Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG NGỌC CƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM
XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số :

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Oánh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn



Dương Ngọc Cương

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban quản lý đào tạo, Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ về mọi mặt
để tơi hồn thành luận văn.
- Các thầy, cơ Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn; các thầy, cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy, giúp đỡ tơi trong q
trình học và làm luận văn.
- BHXH thành phố Hà Nội, BHXH huyện Gia Lâm đã tạo điều kiện cho tôi được
đi học để nâng cao trình độ, động viên khích lệ và cung cấp cho tôi những số liệu quý
báu để hoàn thiện Luận văn này.
- Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội; Phòng Thống kê, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Chi cục Thuế, Liên
Đoàn Lao động huyện Gia Lâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình
thu thập số liệu tại địa phương.
- Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – TS. Nguyễn Quốc Oánh đã
tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
- Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồng thời có những
ý kiến đóng góp quý báu trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Dương Ngọc Cương


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract ............................................................................................................... xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 2


1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN về bảo hiểm xã hội bắt buộc ............... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.


Đặc điểm và công cụ quản lý nhà nước về BHXH BB..................................... 8

2.1.3.

Nội dung quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc .............................................. 10

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc ................... 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................. 16

2.2.1.

Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về BHXH trên thế giới ................. 16

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về BHXH tại Việt Nam ................ 21

2.2.3.

Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý BHXH BB của huyện
Gia Lâm ........................................................................................................... 23

iii



Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................... 25

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Gia Lâm......................................... 25

3.1.2.

Đặc điểm cơ bản của BHXH huyện Gia Lâm .................................................. 26

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 29

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ..................................................................................... 29

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................... 30

3.2.3.

Phương pháp phân tích thơng tin ..................................................................... 32


3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................... 34
4.1.

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc tại
huyện Gia Lâm ..................................................................................... 34

4.1.1.

Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về BHXH ......................... 34

4.1.2.

Thực trạng quản lý thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Gia Lâm .................................................. 39

4.1.3.

Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH BB ......................................... 44

4.1.4.

Thực trạng thu, chi và quản lý quỹ BHXH BB trên địa bàn huyện Gia Lâm ........... 54

4.1.5.

Thực trạng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH và

giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về BHXH trên địa
bàn huyện Gia Lâm .......................................................................................... 62

4.1.6.

Đánh giá chung về tình hình quản lý BHXH BB tại BHXH huyện Gia Lâm .......... 67

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về BHXH bb tại huyện Gia
Lâm ................................................................................................................................... 71

4.2.1.

Cơ chế chính sách có liên quan........................................................................ 71

4.2.2.

Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................... 74

4.2.3.

Nhận thức của đối tượng tham gia BHXH....................................................... 75

4.2.4.

Tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về BHXH .............. 79

4.3.


Giải pháp góp phần tăng cường quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc
tại huyện Gia Lâm, tp hà nội ............................................................................ 85

4.3.1.

Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện luật BHXH của cơ quan
BHXH huyện ................................................................................................... 85

iv


4.3.2.

Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật
BHXH .............................................................................................................. 85

4.3.3.

Hồn thiện bộ máy tổ chức hoạt động, nâng cao năng lực của đội ngũ
cán bộ làm cơng tác BHXH ............................................................................. 86

4.3.4.

Hồn thiện quy trình và siết chặt quản lý thu, chi và phát triển quỹ
BHXH trong thời gian tới ................................................................................ 89

4.3.5.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các trường
hợp vi phạm pháp luật về BHXH..................................................................... 90


Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 92
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 92

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 93

5.2.1.

Kiến nghị với Chính phủ.................................................................................. 93

5.2.2.

Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ....................................................... 94

5.2.3.

Kiến nghị với BHXH thành phố Hà Nội.......................................................... 95

5.2.4.

Kiến nghị với Huyện ủy, UBND huyện Gia Lâm............................................ 96

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 97
Phụ lục ........................................................................................................................ 100

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHXHBB

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

BHYT

Bảo hiểm y tế

DNNQD

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

HCSN

Hành chính sự nghiệp




Lao động

NQ/TW

Nghị quyết/Trung ương



Quyết định

TP

Thành phố

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình lao động của BHXH huyện Gia Lâm (2014 - 2016) ................. 28

Bảng 4.1.

Đánh giá của các đơn vị về công tác ban hành văn bản quy phạm
pháp luật về BHXH BB ............................................................................. 38


Bảng 4.2.

Tình hình truyền thông pháp luật về BHXH BB ....................................... 40

Bảng 4.3.

Đánh giá của các đơn vị sử dụng lao động về công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về BHXH BB .............................................................. 41

Bảng 4.4.

Đánh giá của người lao động về công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về BHXH BB ............................................................................. 43

Bảng 4.5.

Tình hình mở rộng đối tượng tham gia BHXH BB trên địa bàn
huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016...................................................... 46

Bảng 4.6.

Tình hình đơn vị tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Gia
Lâm năm 2014 - 2016................................................................................ 49

Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện kế hoạch tham gia BHXH BB về số lượng lao
động tại huyện Gia Lâm (2014- 2016) ...................................................... 52

Bảng 4.8.


Tình hình thu quỹ BHXH bắt buộc giai đoạn 2014 – 2016....................... 55

Bảng 4.9.

Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Gia Lâm
(2014 - 2016) ............................................................................................. 58

Bảng 4.10. Tình hình chi trả chế độ BHXH tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2014
– 2016 ........................................................................................................ 60
Bảng 4.11. Kết quả thanh tra, kiểm tra về BHXH BB tại các đơn vị sử dụng lao
động trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016........................ 63
Bảng 4.12. Kết quả thanh tra, kiểm tra về việc chi trả BHXH của các đại lý chi
trả lương hưu và trợ cấp trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn
2014 – 2016 ............................................................................................... 64
Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ quản lý về mức xử phạt vi phạm trong lĩnh
vực BHXH BB........................................................................................... 67
Bảng 4.14. Tình hình tham gia BHXH của người lao động tại các cơ sở sử
dụng LĐ điều tra giai đoạn 2014-2016...................................................... 74

vii


Bảng 4.15. Hiểu biết về các chính sách và chế độ BHXH BB của người lao
động tại các cơ sở sử dụng lao động .......................................................... 76
Bảng 4.16. Mức độ tìm hiểu thơng tin về chính sách và chế độ BHXH BB của
người lao động tại các sơ sở sử dụng lao động.......................................... 77
Bảng 4.17. Nguồn tiếp cận thông tin về chính sách và chế độ BHXH BB của
người lao động tại các cơ sở sử dụng lao động ......................................... 77
Bảng 4.18. Mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động về pháp luật BHXH tại

các đơn vị điều tra ..................................................................................... 78
Bảng 4.19. Mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động về mức đóng BHXH tại
các đơn vị điều tra ..................................................................................... 79
Bảng 4.20. Đánh giá của các đơn vị sử dụng lao động về thái độ phục vụ của
cán bộ viên chức BHXH huyện Gia Lâm .................................................. 84

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Gia Lâm ................................................ 26
Biểu 4.1.

Tỷ lệ lựa chọn phương thức nắm bắt thông tin về chính sách BHXH
bắt buộc của người lao động........................................................................ 41

Biểu 4.2.

Tỷ lệ tiếp cận thông tin về BHXH ............................................................... 42

Biểu 4.3.

Tốc độ tăng trưởng của các đơn vị và lao động tham gia BHXH BB
giai đoạn 2014-2016 .................................................................................... 47

Biểu 4.4.

Số lượng lao động tham gia BHXH BB trên địa bàn huyện Gia Lâm ........ 53

Biểu 4.5.


Tình hình thu quỹ BHXH BB trên địa bàn huyện Gia Lâm ........................ 56

Biểu 4.6.

Số lượng đơn vị nợ đọng quỹ BHXH trên địa bàn huyện Gia Lâm ............ 57

Biểu 4.7.

Tỷ lệ đơn vị sử dụng lao động có tình trạng tạm dừng hoặc nợ đọng
BHXH trên địa bàn huyên Gia Lâm ............................................................ 72

Biểu 4.8.

Số lượng lao động có việc làm và lao động tham gia BHXH trên địa
bàn giai đoạn từ năm 2014 – 2016 .............................................................. 73

Biểu 4.9.

Cơ cấu cán bộ tại BHXH huyện Gia Lâm năm 2016 .................................. 81

Biểu 4.10. Tình hình tham gia các khóa đào tạo chun mơn, nghiệp vụ của các
cán bộ công chức, viên chức làm công tác BHXH huyện Gia Lâm ............ 83

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Ngọc Cương
Tên luận văn: Quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Gia Lâm,

thành phố Hà Nội.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Huyện Gia Lâm là một huyện ngoại thành với số doanh nghiệp ít và hầu hết là
các doanh nghiệp nhỏ, cả người lao động và các đơn vị sử dụng lao động đều chưa hiểu
hết về tầm quan trọng của BHXH, nên việc tham gia đóng BHXH nói chung và BHXH
BB cho người lao động nói riêng cịn thấp. Trong khi đó, do cơ chế phối hợp thực hiện
Luật BHXH trong quản lý đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH theo Luật cịn
nhiều bất cập, nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH
cho người lao động; gây thất thoát cho quỹ BHXH và làm giảm lòng tin của người lao
động vào cơ quan quản lý. Để khắc phục những hạn chế, bất cập nói trên, nhằm mở
rộng và tăng trưởng nguồn thu BHXH, phát triển bền vững quỹ BHXH trên địa bàn
huyện thì việc nghiên cứu giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về BHXH
bắt buộc là rất cần thiết. Vì vậy, với kinh nghiệm thực tiễn của người đang làm công
tác BHXH tại địa phương. Tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về
BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần
tăng cường quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội trong thời gian tới.
Phần tổng quan tài liệu nghiên cứu của đề tài tập trung hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn của Quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc qua đó rút ra bài học kinh
nghiệm về QLNN đối với lĩnh vực BHXH cho BHXH huyện Gia Lâm.
Phương pháp nghiên cứu
Chọn đối tượng sử dụng lao động: Căn cứ vào cơ cấu các đơn vị theo từng loại

hình đang quản lý tại huyện Gia Lâm, tác giả tiến hành điều tra 60 cán bộ quản lý của
các đơn vị DN trên địa bàn.
Chọn cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách thuộc đơn vị quản lý đối tượng tham

x


gia BHXH BB để phỏng vấn.
Chọn người lao động tham gia BHXH: Tiến hành phỏng vấn 60 lao động trong
đó 30 lao động DNNQD, 10 lao động DNNN và 20 lao động thuộc đơn vị HCSN.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp phân tích
như phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn tập trung làm rõ 3 vấn đề chính:
(1) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước tại địa bàn huyện với 5 nội dung chính
qua đó tổng kết lại kết quả đạt được trong việc quản lý BHXH của BHXH huyện Gia
Lâm đã cố gắng thực hiện công tác quản lý BHXH BB dẫn chứng là số đơn vị, số lao
động tham gia và số thu BHXH tăng lên theo từng năm; cải cách hành chính, rút gọn
các thủ tục, thời gian giải quyết nhanh và hiệu quả hơn, tiêu thức thu BHXH được đơn
giản hóa phát huy tính hiệu quả nhanh gọn. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại hạn chế về
cơ chế chính sách, chưa có sự phối hợp quản lý giữa BHXH với UBND huyện; số lượng
cán bộ quản lý BHXH cịn ít so với u cầu thực tiễn, thơng tin tun truyền cịn chạy
theo phong trào, thanh tra kiểm tra cịn bng lỏng.
(2) Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về BHXH BB: Luận văn cũng đã chỉ ra 4
nhóm yếu tố chính bao gồm: Cơ chế chính sách trong đó có chính sách về BHXH và
một số chính sách có liên quan khác; Nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao
động; Điều kiện kinh tế xã hội và năng lực của đội ngũ cán bộ QLNN về BHXH.
(3) Hệ thống giải pháp tăng cường QLNN về BHXH BB: Thơng qua phân tích
đánh giá thực trạng tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố ảnh hướng đến QLNN về
BHXH BB tại địa bàn huyện Gia Lâm Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể bao

gồm: (a)Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện luật BHXH của cơ quan BHXH
huyện; (b) Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật
BHXH; (c) Hồn thiện bộ máy tổ chức hoạt động, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ
làm cơng tác BHXH; (d) Hồn thiện quy trình và siết chặt quản lý thu, chi và phát triển
quỹ BHXH trong thời gian tới; (e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH.
Phần kết luận và kiến nghị: Khái quát lại các kết quả đã đạt được trong cả luận văn
đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan QLNN về BHXH BB và các ban
ngành có liên quan, các đối tượng tham gia BHXH tất cả vì một mục tiêu chung góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của BHXH huyện nói chung và bảo vệ quyền
lợi chính đáng của người lao động nói riêng.

xi


THESIS ABSTRACT
Name of the author: Duong Ngoc Cuong
Name of the thesis: State management on compulsory social insurance in Gia Lam
district, Hanoi city.
Field: Economic management

Code: 60 34 04 10

Name of training agency: Vietnam National University of Agriculture
Research purpose
Gia Lam district is a suburban district with few enterprises which are mostly
small enterprises. Both employees and employers have not understood fully about the
importance of social insurance. Therefore, the participation rate in social insurance in
general and compulsory social insurance for employees in particular is still low.
Meanwhile, due to the shortcomings of the collaboration mechanism to implement the

Law on social insurance in general and to manage the targets subjected to social
insurance according to the law in particular, local social insurance agencies mostly
depend on self-declaration of enterprises to collect the insurance fee, which lead to the
situation that many enterprises find all ways to shirk the responsibility to pay social
insurance for employees; creating the loss to social insurance fund and breaking the
faith of employees in management agencies. In order to overcome the above-mentioned
limitation and shortcomings to expand and increase revenue for social insurance and
develop sustainably social insurance fund in the district, it is necessary to study the
countermeasures to enhance state management on compulsory social insurance.
Therefore, with the experiences of the practitioner involved in social insurance in the
locality, I decide to research on the topic: “State management on compulsory social
insurance in Gia Lam district, Hanoi city”.
Research objective:
Based on the evaluation of current condition of state management on compulsory
state management in Gia Lam district, Hanoi city, propose the countermeasures to
contribute to enhance state management on compulsory social insurance in Gia Lam
district, Hanoi city in the next coming time.
Research method
Select the target employers: Based on the structure of enterprises by fields in Gia
Lam district, the author conducted the survey to 60 managers of enterprises in the area.
Select managers, officials belonging to the unit of managing targets covered by
compulsory social insurance Interview.

xii


Select employees covered by social insurance: Conduct interview with 60
employees, in which 30 employees from non-state enterprises, 10 employees from stateowned enterprises and 20 employees from administrative units.
In order to achieve the research objectives, the author us analysis method such as
descriptive statistics method, comparision method.

Main results and conclusion
The thesis focuses on 3 main issues:
(1) The evaluation of current situation in the district with 5 main areas has
demonstrated the effort and results in the management of social insurance of Gia Lam
District. The proof is the number of units, employees covered by social insurance and
revenue for social insurance has been increasing annually; administrative reform has
been continuously conducted, red tape has been cut in order to save time for clients and
to increase the effectiveness of social insurance fee collection. However, there are some
shortcomings including irrelevant policy and mechanism; lack of effective cooperation
between social insurance agency and the People’s Committee of the District; limited
number of social insurance employees compared to the requirements and workload;
ineffective propaganda; and lack of oversight and evaluation.
(2) Affecting factors to state management on compulsory social insurance:
Thesis showed 4 main factors including: Policy mechanisms including policy about
social insurance and some other related policies; Awareness of employees and
employers; Socio-economic conditions and capacity of human resources of state
management on social insurance.
(3) Countermeasures system to enhance state management on compulsory social
insurance: By analysis of current situation to find the reasons and affecting factors to
state management on compulsory social insurance in Gia Lam district, the thesis
proposed some specific countermeasures including: (a) Complete the legal documents
by district social insurance agency to guide the implementation of Law on social
insurance; (b) Innovate the information provision and dissemination activities,
disseminate policies and legislation on social insurance; (c) Strengthen the organization
structure, develop the capacity of human resources involved in social insurance work;
(d) Complete the process and tighten the management of revenue, payment and
development of social insurance fund in the next coming time; (e) Enhance the
investigation and monitoring, strictly punish the violations to law on social insurance.
Conclusion and recommendation: Review the results and findings of the thesis
and propose necessary recommendations to social insurance agencies and relevant public

agencies, and the clients to increase the effectiveness of social insurance management of
the district in general and the interests and rights of the labors in particular.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tại Việt Nam, Đảng và Chính phủ ln xác định chính sách bảo hiểm xã
hội là chính sách có tính nhân văn sâu sắc, có tầm quan trọng và vai trị to lớn đối
với cuộc sống con người. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết số 21NQ/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 theo đó: “Vai trị, mục
tiêu của BHXH trong hệ thống các chính sách xã hội nhằm hướng tới tăng cường
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
bền vững”.
Hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu sẽ có tác động mạnh mẽ tới
tồn bộ chính sách, pháp luật của Việt Nam. BHXH cũng khơng nằm ngồi tiến
trình đó. Luật BHXH cần được hồn thiện song song với việc tổ chức thực hiện
các hoạt động BHXH một cách nhất quán đồng bộ nhằm theo kịp trình độ của
các nước trong khu vực và quốc tế. Cùng với đó, sự phát triển của nền kinh tế thị
trường kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã đưa nền
kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân được nâng
cao, tuy nhiên để mục tiêu phát triển nền kinh tế không đi chệch với mục tiêu
XHCN mà Đảng đã đề ra thì vai trị của quản lý nhà nước là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên sự đa dạng và phức tạp của nền kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều
khó khăn, thách thức: Xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng cao của nền kinh tế
thị trường mà sự lựa chọn, đào thải lao động của thị trường dẫn đến mất việc làm,
thất nghiệp của người lao động; sự biến động phức tạp của thị trường dẫn đến
nhiều rủi ro về ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp,… ngày một gia tăng. Do đó
để bảo vệ lợi ích cho người lao động đòi hỏi nhà nước cần tăng cường vai trị

quản lý của mình hơn nữa trong các chính sách hỗ trợ cho các rủi ro người lao
động gặp phải - chính sách BHXH. Quản lý hoạt động BHXH phải được tiến
hành gắn liền với sự phát triển kinh tế, hài hịa với tiến bộ và cơng bằng xã hội.
Hiện nay khơng ít doanh nghiệp lợi dụng khe hở của luật pháp về quản lý
đối tượng tham gia BHXH trong việc tự kê khai số lượng lao động thuộc diện
tham gia đóng BHXH bắt buộc mà tìm cách khơng kê khai, kê khai thiếu thậm
chí trốn đóng BHXH gây thiệt hại cho người lao động và làm giảm hiệu quả hoạt
động của các đơn vị BHXH. Vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt

1


động BHXH là vấn đề bức thiết hiện nay, là yêu cầu cấp bách, tất yếu và khách
quan đặt ra từ chính địi hỏi của nền kinh tế thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi
cho người LĐ và nguồn thu cho BHXH. Việc tăng cường quản lý nhà nước đối
với hoạt động BHXH với mục đích tạo ra cơ chế, chính sách cơng bằng, dân chủ
đáp ứng nguyện vọng của đại đa số người lao động, đòi hỏi của xã hội, bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi tham gia BHXH.
Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đơng của thành phố Hà Nội, với dân số 260,18
nghìn người. Là một huyện ngoại thành với số doanh nghiệp ít và hầu hết là các
doanh nghiệp nhỏ, cả người lao động và các đơn vị sử dụng lao động đều chưa
hiểu hết về tầm quan trọng của BHXH, nên việc tham gia đóng BHXH nói chung
và BHXH BB cho người lao động nói riêng cịn thấp. Trong khi đó, do cơ chế
phối hợp thực hiện Luật BHXH nói chung, trong quản lý đối tượng thuộc diện
phải tham gia BHXH theo Luật nói riêng cịn nhiều bất cập, đơn vị BHXH địa
phương chủ yếu dựa vào sự tự kê khai của doanh nghiệp làm căn cứ thu bảo hiểm
dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách trốn tránh trách nhiệm tham
gia BHXH cho người lao động; gây thất thốt cho quỹ BHXH và làm giảm lịng
tin của người lao động vào cơ quan quản lý. Để khắc phục những hạn chế, bất
cập nói trên, nhằm mở rộng và tăng trưởng nguồn thu BHXH, phát triển bền

vững quỹ BHXH trên địa bàn huyện thì việc nghiên cứu giải pháp nhằm tăng
cường quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng trong quản lý nhà nước về BHXH nói chung và
BHXH bắt buộc nói riêng. Bằng những kinh nghiệm thực tiễn của người đang làm
công tác BHXH tại địa phương. Tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà
nước về BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc tại địa
bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nhằm
góp phần tăng cường quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về
BHXH BB.

2


- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong những năm qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc.
Nghiên cứu các cơ chế chính sách có liên quan đến quản lý nhà nước về
BHXH bắt buộc.

Đối tượng khảo sát của đề tài: BHXH, doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự
nghiệp, cán bộ làm việc tại BHXH, người sử dụng lao động và người lao động
trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động
quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc.
Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn
huyện Gia Lâm.
Phạm vi về thời gian: Đề tài thực hiện dựa vào tài liệu có liên quan đến nội
dung nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2016. Trong đó:
Dữ liệu thứ cấp thu thập tập trung từ năm 2014 – 2016.
Dữ liệu sơ cấp thu thập từ năm 2016 – 2017.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc tại địa bàn huyện Gia
Lâm những năm qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc
trên địa bàn huyện Gia Lâm?
- Giải pháp nào để tăng cường quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc trên
địa bàn huyện Gia Lâm?

3


1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Luận văn đã hệ thống hóa làm sáng tỏ hệ thống lý luận và thực tiễn đối
với hoạt động quản lý nhà nước về BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói
riêng; bài học kinh nghiệm về quản lý BHXH của các nước trong khu vực, của
các địa phương trong và ngoài tỉnh .
- Luận văn cũng đã tổng hợp thực trạng quản lý BHXH tại BHXH huyện

Gia Lâm theo 5 nội dung: Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
BHXH; Quản lý thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Quản lý thực hiện
công tác thống kê, thông tin về BHXH bắt buộc; Quản lý tình hình thu, chi và
quản lý quỹ BHXH BB trên địa bàn huyện; Thực trạng thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành pháp luật về BHXH; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về BHXH trên địa bàn huyện. Từ đó luận văn đã làm rõ những tồn tại
hạn chế trong quản lý nhà nước về BHXH, nguyên nhân tồn tại làm căn cứ cho
các nhà quản lý, cơ quan BHXH nghiên cứu để có những chính sách điều chỉnh
phù hợp nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động BHXH trên địa bàn.
Luận văn đã xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
BHXH BB tại BHXH huyện Gia Lâm đó là cơ chế chính sách, năng lực của đội
ngũ cán bộ làm công tác BHXH, nhận thức của người tham gia BHXH và điều
kiện về kinh tế.
Từ những nội dung trên luận án đã đưa ra một số các giải pháp nhằm tăng
cường quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc tại địa bàn huyện Gia Lâm.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẨN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BHXH BẮT BUỘC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về BHXH và BHXH BB
a. Khái niệm về BHXH
Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1948
đã xác nhận “Tất cả mọi người, với tư cách là thành viên của xã hội, có quyền
hưởng bảo hiểm xã hội” ( Đại hội đồng liên hợp quốc, 1948).
Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng của vấn đề an sinh
xã hội, là cơ chế chính trong hệ thống an sinh xã hội. Vì thế, chính sách bảo hiểm

xã hội trước tiên là một trong các chính sách an sinh xã hội.
Tại Việt Nam. BHXH được định nghĩa Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã
hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014: “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”
(Chính phủ, 2014).
b. Khái niệm về BHXH bắt buộc
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày
20/11/2014: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước
tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
c. Vai trò, chức năng của BHXH
* Đối với người lao động:BHXH bảo đảm nguồn thu nhập cho người lao
động và gia đình của họ khi chẳng may gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất
nguồn thu nhập. BHXH giúp cho người lao động tiết kiệm được những khoản
nhỏ, đều đặn tạo thành nguồn dự phòng cần thiết khi mất sức lao động, ốm đau,
tuổi già, sinh con... mà trong đó chủ sử dụng lao động phải đóng một khoản tiền
với tỷ lệ tương đối cao so với người lao động (BHXH thu 26% tiền lương đóng
BHXH của người lao động, trong đó người lao động đóng 8%, chủ sử dụng lao
động đóng 18%). Điều này giúp cho người lao động cảm thấy được sự quan tâm

5


của chủ sử dụng lao động, sự bảo hộ của Nhà nước, tin tưởng vào chế độ, vào
Nhà nước giúp người lao động an tâm làm việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội,
góp phần ổn định xã hội.
* Đối với các tổ chức sử dụng lao động: BHXH tạo điều kiện cho người sử
dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động, giúp cho mối quan hệ chủ
thợ được tốt đẹp và bền vững, tránh những cuộc biểu tình, đình cơng địi quyền

lợi của người lao động làm thiệt hại đến tài sản của doanh nghiệp. Người lao
động chuyên tâm làm việc, sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp ổn định nguồn chi, khi doanh nghiệp gặp phải
trường hợp nhiều người lao động gặp rủi ro đồng thời thì doanh nghiệp cũng
khơng phải bỏ ra một khoản tiền lớn cùng một lúc như vậy giúp cho việc sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định.
* Đối với xã hội: Cơ chế hoạt động của BHXH là “chia sẻ rủi ro”, từ đó
nâng cao tính cộng đồng, tính đoàn kết giữa các thành viên trong xã hội, lá lành
đùm lá rách. BHXH hoạt động trên nguyên tắc “có đóng có hưởng” đã tạo ra
bước đột phá về sự bình đẳng trong xã hội. Khi đó người làm việc ở các thành
phần kinh tế, các ngành nghề, địa bàn khác nhau sẽ được tham gia BHXH và
được hưởng những chế độ BHXH như nhau. Hơn nữa, nguồn quỹ BHXH là do
người lao động và chủ sử dụng lao động đóng góp như vậy giảm gánh nặng cho
ngân sách Nhà nước, từ đó thực hiện mục tiêu an sinh xã hội lâu dài. Người lao
động làm công ăn lương, mức lương cao hay thấp tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
trình độ, năng lực, bằng cấp, thâm niên, chức vụ. Như vậy, người có trình độ cao
sẽ được hưởng lương cao hơn người có trình độ thấp đó là điều hiển nhiên và
công bằng. Tuy nhiên thông qua BHXH, Nhà nước phân phối lại thu nhập. Người
có lương cao hơn sẽ đóng góp vào quỹ BHXH nhiều hơn để giúp đỡ những người
yếu thế hơn trong xã hội. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong các
chính sách kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô. BHXH không hàm ý lấy của người giàu
chia cho người nghèo một cách cứng nhắc mà là dựa trên tư tưởng “ lá lành đùm
lá rách” phát huy tính nhân văn, sống có tình có nghĩa giữa các cá nhân, các
nhóm dân cư trong xã hội.
Một chức năng quan trọng của BHXH là quản lý quỹ BHXH. Các quá trình
thu chi khơng diễn ra đồng thời, sự tồn tích của quỹ BHXH là rất lớn. Chính vì
vậy trong các hoạt động của BHXH luôn đặt ra một yêu cầu: Quỹ BHXH phải tự

6



bảo tồn và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó có hình thức
đầu tư phát triển phần nhàn rỗi của quỹ. Đây là một trong những nguồn vốn
quan trọng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là
một trong những nguồn đầu tư lớn để tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh
mới giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tình trạng thất nghiệp của
đất nước, tăng thu nhập cá nhân cho người lao động, góp phần tăng tổng sản
phẩm quốc dân.
2.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc
a. Quản lý nhà nước
Theo quan niệm của C.Mác: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có
sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và
thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể
sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ
thể đó. Một nhạc cơng tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc
trưởng”. (C.MÁC and Ph. Ăng ghen, 2002).
Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái
thống nhất của tồn bộ q trình sản xuất. Đây chính là mục đích của quản lý.
Đối với các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay, cho rằng: "Quản
lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản
lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra" (Nguyễn Hồng Sơn và Phan Huy Đường, 2013).
Quản lý diễn ra trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người khi có
nhiều người liên kết, hợp tác với nhau, diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau, nhằm
tạo sự phối hợp hành động thống nhất, đạt mục đích đã đề ra và đúng với định
hướng của nhà quản lý. Tương tự, đối với hoạt động BHXH nói chung và hoạt
động thu BHXH nói riêng cũng cần có quản lý.
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy
trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện

những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và
bảo vệ tổ quốc XHCN (Nguyễn Hữu Hải và cs., 2014).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà
nước, sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

7


b. Quản lý nhà nước về BHXH
Chưa có khái niệm cụ thể hoặc định nghĩa chính xác về quản lý nhà nước
đối với hoạt động BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng. Song từ việc
làm rõ các khái niệm ở phần trên cùng với một số văn bản có đề cập đến quản lý
nhà nước đối với hoạt động BHXH bắt buộc ta có thể đưa ra những đặc trưng cơ
bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH bắt buộc như sau:
Quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH bắt buộc là quá trình nhà nước
sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào
các quan hệ nảy sinh trong hoạt động BHXH nhằm đảm bảo cho hoạt động
BHXH bắt buộc diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, và thực hiện đúng
chức năng nhiệm vụ của BHXH.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH bắt buộc là một quá trình từ
việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH, BHXH BB;
Tuyên truyền, phổ biến, chế độ, chính sách pháp luật về BHXH, BHXH bắt buộc.
Tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách về BHXH bắt buộc đến việc tổ
chức bộ máy thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
BHXH bắt buộc.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội, các cơ quan quản lý nhà
nước về bảo hiểm xã hội gồm (Chính phủ, 2014):
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực
hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
2.1.2. Đặc điểm và cơng cụ quản lý nhà nước về BHXH BB
2.1.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước về BHXH BB
Từ khái niệm quản lý nhà nước nêu trên ta có thể nêu ra một số đặc điểm
riêng của quản lý nhà nước trong hoạt động BHXH như sau:


Nhà nước là chủ thể tổ chức và quản lý các hoạt động BHXH trong nền

kinh tế thị trường.

8


Xuất phát từ tính phức tạp, năng động và nhạy cảm của nền kinh tế thị
trường địi hỏi mang tính quyền lực nhà nước để tổ chức và điều hành các hoạt
động BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng. Chủ thể ấy chính là nhà
nước mà cụ thể hơn là các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân được nhà
nước trao quyền. Để hoàn thành sứ mệnh của mình nhà nước phải xây dựng, tổ
chức và quản lý các hoạt động BHXH.
Pháp luật là cơ sở và là công cụ quản lý hàng đầu, công cụ không thể thay
thế do xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường để nhà nước
tổ chức và quản lý các hoạt động BHXH nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội


nói chung.
Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế nói chung, các quan hệ

BHXH và BHXH bắt buộc nói riêng diễn ra phức tạp và đa dạng đòi hỏi sự quản
lý của nhà nước. Để quản lý được nhà nước phải sử dụng đến hệ thống các công
cụ như: Luật, các văn bản luật, các công cụ cưỡng chế... Luật và các văn bản luật
nhà nước ban hành mang tính chuẩn mực. Những quy tắc sử sự có tính bắt buộc
chung được nhà nước sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu
trong việc quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như các hoạt động BHXH
bắt buộc.
Sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động BHXH bắt buộc đòi hỏi có một
bộ máy thực hiện các hoạt động BHXH mạnh, có hiệu lực và hiệu quả và một hệ
thống pháp luật về BHXH đồng bộ hoàn chỉnh (Nguyễn Danh Long, 2013).
2.1.2.2. Công cụ quản lý nhà nước về BHXH
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều hành xã hội đã sử dụng hệ
thống rất nhiều công cụ khác nhau.
Một là, trong hoạt động quản lý đối với BHXH công cụ chủ yếu mà Nhà
nước sử dụng là các văn bản pháp luật. Văn bản pháp luật về BHXH là toàn bộ
các văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành bao gồm:
- Luật BHXH: Là văn bản do Quốc Hội ban hành năm 2014 có hiệu lực từ
ngày 01/01/2016 đây chính là cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động BHXH. Luật
xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa BHXH với
Nhà nước; với người sử dụng lao động và với người lao động...là cơ sở pháp lý
để điều chỉnh mọi hành vi có liên quan đến BHXH buộc mọi người phải tuân thủ.
- Các văn bản dưới luật: Bao gồm các Nghị định, thông tư, thông tư liên

9


tịch.. .của các cơ quan quản lý nhà nước ban hành hướng dẫn thi hành Luật
BHXH hoặc quy định những nội dung liên quan đến tổ chức, thực hiện chính
sách BHXH.
Hai là, Nhà nước sử dụng là hồ sơ, biểu mẫu: Với chức năng quản lý của

mình, cơ quan quản lý nhà nước ban hành các loại hồ sơ liên quan đến đối
tượng...một trong những hồ sơ quan trọng nhất đó là sổ BHXH được ban hành
thống nhất trong cả nước. Bên cạnh đó cịn các biểu mẫu thống kê, báo cáo theo
quy định của cơ quan quản lý Nhà nước.
Ba là, hệ thống báo cáo: Báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm...Chế độ
báo cáo được quy định đối với các DN, các bộ phận nghiệp vụ giúp cho cơ quan
quản lý nhà nước về BHXH nắm được tình hình hoạt động về BHXH hiện thời.
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc
Theo Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 thì
quản lý nhà nước về BHXH có 7 nội dung bao gồm: Ban hành, tổ chức thực hiện
văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội; Tuyên truyền, phổ biến
chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; Thực hiện công tác thống kê, thông tin về
bảo hiểm xã hội; Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn
nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội; Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát
triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo
hiểm xã hội; Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội (Chính phủ, 2014).
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài quản lý nhà nước về BHXH
trên địa bàn cấp huyện được thể hiện thông qua một số nội dung chủ yếu sau:
2.1.3.1. Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách pháp
luật về BHXH bắt buộc
Nhà nước thông qua các cơ quan quản lý của mình để xây dựng và ban
hành các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc.
Đó là các văn bản chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan chức năng thực hiện pháp
luật BHXH, các văn bản hướng dẫn thủ tục, quy trình tiếp nhận hồ sơ thống nhất
trong phạm vi toàn huyện.
Việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện pháp luật về BHXH nhằm
định hướng, điều chỉnh các hoạt động BHXH sao cho phù hợp với yêu cầu thực
tế, với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.


10


2.1.3.2. Quản lý thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ BHXH được thực hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau như: mở lớp tập huấn; bồi dưỡng nghiệp vụ; tổ
chức diễn đàn đối thoại với các doanh nghiệp; phối hợp với báo, đài phát thanh
truyền hình thực hiện các phóng sự về BHXH; trả lời phỏng vấn; xuất bản các ấn
phẩm, tài liệu về Luật BHXH…
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực BHXH trong phạm vi
địa phương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố được sự chỉ
đạo sát sao của UBND tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với các Sở ban ngành
tại địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ BHXH đến
người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn.
Các cơ quan BHXH cấp quận, huyện cần phải thực hiện một số những biện
pháp nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHYT, BHXH cho
người lao động như ký hợp đồng với đài phát thanh huyện để phát sóng những
chương trình, những tiểu phẩm về BHYT, BHXH nhằm nâng cao nhận thức của
người dân về chính sách BHXH đặc biệt vào các đợt triển khai BHYT hàng năm
hoặc đợt BHYT HSSV hoặc áp dụng những chương trình mới. Đồng thời phối
hợp với UBND tỉnh, thành phố, các đơn vị trên địa bàn tổ chức những hội nghị
nhằm tập huấn cho các cán bộ làm công tác BHXH của các đơn vị giúp các đơn
vị thích nghi một cách nhanh nhất đối với những thay đổi trong chính sách cũng
như trong q trình thực hiện cơng tác BHXH.
2.1.3.3. Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Quản lý đối tượng: Trong hoạt động BHXH có hai nhóm đối tượng là nhóm
đối tượng tham gia BHXH và nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH. Vì vậy, để đảm
bảo nguồn thu cho quỹ BHXH, các cơ quan BHXH phải nắm chắc các đơn vị
tham gia BHXH, những biến động về tình hình sử dụng lao động của các đơn vị
trên địa bàn quản lý nhằm có những biện pháp gia tăng số đối tượng tham gia

BHXH, tăng nguồn thu BHXH. Mặt khác, cơ quan BHXH cũng phải có đầy đủ
các thơng tin về nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH để chi đúng, chi đủ, tránh làm
ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng nhưng đồng thời cũng hạn chế những
trường hợp lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH.
2.1.3.4. Quản lý thu, chi và bảo tồn quỹ BHXH bắt buộc
Thực hiện cơng tác thu - chi BHXH: Thu phí BHXH và chi trả các chế độ

11


×