi tiết và toàn diện các tác
động đối với từng thành phần của hệ sinh thái.
1.3. Cải tạo, phục hồi môi trƣờng sau khi khai thác mỏ
Theo quy định của pháp luật về khoáng sản, các đơn vị hoạt động khai thác
mỏ sau khi kết thúc khai thác khoáng sản phải có trách nhiệm lập, trình cơ quan có
thẩm quyền cấp phép trước đó phê duyệt đề án đóng cửa mỏ để thực hiện công tác
cải tạo, phục hồi mơi trường. Theo đó, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm

8


quyền cấp phép khai thác kiểm tra, nghiệm thu làm cơ sở ban hành quyết định đóng
cửa mỏ.

Liên quan đến nội dung này, Chính phủ nước Việt Nam đã ban hành nghị
định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ mơi
trường. Trong đó nội dung về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được quy định trong khoản
1 điều 1 của nghị định. Hướng dẫn quy trình thực hiện chi tiết, Bộ Tài nguyên và
môi trường đã ban hành Thông tư số 38/TT - BTNMT ngày 30/6/2015 về cải tạo,
phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khống sản. Thơng tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 8 năm 2015 và thay thế Thông tư số 34/2009/TTBTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận dự án cải tạo, phục hồi môi trường và
ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2008
đến nay Bộ và các tỉnh, thành phố đã duyệt 1.420 dự án cải tạo, phục hồi môi
trường với tổng số tiền ký quỹ trên 1.360 tỷ đồng nhưng trên thực tế nhiều tổ chức,
cá nhân vẫn chưa quan tâm thực hiện. Nguyên nhân là do vẫn chưa có hướng dẫn kỹ
thuật cụ thể về cải tạo, phục hồi mơi trường cho từng loại hình khai thác khống
sản. Do đó, việc triển khai thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 18/2013
của Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường đối với hoạt động khai thác khống sản gặp rất nhiều khó khăn. Thủ tục
hành chính để rút khoản tiền mà chủ đầu tư đã ký quỹ phục hồi môi trường phức
tạp, nên nhiều doanh nghiệp không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường như đã
cam kết và cũng không lấy lại tiền ký quỹ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 155 mỏ khoáng sản do UBND tỉnh
cấp phép đã hết thời hạn giấy phép khai thác, trong đó 40 mỏ chưa đi vào khai thác
và 115 mỏ đã và đang hoạt động. Một số mỏ đã đến thời hạn phải đóng cửa nhưng
vẫn hoạt động bình thường, khơng hề có động thái hoàn thổ, trồng rừng và phục hồi
nguyên trạng mơi trường. Trong đó có những mỏ, doanh nghiệp đã di dời khỏi địa
9


bàn từ lâu, nhưng khơng tiến hành hồn thổ. Số khác thì doanh nghiệp làm qua loa

theo kiểu chống đối, nơi dễ làm và nơi mọi người dễ nhìn thấy thì cho san lấp, trồng
cây, cịn những nơi khó quan sát, đường vào khó thì vẫn để ngun. Tình trạng này
khá phổ biến ở xã Xuân Lĩnh và xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân.
Ở tỉnh Quảng Bình, quá trình kiểm tra thực tế việc thực hiện đóng của mỏ
phục hồi mơi trường của các đơn vị theo đề án đóng của mỏ đã được phê duyệt cho
thấy, cơ bản các đơn vị đã thực hiện việc phục hồi môi trường sau khai thác. Tuy
nhiên, qua kiểm tra cho thấy vẫn còn một số đơn vị thực hiện chưa đầy đủ các quy
định đóng cửa mỏ, phục hồi mơi trường như: Cơng ty Cổ phần Khống sản Hồng
Long khai thác titan tại xã Sen Thuỷ (Lệ Thuỷ). Đến thời điểm kiểm tra, đơn vị đã
thực hiện san gạt mặt bằng, trồng cây phục hồi mơi trường với diện tích là 27/32ha,
5ha còn lại đơn vị mới thực hiện san gạt mặt bằng, chưa trồng cây phục hồi môi
trường. Công ty Cổ phần Cosevco 6 khai thác đá xây dựng tại mỏ Áng Sơn xã Vạn
Ninh, tuy đã thực hiện việc san gạt mặt bằng bãi chế biến, nhưng việc thực hiện
trồng cây xanh xung quanh vành đai bãi chế biến với diện tích 300m2 đơn vị vẫn
chưa thực hiện. Cơng ty TNHH XDTH Lương Ninh khai thác cát san lấp tại mỏ cát
xã Gia Ninh (Quảng Ninh), sau khi giấy phép hết hạn Công ty đã san gạt mặt bằng,
trồng cây phục hồi mơi trường với diện tích đã khai thác, tuy nhiên, hiện nay có
diện tích khoảng 1ha cây đã chết nhưng chưa trồng thay thế. Đối với Công ty
TNHH Xây dựng Thái An khai thác cát san lấp tại khu vực Bàu Bàng, xã Lý Trạch
(Bố Trạch), theo đề án đóng cửa mỏ đã được phê duyệt, Cơng ty nhận thực hiện
đóng của mỏ cho 4 đơn vị khác cùng khai thác tại Bàu Bàng, nhưng đến nay, Công
ty chỉ thực hiện san gạt mặt bằng trồng cây tại khu vực khai thác của Cơng ty, các vị
trí khác chưa thực hiện.
Nhìn chung, cơng tác bảo vệ mơi trường cũng như công tác cải tạo, phục hồi
môi trường trong hoạt động khai thác khống sản đã có những chuyển biến tích cực
trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện trong thực tế của cơng tác
đóng cửa mỏ và phục hồi mơi trường theo đề án cịn chưa cao. Nhiều doanh nghiệp
không lấy lại tiền ký quỹ và cũng không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường như
10



đã cam kết. Có doanh nghiệp có thực hiện việc phục hồi và cải tạo mơi trường sau
khi đóng cửa mỏ nhưng cịn mang tính chống đối, chỉ gan gạt đất đá hoặc trồng cây
tại những vị trí dễ quan sát, cịn phía trong sâu mỏ thì hồn tồn khơng cải tạo.
1.4. Tổng quan điều kiên tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.4.1. Địa hình
Khu mỏ đá vơi núi Thung Chng nằm trên dãy núi đá vơi thuộc vịng cung
Hịa Bình – Thanh Hóa là dãy các đỉnh núi cao nằm nối tiếp nhau. Đỉnh cao nhất tới
+138,5m, sườn dốc thoải đến dốc đứng. Dãy núi có hình vịng cung kéo dài về 2
cánh Đơng Bắc – Tây Nam. Phía dưới chân núi là địa hình thung lũng tích tụ bao
quanh các núi đá vơi. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, hiện tại các thung lũng
là ruộng cấy lúa một vụ của nhân dân địa phương.
1.4.2. Địa chất
Kết quả khảo sát thực địa và thu thập tổng hợp tài liệu cho thấy khu thung
Chng có mặt các phân vị địa tầng sau:
 Hệ tầng Đồng Giao – Phụ hệ tầng trên (T2ađg2)
Trong diện tích khai thác 12,3ha ở thung Chng hệ phụ tầng Đồng Giao
chiếm 2/3 diện tích và chủ yếu là đá vôi dạng khối, phân lớp dày xen kẹp các lớp đá
vôi phân lớp mỏng. Các dạng cấu tạo này nằm đan xen nhau nên khó phân chia ra
từng tập. Đá vôi tạo thành các dải núi kéo dài theo phương Tây Bắc – Đơng Nam.
Đá có mầu xám tro, xám xi măng, xám phớt đen có các gân mạch nhỏ canxit màu
xám trắng, xuyên cắt không theo quy luật. Đá rắn chắc, sủi bọt mạng với axit HCl,
nhiều chỗ đá vôi nứt nẻ và ngấm hydroxyt sắt màu xám nâu loang lỗ. Thành phần
khống vật chình là canxit ngồi ra cịn có các tạp chất như hydroxit sắt…
Canxit có tinh thể dạng hạt nhỏ đến vi hạt, bị ép nén có dạng kéo dài, định
hướng. Dưới kính hiển vi phân cực Canxit khơng màu, sạch, mặt sần, độ nổi rõ có
tính giả hấp thụ mạnh, giao thoa trắng bậc cao. Khống vật Canxit chiếm chủ yếu,
ngồi ra có hydroxit sắt, các khống vật khác nhưng khơng đáng kể.
Thế nằm: Cắm đơn nghiêng về Tây Nam 190  25; 200  20; 210  25.
11



Chiều dày khoảng 400m.
 Hệ Đệ Tứ (Q):
Là các thung lũng giữa núi, bao quanh các giải núi đá vôi, bề mặt bằng
phẳng. Hệ đệ tứ nằm phủ bất chỉnh hợp lên phụ điệp Đồng Giao bao gồm các trầm
tích bở rời: Sét sạn sỏi lẫn các mảnh vụn đá vơi dày 5 – 10 m có chỗ dày đến 15m.
Trên bề mặt chủ yếu là sét, mùn thực vật… Hiện là những cánh đồng lúa cấy một
vụ của dân địa phương.
1.4.3. Khí hậu
Khu vực dự án thuộc vùng có khí hậu, thời tiết vừa chịu ảnh hưởng của khí
hậu, thời tiết gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng khí hậu, thời tiết tiểu vùng. Khí hậu
được chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng V đến tháng X
cịn mùa khơ từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
1.4.4. Tài nguyên sinh vật
Ninh Bình là tỉnh có các hệ sinh thái đa dạng và phong phú, phân thành 5 hệ
đặc trưng: hệ sinh thái rừng trên núi đá vơi, hệ sinh thái gị đồi, hệ sinh thái vùng
đồng bằng, hệ sinh thái các thủy vực và hệ sinh thái vùng ven biển. Các hệ sinh thái
đều mang tính tiêu biểu về quần thể lồi, quyết định tính đa dạng sinh học. Tuy
nhiên, trong khu vực khai thác mỏ, số lượng các loài sinh vật rất hạn chế.
- Thực vật nổi: xác định được khoảng 88 loài sống ở nước ngọt thuộc 4
ngành.
- Động vật sống dưới nước: có 30 lồi động vật nổi, 45 lồi động vật đáy
(sống vùng nước ngọt).
Thực vật: Các loại thực vật hiện tại của khu vực triển khai dự án có thể phân
chia thành nhiều nhóm, nhiều loại gồm: lúa, ngô, khoai, sắn ...Các loại rau màu cho
thân, lá, củ, hạt như cải bắp, đỗ, lạc...Các loại cây ăn quả gồm na, đu đủ, chanh,
chuối...Cây hoang dại phổ biến là cây bụi.
Động vật: Các loài động vật hiện nay trong khu vực gồm, nhóm động vật tự
nhiên như chuột rắn, các lồi thủy sinh trong hệ thống sơng, hồ, ao...Ngồi các loài

12


trên cịn có các lồi ra súc gia cầm quen thuộc với người nơng dân như trâu bị, lợn
gà...

13


Chƣơng 2 – ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự ảnh hưởng của các hoạt động
khai thác vật liệu xây dựng tới hệ sinh thái khu vực mỏ đá vôi núi Thung
Chuông, xã Đức Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Khu vực mỏ đá vôi núi Thung Chng, xã Đức
Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Hình 2.1. Phạm vi không gian khu vực nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 3 đến tháng 11 năm 2018.
+ Thu thập tài liệu, khảo sát ngoài thực địa để lựa chọn khu vực nghiên
cứu, địa điểm lấy mẫu: tháng 4, tháng 5, tháng 6;
+ Xử lý số liệu, tổng hợp, hoàn thành báo cáo từ tháng 7 – tháng 11/2018.

14


2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích đánh giá quần xã thực vật và tính đa dạng thực

vật trong hệ sinh thái
+ Phương pháp kế thừa các tư liệu khoa học đã công bố: Việc kế thừa các
thành quả sẵn có là hết sức cần thiết, nhưng có chọn lọc. Trên cơ sở các số liệu
đã có, tổng hợp và hệ thống hoá các tư liệu theo một mơ hình thống nhất để đánh
giá đa dạng sinh học và tính chất hệ sinh thái mang tính khoa học cao.
+ Phân tích, đánh giá quần xã thực vật: Các phương pháp được sử dụng
khác nhau cho nghiên cứu cấu trúc và thành phần loài của quần xã trong hệ sinh
thái. Trong những nghiên cứu này sự cần thiết để so sánh về số lượng về mức độ
chi tiết của các điểm thu mẫu được lựa chọn được đánh giá trong những vùng
nghiên cứu điểm và nó được xem là hình mẫu để có thể đưa ra những nhận định
chung trong một vùng rộng lớn. Tất cả những đánh giá tổng hợp đều phải nói lên
được mối liên hệ giữa các quần xã với môi trường.
+ Mô tả và phân tích cấu trúc: Những phương pháp được tiến hành dựa
trên cơng bố của các tác giả có uy tín. Quan điểm nghiên cứu được dựa trên
phương pháp của Rollet (1974) và báo cáo của UNESCO về hệ sinh thái rừng
nhiệt đới (1979).
+ Sử dụng tư liệu viễn thám – bản đồ, dùng bản đồ và ảnh vệ tinh để tăng
cường khả năng phân tích lập vùng điều tra chuẩn trên thực địa. Các điểm khảo
sát và tuyến khảo sát được thiết lập trải rộng qua tất cả các đơn vị của các hệ sinh
thái khác nhau. Các điểm khảo sát được định vị toạ độ bằng GPS trên bản đồ. Từ
đó thiết lập hệ thống tuyến khảo sát và các hệ thống điểm quan sát lấy mẫu.
Tuyến khảo sát của chúng tôi thiết lập qua tất cả hệ sinh thái.
+ Khảo sát thực địa: Từ năm 2017 đến 2018, nhiều đợt khảo sát thực địa
trong ranh giới vùng nghiên cứu được tiến hành nhằm thu thập các tư liệu phân
tích hệ sinh thái, các mẫu phân tích thành phần lồi đưa cho các cơ sở nghiên cứu
giám định danh pháp và các đặc trưng sinh học và sinh thái học.
15


+ Đánh giá tính đa dạng thực vật:

 Điều tra thành phần hệ thực vật theo quan niệm và phương pháp
truyền thống, định loại mẫu vật theo phương pháp chuyên gia và
phương pháp so sánh hình thái. Ngồi ra, báo cáo kế thừa các tư
liệu khoa học đã công bố khác của các nhà thực vật học có uy tín
đã công bố (trong danh mục tài liệu tham khảo), từ đó lựa chọn
một số lồi đã xác định hoặc có khu phân bố phủ lên vùng nghiên
cứu.
 Đánh giá tính đa dạng sinh học thành phần loài, đặc trưng cấu trúc
thành phần lồi của hệ thực vật. Tính đa dạng về các mối quan hệ
giữa hệ thực vật vùng nghiên cứu với các hệ thực vật khác, nhằm
khẳng định tính độc đáo của hệ thực vật có hoặc khơng. Các sách
chuyên khảo theo Phạm Hoàng Hộ (1993), Danh lục các loài thực
vật Việt Nam (Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh vật)
 Đánh giá tính đa dạng bản chất sinh thái hệ thực vật. Các nguyên
tắc đánh giá dựa trên sự phân chia dạng sống thực vật của Raunker
(1937).
 Đánh giá tính đa dạng và mức độ giàu lồi q hiếm (theo IUCN,
trong sách đỏ Việt Nam, 2007), lồi có giá trị tài nguyên.
(theo”Tài nguyên thực vật Đông Nam Á - Prosea, 1995”)


Đánh giá tính đa dạng quần xã thực vật: Cơ bản dựa trên quan
điểm hệ sinh thái (Tansley 1935)

2.3.2. Phương pháp phân tích đánh giá thực trạng và tính đa dạng sinh học
động vật trong hệ sinh thái
+ Phương pháp kế thừa các tư liệu khoa học đã cơng bố
+ Phân tích định loại thú nhỏ theo mơ tả hình thái màu sắc gặm nhấm
trong “Chuột và biện pháp phịng trừ” của Lê Vũ Khơi và cộng sự (1979), Đào
Văn Tiến (1985), Cao Văn Sung và cộng sự (1980); các loài thú lớn theo

“Mammals of Thailand” của Lekagul et al., 1977, Van Peneen (1970). Tên và sự
16


sắp xếp loài thú theo “Danh lục các loài thú ở Việt Nam (La Tinh, Việt, Anh,
Pháp, Nga)” của Lê Vũ Khơi (2000).
+ Phân tích, định loại chim, những thơng tin chưa được xác định ở ngoài
thực địa, theo sự mơ tả hình thái ngồi của chim trong “Chim Việt Nam. Hình
thái và phân loại” của Võ Q (tập I năm 1975, tập II, năm 1981)
+ Định loại các loài bò sát, ếch nhái theo Đào Văn Tiến (1977) và tên lồi
theo“Danh lục bị sát và ếch nhái Việt Nam” của Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu
Cúc (1996).
+ Phân tích các chỉ tiêu hình thái cá theo “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của
Pravdin, 1973; “Định loại cá nớc ngọt Nam Bộ” của Mai Đình Yên và cộng sự,
1992. “Cá nước ngọt Việt Nam, tập I, họ cá Chép” của Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ
Vân, 2001; “Fishes of the Cambodian Mekong” của W. J. Rainboth, 1996;
“Ngư loại phân loại học” củaVương Dĩ Khang, 1958.
+ Phương pháp điều tra qua người dân bản địa: Điều tra bằng cách hỏi
những người dân, đặc biệt những thợ săn hay những người thường xuyên đi rừng
và các cán bộ kiểm lâm. Khi hỏi như vậy thường kết hợp với ảnh màu các con
vật cần biết thông tin. Những thông tin thu được đánh dấu trên bản đồ. Đồng thời
với việc hỏi dân cịn tìm hiểu các di vật của các lồi động vật cịn lại trong nhà
dân như các sọ, các phần xương, cặp sừng, tấm da lơng, đi, lơng và cả những
con vật cịn sống mà người dân cịn ni nhốt.
+ Điều tra ngồi tự nhiên: Tiến hành điều tra theo tuyến, trong mỗi tuyến
lại chia ra thành các tuyế nhỏ tùy theo địa hình và hướng núi. Sử dụng GPS ghi
lại tuyến khảo sát định vị trí phát hiện ra cá thể động vật hay các dấu tích hoạt
động của chúng để lại trên hiện trường.

17



×