Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Luận văn thạc sĩ phân tích cơ chế tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MINH HUẾ

PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

HỌC VIÊN CAO HỌC

NGUYỄN THỊ MINH HUẾ

PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT



Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
*
Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn
và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh
tế TP.HCM.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Huế


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CGCN

Chuyển giao cơng nghệ

CNH

Cơng nghiệp hố

CSDL

Cơ sở dữ liệu


CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CP

Chính phủ

KH&CN

Khoa học và Cơng Nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KHTN

Khoa học tự nhiên

KHXH

Khoa học xã hội

KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn


Nghị định

NCCB


Nghiên cứu cơ bản

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách Trung ương

SNKH

Sự nghiệp khoa học

XDCB

Xây dựng cơ bản

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)


R&D

Research and Development (Nghiên cứu và phát triển)

TFP

Total Factors of Productivity (Năng suất các yếu tố tổng hợp)


CÁC PHỤ LỤC

1.

Bảng khảo sát câu hỏi

2.

Bảng tổng hợp kinh phí nghiên cứu khoa học năm 2010

3.

Bảng tổng hợp kinh phí nghiên cứu khoa học năm 2011

4.

Bảng tổng hợp kinh phí nghiên cứu khoa học năm 2012

5.


Bảng tổng hợp kinh phí nghiên cứu khoa học năm 2013

6.

Bảng tổng hợp kinh phí nghiên cứu khoa học năm 2014

7.

Bảng tổng hợp số lượng đề tài NCKH năm 2010

8.

Bảng tổng hợp số lượng đề tài NCKH năm 2011

9.

Bảng tổng hợp số lượng đề tài NCKH năm 2012

10.

Bảng tổng hợp số lượng đề tài NCKH năm 2013

11.

Bảng tổng hợp số lượng đề tài NCKH năm 2014

12.

Quyết định số 3187/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2007 của UBND thành
phố về việc Ban hành Quy chế quản lý các chương trình, đề tài, dự án

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.


-i-

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CƠNG NGHỆ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
KINH NGHIỆM THẾ GIỚI ............................................................................................. 6
2.1 Tổng quan đặc điểm và nội dung cơ chế hoạt động tài chính trong hoạt động
khoa học và cơng nghệ tại thành phồ Hồ Chí Minh ............................................................ 6
2.1.1 Nội dung cơ chế hoạt động tài chính khoa học và cơng nghệ tại Thành phố
Hồ Chí Minh ........................................................................................................................ 6
2.1.1.1 Nội dung cơ chế hoạt động tài chính khoa học và cơng nghệ .................... 6
2.1.1.2 Sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động Khoa học và Công nghệ tại
TP.HCM ............................................................................................................................... 9
2.1.1.3 Tầm quan trọng của cơ chế hoạt động tài chính KH&CN của TP.HCM. 11
2.1.2 Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế tài chính cho hoạt động nghiên cứu
KH&CN tại một số nước phát triển ................................................................................... 17
2.1.2.1 Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN bao gồm cả nguồn kinh
phí từ nhà nước cùng với từ các doanh nghiệp. Trong đó, tỷ lệ giữa 2 nguồn này rất khác
nhau giữa các nước............................................................................................................ 17
2.1.2.2. Nhiều nước phát triển đã dành nguồn tài chính thỏa đáng cho hoạt động
nghiên cứu KH&CN ........................................................................................................... 19
2.1.2.3 Xu hướng kết hợp cơ chế tài chính cho hoạt động nghiên cứu KH&CN
gắn liền giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo và sản xuất là cơ chế huy động nguồn tài
chính có hiệu quả cho KH&CN ở một số nước tiên tiến ................................................... 21

2.1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ chế hoạt động tài chính và kinh nghiệm
thế giới về hoạt động KH&CN thế giới ............................................................................. 24
2.2 Tổng kết chương 2 .......................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ................................................................................................................................ 27


-ii-

3.1 Thực trạng cơ chế tài chính đối với việc vận hành hoạt động quản lý các đề
tài dự án tại TP.HCM ......................................................................................................... 27
3.1.1. Khái quát các chủ trương, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước trong
quản lý các đề tài, dự án KH&CN ..................................................................................... 27
3.1.1.1 Các chủ trương chính sách, đường lối của Nhà nước .............................. 27
3.1.1.2 Nguồn tài chính đối với hoạt động KH&CN từ nguồn ngân sách nhà nước
của TP.HCM ...................................................................................................................... 29
3.1.2 Khảo sát thông tin về cơ chế tài chính cho các đề tài, dự án do TP.HCM
quản lý ................................................................................................................................ 31
3.1.2.2. Nội dung bản câu hỏi về thực trạng cơ chế quản lý tài chính KH&CN tại
TP.HCM ............................................................................................................................. 32
3.1.2.3 Tóm tắt các ý kiến nhận xét về thực trạng quản lý cơ chế tài chính
KH&CN tại TP.HCM ......................................................................................................... 34
3.1.3 Đánh giá về thực trạng cơ chế tài chính trong hoạt động KH&CN tại Thành
phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................... 36
3.2 Tổng kết chương 3 .......................................................................................... 37
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN HOÀN THIỆN CƠ
CHẾ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUÁN LÝ CÁC ĐỀ TÀI,
DỰ ÁN TẠI TPHCM TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................ 38
4.1 Phương hướng hoàn thiện cơ chế tài chính cho hoạt động quản lý các đề tài

dự án tại TP.HCM .............................................................................................................. 38
4.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến phương hướng hoàn thiện cơ
chế tài chính cho hoạt động quản lý các đề tài dự án tại TP.HCM ................................... 38
4.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý hồn thiện cơ chế tài chính cho hoạt
động quản lý đề tài, dự án KH&CN TP.HCM................................................................... 40
4.3. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 42
4.5 Tổng kết chương 4 .......................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 45


-iii-

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.3 - Trình bày số liệu trong 5 năm (2010-2014) cho sự nghiệp nghiên cứu khoa
học và cơng nghệ tại TP.HCM (đvt: triệu đồng) [9] .................................................... 8
Hình 2.4 - Mơ hình tài chính KH&CN tại TP.HCM .................................................... 9
Hình 2.5- Trình bày kinh phí đầu tư vào hoạt động R&D của Singapore so với một số
nước trên thế giới năm 2004 [5] ................................................................................. 19
Hình 3.1- Mơ hình quản lý tài chính các đề tài tại Sở KH&CN TP.HCM ................ 30


-iv-

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.3 – Số liệu kế hoạch kinh phí, Số thực hiện cấp phát, khoa học và cơng nghệ tại
thành phố Hồ Chí Minh số lượng các đề tài thực hiện từ (2010 – 2014) (đvt: triệu đồng)8
Bảng 2.4 - Số liệu kinh phí nghiên cứu cho 4 chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ TP.HCM trong giai đoạn 2011-2016 (đvt: triệu đồng)Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.5 - Đóng góp của khoa học và cơng nghệ vào tăng TFP của Việt Nam giai đoạn
2006 – 2008 [12] ..............................................................................................................14
Bảng 2.6 - Đầu tư cho hoạt động KH&CN tại một số nước phát triển [4,13] ................18
Phụ lục 1: BẢNG KHẢO SÁT “Dành cho đối tượng khảo sát cho các tổ chức là Các
trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu đóng
trên địa bàn TP.HCM”…………………………..……………………………………...48
Phụ lục 2: BẢNG KHẢO SÁT “Dành cho đối tượng khảo sát là các nhà khoa học: các
nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã
hội, khoa học kinh tế và quản lý… ở các trường đại học, viện nghiên cứu và trung tâm
nghiên cứu đóng trên địa bàn TP.HCM”……………………………………………….54


-1-

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Khoa học và Công nghệ được xem là một trong chìa khóa quan trọng cho
sự nghiệp phát triển nền công nghiệp của nước ta trong thời gian tới. Chính vì
vậy, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách
nhằm đổi mới mạnh mẽ hoạt động Khoa học và Công nghệ, thể hiện rõ thông
qua các chủ trương, các văn bản quan trọng như: Nghị quyết Trung ương 6 khóa
XI (số 20-NQ/TW ngày 1 tháng 11 năm 2012) về “Phát triển Khoa học và Cơng
nghệ (KH&CN) phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Ngày
18 tháng 6 năm 2013 Luật Khoa học và Công nghệ do Quốc hội ban hành có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 thay thế Luật Khoa học và công nghệ số
21/2000/QH10 đã hết hiệu lực; Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm
2012 phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 của Thủ
tướng Chính phủ…
Những văn bản này đã thể hiện rất rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nước

trong việc thay đổi toàn diện về các chính sách KH&CN của đất nước bao gồm:
- Phát triển nguồn nhân lực KH&CN cho đất nước;
- Đổi mới cơ chế quản lý nhiệm vụ KH&CN;
- Đổi mới cơ chế đầu tư cho KH&CN và đặc biệt là thay đổi cơ chế tài
chính mà lâu nay gặp nhiều trở ngại nhất cho sự phát triển cho hoạt động
KH&CN của đất nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn, có vị trí trung tâm hàng đầu của
cả nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục với việc đóng góp GDP cho cả nước hằng
năm từ 25% trở lên. TP.HCM là nơi có nhiều các cơ quan nghiên cứu khoa học
và công nghệ với nhiều lĩnh vực khác khau đóng trên địa bàn với sứ mạng sáng
tạo tri thức và hỗ trợ phát triển các công nghệ mới cho sự phát triển các ngành
công nghiệp của TP.HCM dưới sự quản lý của Sở KH&CN TP.HCM. Đây là cơ


-2-

quan quản lý duy nhất về hoạt động quản lý KH&CN của TP.HCM với chức
năng tham mưu và đề xuất định hướng phát triển KH&CN cho Ủy ban Nhân dân
TP.HCM. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua hoạt động KH&CN của
TP.HCM phát triển chưa xứng tầm với sự kỳ vọng của thành phố Hồ Chí Minh.
Một trong những nguyên nhân chính cho vấn để này chính là hoạt động cơ chế
tài chính cho hoạt động KH&CN hiện tại của TP.HCM đang có nhiều sự bất cập
cần sớm được thay đổi và điều chỉnh nhằm giúp các cơ quan, các tổ chức, các cá
nhân nghiên cứu KH&CN thuận tiện trong việc thúc đẩy các hoạt động KH&CN
trên địa bàn Thành phố và cả nước.
Một trong những bất cập chính là cơ chế thẩm tra, phân bổ ngân sách
KH&CN, quá trình giải ngân, quyết tốn kinh phí trong các đề tài, dự án đầu tư
cho hoạt động KH&CN của TP.HCM khơng cịn phù hợp trong thực tế hiện nay.
Trong đó, vấn đề nhức nhối chính là quy trình thẩm tra và chứng từ giải ngân
kinh phí trong các đề tài, dự án đầu tư KH&CN. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề

này, luận văn của tơi với mục đích đề xuất một mơ hình mới cho cơ chế thẩm
tra, phân bổ ngân sách KH&CN và quá trình giải ngân cũng như quyết tốn kinh
phí trong các đề tài, nhằm đưa ra một hướng đi mới cho hoạt động tài chính các
đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách Thành phố. Cá nhân tơi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài “Phân tích cơ chế tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa
học và phát triển cơng nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Việc nghiên cứu của đề tài này nhằm các mục tiêu chủ yếu như sau:


Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của luận văn này nhằm xác định những hạn chế của cơ
chế tài chính trong hoạt động nghiên cứu Khoa học và Cơng nghệ tại TP.HCM
để từ đó hồn thiện và nâng cao hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính.


Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, nhận diện, phân tích và đánh giá những vấn đề chung cũng như
thực trạng cơ chế quản lý tài chính hoạt động Khoa học và Công nghệ tại


-3-

TP.HCM, tìm hiểu, nghiên cứu các kinh nghiệm của thế giới dựa trên sự phản
ánh từ các nhà khoa học đóng trên địa bàn TP.HCM;
Thứ hai, tham mưu giúp lãnh đạo Sở KH&CN TP.HCM, lãnh đạo UBND
TP.HCM nhận diện rõ hơn về những bất cập trong quản lý tài chính trong hoạt
động Khoa học và Công nghệ trên địa bàn Thành phố;
Thứ ba, căn cứ vào những kết quả lấy ý kiến của các nhà khoa học, các tổ

chức khoa học về điều chỉnh một số điểm trong cơ chế quản lý các đề tài dự án
khoa học và công nghệ tại TP.HCM. Từ đó, đề xuất những giải pháp hiệu chỉnh
cơ chế tài chính quản lý đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển Khoa
học và Cơng nghệ cịn bất cập do chịu sự chi phối bởi các Quy chế quản lý các
chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển Khoa học và Công
nghệ TP.HCM được quy định trong Quyết định số 3187/UBND ngày 20 tháng 7
năm 2007 đến lãnh đạo Sở KH&CN TP.HCM, UBND TP.HCM và Bộ KH&CN.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong luận văn này:
Đối tượng nghiên cứu là cơ chế tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa
học và cơng nghệ tại TP.HCM, trong đó trọng tâm là cơ chế quản lý kinh phí đề
tài dự án khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM dựa
trên một số điều, khoản của Quy chế quản lý các chương trình, đề tài, dự án
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại TP.HCM áp dụng Quyết định
số 3187/UBND ngày 20 tháng 7 năm 2007.
Về phạm vi nghiên cứu trọng tâm của vấn đề mà tôi nghiên cứu là hiệu
chỉnh thay đổi cơ chế quản lý kinh phí đề tài dự án khoa học cơng nghệ tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Về lịch sử luận văn: chúng tơi hồn tồn biết rằng việc thay đổi và hồn
thiện cơ chế tài chính là một chủ đề đang rất “nóng” tại Việt Nam. Đã có một số
cơng trình nghiên cứu, tuy nhiên chủ yếu tập trung thay đổi cơ chế tài chính
trong hoạt động KH&CN trong các trường đại học, chứ chưa có đề tài chính
sách nào về việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cho các đề tài KH&CN tại


-4-

TP.HCM để từ đó tham mưu cho Ủy ban Nhân dân TP.HCM. Chính vì vậy đây
là một vấn đề mới và chưa có cơng trình nghiên cứu chính thức nào nghiên cứu
về vấn đề này, rất mong được Hội đồng quan tâm.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn này:

Thứ nhất, làm rõ vai trò hoạt động cơ chế tài chính tác động lên hoạt động
Khoa học và Công nghệ tại TP.HCM cũng như trên các đối tượng thụ hưởng là
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, và các tổ chức Khoa học và Công nghệ.
Thứ hai, làm sáng tỏ cơ sở khoa học của hoạt động cơ chế tài chính trong
hoạt động Khoa học và Cơng nghệ tại TP.HCM;
Thứ ba, nhận diện, phân tích và đánh giá những vấn đề chung cũng như
thực trạng cơ chế quản lý tài chính hoạt động Khoa học và Cơng nghệ tại
TP.HCM và kinh nghiệm của thế giới dựa trên sự phản ánh từ các nhà khoa học
đóng trên địa bàn TP.HCM để từ đó rút ra những kết luận về thực trạng đang
phổ biến ảnh hưởng đến hiệu quả trong đầu tư tài chính trong hoạt động nghiên
cứu KH&CN tại TP.HCM;
Thứ tư, đề xuất những giải pháp chủ yếu đến Lãnh đạo Sở KH&CN
TP.HCM để tham mưu lên lãnh đạo UBND TP.HCM và những người có trách
nhiệm trong việc tổ chức lại cơ chế quản lý các đề tài dự án KH&CN TP.HCM
để từ đó có thể tạo ra những đột phá, những tiền đề vững chắc cho việc phát triển
KH&CN TP.HCM giai đoạn tới;
Thứ năm, giải pháp đề xuất cho cơ chế tài chính mới trong hoạt động
KH&CN có thể được nhân rộng ra cho các tỉnh thành khác trên toàn cả nước
Việt Nam.
Về phương pháp nghiên cứu: để có thơng tin làm nền tảng cho việc nhận
diện, phân tích đánh giá thực trạng tài chính cho các hoạt động KH&CN và đề
xuất những giải pháp trong luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu khoa học bao gồm như sau: phương pháp đọc tài liệu, phương pháp
phỏng vấn hoặc trò chuyện với các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công


-5-

nghệ, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ cũng như các chuyên gia. Kết
hợp với các phương pháp như thống kê, phân tích - đánh giá và tổng hợp dữ

liệu… thơng qua khảo sát thơng tin (hình thức: phiếu khảo sát).
Bố cục của luận văn này bao gồm các mục như sau:
- Chương 1 Chương Mở đầu: giới thiệu tổng quan về luận văn cần nghiên
cứu như: tính cấp thiết của luận văn, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, đối
tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học thực tiễn.
- Chương 2 Tổng quan cơ sở lý thuyết cơ chế tài chính cũng như thống kê
các khoản chi mục đích quản lý hoạt động KH&CN tại TP.HCM trong vài năm
vừa qua của hoạt động tài chính các đề tài, dự án khoa học cơng nghệ sử dụng
ngân sách Thành phố. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ chế hoạt động tài
chính và kinh nghiệm thế giới về hoạt động KH&CN thế giới.
- Chương 3 Trình bày thực trạng cơ chế tài chính trong quản lý đề tài, dự án
KH&CN tại TP.HCM thông qua các quy định Nhà nước đặc biệt là Quyết định
3187/UBND ngày 20 tháng 7 năm 2007. Phần này, phản ánh thực trạng cơ chế
tài chính trong quản lý đề tài, dự án KH&CN ở TP.HCM và những mặt hạn chế
của cơ chế cũ thông qua các ý kiến phản hồi từ các nhà khoa học, các nhà quản
lý, các chuyên gia và tổ chức KH&CN cũng như các doanh nghiệp trong và
ngồi nhà nước.
- Chương 4 Trình bày đề xuất nhiệm vụ, mục tiêu và các giải pháp điều
chỉnh cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động các đề tài dự án KH&CN tại Sở
KH&CN đáp ứng yêu cầu của các nhà khoa học cũng như thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của TP.HCM.


-6-

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CƠNG NGHỆ TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI
2.1 Tổng quan đặc điểm và nội dung cơ chế hoạt động tài chính trong

hoạt động khoa học và công nghệ tại thành phồ Hồ Chí Minh
2.1.1 Nội dung cơ chế hoạt động tài chính khoa học và cơng nghệ tại
Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1.1 Nội dung cơ chế hoạt động tài chính khoa học và công nghệ
Theo thuật ngữ kinh tế học cho biết cơ chế tài chính chính là tổng thể các
biện pháp hình thức tổ chức quản lý quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các
nguồn tài chính trong nền kinh tế quốc dân. Cơ chế tài chính phải phù hợp với
cơ chế quản lý kinh tế của từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội [5]. Chính vì
vậy, cơ chế hoạt động tài chính khoa học và cơng nghệ của TP.HCM chính là
tổng thể các biện pháp, các hình thức tổ chức quản lý quá trình tạo lập, phân
phối và sử dụng kinh phí cho hoạt động KH&CN TP.HCM.
Cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN ở TP.HCM có những đặc điểm
chung như cơ chế tài chính trong nền kinh tế và trong hoạt động KH&CN nói
chung. Đó là những biện pháp, hình thức tổ chức quản lý việc tạo lập, phân phối
và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN. Vì thế, nó thể hiện quan hệ
phân phối lợi ích giữa nhà nước với ngành KH&CN, giữa ngành với các đơn vị
hoạt động trong ngành, giữa các đơn vị hoạt động trong ngành với nhau, cũng
như giữa các nhà nghiên cứu khoa học với các đơn vị mà họ hoạt động. Do phải
giải quyết các mối quan hệ lợi ích nên cơ chế tài chính nói chung, cơ chế tài
chính cho hoạt động KH&CN nói riêng rất nhạy cảm. Nó liên quan đến phân
phối nguồn vốn của xã hội. Việc phân phối đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế nói
chung, hoạt động KH&CN nói riêng phát triển và ngược lại.


-7-

Đối với TP.HCM, cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN phản ánh sự vận
động giữa các doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động KH&CN của
TP.HCM, qua đó thấy rõ quan hệ giữa các nhà: nhà khoa học – nhà quản lý và
nhà doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP.HCM kết nối với dân cư và người tiêu

dùng cũng như các tổ chức xã hội khác.
Về nội dung bản chất của cơ chế tài chính hoạt động khoa học và cơng nghệ
thể hiện qua các khía cạnh như sau:
Thứ nhất, cơ chế tài chính thể hiện qua mối quan hệ tài chính giữa nhà nước
với các tổ chức khoa học, (các nhà khoa học) và các đơn vị khác. Hoạt động
nghiên cứu khoa học và công nghệ hoạt động rất đa dạng, về cơ bản thì hoạt
động nghiên cứu khoa học có thể do một cá nhân hoặc một tập thể các nhà khoa
học cùng thực hiện. Tuy nhiên, sản phẩm nghiên cứu khoa học lại do một tổ
chức đặt hàng để triển khai.
Thứ hai, nguồn tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ
tại TP.HCM rất đa dạng, bao gồm:
+ Từ nguồn NSNN do thành phố Hồ Chí Minh cấp hằng năm;
+ Từ nguồn kinh phí được trích lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp nhà nước thuộc TP.HCM;
+ Từ Quỹ phát triển Khoa học cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
- Tuy nhiên, nguồn kinh phí đẩu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và
công nghệ TP.HCM chủ yếu từ ngân sách Thành phố. Đầu tư tài chính từ NSNN
cho hoạt động KH&CN là quá trình phân phối sử dụng một phần vốn NSNN để
duy trì hoạt động KH&CN của TP.HCM trên ngun tắc khơng hồn trả lại vốn.
Đặc điểm nguồn kinh phí này bao gồm: bên cạnh việc duy trì hoạt động
KH&CN của TP.HCM cịn có tác dụng định hướng, điều chỉnh hoạt động
KH&CN theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM. Dựa trên số liệu
thực tế thu thập được từ Sở KH&CN TP.HCM cung cấp [11] cho hoạt động đầu
tư các chương trình nghiên cứu khoa học của TP.HCM, ta thấy:


-8-

Bảng 2.3 – Số liệu kế hoạch kinh phí, số thực hiện cấp phát, số lượng các đề tài
thực hiện từ (2010 – 2014) (đvt: triệu đồng)

Nội dung

ĐVT

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Kế hoạch kinh phí

triệu
đồng

54.300

62.000 127.823 119.320 199.873

Kinh phí đã cấp


triệu
đồng

76.083

40.682

Số lượng đề tài

đề tài

310

194

82.355 133.320 121.992
147

256

338

- Có thể nhận thấy rõ qua bức tranh tổng thể nguồn kinh phí cấp cho hoạt
động khoa học và cơng nghệ trong 5 năm gần đây:

Hình 2.3 - Trình bày số liệu trong 5 năm (2010-2014) cho sự nghiệp nghiên
cứu khoa học và công nghệ tại TP.HCM (đvt: triệu đồng) [11]
- Biểu đồ này cho thấy kinh phí cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và
cơng nghệ tăng lên theo từng năm. Điều này chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của TP.HCM, đặc biệt

là trong 2 năm gần đây, kinh phí dành cho sự nghiệp khoa học tăng lên đáng kể.


-9-

- Đối với nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc TP.HCM,
Thành phố Hồ Chí Minh đã có cơ chế trích lập 10% lợi nhuận đầu tư cho hoạt
động KH&CN. Trong đó khuyến khích doanh nghiệp kết hợp với các nhà khoa
học để cùng sử dụng nguồn kinh phí này trong hoạt động KH&CN nhằm gắn
chặt mối liên hệ 3 đối tượng (Doanh nghiệp, cơ quan quản lý khoa học công
nghệ và các đơn vị nghiên cứu khoa học và cơng nghệ). Ngồi ra, nâng cao hiệu
quả cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trình bày mơ hình cơ chế
tài chính của hoạt động KH&CN tại TP.HCM.

Hình 2.4 - Mơ hình tài chính KH&CN tại TP.HCM
2.1.1.2 Sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động Khoa học và Công nghệ
tại TP.HCM
Dựa trên nhu cầu hoạt động Khoa học và Công nghệ của TP.HCM và chủ
trương ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX về
chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng
kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND


-10-

ngày 14/05/2011 [8]. Trong 5 năm vừa qua nguồn vốn triển khai các hoạt động
nghiên cứu được định hướng vào các 4 lĩnh vực ưu tiên gồm:
- CNTT-Vi mạch;
- Vật liệu mới;
- Cơng nghiệp thực phẩm;

- Tự động hóa
4 lĩnh vực ưu nhằm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động khoa học và công
nghệ, đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố trong tương lai. Các nguồn
vốn chủ yếu tập trung vào các mảng như sau:
Thứ nhất, sử dụng nguồn tài chính KH&CN tập trung cho các lĩnh vực, ưu
tiên phát triển công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu thực tế [11]
từ Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm gần đây (2010-2014), phân
chia nguồn kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ theo
các lĩnh vực trọng điểm được thành phố Hồ Chí Minh quan tâm theo tinh thần
Nghị quyết của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2012-2016 đề ra.
Bảng 2.4 - Số liệu kinh phí nghiên cứu cho 4 chương trình đột phá theo Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ TP.HCM trong giai đoạn 2011-2016 (đvt: triệu đồng)
Tên chương
trình

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013
Thực
hiện

Năm 2014

Kế
hoạch


Thực
hiện

Kế
hoạch

Thực
hiện

Kế
hoạch

Thực
hiện

Kế
hoạch

Kế
hoạch

Thực
hiện

CNTT Điện tử

2.700

8.682


7.219

5.608

2.716

3.266

3.000

2.253

6.061

2.152

Vật liệu và
công nghiệp
dược

1.700

7.157

6.000

1.280

4.835


7.144

7.500

7.466

8.836

6.157

Công nghiệp
thực phẩm

4.000

4.162

4.000

3.137

1.711

3.349

4.500

5.448

6.300


8.615

Công nghiệp và
tự động hóa

2.600

3.316

2.500

2.836

1.783

2.699

3.000

3.460

3.700

2.721


-11-

Bảng số liệu trên có thể thấy rằng việc bố trí tổng kinh phí dành cho

KH&CN ưu tiên dành cho các lĩnh vực trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh
rất lớn, tăng dần theo từng năm và chiếm tổng cộng tỷ lệ gần 20% kinh phí tổng
cộng của 22 chương trình khoa học và cơng nghệ của thành phố Hồ Chí Minh.
Trong đó, lĩnh vực cơng nghệ thực phẩm được quan tâm với nguồn kinh phí cấp
tăng và chiếm tỷ trọng khoảng 6-7% trên tổng kinh phí hằng năm của sự nghiệp
nghiên cứu KH&CN của thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, sử dụng nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các cơ
sở nghiên cứu, phịng thí nghiệm cho các đơn vị nghiên cứu của TP.HCM. Điều
này thể hiện qua việc đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây, điển hình như
sau:
- Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao với kinh phí hơn 10
triệu USD;
- Trung tâm Cơng nghệ sinh học hơn 10 triệu USD;
- Viện Khoa học Cơng nghệ Tính toán hơn 20 tỷ đồng.
Thứ ba, sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động KH&CN của TP.HCM đầu
tư phát triển nguồn nhân lực cho TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiên
phong, điều này được thể hiện qua các hoạt động như trả lương cho chuyên gia
nước ngoài tới mức tối đa 150 triệu đồng/1tháng [10], với cơ chế lương gấp 3 lần
lương cơ bản cho các nhà khoa học hoạt động tại các khu Cơng nghệ Cao đóng
trên địa bàn TP.HCM.
2.1.1.3 Tầm quan trọng của cơ chế hoạt động tài chính KH&CN của
TP.HCM
Thứ nhất, đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học và
cơng nghệ giúp TP.HCM thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo Nghị
quyết Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX giai đoạn 2011-2015. Đồng thời, bồi dưỡng
cán bộ khoa học kỹ thuật nghiên cứu cho các đơn vị khoa học TP.HCM cũng
như các trường đại học đóng trên địa bàn TP.HCM, từ đó góp phần nâng cao


-12-


chất lượng công tác nghiên cứu khoa học cũng như hoạt động đào tạo. Điều này
được minh chứng qua một số thành tích trong giai đoạn vừa qua như sau:
- Đã hình thành nhiều nhóm nghiên cứu cũng như tạo ra nhiều sản phẩm có
hàm lượng chất xám cao phục vụ công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông
nghiệp sang công nghiệp theo Nghị quyết Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX - Giai
đoạn 2011-2015:
o

Điển hình như TP.HCM đã đi đầu trong cả nước việc đầu tư cho nhóm

nghiên cứu vi mạch Trung tâm ICDREC-ĐHQG TP.HCM tạo ra chip thương
mại SG8V1, đây là sản phẩm linh kiện điện tử trong lĩnh vực vi mạch-điện tử có
hàm lượng chất xám cao và đã đi vào đời sống với nhiều ứng dụng cho các thiết
bị như: giám sát hành trình xe ô tô, xe gắn máy, đồng hồ đo điện…
o

Không thể không kể đến Sở KH&CN TP.HCM đã ứng dụng công

nghệ GIS vào công tác quản lý tại các sở ngành, quận huyện trong các lĩnh vực:
Phòng cháy chữa cháy; quản lý đô thị, tài nguyên môi trường tại Quận 11, Quận
5, Quận 6, Quận 10, Quận 7, Quận Gò Vấp, Quận Thủ Đức,... [12]
o

Xây dựng và công bố thông tin địa lý TP.HCM trên cổng thông tin địa

lý HCM GIS Portal (www.hcmgisportal.vn).
o

Hoàn thiện và mở rộng CSDL GIS thành phố: Lớp thông tin ranh thửa


đất, CSDL ảnh vệ tinh, CSDL cây xanh chiếu sáng,...[12]
o

Ứng dụng công nghệ mã nguồn mở, việt hóa phần mềm GvSIG và

triển khai ứng dụng cho các sở ngành, quận huyện nhằm giảm thiểu chi phí đầu
tư (tiết kiệm được 50% chi phí đầu tư.[12]
- Đồng thời, Sở KH&CN TP.HCM cũng đã triển khai nhiều chương trình
nghiên cứu khoa học và cơng nghệ nhằm phục vụ chuyển dịch kinh tế và gặt hái
được nhiều thành công, điển hình: Chương trình thiết kế, chế tạo thiết bị trong
nước thay thế nhập khẩu đã góp phần khẳng định vị thế của cơng nghiệp cơ khí
và chế tạo của thành phố[12].


-13-

+ Ngân sách khoa học đã hỗ trợ đầu tư 20 dự án thiết bị, công nghệ từ đơn
đặt hàng của doanh nghiệp, trong đó 17 dự án (85%) thuộc 4 lĩnh vực công
nghiệp ưu tiên của thành phố: cơ khí, điện tử, hóa dược, nhựa - cao su.
+ Tổng kinh phí ngân sách đã hỗ trợ 40.178 triệu đồng cho thiết kế chế tạo
55 máy móc thiết bị. Sau nghiệm thu, đã chuyển giao được 265 sản phẩm cho
các doanh nghiệp với giá bán rẻ hơn từ 20% - 60% so với giá nhập khẩu, tiết
kiệm ngoại tệ được khoảng 15 triệu USD (282.200 triệu đồng), hiệu quả đầu tư
tính trung bình từ năm 2006 - 2010 ước đạt 7,02 lần.
+ Thơng qua chương trình đã hình thành cơ chế gắn kết giữa các nhà khoa
học, doanh nghiệp và Nhà nước theo hướng lấy doanh nghiệp là trung tâm. Đồng
thời nâng cao năng lực thiết kế chế tạo của đội ngũ chuyên gia khoa học, các
doanh nghiệp cơ khí và đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao cho doanh nghiệp;
Sở KH&CN TP.HCM cũng đã triển khai Chương trình nâng cao năng lực

thiết kế, chế tạo và chuyển giao thiết bị mới với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp
ngành cơ khí chế tạo máy - tự động hóa đổi mới công nghệ, nghiên cứu thiết kế
sản phẩm mới. Trong thời gian (2006-2010) đã đạt được kết quả [12]:
+ Đã tổ chức 98 lớp đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực thiết kế cho
hơn 700 lượt học viên từ các doanh nghiệp chế tạo máy - tự động hóa ứng dụng
các phần mềm thiết kế hiện đại, tự động hóa, lập trình gia cơng, vận hành thiết
bị.
+ Cung cấp thông tin thông qua việc phát hành hàng tháng bản tin “Thiết kế
và chế tạo” cho 1.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí;
+ Tư vấn trên 30 đơn vị trong việc đầu tư phần mềm, tự động hóa sản xuất,
vận hành và bảo dưỡng thiết bị gia công cơ khí;
+ Hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến 67 thiết bị sản xuất, sản phẩm chế tạo. Một
số sản phẩm, thiết bị sau cải tiến đã góp phần giảm chi phí sản xuất đến 10 - 15%
hoặc tăng sản lượng đến từ 50 - 100%;


-14-

+ Hỗ trợ tính tốn mơ phỏng, thiết kế sản phẩm cho 04 đơn vị trong ngành
thang máy, ô tô, đóng tàu, an ninh quốc phịng.
- Ngồi ra, với cơ chế hoạt động tài chính Khoa học và Cơng nghệ của Sở
KH&CN TP.HCM đã tạo ra nhiều thành công trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ khoa học kỹ thuật và thu hút các chuyên gia. Điển hình như Sở KH&CN
TP.HCM đã tham mưu UBND TP.HCM thành lập Viện Khoa học và Cơng nghệ
tính tốn. Trong 8 năm vừa qua đã đi vào hoạt động với sự tham gia của 07 nhà
khoa học Việt kiều uy tín từ Bỉ, Ba Lan, Úc, Hoa Kỳ, Canada hiện đang là lãnh
đạo khoa học chủ chốt của Viện và 32 cán bộ nghiên cứu phần lớn là các sinh
viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc từ các trường Đại học. Viện Khoa học và
Cơng nghệ tính tốn đã và đang thực hiện 50 cơng trình khoa học trong các lĩnh
vực Vật liệu - Nano, Cơ học, Thủy động lực học, Khoa học sự sống, Năng

lượng… Đã viết và xuất bản 30 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học
chuyên ngành uy tín. Sau 8 năm hoạt động, Viện Khoa học và Cơng nghệ tính
tốn đã đạt được nhiều kết quả tích cực về mọi mặt: xây dựng/đào tạo nhân lực,
nghiên cứu khoa học, tạo dựng mối quan hệ khoa học với cộng đồng khoa học
trong và ngoài nước, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất…
Thứ hai, đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động Khoa học và Cơng nghệ
tại TP.HCM góp phần giúp TP.HCM phát triển kinh tế và xã hội và đạt được
những mục tiêu đặt ra theo chỉ đạo từ Chương trình hành động số 01-Ctr/TU
ngày 02 tháng 11 năm 2010 của Thành ủy về thực hiện Thơng báo Kết luận số
234-TB/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2
khóa VIII, nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020.
Bảng số liệu dưới đây cho thấy tồn bộ số liệu thể hiện đóng góp của khoa
học và công nghệ trong việc làm tăng TFP của Việt nam giai đoạn 2006 – 2008.
Từ đó có thể thấy Khoa học và Cơng nghệ có một vị trí rất quan trọng trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đối với TP.HCM xác định Khoa
học và Công nghệ là mũi đột phá trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM.


-15-

Bảng 2.5 - Đóng góp của khoa học và cơng nghệ vào tăng TFP của Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2008 [14]

Từ đó, Sở KH&CN TP.HCM đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2020
[12] như sau:
- Đầu tư cho khoa học và công nghệ từ ngân sách thành phố tăng trung bình
20% hàng năm, và huy động đầu tư từ xã hội cho khoa học và công nghệ tăng
30% hàng năm.
- Tỷ lệ ứng dụng các đề tài khoa học và công nghệ vào thực tế đến năm
2015 là 35% và 40% đến năm 2020. Doanh thu từ các đề tài khoa học và công

nghệ được ứng dụng đến năm 2015 là 500 tỷ đồng và là 1.000 tỷ đồng đến năm
2020.
- Số đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích đạt bình qn 200 đơn/năm
(trong đó số bằng được cấp là 50 bằng/năm) vào năm 2015 và đạt bình qn 400
đơn/năm (trong đó số bằng được cấp là 100 bằng/năm) vào năm 2020.
- Chỉ số đóng góp các yếu tố năng suất tổng hợp TFP của Thành phố đạt
40% vào năm 2015 và đạt 45% vào năm 2020. Chỉ số này là chỉ tiêu đo lường
năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay
cho cả nền kinh tế. TFP phản ảnh sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công


-16-

nghệ, qua đó sự gia tăng đầu ra khơng chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng
của đầu vào mà còn tùy thuộc vào chất lượng của các yếu tố đầu vào là lao động
và vốn.
- Số doanh nghiệp thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ đạt 60% với mức
đầu tư chiếm 5% lợi nhuận trước thuế vào năm 2015 đạt 70% với mức đầu tư
chiếm 8% lợi nhuận trước thuế vào năm 2020.
Thứ ba, đảm bảo nguồn tài chính Khoa học và Cơng nghệ TP.HCM sẽ
giúp cho TP.HCM nâng cao được trình độ cho đội ngũ cán bộ Khoa học và Cơng
nghệ đóng trên địa bàn TP.HCM. Từng bước tiếp cận với thực tiễn, cũng như hỗ
trợ gián tiếp cho các trường đại học đóng trên địa bàn TP.HCM đào tạo nguồn
nhân lực thông qua các đề tài và dự án. Một số những đặc điểm có thể mơ tả như
sau:
- Nhờ có nguồn tài chính, các cán bộ Khoa học và Công nghệ tại các đơn vị
đào tạo ở các trường đại học có cơ hội vừa tiếp cận giữa lý thuyết và thực hành.
Đồng thời, có điều kiện theo sát sản phẩm nghiên cứu của mình với doanh
nghiệp để từ đó có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực tế của thị trường. Từ đó tạo
động lực cho các nhà nghiên cứu tại các trường đại học không ngừng nghiên

cứu, phát triển những ý tưởng mới thông qua hoạt động nghiên cứu và nâng cao
chất lượng đào tạo tại đơn vị.
- Bên cạnh đó, việc hỗ trợ tài chính KH&CN sẽ giúp cải thiện chất lượng
đào tạo sinh viên đại học cũng như sau đại học. Giúp các sinh viên có cơ hội tiếp
cận với thực tế, từng bước áp dụng những kiến thức học được đi vào đời sống, từ
đó chất lượng đào tạo của nhà trường ngày một được nâng lên.
Thứ tư, cơ chế tài chính Khoa học và Cơng nghệ tại TP.HCM góp phần
xây dựng mối quan hệ hữu cơ giữa nhà khoa học với toàn xã hội, với các đơn vị
sản xuất kinh doanh với các đơn vị đào tạo đại học và sau đại học đóng trên địa
bàn TP.HCM. Chính vì vậy, hoạt động KH&CN TP.HCM sẽ là thước đo đánh


×