Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu chi tại UBND thị trấn phú thịnh huyện phú ninh tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


DƢƠNG THỊ QUỲNH THƠ

LUẬN VĂN

HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG THU, CHI TẠI UBND THỊ TRẤN
PHÚ THỊNH, HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH
QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


DƢƠNG THỊ QUỲNH THƠ

HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG THU, CHI TẠI UBND THỊ TRẤN
PHÚ THỊNH, HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH
QUẢNG NAM
Mã số: 834 03 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi – Dương Thị Quỳnh Thơ, học viên Cao học khoá K37 Khoa Kế toán
trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu
của riêng tơi, các số liệu trong luận văn hồn tồn trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Đà Nẵng , ngày…tháng…năm 2020
Tác giả

Dương Thị Quỳnh Thơ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................6
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................................................................6
8. Kết cấu của luận văn ....................................................................................10
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT
ĐỘNG THU – CHI ĐỐI VỚI KHU VỰC CƠNG .................................................12
1.1. KHÁI QT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TRONG KHU
VỰC CƠNG .........................................................................................................12

1.1.1.Khái niệm Kiểm sốt nội bộ theo INTOSAI ..........................................12
1.1.2. Các yếu tố cấu thành nên kiểm sốt nội bộ ...........................................13
1.2. NỘI DUNG KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU – CHI KHU
VỰC CƠNG .....................................................................................................23
1.2.1.Kiểm sốt nội bộ hoạt động thu ngân sách cấp xã, thị trấn ....................23
1.2.2. Kiểm soát nội bộ trong chi ngân sách cấp xã, thị trấn ...........................26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................35


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU,
CHI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN PHÚ THỊNH, HUYỆN PHÚ
NINH, TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................36
2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRẤN PHÚ THỊNH, HUYỆN PHÚ
NINH ....................................................................................................................36
2.1.1 Khái quát chung về thị trấn Phú Thịnh ...................................................36
2.1.2 Thực trạng thu – chi ngân sách tại Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thịnh
..........................................................................................................................38
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ
TRẤN PHÚ THỊNH, HUYỆN PHÚ NINH ........................................................43
2.2.1. Môi trường kiểm soát.............................................................................44
2.2.2. Đánh giá rủi ro .......................................................................................46
2.2.3. Các hoạt động kiểm sốt ........................................................................50
2.2.4. Thơng tin và truyền thơng......................................................................52
2.2.5 . Giám sát ................................................................................................53
2.3. THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU – CHI
NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN PHÚ THỊNH, HUYỆN
PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM .....................................................................56
2.3.1. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động thu ngân sách tại Ủy ban nhân
dân thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh .............................................................56
2.3.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động chi ngân sách tại Ủy ban nhân

dân thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh .............................................................60


2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU –
CHI NGÂN SÁCH TẠI UBND THỊ TRẤN PHÚ THỊNH, HUYỆN PHÚ
NINH, TỈNH QUẢNG NAM ..............................................................................72
2.4.1. Đánh giá về hoạt động kiểm soát nội bộ tại Ủy ban nhân dân thị trấn
Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam ................................................72
2.4.2. Đánh giá về kiểm soát nội bộ hoạt động thu – chi ngân sách tại Ủy ban
nhân dân thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam ....................77
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................81
CHƢƠNG 3: HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
THU - CHI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN PHÚ THỊNH, HUYỆN
PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM .......................................................................82
3.1.CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................82
3.1.1 Mục tiêu hồn thiện kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động thu – chi tại Ủy
ban nhân dân thị trấn Phú Thịnh ......................................................................82
3.1.2. Định hướng hồn thiện kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động thu – chi tại
Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thịnh ...............................................................83
3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ ...............................................................................83
3.2.1 Hồn thiện về mơi trường kiểm sốt ......................................................84
3.2.2 Hồn thiện về đánh giá rủi ro .................................................................85
3.2.3. Hoàn thiện về hoạt động kiểm sốt........................................................86
3.2.4. Hồn thiện về thơng tin và truyền thơng ...............................................87
3.2.5. Hồn thiện về giám sát...........................................................................89
3.2.6. Hồn thiện kiểm soát thu ngân sách tại Ủy ban nhân dân thị trấn Phú
Thịnh ................................................................................................................90


3.2.7. Hồn thiện kiểm sốt chi ngân sách tại Ủy ban nhân dân thị trấn Phú

Thịnh ................................................................................................................93
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..............................................................................99
3.3.1. Đối với Phịng tài chính, Kho bạc nhà nước và Chi cục thuế huyện Phú
Ninh ..................................................................................................................99
3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thịnh.......................................100
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBCC
COSO

Cán bộ công chức
Hội đồng các tổ chức tài trợ(Committee of Sponsoring
Oraganization)

CP

Chính Phủ

CT – XH

Chính trị - xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân

Tổ chức quốc tế của các tổ chức kiểm toán tối

INTOSAI

cao(International Organization of Supreme Audit
Institutions)

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KT – XH

Kinh tế - xã hội



Nghị định

NSNN

Ngân sách nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân


XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Bảng tổng hợp tình hình thu ngân sách thị trấn Phú Thịnh giai
đoạn 2016-2018........................................................................................................40
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp tình hình chi ngân sách tại thị trấn Phú Thịnh giai
đoạn 2016-2018........................................................................................................41
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát vềMơi trường kiểm sốt tại Ủy Ban nhân dân thị
trấn Phú Thịnh ..........................................................................................................44
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về đánh giá rủi ro tại Ủy Ban nhân dân thị trấn
Phú Thịnh .................................................................................................................46
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về các hoạt động kiểm soát tại Ủy Ban nhân dân
thị trấn Phú Thịnh ....................................................................................................50
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về thông tin và truyền thông tại Ủy Ban nhân dân
thị trấn Phú Thịnh ....................................................................................................52
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát vềgiám sát tại Ủy Ban nhân dân thị trấn Phú
Thịnh ........................................................................................................................54
Bảng 2.8: Tình hình kết quả hoạt động chi đầu tư phát triển tại Ủy Ban nhân
dân thị trấn Phú Thịnh giai đoạn 2016 – 2018.........................................................64
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp tình hình chi ngân sách thường xuyên tạiỦy Ban
nhân dân thị trấn Phú Thịnh giai đoạn 2016 -2018 .................................................70
Bảng 2.10 : Số liệu các khoản chi sai ngân sách nhà nước bị thu hồi...........72


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm sốt nội bộ .................14

Hình 1.2: Quy trình quản lý thu Ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân thị
trấn............................................................................................................................26
Hình 1.3: Quy trình quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Ủy ban nhân dân thị
trấn............................................................................................................................29
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình lập dự tốn thu ngân sách nhà nước tại Ủy ban
nhân dân thị trấn Phú Thịnh .....................................................................................58
Hình3.1: Sơ đồ cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi ngân
sách tại Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thịnh ...........................................................99


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển không ngừng, các đơn vị
hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của Nhà Nước cũng từng bước đi vào phát
triển ổn định, vững chắc, góp phần vào cơng cuộc đổi mới kinh tế - xã hội đất nước
ta.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính nhà
nước, đơn vị sự nghiệp kinh tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, …hoạt động bằng
nguồn kinh phí khác như: Thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí, thu từ hoạt động sản xuất
kinh doanh, ….theo ngun tắc khơng bồi hồn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ
của Đảng và Nhà nước giao. Kế tốn đơn vị hành chính sự nghiệp là kế toán chấp
hành ngân sách của Nhà nước (NSNN) tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, là
cơng cụ điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của các đơn vị hành
chính sự nghiệp. Do đó, để quản lý tốt và chủ động trong các khoản chi tiêu của
đơn vị mình, thì buộc hàng năm các đơn vị hành chính sự nghiệp phải lập dự tốn
cho từng khoản chi tiêu này. Dựa vào dự toán, NSNN cấp kinh phí cho các đơn vị.
NSNN có vai trị quan trọng trong việc huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo
yêu cầu chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý vĩ mơ. Nó sẽ góp
phần thực hiện cơng cuộc hiện đại hố đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo
quốc phòng an ninh, đối ngoại.
Ngân sách nhà nước cấp xã (ngân sách xã) là một phần của ngân sách địa
phương. Ngân sách xã tương đối phức tạp hơn so với những cấp ngân sách khác vì
cơ cấu tổ chức của xã bao gồm nhiều ban, ngành, mỗi ban ngành có hoạt động
chun mơn khác nhau.Việc kiểm tra, giám sát, quản lý các khoản thu - chi, các
nghĩa vụ thu, nộp thanh toán nợ, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát
hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế tốn là nhiệm vụ


2
hết sức quan trọng đối với bất cứ cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nào. Do đó,
hệ thống kiểm soát nội bộ của các đơn vị này phải chặt chẽ mới có thể kiểm sốt
các khoản thu, chi được sử dụng đúng quy định. Việc thực hiện kiểm soát nội bộ
các khoản thu, chi tại đơn vị sử dụng ngân sách đóng vai trị quan trọngtrong việc
ngăn ngừa, phát hiện và xử lý gian lận, sai sót trong quá trình hoạt động của các
đơn vị, đảm bảo thực hiện thu, chi đúng quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, định
mức và tránh thất thốt, lãng phí ngân sách.
Đối với UBND thị trấn Phú Thịnh là đơn vị hành chính nhà nước nguồn
kinh phí sử dụng hằng năm do ngân sách cấp trên phân bổ và nguồn thu trên địa
bàn thị trấn. Trong những năm qua, nguồn thu ngân sách của thị trấn Phú Thịnh đã
tăng đángkể, đảm bảo được các chỉ tiêu định mức thu đã đề ra. Chi ngân sách cũng
phần nàođảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Đảm
bảo phát triển kinh tế, xã hội địa phương, từng bước cải thiện đời sống nhân dân,
an ninh, quốc phòng ổn định. Tuy nhiên, thực tế tại đơn vị cho thấy đơn vị đã có
nhiều cố gắng trong việc kiểm sốt các hoạt động thu, chi nhưng vẫn cịn tiềm ẩn
nhiều bất cập như hệ thống kiểmsoát thu – chi chưa hiệu quả, chưa đáp ứng yêu
cầu quản lý và cải cách tài chính cơngtrong xu thế mở của và hội nhập quốc tế,
chưa kiểm soát hiệu quả nguồn thu ngân sách hằng năm, các khoản chi cịn tìm ẩn
nhiều rủi ro, có thể gây thất thốt ngân sách…

Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Hồn thiện kiểm sốt
nội bộ đối với hoạt động thu, chi tại UBND thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh,
Tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Từ thực tiễn và các cơ sở lý luận về KSNB, đề tài sẽ phân tích hiện trạng
tình hình kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu, chi tại UBND thị trấn Phú Thịnh,
huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện


3
kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu, chi UBND thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú
Ninh, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Trình bày những vấn đề lý luận về việc thực hiện kiểm soát nội bộ các
khoản thu, chi tại các đơn vị, cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã, thị trấn để làm
cơ sở lý thuyết nhằm thực hiện mục tiêu đề tài.
- Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện kiểm soát nội bộ các
khoản thu, chi tại UBND thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.; từ
đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của các điểm yếu trong công
tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu – chi NSNN tại UBND thị trấn Phú
Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam và đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để
đưa ra giải pháp giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Đề xuấtcác giải phápvà kiến nghị nhằm hồn thiện kiểm sốt nội bộ các
khoản thu, chi tại UBND thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Kiểm soát nội bộ là gì?
- Các yếu tố nào cấu thành nên Kiểm soát nội bộ?

- Kiểm soát nội bộ hoạt động thu – chi khu vực cơng gồm những nội dung
gì?
Để đạt được mục tiêu đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động thu –
chi tại Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, đề
tài cần giải quyết được những câu hỏi cụ thể sau:
- Mục tiêu của kiểm soát nội bộ hoạt động thu – chi tại Ủy ban nhân dân thị
trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam là gì?


4
- Tổ chức kiểm soát nội bộ tại Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thịnh, huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam diễn ra như thế nào?
- Thực trạng về quy trình kiểm sốt nội bộ hoạt động thu – chi tại Ủy ban
nhân dân thị trấn Phú Thịnh, kiểm soát nội bộ trong thu ngân sách và kiểm soát nội
bộ trong chi ngân sách tại Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh,
tỉnh Quảng Nam ra sao?
- Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế là do đâu?
Để đạt được mục tiêu đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát
nội bộ hoạt động thu – chi tại Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú
Ninh, tỉnh Quảng Nam, đề tài cần giải quyết được những câu hỏi sau:
- Căn cứ đề xuất khuyến nghị là gì?
- Các giải pháp nào cần đề xuất giải quyết những tồn tại, hạn chế nhằm hồn
thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động thu – chi tại Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thịnh,
huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam để công tác kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi
được tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn?
- Để hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu – chi, các cơ quan liên quan
cần phải làm gì?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơng tác kiểm sốt nội bộ các khoản

thu, chi tại UBND thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: UBND thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam
+ Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ các
khoản thu, chi tại UBND thị trấn Phú Thịnh tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2019
và đề xuất giải pháp đến năm 2025.


5
+ Phạm vi nội dung: Lý thuyết về KSNB theo INTOSAI; ngân sách nhà
nước; quản lý thu ngân sách, quản lý chi ngân sách; sử dụng các khoản thu phát
sinh tại UBND thị trấn Phú Thịnh, tình hình thu nộp ngân sách, thanh tốn và các
chế độ chính sách; tình hình thực hiện chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn,
định mức của nhà nước.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phần lý thuyết: Tác giả sử dụng các phương pháp thuộc nhóm phương
pháp nghiên cứu định tính gồm: Thống kê, thu thập, phân tích, tổng hợp, suy luận
để tìm hiểu về những quan điểm lý luận về nội dung kiểm soát nội bộ và ngân sách
nhà nước.
- Phần thực trạng: Tác giả sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu định tính
gồm:
+ Phương pháp thống kê: Thống kê tình hình thu - chi NSNN, thanh tốn và
các chế độ chính sách qua các năm2017, 2018, 2019 tại UBND thị trấn Phú Thịnh,
huyện Phù Ninh.
+ Phương pháp phân tích: Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn
lọc, hệ thống hóa để tính tốn các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Phân tích số liệu và
quy trình thực hiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu - chi ngân sách tại
UBND thị trấn Phú Thịnh, huyện Phù Ninh để đánh giá hiệu quả của kiểm soát nội

bộ trong hoạt động thu chi ngân sách.
+ Phương pháp so sánh: So sánh giữa thực tiễn và lý luận, so sánh kiểm soát
thu chi giữa các năm, đánh giá, các biểu đồ, bảng biểu để phân tích mối quan hệ,
mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Các cơng cụ và kỹ thuật tính tốn
được xử lý trên chương trình Excel. Cơng cụ này được kết hợp với phương pháp
phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng về kiểm
soát nội bộ đối với hoạt động thu - chi ngân sách tại UBNDthị trấn Phú Thịnh,


6
huyện Phù Ninh trong những năm qua thông qua các số tuyệt đối, số tương đối
được thể hiện thông qua các bảng, biểu số liệu.
- Phương pháp phỏng vấn (Gởi bảng câu hỏi, điện thoại, trao đổi trực tiếp):
Sử dụng trong quá trình thu thập dữ liệu và đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ
đối với hoạt động thu chi ngân sách.
+ Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các nội dung đã nghiên cứu từ đó đề ra
các giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động thu chi ngân sách nhà
nước tại UBND thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh.
- Phần giải pháp: Để đưa ra các quan điểm phương hướng giải pháp và kiến
nghị thì tác giả sử dụng nhóm phương pháp định tính gồm: Tổng hợp, suy luận.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Từ thực trạng hoạt động thu - chi ngân sách, phân tích đánh giá kiểm soát
nội bộcho hoạt động thu chi ngân sách tại thị trấn Phú Thịnh trong những năm
2017 -2019. Qua đónhận xét giữa lý luận và thực tiễn, tìm ra những cái phù hợp và
chưa phù hợp, nhữnghạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.
- Từ đó đề ra những quan điểm phương hướng giải quyết những hạn chế và
cácgiải pháp để hồn thiện kiểm sốt nội bộ trong hoạt động thu chi ngân sách nhà
nướctại thị trấn PhúThịnh. Nâng cao nguồn thu NSNN và chi NSNN có hiệu quả,
đáp ứng kịpthời nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Kiểm soát nội bộ là một vấn đề luôn nhận được sự quan tâm kể cả trong lý
luận và thực tiễn.
Ban đầu KSNB xuất phát từ sự quan tâm của kiểm toán độc lập với hình
thức kiểm sốt tiền. Đến năm 1905 Robert Montgomery cho ra đời cuốn “Lý
thuyết và thực hành kiểm toán” thuật ngữ KSNB bắt đầu xuất hiện. Năm 1929 cục
dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra khái niệm đầu tiên về KSNB sau đó có rất nhiều
nghiên cứu liên quan đến hệ thống KSNB ra đời.


7
Ở nước ngồi có Nghiên cứu của tác giả Victor Z Brink và Herbert Witt
(1941) về “Kiểm toán nội bộ hiện đại - đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm
soát”; của tác giả Alvin A.Arens và James Loebecke về “Kiểm toán - Một phương
pháp liên kết”; của tác giả Robert Moller (2005) về “KTNB hiện đại kế thừa quan
điểm của Brink”, của tác giả Oray Wittington và Kurt Pany (1995) về “Các nguyên
tắc của kiểm toán”….
Ở Việt Nam năm 1991 cơng ty kiểm tốn đầu tiên ra đời (VACO) đánh dấu
bước ngoặc lớn trong cơng tác kế tốn tại Việt Nam. Nhiều cơng ty kiểm tốn lần
lượt ra đời tạo điều kiện cho kiểm toán phát triển, tiếp theo đó nhiều quyết định
liên quan đến KSNB ra đời như Bộ tài chính ban hành quy chế kiểm tốn độc lập
vào tháng 01 năm 1994, bốn chuẩn mực kiểm toán Việt Nam tháng 9/1999 [1], 26
chuẩn mực kiểm toán ban hành từ 2000 đến 2005, đến ngày 06/12/2012 ban hành
và chuẩn hóa lại 37 chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam theo quan điểm quốc tế. Theo
các quy định này “kiểm sốt” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc
nhiều thành phần của KSNB. Nhìn chung ở nước ta, hệ thống lý luận về KSNB vẫn
còn sơ sài, KSNB chủ yếu chỉ được xem là công cụ quan trọng hỗ trợ kiểm toán
độc lập thực hiện hoạt động kiểm tốn chứ chưa được coi là cơng cụ giúp ích cho
q trình quản lý các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề
ra.
Một số sách tham khảo như “Kiểm tốn” (tác giả Vương Đình Huệ và Đồn

Xn Tiên, NXB Tài chính 1996) có đề cập đến hệ thống KSNB ở những khía
cạnh như: khái niệm, mục đích của hệ thống KSNB trong quản lý, các yếu tố cấu
thành hệ thống KSNB.[10]
Sách tham khảo “KSNB” (PGS.TS Trần Thị Giang Tân chủ biên, nhà xuất
bản Phương Đơng, 2012) có đề cập đến tổng quan hệ thống KSNB, nội dung cơ
bản của hệ thống KSNB theo COSO, các loại gian lận và biện pháp phòng ngừa,
KSNB một số chu trình nghiệp vụ và tài sản…[18]


8
Ngoài ra việc nghiên cứu hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể cũng được
nhiều tác giả quan tâm và đề cấp đến trong các luận văn thạc sỹ của mình.
Đỗ Văn Đơng (2019), luận văn: “Kiểm sốt nội bộ thu – chi ngân sách tại
phịng tài chính – kế hoạch huyện IA GRAI – Tỉnh Gia Lai”, trường Đại học Kinh
tế, Đại học Đà Nẵng.Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động kiểm
soát nội bộ thu – chi NSNN. Từ đó, chúng ta thấy rõ hơn vai trị, vị trí và trách
nhiệm trong hoạt động kiểm soát nội bộ thu - chi NSNN tại cơ quan quản lý ngân
sách cấp huyện. Tác giả thực hiện khảo sát nhằm thu thập thông tin, từ đó có cái
nhìn khách quan trung thực qua đó phân tích đánh giá trong kiểm sốt nội bộ thu chi ngân sách tại phịng Tài chính kế hoạch huyện Ia Grai, làm cơ sở đề xuất các
giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu - chi ngân sách tại phịng Tài chính kế
hoạch huyện Ia Grai. Việc khảo sát được tiến hành dưới hình thức khảo sát trực
tiếp Trưởng phịng và Cơng chức tại Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện; tiến hành
khảo sát, thực hiện thông qua bảng câu hỏi đánh giá trên 5 yếu tố cấu thành nên hệ
thống KSNB: Mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng
tin truyền thơng, giám sát. Từ đó, luận văn đưa ra những đánh giá chung về thực
trạng kiểm soát nội bộ đối với thu - chi ngân sách tại phịng Tài chính kế hoạch
huyện Ia Grai và thực trạng kiểm soát thu - chi ngân sách tại phịng Tài chính - Kế
hoạch huyện. Thơng qua việc phân tích thực trạng kiểm sốt nội bộ thu – chi
NSNN luận văn đã tổng hợp, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế trong hoạt động kiểm soát nội bộ Thu - Chi NSNN. Luận văn

đã trình bày một số giải pháp mang tính góp ý, kiến nghị nhằm hồn thiện kiểm
sốt nội bộ chi NSNN trong thời gian tới, cụ thể tại phịng Tài chính - Kế hoạch
huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Với đặc điểm của hoạt động kiểm soát nội bộ thu - chi
NSNN có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp từ Trung ương đến
địa phương, địi hỏi phải có sự am hiểu những chính sách, chế độ quy định từ
Trung ương đến địa phương cấp tỉnh, cấp huyện.[8]


9
Dương Thị Huyền Trang (2018), luận văn: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối
với hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Nông
nghiệp chi nhánh Đồng Nai”, trường đại học Lạc Hồng. Tác giả đã trình bày tổng
quan về hệ thống kiểm sốt nội bộ tại ngân hàng thương maị theo hệ thống
BASEL, về hoạt động huy động vốn trong ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó,
luận văn phân tích tổng hợp đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ tại BIDV chi
nhánh Đồng Nai và phân tích thực trạng kiểm sốt nội bộđối với hoạt động huy
động vốn tại BIDV chi nhánh Đồng Nai qua quy trình huy động vốn và quy trình
kiểm sốt huy động vốn. Ngồi ra tác giả cũng sử dụng thêm phương pháp khảo sát
cán bộ ngân hàng BIDV để phục vụ cho việc đánh giá độ tin cậy đối với hoạt động
huy động, kiểm soát huy động vốnvà các hành vi vi phạm về tài chính. [19]
Thái Thị Quỳnh (2017), luận văn “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ đối với hoạt
động chi ngân sách tại các UBND xã - thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu” của
Đại học Lạc Hồng, Đồng Naiđã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về KSNB trong
khu vực công và thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu đồng thời đề xuất
những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác KSNB đối với các nguồn thu và các
khoản chi tại UBND xã – thị trấn trên địa bàn Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng
Nai.[13]
Đồng Thị Mỹ Lợi (2015), luận văn “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với
hoạt động thu - chi ngân sách tại Thị xã Dĩ An - Bình Dương”, Trường Đại Học
Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn

này, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB theo INTOSAI
và về NSNN làm cơ sở khoa học cho đề tài. Từ đó, đánh giá thực trạng theo các
yếu tố cấu thành KSNB tại đơn vị, đưa ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại,
nguyên nhân hạn chế. đưa ra ược những giải pháp và xây dựng quy trinh hồn
thiện kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động thu – chi ngân sách dựa tại thị xã Dĩ An
trên các quan điểm hoàn thiện. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng thêm phương pháp


10
khảo sát 70 cán bộ thị xã để phục vụ cho việc đánh giá độ tin cậy đối quy trình
KSNB tại Thị xã Dĩ An. [16]
Nguyễn Thụy Minh Tâm (2014), luận văn “Hoàn thiện hệ thống KSNB cho
đơn vị sự nghiệp có thu tại viện nghiên cứu ni trồng thủy sản 2”, trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;đã đưa ra những lý luận cơ bản về KSNB. Đề tài
đã phân tích hệ thống KSNB trong lĩnh vực công theo INTOSAI, tuy nhiên đề tài
chưa đưa ra thủ tục KS. [17]
Nguyễn Thúy Hiền (2013), Luận văn Thạc sĩ kế tốn “Cơng tác KSNB thu,
chi ngân sách tại Trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch, thực
trạng và giải pháp hoàn thiện” của trường Đại học kinh tế TP Hồ chí Minh đã tập
trung nghiên cứu, vận dụng cơng tác KSNB tại trường, đồng thời tìm ra những ưu,
khuyết điểm của việc vận dụng kế toán quản trị. Từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm hồn thiện công tác KSNB thu, chi ngân sách tại Trường Cao đẳng nghề khu
vực Long Thành – Nhơn Trạch.[9]
Mặc dù hoàn thiện hệ thống KSNB được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm
nghiên cứu nhất là trong các doanh nghiệp nhưng đến nay rất ít đề tài nghiên cứu
về kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại đơn vị hành chính mà cụ thể là cấp xã,
thị trấn. Vì vây đề tài nghiên cứu “ Hồn thiện kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động
thu, chi tại UBND thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam” của tác
giả là một cơng trình nghiên cứu độc lập, khơng trùng lặp với các nghiên cứu trước
đó.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương
sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận vềhệ thống KSNBhoạt động thu – chi khu vực
công


11
Chương2: Thực trạng về KSNB hoạt động thu - chi tại UBND thị trấn Phú
Thịnh, huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt độngthu, chi tại UBND thị trấn
Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam.


12
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
THU – CHI ĐỐI VỚI KHU VỰC CƠNG
1.1. KHÁI QT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TRONG KHU
VỰC CƠNG
1.1.1.Khái niệm Kiểm sốt nội bộ theo INTOSAI
Lĩnh vực công bao gồm các đơn vị hành chánh, sự nghiệp và có cả các
doanh nhiệp có sử dụng vốn ngân sách cấp. Kiểm soát nội bộ (KSNB) rất được
xem trọng vì ngân sách chung rất dễ bị thất thốt và sử dụng sai mục đích, kém
hiệu quả.
Về kiểm tốn Nhà nước, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước do tổ
chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành. Tổ chức này
bao gồm 178 thành viên. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán do INTOSAI ban hành
bao gồm quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực kiểm toán.
Năm 1992, bản hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của khu vức công ra đời gọi

tắt là INTOSAI, đã hình thành một tài liệu đề cập đến việc nâng cấp các chuẩn
mực KSNB, hổ trợ cho việc thực hiện và đánh giá KSNB. Năm 2001, bản hướng
dẫn của INTOSAI 1992 đã cập nhật thêm về các chuẩn mực KSNB để phù hợp với
tất cả các đối tượng và phù hợp với sự phát triển gần đây trong KSNB.
Theo hướng dẫn chuẩn mực về KSNB của INTOSAI 1992, khái niệm
KSNB được định nghĩa như sau: “KSNB là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận
thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm đảm bảo
sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức”.[10]
Mục tiêu của tổ chức là:
+ Thúc đẩy các hoạt động của đơn vị diễn ra có trình tự, đạt được tính hữu
hiệu và hiệu quả nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lượng phù hợp với nhiệm vụ
của đơnvị.


13
+ Bảo vệ và quản lý nguồn lực tránh thất thốt, lạm dụng, lãng phí, tham ơ
và sửdụng sai mục đích.
+ Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định chính sách của nhà nước và nội
quy, quy chế nội bộ đơn vị.
+ Xây dựng và duy trì các dữ liệu thơng tin quản lý và thơng tin tài chính
đáng tin cậy và đảm bảo tính kịp thời.
Theo tài liệu hướng dẫn của INTOSAI (2001), khái niệm KSNB được định
nghĩa như sau: “KSNB là một q trình xử lý tồn bộ được thực hiện bởi nhà quản
lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro
và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức”. [11]
Mục tiêu của tổ chức là:
+ Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh
tế, hiệu quả và thích hợp.
+ Thực hiện đúng trách nhiệm, chức trách.
+ Tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các nguyên tắc qui định.

+ Bảo vệ các nguồn tài sản, nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục
đích và gây tổn thất.
So với báo cáo của COSO 1992 và hướng dẫn INTOSAI 1992 thì giá trị đạo
đức trong hoạt động được thêm vào. Mục tiêu của KSNB được nhấn mạnh hơn đó
chính làtầm quan trọng trong hành vi đạo đức với mục đích ngăn chặn và phát hiện
sự gian dối,tham nhũng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành nên kiểm soát nội bộ
INTOSAI 2013 [12] đưa ra 5 yếu tố của KSNB gồm: Mơi trường kiểm sốt,
Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm sốt, Thơng tin và trao đổi thông tin, Hoạt động
giám sát.


14

Hình 1.1: Sơ đồ các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Nguồn: Tổng hợp từ INTOSAI 2001
Năm bộ phận hợp thành của hệ thống KSNB nêu trong Sơ đồ 1.1. có quan
hệchặt chẽ và khơng thể tách rời nhau. Khi nhà quản lý cần phải đánh giá các rủi
rotiềm tàng có thể đe dọa đến việc đạt được mục tiêu trong tương lai thì hoạt
độngkiểm sốt được tiến hành nhằm đảm bảo rằng hành động của nhà quản lý
nhằm xửlý các rủi ro được thực hiện trong thực tế. Hơn nữa, các thơng tin thích


15
hợp cầnphải được thu thập và trao đổi diễn ra thơng suốt trong tồn bộ tổ chức.
Q trìnhtrên cần được giám sát để điều chỉnh lại hệ thống KSNB khi cần thiết
phải thayđổi.
KSNB khơng đơn giản chỉlà một q trình (ở đó mỗi bộ phận hợp thành
khơng chỉ ảnh hưởng đến bộ phậnkế tiếp mà thực sự là một quá trình tương tác hỗ
trợ tác động đa chiều tới nhau vàđều có ảnh hưởng qua lại tới nhau). Do đó, mọi tổ

chức đều cần có các bộ phậnhợp thành của hệ thống KSNB nói trên, nhưng trong
hệ thống KSNB của từng đơnvị lại rất khác nhau tùy theo ngành nghề, quy mơ, văn
hóa và phong cách quảnlý,...Nhà quản lý quản trị đơn vị thì họ sử dụng cơng cụ gì
để phòng ngừa các rủi ro, phân quyền, giao nhiệm vụ cho cấp dưới một cách chính
xác, khoa học ? Như vậy việc nhà quản lý xây dựng một hệ thống KSNB và vận
hành tốt hệ thống này sẽ giải quyết được những vấn đề trên.
Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như:
khắc phục được các hạn chế và giảm thiểu các rủi ro, giảm thiểu các chi phí khơng
cần thiết, sử dụng hợp lý các nguồn lực như: con người, tài sản, vốn ngân sách,
giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động, đảm bảo tính chính xác của các
số liệu kế tốn và báo cáo tài chính hàng năm; đảm bảo việc tuân thủ nội quy, quy
chế hoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp. Do đó, hoạt động
KSNB đang đóng một vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động quản lý kinh tế
của các Cơ quan quản lý Nhà nước
a. Môi trường kiểm sốt
Theo INTOSAI (2013), mơi trường kiểm sốt là tập hợp các tiêu chuẩn, quy
trình và cấu trúc làm nền tảng cho việc thiết kế và vận hành KSNB trong một đơn
vị. DAquila (1998) cho rằng, mơi trường kiểm sốt là thành phần quan trọng trong
hệ thống KSNB. Jokipii (2010), Ayagre and Osei (2015) đều cho rằng, mơi trường
kiểm sốt có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả KSNB.[12]


×