Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề triều khúc, xã tân triều, huyện thanh trì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG TRẦN QUÂN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
TRIỀU KHÚC, XÃ TÂN TRIỀU, HUYỆN THANH
TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng
năM 2016
Tác giả luận văn

Đặng Trần Quân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô Tiểu ban 1, Khoa Môi
Trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND xã Tân Triều, Viện
Địa Lý đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Đặng Trần Quân

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài....................................................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa.......................................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................... 3
2.1.


Tình hình nghiên cứu về làng nghề Triều Khúc..................................................... 3

2.2.

Môi trường làng nghề tái chế nhựa và dệt nhuộm ở việt nam .............................. 4

2.2.1. Môi trường làng nghề Việt Nam............................................................................... 4
2.2.2. Môi trường làng nghề tái chế nhựa ở Việt Nam..................................................... 7
2.2.3. Môi trường làng nghề dệt nhuộm ở Việt Nam...................................................... 11
2.3.

Phát triển và bảo vệ môi trường làng nghề............................................................ 16

2.3.1. Kinh nghiệm về phát triển làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề
trên thế giới................................................................................................................ 16
2.3.2. Phát triển và bảo vệ môi trường làng nghề ở Việt Nam...................................... 19
2.4.

Tình hình phát triển làng nghề truyền thống và bảo vệ môi trường làng
nghề của thành phố hà nội....................................................................................... 21

2.4.1. Tình hình phát triển làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội .................21
2.4.2. Thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường làng nghề của
Hà Nội......................................................................................................................... 23
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................ 25
3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 25

3.2.


Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 25

3.3.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................. 25

iii


3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều,
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội....................................................................... 25
3.3.2. Hoạt động sản xuất làng nghề Triều Khúc (dệt nhuộm, thu gom và tái
chế nhựa).................................................................................................................... 25
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề Triều Khúc....................................... 25
3.3.4. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến cảnh quan môi trường và sức
khỏe cộng đồng......................................................................................................... 25
3.3.5

Đề xuất giải pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện chất lượng
môi trường làng nghề Triều Khúc.......................................................................... 25

3.4.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 26

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.................................................................... 26
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...................................................................... 26
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu................................................................ 26
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu và so sánh.................................................................... 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 32
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Tân Triều................................................... 32

4.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 32
4.1.2. Kinh tế xã hội............................................................................................................. 34
4.2.

Hoạt động sản xuất làng nghề Triều Khúc............................................................ 36

4.2.1. Hoạt động dệt nhuộm................................................................................................ 36
4.2.2. Hoạt động thu gom và tái chế nhựa........................................................................ 40
4.3.

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề............................................................ 43

4.3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước.................................................................... 43
4.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường khơng khí........................................................... 49
4.3.3. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sản xuất............................................................ 52
4.4.

Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề đến cảnh quan môi trường

và sức khỏe của con người...................................................................................... 53
4.4.1. Ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.................................................................. 53
4.4.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng...................................................................... 54
4.4.3. Thực trạng công tác quản lý môi trường của địa phương................................... 55
4.5.


Đề xuất giải pháp tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường làng nghề .....55

4.5.1. Giải pháp cơ chế, chính sách................................................................................... 55

iv


4.5.2. Giải pháp quy hoạch................................................................................................. 56
4.5.3. Giải pháp công nghệ xử lý....................................................................................... 57
4.5.4. Sản xuất sạch hơn...................................................................................................... 58
4.5.5. Giải pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng.......................................................... 60
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 63
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 63

5.2

Kiến nghị..................................................................................................................... 64

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 65

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

QCCP

Quy chuẩn cho phép

SXSH

Sản xuất sạch hơn

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc trưng chất thải từ sản xuất của một số loại hình làng nghề ...................... 6

Bảng 2.2. Thành phần và khối lượng nhựa thu gom tại các làng nghề ............................. 7
Bảng 2.3. Đặc tính của các loại nhựa có thể tái chế............................................................. 8
Bảng 2.4 Nước thải tại một số làng nghề dệt nhuộm điển hình ....................................... 14
Bảng 3.1. Danh mục các chỉ tiêu mẫu khí và phương pháp xác định............................. 27
Bảng 3.2. Vị trí quan trắc mẫu khí........................................................................................ 29
Bảng 3.3. Vị trí điểm lấy mẫu nước...................................................................................... 28
Bảng 3.4. Các phương pháp xác định thông số trong nước.............................................. 30
Bảng 4.1. Cơ cấu các ngành sản xuất của xã Tân Triều năm 2015................................. 34
Bảng 4.2. Lao động nghành dệt nhuộm làng Triều Khúc................................................. 36
Bảng 4.3. Định mức nguyên nhiên liệu quá trình nhuộm tơ sợi làng nghề
Triều Khúc

39

Bảng 4.4. Số hộ và lao động thu gom tái chế nhựa làng Triều Khúc ............................. 40
Bảng 4.5. Định mức nguyên nhiên liệu quá trình thu gom tái chế nhựa làng
nghề Triều Khúc

44

Bảng 4.6. Kết quả phân tích mẫu nước thải dệt nhuộm làng Triều Khúc ....................... 43
Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải tái chế nhựa làng Triều Khúc ....................44
Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu nước cống trong làng................................................... 45
Bảng 4.9. Kết quả phân tích mẫu nước mặt làng Triều Khúc........................................... 46
Bảng 4.10. Kết quả phân tích mẫu ngầm làng Triều Khúc............................................... 48
Bảng 4.11. Kết quả quan trắc mẫu khí làng nghề Triều Khúc tháng 12/2015 ...............49
Bảng 4.12. Kết quả quan trắc mẫu khí làng nghề Triều Khúc tháng 6/2016 ................. 50
Bảng 4.13. Kết quả chất thải rắn từ sản xuất của hộ thu gom và tái chế nhựa ..............52
Bảng 4.14. Kết quả phỏng vấn người dân về ô nhiễm môi trường làng nghề ...............53
Bảng 4.15. Kết quả điều tra về ảnh hưởng làng nghề đến một số loại bệnh tại

địa điểm nghiên cứu

vii

54


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình tái chế nhựa của làng nghề......................................................... 9
Hình 2.2. Sơ đồ cơng nghệ ươm tơ dệt lụa kèm dòng thải của làng nghề ......................13
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại làng nghề Triều Khúc .................................................. 13
Hình 4.1. Sơ đồ xã Tân Triều................................................................................................. 32
Hình 4.2. Quy trình nhuộm tơ sợi làng nghề Triều Khúc .................................................. 39
Hình 4.3. Quy trình thu gom tái chế nhựa làng nghề Triều Khúc .................................... 42
Hình 4.4. Biểu đồ độ ồn tháng 12/2015 và 6/2016 làng Triều Khúc ............................... 51
Hình 4.5. Biểu đồ hàm lượng CO tháng 12/2015 và tháng 6/2016 ................................. 51
Hình 4.6. Hệ thống xử lý bụi đơn giản................................................................................. 58

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Trần Quân
Tên Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngành: Mơi Trường

Mã số: 60440301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện

Thanh Trì, thành phố Hà Nội
- Đề xuất giải pháp nhằm giảm ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất

của làng nghề Triều Khúc.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất
của làng nghề Triều Khúc; đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và đề xuất
giải pháp.
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực địa, kết hợp thu thập tài liệu.
Áp dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh toán học, lấy mẫu, xử
lý số liệu và đánh giá kết quả.
Kết quả chính và kết luận
Làng nghề Triều Khúc có 2 ngành nghề chính là dệt nhuộm và thu gom, tái
chế nhựa. Hoạt động sản xuất của làng nghề đã gây ô nhiễm môi trường.
Môi trường làng nghề Triều Khúc đã bị ơ nhiễm:
- Ơ nhiễm khơng khí: CO, bụi và độ ồn.
+

- Ơ nhiêm nước mặt: COD, BOD5 và NH4 , coliform.
+

- Ô nhiễm nước ngầm: NH4 , coliform và COD.
- Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất chủ yếu từ thu gom và tái chế nhựa.

Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe..
Bệnh chủ yếu là bệnh ngồi da, bệnh hơ hấp.
Cơng tác quản lý mơi trường ở Triều Khúc chưa tốt.

Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm mơi trường làng nghề Triều Khúc: cơ chế
chính sách, quy hoạch, công nghệ xử lý, sản xuất sạch hơn và tuyên truyền.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dang Tran Quan
Thesis title: Assessing the environmental current status and proposing solutions to
reduce environmental pollution in Trieu Khuc craft village, Tan Trieu Commune,
Thanh Tri District, Hanoi city.
Major: Environment

Code: 60440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Assessing the environmental current status in Trieu Khuc craft village, Tan

Trieu Commune, Thanh Tri District, Hanoi city.
- Proposing solutions to reduce environmental pollution from productive

activities of Trieu Khuc craft village.
Materials and Methods
Research Contents: The conditions natural economic - social, productive
activities of Trieu Khuc craft village. Assessing the environmental current status
and proposing solutions.
Use survey methodology, field survey, documents collection.
Apply analytical methods, statistical, mathematical, comparisons, sampling,
data processing and results evaluation.

Main findings and conclusions
Trieu Khuc craft village has textile dyeing craft and recycling plastic craft.
Production activities caused environmental pollution in the craft village.
Trieu Khuc craft village is environmental pollution:
- Air pollution: CO, dust and noise.
+

- Surface water pollution: COD, BOD5 and NH4 , coliform.
+,

- Groundwater pollution: NH4 coliform and COD.
- Solid waste is from the collection and recycing plastic.

Environmental pollution seriously affects health. The diseases are skin
diseases, respiratory diseases.
Environmental management isn’t good in Trieu Khuc.

x


The solution reduces environmental pollution Trieu Khuc craft villages:
mechanisms and policies, planning, treatment technologies, cleaner production and
propaganda.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng nghề

đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và giảm đói nghèo
nơng thơn, tăng việc làm, thu nhập, phát triển du lịch. Chính sách đổi mới kinh tế
đã đem lại luồng sinh khí mới cho các làng nghề Việt Nam. Hiện nay, các làng
nghề không ngừng thay da đổi thịt và đã tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn
Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì đang tồn tại những vướng mắc.
Hiện nay làng nghề đứng trước nhiều khó khăn: phát kiểu phong trào, chưa có quy
hoạch, cơng nghệ sản xuất lạc hậu, ý thức bảo vệ môi trường rất thấp... và ở nhiều
làng nghề vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh
hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng.
Nằm ven đô Hà Nội, làng Triều Khúc là một làng nghề truyền thống lâu đời
với khởi phát là nghề dệt nón quai thao. Tiếp nối truyền thống là một làng thủ cơng
có tiếng, làng Triều Khúc từng bước phát triển thế mạnh sản xuất mang lại cuộc
sống ở mức khá cao so với những làng lân cận. Nổi tiếng là làng nghề thủ công xe
tơ dệt sợi, gần đây làng nghề Triều Khúc còn được biết đến bởi ngành nghề thu
mua tái chế phế liệu.
Tuy nhiên, khi đời sống vật chất được nâng cao người dân làng phải đối
mặt với những thách thức về môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây gây
bức xúc cho người dân và là tin nóng về ô nhiễm làng nghề trên các trang báo.
Làng nghề Triều Khúc hiện nay ô nhiễm ra sao, do hoạt động nào, cần phải làm gì
đang là vấn đề cấp thiết cần giả quyết của cơ quan chức năng và các nhà nghiên
cứu.
Việc điều tra khảo sát, nghiên cứu các nguồn thải, đánh giá hiện trạng và
diễn biến môi trường là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể và hữu hiệu giải quyết
vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề Triều Khúc. Chính vì vậy, tơi đã thực hiện
đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”.

1



1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng mơi trường làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện

Thanh Trì, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất và giảm áp lực ô nhiễm môi

trường từ hoạt động của làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá được hiện trạng môi trường làng nghề Triều Khúc thông qua số

liệu điều tra, quan trắc, các tài liệu sẵn có và ý kiến cộng đồng;
- Đề xuất giải pháp phải có tính khả thi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

làng nghề Triều Khúc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
1.4. Ý NGHĨA
Cung cấp những kết quả nghiên cứu về hiện trạng mơi trường làng nghề và
góp phần đưa ra các giải pháp phù hợp.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LÀNG NGHỀ TRIỀU KHÚC
Triều Khúc nổi tiếng là làng thủ công của đất Thanh Oai (Hà Đông) xưa. Nổi
tiếng nhất là nghề dệt theo từ nguyên liệu thô, sần là những phế liệu từ dệt lĩnh dệt
lụa thải ra, được chuốt lọc lại thành những con tơ, cuộn sợi nhuộm đủ màu rồi mới
dệt thành vải để làm quai nón. Dân làng cịn nổi tiếng bởi nghề đi khắp nơi thu
lượm lông gà, lông vịt về phân loại, làm sạch, phơi khô. Từ các nguyên liệu này,

mọi người trong nhà, mỗi người mỗi việc làm thành khá nhiều sản phẩm. Những
năm gần đây làng còn phát triển hoạt động thu gom tái chế phế liệu mà chủ yếu là
nhựa. Làng nghề Triều Khúc đã thành đối tượng nghiên cứu của các đề tài khoa
học xã hội và công nghệ.
Trần Thu Hà với nghiên cứu “Quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân
làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội trong thời kỳ 2000 –
2012” dưới tác động của cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa – đơ thị hóa và biến động
kinh tế thị trường đã phân tích sự hay đổi sinh kế làng nghề qua thời gian. Qua đó
chỉ ra loại hình xe sợi nhuộm chỉ và dệt đai nên là ngành nghề thủ cơng chính cho
làng nghề để vừa đảm bảo giữ gìn văn hóa, vừa đảm bảo kinh tế bền vững trong
tương lai. Tuy nhiên, cần phải có những phương án bảo vệ môi trường làng nghề.
Đề tài “Nghiên cứu phương pháp xử lý nước thải nhuộm của làng nghề Triều
Khúc - Tân Triều – Hà Nội” của Nguyễn Thị Lan năm 2008 đã nêu mức độ
ô nhiễm và công nghệ xử lý nước thải nhuộm cho làng nghề. Nước thải nhuộm tại

hộ nghiên cứu có hàm lượng COD đã vượt quy chuẩn cho phép từ 10 đến 15 lần.
Nghiên cứu đã chỉ ra ô nhiễm nước thải tuy nhiên giải pháp chưa thỏa đáng do
phương pháp xử lý vẫn tốn kém, khó thực hiện cho quy mơ làng nghề.
Nghiên cứu về các làng nghề tái chế phế liệu năm 2010, của Lương Thị Mai
Hương đã cho thấy làng nghề tái chế nhựa thải Triều Khúc hiện có hơn 300 cơ sở.
Do khơng có bãi tập kết phế liệu nên nhựa phế thải phải để ở trong và bên ngoài
nhà, chiếm dụng đường đi gây ùn tắc giao thông. Người dân phải sống chung với
các loại nhựa phế thải này. Trong nước thải từ hộ tái chế nhựa, hàm lượng COD là
200 mg/l và BOD5 là 80 mg/l đều vượt quy chuẩn cho phép.

3


Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy làng nghề Triều Khúc có ơ nhiễm,
song vẫn chưa có những giải pháp thỏa đáng và hiện nay mức độ ô nhiễm vẫn

ngày càng nghiêm trọng hơn cần phải có giải pháp phù hợp với việc sản xuất của
làng nghề.
2.2. MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHỰA VÀ DỆT NHUỘM Ở
VIỆT NAM
2.2.1. Mơi trường làng nghề Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình phát triển làng nghề Việt nam
Có thể hiểu làng nghề là làng nơng thơn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ
cơng nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề
nông (Đặng Kim Chi, 2005). Hiện nay, nước ta có 2.017 làng nghề thuộc 11 nhóm
ngành nghề khác nhau, trong đó gồm 1,4 triệu hộ tham gia sản xuất, thu hút hơn 11
triệu lao động. Nhiều tỉnh có số lượng các làng nghề lớn như Hà Tây (cũ) với 280
làng nghề, Bắc Ninh (187), Hải Dương (65), Hưng Yên (48)… với hàng trăm
ngành nghề khác nhau, phương thức sản xuất đa dạng.
Sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị trường trong nước với
các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị trường nước bạn với
nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn. Đặc biệt, phát triển các nghề truyền
thống đang góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho hơn 11 triệu lao động chuyên
và hàng nghìn lao động nơng nhàn ở nơng thơn, góp phần nâng cao thu nhập cho
người dân. Nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng phục vụ
các dịch vụ du lịch. Đây là hướng đi mới nhưng phù hợp với thời đại hiện nay và
mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm môi
trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phục vụ mục tiêu phát
triển bền vững.
Hiện nay, nước ta đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, thúc
đẩy sự phát triển làng nghề. Tuy nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ lâm vào tình
trạng suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau như bế tắc về thị trường, do bị
cạnh tranh, do thiếu vốn để cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm môi trường… Để giải
quyết những khó khăn này, cần có cái nhìn tổng quan về làng nghề và gắn với thực
trạng kinh tế xã hội trong nước và thế giới nói chung.


4


2.2.1.2. Môi trường làng nghề Việt Nam
Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn
ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề "Mơi trường làng nghề
Việt Nam" thì hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi trường (trừ
các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô nhiễm như
thêu, may...).
Qua báo cáo của BTNM về mơi trường làng nghề 2008 thì 100% mẫu nước
thải ở các làng nghề được khảo sát có thơng số vượt tiêu chuẩn cho phép. Mơi
trường khơng khí bị ơ nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô
nhiễm bụi vượt Quy chuẩn cho phép (QCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu
than củi. Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông,
thường gặp ở các bệnh về đường hơ hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngồi da.
Nhiều dịng sơng chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng, nhiều
ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ơ nhiễm khơng khí từ làng nghề. Tình
trạng ơ nhiễm mơi trường như trên đã ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến sức
khỏe của cộng đồng, nhất là những người tham gia sản xuất, sinh sống tại các làng
nghề và các vùng lân cận.
Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn
khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó
95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất.
Ơ nhiễm nước do các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải công

nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông.
Thường thì nước thải ra bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện tượng đổi màu đối với
dịng sơng nhận nước thải, có mùi rất khó chịu. Hơn nữa là sự vượt quá QCCP đối

với các hàm lượng BOD, COD, SS, và coliform, các kim loại nặng… ở cả nước
mặt và nước ngầm, làm chết các sinh vật thủy sinh và chứa các mầm bệnh nguy
hại cho con người.
Ơ nhiễm khơng khí gây bụi, ồn và nóng do sử dụng than và củi chủ yếu

trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ.
Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…) hoặc do

bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông thường: nhựa,
túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra
bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm
các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

5


Bảng 2.1. Đặc trưng chất thải từ sản xuất của một số loại hình làng nghề

Loại hình sản
xuất

Chế biến lương
thực, thực
phẩm, chăn
nuôi, giết mổ.
Dệt nhuộm,
ươm tơ, thuộc
gia

Bụi, CO, SO2,


BOD5, COD, độ

NOx, hơi axit,
hơi
kiềm,
dung mơi,

màu, tổng N, hóa

Xỉ than, tơ sợi,

chất, thuốc tẩy,

vải vụn, cặn,

6+

Cr

(thuộc da)

Thủ công mỹ
nghệ:

-Bụi, SiO2, CO,

- Gốm sứ

NOx, HF, THC


- Sơn

-Bụi, hơi xăng,
dung môi, oxit
Fe, Zn, Cr, Pb

mài,
gỗ mỹ nghệ,
chế tác đá
Tái chế:
- Tái chế giấy

BOD5, COD, độ
màu, SS, dầu
mỡ cơng nghiệp

sứ), phế phẩm,
cặn, hóa chất

-Bụi, H2S, SO2,

-Bụi, CO, hơi
kim loại, hơi

SS, tổng N, tổng -Bụi giấy, giấy
P, độ màu
phế liệu, bao bì
- COD, SS, dầu
hóa chất

mỡ, CN-, kim loại
- Xỉ than, rỉ

axit, Pb, Zn,
- Tái chế nhựa

Xỉ than (gốm

-pH, BOD5, COD,
hơi kiềm

- Tái chế
kim loại

bao bì hóa chất

HF, HCL, THC
-Bụi, CO, Cl2,

HCl, THC, hơi
dung mơi

sắt, vụn kim
-BOD5,

COD,

tổng N, tổng P, độ
màu, dầu mỡ


loại
-Nhãn mác, tạp
không tái sinh,
chi tiết kim
loại, cao su

Vật liệu xây

-Bụi, CO, SO2,

dựng, khai thác NOx, HF, THC - SS, Si, Cr
đá

- Xỉ than, xỉ

nhiệt,

đá, đá vụn

tiếng ồn,

độ rung

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008)


6


2.2.2. Môi trường làng nghề tái chế nhựa ở Việt Nam

2.2.2.1. Tình hình phát triển làng nghề tái chế nhựa
Số lượng làng nghề tái chế nhựa ở Việt Nam không nhiều, một số làng nghề
điển hình như là: Minh Khai – Hưng Yên, Phú Xuyên – Hà Tây, Văn Khúc,Văn
Giang - Hưng Yên, Triều Khúc, Trung Văn – Hà Nội và một số làng nghề tái chế
nhựa ở miền trung và miền nam. Các làng nghề đã giải quyết công ăn việc làm cho
người dân từ khâu thu mua cho đến khâu phân loại và xay sửa nguyên liệu cũng đã
xử lý được lượng lớn nhựa phế thải. Trong những năm gần đây, một số làng nghề
nhựa đã phát triển nhanh chóng khơng những thu hút những lao động trong làng
mà còn thu hút nhiều lao động trong các vùng lân cận tham gia sản xuất. Số lượng
lao động như vậy nhiều hơn số công nhân của một nhà máy công nghiệp quốc
doanh cùng ngành quy mô nhỏ. Trang thiết bị cũng được đầu tư đáng kể để tạo ra
những mặt hàng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hàng năm,
hoạt động thu gom và tái chế nhựa đem lại cho làng nghề hàng trăm tỉ đồng.
Theo số liệu điều tra tại một số làng nghề tái chế nhựa điển hình thì thành
phần và lượng thu gom tái chế được thể hiển trong bảng sau:
Bảng 2.2. Thành phần và khối lượng nhựa thu gom tại các làng nghề
TT

1
2
3
4
5

2.2.2.2. Quy trình sản xuất của làng nghề tái chế nhựa
Việt Nam cũng như các nước đang phát triển hầu hết hoạt động tái chế nhựa
thực hiện trên qui mô hộ và cơ sở sản xuất nhỏ. Cơ sở nhỏ, công nghệ thấp

7



nên sản phẩm chất lượng cũng thấp, giá thành rẻ và người dân cố gắng tiết kiệm
chi phí nguyên liệu đầu vào. Công nghệ sản xuất ở cơ sở nhỏ gồm xay, ép đùn, tạo
viên. Về cơ bản việc sản xuất tại các hộ cũng như các công ty, cơ sở sản xuất lớn
mặc dù máy móc đã quá đát (Inge.L, 1995).
Nhìn chung các loại chất thải này khi thu gom thường được phân theo thành
phần các loại nhựa: HDPE, PP, PVC, PET… Mỗi loại nhựa lại có yêu cầu nhiệt độ
khác nhau khi tái chế.
Bảng 2.3. Đặc tính của các loại nhựa có thể tái chế
Loại nhựa
LDPE
HDPE
PP
PS
PVC
Nguồn: Bruce.A.H et al. (1995)

Nguyên liệu sử dụng cho công nghệ tái chế nhựa chủ yếu là từ các loại nhựa
phế liệu. Chúng được thu gom từ nhiều địa phương như: Hải Phòng, Thanh Hóa,
Nghệ An, Sơn La và khắp các tỉnh thành trong cả nước đặc biệt là các thành phố
lớn như Hà Nội, TP.HCM. Thông qua mạng lưới thu mua phế liệu các loại nguyên
liệu này có nguồn gốc khác nhau như:
- Chất thải cơng nghiệp: Ti vi, radio, bao bì công nghiệp,vỏ máy thiết bị bằng

nhựa…
- Chất thải nông nghiệp: Vỏ đựng hóa chất nơng nghiệp, bao bì vật tư nơng

nghiệp, bao bì thức ăn chăn ni….
- Chất thải dịch vụ: Các loại túi nilon, can…
- Chất thải sinh hoạt: Các hộp đựng mỹ phẩm, chai đựng thực phẩm, nước


uống…
- Chất thải y tế: chai dung dịch truyền, lọ thuốc…

8


Hình 2.1. Sơ đồ quy trình tái chế nhựa của làng nghề
Nguồn: Đặng Kim Chi (2005)

Hầu hết các làng nghề tái chế nhựa ở nước ta hiện nay đều có quy trình sản
xuất tương đối đơn giản, dễ vận hành. Bắt đầu từ bước thu gom nhựa phế liệu, rồi
sửa sạch, nghiền, phơi khơ. Tiếp đó là tạo hạt nhựa, tạo hình rồi hồn thiện sản
phẩm. Với đầu vào là ngun liệu nhựa, điện, nước, bột màu thì ngồi sản phẩm
nó kèm theo khí thải, nước thải và chất thải. Sản phẩm có thể là phơi nhựa hay các
đồ dùng bằng nhựa.

9


2.2.2.3. Ơ nhiễm mơi trường làng nghề tái chế nhựa
Cơng nghệ sản xuất và thiết bị ở các làng nghề phần lớn đều lạc hậu và chắp
vá và thiết bị phần lớn đơn giản không đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật,an tồn và
vệ sinh mơi trường gây ảnh hưởng lớn tới môi trường xung quanh và sức khỏe của
người dân.
Trong cơng nghệ tái chế nhựa khí ơ nhiễm phát sinh trong cơng đoạn gia
nhiệt trong q trình tạo hạt, đùn túi làm nhựa cháy sinh khí độc như HCL, CO.
Ngồi ra q trình phân hủy các hợp chất dính trên nhựa trong khâu thu gom cũng
phát sinh ra khí ô nhiễm bụi cũng là chất ô nhiễm đáng quan tâm phát sinh từ các
khâu xay nghiền, phơi, thu gom và các cơ sở dung than để gia nhiệt sản xuất.

Theo kết quả nghiên cứu tại các làng nghề cho thấy nồng độ hơi khí ơ nhiễm
đều vượt q tiêu chuẩn cho phép cụ thể là: bụi trong khơng khí dao động từ 0,45 3

1,33 mg/m vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 4 lần; hàm lượng THC đo được từ
các bãi rác của làng nghề là 5,366 mg/l vượt QCCP 1,3 lần (Bộ tài nguyên môi
trường, 2008).
Công nghệ tái chế nhựa có mức độ cơ giới hóa cao đạt tới 60-70%. Tuy
nhiên, do phần lớn máy móc đã cũ tận dụng không đồng bộ hiệu quả sản xuất
khơng cao và hầu như chưa có hệ thống xử lý nước thải cho làng nghề nên hầu như
toàn bộ nước thải của quá trình tái chế nhựa đều thải ra môi trường gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho môi trường nước. Làng nghề Triều Khúc được cảnh báo về rủi ro
3

môi trường với lượng rác thu gom hàng ngày hơn 40 tấn, sử dụng 800 m nước mà
khơng có hệ thống xử lý (Trần Hoài Lê, 2014).
Nước thải từ các làng nghề tái chế nhựa có hàm lượng các chất ô nhiễm rất
cao trong thành phần nước thải như COD vượt quá QCCP từ 7 - 10 lần đối với
làng nghề nhựa Minh Khai, 2 lần đối với làng nghề Đại Thắng. Và hàm lượng các
thông số BOD, DO, TSS đều vượt quá QCCP từ 3 - 4 lần tại các làng nghề. (Đặng
Kim Chi, 2005).
Bình quân mỗi ngày, tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, một số lượng
chất thải khổng lồ được tập kết về đây, với ước tính có khoảng 500 chuyến xe tải
chở chất thải này. Nhựa phế thải bao gồm đủ loại: bao bì, túi nilon, vỏ hộp...
được thu mua tràn lan từ khắp nơi. Tại một số cơ sở tái chế, túi nilon, rác thải được
phân loại, xúc rửa một cách thủ công, sơ sài. Nước thải đều xả tràn lan ra

10


mơi trường. Khí thải trong q trình tái chế nhựa, nilon không được xử lý, gây ô

nhiễm và tạo mùi khó chịu (Đặng Mai, 2015).
Làng nghề tái chế nhựa là một trong những nhóm làng nghề có hoạt động sản
xuất có tác hại nhiều nhất tới sức khỏe con người. Các yếu tố gây tác động trực
tiếp tới sức khỏe người lao động cũng như người dân sinh sống tại các khu vực lân
cận là nhiệt độ, tiếng ồn, hơi khí độc và chất thải rắn.
Bệnh phổ biến của nhóm làng nghề này chủ yếu là các bệnh về hô hấp, bụi
phổi và bệnh về thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự phát thải khí
độc, nguồn nhiệt cao và bụi từ trong quá trình sản xuất tái chế nhựa.
2.2.3. Môi trường làng nghề dệt nhuộm ở Việt Nam
2.2.3.1. Tình hình phát triển làng nghề dệt nhuộm
Nghành dệt là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam với
hàng triệu lao động. Các doanh nghiệp phát triển mạnh trên toàn quốc chủ yếu nằm
ở các khu cơng nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tập trung ở các làng nghề
truyền thống như làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông), làng dệt nhuộm Dương
Nội (Hoài Đức), làng dệt nhuộm Nam Cao (Vũ Thư), Phương La (Hưng Hà), làng
nghề Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội)... Với một lượng lớn lao động, các làng nghề
dệt nhuộm đã đạt được giá trị kinh tế to lớn. Theo thống kê số làng ươm tơ, dệt
lụa, đồ da trên cả nước là 173 làng nghề, tập trung chủ yếu ở miền Bắc với 138
làng nghề.
Làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc và Dương Nội của TP.Hà Đông chuyên sản
xuất lụa tơ tằm, vải các loại và in hoa. Xã Dương Nội có 16500 nhân khẩu, trong
đó hơn 2.000 người tham gia nghề dệt nhuộm tại 29 cơ sở sản xuất tập trung ở hai
thôn Ỷ La, La Nội. Làng lụa Vạn Phúc có 9420 nhân khẩu, trong đó có gần 3.000
người tham gia nghề dệt và 35 cơ sở chuyên tẩy, nhuộm. Giá trị sản xuất của các
làng nghề này những năm gần đây đạt trung bình 55 tỷ đồng/năm.
Xã Tương Giang ( Từ Sơn) có hơn 2400 hộ dân, trong đó có hơn 400 hộ làm
nghề dệt nhuộm với số lượng lao động hơn 1000 người. Mỗi ngày tại đây sản xuất
2

được 38.000m2 vải thô, 1.400 kg khăn các loại và hơn 6.000m vải y tế.

Làng dệt Nha Xá (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam) có 255 hộ, trong
đó có khoảng 218 hộ chuyên sản xuất. Những hộ sản xuất nhỏ có khoảng 1
- 2 máy dệt, hộ sản xuất trung bình có 3 - 4 máy, nhiều gia đình đơng lao động, tổ

chức sản xuất hợp lý có tới 8 - 10 máy dệt trong nhà.

11


Làng nghề dệt nhuộm Phương La (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình) được coi là “làng tỷ phú” với sản phẩm khăn dệt nhuộm được xuất
khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Trên địa bàn xã có 20 cơ sở sản xuất
dệt nhuộm theo quy mơ gia đình và 10 doanh nghiệp sản xuất theo quy mơ lớn.
Với trên 6000 nhân khẩu, nhưng làng có tới 2000 máy dệt công nghiệp và bán
công nghiệp. (Bộ tài nguyên môi trường, 2008)
Hiện nay các làng nghề dệt nhuộm ở Việt Nam đều đang phát triển mạnh tạo
nhiều điều kiện lao động cho người dân và đóng góp cho nền kinh tế quốc gia.
2.2.3.2. Quy trình sản xuất của làng nghề dệt nhuộm
Công nghệ dệt nhuộm của các làng nghề khơng có sự thay đổi nhiều, gồm có:
dệt tơ lụa và dệt vải sợi. Công nghệ dệt lụa rất phức tạp qua nhiều khâu là kéo sợi,
dệt và gia cơng hóa học.
Trong đó, kéo sợi là việc kéo từ tơ nguyên liệu ra sợi. Dệt là khâu kết hợp sợi
ngang dọc hình thành tấm vải lụa. Gia cơng hóa học là khâu quan trọng tạo màu
sắc độ bóng cho tơ lụa.
Q trình gia cơng hóa học này chủ yếu là hồ tơ lụa, chuội nhuộm, tẩy trắng.
Sau khi nhuộm, vải được đưa sang cơng đoạn hồn tất tạo sản phẩm.
Đối dệt vải, màn, sợi sau khi dệt sẽ cho qua tẩy trắng sau đó nhuộm và hồn
thiện thành phẩm.
Các cơng đoạn trong quy trình dệt nhuộm của làng nghề sử dụng lượng
nguyên liệu, nhiên liệu, điện, nước, hóa chất và thải ra mơi trường khí thải, bụi,

tiếng ồn, nước thải, rác.

12


×