Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phan tich nhung dac trung co ban cua mo hinh chunghia xa hoi ma nhan dan ta xay dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.39 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Câu 1: Phân tích những đặc trưng cơ bản của mơ hình chủ nghĩa</b>
<b>xã hội mà nhân dân ta xây dựng?</b>


Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng có những đặc
trưng cơ bản sau:


<i>Một là, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh</i>


Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là
mục tiêu cuối cùng của chế độ kinh tế ở nước ta, chứ khơng phải chỉ xóa bỏ bóc
lột, áp bức, bất cơng, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Mục tiêu
trên cũng chính là nguyện vọng, mơ ước của nhân dân tiến bộ trên thế giới, là
cái đích của xã hội lồi người nói chung.


Ở Việt Nam, trong điều kiện xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì
dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thì yêu cầu phấn đấu cho một xã hội
“dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” tất yếu theo con đường
xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu chiến lược vô cùng đẹp đẽ, đồng thời là một khẩu
hiệu đoàn kết, tập hợp lực lượng rộng rãi xây dựng xã hội mới. Điều quan trọng
là bằng đường lối, chính sách và pháp luật mà Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo,
quản lý, điều hành toàn xã hội tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.


<i> Hai là, do nhân dân làm chủ</i>


Theo Hồ chủ tịch, dân chủ trong lĩnh vực chính trị là dân làm chủ nhà
nước. Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo thực
hiện dân chủ với đa số nhân dân và chuyên chính với thiểu số phản động,
chống lại nhân dân.


Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì
vấn đề cơ bản của một chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ cho quyền


lợi của ai.


Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng thì nhân dân
lao động làm chủ.


Nhân dân lao động làm chủ được bảo đảm trên thực tế, trong mọi mặt đời
sống xã hội, thực hiện trên cả hai hình thức: làm chủ đại diện và làm chủ trực
tiếp theo qui định của pháp luật.


Quá trình thực hiện quyền làm chủ của nhân dân là một quá trình phấn
đấu, hoàn thiện từng bước, từ thấp đến cao, phụ thuộc vào kết quả phát triển
xã hội và phát triển con người.


<i>Ba là, có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện</i>
<i>đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội
khơng xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà chủ yếu xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Bởi vì chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã nơ dịch,
áp bức bóc lột giá trị thặng dư đối với đa số nhân dân lao động, đem lại lợi
nhuận ngày càng cao cho thiểu số các tập đoàn tư bản lũng đoạn và giai cấp
thống trị xã hội.


Thực hiện công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là cơ sở kinh tế để xóa
việc sinh ra giai cấp đối kháng, cơ sở kinh tế của chế độ người bóc lột người.
Song, chế độ cơng hữu chỉ có thể được xây dựng và hồn thiện tưng bước trên
cơ sở phát triển lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại.


Xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa cũng đồng thời là xây dựng chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Tuy nhiên, q trình xây dựng chế độ


cơng hữu khơng thể nóng vội mà cần chú trọng đến các yếu tố hoàn cảnh lịch
sử.


Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu xã hội còn đan xen
nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội; cơ sở kinh tế quá độ còn nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế sản xuất hàng hóa, quan hệ thị trường, vẫn tồn tại những
quan hệ kinh tế cụ thể như thuê mướn lao động… Cá nhân người này vẫn có
thể cịn bóc lột những cá nhân khác. Đó chỉ là những quan hệ bóc lột cụ thể
chứ không phải xem xét trên cả một chế độ xã hội, giai cấp này bóc lột các giai
cấp, tầng lớp khác. V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga, sau một thời gian áp dụng
“Chính sách cộng sản thời chiến” đã bãi bỏ chính sách này khi bước vào thời kỳ
quá độ, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là thời kỳ thực hiện “Chính sách kinh tế
mới” với kinh tế hàng hóa 5 thành phần và tự do lưu thơng hàng hóa trên thị
trường nhiều loại sản phẩm. Đó là một đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ và
cả của chủ nghĩa xã hội. Việc xóa bỏ một cách nóng vội những đặc điểm trên,
sa vào bệnh chủ quan duy ý chí trong mấy thập kỷ cuối thế kỷ XX của các nước
xã hội chủ nghĩa là trái với quan điểm của V.I.Lênin về nền kinh tế quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.


<i>Bốn là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc</i>


Đảng ta khẳng định: Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với
những đặc trưng cơ bản là đại chúng, dân tộc, hiện đại và nhân văn, được xây
dựng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.


Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
nhằm mục tiêu tất cả vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện
của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã


hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ được thể hiện về nội dung tư tưởng mà cịn
cả trong hình thức biểu hiện và trong các phương tiện chuyển tải nội dung văn
hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tranh dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí tự
cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia
đình-làng xã-Tổ quốc; là lịng nhân ái, khoan dung; trọng nghĩa tình, đạo đức; là đức
tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong
lối sống, v.v… Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong hình thức biểu hiện mang
tính dân tộc độc đáo của văn hóa.


Nền văn hóa chúng ta đang xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa
mang những đặc trưng cơ bản là đại chúng, dân tộc, hiện đại, nhân văn, phát
triển theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phát
triển sự nghiệp văn hóa xã hội chủ nghĩa là nhằm bồi dưỡng con người Việt
Nam về trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, nhân cách, xây
dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa, hướng con
người tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự
nghiệp phát triển văn hóa cần hướng vào việc xây dựng con người Việt Nam có
tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc, trách
nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong cơng
nghiệp…


<i>Năm là, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện</i>
<i>phát triển tồn diện</i>


Trong Tun ngơn của Đảng Cộng sản, năm 1848, Mác, Ănghen không chỉ
luận giải về vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà vấn đề giải
phóng con người được các ơng để cập khá sâu sắc. Các ông cho rằng, “sự phát


triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người”.


Con người và cuộc đấu tranh nhằm giải phóng con người cũng giữ vị trí
rất quan trọng trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ chủ tịch. Hồ
chủ tịch nói: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước
nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.


Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có giải phóng dân tộc mới giải phóng được
giai cấp, giải phóng được con người, cũng chỉ khi các giai cấp và mỗi con người
đều được giải phóng thì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc mới hồn tồn
triệt để.


Giải phóng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của xã hội. Giải
phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng và đồng thời phải hướng tới một
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người. Con người được phát triển
tồn diện, cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức,
phong phú về tinh thần, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nghĩa với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo: tất cả vì con người, cho con người và
phát triển con người tồn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Để có con người xã hội
chủ nghĩa phải xác định và hiện thực hóa hệ giá trị phản ánh nhu cầu chính
đáng của con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây
dựng.


<i>Sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn</i>
<i>trọng và giúp nhau cùng phát triển</i>



Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X có đoạn: “Vấn đề dân tộc
và đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng
nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng
và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa
đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố,
tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,
vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng
kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với
bảo đảm an ninh, quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính
trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của
những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở
vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng
nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ
thị, hẹp hịi, chia rẽ dân tộc."


<i>Bảy là, có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân</i>
<i>dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo</i>


Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng
một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục
tiêu như vậy, cơng cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính tất yếu khách quan ấy còn xuất phát từ đặc điểm


của thời đại với xu thế tồn cầu hóa. Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi
chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, bảo
đảm cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu
quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, thực hành dân chủ, củng cố độc
lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội
đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng chủ trương: “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối
tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích
quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghãi giàu mạnh”. Báo cáo
Chính trị xác định: “Nhiệm vụ của cơng tác đối ngoại là giữ vững mơi trường
hịa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của
đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.


<b>Câu 2: Cần làm gì và phấn đấu như thế nào để trở thành đảng</b>
<b>viên Đảng Cộng sản Việt Nam? Vì sao vấn đề xây dựng động cơ vào</b>
<b>Đảng đúng đắn được đặt lên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đối với</b>
<b>việc phấn đấu trở thành đảng viên? Liên hệ bản thân.</b>


<i>2.1.Cần làm gì và phấn đấu như thế nào để trở thành đảng viên Đảng</i>
<i>Cộng sản Việt Nam? </i>


a.Cần xác định động cơ vào Đảng đúng đắn


“Phấn đấu vào Đảng là để được đứng trong một tổ chức của những người
cùng chung chí hướng đấu tranh xây dựng một xã hội mới tốt đẹp dân giàu,


nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Vào Đảng là dấn thân theo lý tưởng
cách mạng, chấp nhận hy sinh, phấn đấu, quyết tâm đi theo con đường mà
Đảng, Bác Hồ và dân tộc ta đã chọn là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản. Cái được lớn nhất khi vào Đảng là được phục vụ cách mạng, phục vụ
nhân dân, được Đảng và nhân dân tin cậy, yêu mến” [1, trang
upload.123doc.net].


Vào Đảng khơng phải để mưu cầu những lợi ích cá nhân mà nói như Hồ
chủ tịch thì “vào Đảng là để hết lòng hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân
dân, làm trọn nhiệm vụ của người đảng viên”. Vì vậy, quá trình phấn đấu trở
thành đảng viên trước hết phải bắt đầu từ việc xác định một cách rõ ràng động
cơ vào Đảng một cách đúng đắn.


Để có động cơ vào Đảng đúng đắn, cần hiểu sâu sắc bản chất, mục đích
của Đảng, tích cực góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng
đề ra; thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, đấu tranh khắc phục mọi
biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, vụ lợi, xa lạ với bản chất của người
chiến sĩ cách mạng.


Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn hiện nay có ý nghĩa rất quan
trọng. Nếu người vào Đảng khơng có động cơ vào Đảng trong sáng sẽ không
thể vượt qua được những thử thách, không thắng nổi sự cám dỗ vật chất và
những thủ đoạn “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

người mà lợi ích thay đổi thì quan điểm thay đổi chứ khơng phải vào Đảng vì
mục đích, lý tưởng trong sáng.


b.Cần rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng


Kết luận 37-KL/TW ngày 2/2/2009 của BCH Trung ương khóa X có nêu:


“Chất lượng đội ngũ cán bộ cịn những mặt yếu… Tình trạng suy thối về tư
tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng,
quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác rèn luyện,
phấn đấu, thiếu tinh thần đồng chí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ diễn ra
nghiêm trọng, kéo dài nhưng chậm có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và kịp
thời xử lý, làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ”.


Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng là một trong
những yêu cầu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.


Bản lĩnh chính trị thể hiện ở nhận thức đúng đắn và kiên định mục tiêu, lý
tưởng đã lựa chọn; trong bất kỳ tình huống nào cũng khơng dao động, giảm sút
niềm tin và ý chí chiến đấu. Đồng thời, bản lĩnh đó cịn thể hiện ở tinh thần độc
lập, sáng tạo, không thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ.


Để có bản lĩnh chính trị vững vàng, người phấn đấu vào Đảng cần đứng
vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giữ vững niềm tin. Trước khó khăn
thử thách khơng nao núng tinh thần, khơng mất phương hướng chính trị và có
thái độ, chính kiến rõ ràng, kiên định.


Bản lĩnh chính trị được hình thành chủ yếu bằng nỗ lực của bản thân
trong quá trình học tập, nắm vững lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
nền tảng tư tưởng của Đảng. Tích cực học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt,
tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, làm giàu vốn hiểu biết của mình.


Bản lĩnh chính trị được rèn luyện qua hoạt động thực tiễn. Muốn trở thành
đảng viên của Đảng cần thường xuyên tự rèn luyện mình qua thực tế sản xuất,
cơng tác, hoạt động chính trị-xã hội. Chỉ có sự hiểu biết sâu rộng, trài nghiệm
dày dạn qua trường học đấu tranh thực tiễn, chúng ta mới trở nên vững vàng,
kiên định.



Ngày 16/5/1959, nói chuyện tại lớp chỉnh huấn khóa II của Bộ cơng an,
Hồ chủ tịch căn dặn: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội
chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là phải đi đến hồn tồn khơng có chủ
nghĩa cá nhân. Trong đầu óc mọi người đều có sự đấu tranh giữa cái thiện và
cái ác, hoặc nói theo cách mới là sự đấu tranh giữa tư tưởng cộng sản và tư
tưởng cá nhân. Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại.
Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Cịn cỏ dại khơng cần chăm
sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được.
Cịn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ”.


Cùng với rèn luyện bản lĩnh chính trị, cần thường xuyên trau dồi đạo đức
cách mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm
mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó
phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là việc gì
cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, khơng quan tâm đến lợi ích chung của
tập thể. “Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính
hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí,
tham ơ, v.v... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng chủ nghĩa xã hội”.


Đạo đức cách mạng là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện suốt đời,
không ngừng nghỉ. Ngày nay, đạo đức cách mạng cịn là ý chí, quyết tâm và
góp sức đưa đất nước thốt khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành quốc gia
giàu mạnh, văn minh, nhân dân làm chủ xã hội và có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc.


c.Cần nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao



Để trở thành đảng viên, người đang phấn đấu vào Đảng cần hồn thành
tốt nhiệm vụ cơng tác của mình và nhiệm vụ được tổ chức đảng, đồn thể giao
cho, bảo đảm đạt chất lượng, hiệu quả cao. Đó là điều kiện chủ yếu để quân
chúng tin cậy giới thiệu và tổ chức đảng xem xét kết nạp vào Đảng.


Trong điều kiện hiện nay, ngồi nhiệt tình cách mạng cần đặc biệt coi
trọng nâng cao năng lực trí tuệ và năng lực thực tiễn; không ngừng học tập,
thường xuyên tiếp nhận những hiểu biết mới để đủ kiến thức đáp ứng các yêu
cầu do thực tiễn đặt ra. Phải coi trọng việc học tập chính trị cùng với chuyên
môn, nghiệp vụ. Đảng không thể kết nạp những người lười học tập, hoặc học
lấy lệ, chỉ cốt lấy bằng cấp, khơng thể hiện được tính tiên phong, gương mẫu.


d.Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đồn
thể, cơng tác xã hội


Đây là truyền thống và bản chất của Đảng ta. Người phấn đấu vào Đảng
vì vậy cũng phải ln gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt
động đồn thể, công tác xã hội.


Đảng viên trước hết thể hiện sự gắn bó với quần chúng ở nơi làm việc và
nơi cư trú của mình. Phải hịa mình với quần chúng, tin tưởng, am hiểu và lắng
nghe ý kiến của quần chúng. Thường xuyên chăm lo đời sống, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước.


Chỉ có hoạt động trong cơng tác đồn thể mới có điều kiện đứng dưới lá
cờ của Đảng. Cơng tác đồn thể, xã hội cũng là mơi trường tốt để người phấn
đấu vào Đảng rèn luyện.


e.Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở



Để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, người phấn đấu vào Đảng phải
tích cực tham gia xây dựng Đảng. Nhân dân ta gắn bó với Đảng và ln tham
gia đóng góp cho Đảng. Vì vậy, tham gia xây dựng tổ chức đảng ở cơ sở trong
sạch, vững mạnh là trách nhiệm của người phấn đấu vào Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

góp ý kiến với chi bộ, đảng bộ trong việc lãnh đạo cơ quan, đơn vị chấp hành
tốt đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát triển và nâng
cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống nhân dân và động viên
nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.


Tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở còn bao gồm các nội dung sau:


Tích cực hưởng ứng các phong trào, các hoạt động triển khai thực hiện
chủ trương, nhiệm vụ do đảng bộ, chi bộ đề ra với tinh thần chủ động, sáng
tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất.


Chủ động nắm bắt tình hình thực tế, nắm bắt tình hình tư tưởng của quần
chúng nhân dân, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết của
Đảng, kịp thời phản ánh, đề xuất với tổ chức đảng.


Tích cực và mạnh dạn tham gia góp ý kiến đối với sự lãnh đạo của tổ
chức đảng và đội ngũ đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.


Tham gia ý kiến khi được hỏi về việc giới thiệu những đảng viên ưu tú, đủ
tiêu chuẩn để tổ chức đảng xem xét, bầu vào cấp ủy; giới thiệu những quần
chúng ưu tú có đủ điều kiện để tổ chức đảng xét kết nạp.


Tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của chính quyền và đồn thể, góp


phần xây dựng cơ sở chính trị trong sạch, vững mạnh.


Tích cực và kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, giữ vững ổn định chính
trị-xã hội ở cơ sở, đơn vị.


<i>2.2.Vì sao vấn đề xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn được đặt lên</i>
<i>hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đối với việc phấn đấu trở thành đảng viên? </i>


Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn được đặt lên hàng đầu vì đây là
yêu cầu có tính tiên quyết đối với người có mong muốn vào Đảng. Có xác định
được động cơ đúng đắn thì người đảng viên mới tận tâm tận lực phục vụ Đảng,
vào Đảng là để chấp nhận gian khổ hi sinh, chấp nhận sự phân công và điều
động của Đảng, hết lịng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, đất nước
lên trên lợi ích cá nhân, phấn đấu vì lý tưởng cách mạng cao cả, xây dựng đất
nước xã hội chủ nghĩa giàu đẹp và văn minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

lợi ích của nhân dân, của dân tộc và nguy hiểm hơn nữa là đến một lúc nào đó,
họ sẽ phản bội lại lý tưởng cách mạng của Đảng.


Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn có ý nghĩa quyết định đối với việc
phấn đấu trở thành đảng viên. Có nhận thức đúng đắn thì mới có thể có hành
động đúng đắn.


<i>2.3.Liên hệ bản thân</i>


Theo tơi, q trình phấn đấu trở thành đảng viên trước hết phải bắt đầu
từ việc xác định động cơ vào Đảng đúng đắn.


Bản thân tơi xác định có mong muốn được đứng trong hàng ngũ của
Đảng để góp sức lực nhỏ bé của mình vào cơng cuộc chung: xây dựng đất nước


ngày càng giàu mạnh, nhân dân được no ấm, xã hội ngày càng phát triển.


Động cơ của tơi là góp sức xây dựng đất nước, vì nhân dân, vì xã hội
khơng phải là lối nói theo khn mẫu. Bởi theo tơi, đất nước, xã hội có ổn định,
phát triển thì bản thân tơi mới có được điều kiện thuận lợi để phát triển; nhân
dân được no ấm thì trong đó cũng có gia đình tơi được no ấm.


Góp sức vào cơng việc chung cũng là xây dựng những điều kiện để bản
thân được phát triển tốt hơn.


Mặt khác, tôi nghĩ rằng mỗi một người sinh ra trên cõi đời này không phải
chỉ để tồn tại mà còn là sống. Để tồn tại có thể người ta chỉ cần ăn, uống và
những nhu cầu khác nhưng để sống và sống cho đúng nghĩa thì cần nhiều hơn:
cần một lý tưởng để phấn đấu, cần một niềm tin để nắm giữ…


Đứng trong hàng ngũ của Đảng và thực hiện lý tưởng cuộc đời mình là
những việc nằm ngoài chuyện tồn tại của bản thân mỗi người. Đó là chuyện
của cuộc sống và là một cuộc sống có ý nghĩa.


</div>

<!--links-->

×