Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.43 MB, 52 trang )

Tốt Nghiệp

Lớp …………..

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Giới thiệu

Tôm thẻ chân trắng với nhiều ưu điểm vượt trội so với tôm sú như: Thích
nghi được với biên độ dao động nhiệt của nước và độ mặn rộng, có sức đề kháng
với nhiều bệnh, có thời gian ni ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể ni ở mật
độ cao, chính vì vậy nên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã phát triển mạnh.Tuy
nhiên, sau một thời gian nuôi dịch bệnh đã phát triển ở nhiều nơi và đã gây thiệt hại
nghiêm trọng cho người ni. Một trong những ngun nhân chính dẫn đến dịch
bệnh bùng phát là do chất lượng con giống không được đảm bảo.
Để phát triển bền vững nghề ni tơm thẻ thương phẩm thì vấn đề giải quyết
được nguồn giống có chất lượng tốt, sạch bệnh là đóng vai trò quan trọng. Tuy
nhiên trong vấn đề sản xuất giống đại trà hiện nay còn nhiều điều đáng quan tâm,
thực tế sản xuất hiện nay cho thấy do nhu cầu tôm giống trên thi trường là rất cao
nên hàng loạt các trại sản xuất đã ra đời, nhưng để đạt lợi nhuận cao thì việc sử
dụng hóa chất, kháng sinh với liều cao đã xảy ra, bên cạnh đó việc tận dụng diện
tích ương ni và vật liệu sẵng có để tiết kiệm chi phí thì tơm giống được ương
trong các bể có thể tích, cấu trúc khác nhau cũng được tiến hành, dẫn đến việc áp
dụng các quy trình cơng nghệ sản xuất khác nhau sẽ cho hiệu quả khác nhau.
Trên cơ sở đó đề tài, “So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei) khi ương ở hai thể tích 2 m3 và 4 m3 trong bể
composite”, được tiến hành. Một phần nhằm thực hiện đồ án tốt nghiệp ra trường,
một phần nhằm làm hành trang kiến thức sau khi ra trường và làm việc.
1.2


Mục tiêu nghiên cứu

Tìm ra thể tích ương ni có hiệu quả trong q trình ương giống tơm thẻ
chân trắng.
1.3

Nội dung nghiên cứu
Ương ấu trùng tôm thẻ ở hai thể tích 2 m3 và 4 m3
So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng tơm thẻ ở hai thể tích 2 m3 và 4 m3.

Hê Minh Tân

1


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc điểm sinh học

2.1.1 Phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp:

Malacostraca


Bộ:

Decapoda

Họ:

Penaeidae

Giống: Litopenaeus
Lồi:

Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)

Hình 2.1 Tơm thẻ chân trắng
( )
2.1.2 Phân bố
Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo thuộc Đơng Thái
Bình Dương (Biển phía Tây Mỹ La Tinh) và Nam Trung Mỹ. Trên thế giới tôm thẻ
chân trắng phân bố nhiều ở vùng biển Ecuado, tại vùng Esmieraldes quanh năm đều
bắt được tơm cái mang trứng. Vì vậy, tơm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở các
nước Nam Mỹ.
Châu Á khơng có tơm thẻ chân trắng phân bố tự nhiên. Vào những thập niên
1980 - 1990 của thế kỷ XX đối tượng này đã được thuần hóa, di giống ni thử
nghiệm thành công ở các nước Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… tại Trung Quốc
những năm gần đây, tỉnh Quảng Đông đã xem tơm thẻ chân trắng là đối tượng ni
chính thay thế cho tôm He Trung Quốc (P.chinensis) (Nguyễn Trọng Nho và ctv,
2006).

Hê Minh Tân


2


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

2.1.3 Đặc điểm hình thái cấu tạo của tơm thẻ chân trắng
 Nhìn chung cấu tạo ngồi tơm thẻ chân trắng giống với tôm He Trung Quốc
(Penaeus Chinensis) và tơm bạc (Penaeus merguiensis). Tơm có màu lam, trên thân
khơng có đốm vằn, chân bị có màu trắng ngà nên có tên gọi là tơm He chân trắng
hay tơm thẻ chân trắng, chân bơi có màu trắng vàng, các vành chân đi có màu đỏ
nhạt và xanh. Vỏ tơm mỏng, có thể nhìn thấy đường ruột rất rõ. Râu tơm có màu đỏ
và dài gấp 1,5 chiều dài thân. Tơm cái có Thelycum hở. Cá thể lớn nhất có chiều dài
có thể đạt tới 23 cm.
 Cơ thể chia làm hai phần: Đầu ngực (Cephalothorax) và phần bụng
(Abdomen)
+

Phần đầu ngực có 14 đơi phần phụ bao gồm:

-

Một đơi mắt kép có cuống mắt.

- Hai đơi râu: Anten 1 (A1) và Anten 2 (A2). A1 ngắn, đốt 1 lớn và có hốc mắt,
hai nhánh ngắn. A2 có nhánh ngồi biến thành vẩy râu (Antenal scale), nhánh trong
kéo dài. Hai đôi râu này giữ chức năng khứu giác và thăng bằng.
-


Ba đôi hàm: Đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đơi hàm nhỏ 2.

- Ba đơi chân hàm (Maxilliped) có chức năng giữ mồi, ăn mồi và hỗ trợ hoạt
động bơi lội của tơm.
- Năm đơi chân bị hay chân ngực (Walking legs), giúp cho tơm bị trên mặt
đáy. Ở tơm cái, giữa gốc chân ngực 4 và 5 có Thelycum.
+ Phần bụng có 7 đốt: 5 đốt đầu, mỗi đốt mang một đơi chân bơi hay cịn gọi là
chân bụng (Pleopds hay Swimming legs). Mỗi chân bụng có một đốt chung bên
trong. Đốt ngoài chia làm hai nhánh: Nhánh trong và nhánh ngoài, đốt bụng thứ 7
biến thành Telson hợp với đôi chân đuôi phân nhánh tạo thành đuôi giúp tôm
chuyển động và giữ thăng bằng. Ở tôm đực, hai nhánh trong của đôi chân bụng thứ
nhất biến thành Petasma và hai nhánh của đôi chân bụng thứ 2 biến thành đôi phụ
bộ đực là bộ phận sinh dục ngoài của con đực (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).

Hê Minh Tân

3


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

2.1.4 Tập tính sống và khả năng thích ứng với một số điều kiện mơi trường
2.1.4.1 Tập tính sống
Trong vùng biển tự nhiên tôm thẻ chân trắng sống ở đáy cát, độ sâu từ 70 ÷
72 m, tơm trưởng thành phần lớn sống ở vùng biển gần bờ, tôm nhỏ ưa sống ở khu
vực cửa sông giàu dinh dưỡng. Ngồi tự nhiên tơm nhỏ thường sống ở vùng cửa
sơng có độ mặn thấp, nhiệt độ cao, tơm trưởng thành bơi ra biển giao vĩ và tiến
hành sinh sản. Trong tự nhiên tôm mẹ đẻ trứng ở độ sâu 70 m nước, độ mặn 35‰,

nhiệt độ nước từ 26 ÷ 28oC. Ban ngày tơm vùi mình trong bùn, ban đêm mới đi
kiếm ăn.
2.1.4.2 Khả năng thích nghi của tơm thẻ với một số yếu tố môi trường
Bảng 2.1 Khả năng thích nghi của tơm thẻ với một số yếu tố mơi trường.
TT

Chỉ tiêu

Khả năng thích ứng

Khoảng thích ứng nhất

1

Nhiệt độ (oC)

18 ÷ 37 (oC)

25 ÷ 32 (oC)

2

Độ mặn (S‰)

0,5 ÷ 45 (‰)

18 ÷ 22 (‰)

3


pH

7,0 ÷ 9,0

7,5 ÷ 8,5

4

Oxy hịa tan

4 ÷ 8 (mg/l)

≥ 4 (mg/l)

5

Độ kiềm

100 ÷ 250 (mg/l)

6

Độ trong

30 ÷ 50 (cm)

7

NH4-N


≥ 0,4 (mg/l)

8

NH3

< 0,1 (mg/l)

9

H2S

< 0,002 (mg/l)

10

BOD

5 ÷ 30 (mg/l)

11

COD

< 6 (mg/l)

12

Màu nước


Xanh lục,
Xanh nõn chuối

Vỏ đậu, màu mận chín

(Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).

Hê Minh Tân

4


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

2.1.5 Các thời kỳ phát triển và vòng đời của tôm thẻ chân trắng
2.1.5.1 Các thời kỳ phát triển
Bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi tôm chết bao gồm nhiều thời
kỳ như: Thời kỳ phôi, thời kỳ ấu trùng, thời kỳ ấu niên, thời kỳ thiếu niên, thời kỳ
sắp trưởng thành và thời kỳ trưởng thành.
 Thời kỳ phôi
Bắt đầu khi trứng được thụ tinh đến khi trứng nở, thời gian phát triển phôi
phụ thuộc rất lớn vào yếu tố nhiệt độ nước.
 Thời kỳ ấu trùng
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái bao gồm
các giai đoạn sau:


Giai đoạn Nauplius (N)


Ấu trùng N trải qua 6 lần lột xác và có 6 giai đoạn phụ. Ấu trùng Nauplius
có 3 đơi phần phụ và một diểm mắt. Đôi phần phụ thứ nhất không phân nhánh, là
mầm của đôi Anten 1. Hai đôi phần phụ thứ 2, thứ 3 phân hai nhánh, là mầm của
đôi Anten 2 và đơi hàm 1. Trên các phần phụ có nhiều lơng cứng. Ở giai đoạn (N 1)
lông cứng trơn. Từ (N2) trở đi, lơng cứng có nhiều lơng nhỏ dạng lơng chim, trên
chạc đi có các gai đi. Bắt đầu từ N 3, mặt bụng ấu trùng xuất hiện các mấu lồi là
mầm của đôi hàm 2, hàm 3, chân hàm 1, 2, 3 sau này. Giai đoạn N4, N5, N6 phần sau
cơ thể kéo dài.
Ấu trùng Nauplius bơi lội bằng 3 đơi phần phụ, vận động theo kiểu zíc zắc,
khơng định hướng và khơng liên tục.


Giai đoạn Zoea (Z): Có 3 giai đoạn phụ gồm:

+ Zoea 1: Cơ thể kéo dài chia làm hai phần, phần đầu có vỏ giáp, phần sau
gồm 5 đốt ngực và phần bụng chưa phân đốt có chạc đi, chưa có chủy đầu, mắt
chưa có cuống.
+ Zoea 2: Chủy đầu xuất hiện, hai mắt kép có cuống mắt tách rời, phần bụng
đã chia thành 4 đốt.
+ Zoea 3: Có chủy đầu, hai mắt kép có cuống. Ở mặt bụng phần đầu ngực xuất
hiện 5 đôi chân ngực. Phần bụng có 7 đốt bao gồm 6 đốt bụng và 1 chạc đuôi, đốt
bụng 6 kéo dài có mầm chân đi.

Hê Minh Tân

5


Tốt Nghiệp


Lớp …………..

Bảng 2.2 Đặc điểm các giai đoạn phụ ấu trùng Zoea
Đặc điểm

Zoea 1

Zoea 2

Zoea 3

1. Chủy đầu

Khơng





2. Cuống mắt

Khơng





3. Mầm chân đi


Khơng

Khơng



Ấu trùng Zoea bơi lội nhờ hai đôi Anten và ba đôi chân hàm. Chúng bơi liên
tục có định hướng, bơi thẳng về phía trước.


Giai đoạn Mysis (M): Có 3 giai đoạn phụ là M1, M 2, M3.

Giai đạn Mysis mầm chân đi phát triển, nhánh ngồi của Anten 2 dẹp hình
thành vẩy râu, cơ thể cong gập. Ở giai đoạn này, ấu trùng M bơi lội theo kiểu búng
ngược vận động chủ yếu dựa vào 5 đơi chân bị.
Bảng 2.3 Đặc điểm giai đoạn Mysis
Đặc điểm

M1

M2

M3

Mầm chân bụng

Bắt đầu hình thành

Có một đốt


Có 2 đốt

Sự khác biệt giữa Z và M là Z ăn thực vật phù du, còn M ăn cả thực vật phù
du lẫn động vật phù du; Z có khuynh hướng bơi gần mặt nước do đặc tính hướng
quang, cịn M thì bơi hướng xuống sâu và đuôi đi trước, đầu đi sau. M cũng ít bị lơi
cuốn bởi ánh sáng như các thời kỳ N và Z. Khi bơi ngược đầu M dùng 5 cặp chân
bơi ở dưới bụng tạo ra những dòng nước nhỏ đẩy tảo khuê vào miệng và đẩy động
vật phù du về phía cặp chân đi để tóm lấy dễ dàng hơn.


Giai đoạn Postlarvae (PL)

Hậu ấu trùng PL đã có hình dạng ngồi giống như của lồi nhưng sắc tố chưa
hoàn thiện, nhánh trong của Anten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định hướng về
phía trước, bơi lội chủ yếu dựa vào 5 đôi chân bụng. PL bắt mồi chủ động, thức ăn
chủ yếu là động vật nổi. Tuổi của PL tính theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi,
nhưng từ PL5 trở đi chúng di chuyển xuống đáy (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).

Hê Minh Tân

6


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

 Thời kỳ ấu niên
Do ấu trùng đã có hệ thống mang đã hồn chỉnh, nên tơm chuyển sang sống
đáy, bắt đầu bò bằng chân bò và bơi bằng chân bơi. Anten 2 và sắc tố thân ngày

càng phát triển, thời kỳ này tương đương với tôm bột hay PL5 ÷ PL20.
 Thời kỳ thiếu niên
Thời kỳ này, tôm bắt đầu ổn định tỷ lệ thân, Thelycum và Petasma được hình
thành nhưng chưa hồn chỉnh, hai nhánh của Petasma còn tách biệt. Cuối thời kỳ ấu
niên bắt đàu xuất hiện sự sinh trưởng không đều giữa hai giới, cá thể cái lớn nhanh
hơn đực. Giai đoạn này tương đương với giai đoạn ương và nuôi thương phẩm trong
sản xuất.
 Thời kỳ sắp trưởng thành
Tôm trưởng thành về mặt sinh dục như cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện,
cá thể đực bắt đầu có tinh trùng trong túi tinh, cá thể cái đã tham gia giao vĩ lần đầu.
 Thời kỳ trưởng thành
Tơm có khả năng tham gia sinh sản, chúng di cư và sống ở vùng biển sâu,
nơi có độ trong cao và độ mặn ổn định.
2.1.5.2 Vịng đời của tơm the chân trắng
Trong vịng đời của mình, tơm thẻ chân trắng có giai đoạn ấu niên và thiếu
niên sống ở vùng cửa sông, đến thời kỳ sắp trưởng thành và trưởng thành, khi tôm
tham gia sinh sản lần đầu thì sống ở vùng triều có độ sâu từ 7 ÷ 20 m nước. Khi
trưởng thành và có sản phẩm sinh dục đã chín hồn tồn thì chuyển ra vùng biển
khơi, ở đó có độ sâu khoảng 70 m nước và tham gia sinh sản ở đây.
Trứng và ấu trùng Z, M sống và phát triển tại vùng biển khơi theo dịng nước
trơi dạt vào vùng gần bờ. Khi đến vùng triều thì ấu trùng chuyển sang giai đoạn
Postlarvae và tiếp tục theo thủy triều trôi dạt vào vùng cửa sông, phát triển thành ấu
niên và tiếp tục vòng đời của chúng (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Tơm thẻ chân trắng là lồi ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc
từ động, thực vật. Ở giai đoạn tiền ấu trùng và hậu ấu trùng (N ÷ P), chúng sử dụng
thức ăn tự nhiên của loài chủ yếu là tảo đơn bào và luân trùng (bao gồm cả thực vật
phù du và động vật phù du). Trong sinh sản nhân tạo người ta thường sử dụng các
loại thức ăn công nghiệp, tảo khô, các chất bổ sung khác… Tôm thẻ chân trắng có
nhu cầu về đạm (20 ÷ 35%) thấp hơn so với tơm sú (38 ÷ 40%), hệ số thức ăn FCR

thấp khoảng 0,9 ÷ 1,2 so với tơm sú là 1,5 (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).

Hê Minh Tân

7


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

2.1.6.1 Nhu cầu dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng
Cũng giống như các lồi tơm He khác, thức ăn của nó cũng cần các thành
phần như: Protein, Lipid, vitamin, muối khống,… Thiếu hay khơng cân đối đều
ảnh hưởng tới sức khỏe và tốc độ lớn của tôm.
 Protein
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn của tôm, là
nguyên liệu tạo các mô và các sản phẩm khác trong cơ thể và còn là chất xúc tác,
thực hiện chức năng vận chuyển, bảo vệ… Nhu cầu protein thay đổi tùy theo giai
đoạn phát triển của tôm, Postlarvae yêu cầu tỉ lệ 40% protein trong thức ăn, cao hơn
các giai đoạn sau.
Tôm chân trắng không cần khẩu phần ăn có lượng protein cao như tơm sú.
Trong đó, thức ăn có lượng protein 35% được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó
khẩu phần ăn có thêm mực tươi rất được tơm ưa chuộng.
Men tiêu hố protein của tơm chủ yếu ở dạng trypsine, khơng có pepsine
Ngồi ra trong dạ dày tơm có 85% số vi khuẩn tạo thành chitinase. Ngoài việc cung
cấp dinh dưỡng, quan trọng nhất là giúp tơm có khả năng tiêu hố chitinase một
phức hợp của protein.
 Hydratcacbon
Hydratcacbon là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể (khoảng

60% năng lượng cho hoạt động sống của động vật). Tuy khả năng sản sinh ra nhiệt
lượng của hydratcacbon kém hơn so với lipid, song hydratcacbon lại có ưu thế hồ
tan được, vì vậy q trình tiêu hố hấp thu dễ dàng.
Ở giáp xác có nhiều men tiêu hố hydratcacbon như: amylaza, maltaza,
kitinaza, cellulaza nhờ đó giáp xác có thể tiêu hố một thành phần cellulose nên
chúng có thể ăn thực vật và rong tảo.
Thức ăn nhiều xơ sẽ đưa kết quả xấu vì cơ quan ruột, dạ dày của tôm ngắn,
thức ăn nhanh chóng đi qua và thời gian tiêu hố bị hạn chế. Nhưng chất xơ đóng
vai trị là chất nền cho quá trình lên men của vi sinh vật sống trong ống tiêu hố, vì
vậy trong thức ăn tơm người ta thường bổ sung khoảng 5% bột cỏ hoặc rong biển.
Ngoài vai trò là chất nền trong chất xơ tồn tại một lượng nước nhất định, chính
lượng nước này có tác dụng duy trì dịch ruột làm tăng quá trình hấp thu chất dinh
dưỡng.

Hê Minh Tân

8


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

 Lipid
Cùng với Hydratcacbon thì chất béo tạo ra năng lượng. Nếu năng lượng của
thức ăn quá thấp thì tơm sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ các dưỡng chất khác, như
protein để thoả mãn nhu cầu về năng lượng, làm nâng cao chi phí thức ăn. Nếu năng
lượng trong thức ăn quá cao thì sẽ làm giảm sự hấp thu thức ăn và chất đạm tiêu hố
khơng đủ để tơm phát triển.
Thành phần lipid có trong thức ăn tơm khoảng 6% ÷ 7,5% khơng nên q

10%. Với hàm lượng lipid trong thức ăn >10% sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng,
tăng tỉ lệ tử vong.
 Vitamin
Vitamin là nhóm chất hữu cơ mà động vật yêu cầu số lượng rất ít so với các
chất dinh dưỡng khác nhưng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển bình thường
của cơ thể và duy trì cuộc sống của nó, cơ thể động vật có nhu cầu một lượng nhỏ
trong thức ăn để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường.
Nhu cầu vitamin ở tơm tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi, tốc độ sinh trưởng, điều
kiện dinh dưỡng, nhu cầu từng loại vitamin thực tế cho từng loài tơm, cho từng giai
đoạn vẫn chưa được biết nhiều. Vì thế trong thức ăn, lượng vitamin bổ sung thường
vượt qua nhu cầu thực tế của tôm nhằm bù đắp lượng mất đi do hòa tan trong nước,
do phân hủy trong q trình sản xuất thức ăn và bảo quản.
Vitamin nhóm B, C và E được cho là cần thiết phải cho vào thức ăn. Vitamin
D, C khi dùng với số lượng nhiều đã cho thấy phản ứng đối kháng, dẫn đến
bệnhthừa vitamin. Trong thành phần các premix vitamin dùng cho tơm ln có
vitamin A và K.
 Chất khống
Giống như các động vật thủy sản khác, tơm có thể hấp thụ và bài tiết chất
khống trực tiếp từ mơi trường nước thơng qua mang và bề mặt cơ thể . Vì vậy, nhu
cầu chất khống ở tơm phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất khống có trong mơi
trường tơm đang sống (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).

Hê Minh Tân

9


Tốt Nghiệp

Lớp …………..


2.1.6.2 Tính ăn của tơm
Trong vịng đời của mình, tơm tùy thuộc vào giai đoạn biến thái mà sử dụng
loại thức ăn khác nhau.
 Giai đoạn Nauplius
Tôm dinh dưỡng bằng lượng nỗn hồng dự trữ, chưa sử dụng thức ăn ngồi.
Đến cuối N6 hệ tiêu hóa có sự chuyển động nhu động, chuẩn bị cho giai đoạn sử
dụng thức ăn ngoài.
 Giai đoạn Zoea
Ấu trùng Zoea thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật nổi, chủ
yếu là tảo Silic như: Skeletonema costatum, Chaetoceros, Ossinodiscus, Nitzschia,
Rhizosolena... Ở giai đoạn này ấu trùng ăn mồi liên tục, thức ăn trong ruột không
ngắt quảng, đuôi phân dài cho nên mật độ thức ăn trong môi trường nước phải đạt
mật độ đủ cho Zoea có thể lọc mồi liên tục suốt giai đoạn này. Mật độ thức ăn tăng
dần từ Z1 đến Z3. Ngồi hình thức ăn lọc là chủ yếu, ở giai đoạn này ấu trùng cịn có
khả năng bắt mồi chủ động. Khả năng này tăng dần từ Z 1 đến Z3 đặc biệt là cuối Z3
trở đi.
 Giai đoạn Mysis
Ấu trùng bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng,
ấu trùng N-Copepoda, N-Artemia, ấu trùng động vật thân mềm, … Tuy nhiên, thực
tế sản xuất cho thấy ấu trùng Mysis vẫn có thể ăn tảo Silic.
 Giai đoạn Post larvae
Tôm bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như Artemia,
Copepoda, ấu trùng giáp xác, ấu trùng động vật thân mềm,… Cần chú ý giai đoạn
này tơm thích ăn mồi sống, nếu thiếu thức ăn thì tơm sẽ ăn thịt lẫn nhau.
 Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành
Từ thời kỳ ấu niên, tôm thể hiện tính ăn của lồi (ăn tạp, thiên về động vật).
Thức ăn của tôm là các động vật khác như giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều
tơ, cá nhỏ. Trong sản xuất giống nhân tạo ấu trùng tôm chân trắng còn được cho ăn
bởi các loại thức ăn nhân tạo và thức ăn tự chế biến như: lòng đỏ trứng, sữa đậu

nành, thịt tôm, thịt hầu, trùng,…(Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).

Hê Minh Tân

10


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

2.1.7 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển
2.1.7.1 Đặc điểm sinh trưởng và sự lột xác
Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển mang tính chất giai đoạn, đặc
trưng bởi sự tăng trưởng về kích thước có dạng bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng
không liên tục. Quá trình sinh trưởng và phát triển của tơm trong điều kiện ni
nhân tạo cũng như ngồi tự nhiên trải qua nhiều lần lột xác, qua đó kích thước và
khối lượng tơm cũng ngày càng tăng lên. Kích thước cơ thể giữa hai lần lột xác hầu
như không tăng hoặc tăng không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Trong
khi đó, sự tăng trưởng về khối lượng có tính liên tục hơn.
Tơm thẻ chân trắng có tuổi thọ ngắn, tuổi thọ của tôm đực thấp hơn tôm cái.
Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30 ÷ 32 oC, độ mặn 20 ÷ 40‰ từ
tơm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cở tôm thu hoạch trung bình 40 g/con, chiều
dài từ 4 cm tăng lên tới 14 cm. Tuổi thọ trung bình của tơm thẻ chân trắng trên 32
tháng (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).
2.1.7.2 Sự lột xác
 Cơ chế sinh học của quá trình lột xác
Để sinh trưởng, tơm cũng như tất cả các động vật chân khớp khác tiến hành
lột xác. Sự lột xác chỉ là kết quả cuối cùng của một quá trình phức tạp, trải qua
nhiều giai đoạn, được chuẩn bị từ nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước đó. Quá trình

chuẩn bị diễn ra ở tất cả các mơ có liên quan thông qua hoạt động như: Huy động
nguồn lipid dự trữ ở gan, tụy, sự phân bào gia tăng và các ARN thông tin được tạo
thành và tiếp theo là quá trình sinh tổng hợp các protein mới. Trong thời gian này
trạng thái của tôm cũng thay đổi.


Giai đoạn sau lột xác (Post-molt)

Là giai đoạn kế tiếp ngay sau khi tôm lột xác. Đây là khoảng thời gian từ khi
nước được hấp thụ và máu qua biểu bì, mang, ruột để làm tăng thể thích máu, căng
lớp võ mới còn mềm dẻo cho đến khi lớp võ mới đã cứng lại. Giai đoạn này có thể
kéo dài vài ngày đối với tôm lớn hoặc vài giờ đối với tôm nhỏ.


Giai đoạn giữa lột xác (Inter-molt)

Đây là giai đoạn dài nhất theo sự phân chia này. Suốt giai đoạn này võ cứng
lại nhờ sự tích tụ chất khống và protein. Vỏ dày và đầy đủ cả 3 phần.

Hê Minh Tân

11


Tốt Nghiệp



Lớp …………..


Giai đoạn trước lột xác (Pre-molt)

Lớp mô sừng ngồi mới hình thành vào đầu giai đoạn trước lột xác. Cuối giai
đoạn trước lột xác hình thành tiếp lớp giữa mô sừng mới. Lúc này lớp vỏ cũ đã
bong ra khỏi lớp biểu bì ở phía dưới làm cho vỏ tơm có màu trắng đục. Đây là một
trong những dấu hiệu để nhận biết sự lột xác sắp xảy ra.
Ở giai đoạn này năng lượng được điều động từ gan, tụy, một phần vỏ cũ cũng
được hấp thụ lại, hàm lượng hormone lột xác trong máu tăng cao và sau đó giảm đột
ngột ngay trước khi sự lột xác sắp xảy ra.


Giai đoạn lột xác (Molting stage)

Chỉ kéo dài vài phút, bắt đầu từ khi lớp vỏ cũ tách ra ở mặt lưng nơi tiếp giáp
giữa vỏ đầu ngực và vỏ phần bụng và kết thúc khi tơm thốt hẳn lớp vỏ cũ.


Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lột xác


Ánh sáng: Cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng
đều ảnh hưởng đến quá trình lột xác. Khi hạn chế thời gian chiếu sáng sẽ ức chế
thời gian lột xác của tôm, ngược lại nếu kéo dài thời gian chiếu sáng hơn bình
thường sẽ rút ngắn thời gian lột xác.

Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến
quá trình lột xác. Nhiệt độ thấp hơn 14 ÷ 18 oC, sự lột xác bị ức chế. Nhiệt độ cao
trong khoảng thích hợp, tơm tăng cường hoạt động trao đổi chất, tích lũy dinh
dưỡng, chuẩn bị đầy đủ cho quá trình lộc xác xảy ra.


Độ mặn: Ở độ mặn thấp trong khoảng thích hợp tơm sẽ
tăng cường lột xác, sinh trưởng nhanh hơn.

Các yếu tố, điều kiện môi trường khác: pH, hàm lượng
+
N03 , N02 , NH4 , độ cứng đều có sự ảnh hưởng đến sự lột xác. Việc bón vơi thường
xun ở các ao ni ít thay nước sẽ làm tăng độ cứng của nước làm cản trở sự lột
xác của tôm.

Chu kỳ lộc xác có liên quan đến chu kỳ thủy triều, thơng
thường đầu chu kỳ thủy triều tơm mới lột xác rộ.
Q trình lột xác ở tôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện dinh
dưỡng, các yếu tố môi trường sống, sự điều tiết của các hormone trong cơ thể tôm.
Trong q trình ương ni chúng ta tác động vào q trình này bằng cách điều
chỉnh lượng thức ăn hàng ngày và theo từng giai đoạn khác nhau, cũng như quản lý
các yếu tố môi trường cho phù hợp (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).

Hê Minh Tân

12


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

2.1.8 Đặc điểm sinh sản
2.1.8.2 Cơ quan sinh sản
 Cơ quan sinh dục đực
Cơ quan sinh dục đực bên trong của tơm gồm 1 đơi tinh hồn và đơi ống dẫn

tinh. Đơi tinh hồn trong suốt khơng sắc tố, nằm ở mặt lưng từ vùng tim đến gan
tụy. Đôi túi tinh đổ ra hai lỗ sinh dục ở gốc đơi chân bị 5. Túi tinh có chứa tinh
trùng sẽ có màu xám nhạt hoặc trắng sữa. Khi tơm đực thành thục, ta có thể thấy rõ
đơi túi tinh trắng đục ở gốc đơi chân bị 5. Đây là căn cứ để tuyển chọn tôm đực khi
nuôi tôm bố mẹ.
Cơ quan sinh dục đực bên ngoài bao gồm Petasma và đôi phụ bộ đực.
Petasma do hai nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành, đôi phụ bộ đực do hai
nhánh trong của đơi chân bị 2 biến thành.
 Cơ quan sinh dục cái
Cơ quan sinh dục cái bên ngồi là Thelycum, có nhiệm vụ nhận và giữ túi
tinh từ tôm đực chuyển sang. Thelycum nằm giữa gốc đôi chân ngực 4 và 5.
Cơ quan sinh dục cái bên trong bao gồm một đôi buồng trứng và ống dẫn
trứng, đôi ống dẫn trứng đổ vào 2 lỗ đẻ ở đốt ngồi đơi chân ngực 3.
 Sự phát triển buồng trứng ở tôm thẻ chân trắng
Sự phát triển buồng trứng được chia làm 5 giai đoạn. Các đặc điểm chính của
từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn I (Chưa phát triển): Buồng trứng mềm, nhỏ, trong, khơng
nhìn thấy qua vỏ kitin, giai đoạn này chỉ có ở tơm con.

Giai đoạn II (Phát triển): Buồng trứng lớn hơn kích thước ruột, có
màu trắng đục, hơi vàng, rải rác có các tế bào sắc tố đen (tế bào melanin) khắp bề
mặt.

Giai đoạn III (Gần chín): Kích thước buồng trứng tăng nhanh, màu
vàng xanh đến xanh nhạt, có thể nhìn thấy rõ qua vỏ kitin.

Giai đoạn IV (Chín mùi): Kích thước buồng trúng đạt cực đại, căng
tròn, sắc nét. Ở đốt bụng thứ nhất, buồng trứng phát triển lớn, chảy xệ sang hai bên
tạo thành cánh tam giác.


Giai đoạn V (Đẻ rồi): Kích thước buồng trứng vẫn lớn nhưng buồng
trứng mềm và nhăn nheo, các thùy không căng như giai đoạn IV, buồng trứng có
màu xám nhạt. Trong buồng trứng vẫn cịn trứng khơng đẻ. (Nguyễn Trọng Nho và
ctv, 2006).

Hê Minh Tân

13


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

2.1.8.2 Giao vĩ ở tôm thẻ chân trắng
Hoạt động giao vĩ xảy ra chủ yếu vào ban đêm, tơm cái được gắn túi tính
trước khi đẻ vài giờ hoặc có thể được gắn trước đó vài ngày (Lột xác, thành thục,
giao vĩ rồi đẻ trứng).
Ban đầu một hoặc nhiều con đực cùng đuổi theo con cái ở phía sau. Con đực
thường dùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đi con cái. Khi tơm cái rời đáy bơi lên
phía trên, tơm đực bơi theo và tiến đến phía dưới con cái. Sau đó, tơm đực lật ngửa
thân và ơm tôm cái theo hướng đầu đối đầu đuôi đối đuôi hoặc tôm xoay 180 o và
giao vĩ ở tư thế đầu đối đuôi (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).
2.1.8.3 Đẻ trứng
 Hoạt động đẻ trứng
Trước khi đẻ tôm cái thường bơi lội gần sát đáy, vịng quanh bể, thỉnh thoảng
tơm bơi lên trên. Khi đẻ tôm bơi hẳn lên trên, nghiêng thân bơi chậm vòng vòng
trên mặt nước và đẻ trứng. Trứng được phóng ra từ 2 lỗ đẻ ở gốc đôi chân ngực 3 và
chảy ngược về phái sau. Ban đầu trứng chảy ra từ từ, sau đó chảy ra mạnh thành

một làn trắng đục hơi xanh (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).
 Mùa vụ đẻ trứng
Ở Bắc Ecuado, mùa đẻ rộ từ tháng 4 đến tháng 5. Ở Peru mùa đẻ rộ từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau. Số lượng trứng đẻ ra tùy theo kích cỡ của tơm mẹ. Nếu
tơm có khối lượng 30 ÷ 35 g thì đẻ khoảng 100.000 ÷ 250.000 trứng, đường kính
trứng khoảng 0,22 mm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2006).
 Sức sinh sản
Tơm Thẻ chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, tơm cái có
khối lượng 30 ÷ 40 g là có thể tham gia sinh sản. Sức sinh sản thực tế khoảng 10
÷15 vạn trứng/tơm mẹ. Sau khi đẻ buồng trứng lại phát dục tiếp, thời gian giữa 2 lần
đẻ liên tiếp cách nhau 2 ÷ 3 ngày (đầu vụ chỉ khoảng 50 giờ), con đẻ nhiều nhất có
thể lên đến 10 lần/năm, thường 2 ÷ 3 lần đẻ liên tiếp thì có 1 lần lột xác (Thái Bá
Hồ và Ngô Trọng Lư, 2006).

Hê Minh Tân

14


Tốt Nghiệp

2.2

Lớp …………..

Tình hình nghiên cứu sản xuất tơm thẻ chân trắng trên Thế giới

Tôm thẻ chân trắng được xem là giải pháp lựa chọn đa dạng hoá đối tượng
trong nuôi trồng thuỷ sản ở các quốc gia Châu Á. Nhưng trước các thông tin về các
đợt dịch bệnh, gây giảm sút sản lượng nghiêm trọng ở một số quốc gia Châu Mỹ đã

gây tâm lý e ngại cho các nhà quản lý ở các Quốc gia có ý định nhập nội, thử
nghiệm và phát triển đối tượng tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên những thành cơng của
các cơng trình nghiên cứu tôm sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền của các
nước Châu Mỹ đã mở ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển cho nghề nuôi tôm
thẻ chân trắng ở các vùng sinh thái trên thế giới. Ở các quốc gia châu Á, nhiều nước
di nhập và nuôi tôm thẻ chân trắng như Đài Loan, Trung Quốc, Philippin, Thái Lan,
Malaixia, Ấn Độ.
Vào giữa năm 1990 đã thành công trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên
thế giới là kết quả của việc có khả năng ni giống tơm bố mẹ có nguồn gốc từ Mỹ.
Phương pháp đầu tiên được thực hiện được bởi viện Hải Dương Học, Hawaii, đã bắt
đầu xây dựng giống không nhiễm bệnh từ phương pháp chọn lọc theo kiểu chọn
dòng.
Vào năm 2002 công ty CP Group tại Thái Lan đã xây dựng trung tâm cải tiến
giống tôm thẻ chân trắng đạt năng suất và tỷ lệ sống cao.
Pazec và ctv: nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ nước lên số lượng và tỷ lệ dị
hình của tinh trùng trong điều kiện ni nhốt 42 ngày, nhận thấy ở nhiệt độ 26 oC thì
chất lượng tinh trùng tốt hơn hẳn so với ở 29 oC và 32oC. Cụ thể ở 26oC số lượng
tinh trùng là 18,6 triệu tế bào, tỷ lệ dị hình là 99,7%, cịn ở 32 oC thì khơng thấy xuất
hiện ấu trùng.
Hiện nay một trong những nguyên nhân chính làm giảm sút sản lượng tôm
trên thế giới là dịch bệnh. Theo thống kê sơ bộ dịch bệnh đốm trắng xảy ra vào 2
năm 1999 - 2000 đã làm sản lượng tơm giảm sút chỉ cịn 11% tổng sản lượng tơm
trên thế giới.
Theo Lighner và Bell (1984 ÷ 1987), nghiên cứu tạo kháng thể đơn dòng
virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và dưới vỏ (IHHNV) thì ấu trùng tôm thẻ
chân trắng dễ bị nhiễm Vibrio, vi khuẩn dạng sợi và các bệnh do nguyên sinh động
vật. Để phòng trị bệnh này ngoài việc thay nước, điều chỉnh các chế độ cho ăn,
dùng các loại hoá chất, cần phải tính đến một nguồn nước sạch trước khi đưa vào
ni ( />
Hê Minh Tân


15


Tốt Nghiệp

2.3

Lớp …………..

Tình hình nghiên cứu sản xuất tơm thẻ chân trắng ở Việt Nam

Do rất thận trọng với đối tượng nhập nội mới, nước ta cho dù đã đưa tôm thẻ
chân trắng vào nuôi từ năm 1997 ở Bạc Liêu (cơng ty Dun Hải), sau đó ở Phú
n (cơng ty Asia Hawaii Ventures), ở Ninh Thuận (công ty Anh Việt) và Hà Tỉnh
(công ty công nghệ Việt Mỹ); việc sản xuất giống tôm thẻ chân trắng chỉ dừng lại ở
mức tự cung tự cấp trong nội bộ diện tích của các đơn vị nói trên và nhìn chung tỷ
lệ sống trung bình từ Nauplius đến Post dưới 30%.
Từ năm 2002 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu đặt vấn đề nghiên cứu
quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng như: Viện Hải Dương Học Nha Trang
(nguồn tôm bố mẹ do công ty Việt Linh cung cấp từ Hawaii), Viện Nghiên Cứu
NTTS III Nha Trang nguồn tôm bố mẹ do công ty Asia Hawaii Ventures Phú Yên),
viện nghiên cứu NTTS I Hà Bắc (nguồn tôm bố mẹ do công ty Việt Đức cung cấp)
Năm 2003, tại trại giống Hạnh Phúc Phú Yên hợp đồng với chuyên gia Thái
Lan sản xuất tôm sú sạch kết hợp với sản xuất thử nghiệm Post từ Nauplius tôm thẻ
chân trắng đạt tỷ lệ sống bình qn 30%.
Hiện nay đã có nhiều trung tâm, trại giống sản xuất tôm thẻ chân trắng đạt
năng suất cao như: Trại giống công ty Việt Úc, trại của Viện Nghiên Cứu NTTS III,
công ty Anh Việt,…
Và đã có một số nghiên cứu, đề tài về tơm thẻ chân trắng đã được thực hiện

tại một số địa bàn và đã có kết quả như sau:
- Viện Nghiên Cứu NTTS III là đơn vị duy nhất được bộ thủy sản chỉ định
nghiên cứu áp dụng kỹ thuật sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch
vùng nuôi tôm thẻ chân trắng. Kết quả: Đây là đề tài NCKH cấp nhà nước tiến hành
từ 04/2003 đến 12/2004 kết thúc. Đến thời điểm này họ đã xây dựng được các chỉ
tiêu kỹ thuật trong sản xuất giống và định mức chất lượng tôm bố, mẹ, trại giống
tôm bố, mẹ cũng như các tiêu chuẩn về thiết bị, nhân công, nhân lực... Kết quả
nghiên cứu đã được báo cáo lên Bộ Thủy sản. Và khuyến cáo người dân không tiến
hành sản xuất giống tôm chân trắng tại các trại giơng tơm sú và giống tơm khác.
- Theo tạp chí thuỷ sản, số 12/2005: Đào Văn Trí - Nguyễn Thành Vũ Viện
nghiên cứu thuỷ sản III. Nghiên cứu ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của
ấu trùng tơm thẻ chân trắng. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện mơi trường
nước: có độ mặn 28 ÷ 35 ppm, nhiệt độ nước 26 ÷ 30oC, pH 7,5 ÷ 8,2. Kết quả
nghiên thì ở mật độ 100 ÷ 150 ấu trùng/lít có sự tăng trưởng lớn nhất và tỷ lệ sơng
cao nhất.
- Đào Văn Trí và Nguyễn Thành Vũ: Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất
giống và cở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong 2 năm

Hê Minh Tân

16


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

2003 ÷ 2004. Kết quả về nghiên cứu ảnh hưởng mật độ lên tốc độ tăng trưởng của
ấu trùng: mật độ 100 ấu trùng/lít có sự tăng trưởng cao nhất.
Các đề tài nghiên cứu trên đã đạt được các kết quả nhất định tại các địa bàn

nghiên cứu ( />
Hê Minh Tân

17


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
 Đối tượng: Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
 Thời gian: Từ 10/ 03 ÷ 19/ 05/ 2014
 Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Thủy sản nước ngọt

Trường Đại học Trà Vinh.

Hình 3.1 Trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng
3.2

Nội dung nghiên cứu

So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) khi
ương ở hai thể tích 2 m3 và 4 m3 trong bể composite.
Khái quát về cơ sở
sản xuất


Vị trí, quy mơ,
và trang thiết bị

Kỹ thuật ương AT
tơm thẻ chân trắng

Chăm sóc,
quản lý

Phân tích hiệu quả
ương AT

Thu hoạch,
vận chuyển

Thu thập, xử lý số liệu

Kết luận - đề xuất ý kiến
Hình 3.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hê Minh Tân

18


Tốt Nghiệp

3.3

Lớp …………..


Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu

3.3.1 Vật liệu
Bảng 3.1 Vật liệu sử dụng
Stt

Hạng mục

Cấu trúc

Thể tích (m3)

Số lượng

1

Bể ương

Commposite

2

3

4

3

2


4

10

3

15

2

10

1

0,5 ÷ 1

3

0,2

4

(Có bạc che)
2

Bể ương

Commposite
(Có bạc che)


3

4

Bể chứa nước biển
đã xử lý

Commposite

Bể xử lý nước biển

Commposite

(Có bạc che)

(Có bạc che)
5

6

Bể chứa nước biển
chưa xử lý

Xi măng

Bể chứa nước ngọt

Commposite


(Có bạc che)

(Có bạc che)
7

8

Bể ni tảo sinh
khối

Composite

Bể ấp Artemia

Composite

(Có mái che)

(Có mái che)

Hê Minh Tân

19


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

3.3.2 Trang thiết bị sử dụng

Máy bơm chìm: 4 máy, công suất 120 W
Hệ thống điện và máy phát điện dự phịng: cơng suất 10KW
Máy thổi khí: 10 máy, công suất 500 W
Cây nâng nhiệt: Cây heater loại thủy tinh 500 W
Khúc xạ kế, pH test, chlorine test, kính hiển vi, cân, bình Oxy…
Lưới các loại đủ kích cỡ mắt lưới từ 10 ÷ 20, 125, 220, 300, 500 μm
Vợt các loại (vợt cà thức ăn, vợt thu ấu trùng, vợt lọc tảo,…)
Dây Ø 21 hoặc 27
Xô, thùng, ca nhựa, ly thủy tinh,...
Đá bọt, đá sứ, van khí,…
Cây siphon, ống nước, túi lọc, bơng, khăn lau,…

Hình 3.3 Một số trang thiết bị trại ương

Hê Minh Tân

20


Tốt Nghiệp

3.4

Lớp …………..

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Bố trí thí nghiệm
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu


Thể tích

Nghiệm thức 1

Nghiệm thứ 2

2 m3

4 m3

Mật độ Nauplius ban đầu 250 Nauplius/lít

250 Nauplius/lít

Nhiệt độ

28.5oC

29oC

pH

8,5

8,5

Độ mặn

30‰


30‰

Thức ăn Zoea

Tảo Cheatoceros

Tảo Cheatoceros

T/Ă tổng hợp

T/Ă tổng hợp

Artemia bung dù

Artemia bung dù

T/Ă tổng hợp

T/Ă tổng hợp

Nauplius Artemia

Nauplius Artemia

T/Ă tổnghợp

T/Ă tổnghợp

Thức ăn Mysis


Thức ăn Postlarvae

3.4.2 Vị trí và mặt bằng xây dựng trại
Trại sản xuất tôm giống Trường Đại Học Trà Vinh thuộc quốc lộ 53, phường
5, Tp Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Trung tâm được xây dựng trên nền đất cát, gần kề
sơng Long Bình.
Trại sản xuất nằm xa khu dân cư và các khu công-nông nghiệp khác nên hạn
chế việc ô nhiễm nguồn nước.
Nguồn nước biển luôn dồi dào, đảm bảo cung cấp cho trại sản xuất trong
suốt quá trình sản xuất…Các chỉ số của nguồn nước biển như sau: độ mặn: 28 ÷
32‰; nhiệt độ: 27 ÷ 30oC; pH: 7,5 ÷ 8,5. Nước ngọt ln được lấy tại chỗ từ các
giếng khoan hoặc nước sinh hoạt.
Nguồn năng lượng trại được xây dựng gần nguồn điện hạ thế phục vụ cho
Trường Đại học nên đỡ tốn chi phí vận tải điện, bên cạnh đó trại cịn có nguồn điện
từ các máy phát điện dự phịng, do vậy tính ổn định của nguồn điện rất cao đảm bảo
tốt cho sản xuất.
Giao thông: với trục đường giao thông liên tỉnh dọc theo quốc lộ 53 thuận lợi
cho việc vận chuyển.
Hê Minh Tân

21


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

3.4.3 Vị trí bố trí bể ương của trại
***CHÚ THÍCH***


Bể lọc
Bể ương
Phịng trực
Bể xi măng
Nhà ni tảo
Bể xử lý nước biển
Bể chứa nước biển đã xử lý
Bể chứa nước biển chưa xử lý
Hình 3.4 Sơ đồ trại ương
3.4.4 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng
3.4.4.1 Vệ sinh trại, bể
Đây là một khâu rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến q trình sản xuất. Do
đó cần phải vệ sinh trại trước và sau cũng như trong suốt quá trình sản xuất. Đảm
bảo tốt được điều này sẽ ngăn chặn được các mầm bệnh mới và sự lây lan mầm
bệnh xuất hiện sau mỗi đợt sản xuất (nếu có).


Vệ sinh hệ thống bể lọc

Hình 3.5 Vệ sinh bể lọc
Ngâm tẩy rửa hệ thống bể lọc: ngâm cát đá bằng Chlorine với liều lượng 200
ppm, thời gian ngâm từ 5 ÷ 7 ngày. Rửa cát đá sạch lấp vào bể lọc, khử trùng hộp
lọc bằng formol 200 ppm.

Hê Minh Tân

22


Tốt Nghiệp


Lớp …………..

Vệ sinh hệ thống bể ni ấu trùng



Hình 3.6 Vệ sinh bể ương
Bắt đầu mỗi đợt sản xuất tiến hành vệ sinh bể
Xịt rửa bể bằng nước ngọt
Dùng cước xanh nhúng vào nước rửa chén Mỹ Hảo đã pha với nước để chà
rửa bể, sau đó dùng nước ngọt rửa lại cho sạch, để khô.
Lau khắp bề mặt bể bằng dung dịch vệ sinh bồn cầu Okay, Sau 24 giờ chà
rửa lại bằng nước rửa chén, xả rửa bằng nước ngọt, để khô.
Tạt formol 200 ppm vào bể đã được bơm 5 ÷ 10 lít nước, đậy bạc kín.
Khi bắt đầu sản xuất mở bạt và rửa lại bằng nước ngọt nhiều lần cho sạch.
Sử dụng bể xi măng bơm đầy nước ngọt, ngâm chlorine 200 ppm để vệ sinh
bể đồng thời dùng nước phun xịt xung quanh khắp trại từ trong ra ngoài.


Vệ sinh các dụng cụ trại ương ấu trùng

Hình 3.7 Ngâm dụng cụ
Đối với các dụng cụ bằng nhựa, ống nước, bạt che, máy bơm chìm ngâm
trong Chlorine với nồng độ 200 ppm trong 3 ÷ 5 ngày, sau đó chà rửa bằng nước
rửa chén Mỹ Hảo, rửa sạch lại với nước ngọt rồi phơi cho khô.
Các dụng cụ như lưới, vợt, túi lọc ngâm trong formol với nồng độ 200 ppm,
khi sử dụng rửa sạch bằng nước ngọt.

Hê Minh Tân


23


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

3.4.4.2 Xử lý nước
Trong sản xuất giống, việc xử lý nguồn nước đảm bảo trong sạch không
nhiễm ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, virus là bước quan trọng đầu tiên trong các
bước kỹ thuật tiếp theo.
Xử lý thuốc tím (KMnO4)



Hình 3.8 Xử lý thuốc tím
Thuốc tím có tác dụng lắng đọng các chất hữu cơ và kết tủa một số kim loại
nặng.
Bơm nước biển từ ghe lên bể lắng.
Xử lý thuốc tím 1 ÷ 2 ppm tùy vào độ đục của nước.
Có thể cho thuốc tím trực tiếp vào trong khi đang bơm hoặc bơm xong đánh
thuốc tím đồng thời sục khí trong vịng 12 giờ.
Để khoảng 48 giờ cho lắng trong, bơm qua túi siêu lọc vào bể chứa khác


Xử lý chlorine [Ca(OCl)2]

Hình 3.9 Xử lý chlorine


Hê Minh Tân

24


Tốt Nghiệp

Lớp …………..

Chlorine có tính diệt trùng mạnh
Xử lý chlorine liều lượng 50 ÷ 70 ppm, sục khí mạnh trong điều kiện phơi
nắng sau khoảng 48 ÷ 64 giờ để hết dư lượng chlorine trong nước.
Kiểm tra dư lượng chlorine sau khi xử lý: Dùng ống nghiệm lấy 5 ml nước
xử lý, cho vào 1 ÷ 2 giọt thuốc thử Orthotolidin lắc điều nếu xuất hiện màu vàng là
còn dư Cl2, khơng màu là hết Cl2.
Xử lý than hoạt tính



Hình 3.10 Xử lý than hoạt tính
Dùng để trung hồ kim loại nặng, loại bỏ chất bẩn, chất hữu cơ trong nước.
Liều lượng sử dụng 20 ppm, sục khí sau 8 giờ rồi tắt để tự lắng trong rồi lọc
vào bể lọc cát.


Lọc cơ học

Hình 3.11 Bể lọc cát
Nước sau khi được xử lý được bơm qua lọc tinh đến lọc bông vào bể lọc cát,
cho chảy xuống bể chứa.


Hê Minh Tân

25


×