Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Luận văn thạc sĩ phân tích rủi ro tín dụng phi chính thức đối với doanh nghiệp niêm yết ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

----------------------------

TRẦN ĐĂNG PHÚC

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

----------------------------

TRẦN ĐĂNG PHÚC

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số: 60340402



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


-i-

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số
liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Tác giả luận văn

Trần Đăng Phúc


-ii-

LỜI CẢM ƠN
Xin kính gửi lời cảm ơn trân trọng tới Tiến sĩ Trần Thị Quế Giang, ngƣời trực tiếp
hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu thực hiện đề tài này. Những phản biện, góp
ý của cơ đã giúp tơi nhận ra rất nhiều vấn đề hữu ích.
Tơi vô cùng biết ơn thầy Nguyễn Xuân Thành, thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn và thầy
Huỳnh Thế Du đã góp ý, định hƣớng, đánh giá nhiều vấn đề liên quan tới luận văn.
Tơi cũng xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô của Chƣơng trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbright với lịng nhiệt huyết vơ tận với các học viên. Tôi đã rất may

mắn đƣợc tiếp nhận khối lƣợng kiến thức khổng lồ, đƣợc rèn luyện kỹ năng nghiên cứu,
đánh giá, phân tích vấn đề dƣới nhiều góc độ khác nhau. Tơi cịn đƣợc nâng cao các kỹ
năng mềm khác nhƣ phản biện, thuyết trình và giao tiếp.
Các bạn đồng môn lớp MPP6 cũng đã cùng tơi trải nghiệm một cảm giác đắm chìm
trong cuộc thám hiểm chinh phục tri thức mang tên Fulbright. Xin cám ơn tất cả mọi ngƣời
đã giúp tôi biết đƣợc nhiều hơn, hiểu đƣợc sâu sắc hơn và luôn luôn cảm thấy hạnh phúc
hơn bao giờ hết.
Xin gửi lời cảm ơn riêng tới bạn Lê Phan Ái Nhân, Chu Thị Hồng Oanh, Đặng Văn
Tuyển và chị Ngơ Thanh Tuyền đã có nhiều góp ý và tƣ vấn, góp phần khơng nhỏ vào q
trình hồn thành luận văn của tơi.

Trần Đăng Phúc


-iii-

TĨM TẮT
Khi doanh nghiệp vay nợ phi chính thức từ các đối tƣợng khơng đƣợc cấp giấy phép
hoạt động tín dụng, một số vấn đề rủi ro cho ngƣời cho vay và nhiều đối tƣợng khác có thể
xảy ra. Ngƣời cho vay đối mặt với rủi ro mất vốn cao, khi doanh nghiệp đi vay có xác suất
lâm vào khó khăn tài chính hay bị phá sản cao hơn so với các doanh nghiệp chỉ vay từ các
tổ chức tín dụng.
Theo thống kê của luận văn, quy mơ tín dụng phi chính thức, tính trên tổng số dƣ nợ
vay ngắn hạn và vay dài hạn, nhìn chung gia tăng trong giai đoạn 2007-2012 và suy giảm
từ 2012-2013. Nhiều khả năng do áp lực thuế giá trị gia tăng 10% trên lãi vay, nhiều doanh
nghiệp đã giảm cho vay, nhƣng cũng có thể họ tìm cách cấp tín dụng trá hình qua các hoạt
động thơng thƣờng khác của doanh nghiệp. Tín dụng phi chính thức có mức độ phổ biến
cao, khoảng 43% doanh nghiệp trong khảo sát có sử dụng tín dụng phi chính thức, vào thời
điểm ngày 31/12/2013.
Thơng qua kết quả phân tích các tình huống, luận văn cho thấy tín dụng phi chính thức

có thể tạo rủi ro lớn cho các bên liên quan khác. Với cơ quan thuế, đây là công cụ để doanh
nghiệp né tránh nghĩa vụ thuế phải nộp. Ngồi ra, tín dụng phi chính thức cịn làm số liệu
thống kê và nhận định tình hình kinh tế, xã hội giảm mức độ chuẩn xác và vơ hiệu hóa
phần nào các chƣơng trình hỗ trợ tín dụng ƣu đãi của chính phủ.
Ngồi ra, luận văn cịn nhận diện dấu hiệu sử dụng tín dụng phi chính thức thơng
thƣờng và trá hình để cổ đơng có quyền kiểm sốt cao với doanh nghiệp bịn rút lợi ích từ
doanh nghiệp. Điều này gây thiệt hại cho các cổ đơng khơng có quyền kiểm sốt cao và
các chủ nợ khác, đặc biệt là ngân hàng thƣơng mại, cho các doanh nghiệp bị bịn rút vay
vốn và đang khó rút vốn ra. Những thiệt hại này diễn ra trong im lặng và khó bị phát hiện,
nhận diện nhƣng khả năng xảy ra thƣờng xuyên trong thực tế là rất lớn.
Từ các phát hiện trên, trên mạch phân tích là nhận diện – đánh giá – phân tích rủi ro tín
dụng phi chính thức, luận văn đề xuất các kiến nghị chính sách theo hƣớng giảm rủi ro cho
các hình thái gặp trục trặc cao và điều chỉnh các chính sách hỗ trợ tín dụng ƣu đãi của
chính phủ.


-iv-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ..........................................................................................................................iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC ĐỊNH NGHĨA/KHÁI NIỆM ............................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... ix
DANH MỤC HỘP .............................................................................................................. x
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.3 Đối tƣợng và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.6 Nguồn dữ liệu .............................................................................................................. 4
1.7 Bố cục luận văn ........................................................................................................... 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 5
2.1 Khái niệm và thực trạng tín dụng phi chính thức tại Việt Nam .................................. 5
2.2 Vấn đề rủi ro tín dụng phi chính thức ......................................................................... 5
2.3 Chính sách về tín dụng phi chính thức với doanh nghiệp phi tài chính ...................... 7
2.4 Khung phân tích rủi ro tín dụng phi chính thức .......................................................... 8
CHƢƠNG 3: THỐNG KÊ QUY MƠ TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC .......................... 11
3.1 Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 11
3.2 Quy mơ tín dụng phi chính thức ............................................................................... 12
3.3 Số lƣợng doanh nghiệp tiếp cận tín dụng phi chính thức.......................................... 15
3.4 Đánh giá xác suất khốn khó tài chính của DNNY vay phi chính thức ....................... 16
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC TÌNH HUỐNG ............................................................ 19


-v-

4.1 Sử dụng tín dụng phi chính thức để giãn thuế: Tình huống BHT ............................. 19
4.2 Liên minh tín dụng doanh nghiệp – doanh nghiệp và nơng dân: Tình huống BHS và
tập đồn Thành Thành Cơng ............................................................................................ 25
4.3 Rủi ro đạo đức và sự bịn rút: Tình huống GGG ....................................................... 32
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ........................................... 40
5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 40
5.2 Kiến nghị chính sách ................................................................................................. 41
5.2.1 Nhóm khuyến nghị với tín dụng chính thức ..................................................... 41
5.2.2 Nhóm khuyến nghị với tín dụng phi chính thức ............................................... 42

5.2.3 Khuyến nghị khác ............................................................................................. 42
5.3 Giới hạn nghiên cứu .................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 44
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 49


-vi-

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng Việt

Agribank

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

BHS

Công ty Cổ phần Đƣờng Biên Hịa

BHT

Cơng ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Bạch Đằng TMC

BVMT

(Quỹ) Bảo vệ môi trƣờng

CPĐT


(Công ty) Cổ phần đầu tƣ

CPĐT TTC

(Công ty) Cổ phần Đầu tƣ Thành Thành Cơng

TC

(Cơng ty) Tài chính

CTTC

(Cơng ty) Cho th tài chính

DNNY

Doanh nghiệp niêm yết

ĐTPT

(Quỹ) Đầu tƣ phát triển

EBIT

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay

GGG

Cơng ty Cổ phần Ơ tơ Giải Phóng


GTGT

(thuế) Giá trị gia tăng

HĐQT

Hội đồng quản trị

Long Giang

Cơng ty cổ phần Tập đồn Đầu tƣ Long Giang

SBT

Cơng ty Cổ phần Mía đƣờng Thành Thành Cơng Tây Ninh

TNDN

(Thuế) Thu nhập doanh nghiệp

TTC

Thành Thành Công

TTC Trading

Công ty cổ phần thƣơng mại Thành Thành Công

UBND


Ủy ban nhân dân


-vii-

DANH MỤC CÁC ĐỊNH NGHĨA/KHÁI NIỆM

Ý nghĩa

Khái niệm
Tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là các tổ chức đƣợc cấp giấp phép hoạt
động tín dụng, bao gồm ngân hàng, các cơng ty tài chính,
các cơng ty cho th tài chính, quỹ hỗ trợ phát triển và quỹ
bảo vệ mơi trƣờng.

Tín dụng phi ngân Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức đƣợc
hàng1

thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhƣng không đƣợc
nhận tiền gửi không kỳ hạn, khơng làm dịch vụ thanh tốn.
Tín dụng phi ngân hàng đƣợc cấp bởi cơng ty tài chính,
cơng ty cho th tài chính (khơng tính các cơng ty con của
ngân hàng), quỹ đầu tƣ phát triển và quỹ bảo vệ mơi
trƣờng.

Tín dụng ngân hàng


Tín dụng cấp bởi các tổ chức là ngân hàng và các cơng ty
tài chính, cơng ty tài chính là cơng ty con của ngân hàng.

Liên minh tín dụng

Khái niệm luận văn sử dụng, để chỉ một nhóm các doanh
nghiệp có mối quan hệ cấp tín dụng phi chính thức lẫn
nhau.

1

Các khái niệm liên quan đến các tổ chức tín dụng đƣợc tham khảo và tổng hợp từ Luật các tổ chức tín dụng
(2010), Thơng tƣ 36/2014/TT-NHNN(2010), Huỳnh Thế Du và đồng sự (2013).


-viii-

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Tình huống BHT, thơng tin phát hành cổ phần 2010 - 2014 .............................. 20
Bảng 4.2: Tình huống BHT, khảo sát một số doanh nghiệp tƣơng đƣơng .......................... 21


-ix-

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Số doanh nghiệp niêm yết hằng năm ................................................................... 11
Hình 3.2: Quy mơ tín dụng phi chính thức nhóm 1 (2012-2013) ........................................ 12
Hình 3.3: Cấu trúc tài trợ nợ vay doanh nghiệp nhóm 1 (2012-2013) ................................ 13
Hình 3.4: Quy mơ tín dụng phi chính thức nhóm 2 (2007-2013) ........................................ 14

Hình 3.5: Cấu trúc tài trợ nợ vay doanh nghiệp nhóm 2 (2007-2013) ................................ 14
Hình 3.6: Số lƣợng doanh nghiệp tiếp cận tín dụng trên 614 DNNY của nhóm 1 .............. 15
Hình 3.7: Số lƣợng doanh nghiệp tiếp cận tín dụng trên 271 DNNY của nhóm 2 .............. 16
Hình 3.8: Thống kê mơ tả hệ số Z’’ của hai nhóm DNNY (2013) ...................................... 17
Hình 4.1: Tình huống BHS, so sánh chênh lệch lãi suất đi vay và cho vay ........................ 26
Hình 4.2: Tình huống BHS, dƣ nợ cho vay vào cuối năm từ 2009-2014 ............................ 26
Hình 4.3: Tình huống BHS, cơ cấu thu nhập từ lãi tín dụng trong EBT ............................. 27
Hình 4.4: Tình huống BHS, phân tích cơ cấu doanh thu 2009-2014................................... 27
Hình 4.5: Sơ đồ mạng lƣới tín dụng BHS và các tổ chức khác (năm 2013)........................ 28
Hình 4.6: Sơ đồ mơ tả tình huống GGG theo tổ chức ........................................................ 34
Hình 4.7: Sơ đồ mơ tả tình huống GGG theo thời gian ...................................................... 35
Hình 4.8: EBIT và EAT của GGG từ 2006-2014 ............................................................... 36
Hình 4.9: Tình huống GGG, Phân tích tăng trƣởng nợ vay................................................. 36
Hình 4.10: Tình huống GGG, Phân tích tăng trƣởng tín dụng ngân hàng ........................... 37


-x-

DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1: Cơng văn nội bộ chính phủ về tín dụng phi chính thức .......................................... 8
Hộp 4.1: Thơng tin chia cổ tức của BHT ............................................................................. 24


-1-

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Trong quá trình tồn tại và phát triển, bên cạnh vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp thƣờng có
nhu cầu tài trợ bằng nợ vay, cho các kế hoạch kinh doanh của họ. Việc luân chuyển và sử
dụng tín dụng giúp tạo ra các giá trị gia tăng cho xã hội, góp phần tạo ra tăng trƣởng và

phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, doanh nghiệp khơng chỉ vay từ tín dụng chính thức – cấp
bởi các tổ chức tín dụng, mà cịn sử dụng tín dụng phi chính thức – cấp bởi các đối tƣợng
không đƣợc cấp giấy phép hoạt động tín dụng, nhƣ các cá nhân và doanh nghiệp khác.
Xu thế cho thấy, quy mơ tín dụng phi chính thức đang có dấu hiệu gia tăng.Trong thời
gian gần đây, khu vực tín dụng chính thức đã bộc lộ nhiều trục trặc. Tình trạng sở hữu
chéo phức tạp, tỉ lệ nợ xấu gia tăng… dẫn đến tình trạng nhiều ngân hàng kinh doanh kém
hiệu quả, bị thua lỗ, thậm chí âm vốn. Với cơng ty cho th tài chính, tỉ lệ nợ xấu lên tới
45,38% (Nhật Minh, 2011 dẫn của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia). Điều này khiến
Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN) phải tiến hành tái cấu trúc, ban hành các chính sách nhằm
đảm bảo an tồn với các tổ chức này với mức độ ngày càng mạnh mẽ. Từ năm 2010-2014,
các tổ chức tín dụng chính thức phải tuân thủ quy định đảm bảo an toàn theo Thông tƣ
13/2010/TT-NHNN với 5 mục chỉ tiêu (tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, tỉ lệ
khả năng chi trả, giới hạn góp vốn mua cổ phần, tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy
động). Tuy nhiên, từ năm 2015, họ phải tuân thủ 7 mục chỉ tiêu với Thông tƣ 36/2014/TTNHNN (thêm tỉ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi; giá trị thực của vốn điều lệ). Tín
dụng phi chính thức đóng vai trị bù đắp phần nào sự thiếu hụt và hạn chế của tín dụng
chính thức (Tang, 1995). Ở Ấn Độ, khi việc cấp tín dụng chính thức trở nên cứng nhắc, tín
dụng phi chính thức đã phát triển mạnh mẽ, tăng thị phần tín dụng từ 32% vào những năm
thập kỷ 70 lên tới 43% vào năm 1991(Ashoak Upadhyay, 2013).
Hình thái này có mức độ rủi ro đáng quan tâm, quy mô đáng lo ngại nhƣng phát triển
tự do, chƣa có những biện pháp quản lý, giám sát, can thiệp chặt chẽ của Nhà nƣớc nhƣ tín
dụng chính thức.
Về rủi ro đối với chủ nợ, do xảy ra bất cân xứng thông tin, các doanh nghiệp khi vay
nợ có động cơ trình bày, phóng đại các thơng tin tốt và né tránh, che giấu các thông tin
chƣa tốt. Những hành động này khiến các chủ nợ dễ cho vay các đối tƣợng có xác suất trả
đƣợc nợ thấp, hay khiến con nợ sử dụng vốn vay vào các mục đích có rủi ro cao (Miskin,


-2-

1990 và Hoff và Stiglit, 1990). Tuy nhiên, khả năng chun mơn về các nghiệp vụ tín dụng

nhƣ thẩm định, giám sát, cƣỡng chế của chủ nợ cung cấp phi chính thức nhìn chung khơng
tốt hơn so với chủ nợ chính thức.
Về rủi ro đối với các bên liên quan, khi dự án chƣa tốt đƣợc tài trợ bằng tín dụng phi
chính thức, doanh nghiệp đi vay dễ rơi vào tình trạng khốn khó tài chính, kéo theo ảnh
hƣởng đến các đối tƣợng có liên quan khác với doanh nghiệp nhƣ cổ đơng, khách hàng,
nhà cung cấp… Ngồi ra, doanh nghiệp có động cơ sử dụng tín dụng phi chính thức để né
tránh gánh nặng thuế và các nghĩa vụ quản lý khác (Safavian và Wimpey, 2007), nên tạo ra
thiệt hại cho cơ quan thuế, lách các quy định và giảm minh bạch tài chính. Mặt khác, tín
dụng từ khu vực chính thức có thể bị chuyển qua khu vực phi chính thức. Ở Ơn Châu, ƣớc
tính 10% nguồn tín dụng phi chính thức có nguồn gốc từ tín dụng ngân hàng (Tao Wang,
2011). Các doanh nghiệp có xu hƣớng vay ngân hàng rồi cho các doanh nghiệp khác vay
lại. Điều này có thể tạo ra sự đe dọa đáng kể đến hệ thống tài chính nếu tín dụng phi chính
thức gặp trục trặc. Ngồi ra, ngƣời quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng tín dụng phi chính
thức nhƣ một kênh hiệu quả để bịn rút lợi ích (Jiang và đồng sự, 2009).
Về chính sách, các quy định có liên quan về tín dụng phi chính thức khá ít ỏi. Theo bộ
luật hình sự, lãi vay khơng vƣợt q 15 lần lãi suất cơ bản2. Theo quy định về thuế giá trị
gia tăng (GTGT), doanh nghiệp đi vay bị hạn chế ghi nhận chi phí ở mức 150% lãi vay khi
tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Các vấn đề khác, nhƣ điều kiện
đƣợc cho vay của chủ nợ, điều kiện đƣợc đi vay của con nợ, giới hạn tín dụng đƣợc cấp…
đều chƣa đƣợc quy định cụ thể. Điều này khác với tín dụng chính thức, khi họ phải tuân
thủ các quy định an toàn vốn, dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi… Ngoài ra, với những
quy định hạn chế cấp tín dụng, thì con nợ cũng bị giới hạn gián tiếp. Hiển nhiên rằng, tổ
chức cung cấp tín dụng phi chính thức khơng nhận đƣợc cứu cánh từ Nhà nƣớc khi bị mất
khả năng thanh tốn, nhƣ tổ chức tín dụng chính thức.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tƣơng ứng với bối cảnh chính sách trên, đề tài xác định mục tiêu nghiên cứu gồm hai
vấn đề. Thứ nhất, luận văn đánh giá quy mô, mức độ phổ biến của tín dụng phi chính thức

2


Nếu lãi suất cho vay vƣợt quá giới hạn này, chủ nợ sẽ bị khởi tố vì tội cho vay nặng lãi.


-3-

ở Việt Nam trong các năm gần đây. Thứ hai, luận văn phân tích rủi ro của tín dụng phi
chính thức có thể gây ra thiệt hại nhƣ thế nào cho chủ nợ và các bên liên quan khác. Các
thiệt hại này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, đã xảy ra hoặc chƣa xảy ra.
1.3 Đối tƣợng và câu hỏi nghiên cứu
Chủ thể của đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là gồm các doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết (DNNY) trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và
Sàn giao dịch chứng khốn Hà Nội (HNX) và các tổ chức, cá nhân có mối quan hệ tín
dụng, góp vốn, đầu tƣ, kinh doanh… với các DNNY này.
Các DNNY phải công bố báo cáo tài chính hằng q, riêng báo cáo cuối năm đƣợc
kiểm tốn bởi cơ quan kiểm tốn độc lập. Do đó, các thơng tin thu thập đƣợc từ báo cáo có
độ chính xác cao, mang lại kết quả đáng tin cậy.
Từ bối cảnh và mục tiêu nêu trên, tƣơng ứng với đối tƣợng lựa chọn, luận văn “Phân
tích rủi ro tín dụng phi chính thức đối với doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam” đƣợc
thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi sau:
(i) Quy mơ tín dụng phi chính thức cấp cho các DNNY trong giai đoạn hiện nay chiếm tỉ
lệ bao nhiêu trong tổng cơ cấu vay nợ? Mức độ phổ biến của hình thái này ra sao?
(ii) Tín dụng phi chính thức tạo ra những rủi ro nhƣ thế nào cho chủ nợ và các đối tƣợng có
liên quan khác?
Các đối tƣợng có liên quan khác trong câu hỏi này bao gồm các cổ đơng, tổ chức tín
dụng, các khách hàng, nhà cung cấp của doanh nghiệp, cơ quan nhà nƣớc và hệ thống tài
chính.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, phạm vi nghiên cứu đƣợc giới hạn là quy mơ nhận tín
dụng của các DNNY. Theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam, khi ghi nhận số dƣ các tài khoản
vay nợ, doanh nghiệp không bắt buộc thuyết minh thông tin chi tiết nguồn gốc khoản vay.

Do đó, số liệu thống kê quy mơ tín dụng phi chính thức khơng có sẵn, phải thu thập bằng
việc khảo sát báo cáo tài chính từng doanh nghiệp và tổng hợp từ những báo cáo có thuyết
minh đầy đủ. Do chi phí thời gian rất lớn, phạm vi nghiên cứu đƣợc giới hạn là khoảng
1500 báo cáo tài chính, tƣơng ứng với 614 DNNY vào thời điểm cuối các năm 2007, 2012
và 2013.


-4-

Với câu hỏi thứ hai, phạm vi nghiên cứu là các hoạt động tín dụng phi chính thức và
các hoạt động khác của một số DNNY điển hình đƣợc lựa chọn cho phân tích tình huống.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Với câu hỏi thứ nhất, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê quy mơ, tính tổng số
dƣ nợ tín dụng cuối năm theo 3 mốc thời gian: 2007, 2012 và 2013. Việc phân loại đối
tƣợng cho vay dựa vào dữ liệu thuyết minh báo cáo tài chính, mục chi tiết về đối tƣợng cho
vay ngắn hạn và vay dài hạn.
Với câu hỏi thứ hai, luận văn áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu
tình huống và so sánh hệ số đánh giá rủi ro phá sản Z’’ của Altman cho nhóm các doanh
nghiệp có sử dụng tín dụng phi chính thức và nhóm doanh nghiệp chỉ sử dụng tín dụng
chính thức. Luận văn kế thừa các kết quả và phƣơng pháp của các nghiên cứu trƣớc liên
quan tới từng tình huống đƣợc phân tích.
1.6 Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu sử dụng của luận văn gồm các báo cáo tài chính đã kiểm tốn của
DNNY theo 3 mốc thời gian 2007, 2012 và 2013 đƣợc tải từ website stockbiz.vn và
vietstock.vn. Riêng với các tình huống, tác giả tham khảo các báo cáo tài chính từ 2006
đến 2014. Ngồi ra, luận văn còn sử dụng dữ liệu xuất thành file của phần mềm Stox Pro
3.5 và cophieu68.vn.
1.7 Bố cục luận văn
Sau khi giới thiệu về bối cảnh, đối tƣợng, câu hỏi, phạm vi, phƣơng pháp và nguồn dữ
liệu ở chƣơng một, luận văn sẽ đi vào phân tích chuyên sâu cơ sở lý thuyết, tổng quan các

nghiên cứu trƣớc ở chƣơng hai. Chƣơng này cũng trình bày các chính sách có liên quan tới
tín dụng phi chính thức ở Việt Nam. Chƣơng ba tính tổng quy mơ tín dụng phi chính thức,
đồng thời phân tích rủi ro của các doanh nghiệp vay phi chính thức. Kết quả chƣơng ba sẽ
trả lời cho câu hỏi thứ nhất và một phần nội dung câu hỏi thứ hai. Chƣơng bốn phân tích
các tình huống cho các dạng rủi ro của tín dụng phi chính thức đã đề cập ở chƣơng hai.
Chƣơng này trả lời phần còn lại của câu hỏi thứ hai.
Kết quả nghiên cứu của các chƣơng là cơ sở để kết luận và đề xuất các kiến nghị chính
sách trong chƣơng năm.


-5-

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm và thực trạng tín dụng phi chính thức tại Việt Nam
Trong các nghiên cứu trên thế giới, khái niệm về tín dụng phi chính thức (informal
credit) tuy có nhiều sự khác biệt về mặt ngơn ngữ, nhƣng nhìn chung thống nhất về
phƣơng pháp tiếp cận. Theo đó, tín dụng đƣợc phân làm hai nhóm gồm tín dụng chính thức
và tín dụng phi chính thức. Tín dụng chính thức đƣợc cung cấp bởi các tổ chức tín dụng
chính thống có đăng ký và hoạt động công khai theo luật, và chịu sự quản lý và giám sát
của nhà nƣớc (Đào Thị Mẫu Đơn, 2006 dẫn theo Lê Đình Bá, 1996). Cịn tín dụng phi
chính thức do các tổ chức, cá nhân nằm ngồi các tổ chức chính thức cung cấp. Hình thái
này hoạt động tự do trên thị trƣờng, không bị chi phối hay chịu sự quản lý, giám sát trực
tiếp của nhà nƣớc (Đào Thị Mẫu Đơn, 2006).
Theo McMillan và Woodruff (1999), ở Việt Nam, khi khách hàng khơng tìm đƣợc
nguồn cung cấp tín dụng chính thức cần thiết, các doanh nghiệp rất sẵn lòng cho vay. Khi
mối quan hệ kinh doanh càng kéo dài, thì giá trị khoản vay nợ càng cao. Các doanh nghiệp
càng có nhiều mối quan hệ kinh doanh, thì khả năng huy động vốn của họ càng tốt. Những
rủi ro nợ khơng thanh tốn đầy đủ vẫn tồn tại, nhƣng chƣa đủ sức đe dọa sự bền vững của
mạng lƣới tín dụng này.
2.2 Vấn đề rủi ro tín dụng phi chính thức

Tổng hợp từ các nghiên cứu trƣớc, có thể nhận diện rủi ro tín dụng phi chính thức sẽ
tác động trực tiếp đến chủ nợ và tác động gián tiếp tới cơ quan quản lý, hệ thống tài chính
và các bên liên quan khác.
Với chủ nợ, rủi ro xảy ra khi họ không nắm rõ thông tin của con nợ. Là một dạng thất
bại thị trƣờng, bất cân xứng thông tin tạo ra lựa chọn bất lợi trong quá trình cấp vốn của
chủ nợ và rủi ro đạo đức trong quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
Trong quá trình cấp vốn, doanh nghiệp đi vay sẽ có nhiều thơng tin về dự án đầu tƣ hơn
chủ nợ. Trong thị trƣờng nợ, các chủ nợ gặp khó khăn khi nhận diện những doanh nghiệp
tốt, rủi ro ít và những doanh nghiệp xấu, rủi ro cao. Khi không thể phân biệt đƣợc, họ sẽ
cho vay với mức lãi suất tƣơng ứng với rủi ro bình quân. Lúc này, những doanh nghiệp đi
vay xấu đƣợc vay vốn với chi phí thấp hơn mức đáng ra họ phải chịu. Lợi ích này chính là


-6-

chi phí của những doanh nghiệp đi vay tốt phải chịu lãi suất cao. Hệ quả là, những doanh
nghiệp rủi ro thấp sẽ dần rời bỏ thị trƣờng, và những dự án tốt mà họ dự định tiến hành sẽ
không đƣợc thực hiện (Miskin, 1990). Khi lãi suất tăng, vấn đề lựa chọn bất lợi càng
nghiêm trọng, nên những chủ nợ sẽ giảm dần những khoản cho vay cấp cho nền kinh tế
(Stiglitz và Weiss, 1981). Điều này làm hoạt động đầu tƣ bị thu hẹp, góp phần dẫn đến
những suy thoái kinh tế về sau (Miskin, 1990). Để giảm thiểu tình trạng này, chủ nợ cần bỏ
chi phí trong q trình sàng lọc, để lựa chọn con nợ có xác suất không trả đƣợc nợ thấp.
(Hoff và Stiglit, 1990).
Trong q trình sử dụng vốn vay. Biết chủ nợ khó nhận định hiệu quả đầu tƣ của doanh
nghiệp, họ có động cơ thực hiện các hoạt động sinh lời cao, mang lại lợi ích cho cá nhân,
nhƣng có rủi ro thua lỗ lớn, gây thiệt hại cho chủ nợ. Ngoài ra, một hình thức khác của rủi
ro đạo đức xảy ra khi dự án đƣợc tài trợ bằng vốn vay nhiều, nếu thành cơng thì ngƣời đi
vay đƣợc hƣởng lợi lớn, nhƣng nếu thất bại thì chủ nợ sẽ gánh chịu thiệt hại nặng nề. Mặt
khác, sau khi nhận đƣợc vốn vay, con nợ sẽ có xu hƣớng trốn tránh và làm việc kém tích
cực (Miskin, 1990). Để ngăn chặn vấn đề này, chủ nợ cần tạo động cơ cho con nợ và có cơ

chế cƣỡng chế hiệu quả, đặc biệt cần có tài sản đảm bảo từ con nợ (Hoff và Stiglit, 1990).
Ngoài ra, việc gia tăng sử dụng địn bẩy tài chính sẽ làm doanh nghiệp dễ gặp rủi ro
khốn khó tài chính hơn. Theo nghiên cứu thực nghiệm của Hanedar và đồng sự (2014),
doanh nghiệp gặp khốn khó tài chính có xu hƣớng sử dụng tín dụng phi chính thức cao hơn
các doanh nghiệp khác.
Với nhà nước, ở những nền kinh tế có sự kiểm sốt thái quá (overregulated economies),
gánh nặng thuế cao, doanh nghiệp có động cơ che giấu tài sản, nhằm tránh né các quy định
phiền tối. Theo đó, những giao dịch với ngân hàng (nhƣ thanh tốn, vay nợ) có thể mang
tới dấu hiệu về khả năng sinh lợi lớn của doanh nghiệp, khiến họ dễ trở thành mục tiêu của
các nhà chức trách (public officials). Do đó, doanh nghiệp có xu hƣớng ít phụ thuộc hơn
vào tín dụng chính thức nếu cảm thấy những chi phí này thấp hơn lợi ích mà họ có thể
nhận đƣợc. Nhƣ vậy, tín dụng phi chính thức có thể giúp doanh nghiệp hoạt động kém
minh bạch hơn, che giấu tài sản để giảm thuế và né tránh phiền toái từ nhà chức trách
(Safavian và Wimpey, 2007). Điều này làm giảm số thu thuế và các thông tin vĩ mơ thu
thập từ doanh nghiệp kém chính xác.


-7-

Với hệ thống tài chính, tín dụng phi chính thức có thể tác động gián tiếp tới tín dụng
chính thức. Ở Trung Quốc, dù bị cấm, nhƣng các doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc vay ngân
hàng với lãi suất thấp đã cho vay lại các DNVVN. Lúc này, các ngân hàng sẽ bị thiệt hại
gián tiếp nếu các doanh nghiệp nhà nƣớc bị tổn thất khi các DNVVN không trả đƣợc nợ
(Tong Li, 2014).
Với các đối tƣợng có liên quan khác với doanh nghiệp nhƣ các tổ chức cung cấp tín
dụng chính thức, các cổ đơng, khách hàng, nhà cung cấp cũng sẽ bị thiệt hại gián tiếp nếu
chủ nợ hoặc con nợ gặp khó khăn từ mối quan hệ tín dụng phi chính thức. Ngồi ra, do có
nhiều ƣu việt, tín dụng phi chính thức dễ trở thành kênh bịn rút lợi ích doanh nghiệp cho
cổ đơng quản lý. Nếu doanh nghiệp bòn rút bằng cách trao đổi tài sản, hàng hóa dịch vụ,
hay tài sản tài chính với mức giá cao bất hợp lý, thì rất dễ bị phát hiện. Tuy nhiên, khi họ

bòn rút bằng cách cho vay phi chính thức dài hạn, thì khả năng phát hiện là rất khó. (Jiang
và đồng sự, 2009)
2.3 Chính sách về tín dụng phi chính thức với doanh nghiệp phi tài chính
Mặc dù rủi ro tín dụng phi chính thức có thể tác động đến nhiều đối tƣợng có liên quan,
chính sách quản lý tín dụng phi chính thức dƣờng nhƣ chƣa đủ để giảm thiểu các rủi ro
này.
Về trần lãi suất, theo Bộ luật Hình sự, quy định mức lãi suất cho vay không đƣợc vƣợt
quá 15 lần mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nƣớc công bố, nếu vi phạm sẽ bị khởi tố
hình sự (Kim Khéo, 2014). Ngoài ra, khi doanh nghiệp đi vay, nếu lãi suất vƣợt quá 150%
lãi suất cơ bản, thì lãi vay đƣợc đƣa vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp chỉ tƣơng ứng với mức trần này (Bộ Tài chính, 2008, Thơng tƣ số 78/2014/TTBTC). Với lãi suất cơ bản hiện nay là 9%/năm (Ngân hàng nhà nƣớc, 2010, Quyết định số
2868/QĐ-NHNN), thì mức lãi suất đƣợc tính chi phí là 13,5%/năm, và giới hạn lãi suất
khơng bị khởi tố hình sự là 135%/năm. Với nội dung phân tích rủi ro tƣơng ứng ở phần
2.2, việc đặt ra mức trần lãi suất nhằm giảm rủi ro khốn khó tài chính cho con nợ.
Về phƣơng thức giao dịch, các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt khi vay và cho
vay lẫn nhau (Bộ Tài chính, 2015, Thơng tƣ số 09/2015/TT-BTC), nhƣ vậy, việc các doanh
nghiệp vay và cho vay bằng chuyển khoản là không sai luật. Quy định này phần nào hạn
chế rủi ro về thông tin kém minh bạch của doanh nghiệp đối với nhà nƣớc.


-8-

Về quyền cấp tín dụng, các tổ chức, cá nhân có quyền cho vay tài sản, là một phần của
quyền định đoạt, (theo Bộ luật Dân sự, 2005). Tuy nhiên, khi việc thực hiện nghiệp vụ này
thƣờng xuyên, liên tục, tổ chức hay cá nhân này phải đăng ký kinh doanh hoạt động tín
dụng, theo Điều 9, Luật Doanh nghiệp và Điều 8, Luật các Tổ chức tín dụng.
Hộp 2.1: Cơng văn nội bộ chính phủ về tín dụng phi chính thức
Trích Cơng văn 608/VPCP-KTTH ngày 4/2/2012 trả lời Bộ Tài
chính của Chính phủ: “Khơng khuyến khích các tổ chức kinh tế
khơng có chức năng tín dụng thực hiện hoạt động tín dụng, nếu có

phát sinh "dịch vụ tín dụng" thì hoạt động này phải chịu thuế giá trị
gia tăng theo quy định của pháp luật […]”
Tồn tại sự đánh đổi tự nhiên giữa lợi ích và chi phí xã hội của tín dụng phi chính thức.
Nếu ngăn cấm hồn toàn, rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hƣởng3, đặc biệt với các doanh
nghiệp non trẻ, đang gặp khó khăn nhất thời về tài chính, khó tiếp cận vốn vay chính thức.
Việc kiểm tra, giám sát hao tốn chi phí lớn. Mặt khác, khi tự do hóa tín dụng phi chính
thức sẽ tạo tâm lý cho rằng mọi doanh nghiệp hay cá nhân đều có thể vay và cho vay lẫn
nhau khơng giới hạn, có thể gây nên sự bùng nổ tín dụng phi chính thức.
2.4 Khung phân tích rủi ro tín dụng phi chính thức
Khái qt hóa các đặc điểm rủi ro tín dụng phi chính thức đã trình bày ở phần 2.2, luận
văn đề ra hai hƣớng tiếp cận phân tích nhƣ sau.
Thứ nhất, hướng tiếp cận đánh giá rủi ro các khoản thanh tốn nợ khơng được thực
hiện đầy đủ và đúng hạn, tƣơng ứng với trƣờng hợp doanh nghiệp vay nợ bị khốn khó tài
chính hay phá sản. Lúc này, các chủ nợ có thể bị thiệt hại trực tiếp trên khoản vay, và các
đối tƣợng khác cũng bị thiệt hại gián tiếp.
Để đánh giá khả năng lâm vào tình trạng khốn khó tài chính hay phá sản của doanh
nghiệp vay nợ, luận văn sử dụng chỉ số Z’’ của Altman đã điều chỉnh (còn gọi là Emerging
Market Score). Nếu hệ số Z’’ càng cao, thì xác suất bị phá sản của doanh nghiệp càng thấp
và ngƣợc lại. Phƣơng pháp tính tốn của hệ số này đƣợc điều chỉnh phù hợp hơn với các

3

Khảo sát của tác giả cho thấy có khoảng 43% cơng ty niêm yết có vay phi chính thức vào cuối năm 2013.


-9-

doanh nghiệp tƣ nhân, đa dạng trong ngành nghề hoạt động và ở các thị trƣờng mới nổi.
(Altman và đồng sự, 1995; Altman, 2000 và Doãn Thị Thanh Thủy, 2013)
Theo đó, hệ số Z’’ đƣợc Altman đo lƣờng nhƣ sau

Z’’ = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Với X1, X2, X3, X4 đƣợc tính nhƣ sau


X1 = (Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản



X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản



X3 = EBIT/Tổng tài sản với EBIT = lợi nhuận trƣớc thuế + lãi vay



X4 = Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng nợ phải trả

Các giá trị liên quan đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Từ hệ số Z’’, Sasivimol Meeampol và đồng sự (2014) (dẫn của Altman, 1993) đƣa ra
kết luận về xác suất phá sản của doanh nghiệp nhƣ sau


Z’’ > 2,6: Doanh nghiệp đang an toàn



1,1 < Z’’ < 2,6: Doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu an tồn




Z’’ < 1,1: Doanh nghiệp đang gặp khốn khó tài chính

Luận văn sẽ tính giá trị hệ số này cho nhóm các doanh nghiệp có sử dụng tín dụng phi
chính thức và nhóm doanh nghiệp chỉ sử dụng tín dụng chính thức. Bằng phƣơng pháp so
sánh và kiểm định sự khác biệt của giá trị bình quân, luận văn sẽ nhận định đƣợc mức độ
rủi ro phá sản của hai nhóm doanh nghiệp này.
Đây sẽ là câu trả lời chính cho vấn đề rủi ro tín dụng phi chính thức xảy ra với chủ nợ
và con nợ. Nếu hệ số Z’’ bình qn của nhóm các doanh nghiệp sử dụng tín dụng phi chính
thức cao hơn (hay thấp hơn) hệ số Z’’ bình qn của nhóm doanh nghiệp chỉ sử dụng tín
dụng chính thức, thì rủi ro phá sản của doanh nghiệp vay nợ tín dụng phi chính thức là thấp
hơn (hay cao hơn).
Thứ hai, hướng tiếp cận đánh giá rủi ro thiệt hại cho các bên liên quan, dù các khoản
thanh tốn của tín dụng phi chính thức vẫn được thực hiện đầy đủ. Theo đó, luận văn sử
dụng phƣơng pháp phân tích theo các tình huống, kế thừa kết quả các nghiên cứu trƣớc về
rủi ro cho các bên liên quan trong mối quan hệ tín dụng phi chính thức. Gồm vấn đề bất
cân xứng thơng tin với tín dụng phi chính thức bởi Stiglitz và đồng sự (1990); vấn đề sử


-10-

dụng tín dụng phi chính thức để bịn rút với doanh nghiệp niêm yết của Jiang và đồng sự
(2009); vấn đề sử dụng tín dụng phi chính thức để tránh thuế của Safavian và Wimpey
(2007).


-11-

CHƢƠNG 3: THỐNG KÊ QUY MƠ TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC


3.1 Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE và HNX.
Số lƣợng các doanh nghiệp này thay đổi liên tục vì có nhiều doanh nghiệp đăng ký mới và
hủy niêm yết. Hình 3.1 thống kê số DNNY tại cả hai sàn này vào thời điểm cuối các năm
từ 2006 đến tháng 7/2015.
Hình 3.1: Số doanh nghiệp niêm yết hằng năm
Đơn vị tính: Số doanh nghiệp

Nguồn: Lấy từ Vũ Thị Kim Liên (2015), “Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn qua các năm”.

Do đó, việc so sánh tín dụng phi chính thức của các doanh nghiệp giữa các năm là
không phù hợp. Nhằm tạo sự đồng nhất khi so sánh các số liệu, tác giả lọc các doanh
nghiệp này thành hai nhóm gồm:


Nhóm 1: gồm 614 DNNY liên tục từ 2012 đến 2013.



Nhóm 2: gồm 271 DNNY liên tục từ 2007 đến 2013.

Các nhóm này đã loại trừ các doanh nghiệp tài chính và các doanh nghiệp thiếu thông
tin cần thiết.


-12-

Về cơ cấu nợ vay, các doanh nghiệp thuộc nhóm trên huy động tín dụng từ các ngân
hàng, cơng ty tài chính và cho th tài chính khơng thuộc sở hữu của ngân hàng, quỹ đầu

tƣ phát triển, quỹ bảo vệ môi trƣờng, các doanh nghiệp và cá nhân khác. Trong đó, tín
dụng từ các cơng ty tài chính (TC) và cho th tài chính (CTTC) khơng thuộc sở hữu ngân
hàng, các quỹ đầu tƣ phát triển (ĐTPT), quỹ bảo vệ mơi trƣờng (BVMT) là các tổ chức tín
dụng khơng phải là ngân hàng, nhƣng có quy mơ nhỏ, nên tác giả gộp chung và đặt tên
nhóm là “tín dụng chính thức phi ngân hàng”.4
Kế đó, trong q trình tính tốn và so sánh các hệ số tài chính, luận văn sẽ tách bỏ 100
doanh nghiệp không vay nợ vào cuối năm 2013. Với 514 doanh nghiệp còn lại, tác giả lọc
thành hai nhóm để tính hệ số Z’’ gồm:


Nhóm CV: gồm 264 DNNY có vay phi chính thức.



Nhóm KV: gồm 250 DNNY chỉ vay chính thức, khơng vay phi chính thức.

3.2 Quy mơ tín dụng phi chính thức
Hình 3.2 thể hiện quy mơ tín dụng phi chính thức cấp cho các doanh nghiệp trong
nhóm 1. Tín dụng từ cá nhân cấp cho DNNY vào cuối năm 2013 đã tăng tới 20% so với
cuối năm 2012. Tuy nhiên, cũng vào các mốc này, tín dụng từ các doanh nghiệp cấp cho
DNNY lại sụt giảm tới 26%.
Hình 3.2: Quy mơ tín dụng phi chính thức nhóm 1 (2012-2013)
Đơn vị tính: Tỉ đồng

20.000
15.000

14.504
10.755


10.000
5.000

4.763

5.726

0
2012

Vay doanh nghiệp

2013

Vay cá nhân

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo tài chính.

4

Việc phân loại trên dựa vào các tham khảo và tổng hợp của tác giả từ Luật các tổ chức tín dụng (2010),
Thơng tƣ 36/2014/TT-NHNN(2010), Huỳnh Thế Du và đồng sự (2013).


-13-

Hình 3.3 thể hiện cấu trúc tài trợ vay nợ doanh nghiệp, cho thấy quy mơ tín dụng Tổng
tín dụng phi chính thức suy giảm, trong khi tín dụng chính thức gia tăng. Tín dụng ngân
hàng tăng nhẹ, chỉ có 1,9%. Tín dụng chính thức phi ngân hàng tăng tới 15%. Với bối cảnh
này, tỉ trọng tín dụng phi chính thức trong tổng vay nợ của doanh nghiệp đã giảm từ mốc

7,7% vào đầu năm 2013 (tức cuối năm 2012) xuống cịn 6,3% vào cuối năm.
Hình 3.3: Cấu trúc tài trợ nợ vay doanh nghiệp nhóm 1 (2012-2013)
Đơn vị tính: Tỉ đồng

250.000
200.000
150.000
100.000
50.000
0
Tín dụng phi chính thức
Tín dụng ngân hàng
Tín dụng chính thức phi ngân hàng

2012
19.267
203.369
2.775

2013
16.481
207.206
3.189

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo tài chính.

Nhƣ vậy, vai trị tín dụng phi chính thức, đặc biệt là tín dụng cấp bởi các doanh nghiệp
cho các công ty niêm yết đang có dấu hiệu suy giảm. Kết quả thống kê tƣơng tự cho nhóm
2 tái khẳng định nhận định này. Hình 4.4 thể hiện quy mơ tín dụng phi chính thức của các
công ty niêm yết từ 2007 – 2013. Trong giai đoạn này, khi tín dụng của cá nhân tăng hơn

gấp đơi, thì tín dụng của doanh nghiệp lại giảm nhẹ.


×