Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập lớn triết: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, rút ra ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng để giải quyết bài toán bán lược cho sư từ góc độ một nhà kinh doanh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.73 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING

----------

BÀI TẬP LỚN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề 2: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, rút ra ý nghĩa phương
pháp luận. Vận dụng để giải quyết bài toán " bán lược cho sư " từ góc độ một
nhà kinh doanh.

Hà Nội, 2020


I. Lý luận mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Để phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức,
trước tiên phải hiểu và phân tích khái niệm vật chất, ý thức
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của nó
a. Định nghĩa phạm trù vật chất
a.1. Các quan điểm trước C.Mác về phạm trù vật chất
* Thời kì cổ đại: Các nhà duy vật thời Cổ đại quy vật chất về một hay
một vài dạng cụ thể của nó và xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức quy
vật chất về những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngồi.
Ví dụ, đất, nước, lửa, gió (thuyết tứ đại – Ấn Độ); kim, mộc, thủy, hỏa, thổ
(thuyết Ngũ hành – Trung Quốc); nước (Thales); lửa (Heraclitus); khơng khí
(Anaximenes). Một số trường hợp đặc biệt họ quy vật chất (không chỉ vật
chất mà thế giới) về những cái trừu tượng như Không (Phật Giáo); Đạo (Lão
Trang). Nhìn chung, quan niệm vật chất thời kì cổ đại mang tính trực quan,
cảm tính. Nó chỉ có tác dụng chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và
tơn giáo.


*Thời kì cận đại ( thế kỉ XV – XVIII ): các nhà triết học duy vật thường
đồng nhất vật chất với một thuộc tính của vật chất: khối lượng, nguyên tử,…
a.2. Định nghĩa vật chất của Lênin
Sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đặc
biệt là trong phát minh của Rơn-ghen, Béc-cơ-ren, Tôm-xơn, Kaufman, A.
Anhxtanh,… đã bác bỏ quan điểm của các nhà triết học và khoa học tự nhiên
thời kì cận đại. Từ đó dẫn đến một cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong
lĩnh vực nghiên cứu vật lý học. Chủ nghĩa duy tâm lợi dụng cơ hội này để
khẳng định bản chất "phi vật chất" của thế giới và khẳng định vai trò của các
lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra thế giới.
Kế thừa những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, tổng kết toàn
diện những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX, đầu thế


kỉ XX, và đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy tâm,
Lênin đã đưa ra định nghĩa mới cho phạm trù vật chất thông qua đối lập với
phạm trù ý thức: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho đến nay được các
nhà khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển. Định nghĩa trên đã đề
cập đến các nội dung cơ bản sau:
- Vật chất là một phạm trù triết học: là vật chất được nhận thức dưới góc
độ triết học khơng phải của các nhà khoa học cụ thể.
- Vật chất chỉ thực tại khách quan: là tất cả những gì tồn tại bên ngồi
độc lập ý thức con người
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hay trực tiếp
tác động vào giác quan của con người, ý thức của con người là sự phản ánh
đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.
Định nghĩa vật chất của Lênin đã giúp giải quyết một cách đúng đắn và

triệt để cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học, đồng thời khắc phục những hạn
chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nó cịn cung
cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất, tạo lập
cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được
những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội.
b. Các hình thức tồn tại vật chất
*Vận động:
Vận động theo nghĩa chung nhất là mọi sự biến đổi nói chung. Ph.
Ăngghen viết: "Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một
phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì
bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự
thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.


Vận động là "phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố
hữu của vật chất" nên thơng qua vận động mà các dạng của vật chất biểu hiện
sự tồn tại của mình; vận động là tự thân vận động của vật chất. Sự tồn tại của
vật chất ln gắn liền với vận động, khơng có vật chất khơng vận động, khơng
có vận động ngồi vật chất.
Các hình thức cơ bản của vận động bao gồm : cơ học, vật lý, hóa học,
sinh học, và xã hội.
*Khơng gian và thời gian
Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có
quảng tính nhất định.
Sự tồn tại của sự vật còn được biểu hiện ở quá trình biến đổi: nhanh
hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa,… Những hình thức tồn tại như vậy gọi là
thời gian.
Khơng gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất, không
tách khỏi vật chất nên chúng có tính chất chung như tính chất của vật chất.
Không gian, thời gian tồn tại khách quan, không sinh ra khơng mất đi. Khơng

gian ln có ba chiều cịn thời gian chỉ có một chiều.
2. Nguồn gốc và bản chất của ý thức
a. Nguồn gốc của ý thức
*Nguồn gốc tự nhiên:
Trước Mác, nhiều nhà duy vật tuy phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của
ý thức, song do trình độ phát triển khoa học cịn nhiều hạn chế nên cũng đã
khơng giải thích đúng về nguồn gốc và bản chất của ý thức. Dựa trên những
thành tựu khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật
biện chứng khẳng định rằng ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất; nhưng
khơng phải của mọi dạng vật chất, mà thuộc tính của một dạng vật chất sống
có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Ý thức là chức năng của bộ óc, là kết quả


hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc; bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh
lý thần kinh càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu
sắc.
Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc khơng thơi mà khơng có sự tác động của
thế giới bên ngồi để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng khơng thể có ý
thức.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật
chất khác khi chúng tác động qua lại lẫn nhau. Có 3 hình thức phản ánh:
Phản ánh lý hóa là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trưng cho giới vật
chất vơ sinh.
Phản ánh sinh vật là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự
nhiên hữu sinh; được thể hiện thơng qua 3 trình độ cơ bản: tính kích thích,
tính cảm ứng, tính tâm lý động vật.
Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh cao nhất, đặc trưng riêng chỉ có
ở con người, được thực hiện thơng qua q trình hoạt động sinh lý thần kinh
của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con
người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thơng tin, xử lý thông

tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản
ánh này được gọi là ý thức.
*Nguồn gốc xã hội:
Ý thức ra đời cùng với q trình hình thành bộ óc con người nhờ có lao
động, ngơn ngữ và những quan hệ xã hội.
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào
giới tự nhiên tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhờ có lao động,
con người tách ra khỏi giới động vật, sáng tạo nên bản thân mình.


Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội
dung ý thức. Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện
thực trực tiếp của tư tưởng.
Sự ra đời của ngơn ngữ gắn liền với lao động. Nhờ có ngơn ngữ con
người đã giao tiếp, trao đổi với nhau, khái quát, tổng kết thực tiễn và truyền
đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế này sang thế hệ khác.
Tóm lại, nếu nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần thì nguồn gốc xã hội
là điều kiện đủ để hình thành ý thức của con người . Ý thức phản ánh hiện
thực khách quan vào bộ óc con người thơng qua lao động, ngôn ngữ và các
quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.
b. Bản chất và kết cấu của ý thức
* Bản chất của ý thức
Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là q
trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nghĩa là: ý thức
là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy
định cả về nội dung, cả về hình thức, song nó khơng cịn ý ngun như thế
giới khách quan. Theo C. Mác, ý thức "chẳng quan chỉ là vật chất được đem
chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó".
Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện rõ

ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp
nhận, chọn lọc, xử lý, lưu giữ thông tin. Trên cơ sở những cái đã có trước, ý
thức có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái
khơng có trong thực tế, có thể tiên đốn, dự báo tương lai, có thể tạo ra những
ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết khoa học hết sức trừu tượng
và có tính khái qt cao.


Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và
tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của các
quy luật tự nhiên, xã hội. Với tính năng động, ý thức sáng tạo lại hiện thực
theo nhu cầu thực tiễn.
*Kết cấu của ý thức
Ý thức có nhiều kết cấu phức tạp. Theo các yếu tố cơ bản hợp nhất,
ý thức gồm ba yếu tố: tri thức, tình cảm, ý chí.
Tri thức là tồn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của
quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức
dưới dạng ngôn ngữ. Tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất. Muốn cải tạo
được sự vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó, do
đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức là tri thức.
Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong
các quan hệ.
Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm
vượt qua cản trở trong quá trình thực hiện mục đích.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Tùy theo lập trường thế giới quan khác nhau khi giải quyết vấn đề mối
quan hệ vật chất và ý thức mà hình thành hai đường lối cơ bản trong triết học
là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
a.Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình
Khi lý giải mối quan hệ vật chất – ý thức, các nhà triết học trong lịch sử

đã phạm nhiều sai lầm chủ quan, phiến diện do không hiểu được bản chất
thực sự của vật chất và ý thức, chẳng hạn:
Đối với chủ nghĩa duy tâm, ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, có tính
quyết định; cịn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh
thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra. Trong thực tiễn, người duy
tâm phủ nhận tính khách quan, cường điệu vai trị nhân tố chủ quan, duy ý
chí, hành động bất chấp điều kiện, quy luật khách quan.


Đối với chủ nghĩa duy vật siêu hình, tuyệt đối hoá yếu tố vật chất sinh
ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối và tính năng
động, sáng tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn; rơi vào trạng thái thụ
động, ỷ lại, trông chờ không đem lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.
b. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, vật chất và ý thức có mối
quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác dộng
tích cực trở lại vật chất.
* Vật chất quyết định ý thức
Vai trò của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên bốn khía cạnh sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng, giới tự nhiên có trước con
người; vật chất là cái có trước, cịn ý thức là cái có sau; vật chất là tính thứ
nhất, ý thức là tính thứ hai. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và
là nguồn gốc sinh ra ý thức.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức
(bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng
phản ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế
giới khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện
tượng phản ánh, lao động, ngơn ngữ) đã khẳng định vật chất quyết định
nguồn gốc của ý thức.

Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
Ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. " Ý thức
khơng bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức". Hoạt động
thực tiễn trong quá trình phát triển cả về bề rộng và chiều sâu là động lực


mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc cả về nội dung của tư
duy, ý thức con người qua các thế hệ, qua các thời đại.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.
Vật chất quyết định khả năng phản ánh sáng tạo của ý thức. Phản ánh
và sáng tạo là hai thuộc tính không tách rời trong bản chất của ý thức. Chủ
nghĩa duy vật biện chứng xem xét thế giới vật chất là thế giới của con người
hoạt động thực tiễn. Chính thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế
giới của con người – là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức
của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo
trong phản ánh. Vật chất là nhân tố quyết định phát huy tính năng động sáng
tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị
các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống
quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất quyết định
sự vận động, phát triển của ý thức; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức
cũng phải thay đổi theo.
Loài người nguyên thủy sống bầy đàn dựa vào sản vật của thiên nhiên
thì "ý thức của họ chỉ là ý thức quần cư đơn thuần" và tư duy của họ cũng đơn
sơ, giản dị như cuộc sống của họ. Cùng với mỗi bước phát triển của sản xuất,
tư duy, ý thức của con người ngày càng mở rộng, đời sống tinh thần của con
người ngày càng phong phú. Con người khơng chỉ ý thức được hiện tại mà
cịn ý thức được cả những vấn đề trong quá khứ và dự kiến được cả trong
tương lai, trên cơ sở khái quát ngày càng sâu sắc bản chất, quy luật vận động,

phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy của họ
Sự vận động, biến đổi không ngừng của thế giới vật chất, của thực tiễn
là yếu tố quyết định sự vận động, biến đổi của tư duy, ý thức con người.


*Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
Thứ nhất, tính độc lập của ý thức đối với vật chất:
Ý thức sau khi ra đời là một thực thể tinh thần, không tồn tại thụ động
mà có tính độc lập tương đối, tác động trở lại thế giới vật chất. Ý thức là sự
phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc cong người, do vật chất sinh ra, nhưng
sau khi ra đời thì ý thức có quy luật vận động, phát triển riêng, khơng lệ thuộc
một cách máy móc vào vật chất. Ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm, đi song
hành với hiện thực, nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với sự biến
đổi của thế giới vật chất.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt
động thực tiễn của con người.
Bản thân ý thức khơng thể thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn
thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song,
mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức
không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho
con người tri thức về mặt khách quan, trên cơ sở ấy, con người xác định mục
tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện
pháp, công cụ, phương tiện,.... để thực hiện mục tiêu của mình.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn
của con người. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai
hướng, tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức
khoa học, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các
quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong
quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác
động tích cực của ý thức. Còn nếu ý thức con người phản ánh không đúng

hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng
hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động


ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách
quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có
thể quyết định làm cho hành động con người đúng hay sai, thành công hay
thất bại, hiệu quả hay khơng hiệu quả.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn,
nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn, nhưng nó khơng
thể vượt qua tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa
vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt
động. Nếu tuyệt đối hóa tính năng động chủ quan của ý thức sẽ rơi vào chủ
nghĩa chủ quan, duy tâm, duy ý chí, phiêu lưu và tất nhiên không tránh khỏi
thất bại trong hoạt động thực tiễn.
Tóm lại, giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau,
trong đó vật chất giữ vai trò quyết định ý thức, là điểm xuất phát sản sinh ra ý
thức, còn ý thức cũng tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn
của con người theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Do vậy, chúng ta có
thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận như sau:
*Ý nghĩa phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng
động, sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức,
chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên nguyên tắc phương pháp luận cơ
bản, chung nhất đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn con người. Nguyên
tắc đó là: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế

khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ
quan. Theo nguyên tắc phương pháp luận này, mọi hoạt động nhận thức và


thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn, thành cơng và có hiệu quả tối ưu
khi và chỉ khi thực hiện đồng thời việc tơn trọng tính khách quan và phát huy
tính chủ quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tơn trọng khách quan là xuất phát từ
tính khách quan của vật chất, có thái độ tơn trọng đối với hiện thực khách
quan, mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật,
tơn trọng vai trị quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần
của con người, của xã hội. Con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để
xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện
pháp, phải lấy được thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra
những nhân tố vật chất, tổ chức nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành
động.
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trị tích cực, năng
động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trị nhân tố con người trong việc vật
chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này địi hỏi con người
phải tơn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri
thức khoa học và truyền bá vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin
của quần chúng, hướng quần chúng đến hành động.
Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động
chủ quan trong thực tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ
quan duy ý chí - đó là những hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo
tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm
làm điểm xuất phát cho chiến lược,… Mặt khác, cũng cần chống chủ nghĩa
kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ, trì
trệ, thụ động,.. trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.



II. Vận dụng để giải quyết bài toán " bán lược cho sư "
1.Bài toán " bán lược cho sư "
Một công ty, chuyên sản xuất lược, muốn tuyển người bán hàng giỏi
nên đã trao cho mỗi người trong hàng trăm ứng viên 100 chiếc lược và đề
nghĩ họ đến các chùa để bán. Sau khi nghe thử thách này, rất nhiều người đã
từ bỏ bởi nhà sư đã xuống tóc thì làm gì sử dụng được lược. Tuy nhiên, vẫn
có 3 ứng cử viên A, B, C tham gia thử thách.
Và sau 10 ngày, có 3 cách làm và 3 kết quả
Ứng viên A đến 3 ngồi chùa và thuyết phục nhà sư mua lược. Kết quả:
một tiểu hòa thượng cảm động mà mua giúp anh 1 chiếc lược
Ứng viên B đến một ngôi chùa trên núi và nhận thấy vì gió to mà tóc
của các thiện nam tín nữ đều bị rối. Anh nảy ra ý tưởng và thuyết phục trụ trì
mua lược đặt trước mỗi hương án. Kết quả: Ứng viên B bán được 10 chiếc
lược
Ứng viên C tìm đến một ngơi chùa có tiếng từ lâu đời, hương khói
quanh năm nghi ngút. C nói với phương trượng: " Phàm là người dâng hương,
ai cũng có tấm lịng thành. Chùa ta nên có vật phẩm tặng lại để phù hộ bình
an, cát tường, khuyến khích người làm việc thiện. Tơi có một lơ lược, ngài có
thể dùng khả năng thư pháp tuyệt đỉnh của mình khắc lên ba chữ "lược tích
thiện" làm tặng phẩm". Phương trượng nghe xong trong lòng rất vui, liền mua
ngay 100 chiếc lược. Kết quả: nhờ có "lược tích thiện" mà danh tiếng nhà
chùa vang xa, và phương trượng đã kí hợp đồng mua hàng nghìn chiếc lược
của cơng ty.
2.Quy trình giải bài toán
Bước 1: Đọc kĩ bài toán để biết đề bài cho điều kiện gì và yêu cầu gì?
(Kết hợp điều kiện khách quan và chủ quan). Ở đây, có thể thấy điều kiện
khách quan là 100 chiếc lược và có thể hơn; và nhà sư khơng có tóc. Điều



kiện chủ quan là không bị giới hạn những kiến thức mà chúng ta có thể dùng
khi giải quyết bài toán trên.
Từ đây, chúng ta vận dụng những điều kiện trên để đáp ứng yêu cầu bán 100
chiếc lược cho sư.
Bước 2: Chứng minh tính khả thi của việc giải quyết tình huống và
đưa ra phương án giải quyết.
-Yếu tố khách quan, chủ quan có đầy đủ để giải quyết bài tốn hay
khơng?
Lập luận: Theo u cầu bài tốn, người ứng tuyển phải bán được
100 chiếc lược cho sư. Tuy nhiên, điều kiện khách quan là nhà sư khơng có
tóc vậy mua lược để làm gì?
Nếu khơng trả lời được câu hỏi trên thì bài tốn sẽ khơng có tính khả thi và
không thể giải được.
-

Tiến hành vận dụng phương pháp luận triết học để xây dựng

phương án, biến bài tốn tưởng như vơ lý thành khả thi.
Bằng cách: Xuất phát từ yếu tố chủ quan, phát huy yếu tố ấy trong
điều kiện khách quan đã có để tạo ra đủ điều kiện khách quan.
Cụ thể, cách giải quyết như sau:
- Do số lượng được yêu cầu là 100 chiếc nhưng trên thực tế, chúng ta
có thể nghĩ xa hơn về một hợp đồng lâu dài.
- Tuy nhà sư không có tóc nhưng nhà sư vẫn có thể mua lược để bán
hoặc để tặng quà.
Từ hai điều trên, em đưa ra ba phương án giải quyết
- Phương án 1: Nhà sư mua lược để bán.
Đối với phương án này, em đặt ra câu hỏi: " Nhà sư bán lược để làm
gì và bán cho ai?" Câu trả lời của em là nhà sư bán lược để gây quỹ từ thiện,
đối tượng bán chủ yếu là các tín đồ đến dâng hương. Phàm là người đến dâng

hương thì sẽ có tấm lịng hướng thiện, vì vậy, họ sẽ khơng ngại mua lược
nhằm mục đích tốt đẹp.


- Phương án 2: Nhà sư mua lược để tặng.
Với phương án này em đặt ra câu hỏi: Đối tượng tặng quà của nhà sư
là ai? Và phải đưa ra lý do gì để thuyết phục nhà sư mua lược tặng?
Trả lời câu hỏi đầu tiên, đối tượng mà em nghĩ đến là các tín đồ đến
dâng hương. Vì một ngơi chùa mỗi ngày sẽ có hàng chục đến hàng trăm
người đến dâng hương nên đây sẽ là một đối tượng tiềm năng.
Về lý do mà em sẽ đưa ra là để khuyến khích các tín đồ làm việc
thiện. Đồng thời đặt tên cho chiếc lược đó là "lược tích thiện". Sở dĩ làm như
vậy là để giảm xác suất nhà sư từ chối mua lược xuống thấp nhất có thể.
- Phương án 3: Nhà sư mua lược vì vật phẩm trung gian.
Bởi vì nhà sư khơng có tóc, nên bản thân nhà sư sẽ không mua lược về
để dùng. Tuy nhiên, em có thể dùng vật phẩm trung gian để thu hút, lôi kéo
nhà sư đến mua lược. Cụ thể, khi mua lược thì nhà sư sẽ được tăng kèm một
sản phẩm thiết yếu, ví dụ như bàn chải đánh răng, xà phòng,… (Điều kiện là
sản phẩm trung gian có giá thấp hoặc bằng hơn giá của chiếc lược). Như vậy,
mục đích nhà sư mua lược chính là vật phẩm trung gian ở trên.
Tuy nhiên, ở phương án này, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: " Vậy nhà
sư mua lược để làm gì, trực tiếp mua sản phẩm kia không phải sẽ tốt hơn sao?
Dù sao, nhà sư mua lược cũng không dùng đến." Theo em, phương án này
trước tiên đánh vào tâm lý " mua một được hai " của khách hàng. Ngồi ra,
nhà sư khơng dùng lược thì cũng có thể mang tặng, mà đối tượng tặng ở đây
thì tùy vào mỗi nhà sư.
Trên đây là 3 phương án mà em đưa ra nhằm giải quyết bài toán "bán
lược cho sư." Nếu em là ứng cử viên thứ tư thì phương án 1 sẽ là lựa chọn của
em. Vì nguồn lực của em khơng đủ để thực hiện phương án 3. Còn với
phương án 2, em sẽ chỉ có thể kí hợp đồng với một ngơi chùa, trong khi

phương án 1 sẽ giúp em kí được nhiều hợp đồng với các ngôi chùa khác nhau.

III. Tài liệu tham khảo
-

1. Sách
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin 2019


-

Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Giáo trình những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội, Hướng dẫn ôn tập môn Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ( học phần I )
2. Web
- />%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc_Marx-Lenin)
- />%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc)
- />- />- />%C4%90%E1%BA%A1i_H%E1%BB%8Dc_Kinh_T%E1%BA%BF_Qu
%E1%BB%91c_D%C3%A2n_Khoa_Lu%E1%BA%ADt
- Cơng cụ tìm kiếm: />


×