Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.78 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
NỘI DUNG.......................................................................................................... 1
I. Khái quát chung về doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp.....................1
1. Doanh nghiệp:..........................................................................................1
2. Thành lập doanh nghiệp...........................................................................1
II. Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp
3
1. Điều kiện về chủ thể.................................................................................3
2. Điều kiện về vốn......................................................................................6
3. Một số điều kiện khác..............................................................................8
KẾT LUẬN........................................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................12

0


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thành lập các doanh
nghiệp vì mục đích kinh doanh phát sinh ngày càng nhiều và khiến doanh nghiệp
trở thành một trong những chủ thể chính của hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Thành lập doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp là quyền của các nhà
đầu tư, tuy nhiên, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, họ phải thỏa
mãn những yêu cầu mà pháp luật đề ra: những điều kiện khi thành lập doanh
nghiệp. Vậy, pháp luật hiện hành đã có những quy định như thế nào về vấn đề điều
kiện khi đăng ký thành lập doanh nghiệp? Để góp phần giải đáp câu hỏi trên, tôi
xin phép được lựa chọn đề tài: “Phân tích quy định của pháp luật về điều kiện
kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp”

1




NỘI DUNG
1.

Khái quát chung về doanh nghiệp và thành lập doanh

nghiệp
1.

Doanh nghiệp:

Định nghĩa doanh nghiệp đã được pháp luật nước ta làm rõ tại Khoản 7 Điều
4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích kinh doanh.”
Theo đó, doanh nghiệp được biết đến là một tổ chức và tổ chức đó muốn trở
thành doanh nghiệp phải đáp ứng được tất cả các điều kiện sau: thứ nhất, có tên
riêng; thứ hai, có tài sản để duy trì hoạt động của doanh nghiệp; thứ ba, có trụ sở
giao dịch; thứ tư, mục đích hoạt động là để kinh doanh, tức là liên tục thực hiện
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (theo
Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014); thứ năm, được đăng ký thành lập
theo quy định của pháp luật.
2.
2.1.

Thành lập doanh nghiệp
Định nghĩa thành lập doanh nghiệp


Thành lập doanh nghiệp là một khái niệm đa dạng, có thể được soi chiếu và
nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng hợp các thủ tục do pháp luật quy
định bắt buộc các tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp phải thực hiện để tiến hành
“khai sinh ra doanh nghiệp mới”_một chủ thể của hoạt động kinh doanh trên thị
trường.
2.2.

Ý nghĩa của thành lập doanh nghiệp
Việc thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về nhiều mặt, cụ

thể như sau:

2


Về phía các cơ quan nhà nước, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp giúp nhà
nước dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc điều chỉnh, quản lý các chủ thể chính của
hoạt động kinh doanh trên thị trường. Nhờ có các thủ tục đăng ký thành lập doanh
nghiệp, các cơ quan nhà nước sẽ nắm được rõ rành các thông số trên thị trường,
nắm bắt được bước tiến của thị trường, các nhà lãnh đạo đất nước sẽ tìm ra được
những đường hướng mới, chính sách phù hợp, tiến bộ hơn với nền kinh tế thị
trường, giúp các doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung ngày một
phát triển theo hướng tích cực.
Về phía các tổ chức đăng ký thành lập doanh nghiệp, sau khi được cấp giấy
chứng nhận thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp này sẽ được sự bảo hộ của
pháp luật nên sẽ thuận lợi hơn trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh trong
và ngồi nước. Bên cạnh đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng là cơ sở
pháp lý vững chắc để các doanh nghiệp được phép yêu cầu sự hỗ trợ, bào vệ từ phía
các cơ quan nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường.

2.3.

Điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp
Điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp là những yếu tố chủ quan và khách

quan mà một tổ chức phải đáp ứng được nếu muốn được tiến hành các thủ tục
thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về vấn đề này. Theo đó, các
điều kiện chủ yếu về các mặt chủ thể, vốn, tên gọi, trụ sở,… mà pháp luật yêu cầu
các doanh nghiệp phải có được nếu muốn được công nhận là doanh nghiệp về mặt
pháp lý.
II.

Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh
nghiệp
1.

Điều kiện về chủ thể
Việc thành lập doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp là sự tự

nguyện, là ý chí, mong muốn và là quyền của các nhà đầu tư. Điều này được pháp
luật nước ta công nhân và bảo vệ. Tuy nhiên, không phải mọi chủ thể đều có đủ tư
cách để được phép thành lập doanh nghiệp. Họ phải đáp ứng được những điều kiện
luật định (như đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi) để có thể được phép

3


đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách hợp pháp. Thực tế cho thấy cũng có một
số đối tượng có đầy đủ năng lực để thành lập doanh nghiệp, song vì tính chất đặc
biệt về cơng việc, nghề nghiệp, chức vụ mà pháp luật đã hạn chế quyền được thành

lập doanh nghiệp của họ để tránh tình trạng tiêu cực khơng đáng có. Điều kiện về
chủ thể được phép thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật
Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, nếu rơi vào một trong những trường hợp sau,
các nhà đầu tư sẽ bị cấm thành lập doanh nghiệp:


Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước
để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình:
Theo Khoản 3 Điều 14 Nghị định 102/2010/ND-CP, thu lợi riêng cho cơ

quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt
động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào ít nhất một trong các mục đích sau:
Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả các cán bộ, nhân viên cơ quan, đơn
vị; Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước. Việc pháp luật quy định chủ thể này là một trong
những chủ thể bị cấm thành lập doanh nghiệp nhằm tạo một môi trường kinh doanh
công bằng, minh bạch cho các chủ thể khác không bị hiện tượng lợi dụng chức vụ
cũng như biển thủ ngân sách nhà nước gây cản trở sự phát triển. Bên cạnh đó, việc
cấm các chủ thể này thành lập doanh nghiệp cũng là một cách nhà nước thực hiện
chính sách minh bạch các nguồn ngân sách nhà nước, không muốn đem đến một
nguồn thu ngân sách nhà nước bất chính, đảm bảo quyền lợi cho người dân kinh
doanh.


Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức, viên chức:
Cán bộ, công chức là những cá nhân được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2

Điều 4 Luật Công chức, viên chức năm 2008 và viên chức được quy định tại Điều 2

Luật Viên chức năm 2010. Theo Điều 20 Luật Cán bộ công chức năm 2008 quy
định về những việc cán bộ, công chức không được làm thì “Ngồi những việc

4


không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, cơng chức
cịn khơng được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, cơng tác nhân
sự quy định tại Luật phịng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm
quyền.” Khoản 6 Điều 19 Luật Viên chức năm 2010 cũng quy định về những điều
viên chức không được làm như sau: “Những việc khác viên chức khơng được làm
theo quy định của Luật Phịng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” Từ những quy
định trên có thể thấy pháp luật nước ta nghiêm cấm các cán bộ, công chức, viên
chức đang làm việc tại các cơ quan nhà nước cũng như các đơn vị sự nghiệp công
lập, những người đang trực tiếp thực hiện chức năng quản lý của nhà nước được
phép thành lập doanh nghiệp. Pháp luật cũng mong muốn các chủ thể này có thể
tồn tâm tồn ý thực hiện trách nhiệm của mình, tránh sự nhập nhằng cơng, tư gây
ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt, đặc biệt là quyền lợi của người dân.


Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân, viên chức
quốc phịng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý
phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Cán bộ lãnh đạo, quản lý
nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại
diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
khác

Việc pháp luật hạn chế tuyệt đối quyền được thành lập doanh nghiệp của

những chủ thể này cũng nhằm đảm bảo sự minh bạch của nguồn thu ngân sách nhà
nước, đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp, ngăn ngừa sự lạm dụng chức quyền
cũng như các mặt tiêu cực phát sinh. Tuy nhiên, pháp luật cũng đưa ra một ngoại lệ
cho các chủ thể này “trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản
lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp”. Như vậy, trong trường hợp chịu
sự ủy thác của nhà nước tại doanh nghiệp, các chủ thể nêu trên vẫn được phép tham
gia vào các hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, song với tư cách là
5


người đại diện nhà nước, chịu sự chi phối, điều chình của nhà nước chứ khơng phải
với tư cách cá nhân đi thành lập doanh nghiệp nên vẫn đảm bảo tính thơng suốt của
các quy định cũng như ý chí của nhà nước nói trên.


Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức khơng có tư cách pháp nhân:
Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ năng lực hành vi dân

sự (do đặc tính về thể chất, nhận thức,…); người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự là những người bị nghiện các chất kích thích dẫn đến năng lực hành vi dân sự
khơng cịn được đầy đủ như trước; người bị mất năng lực hành vi dân sự là người
mắc các bệnh tâm thần dẫn đến mất đi hoàn toàn khả năng làm chủ và điều khiển
hành vi; tổ chức khơng có tư cách pháp nhân là tổ chức khơng có tài sản riêng và
khơng thể nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Tất cả những chủ
thể nêu trên đều khơng có đủ năng lực để có thể chịu trách nhiệm khi có hành vi vi
phạm nghĩa vụ dân sự, vì vậy, họ khơng thể duy trì được hoạt động lâu dài của một
doanh nghiệp. Việc pháp luật cấm họ có quyền thành lập doanh nghiệp là hồn tồn

hợp lý, tránh tình trạng “sớm nở tối tàn” của các doanh nghiệp cũng như tránh sự
lợi dụng các chủ thể trên thành lập doanh nghiệp để trục lợi.


Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù,
quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt
buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm
công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phịng, chống
tham nhũng.
Đây là những chủ thể do có hành vi vi phạm pháp luật nên đã bị quyền lực

nhà nước tước đi hoặc làm hạn chế các quyền dân sự của mình, tương tự với người
bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, họ cũng khơng có đủ điều kiện để
duy trì sự tồn tại và hoạt động lâu dài của các doanh nghiệp. Khi có tranh chấp hay
nợ nần phát sinh, họ sẽ không thể đứng ra giải quyết do đang bị áp dụng hình phạt.
Đối với người bị Tịa án tun cấm hành nghề kinh doanh, đây là hình phạt đối với

6


người đã từng hành nghề kinh doanh, từng đảm nhiệm chức vụ hoặc làm các công
việc liên quan đến kinh doanh nhưng đã có những hành vi vi phạm pháp luật về
kinh doanh, nếu để họ tiếp tục được phép thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh
doanh thì sẽ trở thành mối nguy hại lớn. Về các trường hợp khác theo quy định của
pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng, pháp luật nghiêm cấm những đối
tượng này vì muốn bảo vệ sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp.
Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng quy định: “Trường hợp
Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp
phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.” Quy định này

được đặt ra để đảm bảo rằng các đối tượng bị pháp luật cấm sẽ không thể thực hiện
được các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, các đối tượng chỉ phải
nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp được
các Cơ quan này yêu cầu.
2. Điều kiện về vốn
Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất, tài chính quan trọng nhất, là công cụ
để chủ doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị
quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài
sản khác.
Khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể cần lưu ý quy định của pháp luật về
vốn:
Theo pháp luật hiện hành, cụ thể là theo Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ việc
xác định vốn pháp định với mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả
các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013. Tuy
nhiên, đối với từng ngành nghề cụ thể vẫn quy định rõ về vốn pháp định để thành
lập doanh nghiệp. Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề
kinh doanh cụ thể, khơng áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp. Các ngành
nghề cụ thể này được quy định rải rác trong các Nghị định của Chính phủ.

7


Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác
định thông qua các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành. Trong khi
hầu hết các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm bớt vai trị và ảnh hưởng của
vốn pháp định đối với doanh nghiệp thì ở Việt Nam vốn pháp định lại đang có
chiều hướng gia tăng trở lại trong nhiều ngành nghề.
Đối với những ngành nghề pháp luật khơng có quy định về mức vốn pháp
định thì khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể chỉ cần đảm bảo vốn điều lệ của

doanh nghiệp khi đăng kí thành lập. Khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014
quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam
kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá
trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh
nghiệp đối với cơng ty cổ phần.”
Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá
trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các
tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công
ty. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu/ tối đa khi thành lập cơng ty.
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ
sở hữu chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của cơng ty cổ
phần, góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định
của Luật doanh nghiệp, trừ những trường hợp luật quy định.
Nhìn chung, khi các nhà đầu tư kinh doanh muốn thành lập doanh nghiệp thì
cần phải có được số vốn pháp định (nếu muốn hoạt động kinh doanh các ngành
nghề theo luật định phải có vốn pháp định) hoặc vốn điều lệ. Tất cả những số vốn
này phải được khai báo một cách rõ ràng, minh bạch cho các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khi tiến hành các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Việc pháp
luật nước ta có những quy định cụ thể về điều kiện về vốn đối với các nhà đầu tư
khi muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm muốn đảm bảo một cơ sở tài
chính vững chắc, cần thiết cho các doanh nghiệp để họ có thể duy trì hoạt động
kinh doanh lâu dài, bền vững.

8


3.

Một số điều kiện khác
3.1.


Điều kiện về hồ sơ đăng ký kinh doanh

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là một trong những bước cơ bản quan trọng nhất
về mặt thủ tục khi một nhà đầu tư muốn nhà nước công nhận mình là một doanh
nghiệp hợp pháp. Đáp ứng yêu cầu này, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có những
quy định cụ thể về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư hoàn thành và dễ dàng hơn khi muốn thành lập doanh nghiệp. Theo đó,
tại các Điều 20, 21, 22, 23, Luật Doanh nghiệp 2014 lần lượt quy định cụ thể, rõ
ràng về những yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký thành lập các loại hình doanh nghiệp
như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty
cổ phần. Nhìn chung, để đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải
chuẩn bị một bộ hồ sơ có các thành phần chủ yếu sau: giấy đề nghị kinh doanh,
điều lệ công ty, danh sách các thành viên của doanh nghiệp đối với công ty hợp
danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là
nhà đầu tư nước ngồi đối với cơng ty cổ phần theo mẫu do Bộ kế hoạch và đầu tư
ban hành, bản sao hợp lệ các giấy tờ có liên quan.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo đó là những khai báo về mặt nhân thân,
danh tính của bản thân các chủ đầu tư và do chính họ lập ra do đó pháp luật quy
định cho họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội
dung hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và trong suốt thời gian doanh nghiệp
này hoạt động. Nếu có các hành vi gian lận, lừa dối nhà nước trong việc hoàn tất
các thủ tục trên, các chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề
này.
3.2.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh
nghiệp có quyền “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”,

tức là pháp luật sẽ không thừa nhận quyền kinh doanh của doanh nghiệp nếu ngành

9


nghề mà doanh nghiệp này lựa chọn kinh doanh lại thuộc một trong các ngành nghề
được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014 1
Thực tế cho thấy không chỉ các ngành nghề trên mà pháp luật nước ta còn
quy định thêm rất nhiều các ngành nghề khác mà các doanh nghiệp nói riêng cũng
như tất cả các chủ thể kinh doanh khác không được lựa chọn làm ngành nghề kinh
doanh của mình. Đây đều là những ngành nghề phạm pháp, gây nguy hại lớn cho
xã hội nếu như bị kinh doanh tràn lan và khó có thể bị kiểm sốt. Việc pháp luật có
những quy định như vậy đã giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của các nhà đầu tư,
các doanh nghiệp tương lai đối với cộng đồng.
3.3.

Điều kiện về tên doanh nghiệp

Việc đặt tên doanh nghiệp cũng là một trong những vấn đề được pháp luật
doanh nghiệp nước ta đặc biệt quan tâm, là một trong những điều kiện pháp lý mà
pháp luật đặt ra cho các chủ thể nếu muốn trở thành doanh nghiệp. Luật Doanh
nghiệp năm 2014 quy định về tên doanh nghiệp cụ thể tại các Điều 38, 39 40, 41,
42 như sau:


Tên doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng

Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, tên công ty được viết theo quy định của
pháp luật.



Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại

diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc
viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát
hành.


Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp

đã đăng ký.
1

“Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Cơng ước về bn
bán quốc tế các lồi thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vơ tính trên người.”

10




Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo


đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành nghề kinh doanh, hình
thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký
ngành, nghề đó thực hiện đầu tư theo hình thức đó. Pháp luật mong muốn tạo ra
một mơi trường kinh doanh lành mạnh ngay từ cái tên của những doanh nghiệp
hoạt động trong mơi trường đó.
3.4.

Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp

Ngoài những điều kiện nêu trên, Luật Doanh nghiệp tại Điều 43 về Trụ sở
chính của doanh nghiệp: “trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của
doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách,
hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thơn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại,
số fax và thư điện tử (nếu có)”. Pháp luật quy định rõ ràng về trụ sở doanh nghiệp
nhằm đảm bảo chức năng quản lý đối với các doanh nghiệp được thành lập của
mình. Theo đó, địa chỉ phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, được ghi đầy đủ, rõ ràng,
rành mạch các đơn vị địa phương cũng như các cách thức liên lạc tốt nhất để các cơ
quan nhà nước có mối liên hệ với các doanh nghiệp, tạo điều kiện thông tin được
truyền đi nhanh hơn, hiệu quả hơn, đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp
cũng như các cơ quan nhà nước được thông suốt.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp là những chủ thể cơ bản và quan trọng nhất của thị trường kinh
doanh. Do đó, việc pháp luật về doanh nghiệp hiện hành ở nước ta có những quy
định cụ thể, rõ ràng như trên về điều kiện để một tổ chức được phép đăng ký thành
lập doanh nghiệp là vô cùng thiết thực, cần thiết và hiệu quả. Từ đó cho thấy sự
quan tâm, sát sao của các nhà làm luật đối với doanh nghiệp nói riêng cũng như sự
phát triển của nền kinh tế nước nhà nói chung, làm một minh chứng cụ thể cho mối


11


quan hệ khăng khít khơng thể tách rời giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật và đời
sống.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006. Giáo trình Luật thương mại Việt Nam
I. Nxb Cơng an nhân dân.
2. TS. Bùi Ngọc Cường (Chủ biên). Giáo trình Luật thương mại Việt Nam 1.
Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Bích Hạnh, 2008. Hỏi đáp về Luật Doanh nghiệp. Nxb Chính trị
Quốc gia.
4. Nguyễn Phan Thái Vũ, 2010. Hỏi đáp Luật Doanh nghiệp. Nxb Lao động.
5.

/>
nghiep/
6. Luật cán bộ, công chức năm 2008;
7. Luật viên chức năm 2010;
8. Luận văn Thạc sĩ luật học về Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật
doanh nghiệp năm 2014, Vũ Thị Thùy Dung, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015;

13




×