Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

LUẬN VĂN Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giảipháp bảo vệ môi trường làng nghề Đậu Trà Lâm, xã Trí Quả, huyện ThuậnThành, tỉnh Bắc Ninh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 53 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam đang nằm trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước, phát triển kinh tế được ưu tiên lên hàng đầu, vấn đề môi trường trước kia
bị xem nhẹ và trong những năm gần đây thì đã được quan tâm, nhưng mơi trường
vẫn đang bị ô nhiễm đặc biệt là môi trường làng nghề. Điều này đã và đang gây
ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường cũng như cuộc sống của con người.
Làng nghề - một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam – đóng vai
trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nơng thơn, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy được hình
thành và phát triển hàng trăm năm nhưng đến nay hầu hết chúng được hình thành
tự phát, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, sản xuất tại làng nghề cịn sử dụng các thiết bị thủ
cơng, đơn giản công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu thấp, mặt
bằng sản xuất hạn chế, ý thức người dân trong bảo vệ mơi trường cịn chưa cao.
Do đó, nhiều hoạt động sản xuất của làng nghề đã và đang tạo sức ép không nhỏ
đến chất lượng môi trường sống của chính làng nghề và cộng đồng xung quanh.
Nghề làm đậu phụ của Trà Lâm đã có từ lâu đời (1640), nhưng từ năm
2010 trở lại đây mới thực sự phát triển mạnh. Theo báo cáo quy hoạch phát triển
sản xuất nơng nghiệp xã Trí Quả cho biết tồn thơn có 510 hộ với 2154 nhân
khẩu thì có 70 - 80% số hộ làm đậu phụ với khối lượng trung bình 10 tấn đỗ/ngày
(tương đương khoảng 35.000 - 40.000 bìa đậu đơi), giá bán trung bình 5000 6000 đồng/bìa. Nghề làm đậu phụ đã đem lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình
trong thơn. Ngồi ra thì cịn có lợi nhuận từ sản phẩm phụ (bã đậu) để chăn nuôi
gia súc. Ở đây, hầu hết các hộ làm đậu đều kết hợp chăn nuôi lợn, hộ làm ít cũng
nuôi 10 - 15 con lợn, hộ làm nhiều nuôi 30 - 40 con.
Tuy nhiên, gần thời gian gần đây, những người làm đậu ở Trà Lâm gặp
khơng ít khó khăn bởi phải sống chung với mơi trường ơ nhiễm. Dù chưa có đánh
giá cụ thể về mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường gây ra, nhưng bước vào
từ đầu làng Trà Lâm, mọi người đều cảm thấy khó chịu bởi mùi hơi thối bốc

1



nồng nặc. Được biết ở Trà Lâm hiện có hơn 300 hộ gia đình làm đậu phụ kết hợp
với chăn ni nhưng mới chỉ có hơn 100 hộ xây bể chứa Biogas để xử lý chất
thải, còn lại phân tươi của gia súc vẫn xả thẳng ra cống rãnh chạy quanh làng.
Trong khi đó, hệ thống thốt nước của thơn ngày càng xuống cấp không đáp ứng
kịp lượng chất thải từ làm đậu và chăn ni.
Trước thực trạng đó, chính quyền thôn đã tổ chức nạo vét, khơi thông
cống, rãnh; tuyên truyền, vận động nhân dân xây bể chứa Biogas và áp dụng biện
pháp ủ mục phân… Chỉ tính riêng trong năm 2010 thôn đã đầu tư 50 triệu đồng
để khơi thông cống rãnh, tuy vậy vẫn không thể cải thiện được môi trường ở đây.
Ngay đầu làng một phần canh tác đã phải bỏ, một phần khác bị giảm năng suất
do nước thải trong thôn đổ ra...
Bởi vậy, để phát triển kinh tế đi đôi với việc nâng cao chất lượng sống của
người dân làm đậu phụ một việc làm rất cần thiết là thực hiện sản xuất phải gắn
với bảo vệ môi trường. Việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom
chất thải rắn để xử lý tập trung tại thôn cũng là một việc làm rất cần thiết và hiệu
quả trong thời điểm hiện nay. (Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 UBND xã Trí Quả 2013).
Để tìm hiểu kỹ hơn về chất lượng môi trường làng nghề làng nghề Đậu
Trà Lâm tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải
pháp bảo vệ môi trường làng nghề Đậu Trà Lâm, xã Trí Quả, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh”
 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề Đậu Trà Lâm, xã Trí Quả,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề cho địa phương.
 Yêu cầu của đề tài

2


- Thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu về đặc điểm tự nhiên cũng

như kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Tìm hiểu cụ thể quy mơ và tình hình
sản xuất của làng nghề.
- Tiến hành khảo sát hiện trường, lập kế hoạch quan trắc
- Thực hiện quan trắc
- Phân tích mơi trường trong phịng thí nghiệm
- Đánh giá số liệu và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về làng nghề tại Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về làng nghề
Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt
Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: “làng nghề là một đơn vị hành
chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đơng người, sinh hoạt có tổ chức,
kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống
chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát
triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập
thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa
phương”. (Nguồn: Tiến sĩ Phạm Côn Sơn, Làng nghề truyền thống Việt Nam.
Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội, năm 2004).
Theo hướng dẫn của Thông tư 116/2006/TT- BTNMT, khái niệm về làng
nghề được chỉ rõ Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí:
Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn;
Hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị cơng nhận;
Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. (Nguồn: Thơng tư
116/2006/TT- BTNMT).

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản
phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao
đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc
nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm,
song song với quá trình phát triển KT – XH, văn hóa và nơng nghiệp của đất
nước. Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển,
làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở

4


Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng)
cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm,…Nếu đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc
của các sản phẩm từ các làng nghề đó, có thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm này
ban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc là công cụ sản
xuất nông nghiệp, chủ yếu được làm trong lúc nơng nhàn. Kỹ thuật, cơng nghệ,
quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam đã trải qua những giai đoạn khác
nhau, gắn với những cung bậc thăng trầm của lịch sử. Đặc biệt, từ giai đoạn đổi
mới nền kinh tế đến nay, dưới tác động to lớn của sự biến đổi nền kinh tế trong
nước cũng như trên toàn thế giới, sự phát triển của các làng nghề cũng có những
thay đổi lớn, có những thành cơng mới nhưng cũng có khơng ít những vấn đề nan
giải.
Xuất hiện từ rất lâu đời (điển hình như các làng nghề ở Hà Tây (cũ), Hà
Nam, Hưng Yên, Hà Bắc). Các làng nghề nơng thơn đã có những bước đánh dấu
khá rõ nét trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam. Vượt lên các nhu cầu về nông
nghiệp, các sản phẩm như: đồ sành sứ, đồ gốm, vải vóc, đồ ăn, đồ thờ cúng, hàng
mỹ nghệ, giấy vàng mã, giấy gió… đã được chế biến phục vụ cho nhu cầu đời
sống hàng ngày, phục vụ cho đời sống tâm linh, cho việc học tập, cho đời sống

văn hóa và cho cả xuất khẩu. (Nguồn: Đặng Kim Chi (2005) làng nghề Việt Nam
và môi trường).
Giai đoạn 1954 – 1978: Do chính sách Cơng nghiệp hóa, ưu tiên phát triển
cơng nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ cơng tham gia vào các Hợp tác xã.
Tại một số làng nghề đã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu sản
xuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nước XHCN, với các hàng hóa chính là
hàng thủ cơng mỹ nghệ. Do đó, chủng loại, số lượng và giá trị hàng hóa được
quyết định bởi đường lối, chính sách của Nhà nước. Cũng chính trong giai đoạn
này, nhiều làng nghề đã bị mai một.
Giai đoạn 1978 – 1985: Kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động,

5


cùng với sức ép về dân số và sự cấm vận của Mỹ kinh tế Việt Nam đã lâm vào
giai đoạn khủng hoảng, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sự suy
sụp của hệ thống bao cấp đã khiến các hộ nông dân và tiểu thủ công nghiệp buộc
phải tìm đường cải thiện cuộc sống theo con đường tự phát. Nhiều làng nghề đã
được khôi phục lại nhằm đáp ứng nhu cầu rất thấp của nhân dân.
Giai đoạn 1986 – 1992: Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển
của làng nghề, nó được đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp
sang cơ chế thị trường. Các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách đổi mới
quản lý trong nông nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế đã có tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và với làng
nghề nói riêng. Trong giai đoạn này, nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi
phục và phát triển, mở rộng quy mơ sản xuất, đầu tư vốn, kỹ thuật, hình thành
nhiều cơ sở kinh doanh mới, thu hút ngày càng nhiều lao động, tăng dần sản
lượng và kim ngạch xuất khẩu… Điển hình như làng gốm Bát Tràng, gốm Đồng
Nai, chạm khắc Hà Tây, thêu ren Thái Bình, giấy Phú Lâm… ( Đỗ Quang Dũng,
Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ ,

2006.)
Các sản phẩm truyền thống của làng nghề Việt Nam đã được tiêu thụ khá ổn
định ở các thị trường Đông Âu và Liên Xô, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ đạt trên 246 triệu rúp (Đặng Kim Chi, 2005). Tuy vậy, do biến động của nền
kinh tế thế giới, mà xuất phát từ sự sụp đổ của mô hình CNXH của Liên Xơ và Đơng
Âu, sản xuất của các làng nghề bị đình trệ do thị trường tiêu thụ khơng cịn như trước
nữa, số lao động trong các làng nghề giảm nhanh chóng.
Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Do tìm được hướng đi mới cho các sản
phẩm của làng nghề và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nền kinh tế Việt
Nam bước sang một giai đoạn mới. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới, cùng với
thời kỳ dỡ bỏ sự cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế và thị trường của Việt Nam
không ngừng được mở rộng. Nhiều làng nghề đã khơi phục nhanh chóng, trong
đó nhiều làng vẫn duy trì được cả nghề nghiệp và mặt hàng truyền thống (như

6


làng Chạm bạc Đồng Xâm, làng nghề thêu Quất Động, làng gốm Bát Tràng, giấy
Phú Lâm…). Hơn nữa nhiều làng nghề mới đã được hình thành (Làng gỗ Đồng
Kỵ, gạch ngói Hương Canh…).
Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghề
phát triển, đặc biệt từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập (2005), đã
có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển làng
nghề. Tuy nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ lâm vào tình trạng suy thối do
nhiều nguyên nhân khác nhau (do bế tắc về thị trường, do bị cạnh tranh, do thiếu
vốn để cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm môi trường…). Để giải quyết những khó
khăn này, cần có cái nhìn tổng quan về làng nghề và gắn với thực trạng kinh tế xã
hội trong nước và thế giới nói chung.
Sự phát triển của làng nghề góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố
nơng nghiệp nông thôn. Sản xuất công nghiệp tại làng nghề trực tiếp từ các hộ

gia đình. Tính trung bình, hoạt động sản xuất công nghiệp tại các tỉnh tăng từ 60
đến 80%, và tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng trong tương lai (Vietnam agricultural
science institute, 2003). (Nguồn: Đặng Kim Chi, làng nghề Việt Nam và môi
trường, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2005).
1.1.2. Phân loại làng nghề
Làng nghề với những hoạt động phát triển gần đây đã gây ra tác động tích
cực và tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường mang đặc thù rất đa
dạng. Vấn đề môi trường và phát triển làng nghề ở nước ta cho đến nay vẫn là
vấn đề quan trọng đang được chú ý nghiên cứu. Cần có sự nhìn nhận theo nhiều
khái cạnh và góc độ khác nhau mới có thể hiểu rõ được bản chất cũng như các sự
vận động của loại hình kinh tế sản xuất này và các tác động của nó gây ra với
môi trường. Để giúp đỡ cho việc quản lý hoạt động sản xuất cũng như công tác
quản lý, bảo vệ môi trường, các làng nghề cần được tiến hành phân loại dựa trên
số liệu, thông tin điều tra khảo sát. Đây sẽ là cơ sở thực tiễn để thấy được bức
tranh tổng thể về làng nghề Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp và chính sách
nhằm phát triển làng nghề bền vững.

7


Nhằm đáp ứng những mục tiêu trên, có thể phân loại các làng nghề ở nước
ta theo các kiểu dạng như sau:
Phân loại theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới.
Dựa trên đặc thù văn hóa, mức độ bảo tồn của các làng nghề, đặc trưng
cho các vùng văn hóa lãnh thổ khác nhau.
Các làng nghề truyền thống gồm các nhóm nghề lớn: gốm, đúc đồng,
chạm khắc, đá, kim hoàn, rèn, đúc, mây tre đan, sơn, khai trảm, dệt tơ lụa, làm
nón, tranh dân gian,….
Theo điều tra khảo sát thực tế và thừa kế các nghiên cứu về vấn đề này, có
thể chia các làng nghề được khảo sát hiện nay thành 3 nhóm sau:

+ Nhóm làng nghề truyền thống
+ Nhóm làng nghề mới
+ Nhóm làng nghề khác (các làng nghề cần làm rõ thêm về tính truyền
thống)
Phân loại theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm:
Nhằm xác định phân bố về mặt địa lý, về nguồn và khả năng đáp ứng
nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của làng nghề cũng như phần nào thấy được
xu thế và nhu cầu tiêu thụ của xã hội.
Căn cứ vào kết quả điều tra làng nghề trên cả nước, có thể thấy hoạt động
của các làng nghề ở nước ta có thể phân chia thành 6 nhóm ngành sản xuất chính
như sau:
+ Ươm tơ, dệt vải và may đồ da
+ Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu
+ Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại,…)
+ Thủ công mỹ nghệ, thêu ren
+ Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá

8


+Nghề khác
Phân loại theo quy mơ sản xuất, trình độ cơng nghệ.
Nhằm xác định trình độ cơng nghệ sản xuất và quản lý sản xuất tại các
làng nghề, qua đó có thể xem xét tới tiềm năng phát triển đổi mới công nghệ sản
xuất đáp ứng cho các nhu cầu như đa dạng hóa sản phẩm và giảm thiểu ơ nhiễm
môi trường.
Trên cơ sở đánh giá về quy mô sản xuất tại các làng nghề, có thể phân loại
các làng nghề theo quy mơ sản xuất thành 3 dạng chính sau:
+ Làng nghề có quy mơ lớn
+ Làng nghề có quy mơ vừa

+ Làng nghề có quy mơ nhỏ
Mỗi cách phân loại trên có những đặc thù riêng và tuy theo mục đích mà
có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trường
làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp
hơn cả, vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có những u cầu
khác nhau về ngun liệu, quy trình sản xuất khác nhau, dạng chất thải, và vì vậy
có những tác động khác nhau đến môi trường. (Nguồn: Đặng Kim Chi, Nguyễn
Ngọc Lân, Trần Lệ Minh Làng nghề Việt Nam và Môi Trường tập 1, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ Thuật, 2005.)
1.1.3. Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam
Theo thống kê, hiện trong cả nước có 13% số hộ nông dân chuyên sản
xuất nghề, 27% số hộ nông dân tham gia sản xuất nghề, thu hút hơn 29% lực
lượng lao động ở nông thôn. Các làng nghề hoạt động với các hình thức khá đa
dạng: Trong tổng số 40.500 cơ sở sản xuất ở các làng nghề có 80,1% là các hộ cá
thể, 5,8% theo hình thức Hợp tác xã và 14,1% thuộc các dạng sở hữu khác (Đặng
Kim Chi, 2005).
Làng nghề Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản là:

9


 Phân bố làng nghề trong cả nước
Với các chỉ tiêu đã đề ra, cho nay, Việt Nam có khoảng 2017 làng nghề,
thuộc 11 nhóm ngành nghề khác nhau, trong đó gồm 1,4 triệu hộ tham gia sản xuất
(cả hộ kiêm), thu hút hơn 11 triệu lao động. Nhiều tỉnh có số lượng các làng nghề
lớn như Hà Tây (cũ) với 280 làng nghề, Bắc Ninh (62), Hải Dương (65), Hưng
Yên (48)… với hàng trăm ngành nghề khác nhau, phương thức sản xuất đa dạng.
Tuy nhiên, sự phân bố và phát triển các làng nghề lại không đồng đều trong cả
nước. Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm
gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước (1594 làng nghề), trong đó tập

trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sơng Hồng. Miền Trung có
khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề (Báo cáo Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2008).
Bảng 1.1. Làng nghề và lao động tại Đồng bằng sông Hồng
Lao động
(người)

Số làng nghề
Tỉnh
Tổng

Làng nghề truyền
thống

Thái Bình

82

14

68

88508

Ninh Bình

165

20


141

87221

Nam Định

90

19

61

52132

Hà Nam

37

16

21

38802

Hải Dương

42

30


12

34440

Hưng n

39

11

28

22394

Hải Phịng

80

15

65

33762

Bắc Ninh

62

30


32

34120

Hà Nội

40

20

20

68679

Hà Tây

88

20

68

113956

10

Làng nghề
mới



Vĩnh Phúc

14

9

5

20595

Tổng

735

214

521

594303

(Vietnam agricultural science institute, 2003)
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân
bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, Thường
tập trung vào những khu vực nơng thơn đơng dân cư nhưng ít đất sản xuất nông
nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn. Trên cả nước, làng nghề phân bố
tập trung chủ yếu tại đồng bằng sơng Hồng (chiếm khoảng 60%); cịn lại là ở
Miền Trung (chiếm khoảng 30%) và Miền Nam (khoảng 10%).
 Giá trị sản lượng
Trong thời gian qua, các làng nghề Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể, thể hiện

qua số liệu về tình hình phát triển của cơng nghiệp nông thôn. Các làng nghề
nông thôn đã sản xuất một khối lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường
trong nước và xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển
Nơng thơn thì năm 2000, tổng giá trị sản lượng của các làng nghề trong cả nước
đạt khoảng 40.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quan ước tính đạt 7 -9%
trong mười năm qua. Cơ cấu của khu vực kinh tế này đã đa dạng hơn, tỷ trọng
các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí tăng lên trong khi sản xuất vật
liệu giảm đi. Đặc biệt cơ cấu sản phẩm của làng nghề có sự thay đổ theo hướng
càng ngày sản phẩm càng bám sát hơn.
Với quy mô nhỏ bé phân bố rộng khắp các vùng nông thôn. Hằng năm các làng
nghề sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn, đóng góp đáng kể
cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nói riêng.
 Đặc điểm sản phẩm
Đặc điểm đặc sắc nhất của sản phẩm làng nghề là độc đáo và có tính nghệ
thuật cao. Tính độc đáo này được tạo nên bỏi kỹ thuật công nghệ sản xuất thủ
công truyền thống đã có từ rất lâu và cịn tồn tại cho đến ngày nay.

11


Các sản phẩm làng nghề mang tính riêng lẻ và đơn chiếc vì sản phẩm
được sản xuất ra do từng các nhân thực hiện bằng công cụ thủ công nên không
thể sản xuất hàng loại mà chỉ là từng chiếc một. Điều này tạo nên cho sản phẩm
một sắc thái riêng và sự hấp dẫn riêng. Tuy nhiên vì vậy mà sản phẩm có giá
thành cao, mẫu mã khơng phong phú và chậm được đổi mới.
Sản phẩm của các làng nghề tham gia xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công
mỹ nghệ. Tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề chưa đa dạng về mẫu
mã, chất lượng chưa đồng nhất và chưa cao nên chưa theo kịp tốc độ phát triển
kinh tế của đất nước.
 Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu cung cấp cho làng nghề chủ yếu được khai thác ở địa
phương trong nước, hầu hết là ấy trực tiếp từ thiên nhiên, một nguồn nguyên vật
liệu phong phú và đa dạng. Do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, việc khai
thác và cung ứng các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ hay tại các vùng khác trong
nước dần dần bị hạn chế. Việc sơ chế nguyên vật liệu thường do các hộ, cơ sở tự
làm với kỹ thuật thủ cơng hoặc các loại máy móc thiết bị tự chế rất lạc hậu từ lâu.
Theo thống kê làng nghề cơ khí Vân Chàng – Nam Định trong quá trình
sản xuất đã sử dụng 50 tấn thép, 30 tấn than và nhiều loại hóa chất mỗi ngày.
Làng gốm Bát Tràng – Hà Nội mỗi năm tiêu thụ khoảng 70,000 tấn than, gần
100.000 tấn đất nguyên liệu. Với sự phát triển của sản xuất làng nghề chế biến
gỗ, mây tre đan, trong những năm qua đòi hỏi cung cấp một khối lượng nguyên
liệu rất lớn, nhất là các loại gỗ quý dùng cho sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và đồ gỗ
dân dụng.
 Công nghệ và thiết bị
Phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất làng nghề ở nơng
thơn lạc hậu, tính cổ truyền chưa được chọn lọc và đầu tư khoa học kỹ thuật để
nâng cao chất lượng sản phẩm cịn thấp, do đó chưa đáp ứng yêu cầu thì trường
và giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề nông

12


thơn, nhất là ở khu vực hộ gia đình tư nhân vẫn cịn sử dụng các loại cơng cụ thủ
cơng truyền thống hoặc có cải tiến một phần. Trình độ cơng nghệ thủ cơng và bán
cơ khí cịn chiếm một tỷ lệ khá lớn ở các làng nghề, khoảng 60%.
Hiện nay, để sản phẩm của các làng nghề đáp ứng được nhu cầu của thị
trường trong nước và thế giới, nhiều nơi đã có sự áp dụng cơng nghệ mới, thay
thế thiết bị máy móc cũ bằng thiết bị máy móc mới, hiện đại. Ví dụ như làng rèn
Đa Hội – Bắc Ninh có hơn 600 máy móc thiết bị cơng nghệ mới với sự hình
thành những cưởng cơ khí nhỏ cán kéo sắt thép. Làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

- Bắc Ninh có 11 máy xẻ ngang, 300 máy cắt dọc, 100 máy vanh 500 máy khoan
bàn, 100 máy bào, 500 máy phun sơn phục vụ cho viếc ản xuất đồ gỗ cao cấp cho
thị trường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên sự đổi mới chưa đồng bộ, chưa hệ
thống, mới chỉ tập trung ở một số khâu và một số ngành quan trọng có ảnh hưởng
tới tồn bộ q trình sản xuất, cịn cá khâu khác tận dụng lao động thủ công là
chủ yếu. (Nguồn: Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh Làng nghề
Việt Nam và Môi Trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, 2005.)
1.2. Tổng quan về làng nghề tại Bắc Ninh
1.2.1. Khái quát tình hình làng nghề tại Bắc Ninh
Theo báo cáo của Sở Tài ngun và Mơi trường thì Bắc Ninh có tổng số 62
làng nghề với 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới. Thực tế, tổng số
làng nghề của Bắc Ninh lớn hơn nhiều so với thực tế do báo cáo sử dụng các làng
nghề lớn trong một vài xã để đại diện cho tất các làng nghề của xã. (Nguồn: Sở
TN&MT Bắc Ninh, 2012).
1.2.2. Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, duy trì và
phát triển với một tốc độ khá nhanh, đóng góp một phần khơng nhỏ vào việc
chuyển dịch cơ cấu và đảy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, nâng
cao đời sống của nơng dân và bảo tồn văn hóa làng xã. Sản phẩm của làng nghề
khơng cịn bó hẹp trong phạm vi làng xã mà đã vươn xa tới các địa phương trong
cả nước, có những sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường một số nước như chạm

13


khắc gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Tiên Sơn, đúc đồng Đại Bái, Gia Lương, giấy dó
Phong Khê, tranh dân gian Đông Hồ hay làng nghề chế biến thực phẩm đậu gù Trà
Lâm....
Đến nay, tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ
gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng. Các làng

nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có
42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh). Trong tổng số làng nghề này
thì 27 làng nghề ở huyện Tiên Sơn, nằm cạnh Hà Nội nhưng có ranh giới là con
đường huyết mạch 1A, đường cao tốc Bắc Ninh – Hà Nội con đường nối Hà Nội,
Lạng Sơn và biên giới Trung Quốc. Hơn nữa, các kiểu làng nghề ở Bắc Ninh rất đa
dạng, 4 xã tập trung nằm dọc theo đường 1A với con số 21 làng nghề. Các làng
nghề được phân loại như bảng dưới đây:

Bảng 1.2: Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh
STT

Danh mục làng nghề

Số làng

Tên sản phẩm chính

1

Sản xuất các sản phẩm từ tinh bột

08

Mỳ gạo, bún khô, bánh đa
nem

2

Sản xuất rượu


02

Rượu

3

Dịch vụ vật tư

01

Vật tư tổng hợp

4

Sản xuất đồ gỗ công cụ sản xuất,
mộc đơn giản

03

Cày bừa, hàng dân dụng

5

Đúc nhôm

01

Nồi, xoong, chảo

6


Tơ tằm

02

Tơ tằm

7

Mộc cao cấp: giường, tủ

01

Giường, tủ, bàn ghế

8

Làm tranh dân gian giấy màu

01

Tranh dân gian giấy màu

9

Nuôi, ươm giống thuỷ sản

01

Cá con


10

Chế biến thực phẩm từ rau quả

01

Đậu phụ

11

Sản xuất các sản phẩm từ tre, nứa,

07

Thúng, rổ, rá

14



12

Đúc và gia cơng đồng, nhơm

02

Đồng, gị, đúc, nhơm gị,
đúc


13

Mộc dân dụng, cày, bừa

02

Giường, tủ, bàn ghế, cày,
bừa

14

Thêu ren xuất khẩu

01

Thêu ren xuất khẩu

15

Đan lưới vó

01

Lưới màn

16

Nấu rượu

03


Rượu gạo

17

Vận tải thuỷ

01

Vận tải

18

Chế biến lương phẩm từ gạo

01

Mỳ gạo, bánh đa

19

Sản xuất đồ gốm

02

Chum, vại, chậu, âu, vị...

20

Sản xuất cơng cụ cầm tay bằng

kim loại

01

Dao, kéo, liềm, cuốc,
xẻng

21

Sản xuất giấy tái chế

02

Giấy các loại

22

Xây dựng

04

Xây dựng

23

Sản xuất sắt thép

02

Sắt thép các loại


24

Mộc dân dụng, mỹ nghệ

08

Đồ gỗ mỹ nghệ, giường,
tủ, tranh khắc

25

Dệt

02

Màn, khăn mặt, khăn tay

26

Thương nghiệp

02

Thương nghiệp

TỔNG SỐ

62


(Nguồn: Sở Tài ngun và mơi trường tỉnh Bắc Ninh)
1.2.3. Tình trạng ơ nhiễm môi trường tại một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh
Các chất thải phát sinh tại các làng nghề đã và đang gây ơ nhiễm, suy thối
chất lượng mơi trường nghiêm trọng; gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe người
lao động và người dân xung quanh. Ô nhiễm tại các làng nghề khảo sát có các
đặc điểm sau:

15


Ô nhiễm tại các làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi của làng
nghề. Do quy mô sản xuất nhỏ, xen lẫn trong khu dân cư nên đây là dạng ơ
nhiễm khó kiểm sốt. Ơ nhiễm mơi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù
hoạt động sản xuất; những tác động của các chất thải cũng khác nhau. Đối với
loại hình sản xuất giấy tái chế, sản xuất lương thực thực phẩm thì ơ nhiễm hữu cơ
mang nét đặc trưng điển hình, trong khi làng nghề tái chế kim loại thi ô nhiễm
chất vô cơ. Qua q trình tìm hiểu về quy trình cơng nghệ sản xuất, tình trạng
thiết bị, quy mơ sản xuất của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề cho thấy các
dạng ô nhiễm như sau (xem bảng 1.3):

Bảng 1.3: Các dạng chất thải phát sinh tại một số làng nghề địa
bàn Bắc Ninh
Công đoạn

TT

sản xuất
I

1


Loại chất thải
phát sinh

Thành phần chất thải

Làng nghề Châu Khê
Phân loại

Khí thải

Bụi

Chất thải rắn

Chất thải vơ cơ, phế liệu

2

Đúc

Khí thải

Hơi kim loại, khí ơ nhiễm do cháy
các vật liệu bám theo phế liệu,
nhiệt độ, tiếng ồn

3

Cán, cắt, kéo thép


Khí thải

Bụi, hơi kim loại, CO, SO2, NO2,
tiếng ồn

Nước thải

Kim loại: Zn, Mn...

Khí thải

Bụi, tiếng ồn

4

Dập
I

Làng nghề Văn Mơn

I
1

Phân loại

2

Đúc, nấu
I


Khí thải

Bụi

Chất thải rắn

Chất thải vơ cơ, phế liệu

Khí thải

Bụi, CO, SO2, NO2, hơi kim loại,

Chất thải rắn

Xỉ than, vụn kim loại

Làng nghề giấy Phú Lâm

II

16


1

Phân loại

2


Ngâm kiềm

Khí thải

Bụi

Chất thải rắn

Đinh ghim, nylon…

Khí thải

Hơi kiềm

Nước thải

pH cao

3

Tẩy trắng

Nước thải

Clo dư

4

Nghiền bột


Khí thải

Tiếng ồn

5

Xeo giấy

Khí thải

Bụi, khói lị hơi (SO2, NO2, CO),
nhiệt độ, tiếng ồn

Nước thải

Các chất ơ nhiễm chính: nhiệt độ
cao, COD, BOD5, TSS. Ngồi ra:
sunfua, NH3, N tổng
Xỉ than

Chất thải rắn
6

Cuộn, cắt
I

Khí thải

Bụi


Chất thải rắn

Lõi thừa

Làng nghề Đồng Kỵ

V
1

Ngâm gỗ

Nước thải

độ màu cao, COD,

2

Pha gỗ

Khí thải

Bụi gỗ, tiếng ồn

Chất thải rắn

Mùn cưa, vụn gỗ

Khí thải

Bụi gỗ, tiếng ồn


Chất thải rắn

Dăm bào, vụn gỗ

3

Bào, đục

4

Dựng thơ, vào khung

Khí thải

Hơi keo cồn, tiếng ồn

5

Làm phẳng, tạo hình

Khí thải

Bụi gỗ, tiếng ồn

Chất thải rắn

Vụn gỗ

Khí thải


Tiếng ồn

Chất thải rắn

Vỏ trai, vụn gỗ

Khí thải

Hơi dung mơi hữu cơ

Chất thải rắn

Vỏ hộp sơn, véc-ni

6
7

Khảm
Đánh thuốc

VI

Làng nghề Xuân Lai

1

Ngâm tre nứa dưới
ao


Gây ơ nhiễm
nước mặt

COD, BOD5¸sunfua, NH3

2

Nghiến đốt, cạo tinh

Bụi

Bụi

17


Chất thải rắn
3
4

Hun, sấy bằng rơm
trộn đất sét

Khí thải

Gia cơng sản phẩm

Chất thải rắn

V


vỏ tinh tre nứa

Bụi
Đầu tre nứa, sản phẩm hỏng

Làng nghề đậu Trà Lâm

VII
1

Nấu đỗ

Khí thải

Bụi than, SO2, NO2, CO

Nước thải

COD, BOD, NH3, S2-

Chất thải rắn

Bã rượu

2

Sản xuất đậu

Nước thải đậu


pH, COD, BOD, TSS

3

Chăn nuôi lợn

Nước thải sau
bể biogas

COD, BOD, NH3, S2-, N tổng

(Nguồn: Số liệu điều tra của Trung tâm QTNT & MT tỉnh Bắc Ninh)
1.3. Tổng quan về làng nghề chế biến nông sản thực phẩm tỉnh Bắc Ninh
Khu vực tỉnh Bắc Ninh có 12 làng nghề hoạt động trong lĩnh vực chế biến
nông sản thực phẩm bao gồm chế biến các sản phẩm từ tinh bột như bún ướt, bún
khô, mỳ gạo, bánh đa nem, bánh phở, đậu và nấu rượu....
Các làng nghề chế biến tinh bột tập trung nhiều ở huyện Yên Phong, TP Bắc
Ninh và một số dải rác ở các khu vực khác. Nguyên liệu sử dụng trong quá trình
sản xuất là các loại ngũ cốc sản xuất tại địa phương và thu mua ở các vùng lân
cận. Sản phẩm của làng nghề phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ và các vùng lân cận
như Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.....
Đậu Trà Lâm là một
1.4. Tình hình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh
1.4.1. Khái quát sơ bộ về bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh Bắc
Ninh

18



UBND tỉnh

Ban quản lý các khu
Sở Tài nguyên và Môi

công nghiệp

trường
Doanh nghiệp trong
Chi cục Bảo vệ

UBND cấp huyện

KCN tập trung

môi trường
Phịng Tài ngun mơi
UBND cấp xã

trường huyện

Doanh nghiệp

Hình 1.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Ninh
(Nguồn: bacninh.gov.vn)
* Sự phân công nhiệm vụ
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực môi trường, đất đai,
tài ngun khống sản trên địa bàn tồn tỉnh.
- Ban Quản lý các khu công nghiệp: Là cơ quan quản lý Nhà nước, có chức

năng tham mưu, giúp cơ quan quản lý môi trường cấp trên thực hiện nhiệm vụ
quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung.
- Chi cục Bảo vệ môi trường: Là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tài

19


nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ
mơi trường.
- Phịng Tài nguyên môi trường cấp huyện: Là cơ quan tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực môi
trường trên địa bàn
- UBND cấp xã: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mơi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý
của mình; kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ mơi trường của các hộ gia
đình, cá nhân; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường hoặc báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; xác nhận Bản
đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo sự uỷ quyền của cơ quan cấp trên.
1.4.2. Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý Nhà nước về bảo
vệ môi trường
a, Thuận lợi
- Nhận thức của người dân, chủ các doanh nghiệp về bảo vệ mơi trường đã
có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả ban đầu.
- Công tác quản lý môi trường đang từng bước đi vào hoạt động có nề nếp
và ngày càng hiệu quả.
- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan ngày càng chặt
chẽ và đạt hiệu quả.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng được tăng cường và có chiều
sâu.

b, Khó khăn
- Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường chưa
đồng bộ nên gặp nhiều khó khăn trong q trình tổ chức triển khai thực hiện;
công tác triển khai các văn bản quy phạm cịn chậm.
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường chưa tương xứng với
tốc độ phát triển kinh tế xã hội.

20


- Vai trò chỉ đạo điều hành của hệ thống chính quyền các cấp chưa có sự
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn.
- Hệ thống bộ máy quản lý mơi trường cấp huyện mới được hình thành
nên chưa phát huy tác dụng. Cấp xã khơng có cán bộ chuyên trách về môi trường
mà đang kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về lĩnh vực chun mơn.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng cả về mức
độ và phạm vi. Đặt biệt là các làng nghề truyền thống, ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất và đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
- Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường đối với các doanh
nghiệp thuộc các cụm công nghiệp và làng nghề chưa phát huy được hiệu lực.
- Số lượng cán bộ làm công tác quản lý môi trường các cấp còn thiếu,
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường đặt ra.
1.5. Những thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ
khi luật BVMT ra đời đến nay
Các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 liên quan đến khắc
phục hậu quả sự cố môi trường là căn cứ pháp lý cơ bản, quy định nguyên tắc,
khái quát các biện pháp, cách thức để áp dụng đối với các trường hợp khắc phục
hậu quả sự cố môi trường cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng
pháp luật.
Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 quy định nhiều nội dung liên quan đến

trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: có trách nhiệm phịng
ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường đối với các hoạt động của mình,
chịu trách nhiệm khắc phục ơ nhiễm mơi trường do hoạt động của mình gây ra
(Điều 35), có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về
mơi trường trong q trình điều tra... Ngồi ra, Luật còn quy định các nội dung liên
quan đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên phải
thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Việc khắc phục hậu quả sự cố môi
trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác tài nguyên thiên nhiên,
thực chất là khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi môi trường. Các quy định trên
của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 là cơ sở pháp lý quan trọng và tạo điều kiện

21


thuận lợi trong khắc phục hậu quả sự cố môi trường do các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, khai thác tài nguyên thiên nhiên gây ra.
Do vậy, Ngày 29 tháng 01 năm 2008, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định
số 142/QĐ-UBND về việc thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường.
Thành lập Phịng quản lý mơi trường thuộc Ban Quản lý các khu công
nghiệp và được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý môi trường tại các khu công
nghiệp tập trung.
Thành lập Phịng Cảnh sát mơi trường thuộc Cơng an tỉnh, có chức năng
phịng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ mơi trường.
Những thuận lợi và khó khăn của làng nghề tái chế giấy Phú Lâm khi có
sự thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường:
Góp phần nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về bảo vệ môi
trường. Luật bảo vệ môi trường được cụ thể hóa bằng văn bản giúp các doanh
nghiệp nói chung và các nhà máy tái chế giấy trong làng nghề tái chế giấy Phú

Lâm nói riêng có cái nhìn tổng thể về các thủ tục mơi trường cũng như thực hiện
nghiêm chỉnh các thủ tục môi trường.
Tuy nhiên sự hình thành nhiều phịng ban quản lý mơi trường có thể dẫn
đến sự quản lý chồng chéo của cơ quan nhà nước lên các doanh nghiệp.
1.6. Những cải cách trong công tác quản lý môi trường
Xuất phát từ những thực tiễn trong công tác quản lý môi trường những
năm qua, các chế tài xử lý vi phạm hành chính không đủ răn đe đối với các hành
vi vi phạm pháp luật, điều kiện hỗ trợ hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ mơi
trường. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 11 năm 2013 về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ mơi trường. Theo Nghị định này, mức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường tăng nhiều lần so với Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2009, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được
quy định cụ thể, chi tiết hơn, phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra.

22


Cũng như các địa phương khác trong cả nước, tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống đang có chiều hướng
ngày càng gia tăng. Nhằm ngăn chặn, từng bước hạn chế và tiến tới cải thiện chất
lượng môi trường khu vực nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham
mưu với UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề,
khu công nghiệp vừa và nhỏ (Tại Quyết định số 249/2014/QĐ-UBND ngày 13
tháng 06 năm 2014). Theo Quy chế này trách nhiệm bảo vệ môi trường của
ngành điện, ngân hàng sẽ được đưa vào và phát huy hiệu quả.
1.7. Những thành tựu đạt được qua thay đổi công tác quản lý
Sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền các cấp trong việc bảo vệ môi
trường ngày càng được nâng lên, cụ thể: quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh,
các địa phương đã có sự lồng ghép với hoạt động bảo vệ mơi trường; nguồn kinh

phí sự nghiệp môi trường ngày càng tăng; hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng
các thành phần môi trường từng bước được triển khai; hoạt động bảo vệ môi
trường đã trở thành một trong các tiêu chí trong bình xét thi đua khen thưởng;
các điểm ô nhiễm môi trường trọng điểm đã được ưu tiên đầu tư xử lý; cơ chế
tiếp nhận các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức quốc tế được cởi mở.
Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường. Nghiên
cứu, điều tra cơ bản về tài nguyên, khoáng sản, địa chất, thuỷ văn, sử dụng tổng
hợp tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và cải thiện môi trường,
nước hợp vệ sinh. Quản lý và sử dụng ngày càng tốt hơn tài nguyên nước, triển
khai xây dựng mạng quan trắc động thái nước dưới đất. Chương trình nước sạch
nơng thôn được quan tâm đầu tư, năm 2011, tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp
nước hợp vệ sinh chiếm 93,4%, tỷ lệ dân cư thành thị được cấp nước sạch 92%.
Cải tạo, di dời và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; quy
định về bảo vệ môi trường làng nghề, cụm công nghiệp, lưu vực sơng Ngũ
Huyện Khê, sơng Cầu, hình thành khu vực xử lý chất thải rắn, dự án thoát nước
và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn được triển khai tích cực,
hồn thành xây dựng điểm tập kết, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn...

23


Hàng năm rà soát quy hoạch sử dụng đất, số hoá bản đồ đất đai, nâng cao
hiệu quả sử dụng đất đai trong cơng nghiệp, suất đầu tư tính theo quy mơ vốn
bình qn trên diện tích th đất của các doanh nghiệp tăng lên; thực hiện kiên trì
và đồng bộ các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chấm dứt đốt gạch thủ
công đúng thời hạn Nhà nước quy định.
Nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân và chủ các doanh nghiệp
được nâng lên, pháp luật môi trường ngày càng đi vào cuộc sống của mỗi người
dân và từng doanh nghiệp.
Tính chấp hành pháp luật mơi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ đã có những chuyển biến, đặc biệt là trong các khu công nghiệp tập
trung.
Từ trước những năm Luật bảo vệ môi trường chưa ra đời, các làng nghề
của Việt Nam phát triển một cách ồ ạt và khơng có mối liên hệ chặt chẽ với các
vấn đề môi trường. Làng nghề tái chế giấy Phú Lâm là làng nghề có lịch sử phát
triển lâu đời và làng nghề cũng không nằm ngồi vịng kiểm sốt của luật Bảo vệ
Mơi trường Việt Nam năm 2005. Cụ thể những hoạt động môi trường của làng
nghề được Sở tài nguyên và môi trường thống kê năm 2013 như sau:
-

16/19 cơ sở tại làng nghề tái chế giấy Phú Lâm đã lập Báo cáo đánh giá

tác động mơi trường và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. (Nguồn: Báo cáo
kết quả thanh tra của sở Tài nguyên và môi trường, năm 2013)
-

100% các cơ sở đều có hệ thống ống khói và hệ thống thu bụi than trong

quá trình đốt than nồi hơi. (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra của sở Tài nguyên
và môi trường, năm 2013)
-

100% các cơ sở đều không có hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN cho

phép trong quá trình sản xuất. (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra của sở Tài
nguyên và môi trường, năm 2013)

24



CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nước thải và chất thải rắn làng nghề Đậu Trà Lâm, xã Trí Quả, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu:
- Địa bàn: Làng nghề Đậu Trà Lâm, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh.
- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu môi trường làng nghề Đậu Trà
Lâm, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Về mặt thời gian: Từ ngày 15/02/2014 – 05/4/2015
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất (quy mơ
sản xuất, cơng nghệ sản xuất) của làng Đậu Trà Lâm, xã Trí Quả, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Hiện trạng môi trường nước, chất thải rắn làng nghề Trà Lâm
- Đánh giá công tác quản lý môi trường làng nghề Trà Lâm.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
môi trường tại làng nghề Đậu Trà Lâm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội thôn Trà Lâm; Thu
thập các số liệu về hiện trạng mơi trường từ phịng Tài Nguyên và Môi Trường,
sở Tài Nguyên và Môi Trường, sách tài liệu, internet....
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

25



×