Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Nghiem cam hoc sinh su dung dien thoai trong gio hoc22042013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.5 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Nghiêm cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học (22/04/2013)


Hiện nay đa phần học sinh phổ thông, nhất là học sinh bậc THCS, THPT sử dụng điện thoại di động. Do
điều kiện kinh tế nhiều gia đình khá lên, nên phụ huynh chẳng ngại mua sắm cho con cái một chiếc "a lô”
với mong muốn ễ dàng quản lý việc đi đứng, học hành của chúng.


Cũng có nhiều trường hợp, mặc dù không được phép của phụ huynh nhưng con cái họ vẫn lút đem điện
thoại đến trường sử dụng. Các em thuộc lứa tuổi mới lớn nên tính bắt chước, đua địi, thích bề nổi, khoe
mẽ, trưng diện... rất lớn, hễ thấy bạn bè có điện thoại là các em cũng muốn có như bạn bè. Nhiều em sắm
điện thoại không phải để gọi, nhắn tin cho cha mẹ, người thân những lúc thật sự cần thiết, mà chủ yếu
nghe nhạc, chơi game, lướt web, gọi, nhắn nói chuyện, hẹn họ, rủ rê bạn bè đi chơi bời, làm những việc
không đâu như: ghi âm, chụp hình bậy bạ. Nhiều nhà trường đau đầu về chuyện học sinh lén lút chụp ảnh,
ghi hình, ghi âm bạn mình, kể cả thầy cơ có sơ hở về lời ăn tiếng nói, về áo quần khi ngồi, cúi xuống; rồi
đưa lên mạng để bình luận, bêu rếu…rất nguy hiểm, làm ảnh hưởng, tổn hại đến nhân phẩm người khác.
Thậm chí, điện thoại di động của nhiều em khi đem tới trường, trong đó đã cài đặt nhiều nội dung đồi trụy
như phim, hình ảnh sex, rồi đem phát tán, truyền cho nhau xem, bình luận chăm chú vào lúc ra chơi, kể
trong giờ học. Thậm chí, học trò thời nay còn dùng điện thoại di động để "khủng bố”, chửi bới, de dọa
giáo viên, người lớn mà các em ghét, bằng hàng loạt cuộc gọi, nháy máy và tin nhắn. Nhiều em hư hỏng,
lơ là, chểnh mảng việc học hành nên học lực càng ngày sa sút, yếu kém, có một phần nguyên nhân từ việc
ghiền, lạm dụng quá mức điện thoại. Trong tiết học, gặp những thầy cơ giáo dễ dãi, ít nghiêm khắc, nhiều
em học sinh ngang nhiên, tự do gọi, nhắn, xem điện thoại, làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học của
thầy và trò. Việc học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, chúng ta không thể cấm. Nhưng với những
học sinh cố tình sử dụng điện thoại trong giờ học, gây ảnh hưởng xấu đến lớp học, thì mọi thầy cơ giáo,
nhà trường nên có biện pháp giáo dục và xử lý nghiêm túc, khơng để tình trạng đó tái diễn. Đặc biệt, cần
ngăn cấm, xử lý triệt để học sinh lợi dụng điện thoại để phát tán, lan truyền những nội dung khơng lành
mạnh, những hình ảnh, clip mang tính bạo lực, khiêu dâm... trong học đường. Mặt khác, nhà trường cần
thông báo sự việc này đến phụ huynh để họ có trách nhiệm cùng nhà trường giáo dục con cái, thấy được
cái hại khi sử dụng điện thoại trong giờ học và những cái hại khác. Việc trường THPT Lê Trung Đình
(Thành phố Quảng Ngãi) và một số trường học khác đạt được thỏa thuận với phụ huynh học sinh ngay từ
đầu năm, nghiêm cấm mọi học sinh đem và sử dụng điện thoại di động đến trường, đến lớp cũng được
xem là biện pháp tốt nhằm triệt để tình trạng học sinh lạm dụng điện thoại di động, gây ảnh hưởng, chi


phối, tác động xấu đến hoạt động dạy học và các hoạt động khác trong nhà trường. Đó là một mơ hình
mà các nhà trường nên học tập và vận dụng.


</div>

<!--links-->

×