Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.67 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THANH CHUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THANH CHUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Mã số: 834.04.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Phước Trữ

Đà Nẵng - Năm 2019




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học của Đề tài ................................................................. 5
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 6
8. Bố cục của đề tài ................................................................................. 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ ........................................ 12
1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ ........................................................................ 12
1.1.1. Một số khái niệm: ......................................................................... 12
1.1.2. Sự cần thiết của bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ ...... 17
1.1.3. Yêu cầu của quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng
đường bộ.......................................................................................................... 19
1.1.4. Đặc điểm của cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ ..................................................................................................................... 21
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ ........................................................................ 24
1.2.1. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể
hóa, hướng dẫn hoạt động quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ ............................................................................................... 24
1.2.2. Xây dựng kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 26


1.2.3. Tổ chức thực hiện cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ ..................................................................................................................... 31

1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong q trình thực
hiện cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ............................ 37
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .............. 39
1.3.1. Các nhân tố khách quan ................................................................ 40
1.3.2. Các nhân tố chủ quan .................................................................... 41
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG ................... 45
1.4.1. Tỉnh Tuyên Quang ........................................................................ 45
1.4.2. Tỉnh Hà Nam ................................................................................. 47
1.4.3. Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 50
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................................................................ 55
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .......................................................................................... 55
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 55
2.1.2. Đặc điểm kinh tế ........................................................................... 57
2.1.3. Đặc điểm xã hội ............................................................................ 59
2.1.4. Đánh giá tác động của các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của
thành phố Đà Nẵng đến cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB .................... 62
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THƠNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.................... 63
2.2.1. Thực trạng hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ Đà Nẵng...................................................................................................... 63


2.2.2. Thực trạng cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...................................................................... 68
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ

TẦNG GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG ........................................................................................................................... 71
2.3.1. Công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cụ
thể hóa, hướng dẫn hoạt động quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thơng đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ........................................... 71
2.3.2. Hệ thống tổ chức bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng ............................................................................. 77
2.3.3. Thực trạng xây dựng kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ..................................................... 79
2.3.4. Thực trạng triển khai cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng
đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ..................................................... 81
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong q trình thực
hiện cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ............................ 86
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .......................................................................................... 88
2.4.1. Những thành công trong cơng tác quản lý nhà nước về bảo trì kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ................ 89
2.4.2. Một số hạn chế trong cơng tác quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...................... 92
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước
về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
......................................................................................................................... 94


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................................ 96
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG

BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..................................................... 96
3.1.1. Quan điểm đề xuất giải pháp ........................................................ 96
3.1.2. Định hướng hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu
hạ tầng giao thơng đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...................... 97
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .......................................................................................... 98
3.2.1. Hồn thiện cơng tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật hoạt động quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng
đường bộ.......................................................................................................... 98
3.2.2. Hồn thiện phân cơng, phân cấp cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thơng đường bộ........................................................................................ 99
3.2.3. Hồn thiện cơng tác xây dựng kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thơng đường bộ ............................................................................................. 100
3.2.4. Hồn thiện cơng tác triển khai thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thơng đường bộ ............................................................................................. 100
3.2.5. Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
quá trình thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ ............................................................................................. 104
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...................................................................... 105


3.3.1. Đối với Chính phủ ....................................................................... 105
3.3.2. Đối với Bộ GTVT, Tổng Cục ĐBVN ......................................... 105
3.3.3. Đối với UBND thành phố Đà Nẵng ............................................ 105
KẾT LUẬN ......................................................................................................107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (Bản sao)
KIỂM TRA HÌNH THỨC LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ
Tiếng Việt

ANQP

An ninh quốc phịng

ATGT

An tồn giao thơng

BTĐB

Bảo trì đường bộ

BDTX

Bảo dưỡng thường xun

CNTT

Cơng nghệ thơng tin


CTGT

Cơng trình giao thơng

CTXD

Cơng trình xây dựng

ĐBVN

Đường bộ Việt Nam

GTĐB

Giao thơng đường bộ

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHCN

Khoa học công nghệ

KT-XH


Kinh tế-Xã hội

NSNN

Ngân sách Nhà nước

QLDA

Quản lý dự án

QLĐB

Quản lý đường bộ

QLNN

Quản lý Nhà nước

SCĐK

Sửa chữa định kỳ

TNGT

Tai nạn giao thông

UBND

Ủy ban nhân dân
Tiếng Anh


GDP

Building - Operating - Transfer (Xây dựng-Kinh doanhChuyển giao)
Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa

GRDP

Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm trên địa bàn

BOT


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
2.1.

2.2.

Tên bảng
Diện tích theo đơn vị hành chính thành phố Đà
Nẵng
Tăng trưởng, dịch chuyển cơ cấu kinh tế thành
phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2014-2018

Trang
55

57


Mật độ dân số trung bình thành phố Đà Nẵng
2.3.

phân theo thành thị, nơng thơn giai đoạn từ năm

59

2014-2018
GRDP bình quân đầu người theo giá so sánh năm
2.4.

2010 và dân số trung bình thành phố Đà Nẵng
phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn từ năm

60

2014-2018
2.5.

2.6.

Chiều dài đường bộ trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng theo kết cấu mặt đường
Hệ thống đường bộ trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng theo loại đường/địa phương

66

67


Bảng tổng hợp kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng
2.7.

GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm

69

2015-2019 (triệu đồng)
Bảng tổng hợp khối lượng thực hiện cơng tác bảo
2.8.

trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố

70

Đà Nẵng từ năm 2015-2019
Bảng tổng hợp số lượng các văn bản về bảo trì
2.9.

kết cấu hạ tầng GTĐB từ năm 2013-2019 (triệu
đồng)

76


Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang


Bảng tổng hợp các nguồn vốn bảo trì kết cấu hạ
2.10.

tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ

82

năm 2015-2019 (triệu đồng)
Kết quả thanh tra, kiểm tốn cơng tác bảo trì kết
2.11.

cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà

87

Nẵng từ năm 2015-2019
Kết quả xử lý vi phạm về tải trọng xe, kết cấu hạ
2.12.

tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ
năm 2015-2019

88


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình vẽ


hình vẽ
1.1.
2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

2.5.

Sơ đồ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Diện tích các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng năm 2016
Quy mô GRDP thành phố Đà Nẵng theo giá năm 2010
giai đoạn từ năm 2014-2018
Cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm
2014-2018
Tỷ lệ dân số thành phố Đà Nẵng phân theo thành thị,
nơng thơn
GRDP bình quân đầu người năm 2018 theo giá hiện hành
(ĐVT: triệu đồng/người)

Trang
12
56

58


58

60

61

2.6.

Kết cấu các loại mặt đường trên địa bàn Đà Nẵng

66

2.7.

Kết cấu các loại đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

68

2.8.

2.9.

Kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng từ năm 2015-2019 (triệu đồng)
Tỷ lệ tăng vốn bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng từ năm 2015-2019

69


70

Tỷ lệ tăng khối lượng cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng
2.10.

GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2015-

71

2019
2.11.

Quy trình tổ chức bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng

79


Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ
2.12.

Quy trình lập kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trang


81

Kết quả xử lý vi phạm về tải trọng xe, kết cấu hạ tầng
2.13.

GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 20152019

88


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thơng đường bộ là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao
thông của mỗi quốc gia. Nền kinh tế không thể phát triển được với một hệ thống
cơ sở hạ tầng nói chung và giao thơng đường bộ nói riêng thấp kém và không
phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được phát triển là rất
quan trọng đối với tiến trình cơng nghiệp hóa, nó phục vụ tích cực cho phát
triển các ngành cơng nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để hợp nhất và mở rộng
thị trường nội địa, hòa nhập thị trường thế giới.
Ở Việt Nam, giao thông vận tải (GTVT) đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất
về vận tải trong nội địa. Do sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), xu hướng
này tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Tuy nhiên, nguồn vốn để đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) rất lớn, nguồn vốn này chủ
yếu vẫn trông chờ vào ngân sách Nhà nước (NSNN) đang hạn hẹp. Do đó, trong
điều kiện vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTĐB còn hạn chế, để đáp ứng
nhu cầu phát triển về vận tải đường bộ, bên cạnh việc đầu tư xây dựng mới
nhằm bổ sung cho mạng lưới đường bộ hiện có thì việc tìm các giải pháp về
bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để kéo dài tuổi thọ và duy trì kết

cấu hạ tầng GTĐB ln ở trạng thái phục vụ tốt nhất được coi là chiến lược
quan trọng và là một bộ phận trong chiến lược quản lý tài sản kết cấu hạ tầng
GTĐB của ngành giao thông vận tải.
Trong những năm qua thành phố Đà Nẵng đã phát triển được hệ thống
mạng lưới giao thơng đường bộ khá lớn và phân bổ trên tồn bộ địa bàn, cụ thể:
75,21km đường tỉnh, 44,192km đường huyện, 44,716km đường xã, 954,348km
đường đô thị và 119,276km đường Quốc lộ. Trong đó đường quốc lộ 1A dài
37,2km chạy xuyên suốt chiều dài của thành phố; ngoài ra, Đà Nẵng là đầu mối
phía Đơng của đường quốc lộ 14G (dài 25km), 14B (dài 32,126km) và là điểm


2

đến cuối cùng trong tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước trong
khu vực: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam với điểm cuối là hệ thống cảng
biển Đà Nẵng với lượng hàng hóa thơng qua cảng năm 2018 là 8,65 triệu tấn
hàng hóa và 106 tàu du lịch với 199.491 lượt khách [7]. Mỗi năm khối lượng
hàng hóa và hành khách vận chuyển bằng đường bộ đều tăng (so với năm 2017,
năm 2018 tăng 9,44%, đạt 3.424.320 triệu đồng), với tỷ trọng đường bộ chiếm
98-99%.
Song song với việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ, cơng tác bảo
trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ luôn được thành phố quan tâm để đảm
bảo tuổi thọ cơng trình, nâng cao khả năng phục vụ, giảm tai nạn giao thơng,
tiết kiệm kinh phí cho xã hội. Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng
GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được bảo trì tương đối tốt, phần lớn các
tuyến đường đều được sửa chữa hư hỏng kịp thời, không để hư hỏng nhỏ phát
sinh thành hư hỏng lớn, các vị trí điểm đen tiềm ẩn tai nạn giao thông, ùn tắc
giao thông từng bước được thành phố cải tạo hợp lý, góp phần đảm bảo giao
thơng thơng suốt và an tồn. Tuy nhiên, cơng tác quản lý nhà nước về bảo trì
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở địa phương vẫn cịn những bất cập nhất

định như: kinh phí thực hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hành lang an toàn đường
bộ bị lấn chiếm, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và công nghệ
thi công mới diễn ra chậm, phương thức thực hiện công tác bảo dưỡng thường
xuyên chưa phù hợp…
Đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về đầu tư phát triển KCHT
GTĐB, nhưng các nghiên cứu về QLKT và bảo trì KCHT GTĐB cịn rất hạn
chế. Đặc biệt là với thành phố Đà Nẵng, một trong những trung tâm kinh tế, xã
hội lớn của cả nước thì việc nghiên cứu đề tài này lại càng trở nên cấp thiết.
Nhằm góp phần hồn thiện cơng tác này trong thời gian đến, tôi lựa chọn
vấn đề “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO


3

THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG” làm đề tài
luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo
trì kết cấu hạ tầng GTĐB, luận văn đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng
tác bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ ở một tỉnh, thành phố.
2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thơng đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác Quản lý nhà
nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đánh giá chính xác về thực trạng và hồn thiện cơng tác Quản lý nhà
nước (QLNN) về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng, luận văn cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Nội dung Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường
bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như thế nào?
- Thực trạng công tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thơng đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2018 như thế
nào?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là những nhân tố
nào?


4

- Hệ thống giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác Quản lý nhà nước về bảo
trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bao
gồm những giải pháp cụ thể nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về bảo
trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố thành phố Đà Nẵng do chủ thể
là cơ quan quản lý đường bộ (QLĐB) thực hiện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
QLNN về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên góc độ quản lý vĩ mô của cấp tỉnh
với các nội dung như: ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát...
của Nhà nước.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng.
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng từ năm 2015 đến 2019, các giải pháp
và kiến nghị có ý nghĩa đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Bao gồm các tài liệu, số liệu liên
quan đến quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua các nguồn sau:
- Tài liệu hội thảo, báo cáo của Tổ chức, Hiệp hội Cầu đường, số liệu
thống kê của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, Tổng cục Thống kê, Sở Giao
thông Vận tải thành phố Đà Nẵng, Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Đà Nẵng,


5

Công ty Quản lý cầu đường Đà Nẵng, Ban Quản lý dự án xây dựng và bảo trì
hạ tầng giao thơng,…
- Các giáo trình, sách chun khảo, tạp chí chun ngành, cơng trình khoa
học (các cấp, luận văn, luận án), mạng internet, báo cáo kinh tế xã hội của địa
phương...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp hệ thống
- Hệ thống hóa các tài liệu, giáo trình, văn bản pháp quy của Nhà nước và
các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến các nội dung của đề tài
để phân tích, làm rõ về lý luận và thực tiễn trong cơng tác bảo trì kết cấu hạ
tầng GTĐB.
- Tổng hợp nghiên cứu các báo cáo, đề án, kế hoạch của các cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp làm cơ sở nghiên cứu hồn thiện cơng tác Quản lý nhà
nước về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

5.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
Dựa trên các tài liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê, các báo
cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, các sở, ban, ngành, các cơ quan,
đơn vị QLNN về GTVT, các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB, đề
tài áp dụng rộng rãi các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu nhằm
phân tích đánh giá tình hình thực tế cơng tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, làm rõ những
thành công và hạn chế của cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB. Việc phân
tích sẽ sử dụng phần mềm Excel để tính tốn và tóm tắt dữ liệu dưới hình thức
bảng thống kê, đồ thị thống kê.
6. Ý nghĩa khoa học của Đề tài
6.1. Về lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản


6

có liên quan đến cơng tác quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB
nói chung và sự cụ thể hóa các nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và các đặc
điểm của công tác này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6.2. Về thực tiễn
Góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước có cái nhìn rõ hơn về thực trạng
QLNN về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như:
Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa, hướng
dẫn hoạt động quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường
bộ; Hệ thống tổ chức bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Xây dựng kế
hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ; Tổ chức thực hiện cơng tác
bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thanh tra, kiểm tra, giám sát và
xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thơng đường bộ; Hệ thống tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng

giao thơng đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ đó đề xuất những giải
pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả QLNN về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, góp phần xây dựng thành phố văn minh hiện
đại xứng tầm trong khu vực.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Công tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường
bộ là vấn đề được nhiều cấp lãnh đạo, các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong
những năm gần đây, đã có một số bài viết, cơng trình nghiên cứu của nhiều học
viên dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể:
1. Trần Trung Kiên (2019), Nghiên cứu công tác quản lý khai thác và bảo
trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận
án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội.
Luận án đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến công tác quản lý khai thác (QLKT) và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông


7

đường bộ.
Làm rõ những ưu, nhược điểm và chỉ ra những điểm yếu, những bất lợi
ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đánh giá thực trạng quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua, phân tích mặt
được và những mặt cịn nhiều hạn chế trong cơng tác cơng tác quản lý khai thác
và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Luận án đã đưa ra được các giải pháp hồn thiện cơng tác cơng tác quản
lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành
phố Hà Nội [8].
2. Hoàng Cao Liêm (2018), Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam, Luận án
Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Luận án đã xác định rõ nội dung QLNN, nội dung QLNN về đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng GTĐB và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB.
Luận án đã hệ thống hóa các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước ít
nhiều có liên quan đến QLNN về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB từ
ngân sách nhà nước (NSNN); các vấn đề lý luận chung như: khái niệm, mục
tiêu, yêu cầu, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá hiệu
quả QLNN về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB từ NSNN.
Trên cơ sở hệ thống các nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB từ NSNN, Luận án sử dụng để đánh giá
thực trạng tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017. Việc phân tích, đánh giá dựa
trên các số liệu sơ cấp, thứ cấp do tác giả thu thập được.
Dựa trên những phân tích, đánh giá về hạn chế và nguyên nhân của hạn


8

chế trong công tác QLNN về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB từ NSNN
tại Hà Nam trong giai đoạn 2011-2017, Luận án đã đề xuất những quan điểm,
định hướng cơ bản và các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng GTĐB từ NSNN đến năm 2025 và sớm hoàn thành các mục
tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB tại tỉnh Hà Nam [10].
3. Trần Anh Đức (2017), Quản lý nhà nước đối với cơng tác bảo trì đường
bộ của dự án BOT, Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính quốc
gia, Hà Nội.
Luận văn góp phần làm rõ, thống nhất nhận thức về QLNN và thực trạng
QLNN đối với cơng tác tác bảo trì đường bộ của dự án hợp tác công tư (BOT)
trong đầu tư dự án giao thông vận tải (GTVT)

Luận văn đã hệ thống hóa các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước
ít nhiều có liên quan đến QLNN đối với cơng tác bảo trì đường bộ của dự án
BOT; các vấn đề lý luận chung như: khái niệm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung,
các nhân tố chủ yếu tác động đến QLNN đối với cơng tác bảo trì đường bộ của
dự án BOT.
Luận văn đã phân tích thực trạng QLNN đối với cơng tác bảo trì đường
bộ của dự án BOT trên các điểm sau: thực trạng hệ thống văn bản pháp lý
(VBPL), thực trạng về quy hoạch, kế hoạch bảo trì đường bộ, tổ chức bộ máy
QLNN, nguồn tài chính và thanh tra kiểm tra giám sát công tác bảo trì đường
bộ các dự án BOT ở Việt Nam.
Trên cơ sở hệ thống các nội dung và nhân tố chủ yếu tác động đến QLNN
đối với cơng tác bảo trì đường bộ của dự án BOT, đánh giá thực trạng QLNN
đối với cơng tác bảo trì đường bộ của dự án BOT. Luận văn đã đề ra ra giải
pháp hoàn thiện văn bản QLNN, giải pháp về mơ hình tổ chức quản lý, khai
thác của Nhà đầu tư cần phải đầu tư thực hiện và tổ chức bộ máy phù hợp trong
cơng tác bảo trì đường bộ dự án BOT ở Việt Nam [4].


9

4. Đinh Văn Hiệp (2017), "Một số giải pháp để triển khai áp dụng hiệu
quả hợp đồng dựa trên chất lượng thực hiện trong quản lý bảo trì đường bộ Việt
Nam", Tạp chí Giao thơng Vận tải.
Bài báo đã phân tích các ưu điểm của hình thức hợp đồng PBC và sự khác
biệt so với hình thức hợp đồng truyền thống. Bài báo cũng đã làm rõ một số
loại hình của hợp đồng PBC áp dụng trong quản lý BTĐB cùng với các yêu cầu
cơ bản khi triển khai áp dụng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng áp dụng hợp đồng
PBC qua các dự án thí điểm tại Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả khi triển khai áp dụng hợp đồng PBC trong quản lý BTĐB
tại Việt Nam. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề năng lực và thể chế, thời

hạn hợp đồng, kế hoạch nguồn vốn, khung chỉ tiêu đánh giá và công nghệ khảo
sát đánh giá chất lượng khai thác cơng trình.
Hệ thống các giải pháp bài báo đề cập đến áp dụng cho hệ thống đường
quốc lộ trên phạm vi cả nước, yếu tố đặc thù của từng địa bàn và việc lựa chọn
nhà thầu thực hiện hợp đồng chưa được đề cập đến [5].
5. Nguyễn Thị Tuyết Dung (2018), Nghiên cứu giải pháp huy động và sử
dụng vốn cho bảo trì đường bộ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Giao
thông Vận tải.
- Luận án đã xây dựng trình tự, tiêu chí đánh giá việc huy động vốn và
phương pháp xác định nhu cầu vốn BTĐB; xác định, đánh giá nhóm nhân tố
ảnh hưởng đến huy động vốn và nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng hiệu quả
vốn BTĐB. Luận án đã đề xuất 02 nhóm giải pháp về huy động và sử dụng vốn
cho BTĐB:
- Nhóm giải pháp về huy động vốn cho BTĐB gồm: Hồn thiện cơng tác
lập kế hoạch BTĐB; hồn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến huy
động vốn cho BTĐB (từ khai thác hạ tầng đường bộ và vay vốn ODA); tăng
cường tuyên truyền giáo dục pháp luật, thông tin về hoạt động của Quỹ BTĐB


10

và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư theo hình thức BOT.
- Nhóm giải pháp sử dụng vốn cho BTĐB gồm: Hoàn thiện cơ chế quản
lý sử dụng Quỹ BTĐB, tăng cường áp dụng tiến bộ công nghệ trong công tác
BTĐB, nâng cao năng lực QLNN đối với công tác BTĐB, điều chỉnh hợp lý
cơ cấu vốn đầu tư cho BTĐB [3].
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích vấn đề
quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thơng đường bộ ở các địa bàn thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam và các dự
án BOT, đi sâu phân tích việc quản lý, huy động nguồn vốn cho cơng tác bảo

trì kết cấu hạ tầng GTĐB dưới nhiều góc độ khác nhau cả về lý luận và thực
tiễn. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào đề cập đến vấn đề QLNN về bảo
trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chính vì vậy, học
viên lựa chọn đề tài quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp
trên cơ sở kế thừa và tiếp tục phát triển các thành quả của những đề tài trước,
kết hợp với thực tiễn công tác QLNN về vấn đề này trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng trong thời gian qua để từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện cho giai
đoạn tiếp theo.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt, các
bảng, hình vẽ, phần phụ lục, nội dung chính của Luận văn được trình bày trong
03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ.
Chương 2. Thực trạng cơng tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Giải pháp hồn thiện cơng tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết


11

cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT

CẤU HẠ TẦNG GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1.1. Một số khái niệm:
a. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Căn cứ Điều 3, Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng
11 năm 2008 thì “Kết cấu hạ tầng GTĐB gồm cơng trình đường bộ, bến xe, bãi
đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các cơng trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao
thơng và hành lang an tồn đường bộ”. Trong đó:
“Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Cơng trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ,
đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông,
dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải
trọng xe, trạm thu phí và các cơng trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác”.
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ

ĐƯỜNG BỘ

CẦU ĐƯỜNG BỘ

HẦM ĐƯƠNG BỘ

BẾN XE, BÃI ĐỖ
XE, TRẠM DỪNG
NGHỈ, CÁC CƠNG
TRÌNH PHỤ TRỢ
KHÁC ...

Hình 1.1: Sơ đồ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Kết cấu hạ tầng GTĐB được gắn với những quy tắc hay cơ chế vận hành
nhất định. Những quy tắc hay cơ chế vận hành này sẽ đảm bảo cho việc khai thác
cơng trình đạt hiệu quả và an toàn. Người sử dụng kết cấu hạ tầng GTĐB phải có


×