Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến môi trường tại xã đại xuân, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN THÀNH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHĂN
NUÔI LỢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ ĐẠI XUÂN,
HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là những đóng góp riêng dựa trên số liệu khảo
sát thực tế, trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Những kết quả nghiên cứu kế thừa các cơng trình khoa học khác đều được trích dẫn
theo đúng quy định.
Nếu luận văn có sự sao chép từ các cơng trình khoa học khác, tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày

tháng 09 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi trường và các
thầy cô giáo trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hồn
thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành đã tận
tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo UBND và nhân dân địa phương xã Đại
Xuân. Đặc biệt là 3 Chủ trang trại đã tạo mọi điều kiện tốt nhất hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người thân
đã ln bên cạnh tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập tại trường Học
viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày

tháng 09 năm 2018

Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Thành

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng biểu ................................................................................................... vii
Danh mục hình ảnh ................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phẩn 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu .......................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.2.


Yêu cầu nghiên cứu .........................................................................................2

Phần 2. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu .............................................................3
2.1.

Tình hình chăn ni trên thế giới và ở Việt Nam ..............................................3

2.1.1.

Vai trị của ngành chăn ni trong phát triển kinh tế - xã hội ............................3

2.2.

Nguồn gốc phát sinh chất thải chăn nuôi và cơ sở khoa học xử lý chất
thải chăn nuôi ..................................................................................................6

2.2.1.

Nguồn gây ô nhiễm từ ngành chăn nuôi ...........................................................6

2.2.2.

Cơ sở khoa học để xử lý chất thải chăn nuôi ....................................................6

2.2.3.

Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi ...........................................................9

2.3.


Ảnh hưởng của chăn nuôi lợn tập trung đến môi trường .................................15

2.3.1.

Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường và sức khỏe cộng
động ..............................................................................................................15

2.3.2.

Ảnh hưởng của chăn nuôi lợn tập trung đến môi trường tại Bắc Ninh ............22

2.4.

Một số quy trình cơng nghệ và hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh ..........................................................................................23

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................25
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................25

3.2.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................25

iii


3.2.1.


Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Đại Xuân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ......25

3.2.2.

Tình hình phát triển chăn nuôi lợn và đặc điểm các trang trại chăn ni
tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................25

3.3.3.

Tình hình chăn ni lợn tại xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ........26

3.2.4.

Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi tại 3 trang trại nghiên
cứu ................................................................................................................26

3.2.5.

Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ trang trại chăn nuôi
lợn trên địa bàn nghiên cứu ............................................................................26

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................26

3.3.1.

Phương pháp lựa chọn địa điểm nghiên cứu ...................................................26

3.3.2.


Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................................27

3.3.3.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..............................................................27

3.3.4.

Phương pháp ước tính nguồn thải...................................................................27

3.3.5.

Phương pháp lấy mẫu và phân tích và quan trắc .............................................28

3.3.6.

Phương pháp so sánh với Quy chuẩn Việt Nam .............................................30

3.3.7.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................30

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................31
4.1.

Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã đại xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh...............................................................................................................31

4.1.1.


Điều kiện tự nhiên .........................................................................................31

4.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................33

4.2.

Tình hình chăn ni lợn tại xã đại xuân, huyện quế võ, tỉnh Bắc Ninh ...........35

4.2.1.

Số lượng vật nuôi trong trang trại, nông hộ nghiên cứu trên địa bàn xã
Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .......................................................35

4.2.2.

Các loại hình chăn ni trang trại...................................................................37

4.2.3.

Quy mô và số lượng của các trang trại chăn nuôi lợn tại xã Đại Xuân,
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ........................................................................38

4.3.

Giới thiệu về 3 trang trại nuôi lợn tại xã Đại Xuân được lựa chọn nghiên cứu .....39

4.4.


Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi tại 3 trang trại nghiên
cứu ................................................................................................................44

4.4.1.

Ước tính khối lượng phế thải rắn chăn ni ...................................................44

4.4.2.

Ước tính khối lượng xả thải nước thải chăn nuôi ............................................46

iv


4.4.3.

Hình thức sử dụng & xử lý chất thải chăn nuôi lợn của từng trang trại ...........47

4.5.

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi trang trại lợn đến chất
lượng môi trường ...........................................................................................54

4.5.1.

Chất lượng môi trường nước thải sau bể biogas .............................................54

4.5.2.


Chất lượng môi trường nước mặt ...................................................................55

4.6.

Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của các trang trại chăn nuôi lợn
đến môi trường xung quanh ...........................................................................57

4.7.

Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ trang trại chăn nuôi
lợn trên địa bàn nghiên cứU ...........................................................................60

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................64
5.1.

Kết luận .........................................................................................................64

5.2.

Đề nghị ..........................................................................................................65

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................66
Phụ lục ......................................................................................................................69

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

AC

Ao – Chuồng

BTBD0HMT

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

C

Chuồng

CTR

Chất thải rắn

ĐNB

Đông Nam Bộ


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDMNPB

Trung du miền núi phía Bắc

TN


Tây Nguyên

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn – Ao – Chuồng

VC

Vườn – Chuồng

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giá trị nông nghiệp ...............4

Bảng 2.2.

Lượng phân trung bình của gia súc trong một ngày đêm ............................7


Bảng 2.3.

Thành phần hóa học cơ bản của các loại phân gia súc, gia cầm ..................7

Bảng 2.4.

Số lượng gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 2010 - 2017......................17

Bảng 2.5.

Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi.......................................18

Bảng 2.6.

Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải các ngành chăn nuôi
của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010, 2015, 2017..........................................22

Bảng 3.2.

Tọa độ và vị trí lấy mẫu nước mặt và nước thải .......................................29

Bảng 3.3.

Các phương pháp phân tích chất lượng nước ...........................................30

Bảng 4.1.

Tỷ trọng phát triển kinh tế, năm 2015- 2017 ............................................34

Bảng 4.2.


Tình hình chăn ni lợn tại Xã Đại Xuân giai đoạn 2015-2017................36

Bảng 4.3.

Quy mô và số lượng đầu lợn các trang trại trên địa bàn xã Đại Xuân,
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh năm 2017 .................................................38

Bảng 4.4.

Khái quát về 3 trang trại được lựa chọn nghiên cứu .................................39

Bảng 4.5.

Phân bổ quỹ đất của 3 trang trại chăn nuôi chọn nghiên cứu ....................40

Bảng 4.6.

Quy mô chăn nuôi tại 3 trang trại được chọn nghiên cứu .........................41

Bảng 4.7.

Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ bao bì đượng thức ăn .....................45

Bảng 4.8.

Ước tính khối lượng chất thải rắn phát sinh từ của 3 trang trại chăn nuôi ........45

Bảng 4.9.


Ước tính lượng nước thải phát sinh từ các trang trại chăn ni ................46

Bảng 4.10. Các hình thức xử lý chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn nghiên cứu.......47
Bảng 4.11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau bể biogas tại 3 trang trại
nghiên cứu ..............................................................................................54
Bảng 4.12. Kết quả phân tích chất lượng nước tại 3 trang trại nghiên cứu .................56
Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của 3 trang trại chăn nuôi đến
môi trường (Tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu = 100%) .........................59

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Ni lợn trên nền đệm lót sinh học ............................................................12
Hình 2.2. Xây dựng bể KSH composite và túi khí dự trữ ..........................................13
Hình 2.3. Sơ đồ ảnh hưởng của chăn ni lợn đến mơi trường ..................................19
Hình 2.4. Sơ đồ xử lý nước thải bằng hầm biogas kết hợp ao sinh học ......................23
Hình 2.5. Sơ đồ xử lý nước thải bằng việc kết hợp nhiều hình thức ...........................24
Hình 3.1. Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt và nước thải sau biogas tại các trang
trại nghiên cứu tại xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .................28
Hình 4.1. Sơ đồ xã Đại Xuân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .....................................31
Hình 4.2. Tỷ lệ loại hình trang trại chăn ni lợn trên địa bàn xã Đại Xn...............37
Hình 4.3. Mơ hình trang trại chăn ni của gia đình ơng Nguyễn Văn Cương (AC)...........42
Hình 4.5. Mơ hình trang trại chăn ni của gia đình ơng Nguyễn Văn Tuyển (C) ........44
Hình 4.6. Sơ đồ xử lý chất thải của trang trại 1 .........................................................49
Hình 4.7. Sơ đồ xử lý chất thải của trang trại 2 .........................................................51
Hình 4.8. Sơ đồ xử lý chất thải của trang trại số 3 .....................................................52
Hình 4.9. Thời gian hoạt động chăn nuôi của các trang trại gây ô nhiễm môi
trường nhất trong năm ...............................................................................58


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Thành
Tên luận văn: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến môi trường tại xã
Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến chất lượng môi
trường tại xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm mức độ ô nhiễm môi trường từ hoạt động
chăn nuôi lợn tại xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu thực trạng chất thải trang trại lợn tại xã Đại Xuân được thực hiện
dựa trên việc thu thập các thông tin từ báo cáo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh kết hợp với
nguồn số liệu thứ cấp từ phiếu điều tra. Để đánh giá thực trạng chất thải nghiên cứu đã
dựa vào kết quả phân tích mẫu nước mang tính đại diện kết hợp với kết quả từ phiếu
điều tra của chủ trang trại và người dân.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động chăn nuôi trong xã Đại Xuân hiện nay
đang có xu hướng tăng và chuyển sang chăn ni tập trung với 03 kiểu trang trại AC,
VC, C trong đó AC là kiểu phổ biến nhất. Các biện pháp xử lý chất thải đang được xã
áp dụng là bể biogas, bón/tưới cho cây trồng, sử dụng làm thức ăn cho cá và ủ phân theo
cách truyền thống. Từ kết quả điều tra tại 3 trang trại nghiên cứu cho thấy, hàng ngày
các trang trại thải ra khoảng 45-349,2 kg/trang trại/ngày và lượng nước thải dao động

khoảng 1– 7,75 m3 nước thải/trang trại/ngày. Chất lượng nước sau biogas của cả 3 trang
trại đều vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,04 lần đến 4 lần. Chất lượng nước mặt tại các
nguồn tiếp nhận chất thải chăn ni có hàm lượng BOD5, COD, NH4+, PO43- đã vượt
quá quy chuẩn cho phép từ 1,04 đến 10,87 lần. Mức độ ảnh hưởng của các trang trại đến
mơi trường có sự khác nhau giữa các mơ hình chăn ni và có thể gây ảnh hưởng đến
con người và các sinh vật xung quanh. Đồng thời qua đánh giá của người dân cho thấy
trang trại 1 và trang trại 3 gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và người dân xung
quanh đặc biệt vào mùa hè. Trong đó trang trại 1 đặc biệt gây ra tiếng ồn và mùi hôi gây
ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân sinh sống gần đó. Từ đó ta có thể kết luận, trang trại

ix


1 (AC) gây ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường, tiếp đó đến trang trại 3 (C) và cuối
cùng trang trại 2 chăn ni theo kiểu mơ hình VC. Căn cứ vào điều kiện địa phương,
nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp chung trước mắt và lâu dài nhằm cải thiện chất
lượng môi trường tại các khu vực trang trại chăn nuôi lợn trong khu vực nghiên cứu.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Thanh
Thesis title: “Assess the impact of pig production on the environment in Dai Xuan
Commune, Que Vo District, Bac Ninh Province”.
Major: Environmental Science

Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives:
- Assess the impact of pig production on environmental quality in Dai Xuan
Commune, Que Vo District, Bac Ninh Province.
- Proposing some measures to reduce the level of environmental pollution from
pig raising in Dai Xuan Commune, Que Vo District, Bac Ninh Province.
Research Methods
- The study of the pig farm effluent situation in Dai Xuan Commune was
conducted based on the collection of information from the commune, district and
provincial reports combined with the secondary data from the questionnaire. To assess
the status of research waste based on the representative water sample analysis combined
with the results from the farm owner and farmer survey questionnaire.
Main findings and conclusions
The research results show that breeding activities in Dai Xuan commune are now
increasing and moving to concentrated breeding with 3 types of farms AC, VC, C in
which AC is the most popular type. The waste treatment measures applied by the
commune are biogas tanks, fertilizer / irrigation for crops, fish feed and compost in the
traditional way. From the results of the survey at three farms, it is found that the farm
discharged about 45-349,2 kg / farm waste daily and the volume of wastewater is about
1– 7,75 m3 of waste water / farm waste daily. The quality of the water after the biogas
of all three farms exceeded the permitted standards from one to four times. Surface
water quality at the sources of livestock waste with BOD5, COD, NH4+, PO43- content
exceeded the permissible standards from 1.04 to 10.87 times. The extent to which farms
influence the environment varies between livestock models and can affect humans and
surrounding organisms. At the same time, through the evaluation of the people, it was
found that farm 1 and farm 3 had a great impact on the environment and the
surrounding people, especially in the summer. In particular, farm 1 causes noise and
odors that directly affect the households living nearby. From there, we can conclude the

xi



farmhouse 1 (AC) which has the greatest influence on the environment, then to farm 3
(C) and final, the farm 2 in the VC model. Based on local conditions, the study provides
immediate and long-term solutions to improve the environmental quality of pig farm
areas in the study area.

xii


PHẨN 1. MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu
được Đảng và nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình
thơng qua các hoạt động phát triển chăn ni. Trong những năm gần đây, ngành
chăn ni nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần khơng nhỏ vào
công cuộc xây dựng diện mạo nông thôn mới. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân
Cường, trong 15 năm qua, chăn nuôi Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao, bình quân
5-6%/năm. Đến năm 2016, sản lượng thịt các loại đã tăng gấp gần 3 lần sau 15 năm,
đạt 5,2 triệu tấn (thịt lợn chiếm 3,9 triệu tấn).Chăn nuôi hiện đang là một trong
những mũi nhọn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp theo hướng
hàng hóa đa dạng hóa vật ni, trong đó có chăn ni lợn. Theo Cục chăn nuôi, tổng
sản lượng chăn nuôi lợn năm 2016 tăng khoảng 4% so với năm 2015.
Hiện nay, bên cạnh phương thức chăn nuôi lợn truyền thống là chăn nuôi ở hộ
gia đình với quy mơ nhỏ thì chăn ni lợn theo phương thức tập trung cơng nghiệp
đang có xu hướng ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới dạng các trang trại chăn nuôi
lợn quy mô lớn. Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, tính đến tháng 11/2017 ước tính
đàn lợn cả nước có 27,3 triệu con, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Hình thức chăn ni lợn theo quy mơ trang trại mang lại hiệu quả kinh tế
cao, góp phần làm tăng sản lượng nơng sản hàng hóa, tạo ra cho xã hội một nghề
mang tính ổn định, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân. Các cơ sở chăn

ni phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là lượng chất thải chăn nuôi cũng tăng lên
không ngừng. Do các cơ sở chăn nuôi đều chỉ chú trọng đến nâng cao năng suất
và chất lượng vật nuôi mà quên đi việc xử lý chất thải chăn ni hoặc có xử lý
nhưng không triệt để. Nhiều nơi ở nông thôn nước thải chăn nuôi không qua xử
lý được thải trực tiếp ra mơi trường, mà nguồn tiếp nhận chính là hệ thống kênh
mương, các ao hồ xung quanh khu dân cư. Tại đây mùi hôi thối bốc lên không
chỉ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường xung quanh, mà cịn tăng nguy
cơ dịch bệnh cho vật ni, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, và ảnh hưởng
tới sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi (Báo cáo hiện trạng môi trường
quốc gia giai đoạn 2011-2015).
Hiện nay có rất nhiều các biện pháp để xử lý chất thải chăn nuôi như ủ

1


phân yếm khí, ni giun Quế, hồ sinh học, xử lý bằng vi sinh vật, xử lý yếm khí
bằng hầm ủ Biogas... Trong thực tế, nhiều nơi chất thải chăn nuôi chất đống trên
mặt đất, ứ đọng tại các kênh mương, dẫn đến thấm sâu vào trong đất gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm, là nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn tại các vùng nông thôn.
Tại Xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là một trong những huyện
phát triển về chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Trong những năm qua, xã đang
có xu hướng chuyển từ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ sang chăn nuôi lợn trọng điểm tập
trung, ngoài khu dân cư với các trang trại quy mô vừa và lớn. Điều này đã làm
gia tăng lượng chất thải chăn nuôi phát sinh vào môi trường. Thêm vào đó, quản
lý và xử lý chất thải chăn ni tại nhiều trang trại lợn còn hạn chế, bất cập dẫn
đến nguồn thải không được xử lý triệt để, lượng thải vào môi trường lớn gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước ở trong và xung quanh khu vực chăn
ni. Trong khi đó, vấn đề nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường nước tại
những khu vực chăn nuôi chưa thực sự được chú trọng, quan tâm. Từ những vấn
đề trên tôi thực hiện đề tài : “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi

lợn đến môi trường tại xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” nhằm
đánh giá về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến mơi trường tại khu vực chăn
ni lợn, từ đó đề xuất giải pháp khả thi xử lý chất thải chăn nuôi lợn nhằm giảm
ô nhiễm môi trường để phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn nước ta.
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến chất lượng
môi trường tại xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm mức độ ô nhiễm môi trường từ hoạt
động chăn nuôi lợn tại xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
Chỉ ra được thực trạng hoạt động chăn nuôi lợn gây áp lực đến môi trường
tại các trang trại chăn nuôi lợn xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Vai trị của ngành chăn ni trong phát triển kinh tế - xã hội
Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. các
ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm. lông
cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm, sản phẩm thời trang
và cho xuất khẩu. Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
thức ăn chăn ni…Ngành chăn ni cịn cung cấp sức kéo cho canh tác, khai
thác lâm sản, đi lại, vận chuyển hàng hóa trên các vùng núi cao, đặc biệt hiểm trở
nhiều dốc. Ngày nay nhu cầu cần sức kéo trong cày kéo có giảm đi, nhưng việc
cung cấp sức kéo cho lĩnh vực khai thác lâm sản tăng lên. Vận chuyển lâm sản ở
vùng sâu, vùng cao nhờ sức kéo của trâu, bò, ngựa thồ, ngựa cưỡi phục vụ nhiệm
vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biên giới, du lịch,…

Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người
thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa. trứng). Khi xã hội phát triển thì nhu cầu
tiêu dùng về các sản phẩm chăn ni ngày càng tăng lên một cách tuyệt đối so
với các sản phẩm nơng nghiệp nói chung. Trong điều kiện lao động của nền kinh
tế và trình độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi cường độ lao động và lao
động trí óc ngày càng cao thì nhu cầu từ sản phẩm từ độlng vật sẽ ngày càng
chiếm tỷ lệ cao trong những bữa ăn hàng ngày của người dân. Chăn ni sẽ đáp
ứng được u cầu đó. Các sản phẩm chăn ni đều là các sản phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học của protein cao
hơn các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Vì vậy, thực phẩm từ chăn nuôi luôn là
các sản phẩm quý trong dinh dưỡng của con người.
Chăn ni là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi
trồng thủy sản. Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không
thể khơng kể đến vai trị của phân bón hữu cơ nhận được từ chăn nuôi. Phân
chuồng với tỷ lệ N.P.K cao và cân đối, biết chế biến và sử dụng hợp lý có ý nghĩa
lớn trong cải tạo đất trồng trọt, nâng cao năng suất cây trồng. Mỗi năm từ một
con bò cho 8-10 tấn phân hữu cơ, một con trâu 10-12 tấn (kể cả độn chuồng),
trong đó 2-4 tấn phân nguyên chất. Phân trâu, bò, lợn sau khi xử lý có thể là thức
ăn tốt cho cá và các đối tượng môi trường thủy sản khác.

3


Ngành chăn ni cịn cung cấp sức kéo cho canh tác, khai thác lâm sản, đi
lại, vận chuyển hàng hóa trên các vùng núi cao, đặc biệt hiểm trở nhiều dốc.
Ngày nay nhu cầu cần sức kéo trong cày kéo có giảm đi, nhưng việc cung cấp
sức kéo cho lĩnh vực khai thác lâm sản tăng lên. Vận chuyển lâm sản ở vùng sâu,
vùng cao nhờ sức kéo của trâu, bò, ngựa thồ, ngựa cưỡi phục vụ nhiệm vụ bảo vệ
an ninh, quốc phịng vùng viên giới, du lịch,…
Chăn ni là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp bền

vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Để đạt được
một nền nơng nghiệp bền vững và góp phần xóa đói giảm nghèo thì chăn ni
và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết với nhau, sự gắn bó của hai ngành này là
do sự chế ước bởi qui trình cơng nghệ, những vấn đề kinh tế kỹ thuật của liên
ngành này. Chăn nuôi cung cấp cho trồng trọt nguồn phân bón hữu cơ quan
trọng khơng chỉ có tác động tăng năng suất cây trồng mà cịn có tác dụng cải
tạo đất, tái tạo hệ vi sinh vật và bảo vệ cân bằng sinh thái. Chăn nuôi tận dụng
phụ phẩm của trồng trọt, thủy sản tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp VAC (vườn,
ao, chuồng) hoặc VACR (vườn, ao, chuồng, rừng) có hiệu quả kinh tế và bảo vệ
môi trường sống. Tận dụng nguồn lao động ở các vùng nông thôn, tham gia vào
quá trình chăn ni, tạo thêm sản phẩm cho xã hội, tăng nguồn thu và mức sống
cho mỗi gia đình (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2014).
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giá trị nông nghiệp
Đơn vị: %
Năm

1998-2002

2002-2006

2007-2011

2012-2016

Nông nghiệp

5,5

4,1


4,3

4,8

Trồng trọt

5,4

3,5

3,7

3,5

Chăn nuôi

6,7

7,1

6,4

6,6

Dịch vụ

2,3

2,5


3,1

5.2

Ngành

Nguồn: Niêm giám Thống kê (2017)

Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nền nơng nghiệp
Việt Nam, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong tiến trình thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Tuy gặp nhiều khó
khăn về thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh gia súc, gia cầm liên tiếp xảy ra,
nhưng ngành chăn nuôi trong những năm qua vẫn đạt được những kết quả vượt

4


trội. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2007-2011 tăng bình qn mỗi năm
4,3%, trong đó trồng trọt tăng 3,7%/năm; chăn nuôi tăng 6,4%/năm; dịch vụ
nông nghiệp tăng 3,1% (bảng 2.1). Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong
15 năm qua, chăn nuôi Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao, bình quân 5-6%/năm.
Đến năm 2017, sản lượng thịt các loại đã tăng gấp gần 3 lần sau 15 năm, đạt 5,2
triệu tấn (thịt lợn chiếm 3,9 triệu tấn).
Giai đoạn năm 2012 – 2016 trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái, kinh
tế trong nước tăng trưởng chậm lại, giá vật tư tăng, sức mua giảm, tiêu thụ sản
phẩm của ngành gặp khó khăn… Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, các hiện
tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn, diễn biến khó lường, mức độ gây hại
lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng. Trong khi đó, vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu
cầu thực hiện các chương trình, dự án phát triển của ngành; việc thu hút vốn đầu
tư FDI và vốn đầu tư ngoài ngân sách cịn ít… Trong bối cảnh đó, tồn ngành đã

khai thác và tận dụng có hiệu quả các cơ hội thuận lợi từ trong và ngoài nước.
Tập trung triển khai quyết liệt các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về
chủ trương phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2012 – 2016; chỉ đạo, điều hành thực
hiện kế hoạch hàng năm và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2012 – 2016, tốc độ tăng GDP khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản ước đạt bình quân 3,1%/năm; giá trị sản xuất tăng bình quân
3,6%/năm. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năm 2012 đến 2016, tỷ lệ giá
trị gia tăng/giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng từ 57% lên 65%; năng suất
lao động xã hội ngành tăng 1,75 lần, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng
trọt tăng 1,45 lần, trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng 1,71 lần. Ngành
trồng trọt thực hiện chủ trương tái cơ cấu, áp dụng các tiến bộ về giống và biện
pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng giá trị
sản xuất trên 3,5%/năm vượt chỉ tiêu đề ra là 2,83%, an ninh lương thực được
đảm bảo, các cây cơng nghiệp, cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh tiếp tục phát
triển. Ngành chăn nuôi triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành, hướng chủ yếu vào
nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật ni. Nhờ đó, 5 năm 2012 – 2016, tuy
không tăng về số lượng đầu con, nhưng giá trị sản xuất toàn ngành vẫn tăng bình
quân gần 3,4%/năm, trọng lượng lợn thịt xuất chuồng bình quân từ 67,7 kg/con
năm 2011 lên 70 kg/con năm 2014. Đặc biệt là phương thức chăn nuôi trang trại,
công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh. Đối với chăn nuôi lợn, phương thức chăn
nuôi trang trại, công nghiệp chiếm 35% đầu con và 43% về sản lượng; tương tự

5


chăn nuôi gia cầm là 30% về đầu con và 40% về sản lượng. Trong thủy sản, hoạt
động khai thác đang chuyển dần ra xa bờ, sử dụng các phương tiện, máy móc
hiện đại; diện tích ni trồng thủy sản tăng nhanh, chuyển mạnh theo hướng
thâm canh, phát triển đa lồi, đa loại hình, đa phương thức theo hướng thân thiện
với môi trường (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015).

2.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NI
2.2.1. Nguồn gây ơ nhiễm từ ngành chăn nuôi
a. Chất thải dạng rắn
+ Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của trang trại chăn
ni gia súc, gia cầm được phân thành các nhóm theo tính chất ơ nhiễm và biện
pháp xử lý khác nhau:
Nhóm thứ nhất: Bao gồm bao bì phế thải (thùng giấy, bao bì, …)
Nhóm thứ hai: Bao gồm phân thải của gia súc, gia cầm, cặn bùn sinh ra
trong quá trình xử lý nước thải và gia súc, gia cầm bị mắc bệnh dịch, ốm, chết,
thức ăn thừa của lợn…
b. Chất thải dạng lỏng: Chủ yếu là nước thải
Nguồn gây chủ yếu do: Nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, nước tắm rửa
gia súc, gia cầm. Thành phần chủ yếu của nước thải là chất rắn lơ lửng, các hợp
chất hữu cơ hịa tan, vi sinh vật, … Các thơng số ô nhiễm là pH, chất rắn lơ lửng,
BOD5, COD, tổng N, Coliform,…
c. Chất thải khí
Nguồn gây ơ nhiễm khơng khí trong q trình hoạt động của trang trại
là các khí NH3, H2S, CH4, CO2, SO2,... phát sinh từ phân, nước tiểu của lợn, khu
xử lý chất thải, tiêu hóa của vật nuôi, do ứ phân, chế biến thức ăn,...
2.2.2. Cơ sở khoa học để xử lý chất thải chăn nuôi
* Chất thải rắn gồm phân thải, thức ăn thừa, vật liệu lót chuồng, xác động
vật chết.
- Phân thải là những thành phần từ thức ăn, nước uống mà cơ thể gia súc
khơng hấp thụ được và thải ra ngồi cơ thể. Trong phân chứa một lượng lớn các
chất như Nitơ, Phốt pho, Kali, Kẽm, Đồng. Các khoáng chất dư thừa cơ thể
không sử dụng như P2O5, K2O, CaO, MgO phần lớn đều xuất hiện trong phân.

6



Tùy theo loại gia súc, thức ăn, độ tuổi, khẩu phần ăn khác nhau mà lượng phân
thải ra cũng sẽ khác nhau cả về khối lượng lẫn thành phần. Gia súc ở những độ
tuổi khác nhau có khả năng tiêu hoá và nhu cầu cơ thể khác nhau. Do vậy, lượng
phân thải ra trong một ngày đêm sẽ không giống nhau.
Bảng 2.2. Lượng phân trung bình của gia súc trong một ngày đêm
Loại gia súc

Phân kg/con.ngđ

Nước tiểu kg/con.ngđ

Trâu

18 – 25

8,0 – 12,0



15 – 20

6,0 – 10,0

Lợn < 10kg

0,5 – 1,0

0,3 – 0,7


Lợn 15-45kg

1,0 – 3,0

0,7 – 2,0

Lợn 45-100kg

3,0 – 5,0

2,0 – 4,0



1,5 – 2,5

0,6 – 1,0
Nguồn: Lăng Ngọc Huỳnh (2001)

Thành phần hóa học của phân phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng, tình trạng
sức khỏe, cách ni dưỡng, chuồng trại, loại gia súc, gia cầm…
Bảng 2.3. Thành phần hóa học cơ bản của các loại phân gia súc, gia cầm
Phân loại gia
súc, gia cầm
Trâu

Bị

Lợn




Nitơ (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

C/N

Tối đa

0,358

0,205

1,600

20

Tối thiểu

0,246

0,115

1,129

18


Trung bình

0,306

0,171

1,360

19

Tối đa

0,380

0,294

0,992

19

Tối thiểu

0,302

0,164

0,424

17


Trung bình

0,341

0,227

0,958

18

Tối đa

1,200

0,900

0,600

22

Tối thiểu

0,450

0,450

0,350

20


Trung bình

0,840

0,850

0,580

21

Tối đa

2,000

0,950

1,720

17

Tối thiểu

1,800

0,450

1,210

15


Trung bình

1,900

0,850

1,421

16

Mức

Nguồn: Nguyễn Đức Lượng và cs. (2003)

7


Ngồi ra, trong thành phần phân gia súc nói chung và phân lợn nói riêng
cịn chứa các loại vi rút, vi khuẩn, trứng giun sán… và nó có thể tồn tại vài ngày
đến vài tháng ngồi mơi trường gây ơ nhiễm đất, nước đồng thời còn gây hại cho
sức khỏe của con người và vật nuôi.
- Xác súc vật chết
Xác súc vật chết do bệnh luôn là nguồn gây ô nhiễm chính cần phải được
xử lý để nhằm tránh lây lan cho con người và vật nuôi.
- Thức ăn thừa, vật liệu lót chuồng và các vật chất khác Loại chất này có
thành phần đa dạng gồm: Cám, bột ngũ cốc, bột tơm, bột cá, các khống chất bổ
sung, rau xanh, các loại kháng sinh, rơm rạ,…
* Nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm nước thải của gia súc, nước vệ
sinh gia súc, chuồng trại.Đây là một nguồn chất thải ô nhiễm nặng. Mức độ ô

nhiễm chất thải chăn nuôi khác nhau tùy theo cách thức làm vệ sinh chuồng trại
khác nhau (Có hót phân hay khơng hót phân trước khi tắm rửa, số lần tắm rửa
cho gia súc và vệ sinh chuồng trại trong một ngày…). Nước thải chăn nuôi không
chứa các chất độc hại như nước thải từ các ngành công nghiệp khác (Axít, kiềm,
kim loại nặng, chất ơxy hóa, hóa chất cơng nghiệp,…) nhưng chứa nhiều vi
khuẩn, ấu trùng, giun sán có nguy cơ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
con người. Trong nước thải, chất hữu cơ chiếm 70 – 80% gồm cellulose, protit,
axít amin, chất béo, hydrat cacbon. Các chất vô cơ chiếm 20 – 30% gồm cát, đất,
muối, urê, ammonium.
∗ Khí thải
- Mùi hơi chuồng ni là do hỗn hợp khí được tạo ra từ q trình lên men
phân hủy phân, nước tiểu gia súc, thức ăn dư thừa…Cường độ của mùi phụ thuộc
mức độ thơng thống của chuồng ni, tình trạng vệ sinh, mật độ ni, điều kiện
bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm. Thành phần các chất khí trong chuồng ni cũng
biến đổi tùy theo giai đoạn phân hủy các chất hữu cơ, thành phần thức ăn, hệ
thống vi sinh vật và sức khỏe của vật ni.
- Sự hình thành khí chuồng ni NH3 và H2S được hình thành chủ yếu từ
quá trình phân hủy của phân do các vi sinh vật gây mùi hôi, ngồi ra NH3 cịn
được sinh ra từ sự phân giải urê từ nước tiểu. Thành phần các khí trong chuồng
ni biến đổi tùy theo giai đoạn phân hủy chất thải hữu cơ, tùy theo thành phần
của thức ăn, hệ thống vi sinh vật và tình trạng sức khỏe của vật ni. Khí sinh ra

8


chủ yếu là NH3, H2S, CH4 và CO2. Theo Phạm Thị Ngọc Lan, trong từ 3 – 5 ngày
đầu, mùi hơi sinh ra rất ít do vi sinh vật chưa phát triển mạnh. Nhóm –NH2 của
amin được tách ra để hình thành NH3.
Q trình khử amin: Alanine Axít lactic + NH3 Serine Axít pyruvic + NH3
NH3 Protein H2S Indole Scatole phenol Axít hữu cơ mạch ngắn Q trình phân

giải urê: CO(NH2)2 + 2H2O (NH4)2CO3 (NH4)4CO3 ít bền vững nên dễ bị phân
hủy tiếp (NH4)2CO3 2NH3 + CO2 + H2O
- Phân loại khí chuồng ni Theo Trương Thanh Cảnh, các khí sinh ra từ
chăn ni được chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm các khí kích thích: Những khí này có tác hại gây tổn thương
đường hô hấp và phổi, đặc biệt là gây tổn thương niêm mạc của đường hô hấp.
Nhất là NH3 gây nên hiện tượng kích thích thị giác, làm giảm thị lực.
+ Nhóm các khí gây ngạt: Các chất khí gây ngạt đơn giản (CO2 và CH4):
Những chất khí này trơ về mặt sinh lý. Đối với thực vật, CO2 có ảnh hưởng tốt,
tăng cường khả năng quang hợp. Nồng độ CH4 trong khơng khí từ 45% trở lên
gây ngạt thở do thiếu ơxy. Khi hít phải khí này có thể gặp các triệu chứng nhiễm
độc như: Co giật, ngạt, viêm phổi. Các chất khí gây ngạt hóa học (CO): Là những
chất khí gây ngạt bởi chúng liên kết với Hemoglobin của hồng cầu máu làm ngăn
cản quá trình thu nhận hoặc q trình sử dụng ơxy của các mơ bào. Nhóm các khí
gây mê: Những chất khí (Hydrocacbon) có ảnh hưởng nhỏ hoặc khơng gây ảnh
hưởng tới phổi nhưng khi được hấp thu vào máu thì có tác dụng như dược phẩm
gây mê.
Nhóm các chất khí khác: Những chất khí này bao gồm các nguyên tố và
chất độc dạng dễ bay hơi. Chúng có nhiều tác dụng độc khác nhau khi hấp phụ
vào cơ thể chẳng hạn như khí phenol ở nồng độ cấp tính.
2.2.3. Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi
Hiện nay, tại các hộ hay các trang trại chăn nuôi đang áp dụng một số hình
thức xử lý chất thải chăn ni phổ biến như thu gom phân rắn để bán, ủ phân
compost, biogas, làm thức ăn cho cá, bón cho cây trồng hay thải bỏ trực tiếp ra
môi trường… (Trịnh Quang Tuyên và cs., 2010; Vũ Đình Tơn và cs.,
2009).Nhiều biện pháp xử lý kỹ thuật khác nhau đã được áp dụng nhằm giảm
thiểu những tác động xấu đến trường do ô nhiễm từ chất thải chăn ni.. Trong đó,
việc quy hoạch và giám sát quy hoạch cả tổng thể và chi tiết chăn nuôi theo quốc
gia, miền, vùng sinh thái, cụm tỉnh cho từng chủng loại gia súc, gia cầm, với số


9


lượng phù hợp để không quá tải gây ô nhiễm mơi trường là biện pháp quan trọng
có tầm chiến lược. Thông thường người ta kết hợp giữa các phương pháp với nhau
để xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả và triệt để hơn.
2.2.3.1. Ủ làm phân bón
Có thải chất thải bằng hữu cơ (Compost) là sử dụng chủ yếu bã phế thải
thực vật, phân của động vật mà thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi
sinh vật phân hủy và làm tăng cao chất lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón
hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Người ta chọn chỗ đất
không ngập nước, trải một lớp rác hoặc bã phế thải trồng trọt dày khoảng 20cm,
sau đó lót một lớp phân gia súc hoặc gia cầm khoảng 20-50% so với rác (Có thể
tưới nếu phân lỏng, mùn hoai), tưới nước để có độ ẩm đạt 45-50% rồi lại trải tiếp
một lớp rác, bã phế thải trồng trọt lên trên… đến khi đống ủ đủ chiều cao (Không
sử dụng cỏ tranh, cỏ gấu để ủ). Dùng tấm ni lông, bạt… đủ lớn để che kín đống
phân ủ. Cứ khoảng một tuần đảo đều đống phân ủ và bổ xung nước cho đủ độ ẩm
khoảng 45-50%, che nilon, bạt kín lại như cũ. Ủ phân bằng phương pháp này
hoàn toàn nhờ sự lên men tự nhiên, Chất thải bằng hữu cơ (Compost) là sử dụng
chủ yếu (Tuy nhiên nếu được bổ xung men vào đống ủ thì tốt hơn).
Nhờ quá trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt
được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể phân hủy được
cả xác động vật chết khi lượng phế thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có chứa
chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng
thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ cịn có tác dụng tốt
đối với tính chất lý hố học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến
người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái.
2.2.3.2. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học
a. Xử lý môi trường bằng men sinh học
Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã sử dụng các chất men để

giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được gọi là “Chế phẩm EM (Effective
Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu”. Ban đầu các chất này được
nhập từ nước ngoài nhưng ngày nay các chất men đã được sản xuất nhiều ở trong
nước. Các men nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất phong phú và có ưu
điểm là phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, khí hậu nước ta. Người ta sử dụng
men sinh học rất đa dạng như: Dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào
chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi, dùng trộn vào thức ăn…

10


Một số men bổ sung
TT

Tên sản phẩm

Bản chất sản phẩm

Tác dụng

1

Deodorase

Chất tách từ thảo mộc

Giảm khả năng sinh NH3

2


EM

Tổ hợp nhiều loại vi sinh vật

Tăng hấp thụ TA. giảm bài
tiết chất DD qua phân

3

EMC

Thảo mộc, khoáng chất thiên
nhiên

Giảm sinh NH3, H2S, SO2,
giải độc đường TH

4

Kemzym

Enzym tiêu hóa

Tăng hấp thụ TA. giảm bài
tiết chất DD qua phân

5

Pyrogreen


Hóa sinh thiên nhiên

Giảm khả năng sinh NH3

6

Yeasac

Tế bào men Sacharomyces

Tăng hấp thụ TA. giảm bài
tiết chất DD qua phân

7

Lavedae

Hóa chất

Diệt dịi phân

8

DK, Sarsapomin
30

Chất chiết từ thảo mộc

Giảm khả năng sinh NH3


b, Chăn nuôi trên đệm lót sinh học
Chăn ni trên đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm
sản (Phôi bào, mùn cưa…) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (Thân cây ngô, đậu,
rơm, rạ, trấu, vỏ cà phê…) cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh học.
Sử dụng chế phẩm sinh học trên đệm lót là sử dụng “bộ vi sinh vật hữu hiệu” đã
được nghiên cứu và tuyển chọn chọn thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus,
Streptomyces, Saccharomyces, Aspergillus…với mong muốn là tạo ra lượng vi
sinh vật hữu ích đủ lớn trong đệm lót chuồng nhằm tạo vi sinh vật có lợi đường
ruột, tạo các vi sinh vật sinh ra chất ức chế nhằm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật
có hại, để các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ từ phân gia súc gia cầm, nước giải
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.Trên cơ sở nghiên cứu gốc chế phẩm EM của
Nhật Bản, tiến sĩ Lê Khắc Quảng đã nghiên cứu, chọn tạo cho ra các sản phẩm
EM chứa nhiều chủng loại vi sinh vật đã có mặt trên thị trường. Ngồi ra nhiều
cơ sở khác cũng đã nghiên cứu và chọn tạo ra nhiều tổ hợp vi sinh vật (men)phù
hợp với các giá thể khác nhau và được thị trường chấp nhận như chế phẩm sinh

11


học Balasa No1 của cơ sở Minh Tuấn; EMIC (Công ty CP Công nghệ vi sinh và
môi trường); EMC (Công ty TNHH Hóa sinh Việt Nam); GEM, GEM-K, GEMP1 (Trung tâm Tư vấn CTA)…Thực chất của quá trình này cũng là xử lý chất
thải chăn nuôi bảo vệ môi trường bằng men sinh học.

Hình 2.1. Ni lợn trên nền đệm lót sinh học
Cơng nghệ đệm lót sinh học đầu tiên được ứng dụng vào sản xuất nông
nghiệp ở Nhật Bản từ đầu những năm 1980. Ngày nay đã có nhiều nước ứng dụng
như: Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc… Ở nước ta từ
năm 2010 công nghệ này đã bắt đầu du nhập vào và phát triển. Ngày 22 tháng 5 năm
2014 tại thành phố Phủ Lý, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổng kết 3 năm ứng dụng
đệm lót sinh học trong chăn ni 2011-2013 và đã có Thơng báo số 2560/TB-BNNVP ngày 30 tháng 5 năm 2014 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám:

“…Cơng nghệ chăn ni trên đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những
kết quả bước đầu đã được khẳng định là không gây ô nhiễm mơi trường, giảm chi
phí, giảm bệnh tật, lợn tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt được người ưa chuộng, giá
bán cao hơn, vì vậy mà hiệu quả hơn, phù hợp với quy mơ chăn ni gà, lợn nơng
hộ” (Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Theo kết luận trên thì chăn ni trên đệm lót sinh học giảm gây ô nhiễm
môi trường và phù hợp nhất đối với mô hình chăn ni nơng hộ.Tuy nhiên điều
đáng lưu ý là đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên địa hình cao ráo và việc
làm mát, tản nhiệt khi thời tiết nóng cần phải được quan tâm.

12


×