Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 136 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Oánh

Mã số:

8620115

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu do tơi trực tiếp thực hiện
cùng với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quốc Oánh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn là hoàn tồn trung thực, chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thơng tin trích
dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thuý Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 2 năm học tập, nghiên cứu, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được
hồn thành. Nhân dịp này, cho phép tơi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu tại Học viện.
Các thầy, cô giáo trong Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, khoa Kinh tế và phát triển
nơng thơn đã góp ý kiến và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình học tập, nghiên cứu
và hồn thành luận văn này.
Lãnh đạo, cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, Lãnh đạo UBND
huyện Mai Sơn; lãnh đạo, cán bộ phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp
và Phát triển nơng thơn, phịng Thống kê và các phòng ban liên quan của huyện Mai
Sơn; Lãnh đạo UBND cấp xã, cán bộ địa chính và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài
tại địa phương.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quốc
Oánh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện
giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong q trình nghiên cứu học tập và hồn thành luận

văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thuý Hằng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin........................................... 2

1.4.2.

Phạm vi và nội dung nghiên cứu ....................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học............................................................ 3


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp ..................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4

2.1.2.

Vai trị của đất nơng nghiệp ............................................................................... 7

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 10

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ................... 14

2.2.

Cơ sơ thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp....... 18

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về sử dụng đất của các nước trên thế giới ..... 18


2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của một số địa
phương ở Việt Nam ......................................................................................... 24

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mai Sơn trong quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp ........................................................................................... 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Mai Sơn ........................................................... 28

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện ............................................................... 35

3.1.3.

Những thuận lợi, khó khăn của huyện Mai Sơn .............................................. 38


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 40

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................ 40

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 40

3.2.3.

Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu ............................................................... 43

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 43

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 44

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 46
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La ....................................................................................... 46


4.1.1.

Tổng quan về tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Mai
Sơn, tỉnh Sơn La .............................................................................................. 46

4.1.2.

Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ............. 48

4.1.3.

Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Mai Sơn .................................................................................... 70

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qlnn đối với đất nông nghiệp trên
địa bàn Mai Sơn, tỉnh Sơn La .......................................................................... 71

4.2.1.

Cơ chế chính sách và pháp luật........................................................................ 71

4.2.2.

Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai .............. 75

4.2.3.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................. 78


4.2.4.

Ý thức và nhận thức của người dân ................................................................. 85

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
Mai Sơn, tỉnh Sơn La ....................................................................................... 86

4.3.1.

Căn cứ và định hướng về đất nông nghiệp ...................................................... 86

4.3.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ..................................................................... 88

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 93
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 93

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 94


5.2.1.

Đối với Nhà nước ............................................................................................ 94

5.2.2.

Đối với tỉnh Sơn La ......................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 96
Phụ lục ......................................................................................................................... 99

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH-HĐH

Công nghiệp hố – hiện đại hố

DN

Doanh nghiệp

GCN


Giấy chứng nhận

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất


QH, KH

Quy hoạch, kế hoạch

QLNN

Quản lý nhà nước

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐK


Văn phòng đăng ký

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp của các nước trên thế giới .............. 23

Bảng 3.1.

Hệ thống hồ, đập trên địa bàn huyện Mai Sơn .......................................... 32

Bảng 3.2.

Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2011 - 2017 ....................................... 36

Bảng 3.3.

Diện tích, cơ cấu đất nơng nghiệp của huyện Mai Sơn năm 2017 ............ 36

Bảng 3.4.

Dân số huyện Mai Sơn ............................................................................... 37

Bảng 3.5.

Tỷ lệ lao động trong từng lĩnh vực ............................................................ 38


Bảng 3.6.

Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp .................................... 40

Bảng 3.7.

Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp ..................................... 42

Bảng 4.1.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng
năm 2017.................................................................................................... 46

Bảng 4.2.

Tình hình biến động đất nơng nghiệp giai đoạn 2015-2017 ...................... 47

Bảng 4.3.

Diện tích đất nông nghiệp của các nông trường ở huyện Mai Sơn............ 48

Bảng 4.4.

Một số kết quả sản xuất sản phẩm nơng nghiệp chính giai đoạn
2011-2017 .................................................................................................. 48

Bảng 4.5.

Đánh giá sự phù hợp của chính sách quản lý đất đai ................................. 51


Bảng 4.6.

Kết quả thực hiện QHSDĐ nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 ................. 53

Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện KHSD đất nông nghiệp năm 2016 và 2017.................. 54

Bảng 4.8.

Kết quả điều tra các đối tượng đánh giá về quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất nông nghiệp ................................................................................. 56

Bảng 4.9.

Nhu cầu chuyển mục đích đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp ...... 57

Bảng 4.10. Nhu cầu chuyển mục đích đất trong nội bộ đất nông nghiệp .................... 59
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá của các đối tượng về chính sách tích tụ đất đai ............. 62
Bảng 4.12.

Kết quả cấp GCN đất nông nghiệp từ 01/7/2014 đến 31/12/2017................. 64

Bảng 4.13.

Kết quả điều tra các đối tượng về thủ tục cấp Giấy chứng nhận ................... 65

Bảng 4.14. Kết quả giải quyết thanh tra, kiểm tra vi phạm về đất đai ......................... 67
Bảng 4.15. Những hạn chế, bất cập trong công tác thanh tra, kiểm tra ....................... 69

Bảng 4.16. Kết quả điều tra về công tác thanh tra, kiểm tra ........................................ 69
Bảng 4.17.

Đánh giá về cơ chế, chính sách đất đai của cán bộ quản lý ....................... 73

Bảng 4.18.

Đánh giá về cơ chế, chính sách đất đai của các chuyên gia....................... 73

Bảng 4.19.

Đánh giá về cơ chế, chính sách đất đai của người dân .............................. 74

vii


Bảng 4.20. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai huyện Mai Sơn....................... 76
Bảng 4.21. Đánh giá về năng lực của cán bộ quản lý trên địa bàn .............................. 78
Bảng 4.22. Diện tích đất bị xói mịn của huyện Mai Sơn ............................................ 80
Bảng 4.23. Diện tích đất bị khô hạn của huyện Mai Sơn ............................................. 81
Bảng 4.24. Diện tích suy giảm độ phì huyện Mai Sơn ................................................ 82
Bảng 4.25. Diện tích đất bị thối hóa của huyện Mai Sơn ........................................... 83
Bảng 4.26. Thống kê số lượng trượt lở đất đá theo quy mô khối trượt........................ 84
Bảng 4.27. Đánh giá về ý thức, nhận thức của người dân............................................ 86

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Mai Sơn ...............................................................29

Hình 4.1. Trình tự, thủ tục thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ......................................................................51
Hình 4.2. Sơ đồ trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất .......................................58
Hình 4.3. Sơ đồ về trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất ..................................63
Hình 4.4. Sơ đồ về trình tự, thủ tục khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại
hành chính về đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ........66
Hình 4.5. Sơ đồ chung về trình tự, thủ tục khiếu nại hành chính và giải quyết
khiếu nại hành chính có liên quan tới quyết định hành chính, hành vi
hành chính của UBND cấp huyện và cấp tỉnh ..............................................67
Hình 4.6. Đất bị xói mịn mạnh trên địa bàn huyện Mai Sơn .......................................81
Hình 4.7. Đất bị khô hạn nặng trên địa bàn huyện Mai Sơn.........................................82
Hình 4.8. Đất bị thối hóa nặng trên địa bàn huyện Mai Sơn.......................................83

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách đất đai ..................................... 75
Hộp 4.2. Khó khăn trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng .............................. 86

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thuý Hằng
Tên luận văn: Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai

Sơn, tỉnh Sơn La, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Qua thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai
Sơn, tác giả lựa chọn 5 điểm nghiên cứu bao gồm: Xã Cị Nịi, xã Chiềng Sung, xã Hát
Lót, xã Nà Bó và xã Mường Bằng. Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn
thơng tin sẵn có như các báo cáo liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai tại
huyện Mai Sơn, các cơng trình nghiên cứu có liên quan, báo cáo khoa học, bài viết,....
đã được công bố. Các số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi đối với các hộ dân sản xuất nông nghiệp, các nông trường, doanh
nghiệp sử dụng đất nông nghiệp, cán bộ công chức, cán bộ quản lý tại địa phương. Các
phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai
Sơn, tỉnh Sơn La, tôi rút ra một số vấn đề sau:
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, nghiên cứu
kinh nghiệm trong quản lý về đất nông nghiệp các nước trên thế giới (Trung Quốc,
Malaysia) và một số địa phương tại Việt Nam (Thị xã Sơn Tây- Hà Nội và huyện Lâm
Thao - Phú Thọ). Qua đó, tác giả đưa ra được những bài học đối với công tác quản lý
nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn.
Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Mai Sơn ta có thể thấy: Việc ban hành, triển khai các văn bản pháp luật
về đất đai đã kịp thời, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, cơ bản thực
hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, Công tác giao đất, cho thuê đất,
cấp Giấy chứng nhận, thanh tra, kiểm tra đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn cịn có những

x



vấn đề cần phải giải quyết: (1) Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa dự
báo hết nhu cầu sử dụng đất trong kỳ, chưa bố trí được nguồn vốn thực hiện dự án nên
có chỉ tiêu chưa đạt; (2) Cơng tác cấp Giấy chứng nhận cịn chậm, chưa cấp xong giấy
chứng nhận lần đầu cho người sử dụng đất; (3) Ý thức của người sử dụng đất vẫn còn
hạn chế nhất định (sử dụng đất chưa đúng QH, KH được duyệt, sử dụng đất sai mục
đích, xây dựng cơng trình trái phép trên đất nơng nghiệp…); (4) công tác thanh tra,
kiểm tra một số vụ chưa giải quyết dứt điểm… qua đó, tác giả tiến hành phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Qua nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn như cơ chế, chính sách pháp luật; tổ chức bộ
máy, năng lực cán bộ quản lý nhà nước về đất đai; Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội
và ý thức của người dân. Theo đó, hệ thống chính sách chưa phù hợp với đặc thù của
địa phương nên cịn gặp khó khăn trong q trình triển khai thực hiện, làm giảm hiệu
quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; Kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ làm cho
nhu cầu về đất nơng nghiệp và chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp ngày càng gia
tăng, gây khó khăn trong quản lý. Yếu tố tự nhiên cũng chỉ ra mức độ thoái hố, xói
mịn, suy giảm độ phì, sạt lở đất cũng gây khó khăn cho cơng tác quản lý.
Để đạt được mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp huyện Mai
Sơn, tác giả đề xuất các giải pháp trong thời gian tới đó là: Tăng cường hiệu lực thực hiện
các văn bản pháp luật về đất đai; đẩy mạnh công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; Tăng cường năng
lực của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận
động, nâng cao nhận thức của người dân.

xi


THESIS ABSTRACT
Author name: Nguyen Thi Thuy Hang
Thesis title: State management for agricultural land in Mai Son district, Son La province

Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
To evaluate the current state management for agricultural land in Mai Son district,
Son La province, and to propose some solutions for strengthening the state management
for agricultural land in Mai Son district in the coming period.
Materials and methods
Based on the current state management for agricultural land in Mai Son district,
five communes in the district, namely Co Noi, Chieng Sung, Hat Lot, Na Bo and
Muong Bang communes, were selected for the study. The secondary data employed in
this study were reports on state management for agricultural land in Mai Son disitrct,
and related existing studies, scientific reports, and articles, etc. The primary data were
collected mainly through questionnaires for agricultural households, farms, and
enterprises using agricultural land, related government officers, and local administrative
officers. The main methods of data analysis used in this study included descriptive
statistics and comparative analysis.
Main findings and conclusion
Having analyzed the current state management for agricultural land in Mai Son
district, Son La province, the main findings of the study are as follows:
By reviewing theoretical literature of the state management for agricultural land and
experiences in state management for agricultural land of other countries in the world
(such as China and Malaysia) and some localities in Vietnam (such as Son Tay town Hanoi and Lam Thao district - Phu Tho province), a number of lessons were drawn for
the state management for agricultural land in Mai Son district.
Results of the analysis and evaluation of the current state management for
agricultural land in Mai Son district showed that: The promulgation and implementation
of legal documents on land were timely and sufficient, meeting the needs of local people;
so basically, the approved land use planning and plan were properly implemented; the

land allocation, land lease, certificate issuance, inspection and examination were paid
attention; However there are still some problems that need to be solved as follows: (1)

xii


Planning and developing land use plan could not forecast all of the land use demand for
the period, while the funds for project implementation were not sufficient, therefore some
targets could not be met; (2) The issuance of land use certificate was still slow;
specifically, land users have not been granted the first land use certificate; (3) Awareness
of land users was still limited (for example, in some cases, the use of allocated land did
not comply with the approved planning or land use plan, or was for improper purposes,
or there were even some illegal constructions on agricultural land, etc.); (4) the
inspection and examination of some cases were not thoroughly performed. Based on
those findings, the factors affecting the state management for agricultural land within
the district are then analyzed.
There were various factors affecting state management for agricultural land in Mai
Son district, such as mechanisms, legal policies; organizational structure and capacities of
the land administrative officers; and natural and socio-economic conditions as well as
people’s awareness. It can be seen that the current policies were not compatible with the
local characteristics, creating a number of difficulties during policy implementation,
thereby lowering the efficiency of the state management for agricultural land; Strong
socio-economic developments were associated with increasing demand for agricultural
land and agricultural land use change, which led to challenges in land management as a
result; As for natural conditions, it can also be seen that land depletion, erosion, and
landslide also created various difficulties for land management.
To strengthen the state management for agricultural land in Mai Son district, the
following solutions are proposed: Strengthen the implementation of legal regulations on
land; Enhance the development and management of land planning and land use plans;
Strengthen the management and use of agricultural land; Improve the capacities of state

management agencies at different levels; and Promote the propaganda and advocacy for
raising social awareness.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, nó khơng phải là
hàng hố thơng thường mà là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất và đời sống,
là địa bàn cư trú của dân cư, tạo mơi trường khơng gian sinh tồn cho xã hội lồi
người (Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Hiện nay, cùng với q trình
đơ thị hố, phát triển các khu cơng nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương
mại phát triển nhanh rất khó kiểm sốt, dẫn tới việc sử dụng sai mục đích, làm mất
đi một diện tích đất nơng nghiệp để chuyển sang mục đích khác, khi đã chuyển
mục đích thì khơng thể tái tạo, phục hồi lại trong thời gian ngắn mà phải cần đến
hàng nghìn năm. Chính vì vậy, việc quản lý đất nơng nghiệp là một vấn đề cần
được quan tâm, trú trọng.
Mai Sơn là một huyện thuộc tỉnh Sơn La. Theo số liệu thống kê đất đai năm
2017, tổng diện tích tự nhiên của huyện Mai Sơn là 142.670,58 ha, đứng thứ 4
trong 12 huyện, thành phố thuộc tỉnh, trong đó đất nơng nghiệp là 101.116,27 ha
chiếm 70,87% tổng diện tích tự nhiên của huyện, đất SXNN là 49.302,09 ha chiếm
34,56% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện (UBND huyện Mai Sơn, 2017).
Huyện Mai Sơn có điều kiện thuận lợi để phát triển thế mạnh vốn đất đai,
lao động, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, làng nghề, có 6,4 km đường biên
giới giáp với bản Nà Noong, huyện Xiềng Khọ - tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào tại địa phận bản Đen và bản Pẻn thuộc xã Phiêng Pằn.
Nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh (Mai Sơn – Thành phố
Sơn La – Mường La) với cơ cấu phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nơng nghiệp
(chè, cà phê, mía và cây ăn quả, là vựa ngô của tỉnh), trong những năm qua, tỷ

trọng kinh tế của huyện đạt khá trong tỉnh. Tuy nhiên, với tốc độ đơ thị hố do
phát triển kinh tế, xã hội, bùng nổ dân số, nhu cầu giãn dân, giãn bản, tách hộ,
xây dựng nhà máy, cơng trình, trụ sở…cần phải chuyển mục đích đất nơng
nghiệp sang đất phi nơng nghiệp, làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp theo thời gian.
Nhận thức được tầm quan trọng trong phát triển của nông nghiệp trong phát
triển kinh tế, xã hội của huyện và cần thiết phải quản lý tốt đất nông nghiệp để phát
huy tốt nhất lợi thế và thế mạnh của huyện và cần phải được quan tâm hàng đầu.

1


Với ý nghĩa nêu trên, em chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn” để thấy được thực trạng công
tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn, từ đó tìm
ra giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa trong quản lý, sử dụng đất đai
nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường QLNN về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với đất
nông nghiệp;
- Đánh giá thực trạng QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai
Sơn, tỉnh Sơn La;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường QLNN về đất nông nghiệp trên địa

bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong những năm qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong những năm qua.
- Cần phải làm thế nào để tăng cường công tác QLNN về đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La để tiếp tục thúc đẩy phát triển - xã hội của huyện.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà
nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La;

2


- Đối tượng khảo sát, thu thập thông tin: Một số tổ chức, hộ dân, cán bộ
quản lý nhà nước về đất đai, các chuyên gia.
1.4.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung QLNN về đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La; đề xuất giải pháp nhằm tăng
cường QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn trong thời gian tới;
- Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu công tác QLNN về đất
nông nghiệp tại địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Về thời gian:
Các thông tin thứ cấp phục vụ đánh giá tình hình thực hiện quản lý nhà
nước về đất nông nghiệp được thu thập qua các báo cáo, đề án, kế hoạch … từ
năm 2015 đến năm 2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2020;
Các thơng tin sơ cấp phục vụ đánh giá tình hình thực hiện quản lý nhà nước
về đất nơng nghiệp được thu thập tại phịng Tài ngun và Mơi trường, phịng

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, UBND huyện Mai Sơn, UBND các xã, thị
trấn trên địa bàn huyện thu thập trong năm 2017;
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
Kết quả nghiên cứu luận văn có những đóng góp mới như sau:
- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận trong QLNN về đất nông
nghiệp. Nghiên cứu đã tổng quan kinh nghiệm của một số nước và các địa
phương ở Việt Nam trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp để từ đó rút ra
bài học vận dụng vào thực tiễn của huyện Mai Sơn trong thời gian tới.
- Đánh giá thực trạng QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn
trong thời gian qua. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện đó là vai trị truyền thơng, thông tin; công tác lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; chính sách đất đai, diện tích canh tác, từ đó đề ra giải
pháp, chính sách nhằm tăng cường QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của huyện Mai
Sơn nói riêng, của tỉnh Sơn La nói chung.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm quản lý
“Quản lý” là một khái niệm có nội hàm xác định, song lâu nay thường có
các cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau và được thể hiện bằng các thuật ngữ
khác nhau. Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi loại hoạt động. Nó
phát sinh từ sự phân công lao động xã hội, cần thiếu phải phối hợp hành động
của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm

thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. “Quản lý là sự tác động có chủ đích của
chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các
thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất”
(Phạm Quang Lê, 2017).
2.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, gồm các cơ quan
hành chính nhà nước có trong hệ thống chính trị theo thể chế của từng quốc gia.
Trong cơ chế tổng hợp quản lý đất nước, Nhà nước là chủ thể duy nhất thực hiện
chức năng quản lý nhà nước. Quản lý Nhà nước là quản lý xã hội mang tính
quyền lực của nhà nước, được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu
và quan trọng là con người. Sự khác nhau cơ bản giữa Quản lý Nhà nước với các
hình thức quản lý khác bởi tính quyền lực của nhà nước được thể hiện thông qua
bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã hội, nhằm thực hiện và bảo vệ
trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động, quyền lợi của xã hội. Quản lý Nhà nước được
thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước để thực
hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước trên cơ sở pháp luật.
Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), định nghĩa về Quản lý Nhà nước như
sau: “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội, mang tính quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội,
trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”.

4


2.1.1.3. Khái niệm Quản lý đất đai
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc: Quản lý đất đai là quá trình lưu giữ và
cập nhật những thông tin về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và những thông tin khác
liên quan đến đất. Đó là q trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát

triển quỹ đất, khai thác lợi nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán)
và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai. Đối tượng quản lý đất đai liên
quan đến cả 2 đối tượng đất công và đất tư bao gồm các công việc: đo đạc đất
đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưu giữ và cập nhật các
thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.
Quản lý đất đai bao gồm chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập và
thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với
những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) và
giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất.
Quản lý đất đai là q trình điều tra, mơ tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác
định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập nhật
và cung cấp thông tin liên quan về sở hữu, giá trị sử dụng đất và các nguồn thông
tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên quan đến các
hoạt động quy hoạch, đo đạc, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý
sử dụng đất, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý đất đai (cơ sở dữ liệu đất đai).
Nhà nước đóng vai trị chính trong việc hình thành chính sách đất đai và các
ngun tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp luật đất đai và pháp luật
liên quan đến đất đai. Trong công tác quản lý đất đai, nhà nước xác định các nội
dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước; tập trung và phân cấp
quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trị của lĩnh vực công và tư nhân;
quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chức dịch vụ công, nguồn nhân lực;
nghiên cứu, đào tạo, trợ giúp về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế.
2.1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm:
quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các
sản phẩm do sử dụng đất mà có... Bộ luật Dân sự quy định "Quyền sở hữu bao
gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
theo quy định của pháp luật". Điều 22 Luật Đất đai năm 2013 quy định 15 nội
dung quản lý nhà nước về đất đai, tập trung vào các lĩnh vực: Nhà nước tập trung
nắm chắc tình hình đất đai; quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch; thực


5


hiện kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi
hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất.
Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), khái niệm quản lý nhà nước về đất
đai như sau: “Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà
nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân
phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát
quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai”.
2.1.1.5. Quản lý sử dụng đất

a. Khái niệm quản lý sử dụng đất
Quản lý sử dụng đất là sự kết hợp của tất cả các công cụ và kỹ thuật được
sử dụng bởi chính quyền để quản lý cách mà đất được sử dụng và phát triển
(World Bank, 2010), bao gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, luật pháp,
quyền sử dụng đất, định giá đất và thông tin bất động sản. Các nội dung chính
trong đề tài nghiên cứu gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp
luật liên quan đến sử dụng đất; lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
giao, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác thanh tra,
kiểm tra.
b. Đặc điểm quản lý sử dụng đất
Hệ thống quản lý sử dụng đất đề cập đến tất cả các hoạt động mà chính
quyền địa phương yêu cầu để quản lý đất. Hệ thống quản lý sử dụng đất sẽ xác
định quyền sử dụng cho phép hoặc thừa nhận có tương quan đến vùng.
Theo Đặng Kim Sơn và Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2011): Chính sách đất đai là
hành động và hoạt động, thơng qua đó Chính phủ xác định cho các cá nhân và các
nhóm người trong xã hội quyền của họ đối với đất đai, cụ thể hóa những hồn
cảnh trong đó quyền về đất đai được chuyển nhượng, xây dựng cơ chế để bảo vệ

những quyền lợi đó và định hướng xử lý các tranh chấp có liên quan. Chính sách
đất đai của Việt Nam được phản ánh chính thức thơng qua Luật Đất đai, các Nghị
định, Chỉ thị, Quyết định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
2.1.1.6. Khái niệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

6


như sau:“Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là tổng hợp các hoạt động của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của
Nhà nước, đó là các hoạt động nhằm nắm chắc tình hình sử dụng đất nơng
nghiệp, phân phối lại quỹ đất nông nghiệp hợp lý theo đặc điểm, tính chất đất
từng vùng; kiểm tra, giám sát q trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; điều
tiết các nguồn lợi từ đất nông nghiệp theo địa lý.”
2.1.2. Vai trị của đất nơng nghiệp
2.1.2.1. Khái qt về đất nơng nghiệp
Điều 10, Luật Đất đai năm 2013 có quy định:
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a. Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b. Đất trồng cây lâu năm;
c. Đất rừng sản xuất;
d. Đất rừng phòng hộ;
đ. Đất rừng đặc dụng;
e. Đất nuôi trồng thủy sản;
g. Đất làm muối;
h. Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động
vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, ni trồng thủy sản

cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống
và đất trồng hoa, cây cảnh.
1. Đất trồng cây hàng năm
1.1. Đất trồng lúa (đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại,
đất trồng lúa nương).
1.2. Đất trồng cây hàng năm khác (trừ đất trồng lúa, gồm chủ yếu để trồng
rau, màu, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên
có cải tạo để chăn nuôi gia súc).
1.2.1. Đất cỏ dùng vào chăn ni (đất trồng cỏ, đất cỏ tự nhiên có cải tạo).

7


1.2.2. Đất trồng cây hàng năm khác (đất bằng trồng cây hàng năm khác, đất
nương rẫy trồng cây hàng năm khác).
2. Đất trồng cây lâu năm (Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm.
Vườn tạp, các loại cây lâu năm khác)
3. Đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phịng hộ, đất rừng đặc dụng).
4. Đất ni trồng thuỷ sản (Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn; đất nuôi
trồng thuỷ sản nước ngọt.).
5. Đất nông nghiệp khác.
2.1.2.2. Đặc điểm của đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý muốn và
nhận thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều
kiện tự nhiên của lao động. Đất đai là tài sản quý hiếm, có giới hạn và khơng thể
tái tạo, là tư liệu sản xuất nông lâm, ngư nghiệp. Đồng thời đất đai là di sản của
các thế hệ loài người; là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia.
- Đất đai có vị trí cố định: Con người khơng thể di chuyển đất đai theo ý
muốn, vị trí cố định đã quy định tính chất vật lý, hóa học, sinh thái của đất đai.
Tính cố định của vị trí đất đai đã buộc con người phải sử dụng đất tại chỗ. Mỗi

mảnh đất có đặc điểm khác nhau về tính chất, khả năng sử dụng nên chúng có giá
trị riêng.
Đất nơng nghiệp khơng tự sinh ra và có khả năng tái tạo khơng thể ngày
một ngày hai mà có khi là cả hàng ngàn hàng vạn năm mới hình thành nên được
đất đai trên bề mặt trái đất. Quá trình tác động của con người theo chiều hướng
tích cực sẽ góp phần rất lớn vào cải tạo và nâng cao chất lượng đất nông nghiệp
khắc phục được hiện tượng hoang hố, khơi phục độ phì nhiêu của đất nơng
nghiệp, tạo ra một diện tích đất nơng nghiệp mới cho sản xuất.
- Đất đai có hạn về diện tích: Đất đai do lịch sử tự nhiên hình thành, diện
tích có tính bất biến. Hoạt động của con người có thể cải tạo được tính chất của
đất, cải biến tình trạng đất đai nhưng khơng thể làm thay đổi diện tích đất đai
theo ý muốn. Do tính hữu hạn về diện tích nên yêu cầu đặt ra là phải sử dụng đất
có hiệu quả.
- Tính lâu bền: Đất đai khơng bị hao mòn theo thời gian. Trong điều kiện sử
dụng và bảo vệ hợp lý, chất lượng đất có thể nâng cao không ngừng và giá trị đất

8


đai ln có xu hướng tăng theo thời gian.
- Đất đai có tính đa dạng, phong phú tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất
đai và phù hợp với từng vùng địa lý. Đất nơng nghiệp có tính đa dạng và phong
phú: Trên bề mặt trái đất chúng ta có những loại đất nông nghiệp khác nhau như:
Đất phù sa, đất đỏ bazan, đất sét thịt, đất cát... Thiên nhiên tạo ra rất nhiều loại
đất nơng nghiệp khác nhau có tính chất và đặc điểm khác nhau đặc trưng riêng
của mỗi loại.
2.1.2.3. Vai trị của đất nơng nghiệp
- Vai trị và ý nghĩa đất đai là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết (điều
kiện chung) đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và
hoạt động của con người. Nếu hoạt động được. Nói khác đi - khơng có đất sẽ

khơng có sản xuất, cũng như khơng có sự tồn tại của chính con người. Vai trò
của đất đai với từng ngành rất khác nhau:
+ Trong các ngành phi nông nghiệp Đất đai giữ vai trị thụ động với chức
năng là cơ sở khơng gian và vị trí để hồn thiện q trình lao động, là kho tàng
dự trữ trong lịng đất (các khống sản). Q trình sản xuất và sản phẩm được tạo
ra khơng phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật
và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
+ Trong các ngành nơng lâm nghiệp đất đai là yếu tố tích cực của q trình
sản xuất, là điều kiện vật chất, đồng thời là đối tượng lao động (ln chịu tác
động trong q trình sản xuất, như: cày, bừa, xới xáo) và công cụ lao động hay
phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn ni...). Q trình sản xuất
nơng - lâm nghiệp ln liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học
tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy, trong q trình phát triển xã hội lồi người, sự hình thành
và phát triển của mọi nền văn minh vật chất, văn minh tinh thần, các thành tựu
khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản – sử dụng đất.
Phương thức và mục tiêu sử dụng đất rất đa dạng, có thể chia theo 3 nhóm mục
đích sau đây: (1). Lấy tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt từ đất đai để thoả mãn
nhu cầu sinh tồn và phát triển. (2). Dùng đất đai để làm cơ sở sản xuất và môi
trường hoạt động. (3). Đất cung cấp không gian môi trường cảnh quan mỹ học
cho việc hưởng thụ tinh thần. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, khi
mức sống của con người cịn thấp, cơng năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào
sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Thời kỳ cuộc sống xã hội

9


phát triển ở mức cao, công năng của đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng
đất đai cũng phức tạp hơn, nó vừa là căn cứ của khu vực 1, vừa là không gian và
địa bàn của khu vực 2. Điều đó có nghĩa, đất đai đã cung cấp cho con người tư

liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về
hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại. Mục đích sử dụng đất
nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển. Kinh tế - xã
hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa
người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người trong
quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vơ ý thức) dẫn đến huỷ hoại môi trường đất,
một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên
quan trọng và mang tính tồn cầu. Với sự phát triển khơng ngừng của sức sản xuất,
công năng của đất đai cần được nâng cao theo hướng đa dạng, nhiều mức độ, để
truyền lại lâu dài cho các thế hệ sau (Lương Văn Hinh và cs., 2003).
Mặc dù con người đã có sự cố gắng để tạo ra sản phẩm nông nghiệp mà
không cần dùng đến đất đai như: trồng cây trên nước, trồng cây bằng dung dịch
dinh dưỡng... Những sản phẩm tạo ra từ những thí nghiệm chỉ là một khối lượng
rất nhỏ và năng suất rất thấp, không thể thay thế sản phẩm canh tác từ đất, có thể
khẳng định con người luôn cần đến đất nông nghiệp để sản xuất và đó là tư liệu
sản xuất khơng thể thay thế được.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu
Theo Điều 22 Luật đất đai năm 2013, có quy định 15 nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai. Tuy nhiên trong đề tài này chỉ đề cập đến một số nội dung trọng
tâm, nổi cộm trong công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Mai Sơn, cụ thể như sau:
2.1.3.1. Tình hình triển khai các văn bản pháp luật về đất đai
Ban hành và triển khai các văn bản pháp luật về đất đai là quá trình Nhà
nước sử dụng công cụ pháp luật để thực hiện quyền cai trị của mình bằng cách
tác động vào ý chí của con người để điều chỉnh hành vi của họ nhằm thực thi chế
tài phù hợp, đây là tiền đề, hành lang cho lĩnh vực áp dụng. Luật pháp và các quy
định về sử dụng đất tạo thành một hành lang pháp lý, cơ sở để đánh giá, vận hành
thị trường đất đai; điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia sử dụng đất. Đây
cũng chính là cơ sở để điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới đất đai của tồn
xã hội. Mặc dù đã có Luật và các văn bản quy phạm pháp quy quy định nhưng


10


thực tiễn vận dụng cho thấy vẫn cịn có những kẽ hở hoặc có những nội dung
chưa rõ ràng khiến cho các hoạt động liên quan đến đất đai xảy ra các sai phạm,
làm tổn hại tới nguồn tài nguyên quý giá, gây mất công bằng và trật tự trong xã
hội. Đất đai nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng là một vấn đề hết sức nhạy
cảm và phức tạp, vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Trong quan hệ đất
đai thường nảy sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp, để giải quyết các mối quan hệ đó,
nhà nước phải ban hành hệ thống văn bản đầy đủ, chặt chẽ, đồng thời để pháp
luật đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả cần tổ chức triển khai và tuyên truyền
đến mọi đối tượng trong xã hội, bên cạnh đó, việc thực thi cũng phải quan tâm và
kiên quyết xử lý các vi phạm theo quy định.
2.1.3.2. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nơng nghiệp
Q trình sử dụng đất, để có hiệu quả, phù hợp với từng mục đích sử dụng
thì bất cứ quốc gia nào cũng cần có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói chung,
Quy hoạch ngành, quy hoạch vùng nguyên liệu, sản xuất, quy hoạch đất lâm
nghiệp nói riêng.
Quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch đất nơng nghiệp nói riêng
là sự tính tốn, phân bổ một cách cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không
gian trên cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế - xã hội cịn kế
hoạch hoá là xác định các chỉ tiêu về sử dụng đất nông nghiệp, các biện pháp và
thời hạn thực hiện theo quy hoạch. Quy hoạch cịn là cơng cụ để phân bổ nguồn
lực (kể cả vốn, lao động và công nghệ).
Quy hoạch dài hạn về đất nông nghiệp được công bố sẽ giúp các nhà đầu
tư, người nông dân chủ động trong hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh
của mình. Thơng qua cơng cụ quy hoạch, nhà nước sẽ góp phần điều tiết cung
cầu, chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang mục đích khác hoặc cải tạo
đưa đất chưa sử dụng vào để sản xuất nông nghiệp, đồng thời đảm bảo tính thống

nhất, tính đồng bộ, tính khoa học và tính dự báo. Một quy hoạch tốt cần đảm bảo
tính chiến lược và tính thực thi, trong thực thi cần tuân thủ theo các nội dung đã
quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là công cụ quan trọng để nhà
nước thực hiện thống nhất quản lý về đất nơng nghiệp, vì vậy Nhà nước có thể
thực hiện được quyền định đoạt của mình đối với đất nông nghiệp và thực hiện
chu chuyển đất nông nghiệp vào các mục đích phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương thông qua kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhà nước thực hiện giao đất,

11


×