Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu đồng nai đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 90 trang )

1
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của quý Thầy Cô, sự động viên của bạn bè lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa 2 và sự
hỗ trợ của ban lãnh đạo, nhân viên công ty CP CBHXK Đồng Nai.
Xin trân trọng cảm ơn Cô PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, người đã hướng dẫn tận
tình và giúp đỡ em về mọi mặt để hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, xin cám ơn các anh chị trong lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa 2
đã động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Đồng Nai, ngày 31 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thanh Vân


2

LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Q thầy cơ, Q bạn đọc!
Em cam đoan rằng nội dung của luận văn này là do em nghiên cứu dưới sự hướng dẫn
của Cô PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp. Mọi số liệu, bảng biểu được trích dẫn trong luận
văn đều có nguồn gốc rõ ràng. Mọi sai trái em hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Đồng Nai, năm 2012
Người cam đoan

Đỗ Thị Thanh Vân


3


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Tóm tắt luận văn
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, bảng biểu đồ
Danh mục phụ lục

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.

1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU.

4

1.1. Tổng quan về ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam

4

1.1.1. Vai trò của ngành chế biến gỗ xuất khẩu

4

1.1.2. Quy mô và năng lực sản xuất của ngành

5


1.1.3. Thị trường và sản phẩm gỗ xuất khẩu

5

1.1.4. Nguyên liệu gỗ

7

1.2. Tác động của môi trường ảnh hưởng đến họat động kinh doanh của
các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu

9

1.2.1. Mơi trường bên trong

9

1.2.2. Mơi trường bên ngồi

10

1.2.2.1. Môi trường vĩ mô.

10

* Yếu tố kinh tế

10

* Yếu tố chính trị pháp luật.


11

* Yếu tố văn hóa xã hội.

12

* Yếu tố tự nhiên.

13

* Yếu tố công nghệ.

14

1.2.2.2. Môi trường vi mô.

15

* Các đối thủ cạnh tranh

16


4

* Khách hàng.

16


* Nhà cung ứng.

17

* Đối thủ tiềm ẩn.

18

* Sản phẩm thay thế.

18

1.3. Một số công cụ hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phát triển kinh
doanh hàng gỗ xuất khẩu

19

1.3.1. Ma trận IEF

19

1.3.2. Ma trận EFE

19

1.3.3. Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh

19

1.3.4. Ma trận SWOT


20

Tóm lược chương 1.

21

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU ĐỒNG
NAI TRONG THỜI GIAN QUA

22

2.1. Những nét chung về Cơng ty CP CBHXK Đồng Nai

22

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần CBHXK Đồng
Nai

22
2.1.1.1. Giới thiệu về cơng ty.

22

2.1.1.2. Q trình hình thành và phát triển của công ty.

23

2.1.2. Chức năng-nhiệm vụ-quyền hạn của công ty


24

2.1.2.1. Chức năng.

24

2.1.2.2. Nhiệm vụ.

24

2.1.2.3. Quyền hạn.

24

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.2. Phân tích tình hinh kinh doanh của Cơng ty CP CBHXK Đồng Nai

25
25

2.2.1. Năng lực kinh doanh

26

2.2.2. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng

27

2.2.3. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường


28


5

2.3. Phân tích ảnh hưởng của mơi trường tác động đến kinh doanh mặt
hàng gỗ xuất khẩu của Công ty CP CBHXK Đồng Nai
2.3.1. Phân tích mơi trường bên trong

31
31

2.3.1.1. Nguồn nhân lực

31

2.3.1.2. Tài chính.

33

2.3.1.3. Sản xuất

34

2.3.1.4. Marketing

37

2.3.1.5. Nghiên cứu và phát triển


38

2.3.1.6. Hệ thống thông tin

39

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

39

2.3.2. Phân tích mơi trường bên ngồi

40

2.3.2.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ.

40

* Yếu tố cơng nghệ

40

* Yếu tố văn hóa xã hội.

41

* Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ

42


* Yếu tố khoa học cơng nghệ.

44

* Yếu tố mơi trường tự nhiên.

44

2.3.2.2. Phân tích mơi trường vi mô.

45

* Các đối thủ cạnh tranh

46

* Đối thủ tiềm ẩn.

47

* Khách hàng.

47

* Nhà cung ứng nguyên liệu

47

* Sản phẩm thay thế.


48

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi

49

Tóm lược chương 2.

51

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỌAT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CP CBHXK ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2016

52

3.1. Phương hướng nhiệm vụ của Công ty đến năm 2016

52


6

3.1.1. Phương hướng phát triển của công ty

52

3.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty

52


3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty CP
CBHXK Đồng Nai đến năm 2016
3.2.1. Hình thành các giải pháp qua phân tích SWOT

53
53

3.2.2. Lựa chọn một số giải pháp phát triển họat động kinh doanh của
Công ty CP CBHXK Đồng Nai đến 2016

56

3.2.2.1. Mở rộng thị trường

57

3.2.2.2. Thu hút nguồn nhân lực có chất lượng

58

3.2.2.3. Giải pháp Marketing – Thành lập bộ phận chuyên trách

59

Marketing
3.2.2.4. Tăng cường công tác R & D

59


3.3. Kiến nghị..

65

Tóm lược chương 3.

68

KẾT LUẬN

69

Tài liệu tham khảo
Danh mục các phụ lục.


7

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Cơng ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai là công ty chuyên sản xuất
và chế biến các sản phẩm gỗ từ rừng trồng, rừng tự nhiên, và sản phẩm đũa ăn từ cây tre,
lồ ô, luồng. Trong thời gian qua ngành xuất khẩu đồ gỗ đã được sự quan tâm hỗ trợ từ
Chính phủ, tuy nhiên công ty cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, việc đưa ra
các giải pháp phát triển cho cơng ty trong giai đoạn sắp tới có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Để phân tích thực trạng của một cơng ty tác giả tiến hành phân tích các yếu tố môi
trường bên trong và môi trường bên ngồi từ đó thành lập ma trận EFE, IFE, SWOT hỗ
trợ cho việc xây dựng giải pháp phát triển cho cơng ty.
Theo đó, Cơng ty CP CBHXK là cơng ty có mức trên trung bình về nội bộ và với
các tác động từ mơi trường bên ngồi gây ảnh hưởng tới công ty.



8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
CNKT: Cơng nhân kỹ thuật
CP CBHXK : Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
EFE: Các yếu tố tác động bên ngoài
EU: Liên Minh Châu Âu
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FOB: Giao hàng qua lan can tàu
FSC: Hội đồng quản trị rừng thế giới
GDP: Tổng thu nhập quốc nội
IFE: Các yếu tố tác động bên trong
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
QLRBV: Quản lý rừng bền vững
R & D: Nghiên cứu và phát triển
SWOT: Kết hợp điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
USD: Đôla Mỹ
VNĐ: Việt Nam đồng
WTO: Tổ Chức Thương mại Thế giới


9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
STT

Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2

Tên bảng/biểu/sơ đồ
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ qua các thị trường lớn
Diện tích các phân xưởng
Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009 - 2011
Doanh thu xuất khẩu giai đoạn 2009 - 2011
Doanh số theo thị trường của công ty 2009 - 2011
Cơ cấu lao động của công ty từ 2009 - 2011
Một số chỉ tiêu tài chính của cơng ty
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Biểu đồ tăng trưởng doanh thu qua các năm của công ty
Tỷ giá ngoại tệ USD/VND năm 2008 - 2011
Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ quy trình cơng nghệ


10

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán
Phụ lục 2: Giới thiệu một số sản phẩm của Công ty
Phụ lục 3: Phiếu điều tra ý kiến chuyên gia
Phụ lục 4: Danh sách các chuyên gia


11

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, đặc biệt là khi Việt
Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, thì
cạnh tranh là sự sống cịn đối với các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nói chung và Cơng ty
Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai nói riêng. Việc nâng cao năng lực của doanh
nghiệp trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự phân
tích chính xác thực trạng từ đó đề ra một số giải pháp phù hợp góp phần phát triển sản
xuất kinh doanh.
Những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000, ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt
Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, vươn lên thành một ngành hàng có kim ngạch xuất
khẩu cao. Xuất khẩu sản phẩm gỗ là một trong số những ngành hàng được chính phủ xác
định là sản phẩm chủ lực xuất khẩu sau hàng may mặc, giày da, thủy sản và dầu thô….
Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt gần 3,5 tỷ USD. Năm 2011 kim ngạch xấp xỉ
3,9 tỷ USD, tăng 500 triệu USD so với năm 2010. Kế hoạch năm 2012, xuất khẩu gỗ và

đồ gỗ tăng 12%, dự kiến đạt 4,37 tỷ USD.
Với mong muốn nghiên cứu và đóng góp những giải pháp để phát triển hoạt động
kinh doanh của Công ty, em quyết định lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển
hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai
đến năm 2016” làm luận văn Thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Chế Biến
Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai trong những năm qua. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả
tìm ra những điểm mạnh, yếu, cùng những tác động của mơi trường bên ngồi tìm được
các yếu tố cơ hội, nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm góp
phần phát triển hoạt động kinh doanh của cơng ty đến năm 2016.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu


12

Hoạt động kinh doanh của Công ty CP CBHXK Đồng Nai.
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty
Không gian nghiên cứu: Công ty cổ phần CBHXK Đồng Nai.
Thời gian nghiên cứu: Họat động của Công ty các năm gần đây ( 2009 – 2011)
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Phương pháp nghiên cứu tại bàn được áp dụng để:
- Hệ thống hóa lý luận, kinh nghiệm trong nước, xác định cơ sở lý luận và thực
tiễn của luận văn.
- Xử lý, phân tích các thơng tin, số liệu thu được .
- Xây dựng các định hướng, mục tiêu, các giải pháp và các kiến nghị nhằm phát
triển hoạt động kinh doanh của Công ty đến năm 2016

4.2. Các phương pháp thống kê:
Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp
4.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Sử dụng bảng câu hỏi đã được soạn trước để phỏng vấn các chuyên gia, những nhà
quản lý của công ty CP CBHXK Đồng Nai và một số nhà quản lý có kinh nghiệm làm
việc kinh doanh và nghiên cứu trong cùng lĩnh vực.
4.4 Các công cụ hỗ trợ nghiên cứu:
- Phần mềm EXCEL
- Phân tích ma trận SWOT
5. Điểm mới của đề tài
Đánh giá được toàn diện họat động của Công ty để xác định được các thành tựu,
các tồn tại của Cơng ty từ đó đưa ra một số giải pháp pháp triển hoạt động kinh doanh
cho Công ty CP CBHXK Đồng Nai tới năm 2016.
Đánh giá nguy cơ và cơ hội của Công ty CP CBHXK Đồng Nai trong những năm
qua từ đó đưa ra các kiến nghị với các cơ quan hữu quan giúp phát triển công ty.


13

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục bố cục luận
văn bao gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế
biến gỗ xuất khẩu
Chương 2. Thực trạng hoạt động của Công ty Cổ phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu
Đồng Nai trong thời gian qua
Chương 3. Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai đến năm 2016.
7. Cơ sở lập bảng câu hỏi điều tra khảo sát
Tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết về các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngồi

ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty, đồng thời căn cứ vào thực trạng hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty, tác giả đã lựa chọn được một số yếu tố cần thiết
để xây dựng bảng phụ lục 3 ( Bảng điều tra ý kiến chuyên gia )


14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẦU
1.1 Tổng quan về ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam
1.1.1 Vai trò của ngành chế biến gỗ xuất khẩu
Đuợc đánh giá là một trong các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn nhất, nó
khơng chỉ đóng vai trị trụ cột quan trọng của Việt Nam ở thời điểm hiện tại và sẽ vẫn giữ
vai trò này trong tương lai, được xếp vào nhóm những ngành hàng có chỉ số tiềm năng
xuất khẩu cao.
Ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu phát triển giúp tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn
định cho công nhân đặc biệt là người lao động sống chung quanh các khu công nghiệp
chuyên ngành chế biến đồ gỗ. Giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội góp phần rất lớn
cho việc giải quyết vấn mạng của nhà nước. Cùng với ngành chế biến gỗ đi sau đó là một
hệ thống các ngành hỗ trợ cũng sẽ được có cơ hội phát triển.
Xuất khẩu mang về cho doanh nghiệp cả ngân sách nhà nước nguồn thu ngọai tệ
đáng kể.
Người tiêu dùng có cơ hội sử dụng các lọai mặt hàng từ nhiều nhà sản xuất trong
nước với giá cả phù hợp với thu nhập của họ.
1.1.2 Quy mô và năng lực sản xuất của ngành
Sức cạnh tranh kém, số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân chế biến gỗ của
Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của ngành, hiện cịn thiếu nhiều kỹ năng, trong đó chưa
biết hoặc chưa được đào tạo về khả năng tận dụng thời gian thao tác, đứng máy, chưa có
ý thức tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu gỗ.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những hỗ trợ trực tiếp từ nhà nước đã và đang

bị cắt giảm như : hỗ trợ tín dụng đầu tư, thưởng kim ngạch xuất khẩu, các chính sách trợ
cước, trợ giá… Trong khi đó, rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), yêu cầu chứng
chỉ nguồn gốc nguyên liệu gỗ… buộc các doanh nghiệp chế biến gỗ phải nỗ lực nhiều
hơn nữa để thích nghi. Chứng nhận FSC đang trở thành áp lực từ phía người tiêu dùng tại
các thị trường có trách nhiệm cao về xã hội, môi trường. Các doanh nghiệp chế biến gỗ
Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để đáp ứng.


15

Chưa xây dựng được thương hiệu “Gỗ Việt”. Khoảng hơn 90% sản phẩm gỗ của
Việt Nam phải bán qua các thị trường trung gian và còn bị động, phụ thuộc vào các kênh
phân phối này.
Thị trường trong nước chưa được quan tâm, khai thác, hiện được đánh giá là
không nhiều tiềm năng cho công nghiệp chế biến gỗ nhưng thực tế cho thấy, mức sống
của người dân Việt Nam đang được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ chất
lượng cao cũng dần gia tăng. Hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm gỗ của Đài Loan,
Trung Quốc và một số nước EU xâm nhập thị trường Việt Nam với chất lượng đáp ứng
yêu cầu của người tiêu dùng.
1.1.3 Thị trường và sản phẩm gỗ xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong
những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan,
Singapore, Hàn Quốc… để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã xuất khẩu
trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại, các sản phẩm đồ gỗ của Việt
Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm
đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài trời… đến các mặt hàng dăm gỗ.
Trong những năm tới, ngồi việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị
trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thơng qua đó uy tín và
chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng,
các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu,

có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế
về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao
gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là nhà nhập
khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị trường và
phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên nếu trực tiếp thiết lập
các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triển của thị trường sẽ
rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và
khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn


16

là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi
phí cho công tác tiếp thị.
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ qua các thị trường lớn
ĐVT : triệu USD
TT

Tên nước

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

1,063,990


1,100,184

1,266,776

1,278,836

1

Mỹ

2

Nhật Bản

378,839

355,366

405,645

531,640

3

Trung Quốc

145,633

197,904


369,756

589,542

4

Anh

197,651

162,748

168,264

143,017

5

Hàn Quốc

101,521

95,130

124,237

169,463

6


Pháp

101,316

70,357

65,632

76,078

7

Australia

75,427

67,492

74,756

79,852

8

Hà Lan

95,466

56,736


64,678

43,413

9

Canada

6,791

54,579

71,117

64,066

10

Khác

662,649

437,153

887,299

932,195

Tổng số


2,829,283

2,597,649

3,498,160

3,908,102

(Nguồn : Tổng cục Thống kê )


17

Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thơ (gỗ trịn, gỗ xẻ)
đã phát triển lên một trình độ gia cơng cao hơn, áp dụng cơng nghệ tẩm, sấy, trang trí bề
mặt… xuất khẩu các sản phẩm hồn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về cơng nghệ và
lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính:
Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế
vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu… làm hồn tồn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật
liệu khác như sắt, nhơm, nhựa…
Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế,
giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật
liệu khác như da, vải…
Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế,
tủ… áp dụng các cơng nghệ chạm, khắc, khảm.
Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo,
gỗ bạch đàn…
1.1.4 Nguyên liệu gỗ
Nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là

chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Khoảng 70 – 80%
nguyên liệu được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ và đồ nội thất là nhập
khẩu. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam hiện có hơn
13 triệu ha rừng với độ che phủ khoảng 40%, trong đó khoảng 10 triệu ha là rừng tự
nhiên và gần 3 triệu ha là rừng trồng. Để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền
vững, Chính phủ đã giới hạn khai thác gỗ từ những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ
khoảng 300.000m3 mỗi năm trong giai đoạn 2000 đến 2010, chủ yếu để phục vụ cho nhu
cầu xây dựng, sản xuất đồ gỗ trong nước và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Mặt khác
năm 2007,Chính phủ đã phê duyệt một kế họach mới “ Chiến lược phát triển lâm nghiệp
Quốc gia 2006 – 2020” trong đó nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu sẽ giảm.
Vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm nguồn cung hạn chế trong nước và nhu cầu gỗ
ngày càng tăng của ngành xây dựng và sản xuất đồ nội thất, Việt Nam phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn gỗ nhập khẩu. Hiện Việt Nam phải nhập gỗ các nước lân cận và tăng


18

cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn gỗ nhập
khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia thường khơng
ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập
khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần
Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất
cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.
Nhằm chủ động chuẩn bị nguồn gỗ, bên cạnh việc trồng rừng, Việt Nam cũng
đang tích cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai trò quan trọng
cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu.
Để phát huy hết tiềm năng của ngành chế biến gỗ Việt Nam, các cơ quan quản lý
nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu hướng “mơi trường hóa” thương
mại đồ gỗ. Với 3 xu hướng ngun liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ
tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho

thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực
khai thác. Việc quản lý rừng bền vững (QLRBV) và phát triển nguồn tài nguyên rừng là 1
trong 5 mục tiêu cơ bản được xác định trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Quốc gia
đến năm 2020. Theo chiến lược này, khoảng 30% diện tích rừng sản xuất của Việt Nam
tương đương với 1triệu ha sẽ đáp ứng tiêu chí QLRBV. Để đạt mục tiêu mơ hình này đã
và đang được thực hiện thí điểm tại một số địa phương. Tuy nhiên cho đến nay, diện tích
rừng có chứng chỉ QLRBV cịn rất khiêm tốn, theo số liệu thống kê đến ngày 01/03/2012,
tổng số diện tích rừng đạt chứng chỉ là 46.031ha, trong đó chỉ có 29.700ha đạt chứng chỉ
bền vững. So với mục tiêu trên 1triệu ha như Chiến lược đề ra đến năm 2020 rõ ràng việc
thưc hiện là rất khó khăn. QLRBV là mục tiêu và yêu cầu của Chính phủ, đây là xu
hướng quốc tế, do vậy Việt Nam không thể không làm ,đặc biệt trong bối cảnh ngành chế
biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang tham gia rất sâu vào sân chơi quốc tế.
1.2 Tác động của môi trường ảnh hưởng đến họat động kinh doanh của các doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
Để tồn tại và phát triển mọi tổ chức đều phải tiến hành các hoạt động: quản trị, tài
chính, kế tốn, sản xuất, kinh doanh, tác nghiệp, nghiên cứu & phát triển, marketing… và


19

phải có hệ thống thơng tin. Trong từng lĩnh vực hoạt động mỗi tổ chức đều có những
điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình.
Những khả năng đặc biệt - Những điểm mạnh của một tổ chức mà các đối thủ
khác không thể dễ dàng sao chép được, làm được.
1.2.1 Môi trường bên trong
Phân tích mơi trường bên trong là một bộ phận quan trọng, khơng thể thiếu. Nếu
khơng phân tích tốt môi trường bên trong, không nhận diện được đúng những điểm mạnh,
điểm yếu của tổ chức thì sẽ khơng thể thiết lập được giải pháp có tính khả thi cao.
Phân tích mơi trường bên trong cịn giúp những người tham gia thực hiện (CEO,
các nhà lãnh đạo các bộ phận chức năng, các nhân viên thừa hành…) có nhiều cơ hội để

hiểu rõ công việc mà bộ phận họ thực hiện có phù hợp với họat động của cả tổ chức hay
không. Họ sẽ làm việc tốt hơn một khi hiểu được tầm quan trọng của cơng việc mình làm
và ảnh hưởng của nó đến họat động của cả tổ chức.
Phân tích mơi trường bên trong cũng cần có sự tham gia của các nhà lãnh đạo, các
nhân viên thừa hành, các khách hàng,… cũng cần phải thu thập các thông tin thứ cấp và
sơ cấp, xử lý, phân tích để xác định được những điểm mạnh, điểm yếu cơ bản nhất của tổ
chức.
Để phân tích mơi trường bên trong cần được sự hỗ trợ của ban lãnh đạo và các bộ
phận chức năng sẽ tiến hành thu thập, xử lý, phân loại các thông tin thu thập được, trên
cơ sở đó tiến hành phân tích để nhận dạng, xác định và xếp thứ tự ưu tiên các điểm mạnh
và các điểm yếu quan trọng nhất, có ảnh hưởng đến sự thành bại của tổ chức.[4]
1.2.2 Môi trường bên ngồi
1.2.2.1 Mơi trường vĩ mơ
Các yếu tố mơi trường vĩ mô bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật
pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ, yếu tố môi trường quốc tế. Mỗi
yếu tố mơi trường vĩ mơ nói trên có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc
trong mối liên kết với các yếu tố khác.
*Yếu tố kinh tế.


20

Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế gồm các yếu tố như lãi suất ngân hàng, giai
đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh tốn, chính sách tài chính và tiền tệ. Vì các yếu tố
này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp
nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vơ cùng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh.
Chẳng hạn như lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế
của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới họat động của các doanh
nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu cần vay vốn để đầu tư mở rộng họat động kinh

doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra khi lãi suất tăng cũng sẽ
khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy cũng sẽ làm cho nhu
cầu cầu tiêu dùng giảm xuống.[4]
Xu hướng của tỷ giá hối đoái: Sự biến động của tỷ giá làm thay đổi những điều
kiện kinh doanh nói chung, tạo ra những cơ hội đe dọa khác nhau đối với các doanh
nghiệp, đặc biệt nó có những tác động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu.[4]
Mức độ lạm phát: lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế.
Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự
đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế
bị đình trệ. Trái lại, thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Việc duy trì một tỷ lệ
lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường
tăng trưởng.
Các kiến thức kinh tế sẽ giúp các nhà quản trị xác định những ảnh hưởng của một
doanh nghiệp đối với nền kinh tế của đất nước, ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của
chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn định về kinh tế trước
hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây
là những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm và liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt
động kinh doanh của họ.
*Yếu tố chính trị và luật pháp
Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của
các doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ,


21

hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến
chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Doanh nghiệp phải tuân theo các
quy định về thuê mướn, thuế,cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo nơi đặt nhà máy và bảo
vệ môi trường...[11]
Luật pháp: đưa ra những quy định cho phép hoặc khơng cho phép, hoặc những

ràng buộc địi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ.[2]
Chính phủ là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích quốc
gia. Chính phủ có vai trị to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thơng qua các chính sách
kinh tế, tài chính, tiền tệ, các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các
doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trị là người kiểm sốt, khuyến khích, tài trợ, quy
định ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trị là khách hàng quan trọng đối với các doanh
nghiệp (trong các chương trình chi tiêu của chính phủ), và sau cùng chính phủ cũng đóng
vai trị là nhà cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp: cung cấp các thông tin vĩ mô,
các dịch vụ công cộng khác...
Như vậy, hoạt động của chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ. Thí dụ,
một số chương trình của chính phủ (như biểu thuế hàng ngoại nhập cạnh tranh, chính
sách miễn giảm thuế) tạo cho doanh nghiệp cơ hội tăng trưởng hoặc cơ hội tồn tại. Ngược
lại, việc tăng thuế trong một ngành nhất định nào đó có thể đe dọa đến lợi nhuận của
doanh nghiệp .
Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép.
Chừng nào xã hội khơng cịn chấp nhận các điều kiện và bối cảnh thực tế nhất định, thì
xã hội sẽ rút lại sự cho phép đó bằng cách địi hỏi chính phủ can thiệp bằng chế độ chính
sách hoặc hệ thống pháp luật. Thí dụ, mối quan tâm của xã hội đối với vấn đề ô nhiễm
môi trường hoặc tiết kiệm năng lượng được phản ảnh trong các biện pháp của chính phủ.
Xã hội cũng địi hỏi có các quy định nghiêm ngặt đảm bảo các sản phẩm tiêu dùng được
sử dụng an tồn.
Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh.
Một chính phủ mạnh và sẵn sàng đáp ứng những địi hỏi chính đáng của xã hội sẽ đem lại
lòng tin và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong một xã hội ổn định về


22

chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu các tài sản
khác của họ, như vậy họ sẽ sẵn sàng đầu tư với số vốn nhiều hơn vào các dự án dài hạn.

Chính sự can thiệp nhiều hay ít của chính phủ vào nền kinh tế đã tạo ra những thuận lợi
hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp. Điều đó địi hỏi
các doanh nghiệp cần sớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức mới trong kinh
doanh, từ đó điều chỉnh thích ứng các hoạt động nhằm tránh những đảo lộn lớn trong quá
trình vận hành, duy trì và đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong kinh doanh. Vấn đề then
chốt là cần phải tuân thủ các quy định có thể được ban hành.[2]
*Yếu tố văn hóa - xã hội
Mơi trường văn hóa - xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận
và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn
hóa - xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mơ khác, do vậy
nó thường biến đổi chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số đặc điểm mà các nhà quản
trị cần chú ý là: sự tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội thường có tính dài hạn và tinh
tế hơn so với các yếu tố khác, nhiều lúc khó mà nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác
động của các yếu tố văn hóa - xã hội thường rất rộng: "nó xác định cách thức người ta
sống, làm việc, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ". Các khía cạnh hình thành
mơi trường văn hóa - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họat động kinh doanh như:
những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, về nghề nghiệp: những phong tục, tập
quán, truyền thống; những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn
chung của xã hội…[11]
Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết
các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác
động đến doanh nghiệp, như xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn
mực đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ.
Các yếu tố xã hội học trên thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đơi khi thường khó
nhận biết. Thí dụ, hiện nay có một số lượng lớn lao động là nữ giới. Điều nay do quan
điểm của nam giới cũng như nữ giới đã thay đổi. Nhưng rất ít doanh nghiệp nhận ra sự
thay đổi quan điểm này để dự báo tác động của nó và đề ra chiến lược tương ứng. Các


23


thay đổi khác diễn ra nhanh hơn nếu chúng gây ra bởi sự gián đoạn bên ngồi nào đó
trong hành vi chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Trong môi trường văn hóa, các nhân tố nổi lên giữ vai trị đặc biệt quan trọng là
tập quán, lối sống, tôn giáo. Các nhân tố này được coi là "hàng rào chắn" các hoạt động
giao dịch thương mại. Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến
nhu cầu, vì ngay cả trong trường hợp hàng hóa thực sự có chất lượng tốt nhưng nếu
khơng được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận. Chính thị hiếu,
tập quán người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng dân tộc và phản ánh
yếu tố văn hóa, lịch sử, tơn giáo của từng địa phương, từng quốc gia.
Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, đạo đức
xã hội trong đó có đạo đức kinh doanh được coi là một khía cạnh thiết thực và quan trọng
của môi trường kinh doanh. Đạo đức đặt cương lĩnh cho hoạt động hàng ngày trong một
xã hội và chi phối mọi hành vi và tác phong cá nhân. Đạo đức là giới hạn ngăn cách
những hành vi xấu và là động lực thúc đẩy những hành vi tốt. Đạo đức có thể coi như
một nhu cầu xã hội và vì vậy bất kỳ một thể chế kinh tế nào cũng phải xây dựng một
khuôn khổ đạo đức để làm một trong những nguyên tắc điều hành.
* Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai,
sơng biển, các nguồn tài ngun khống sản trong lịng đất, tài ngun rừng biển, sự
trong sạch của mơi trường nước, khơng khí… Tác động của các điều kiệu tự nhiên đối
với các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Trong
rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để
hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.[11]
Tuy nhiên, cho tới nay các yếu tố về duy trì mơi trường tự nhiên rất ít được chú ý
tới. Sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách của nhà nước ngày càng tăng vì cơng
chúng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng mơi trường tự nhiên. Các vấn đề ô nhiễm môi
trường, sản phẩm kém chất lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày
càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến cơng chúng cũng như các nhà doanh nghiệp
phải thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động liên quan.



24

* Yếu tố công nghệ
Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa
đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ mơi trường cơng nghệ có thể là: sự
ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản
phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu. Sự bùng nổ của
công nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực địi hỏi các doanh
nghiệp phải đổi mới cơng nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự ra đời của công
nghệ mới làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện có trong ngành. Sự bùng nổ
của cơng nghệ mới càng làm cho vịng đời cơng nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này
càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.[13]
Ít có ngành cơng nghiệp và doanh nghiệp nào mà lại không phụ thuộc vào cơ sở công
nghệ ngày càng hiện đại. Các nhà nghiên cứu phát triển và chuyển giao cơng nghệ hàng
đầu nói chung đang lao vào cơng việc tìm tịi các giải pháp kỹ thuật mới nhằm giải quyết
các vấn đề tồn tại và xác định các cơng nghệ hiện tại có thể khai thác trên thị trường.
Các doanh nghiệp cũng phải cảnh giác đối với các cơng nghệ mới có thể làm cho sản
phẩm của họ bị lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Bên cạnh đó, các nhà quản trị
cần lưu ý thêm khi đề cập đến môi trường công nghệ:
- Áp lực tác động của sự phát triển công nghệ và mức chi tiêu cho sự phát triển
công nghệ khác nhau theo ngành. Như vậy, đối với những nhà quản trị trong những
ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kỹ thuật nhanh thì quá trình đánh giá những cơ hội và
đe dọa mang tính cơng nghệ trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng của việc kiểm soát các
yếu tố bên ngồi.
- Một số ngành nhất định có thể nhận được sự khuyến khích và tài trợ của chính
phủ cho việc nghiên cứu và phát triển - khi có sự phù hợp với các phương hướng và ưu
tiên của chính phủ. Nếu các doanh nghiệp biết tranh thủ những cơ hội từ sự trợ giúp này
sẽ gặp được những thuận lợi trong q trình họat động.

1.2.2.2 Mơi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối
với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó.


25

Có 5 yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới
tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Mối quan hệ giữa các yếu tố được phản ảnh qua sơ đồ 1.1

Sơ đồ 1.1: Mơ hình năm áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter[9]
Vì ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự miễn cưỡng đối với tất
cả các doanh nghiệp, nên chìa khóa để ra được một chiến lược thành cơng là phải phân
tích từng yếu tố chủ yếu đó. Sự am hiểu các nguồn sức ép cạnh tranh giúp các doanh
nghiệp nhận ra mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà
ngành kinh doanh đó gặp phải.
*Các đối thủ cạnh tranh
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh
nghiệp do nhiều nguyên nhân.Thứ nhất là các đối thủ cạnh tranh quyết định tính chất và
mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành. Mức độ cạnh tranh dữ dội phụ
thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh,
mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm.


×