Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Nghiên cứu công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 213 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRẦN TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ
BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 9.58.03.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TSKH. Nghiêm Văn Dĩnh
2. TS. Nguyễn Quỳnh Sang

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRẦN TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ
BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG


MÃ SỐ: 9.58.03.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TSKH. Nghiêm Văn Dĩnh
2. TS. Nguyễn Quỳnh Sang

HÀ NỘI, 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các
thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể, các
trích dẫn theo đúng quy định.
Tác giả luận án

Trần Trung Kiên


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................5

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý khai thác và bảo trì kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ .............................................................................5
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về quản lý khai thác và bảo trì kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ ...........................................................................12
1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và
khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án ........................................................20
1.3.1. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan .......20
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án ...............................................20
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................21
1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN
LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ .............................................................................................................25
2.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ................................................................................................25
2.1.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ...........................................................25
2.1.1.1. Khái quát chung về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ..........................25
2.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đô thị ..............27
2.1.2. Khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ..............................29
2.1.2.1. Khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ..........................................29
2.1.2.2. Bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ..............................................32
2.2. Quản lý khai thác và quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ


iii
...................................................................................................................................36
2.2.1. Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .............................36
2.2.1.1. Khái niệm quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ............36
2.2.1.2. Mục tiêu quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ...............37

2.2.1.3. Nội dung quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại các
thành phố lớn ............................................................................................................37
2.2.2. Quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ..................................42
2.2.2.1. Khái niệm quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ................42
2.2.2.2. Mục tiêu quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ...................42
2.2.2.3. Nội dung quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại các thành
phố lớn.......................................................................................................................42
2.2.3. Quan hệ giữa quản lý khai thác và quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ ........................................................................................................46
2.2.4. Đặc điểm quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...................................................................................................................................47
2.2.4.1. Đặc điểm chung quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ....................................................................................................................47
2.2.4.2. Đặc điểm quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
tại các thành phố lớn .................................................................................................48
2.2.5. Sự cần thiết của quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ ...................................................................................................................49
2.2.6. Hợp đồng quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...................................................................................................................................50
2.2.6.1. Hợp đồng dựa theo khối lượng thực hiện ....................................................50
2.2.6.2. Hợp đồng dựa theo chất lượng thực hiện ....................................................51
2.2.7. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ ........................................................................................54
2.2.8. Cơ cấu tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ ...................................................................................................................55
2.2.8.1. Khái niệm cơ cấu tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ .........................................................................................................55


iv

2.2.8.2. Nguyên tắc thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ .........................................................................................55
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ tại các thành phố lớn ..................................................56
2.3.1. Các nhân tố khách quan ................................................................................57
2.3.2. Các nhân tố chủ quan ....................................................................................58
2.4. Kinh nghiệm quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ của một số thành phố trên thế giới và bài học kinh nghiệm ..............60
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ của một số thành phố trên thế giới .....................................................................60
2.4.1.1. Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc)...........................................60
2.4.1.2. Thành phố Seoul (Hàn Quốc) ......................................................................61
2.4.1.3. Tỉnh British Columbia (Canada) .................................................................62
2.4.1.4. Bang New South Wales (Australia) ..............................................................62
2.4.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ cho thành phố Hà Nội ..................................................................64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................66
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ....................................................................................................................67
3.1. Thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội ............................67
3.1.1. Khái quát về thành phố Hà Nội .....................................................................67
3.1.2. Thực trạng hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Hà Nội .......................................................................................................................68
3.1.2.1. Khái quát hệ thống giao thông Hà Nội ........................................................68
3.1.2.2. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội .............................................70
3.1.3. Nhận xét về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội ..........................73
3.2. Tổng quan về công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................................74
3.2.1. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng

giao thông đường bộ Hà Nội ...................................................................................74


v
3.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ ...................................................................................................................78
3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ....................................................................................................................78
3.2.2.2. Phân cấp quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...................................................................................................................................80
3.2.2.3. Quy trình tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ....................................................................................................................82
3.3. Thực trạng công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ Hà Nội...........................................................................................83
3.3.1. Thực trạng công tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ Hà Nội ..................................................................................................................83
3.3.1.1. Quản lý kỹ thuật công trình ..........................................................................83
3.3.1.2. Quản lý an toàn giao thông ..........................................................................84
3.3.2. Thực trạng công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Hà Nội .......................................................................................................................88
3.3.2.1. Quản lý phương thức thực hiện....................................................................88
3.3.2.2. Quản lý khoa học công nghệ ........................................................................95
3.3.2.3. Quản lý vốn ..................................................................................................97
3.4. Nhận xét công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ Hà Nội ...................................................................................................103
3.4.1. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác và bảo trì
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội .......................................................103
3.4.2. Những thành công và hạn chế trong công tác quản lý khai thác và bảo trì
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội .......................................................104
3.4.2.1. Những thành công trong công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ

tầng giao thông đường bộ Hà Nội ..........................................................................104
3.4.2.2. Những hạn chế trong công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ Hà Nội...................................................................................106
3.4.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý khai thác và bảo
trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội ....................................................109


vi
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................111
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI
THÁC VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........................................................112
4.1. Cơ sở định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thành
phố Hà Nội và quan điểm đề xuất giải pháp.......................................................112
4.1.1. Cơ sở định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thành
phố Hà Nội .............................................................................................................112
4.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp .......................................................................114
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội ...................................................................115
4.2.1. Hoàn thiện phân công, phân cấp quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ ......................................................................................116
4.2.1.1. Quản lý không gian lòng đường.................................................................116
4.2.1.2. Quản lý không gian hè đường ....................................................................116
4.2.1.3. Quản lý không gian ngầm ..........................................................................117
4.2.2. Đấu thầu quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
.................................................................................................................................117
4.2.3. Tăng cường huy động vốn cho quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ ..............................................................................................119
4.2.3.1. Huy động vốn qua việc cho thuê quyền sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ..................................................................................................................119

4.2.3.2. Huy động vốn qua việc thu phí phương tiện cơ giới vào nội đô ................120
4.2.4. Áp dụng hợp đồng quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ theo chất lượng thực hiện .....................................................................121
4.2.4.1. Lựa chọn công trình để thực hiện hợp đồng ..............................................122
4.2.4.2. Xác định danh mục quản lý khai thác và bảo trì .......................................123
4.2.4.3. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ..................................................................................................................127
4.2.4.4. Hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà thầu quản lý khai thác và bảo trì kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ ..................................................................................129


vii
4.2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khai thác và bảo
trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ...............................................................135
4.2.5.1. Hiện đại hóa công tác tuần đường .............................................................136
4.2.5.2. Xây dựng khung giá quản lý khai thác và bảo trì đường bộ ......................138
4.2.6. Tăng cường sử dụng công nghệ thi công mới trong bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ ..............................................................................................142
4.3. Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ..........................144
4.3.1. Tính cấp thiết của các giải pháp..................................................................145
4.3.2. Tính khả thi của các giải pháp ....................................................................145
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.......................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHỤ LỤC ...............................................................................................................161


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

Chữ viết tắt
Tiếng Việt
ANQP

An ninh quốc phòng

ATĐB

An toàn đường bộ

ATGT

An toàn giao thông

BDTX

Bảo dưỡng thường xuyên

BTN

Bê tông nhựa

BTĐB

Bảo trì đường bộ

BTXM


Bê tông xi măng

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT

Công nghệ thông tin

CTĐB

Công trình đường bộ

CTGT

Công trình giao thông

CTXD

Công trình xây dựng

ĐBVN

Đường bộ Việt Nam

ĐTXD

Đầu tư xây dựng


GTĐB

Giao thông đường bộ

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KHCN

Khoa học công nghệ

KT-XH


Kinh tế-Xã hội

NSNN

Ngân sách Nhà nước



Quyết định

QLDA

Quản lý dự án

QLĐB

Quản lý đường bộ


ix
QLBT

Quản lý bảo trì

QLKT

Quản lý khai thác

QLNN


Quản lý Nhà nước

SCĐK

Sửa chữa định kỳ

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

TNGT

Tai nạn giao thông

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

UTGT

Ùn tắc giao thông
Tiếng Anh

BOT


Building - Operating - Transfer (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao)

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa

GRDP
HDM

Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm trên địa bàn bình
quân đầu người
Highway Development and Management System - Mô hình quản lý
và phát triển đường bộ

IRI

International Roughness Index - Chỉ số độ gồ ghề quốc tế

ITS

Intelligent Transport Systems - Hệ thống giao thông thông minh

JICA

Japan International Cooperation Agency - Cơ quan hợp tác quốc tế

MCI

Nhật Bản
Maintenance Control Index - Chỉ số kiểm soát bảo trì đường bộ


ODA

l
Official
Development Assistance - Vốn vay ưu đãi nước ngoài

PBC

Performance Based Contract - Hợp đồng dựa theo chất lượng thực

USD

hiện
United States Dollar - Đồng đô la Mỹ

WB

World Bank - Ngân hàng thế giới


x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mức tiết kiệm chi phí của hợp đồng PBC so với hợp đồng thông thường
tại một số quốc gia ......................................................................................................8
Bảng 2.1: Thời gian sửa chữa định kỳ kết cấu áo đường ..........................................36
Bảng 3.1: Hệ thống đường bộ Hà Nội ......................................................................70
Bảng 3.2: Tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và kinh tế-xã hội giai đoạn
2011- 2015 tại Hà Nội .................................................................................................72
Bảng 3.3: Tổng hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ .......................................86

Bảng 3.4: Kinh phí QLKT và bảo trì KCHT GTĐB giai đoạn 2011-2016 .............99
Bảng 3.5: Kinh phí chương trình mục tiêu giảm thiểu UTGT trên địa bàn Hà Nội
giai đoạn 2016-2020 ................................................................................................102
Bảng 3.6: Kết quả phiếu điều tra .............................................................................104
Bảng 4.1: Tổng chiều dài đường tại các đô thị vệ tinh ...........................................114
Bảng 4.2: Tương quan giữa giá trị MCI và tình trạng mặt đường ..........................124
Bảng 4.3: Yêu cầu về chất lượng thực hiện và tổ chức thực hiện đối với công tác
quản lý khai thác KCHT GTĐB..............................................................................127
Bảng 4.4: Đánh giá về đáp ứng các điều kiện tiên quyết của hồ sơ dự thầu ..........133
Bảng 4.5: Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu .............134
Bảng 4.6: Tổng hợp giá dự thầu ..............................................................................135
Bảng 4.7: Đơn giá quản lý khai thác và bảo trì .......................................................135
Bảng 4.8: Khung giá quản lý khai thác và bảo trì đường bộ ..................................141
Bảng 4.9: Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp hoàn thiện công
tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB Hà Nội ............................................................144


xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Chia sẻ rủi ro giữa cơ quan QLĐB và nhà thầu ..........................................9
Hình 1.2: Quy trình thực hiện điều tra ......................................................................23
Hình 2.1: Các công trình cấu thành KCHT GTĐB ...................................................25
Hình 2.2: Phân loại hệ thống đường bộ......................................................................26
Hình 2.3: Nội dung khai thác KCHT GTĐB ............................................................30
Hình 2.4: Nội dung bảo trì KCHT GTĐB ................................................................32
Hình 2.5: Nội dung sửa chữa KCHT GTĐB.............................................................34
Hình 2.6: Các bước sửa chữa đột xuất công trình .....................................................35
Hình 2.7: Nội dung quản lý khai thác KCHT GTĐB ...............................................38
Hình 2.8: Hình thức kiểm tra tình trạng kỹ thuật công trình ....................................39
Hình 2.9: Nội dung quản lý bảo trì KCHT GTĐB...................................................42

Hình 2.10: Phương thức bảo trì KCHT GTĐB .........................................................43
Hình 2.11: Các hình thức hợp đồng QLKT và bảo trì KCHT GTĐB ......................50
Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính thành phố Hà Nội ..........................................67
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu đường bộ Hà Nội theo kết cấu mặt đường .......................71
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu đường bộ Hà Nội theo chiều rộng mặt đường .................71
Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu các loại cầu đường bộ Hà Nội ..........................................71
Hình 3.5: Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở GTVT Hà Nội .........................................79
Hình 3.6: Quy trình tổ chức quản lý khai thác và bảo trì KCHT GTĐB ..................82
Hình 3.7: Các bước tiếp nhận KCHT GTĐB đưa vào quản lý .................................83
Hình 3.8: Một số hình ảnh vi phạm hành lang ATĐB ..............................................85
Hình 3.9: Số lượng công trình cầu được kiểm định từ năm 2011-2018 ...................89
Hình 3.10: Quy trình thực hiện đặt hàng QLKT và bảo trì KCHT GTĐB ...............90
Hình 3.11: Sử dụng lao động thủ công bảo trì đường bộ ..........................................95
Hình 3.12: Biểu đồ chi phí dịch vụ công ích của một số tỉnh, thành phố .................98
Hình 3.13: Biểu đồ cơ cấu chi phí dịch vụ công ích tại Hà Nội năm 2016 ..............98
Hình 3.14: Biểu đồ so sánh nhu cầu kinh phí quản lý khai thác và bảo trì KCHT
GTĐB với thực tế thực hiện giai đoạn 2011-2016..................................................100
Hình 3.15: Ùn tắc giao thông đường Nguyễn Trãi .................................................101


xii
Hình 3.16: Ùn tắc giao thông đường Trường Chinh ...............................................101
Hình 4.1: Giải pháp hoàn thiện công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB Hà Nội 115
Hình 4.2: Phân công, phân cấp QLKT và bảo trì KCHT GTĐB ............................116
Hình 4.3: Các mô hình đơn vị quản lý khai thác và bảo trì KCHT GTĐB ............118
Hình 4.4: Quảng cáo trên KCHT GTĐB ................................................................120
Hình 4.5: Nội dung giải pháp áp dụng hợp đồng QLKT và bảo trì theo chất lượng
thực hiện ..................................................................................................................122
Hình 4.6: Xe chuyên dụng khảo sát xác định chỉ số MCI ......................................124
Hình 4.7: Danh mục quản lý khai thác và bảo trì công trình đường bộ ..................125

Hình 4.8: Quy trình lựa chọn nhà thầu QLKT và bảo trì KCHT GTĐB theo hợp
đồng BPC ................................................................................................................130
Hình 4.9: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu .........................................................132
Hình 4.10: Các giải pháp ứng dụng CNTT trong QLKT và bảo trì KCHT GTĐB 136
Hình 4.11: Ứng dụng công nghệ bản đồ số, thông tin di động và điện toán đám mây
.................................................................................................................................137
Hình 4.12: Các bước xây dựng khung giá QLKT và bảo trì đường bộ ..................139
Hình 4.13: Quy trình thi công tái chế mặt đường bê tông nhựa .............................143


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm hành chính - chính trị quốc gia,
trung tâm lớn về kinh tế, xã hội, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, đặc
biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong các
lĩnh vực kinh tế-xã hội (KT-XH), xứng đáng với vai trò đầu tàu trong sự nghiệp
phát triển nền kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được,
Hà Nội hiện cũng đang phải đối mặt với những áp lực trong quá trình phát triển KTXH. Tốc độ phát triển KT-XH tăng nhanh kéo theo nhu cầu về giao thông đường bộ
(GTĐB) tăng theo trong khi kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHT GTĐB)
còn chưa đồng bộ, chưa theo kịp với tốc độ phát triển KT-XH đã gây nên tình trạng
quá tải đối với KCHT GTĐB hiện có của Hà Nội.
Để giải quyết tình trạng trên cần thiết phải đầu tư phát triển thêm KCHT GTĐB.
Tuy nhiên, nguồn vốn để đầu tư phát triển KCHT GTĐB rất lớn, nguồn vốn này chủ
yếu vẫn trông chờ vào ngân sách Nhà nước (NSNN) đang hạn hẹp, các nguồn vốn
khác mặc dù đã được chú trọng song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Do đó, trong điều kiện vốn đầu tư phát triển KCHT GTĐB còn hạn chế, để đáp
ứng nhu cầu về GTĐB, bên cạnh việc đầu tư xây dựng mới nhằm bổ sung cho mạng
lưới đường bộ hiện có thì việc tìm các giải pháp về quản lý khai thác (QLKT) và

bảo trì KCHT GTĐB để kéo dài tuổi thọ và duy trì KCHT GTĐB luôn ở trạng thái
phục vụ tốt nhất được coi là chiến lược quan trọng và là một bộ phận trong chiến
lược quản lý tài sản KCHT GTĐB của ngành giao thông vận tải (GTVT).
Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB trên địa
bàn thành phố Hà Nội (TP.Hà Nội) vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến chất
lượng khai thác công trình: vẫn còn sự chồng chéo trong việc quản lý KCHT GTĐB
với KCHT kỹ thuật đô thị khác, thiếu sự chủ động trong phòng ngừa và sửa chữa
các hư hỏng, kinh phí thực hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hành lang an toàn đường
bộ (ATĐB) bị lấn chiếm, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và công
nghệ thi công mới diễn ra chậm.


2
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đầu tư phát triển KCHT GTĐB,
nhưng các nghiên cứu về QLKT và bảo trì KCHT GTĐB còn rất hạn chế. Đặc biệt
là với Hà Nội, một trung tâm kinh tế, xã hội lớn của cả nước thì việc nghiên cứu đề
tài này lại càng trở nên cấp thiết.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý khai
thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà
Nội” làm đề tài luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác QLKT, thực trạng
công tác quản lý bảo trì KCHT GTĐB, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB trên địa bàn TP.Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là công tác QLKT và công tác quản lý
bảo trì KCHT GTĐB trên địa bàn cấp thành phố trực thuộc trung ương do chủ thể là
cơ quan QLĐB thực hiện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn TP.Hà Nội.
Về nội dung: Công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB bao gồm nhiều nội dung
khác nhau, như trong công tác QLKT có: Quản lý hành chính và quản lý bảo vệ tài
sản KCHT GTĐB; quản lý hệ thống thông tin, giám sát; quản lý thu phí; quản lý và
phát triển các dịch vụ; quản lý kỹ thuật công trình và quản lý ATGT. Trong công
tác quản lý bảo trì, có: Quản lý phương thức thực hiện, quản lý vốn bảo trì, quản lý
khoa học công nghệ (KHCN), quản lý chất lượng bảo trì. Trong phạm vi của luận
án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
 Công tác QLKT: Nghiên cứu công tác quản lý kỹ thuật công trình, công tác
quản lý an toàn giao thông (ATGT).
Quản lý ATGT là một vấn đề lớn đang được xã hội rất quan tâm, đặc biệt là
tại các thành phố lớn. Do đó, quản lý ATGT cần phải được nghiên cứu riêng
ở một đề tài khác. Luận án chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nội dung của quản
lý ATGT tại các thành phố lớn phục vụ cho việc nghiên cứu các nội dung


3
khác của luận án như xác định danh mục QLKT và bảo trì, xây dựng khung
giá QLKT và bảo trì, không đề cập đến các giải pháp riêng cho vấn đề quản
lý ATGT.
 Công tác quản lý bảo trì: Nghiên cứu công tác quản lý phương thức thực
hiện, quản lý vốn, quản lý KHCN.
Tại các thành phố lớn, hệ thống KCHT GTĐB bao gồm hệ thống giao thông
tĩnh và hệ thống giao thông động. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu đối với hệ
thống giao thông động gồm các công trình chủ yếu sau: đường bộ, cầu đường bộ và
hầm đường bộ do Sở GTVT Hà Nội quản lý.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng QLKT và bảo trì KCHT GTĐB từ năm
2011 đến nay. Căn cứ quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 [53], luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLKT và bảo
trì KCHT GTĐB trên địa bàn TP.Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án đã hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về QLKT và bảo trì
KCHT GTĐB. Đánh giá một cách khách quan và khoa học thực trạng QLKT và
quản lý bảo trì KCHT GTĐB trên địa bàn TP.Hà Nội trong những năm qua. Luận
án đã xác định rõ nội dung QLKT, nội dung quản lý bảo trì KCHT GTĐB và các
nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB tại các thành phố
lớn.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học
và giảng dạy, học tập.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLKT và quản lý bảo trì
KCHT GTĐB trên địa bàn TP.Hà Nội từ năm 2011 đến nay theo các nội dung: quản
lý kỹ thuật công trình, quản lý ATGT, quản lý phương thức thực hiện, quản lý vốn,
quản lý KHCN; chỉ ra được những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với
thực tế giúp cho Sở GTVT Hà Nội có thể vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB trên địa


4
bàn TP.Hà Nội.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên
quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của
luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và
phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản lý khai thác và bảo trì
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quản lý khai thác và bảo trì KCHT GTĐB gồm nhiều nội dung khác nhau. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận
án chủ yếu tập trung vào các nội dung của quản lý ATGT, quản lý phương thức
thực hiện, quản lý vốn và quản lý KHCN.
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý khai thác và bảo trì kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Quản lý khai thác và bảo trì KCHT GTĐB là một chủ đề được các nhà nghiên
cứu, các nhà quản lý quan tâm do có vai trò rất lớn đối với hoạt động GTVT nói
riêng và nền kinh tế nói chung của mỗi quốc gia.
(1) Theo tác giả Robinson và cộng sự [98] các vai trò đó là:
- Hạn chế sự xuống cấp của công trình: Công trình đường bộ (CTĐB) được thiết
kế để đáp ứng trong một khoảng thời gian khai thác nhất định. Hết thời gian này cần
phải nâng cấp hoặc xây dựng lại. Tuy nhiên, trong thời gian khai thác nếu bỏ bê
việc bảo trì công trình thì cái giá phải trả cho cho công việc này về sau là khá đắt.
- Giảm chi phí vận hành xe: Chi phí vận hành xe phụ thuộc vào lưu lượng giao
thông và chất lượng CTĐB, chi phí này tăng khi chất lượng CTĐB giảm đi. Ngoài
ra, nếu CTĐB không được bảo dưỡng, sửa chữa thì chi phí vận hành xe có thể tăng
15%, đặc biệt nếu bỏ bê việc bảo trì lâu ngày thì chi phí vận hành xe có thể tăng đến
50%.
- Đảm bảo cho giao thông thông suốt: Bảo trì CTĐB giúp hoạt động giao thông

có điều kiện thông suốt, hạn chế thiệt hại về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh.
- An toàn giao thông: Tai nạn giao thông (TNGT) một phần do tình trạng CTĐB
không đảm bảo an toàn. Bảo trì CTĐB góp phần cải thiện ATĐB.
- Vấn đề môi trường: Các điều kiện khai thác của công trình ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh.


6
1.1.1. Về quản lý an toàn giao thông trong khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ
(2) Nghiên cứu của John Fletcher, Jacqueline Lacroix, David Silcock với đề tài
“Urban Road Safety” [89] đã chỉ ra: vấn đề ATGT liên quan đến rất nhiều tổ chức
khác nhau, nhưng các tổ chức liên quan lại không đặt vấn đề ATGT là mục tiêu
quan tâm hàng đầu; quy hoạch giao thông trong tương lai cần hạn chế số người sử
dụng phương tiện giao thông cá nhân bằng cơ giới; khuyến khích người dân đi bộ,
đi xe đạp, sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường và giao thông
công cộng; cần ưu tiên xây dựng các tuyến đường cho người đi bộ; để nâng cao
ATGT đường bộ cần sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, cần tạo ra sự
đồng thuận của các tổ chức, các bên có liên quan. Tuy nhiên, để đảm bảo ATGT
đường bộ thì vấn đề quản lý hành lang ATĐB, tổ chức giao thông hợp lý chưa được
đề cập đến.
(3) Nghiên cứu của Andrea Broaddus, Todd Litman, Gopinath Menon trong đề
tài “Transportation demand management” [79] đã trình bày kinh nghiệm của một
số thành phố về quản lý nhu cầu giao thông, hạn chế nhu cầu sử dụng phương tiện
giao thông cá nhân bằng cơ giới như:
- Kiểm soát sự gia tăng sở hữu ô tô thông qua các loại thuế, phí, hạn ngạch sử
dụng ô tô, thuế đường, phí nhiên liệu, phí đỗ xe, phí tắc đường;
- Hạn chế phương tiện ở các tuyến phố hay bị tắc đường thông qua việc khuyến
khích các doanh nghiệp giảm việc cung cấp bãi đỗ xe.
(4) Bài viết “Managing urban traffic congestion” [83] cho rằng để giảm vấn đề

ùn tắc giao thông (UTGT) cần kết hợp nhiều giải pháp khác nhau như: cải tạo hệ
thống KCHT giao thông hiện có, xây dựng mới KCHT giao thông, cải tạo và phát
triển giao thông công cộng, quản lý sử dụng phương tiện giao thông, phối hợp hoạt
động của nhiều đơn vị.
Các nghiên cứu trên chủ yếu đưa ra phương hướng chung để giảm UTGT.
Quản lý ATGT trên góc độ là một nội dung của QLKT KCHT GTĐB chưa được đề
cập đến.


7
1.1.2. Về quản lý phương thức thực hiện khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ
Tại các nước phát triển, việc lựa chọn đơn vị QLKT và bảo trì KCHT GTĐB
được thực hiện chủ yếu theo phương thức đấu thầu và sử dụng hợp đồng dựa theo
chất lượng thực hiện (Performance Based Contract, PBC). Do đó, các nghiên cứu
về hình thức hợp đồng này là rất đa dạng.
Hợp đồng PBC được áp dụng đầu tiên vào năm 1988 tại tại British Columbia
(Canada). Sau đó trở thành một phần trong hợp đồng bảo trì đường bộ (BTĐB) tại
Australia, Anh, New Zealand và ngày nay được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới.
(5) Nghiên cứu của World Bank với đề tài “Performance Based Contracts in
the Road Sector: Towards Improved Efficiency in the Management of Maintenance
and Rehabilitation Brazil’s Experience” [100] đã trình bày kinh nghiệm của Brazil
trong quản lý BTĐB. Trong bối cảnh cuối những năm 1990, kinh phí dành cho
BTĐB rất hạn chế do Brazil đang gặp khủng hoảng tài chính. Vì vậy, Brazil đã phải
tiến hành các cải cách trong lĩnh vực BTĐB nhằm duy trì hoạt động của công trình
đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trong điều kiện thiếu vốn; thực hiện cam kết của
Chính phủ đảm bảo chi tiêu trong giới hạn cho phép. Giải pháp được Brazil lựa
chọn là giao cho các công ty tư nhân quản lý BTĐB, các nhà thầu được thanh toán
phụ thuộc vào mức độ đáp ứng chất lượng của đường bộ theo cam kết. Thông qua
đấu thầu, nhà thầu sẽ được giao quản lý, làm nhiệm vụ bảo trì tuyến đường trong

một số năm nhất định, với cam kết duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường (độ nhám,
độ bằng phẳng, vết nứt …), không thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng công
việc thực hiện. Sau khi Brazil thực hiện thành công cách làm này, đã có rất nhiều
nước trên thế giới học tập làm theo.
(6) Nghiên cứu tổng hợp số 389 trong National Cooperative Highway Reseach
Program (NCHRP Synthesis 389 [91]) đã đề xuất bảy bước cơ bản để triển khai hợp
đồng QLKT và bảo trì KCHT GTĐB theo hình thức PBC:
1) Thành lập và huấn luyện một nhóm chuyên trách;
2) Thiết lập biện pháp đáp ứng mục tiêu đề ra;
3) Thiết lập chiến lược hợp tác và xác định các nhà thầu đủ điều kiện;
4) Thu thập dữ liệu điều tra, dự toán chi phí hợp đồng và nguồn vốn;


8
5) Chuẩn bị hồ sơ mời thầu (HSMT) bao gồm loại hợp đồng, tiêu chuẩn lựa
chọn, phạm vi công việc, các biện pháp thực hiện, mục tiêu thực hiện,
thời hạn hợp đồng, ưu đãi và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thực hiện;
6) Tuyển chọn nhà thầu;
7) Theo dõi, kiểm tra hiệu quả của nhà thầu và thanh toán cho nhà thầu tuân
theo điều khoản hợp đồng.
So với hình thức hợp đồng thông thường, hợp đồng PBC có những lợi thế đã
được chỉ ra trong các nghiên cứu của World Bank [102], Liautaud [84], FHWA
[99], Pakkala [95] đó là: tiết kiệm chi phí, duy trì được điều kiện làm việc bình
thường của đường bộ, có nguồn tài chính ổn định dành cho việc bảo trì hàng năm,
làm tăng sự hài lòng của người sử dụng đường.
Bảng 1.1: Mức tiết kiệm chi phí của hợp đồng PBC so với hợp đồng thông thường
tại một số quốc gia
TT

Quốc gia


Tỷ lệ tiết kiệm (%)

1

Na Uy

20÷40

2

Thụy Điển

30

3

Phần Lan

30 ÷ 35

4

Hà Lan

30 ÷ 40

5

Estonia


20 ÷ 40

6

Anh

10

7

Úc

10 ÷ 40

8

New Zealand

20 ÷ 30

9

Mỹ

10 ÷ 15

10

Canada


10 ÷ 20
Nguồn: [95]

Áp dụng hợp đồng PBC trong QLKT và bảo trì KCHT GTĐB bên cạnh những
lợi ích đem lại cũng có những trở ngại quyết định đến việc thành công của hợp
đồng. Theo các nghiên cứu của Pakkala [96], Ribreau [93], Hill và cộng sự [92],
Biniyam Regassa [81] các trở ngại đó là:
- Thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ (cơ quan lập pháp hoặc hành pháp);


9
- Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng PBC chưa nhiều hoặc có suy nghĩ tiêu cực về
lần áp dụng đầu tiên;
- Những thách thức trong việc lập giá dự thầu của các nhà thầu;
- Không đạt chất lượng theo yêu cầu trong những năm đầu tiên của một hợp
đồng dài hạn;
- Năng lực nhà thầu không đủ.
Theo NCHRP [90], động lực chính mà cơ quan QLĐB thực hiện hợp đồng PBC
là chuyển một phần đáng kể rủi ro cho nhà thầu. Hợp đồng PBC có các loại rủi ro
sau:
- Chất lượng xây dựng kém, đến giai đoạn khai thác phải chỉnh sửa để đạt được
mức độ phục vụ;
- Thời tiết khắc nghiệt, các vấn đề môi trường không mong đợi;
- Trường hợp khẩn cấp;
- Thay đổi luật pháp và tăng trưởng giao thông bất ngờ;
- Khó khăn trong việc thu thập các nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc.
(7) G.J. Zietlow với nghiên cứu “Performance-based Management and
Maintenance of Roads” [85] đã chỉ ra quản lý rủi ro trong hợp đồng PBC đóng một
vai trò lớn hơn so với hợp đồng thông thường. Trong hợp đồng PBC những rủi ro

đáng kể được chuyển từ cơ quan QLĐB tới các nhà thầu. Nói chung, hợp đồng càng
dài thì nhà thầu càng phải chịu nhiều rủi ro.
Tự thực
hiện

Thuê nhà
thầu

Hợp đồng PBC trong QLKT và
bảo trì đường bộ
Ngắn hạn

Trung hạn

Dài hạn

Hợp đồng chuyển
nhượng dài hạn

Rủi ro đối với nhà thầu tăng
Rủi ro đối với cơ quan QLĐB giảm
Hình 1.1: Chia sẻ rủi ro giữa cơ quan QLĐB và nhà thầu

Nguồn: [85]

Hợp đồng PBC là loại hợp đồng dựa trên chất lượng thực hiện đầu ra của công
việc. Do đó, để có cơ sở đánh giá, nghiệm thu các công tác QLKT và bảo trì đường
bộ trong hợp đồng PBC, Ngân hàng thế giới đã nghiên cứu đưa ra bộ tiêu chí đánh
giá chất lượng QLKT và BTĐB dựa trên chất lượng thực hiện [103]. Các tiêu chí



10
đánh giá chất lượng thực hiện gồm: đánh giá chất lượng mặt đường (có rải mặt và
không rải mặt), lề đường, rãnh thoát nước, cầu, cống, cây cỏ, hệ thống báo hiệu
đường bộ và ATGT… Mỗi tiêu chí lại được đánh giá bằng các chỉ số cụ thể (ví dụ
mặt đường được đánh giá bằng số ổ gà, độ bằng phẳng, độ nhám, chiều sâu lún vệt
bánh xe…), chất lượng dịch vụ (tùy theo lưu lượng xe); phương pháp đo đạc (bằng
mắt hay bằng máy móc thiết bị) và thời gian sửa chữa, khắc phục.
Nhìn chung các nghiên cứu về hình thức hợp đồng PBC trong QLKT và bảo trì
KCHT GTĐB khá đa dạng, những nghiên cứu này được thực hiện ở một số quốc gia
có điều kiện KT-XH nhất định. Do đó, nếu triển khai áp dụng ở một quốc gia khác
không thể áp dụng một cách cứng nhắc mà cần phải xem xét cụ thể cho phù hợp với
điều kiện thực tế.
1.1.3. Về quản lý vốn khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, nếu chỉ huy động vốn từ nguồn lực Nhà nước
thì không đủ để xây dựng và bảo trì mạng lưới đường bộ, cần hướng tới việc đa
dạng hóa nguồn vốn, hướng về khu vực tư nhân và thị trường vốn quốc tế, cũng như
đa dạng các hình thức huy động vốn, đặc biệt là hình thức hợp tác công - tư.
(8) Tác giả Cesar Queiroz với bài báo “Launching Public Private Partnerships
for Highways in Transition Economies” [82] đã nhấn mạnh hợp tác công - tư không
chỉ thích hợp với dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) mới, mở rộng, cải tạo, mà còn phù
hợp với các dự án BTĐB, với chương trình nhượng quyền bảo trì, thu phí để huy
động vốn phục vụ cho hoạt động khai thác công trình.
Bên cạnh nhượng quyền bảo trì, thu phí thì cho thuê quyền khai thác cũng là
một kênh để huy động vốn cho QLKT và bảo trì KCHT GTĐB nhưng không được đề
cập trong nghiên cứu này.
(9) Bài viết của Antonio Postigo“Financing road infrastructure in China and
India: current trends and future options” [80] đã phân tích những điểm mạnh và
hạn chế của các chính sách về tài chính cho GTĐB ở Trung Quốc và Ấn Độ. Trong
đó, nguồn vốn cho BTĐB chủ yếu từ ngân sách Nhà nước (NSNN), từ thuế mua xe,

thuế nhiên liệu và phí đường bộ. Với chính sách hiện hành, vốn cho xây dựng, nâng
cấp, mở rộng và BTĐB không đáp ứng đủ nhu cầu. Tác giả cho rằng phải mở rộng
không gian tài khóa cho các Chính phủ, củng cố thị trường tài chính trong nước và


11
tăng cơ hội cho khu vực tư nhân mới có thể huy động đủ vốn cho phát triển GTĐB
nói chung, trong đó có công tác bảo trì. Đây là xu thế huy động vốn trong tương lai,
có giá trị không chỉ với hai quốc gia trên mà còn cho các quốc gia đang phát triển
khác.
(10) Bài viết “Đổi mới tài chính bảo dưỡng đường” [88] của Gunter J.Zietlow
đưa ra cách tiếp cận mới để nâng cao nguồn lực tài chính cho đầu tư xây dựng và
BTĐB là hướng tới thương mại hóa việc QLĐB, coi QLĐB như một công việc kinh
doanh, coi việc BTĐB như một loại dịch vụ công cộng mà người sử dụng phải trả
tiền cho những dịch vụ mà họ được hưởng. Tuy nhiên, bài viết không đề cập đến
việc người sử dụng đường bộ phải trả tiền cho những dịch vụ nào và trả bằng cách
nào.
1.1.4. Về quản lý khoa học công nghệ trong khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ
Tại các nước phát triển, việc ứng dụng CNTT vào lĩnh vực QLKT và bảo trì
KCHT GTĐB rất được chú trọng nhằm tạo ra hệ thống giao thông an toàn, thuận
tiện, giảm các tác động xấu đến môi trường.
(11) Nghiên cứu của Phil Sayeg and Phil Charles trong "Intelligent Transport
Systems" [97] đề cập đến vấn đề quản lý dòng phương tiện bằng các công nghệ tiên
tiến-Giao thông thông minh, gọi tắt là ITS (Intelligent Transport Systems). Để ứng
dụng công nghệ này cần có ba bộ phận hợp thành gồm: cơ sở hạ tầng, phương tiện
và yếu tố con người. Để xây dựng và vận hành được hệ thống giao thông thông
minh thì cần thiết phải có một hệ thống cơ sở dữ liệu về đường bộ đầy đủ, tuy nhiên
việc thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu chưa được đề cập trong nghiên cứu này.
(12) Ngân hàng thế giới đã nghiên cứu xây dựng và phát triển mô hình quản lý

và phát triển đường bộ (Highway Development and Management System, HDM-4)
nhằm kết hợp giữa các yếu tố kỹ thuật, kinh tế và môi trường trong phân tích đánh
giá hiệu quả của dự án đầu tư và phân tích chiến lược quản lý và phát triển bền
vững mạng lưới đường bộ [101]. Các ứng dụng chính của HDM-4:
- Phân tích chiến lược khai thác, bảo trì của mạng lưới đường thuộc sự quản lý
của cơ quan QLĐB: Dự báo trung và dài hạn về nhu cầu kinh phí cho các cấp bảo
trì với các mục tiêu đã xác định trước, dự báo dài hạn về tình trạng của mạng lưới


×