Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng và sinh sản của gà lạc thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 76 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

THONGSAVATH DOUANGDY

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, SINH TRƯỞNG VÀ

SINH SẢN CỦA GÀ LẠC THỦY

Ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Thongsavath Douangdy


i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Ngơ Thị Kim Cúc và TS. Nguyễn Hồng Thịnh đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Bảo
tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất cho
tôi học tập, triển khai đề tài và bảo vệ luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Thongsavath Douangdy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................ i

Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ v
Danh mục bảng.......................................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... vii
Thesis abstract........................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề..................................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu đề tài............................................................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.4.

Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của đề tài.................................................................. 3


Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở khoa học............................................................................................................ 4

2.1.1.

Cơ sở khoa học nghiên cứu đặc điểm ngoại hình.................................................. 4

2.1.2.

Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng................................................................ 5

2.1.3.

Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản...................................................................... 7

2.2.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ............................................... 11

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới......................................................................... 11

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................... 17


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 25
3.1.

Đối tượng, phạm vi................................................................................................... 25

3.1.1.

Đối tượng địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................ 25

3.2.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 25

3.2.1.

Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của gà Lạc
Thủy............................................................................................................................ 25

3.2.2.

Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà Lạc Thủy nuôi theo các định lượng

thức ăn khác nhau ở giai đoạn hậu bị.................................................................... 25

iii


3.2.3.

Đánh giá khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy nuôi theo các định lượng

thức ăn khác nhau ở giai đoạn hậu bị 25

3.3.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 25

3.3.1.

Bố trí thí nghiệm....................................................................................................... 26

3.3.2.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu......................................................................... 28

3.4.

Xử lý số liệu.............................................................................................................. 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 32
4.1.

Đánh giá đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của gà Lạc
Thủy

32

4.1.1.

Đánh giá đặc điểm ngoại hình của gà Lạc Thủy.................................................. 32


3.1.2.

Kích thước các chiều đo của gàLạc Thủy............................................................. 33

4.2.

Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà lạc thủy nuôi theo định lượng thức

ăn khác nhau ở giai đoạn hậu bị

35

4.2.1.

Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn.......................................................................... 35

4.2.2.

Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi..................................................................... 37

4.2.2.

Đánh giá khả năng sản xuất trứng của gà Lạc Thủy nuôi theo các định
lượng thức ăn khác nhau ở giai đoạn hậu bị

40

Phần 5. Kết luận và đề nghị................................................................................................. 47
5.1.


Kết luận....................................................................................................................... 47

5.2.

Đề nghị........................................................................................................................ 47

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 48
Phụ lục....................................................................................................................................... 54

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CD

: Cộng dồn

cm

: Centimet

Cs

: Cộng sự

CSHTT


: Chỉ số hình thái trứng

DVT

: Đơn vị tính

HU

: Đơn vị đo Haugh

FSH

: Folloculo stimulin hormone (Kích nỗn tố)

KL

: Khối lượng

LH

: Luteino stimulin Hormone (Kích hồng thể tố)

mm

: Milimet

NT

: Ngày tuổi


Nxb

: Nhà xuất bản

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

pp

: paper page

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

TL

:TỷLệ

Tr

: Trang

TT


: Tuần tuổi

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Giátrị dinh dưỡng khẩu phần thức ăn cho gà La ̣c Thủy nuôi sinh sản

như sau:

25

Bảng 3.2.

Chế độ chăm sóc và quản lý............................................................................. 26

Bảng 3.3.

Bố trí thí nghiệm................................................................................................ 26

Bảng 3.4.

Định lượng thức ăn ni gà (Lạc Thủy) giai đoạn hậu bị........................... 27

Bảng 3.5
Bảng 4.1.


Định lượng thức ăn cho gà giai đoạn sinh sản.......................................... 27
Đặc điểm ngoại hình của gà Lạc Thủy........................................................... 32

Bảng 4.2.

Kích thước một số chiều đo của đàn gà Lạc Thủy ở 38 tuần tuổi..............34

Bảng 4.3.

Tỷ lệ nuôi sống từ 01 ngày tuổi đến 6 tuần tuổi........................................... 36

Bảng 4.4.

Tỷ lệ nuôi sống từ 7 đến 20 tuần tuổi............................................................. 36

Bảng 4.5.

Khối lượng cơ thể giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 6 tuần tuổi .....................37

Bảng 4.6.

Khối lượng cơ thể gà mái giai đoạn từ 7-20 tuần tuổi................................. 38

Bảng 4.7.

Khối lượng cơ thể gà trống giai đoạn từ 7-20 tuần tuổi .............................. 39

Bảng 4.8.

Tiêu tốn thức ăn/con.......................................................................................... 40


Bảng 4.9.

Một số chỉ tiêu về tuổi đẻ của đàn gà Lạc Thủy........................................... 41

Bảng 4.10. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng cộng dồn của gà Lạc Thủy ............................... 42
Bảng 4.11. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà Lạc Thủy.................................................... 43
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát trứng gà Lạc Thủy (n=30).................................................. 44
Bảng 4.13. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở (%)....................................................................... 45

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Thongsavath DOUANGDY
Tên luận văn: “ Đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng và sinh sản của gà Lạc Thủy”
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 8.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được một số đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của gà
Lạc Thủy
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của gà Lạc Thủy
- Đánh giá được khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy
Phương pháp nghiên cứu
Đề tàiđược thực hiêṇvới 3 nôịdung chıı́nh bao gồm:
1. Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của gà Lạc Thủy
Đặc điểm ngoại hình của gà Lạc Thủy đã được quan sát trên 550 con gà Lạc

Thủy 01 ngày tuổi. Các đặc điểm về hình dáng, màu sắc lơng da và kiểu mào của gà
Lạc Thủy lúc mới nở, 07 tuần tuổi và 20 tuần tuổi đã được mơ tả. Kích thước các
chiều cơ thể như dài lưng, dài lườn, vòng ngực, dài cánh, dài đùi, dài chân, vòng ống
chân,... tại thời điểm 38 tuần tuổi được đo bằng thước dây.
2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà Lạc Thủy nuôi theo các định lượng thức ăn
khác nhau ở giai đoạn hậu bị
Từ 0 – 6 tuần tuổi gà được nuôi chung. Từ 07 tuần tuổi gà được phân ngẫu
nhiên vào 3 lô khác khác nhau mỗi lô lặp lại 3 lần với số lượng là 150 con/lô. Thức ăn
của các lô được cho ăn với cùng chế độ dinh dưỡng nhưng khác nhau về định lượng
thức ăn. Lô 1 cho ăn 95 % định lượng thức ăn so với gà Mía, Lơ 2 cho ăn giống như
gà Mía và lơ 3 cho ăn 105 % định lượng thức ăn so với gà Mía. Khối lượng cơ thể của
gà Lạc Thủy qua các tuần tuổi được cân hàng tuần ở cùng một thời gian nhất định
trong cùng ngày trước khi cho gà ăn.
3. Đánh giá khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy nuôi theo các định lượng thức ăn khác
nhau ở giai đoạn hậu bị
Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng được ghi chép, thu
thập và tính tốn. Các chỉ tiêu về chất lượng trứng lúc 38 tuần tuổi cũng được khảo sát
đánh giá bằng thiết bị đo FHK Nhật Bản. Tỷ lệ ấp nở của trứng cũng được ghi chép,
theo dõi.

vii


Kết quả chính và kết luận
Gà Lạc Thủy có ngoại hình khá đồng nhất với con mái có màu lơng nâu lá
chuối khơ, con trống có màu đỏ tía. Gà Lạc Thủy mào cờ, màu chân vàng nhạt.
Gà Lạc thủy lúc 38 tuần tuổi, gà trống có dài thân trung bình là từ 24,20 - 24,44
cm. Gà Mái có dài thân trung bình là từ 22,45 - 23,10 cm.Chiều dài đùi của gà trống
Lạc Thủy là từ 18,10 - 18,51 cm; gà mái là từ 14,29 - 14,33 cm. Vòng ngực gà trống là
từ 34,15 - 34,53 cm và gà mái từ 31,02 – 31,44 cm.

Khối lượng cơ thể lúc 7 tuần tuổi gà mái là từ 481,17 - 482 g, gà trống ở là từ
556,40 - 564,67 g. Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi gà mái là từ 1587,33 - 1634,22 g
và gà trống là 1911,49 - 2034,33 g. Tiêu tốn thức ăn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi là
từ 7458,56 - 8137,56 g.
Năng suất trứng đến 38 tuần tuổi là từ 43,32 - 46,30 quả. Tính đến 52 tuần tuổi tỷ
lệ đẻ là từ 28,73 - 31,23 %. Năng suất trứng là từ 64,36 - 69,96 quả. Tiêu tốn thức ăn để
sản xuất ra 10 trứng của gà Lạc Thuỷ trung bình là từ 4,28 đến 4,83 kg/10 trứng. Gà Lạc
Thủy cho ăn với định lượng thức ăn như gà Mía cho năng suất trứng là cao nhất.

Tỷ lệ trứng có phơi trung bình các đợt ấp là 88,90 - 89,25 %. Tỷ lệ nở so với số
trứng đem ấp là từ 74,54 - 74,69 %.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Thongsavath DOUANGDY
Thesis title: “Characteristics of appearance, growth and the fertility of Lac Thuy
chicken”
Major: Animal Science

Code: 8.62.01.05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
1.
To research the appearance characteristics and size of measurements of Lac
Thuy chicken.
2. To evaluate the growth ability of Lac Thuy chicken
3. To evaluate the fertility of Lac Thuy chicken

Materials and Methods
The subject was conducted with 3 main contents including:
1. The appearance characteristics and size of measurements of Lac Thuy
chicken:
The appearance characteristics of Lac Thuy chicken were observed on 550 Lac
Thuy chicken one day of age. The characteristics of the shape, color of the hair, skin
and the crest of the Lac Thuy chicken at first hatched, 7 weeks of age and 20 weeks of
age have been described.
Dimensions of the body size such as long back, long ribs, chest round, long
wings, long thighs, long legs, round legs at 38 weeks of age were measured by with
the tape measure.
2.
Evaluation of the growth ability of Lac Thuy chicken feeding on different
food quantities in the reserve period
From 0 - 6 weeks old, chickens were raised together. From 07 weeks old, the
chickens were randomly assigned to 3 different plots. Each plot was repeated 3 times
with 150 ones/ plot. The food ration of the plots were fed with the same nutrition but
different in terms of quantify food. Plot was 1 fed 95% of feed compared to Mia
chicken’s food ration, plot 2 was fed the same Mia chicken’s food ration, plot 3 was
fed 105% of feed compared to Mia chicken’s food ration. The body weight of the Lac
Thuy chickens through the weeks were weighed weekly at the same time on the same
day before the chicken feed.

ix


3.
The fertility of Lac Thuy hens feeding on different food quantities in the
reserve period:
Rate of laying and egg production, feed consumption / 10 eggs were recorded,

collected and calculated. Egg quality indicators at 38 weeks of age were also evaluated
using the Japanese FHK measuring instrument. Incubation rate of eggs were also
recorded, monitored.
Main findings and conclusions
1.
Lac Thuy had a rather homogeneous appearance: the roof with a dried
banana leaves–brown hair, the roosterswith a purpleish hair. Lac Thuy chickens had
red flag cockscomb, light yellow legs.
Lac Thuy chickens at 38 weeks of age, the average length of the rooster was
from 24.20 to 24.44 cm. The average length of the hen was from 22.45 to 23.10 cm.
The length of the thigh of the rooster was from 18.10 to 18.51 cm. The hen was 14.29 14.33 cm. The chest round was 34.15 – 34.53 cm of the rooster and from 31.02 - 31.44
cm of the hen.
Body weight at 7 weeks of age of hens was 481.17 g to 482 g, roosters was
556.40 to 564.67 g. The body weight at 20 weeks of age of hens was 1587.33 g to
1634.22 g and the rooster was 1911.49 to 2034.33 g. Feed consumption from 1 day to
20 weeks of age was 7458.56 - 8137.56 g.
Egg production to 38 weeks of age was from 43.32 to 46.30 eggs. Up to 52
weeks of age, the rate of birth was 28.73 - 31.23 %. Egg yields ranged from 64.36 to
69.96 eggs. Feed consumption to produce 10 eggs of Lac Thuy chicken averaged from
4.28 to 4.83 kg / 10 eggs. Lac Thuy chickens fed with quantitative feed such as Mia
chicken gave the highest egg yield
The average number of embryo eggs in incubation periods was 88.90 - 89.25 %.

The hatching rate compared to hatching eggs was 74.54 - 74.69 %.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn ni gà nói riêng và chăn ni gia cầm nói chung là nghề sản xuất
truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong tổng giá trị sản xuất của
ngành chăn nuôi Việt Nam. Chăn ni gia cầm đóng vai trị quan trọng trong các
hộ nông dân và là nguồn cung cấp thực phẩm đứng ví trí thứ hai sau chăn ni lợn.
Về số lượng, tổng đàn gia cầm cả nước năm 2017 là 385,5 triệu con, trong đó đàn
gà chiếm 3/4 số lượng đàn gia cầm được nuôi. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất
chuồng đạt 1,03 triệu tấn và sản lượng trứng đạt 10,6 tỷ quả (Tổng cục thống kê
năm 2017). Những năm gần đây, do áp lực của cơ chế thị trường chạy theo năng
suất cao, thay đổi giống mới, không chú ý đến giống địa phương. Tuy nhiên các
giống gà địa phương của Việt Nam tuy năng suất thấp nhưng ở chúng có những
đặc điểm quý như: Phẩm chất thịt thơm ngon, chịu đựng dinh dưỡng thấp. Đặc biệt
là có khả năng đáp ứng được với sự biến đổi khí hậu tồn cầu. Ngày nay do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu ngày càng tăng thì khả năng thích ứng với
điều kiện khí hậu khắc nghiệt của các giống gà nội càng đóng vai trị quan trọng.
Các giống vật nuôi bản địa là một bộ phận quan trọng của đa dạng sinh học,
là vốn gen phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương nếu được khai thác và sử
dụng tốt có thể mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời còn là nguyên liệu phục vụ
cho công tác lai tạo giống trước mắt cũng như các hướng sử dụng khác trong tương
lai.
Trải qua hàng nghìn năm, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc
nhân tạo, các giống gia súc, gia cầm ở nước ta đã thích nghi với điều kiện sinh thái
kinh tế của từng vùng khác nhau. Chúng có các đặc điểm sinh học quý là khả năng
sử dụng các loại thức ăn sẵn có của địa phương, có sức chống chịu bệnh tật cao.
Các giống vật ni bản địa có chất lượng sản phẩm cao, vị thơm ngon phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời gắn liền với văn hoá vùng miền, tạo thành hệ
sinh thái bền vững. Tuy nhiên, do năng suất thấp, nhiều giống vật nuôi bản địa
không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh tế xã hội hiện nay đang dần dần bị mai
một. Trước nguy cơ đó, Nhà nước ta đã có chủ trương và các chương trình bảo tồn
đa dạng sinh học, thơng qua Chương trình ni giữ bảo tồn quỹ gen vật ni, một
số giống bản địa đã được duy trì ở các cơ sở giống cũng như ở các


1


địa phương với một số lượng nhất định. Từ 1990 đến nay, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai nhiều đề tài bảo tồn
quỹ gen vật nuôi. Các đề tài này đã có những đóng góp tích cực về khoa học và
kinh tế cho các nhà sản xuất, cung cấp một nguồn thực phẩm quý giá cho xã hội.
Gà Lạc Thủy được gắn liền với địa danh huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình.
Chính nơi đây gà Lạc Thủy đã tồn tại và phát triển. Đây là giống gà có ngoại hình
và chất lượng thịt rất được người dân địa phương ưa chuộng. Tuy nhiên, trong thời
gian qua giống gà này được nuôi chăn thả tự do với các giống gà nội khác của địa
phương nên gà Lạc Thủy dễ bị lai và pha tạp nhiều, số lượng quần thể gà Lạc Thủy
cịn rất ít, một hộ vài chục con nằm rải rác nhiều nơi và có nguy cơ mất dần hoặc
pha tạp. Nhờ có chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi, giống gà Lạc Thủy đã
được đề xuất đưa vào chương trình Bảo tồn nguồn gen vật ni quốc gia từ 2012
đến năm 2015 tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình Kết quả bảo tồn gà Lạc Thủy theo
phương thức ni nhốt cho biết: Về ngoại hình: Gà 01 ngày tuổi 100% cá thể có
màu lơng trắng ngà. Khi trưởng thành gà mái có lơng màu nâu nhạt lá chuối khơ,
gà trống lơng màu đỏ mận. Gà có mào đơn đỏ, chân nhỏ và cao vừa phải, da chân
màu vàng. Gà Lạc Thủy có tốc độ mọc lơng nhanh, 42 ngày tuổi lơng đã phủ kín
tồn thân. Gà có tính ấp bóng cao. Khối lượng cơ thể gà trống tại 20 tuần tuổi là
1852,0 - 1890,0g/con và gà mái là 1580,0 - 1600,0g/con. Tính đến 68 tuần tuổi, có
tỷ lệ đẻ bình quân đạt 25,13 - 25,56% và năng suất trứng/mái đạt 87,96 – 89,48
quả, TTTA/10 trứng 4,0kg. Tỷ lệ trứng có phơi đạt trung bình 92,6% (Vũ Ngọc
Sơn và cs., 2015). Tuy nhiên công tác bảo tồn nguồn gen được tiến hành chủ yếu
trên quần thể nhỏ do kinh phí cịn hạn chế. Do vậy năng suất của các đàn giống cịn
hạn chế và khơng ổn định, các đàn gà ở các hộ dân thì số lượng rất ít, sau mỗi năm
mức độ đồng huyết lại tăng. Trong khi thực tế nhu cầu thị trường chăn nuôi rất cần
những giống tốt và chất lượng, an toàn dịch bệnh, cũng như nhu cầu thị hiếu của

người tiêu dùng rất ưa chuộng các sản phẩm thịt gà có chất lượng cao. Trên thưc ̣
tếcác hô ̣ dân nuôi giữcác giống này cótrıı̀nh đơ ̣ kỹ thṭhaṇchế vàcịn ni giữcon
giống kém chất lương ̣ vàchưa cóquy trình chăm sóc ni dưỡng, thú y phù hợp cho
giống gà này. Do vậy ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của người chăn nuôi. Xuất
phát từ những vấn đề thực tế trên việc nghiên cứu một cách bài bản về đặc điểm
ngoại hình, sinh trưởng, sinh sản của gà Lạc Thủy nhằm phục vụ cho khai thác và
phát triển nguồn gen giống gà này là cần thiết.

2


Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá một số đặc điểm ngoại hình, sinh
trưởng và khả năng sản xuất của gà Lạc Thủy nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm và
Bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được một số đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng và khả năng sản
xuất của gà Lạc Thủy, góp phần bảo tồn và khai thác, phát triển gà Lạc Thủy một
cách bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá được một số đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của

gà Lạc Thủy
-

Đánh giá được khả năng sinh trưởng của gà Lạc Thủy

-


Đánh giá được khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành trên đàn gàLạc Thủy có nguồn gốc từ huyện Lạc
Thủy - tỉnh Hịa Bình, trong thời gian từ tháng 06 năm 2017 đến tháng 08 năm
2018.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀTHỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đây là cơng trình về khoa học gà Lạc Thủy được nghiên cuứ một cách có
hệ thống về đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sức đề kháng của cơ thể và
phẩm chất trứng. Những kết quả của đề tài này sẽ giúp các nhà khoa học có cái
nhìn đúng đắn về gà Lạc Thủy, giúp các nhà quản lý có các cơ sở khoa học để
định hướng phát triển trong tương lai lâu dài về loại gà này.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HOCC
2.1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu đặc điểm ngoại hình
Các đặc điểm về ngoại hình là những đặc trưng cho giống, thể hiện khuynh
hướng sản xuất, thị hiếu và giá trị kinh tế của vật nuôi. Các đặc điểm này gồm: tầm
vóc cơ thể, đầu, mào, mỏ, bộ lơng, chân.
-

Hình dáng, kích thước cơ thể: Tùy mục đích sử dụng, các dịng gà được

chia thành 3 loại hình: Hướng trứng, hướng thịt và hướng kiêm dụng. Gà hướng
trứng có thân hình thon nhỏ, cổ dài, nhẹ cân, dáng nhanh nhẹn. Gà hướng thịt có
thân hình to thơ, cổ dài trung bình, ngực nở, dáng đi nặng nề, khối lượng lớn. Gà

kiêm dụng có hình dáng trung gian, cơ thể có hướng kiêm dụng trứng thịt hoặc thịt
trứng.
-

Đầu: Cấu tạo xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc

đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của da dầu cho phép rút ra kết luận
về sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết. Gà trống có ngoại hình đầu giống gà
mái sẽ có tính sinh dục kém, gà mái có ngoại hình đầu giống gà trống sẽ không cho
năng suất cao, trứng thường khơng phối (Nguyễn Chí Bảo, 1978).
-

Mào: Theo hình dáng của mào, mào dưới ta có thể biết được trạng thái

sức khỏe và điều kiện sống của gà. Mào và mào dưới thuộc về các đặc điểm sinh
dục phụ, khi buồng trứng hoạt động bình thường thì mào lớn chưa nhiều máu và
ngược lại.
Mỏ: Chắc chắn và ngắn. Gà có mỏ dài và mảnh khơng có khả năng sản
xuất cao. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu sắc này có thể
bị nhạt đi ở cuối thời kỳ đẻ trứng.
-

Bộ lông: Thể hiện đặc điểm di truyền của giống và có ý nghĩa quan trọng

trong phân loại. Khi mới nở, gia cầm con được lông tơ che phủ, trong q trình
phát triển lơng tơ dần được thay thế bằng lông cố định. Tốc độ mọc lông là sự biểu
hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn, có thể có quan hệ mật thiết với cường độ
quang hợp của gia cầm. Gà mái mọc lông đều hơn gà trống trong cùng một dòng
và ảnh hưởng của hoocmon có tác dụng ngược với gen liên kết quy định tốc độ
mọc lông. Màu lông do một số gen quy định, phụ thuộc vào sắc tố chứa trong bào

tương của tế bào. Lơng gia cầm có màu sắc khác nhau là do tốc

4


độ oxy hóa các chất tiền sắc tố melanin trong các tế bào lơng. Nếu các chất sắc tố
là nhóm lipocrom thì lơng có màu vàng, xanh tươi hoặc màu đỏ, nếu khơng có chất
sắc tố thì lơng màu trắng.
-

Chân: Gà giống tốt phải có chân chắc chắn nhưng khơng được thơ. Gà có

chân hình chữ bát, các ngón cong, xương khuyết tật không nên sử dụng làm giống.
Đặc điểm chân cao liên quan đến khả năng cho thịt thấp và phát dục chậm
(Nguyễn Chí Bảo, 1978).
2.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng
Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) sinh trưởng là q trình tích
lũy hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối
lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền của đời
trước. Sinh trưởng là sự tích lũy dần các chất, chủ yếu là protein cũng là tốc độ
hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể. Đối với gia cầm, sự
sinh trưởng được chia làm hai giai đoạn chính: thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng
thành. Như vậy, sinh trưởng sẽ thơng qua 3 q trình: phân chia tế bào để tăng số
lượng, tăng thể tích tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào. Khi nghiên cứu về sinh
trưởng khơng thể khơng nói đến phát dục. Phát dục là quá trình thay đổi về chất
tức là tăng thêm và hồn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ
thể. Phát dục của cơ thể con vật hình thành từ khi trứng thụ tinh, trải qua nhiều giai
đoạn phức tạp cho đến khi trưởng thành.
2.1.2.1. Cách đánh giá khả năng sinh trưởng
Để đánh giá khả năng sinh trưởng chúng ta còn sử dụng tốc độ sinh trưởng

tuyện đối và tốc độ sinh trưởng tương đối
-

Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong khoảng

thời gian giữa hai lần khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol, sinh
trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần
-

Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ thể

từ lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tương
đương đối so dạng Hyperbol. Sinh trưởng tương đối giám dần qua các tuần tuổi.
-

Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng biểu thị tốc độ sinh

trưởng của vật nuôi. Theo Chambers (1990) đường cong sinh trưởng của gà có 4
điểm chính gồm 4 pha sau:

5


+ Pha sinh trưởng tích lũy tăng tốc độ nhanh sau khi nở
+ Điểm uốn của đường cong tại điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất
+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn
+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành
Thông thường, người ta sử dụng khối lượng ở các tuần tuổi, thể hiện bằng
đồ thị sinh trưởng tích lũy và được thể hiện đơn giản theo đường cong sinh trưởng.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng: yếu tố di truyền của giống; giới tính;

tuổi; tốc độ mọc lơng; chế độ dinh dưỡng; khí hậu thời tiết.
2.1.2.2. Cơ sở nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn ni
nói chung và chăn ni gia cầm nói riêng. Chỉ tiêu này không những là thước đo
việc thực hiện quy trình chăm sóc, quản lý, ni dưỡng mà cịn dùng để đánh giá
sức sống, sức sản xuất, khả năng thích nghi của mỗi dịng, giống gia cầm. Tỷ lệ
ni sống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, trạng thái cơ thể, điều kiện
môi trường và chế độ dinh dưỡng,… Marco (1982) cho biết, sức sống được thể
hiện ở thể chất và được xác định bởi tính di truyền, có thể chống lại những ảnh
hưởng bất lợi của mơi trường, cũng như ảnh hưởng đến khác dịch bệnh. Sự giảm
sức sống ở giai đoạn hậu phơi có thể có tác động của các gen nửa gây chết, nhưng
chủ yếu là do tác động của môi trường. Các giống vật ni nhiệt đới có khả năng
chống bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng cao hơn so với các giống vật ni ở
xứ lạnh (Trần Đình Miên và cs., 1992). Theo Nguyễn Văn Thạch (1996), hệ số di
truyền sức sống của gà là 0.13, còn Nguyễn Văn Thiện (1995) cho biết hệ số di
truyền sức sống của gà là 0.33.
2.1.2.3. Cơ sở nghiên cứu tiêu tốn thức ăn
Cơ sở tiêu tốn thức ăn /1 kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để
đạt được tốc độ tăng trọng. Trong chăn ni hàng hóa, thức ăn chiếm 65-70% giá
thành các loại sản phẩm động vật. Do vậy nếu tiêu tốn thức ăn lớn thì hiệu quả
kinh tế thấp và ngược lại. Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: con
giống, tỷ lệ máu lai, quy mô, mật độ ni, thức ăn, chuồng trại, khí hậu, tình trạng
vệ sinh, dịch bệnh, kỹ thuật,…

6


2.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện bởi các tiêu chí về sản lượng,
khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, kết quả thụ tinh và ấp nở. Đối với các

giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng khác nhau.
2.1.3.1. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
Tuổi để quả trứng đầu tiên: Được xác đinh bằng ngày tuổi của đàn gà mái
khi bắt đầu có 5% tổng số mái đẻ trứng. Mỗi giống gà có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
khác nhau.
2.1.3.2. Sản lượng trứng
Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòng đời,
phụ thuộc vào tuổi thành thục, cường độ đẻ trứng, tần số thể hiện bản năng đòi ấp,
thời gian nghỉ đẻ và thời gian nghỉ đẻ kéo dài. Trứng gia cầm nói chung và của gà
nói riêng là một tế bào sinh sản khổng lồ. Cấu tạo của trứng bao gồm: lòng đỏ,
lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng tạo thành lịng đỏ, cịn các
bộ phận khác như: lòng trắng, màng vỏ và vỏ do ống dẫn trứng tạo nên. Nhiều tài
liệu nghiên cứu đều xác định ở gà mái, trong quá trình phát triển từ phơi hai bên
phải, trái đều có buồng trứng, nhưng sau khi nở buồng trứng bên phải mất đi, còn
lại buồng trứng bên trái. Số lượng tế bào trứng của gà mái ở thời kỳ đẻ trứng có thể
đếm được 3.600 trứng, nhưng chỉ có 1 số lượng rất hạn chế được chín và rụng
(Phùng Đức Tiến, 1996). Theo Ngơ Giản Luyện (1944), sự rụng trứng ở gà xảy ra
một lần trong ngày, thường là 30 phút sau khi đẻ trứng. Trường hợp nểu trứng đẻ
sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển đến đầu ngày hôm sau. Trứng bị giữ lại
trong ông dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứng tiếp theo. Tế bào trứng rơi vào phễu
và được đẩy xuống ống dẫn trứng, đây là một ống dài có nhiều khúc cuộn, bên
trong có tầng cơ, trên thành ống có lớp màng nhầy lót bên trong, bên trên bề mặt
lớp màng nhầy có tiêm mao rung động. Ống dẫn trứng có những phần khác nhau:
phễu, phần tạo lịng trắng, phần eo, tử cung và âm đạo. Chúng có chức năng tiết ra
lịng trắng đặc, lỗng, màng vỏ, vỏ và lớp keo mỡ bao bọc ngoài vỏ trứng. Thời
gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20-24 giờ. Khi trứng rụng và qua các
phần của ống dẫn trứng tới tử cung, đầu nhọn của trứng bao giờ cũng đi trước,
o

nhưng khi nằm trong tử cung quả trứng được xoay 1 góc 180 cho nên trong điều

kiện bình thường gà đẻ đầu tù của quả trứng ra trước.

7


Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng:
Theo Nguyễn Trọng Thiện (2008), sức sản xuất trứng chịu sự chi phối của
các tập hợp gen khác nhau: các gen quy định tính trạng này nằm trên nhiêm sắc thể
thường và bị hạn chế bởi giới tính. Sản lượng trứng được truyền lại cho đời sau từ
bố mẹ. Hayer and Carthy (1970) cho rằng sức đẻ trứng của gà mái chịu sự ảnh
hưởng của 5 yếu tố di truyền cá thể là: thời gian kéo dàu chu kỳ đẻ trứng sinh học,
cường độ đẻ, tính nghỉ đẻ mùa đơng, tính ấp bóng, tuổi thành thục sinh dục.
Tuổi thành thục sinh dục:
Thường tuổi thành thục sinh dục của gà dao động trong khoảng 19-24 tuần
tuổi. Tuổi thành thục sinh dục sớm, tuổi thành thục về thể vóc thì sức bền đẻ trứng
khơng cao vì cơ thể gà mái chưa thành thục về thể vóc, vẫn đang sinh trưởng phát
dục để hồn thiện cấu trúc chức năng cơ thể, nhưng chất dinh dưỡng khơng thể tập
trung cho hồn thiện cấu trúc cơ thể được mà phải cung cấp cho quá trình tạo trứng
nên ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng về sau. SLT 3-4 tháng đầu tiên có mối tương
quan dương với SLT cả năm. Vì vậy, để xác định chỉ tiêu về sức đẻ trứng người ta
thường tính SLT 3-4 tháng đầu để có phán đốn sớm và kịp thời trong cơng tác
giống. Nguyễn Chí Bảo (1978) cho biết hệ số di truyền của tính trạng tuổi đẻ quả
trứng đầu tiên 0.14-0.15. Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào
giống, lồi, giới tính, thời gian nở trong năm… Cụ thể, giống gà hướng trứng có
tuổi thành thục sinh dục sớm hơn giống gà hướng thịt, gà thành thục sinh dục sớm
hơn các mùa khác trong năm.
Cường độ đẻ: cường độ đẻ trong 3-4 tháng đầu có tương quan rất chặt chẽ
với sản lượng trứng của gia cầm. Nếu cường độ đẻ trứng càng cao thì sản lượng
trứng cao và ngược lại.
Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học: chu kỳ đẻ trứng sinh học được

tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên đến khi gia cầm nghỉ đẻ để thay lơng, đó
là chu kỳ thứ nhất và lại tiếp tục chu kỳ thứ hai. Sản lượng trứng phụ thuộc vào
thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, thời gian này càng dài càng tốt. Chỉ tiêu
này có tương quan dương với tuổi thành thục sinh dục, sức bền đẻ trứng, chu kỳ đẻ
trứng khác nhau tùy từng cá thể. Những gia cầm đẻ tốt có chu kỳ đẻ trứng dài, nhịp
độ đẻ trứng đều và thời gian nghỉ đẻ ngắn, còn những gia cầm đẻ kém có dấu hiệu
ngược lại. Nói chung thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học

8


có tính di truyền và phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, nhất là chế độ chăm sóc,
dinh dưỡng, mùa vụ
Tính nghỉ đẻ mùa đơng: vào mùa đơng nhiệt độ thấp nên cơ thể phải huy
động năng lượng để chống rét. Tuy nhiên, với những giống gà tốt thì thời gian nghỉ
đẻ rất ngắn thậm chí là khơng có. Tính nghỉ đẻ có mối tương quan nghịch với NST,
tính nghỉ đẻ mùa đơng càng dài thì năng suất trứng càng thấp.
Tính ấp bóng: ấp bóng là gà mái ấp khơng có trứng tính theo tập tính, tính
ấp bóng càng dài thì năng suất càng thấp. Hiện nay quá trình chọn lọc nghiêm ngặt
nên đã loại trừ bản năng ấp trứng của gà mái.
Ngoài 5 yếu tố di truyền cá thể, sức đẻ trứng còn bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố khác nhau như giống, dòng gia cầm, tuổi gia cầm, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc,
tiểu khí hậu chuồng ni.
-

Giống, dòng ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất trứng của gia cầm. Giống gia

cầm khác nhau sức sản xuất trứng khác nhau. Trong cùng một giống các dòng khác
nhau cho năng suất trứng khác nhau; những dòng được chọn lọc kỹ thường cho sản
lượng trứng cao hơn những dòng chưa được chọn lọc kỹ khoảng 15-20%.

-

Tuổi gia cầm có liên quan đến năng suất trứng. Ở gà, sản lượng trứng

giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai giảm 15-20% so với năm thứ nhất.
-

Mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của gia cầm. Ở nước ta, mùa hè

sức đẻ trứng giảm xuống nhiều so với mùa xuân và đến mùa thu sức đẻ trứng lại
tăng lên.
-

Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến sản lượng trứng. Nhiệt độ thích
o

hợp đối với gia cầm đẻ trứng là 14-22 C. Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn
thấp, gia cầm phải huy động năng lượng để chống rét; nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt
độ giới hạn trên, gia cầm thải nhiệt nhiều làm giảm sản lượng trứng.
-

Ánh sáng ảnh hưởng đến sản lượng trứng qua thời gian chiếu sáng và

cường độ chiếu sáng. Yêu cầu thời gian chiếu sáng với gà đẻ là 12-16 giờ với
2

cường độ chiếu sáng là 3.0-3.5 W/m . Ở nước ta cường độ đẻ cao nhất vào khoảng
8-12 giờ, chiếm hơn 60-70% (Nguyễn Mạnh Hùng và cs., 1994).
Thay lông cũng biểu thị sự ảnh hưởng đến năng suất trứng vì sau mỗi chu
kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm nghỉ đẻ và thay lơng. Trong điều kiện bình thường,

lúc thay lơng lần đầu tiên là thời điểm quan trọng để đánh giá gia cầm đẻ

9


tốt hay đẻ xấu. Những đàn gà thay lông sớm, thời gian thay lông bắt đầu từ tháng
6-7 và quá trình thay lơng diễn ra chậm kéo dài 3-4 tháng là những đàn gà đẻ kém.
Ngược lại, có những đàn gà thay lông muộn thời gian thay lông bắt đầu từ tháng
10-11, q trình thay lơng diễn ra nhanh là những đàn gà đẻ tốt. Đặc biệt ở một số
đàn cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4-5 tuần và đẻ lại ngay khi chưa hình thành xong
bộ lơng mới, có những con đẻ ngày trong thời gian thay lơng. Như vậy, thay lông
liên quan mật thiết đến sản lượng trứng của gia cầm.
Trong chăn ni có một yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả kinh
tế suốt cả q trình chăn ni là tác động của con người. Ngày nay, mơ hình chăn
ni từng bước đã thay đổi, dù là cơ sở chăn nuôi lớn hay chăn nuôi nhỏ đều rất
quan tâm đến các tiến bộ kỹ thuật về mọi lĩnh vực trong chăn nuôi như: con giống,
dinh dưỡng, quy trình chăn ni,… Dưới ảnh hưởng của công tác giống, điều kiện
thức ăn, nuôi dưỡng đã không ngừng nâng cao hiệu quả của chăn ni nói chung
và chăn ni gia cầm nói riêng.
Vì vậy nghiên cứu sản lượng trứng gia cầm một mặt cung cấp cho chúng ta
những thông tin đánh giá phẩm chất giống, so sánh năng suất, chất lượng trứng với
tiềm năng khai thác của giống, nghiên cứu lai tại giống, dòng mới; mặt khác giúp
cho nhà nghiên cứu, người chăn nuôi xây dựng quy trình chăm sóc ni dưỡng,
xây dựng khẩu phần thức ăn trong các giai đoạn gà con, dò, hậu bị và sinh sản
nhằm khai thác tối đa tiềm năng sản xuất của từng giống gà.
2.1.3.3. Khối lượng trứng
Sau sản lượng trứng, thì khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng cấu thành
năng suất của đàn gà bố mẹ. Khi cho lai hai dịng gia cầm có khối lượng trứng lớn
và bé, thì trứng của con lai thường có khối lượng trứng trung gian (Khavecman,
1972). Tính trạng khối lượng trứng có hệ số di truyền cao, do đó có thể đạt được

nhanh chóng thơng qua con đường chọn lọc (Kushner, 1974). Khối lượng trứng
mang tính đặc trưng của từng lồi và mang tính di truyền cao. Hệ số di truyền của
khối lượng trứng là 40-80% (Nguyễn Chí Bảo, 1978). Theo Nguyễn Văn Thiện
(1995), hệ số di truyền về khối lượng trứng của gà là 60-74%. Trong cùng giống,
cùng đàn, nhóm có khối lượng trứng lớn nhất hoặc bé nhất đều cho tỷ lệ nở thấp.
2.1.3.4. Khả năng thụ tinh và ấp nở
Kết quả thụ tinh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về khả năng sinh

10


2

sản của con trống và con mái. Hệ số di truyền của tính trạng này h =0.3-0.4. Tỷ lệ
thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, tỷ lệ trống mái, mùa vụ, dinh dưỡng,
chọn đôi giao phối,… Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỷ lệ phần trăm
số con nở ra so với tổng số trứng vào ấp. Tỷ lệ nở cao có ý nghĩa kinh tế lớn. Tỷ lệ
nở là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phôi, sức sống của gia cầm non.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở như: chất lượng trứng, thời
gian và chế độ bảo quản trứng, chế độ độ ấp(nhiệt độ, ẩm độ, thơng thống, đảo
trứng,…). Hệ số di truyền về tỷ lệ trứng thụ tinh là 11-13%, hệ số di truyền của tỷ
lệ ấp nở 10-14% (Nguyễn Văn Thiện, 1995). Đa số các giống gà giống địa phương
có khả năng thích nghi cao, chất lượng thịt và trứng thơm ngon Vì vậy, các giống
gà địa phương này ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn nhằm khai thác nhiều
hơn nữa tiềm năng sản xuất của các giống gà địa phương này.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay dân số thế giới ngày một tăng, trong những thập kỷ tiếp theo ước
tính dân số thế giới tăng 1% mỗi năm. Dân số tăng gây áp lực lớn lên nhu cầu về
nguồn thực phẩm nói chung và nguồn thực phẩm động vật nói riêng. Theo tổ chức

FAO (2015), tiêu thụ thịt toàn cầu sẽ tăng 1,6% mỗi năm trong thập kỷ tới. Tiêu
thụ thiṭgia cầm hiện đang ở vị trí thứ hai sau thịt lợn. Mức tiêu thụ thịt gia cầm
toàn cầu năm 1999 là 10,2 kg/người/năm đến năm 2016 tăng lên 13,8
kg/người/năm và ước tính năm 2030 sẽ là 17,2 kg/người/năm.
Chăn ni gia cầm có nhiều lợi thế hơn so với các gia súc khác như chúng
sinh trưởng nhanh hơn, số lượng đầu con nhiều, có thời gian ni ngắn và quay
vịng vốn nhanh. Chính vì có lợi thế như vậy nên ngành chăn nuôi gà trên thế giới
đã phát triển rất nhanh. Năm 2000 số lượng gà giết mổ trên thế giới đạt 40,635 tỷ
con thì đến năm 2014 tổng gà giết mổ trên thế giới đã đạt 59,861 tỷ con (FAO,
2015). Khối lượng giết mổ của gia cầm tăng từ 1,44 kg đến 1,55 kg.
Quần thể gà nội ở hầu hết các nước được ước tính khoảng hơn 60% tổng số
gia cầm quốc gia (FAO, 2015). Tuy nhiên với sự thiếu quan tâm trong công tác
đánh giá nguồn gen và việc xây dựng chiến lược giống chưa phù hợp đã dẫn đến
hiệu quả là nhiều giống có năng suất thấp có nguy cơ bị tiệt chủng (FAO, 2011;
Hoffmann, 2011). Bên cạnh đó, một số quần thể có năng suất thấp hoặc

11


vừa phải nhưng tồn tại với số lượng ít đang bị đối mặt với sự sói mịn di truyền mà
có thể dẫn đến mất biến dị di truyền của loài. FAO (2011) đã kêu gọi sự quan tâm
đặc biệt về tình trạng báo động tiệt chủng của một số lượng lớn các giống gia cầm
bản địa và ước tính có khoảng 40 giống gà bản địa đã bị tiệt chủng. Trên thế giới,
có khoảng 25% các giống gà đang được bảo tồn. Tuy nhiên các thông tin về hiệu
quả của các chương trình bảo tồn cịn hạn chế (Hoffmann, 2009; 2011). Dựa vào
các thơng báo của các nước thì chỉ có 15% các nước (trong đó 1/2 là các nước
đang phát triển) có chương trình bảo tồn các giống gia cầm. Các chương trình này
đã bảo tồn được khoảng 63% các giống nội và 11% tổng số gia cầm quốc gia
(Singh and Fotsa, 2011).
Ngành chăn nuôi gà thịt trên thế giới đạt tốc độ phát triển nhanh như vậy

nhờ có sự tiến bộ vượt bậc về khoa học công nghệ trong lĩnh vực chọn lọc và lai
tạo giống cùng với kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng và thú y phù hợp.
2.2.1.1. Nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của các dịng, giống gà lơng
màu
Một số hãng gia cầm lớn trên thế giới đồng thời nghiên cứu đánh giá khả
năng sản xuất để chọn tạo và phát triển các giống gà cơng nghiệp chun thịt có
tốc độ sinh trưởng nhanh (như Cobb, Ross, Lohman, ISA, Avian,…) và chuyên
trứng có khả năng sinh sản cao (Hyline, Goldline, Brownick,…) còn đầu tư nghiên
cứu các giống gà lơng màu hướng thịt, trứng có năng suất, chất lượng cao phù hợp
với nhiều phương thức chăn ni, đặc điểm khí hậu của các châu lục và nhu cầu
của người tiêu dùng
Bang Newhamshire, Mỹ có giống gà Newhamshire có trọng lượng gà mái
trưởng thành nặng 2,3 - 3,0 kg. Gà trống nặng 3,5 - 4 kg. Phẩm chất thịt thơm
ngon. Năng suất trứng đạt khoảng 200 - 220 quả /năm. Khối lương ̣ trứng khoảng
60g. Gà Newhamshire được sử dụng để tạo ra các giống gà chuyên trứng có sức
sống cao (Hungari Brown Egg layers, 2008).
Hãng Hyline của Mỹ có bộ giống gà chuyên trứng gồm bốn dòng với các
chỉ tiêu về khả năng sản xuất như sau:
Variety Brown: có năng xuấttrứng đến 65 tuần tuổi đạt 249 quả/mái. Tỷ lệ
đẻ đỉnh cao: 92% (28 tuần tuổi). Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 1,65 kg. Tỷ lệ
nuôi sống (19-65 tuần tuổi) là 91%. Khối lượng gà 18 tuần tuổi con mái là 1,44 kg;
con trống là 2,2 kg. Khối lượng gà 65 tuần tuổi: con mái là 1,88 kg; con trống

12


là 2,80 kg. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn 1-18 tuần tuổi là 6,55 kg (Hy- Line
International, 2010).
Variety W-36: năng suất trứng đến 65 tuần tuổi đạt 262 quả/mái đầu kỳ. Tỷ
lệ đẻ đỉnh cao: 91% (27 tuần tuổi). Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 1,48 kg. tỷ lệ

nuôi sống (19-65 tuần tuổi) là 96%. Khối lượng gà 18 tuần tuổi con mái là 1,20 kg;
con trống là 1,56 kg. Khối lượng gà 65 tuần tuổi: con mái là 1,59 kg; con trống là
2,12 kg. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn 1-18 tuần tuổi là 5,58 kg (Hy-Line
International, 2010).
Variety W-98: năng suất trứng đến 65 tuần tuổi đạt 261 quả/mái. Tỷ lệ đẻ
đỉnh cao: 92% (26 tuần tuổi). Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 1,56 kg. tỷ lệ nuôi
sống (19-65 tuần tuổi) là 94%. Khối lượng gà 18 tuần tuổi con mái là 1,21 kg; con
trống là 1,48 kg. Khối lượng gà 65 tuần tuổi: con mái là 1,64 kg; con trống là 2,20
kg. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn 1-18 tuần tuổi là 6,26 kg (Hy- Line International,
2010).
Variety Silver Brown: năng suất trứng đến 65 tuần tuổi đạt 260 quả/mái. tỷ
lệ đẻ đỉnh cao: 91% (30 tuần tuổi). Khối lượng trứng 65g/quả. tiêu tốn thức ăn/10
quả trứng là 1,65 kg. Tỷ lệ nuôi sống (19-65 tuần tuổi) là: 92%. Khối lượng gà 18
tuần tuổi con mái là 1,46 kg; con trống là 2,13 kg. Khối lượng gà 65 tuần tuổi: con
mái là 2,06 kg; con trống là 2,70 kg. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn 1-18 tuần tuổi là
6,55 kg (Hy- Line International, 2008).
Variety Brown thương phẩm: năng suất trứng đến 80 tuần tuổi đạt 358
quả/mái. Tỷ lệ đẻ 50% lúc 142 ngày. Khối lượng trứng 58,5-64,4g/quả. Tiêu tốn
thức ăn/10 quả trứng là 1,55 kg. Tỷ lệ nuôi sống đến 17 tuần tuổi đạt 97%. Khối
lượng gà 17 tuần tuổi là 1,40 kg. Khối lượng gà 70 tuần tuổi là 1,98 kg. Tiêu thụ
thức ăn giai đoạn 1-17 tuần tuổi là 5,62 kg (Hy- Line International, 2010).
Hãng H$N International cho thấy giống gà “Brown Nick” có sản lượng
trứng 60 tuần tuổi đạt 250-255 quả/mái. 80 tuần tuổi đạt 350-360 quả/mái. Khối
lượng trứng 63-64 g/quả. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (21-80 tuần tuổi): 2,052,10 kg. Tỷ lệ nuôi sống (18-80 tuần tuổi) là: 93-96%. Khối lượng gà mái 18 tuần
tuổi là 1,48 kg; khối lượng gà 60 tuần tuổi: 2,00 kg; khối lượng gà 80 tuần tuổi:
2,05 kg. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn 1-18 tuần tuổi là 6,55 kg (Hãng H$N
International, 2008).

13



Tại Cộng hòa Séc. Hãng gia cầm Dominant CZ xuất phát từ các giống gà:
Rhode Island. Sussex. Plymouth Rock. New Hampshire và Leghorn trắng đã tạo ra
được 8 dòng: RIS 523. RIW 524. BLPR 594. BPR 901. SU 493. COL 593. BRL
300. NH 222. BRID 922. WL 529 với sản lượng trứng từ 230- 250 quả/năm. Khối
lượng trứng trung bình 55-60 g (Hãng Dominant CZ, 2009).


vùng Bắc Mỹ, giống gà Tetra Brown. gà có màu lơng nâu đỏ. Khối lượng

gà mái lúc vào đẻ (18 tuần tuổi) là 1520 g, sản lượng trứng đạt 311 quả/mái/72
tuần tuổi, khối lượng trứng trung bình 63-64 g/quả (Tetra Management Guide,
2009).


Pháp: Cơng ty Sasso đã tiến hành đánh giá khả năng sản xuất của các

dịng trong q trình nhân giống, chọn lọc và lai tạo ra giống gà Sasso có khả năng
thích nghi cao, dễ ni ở các điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất lượng
thịt thơm ngon và hãng này đã tạo ra được 18 dịng gà có mục đích sử dụng khác
nhau. Dịng bà cũng có 6 dịng, trong đó có 2 dịng sử dụng rộng rãi. Các dịng mái
có năng suất trứng/mái/năm đạt 180 - 188 quả và nuôi lấy thịt đến 63 ngày tuổi đạt
2,2 - 2,3 kg và TTTA/kg tăng khối lượng cơ thể từ 2,4 - 2,45 kg (nuôi thâm canh)
và từ 3,1 - 3,5 kg (ni bán thâm canh).
Ngồi giống gà lơng màu Sasso, tại Pháp cịn có giống gà lơng màu ISA
chun thịt cao sản có tốc độ sinh trưởng chậm hơn gà lơng trắng của hãng
Hubbard ISA. Các dòng tăng trưởng chậm của hãng Hubbard ISA là JA57 và P6N,
con lại nuôi thịt của các dòng này đạt 2050 – 2300 g lúc 81 ngày tuổi. Ngồi ra
hãng Hubbard ISA cịn có con lai nuôi thịt đạt 1560 - 2300g lúc 48 - 56 ngày tuổi,
con lai này được tạo ra từ gà JA57, Redbro M và Redbro. Gà thịt lông màu Isa

Color cấp bố mẹ, gà trống và mái đều có lơng màu nâu sẫm; Chân, da, mỏ đều màu
vàng; dễ nuôi, dễ thích nghi với các điều kiện ni dưỡng khác nhau. Tỷ lệ nuôi
sống giai đoạn hậu bị 8-20 tuần tuổi 97% ; Khối lượng cơ thể mái lúc 20 tuần tuổi
1650g; Độ đồng đều cao: đạt trên 80%; Tỷ lệ đẻ lúc 23 tuần tuổi đạt 5%; Tỷ lệ ấp
nở bình quân 85%; Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giai đoạn gà đẻ 2,6 kg.
2.2.1.2. Nghiên cứu đánh giá khả năng sản suất của các giống gà bản địa
Bên cạnh các giống gà lơng màu thì nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng
nguồn gen gà bản địa để chọn tạo các dòng, giống theo mục đích khác nhau đáp
ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Thống kê của FAO cho

14


×