Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích quy định của pháp luật đối với hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.94 KB, 14 trang )

A. Đặt vấn đề:
Vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc thành lập bất kỳ một loại hình
doanh nghiệp nào. Nó góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh
nghiệp nào. Không chỉ vậy, nó còn là cơ sở để quyết định khả năng gánh chịu những
nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp, quyết định phần quyền mà các chủ đầu tư và chủ sở
hữu doanh nghiệp được hưởng cũng như phần nghĩa vụ mà họ phải gánh chịu khi tham
gia đầu tư hoặc thành lập ra doanh nghiệp đó. Với ý nghĩa như vậy nên em xin chọn làm
đề tài cho bài tập lớn của mình là: “Phân tích quy định của pháp luật đối với hoạt động
góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam”.
Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, hơn nữa nguồn tài liệu tham khảo còn
hạn chế, nên bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
thầy cô thông cảm và góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

B. Giải quyết vấn đề:
I. Cơ sở lí luận về hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:
1. Khái niệm doanh nghiệp:
Theo khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 quy đinh: “Doanh nghiệp là tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh”.
2. Khái niệm vốn góp:
Vốn góp là toàn bộ lượng tiền, tài sản và quyền tài sản trị giá được thành tiền
cũng như những tài sản khác không trị giá được thành tiền mà các chủ thể kinh doanh
thỏa thuận đóng góp để phục vụ sản xuất, kinh doanh sẽ vận động và chuyển hóa hình
thái, biểu hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3. Khái niệm hành vi góp vốn:
Theo Khoản 4, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định: “Góp vốn là việc
đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sỡ hữu chung của công ty.
Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền
sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác


ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.”
Có thể hiểu hành vi góp vốn vào công ty là việc một cá nhân hay tổ chức chuyển
dịch tài sản của mình (biểu hiện bằng vật có thực, tiền, tài sản giá trị bằng tiền và và các
1


quyền tài sản) theo một trình tự, thủ tục nhất định vào công ty và theo đó được hưởng
các quyền và các nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn.
4. Vai trò của vốn góp đối với doanh nghiệp:
Vốn góp để thành lập doanh nghiệp là nguồn vốn chủ yếu của mỗi doanh nghiệp
trong giai đoạn hình thành. Vai trò vốn góp của mỗi doanh nghiệp thể hiện ở các khía
cạnh sau đây:
Thứ nhất, trong mọi trường hợp, vốn góp là điều kiện để thành lập công ty. Mặc
dù Luật doanh nghiệp 2005 không coi vốn pháp định là điều kiện bắt buộc khi thành lập
bất cứ một doanh nghiệp nào, song đối với một số ngành có vị trí đặc biệt quan trọng đối
với an ninh, kinh tế, xã hội, yêu cầu về vốn pháp định vẫn phải tuân thủ khi thành lập
công ty. Và để thành lập công ty, các thành viên sáng lập phải góp ít nhất bằng số vốn
pháp luật quy định. Các trường hợp khác, pháp luật không giới hạn quy mô, song chủ
đầu tư vẫn phải kê khai thông tin về vốn góp mới có thể thành lập được doanh nghiệp.
Thứ hai, vốn góp là cơ sở vật chất, là tài chính quan trọng nhất giúp doanh nghiệp
sau khi ra đời có thể hoạt động được. Khi công ty mới thành lập, việc huy động vốn
thông qua các hình thức khác như vay tín dụng thường rất khó khăn, cần phải có uy tín
lớn hoặc sự bảo lãnh của một chủ thể khác. Vậy nên, góp vốn là nguồn kinh phí duy
nhất chi trả cho các hoạt động và dịch vụ mà công ty sử dụng.
Thứ ba, vốn góp thể hiện tiềm lực phát triển của công ty và là cơ sở đảm bảo các
khoản vay vốn ngân hàng và các khoản thanh toán với các chủ thể khác.
Như vậy, vai trò của vốn góp đối với công ty ở giai đoạn mới thành lập là vô cùng
quan trọng, có thể quyết định tới sự sống còn của công ty. Do đó mà pháp luật đã có
những quy định chặt chẽ điều chỉnh quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp.
5. Đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành:

Theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005, những đối tượng có quyền
góp vốn là :
“Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập
và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam:

2


a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài
sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu
nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn
góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh
doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường
hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp
vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài
sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật về cán bộ, công chức.”
Theo Khoản 3 Điều 13 LDN 2005 thì tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của
công ty cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh, trừ các trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà
nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan mình.
- “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của
những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành,
nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước” (Khoản 2 Điều 37 Luật
phòng chống tham nhũng 2005). Quy định này nhằm ngăn chặn hiện tượng cạnh tranh
không lành mạnh.
Như vậy, nếu cá nhân hay tổ chức có đủ điều kiện về vốn góp và không rơi vào
các trường hợp mà pháp luật cấm thì có thể tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp.
3


6. Các hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp:
Hoạt động góp vốn vào doanh nghiệp bao gồm những thủ tục sau đây:
- Định giá (nếu tài sản góp vốn bằng hiện vật)
- Lập bản cam kết góp vốn :ghi rõ lộ trình vốn góp, tổng số vốn góp, và tiến hành
định giá tài sản vốn góp theo quy định tại Điều 30 Luật Doanh nghiệp.
- Chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh
nghiệp.
- Sau khi đã góp vốn đủ vốn cam kết, nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận phần
vốn góp.
II.


Quy định của pháp luật đối đối với hoạt động góp vốn thành lập doanh

nghiệp tại Việt Nam :
1. Những quy định của pháp luật về hoạt động định giá vốn góp:
Góp vốn để thành lập doạnh nghiệp là một trong những điều đầu tiền cần làm khi
muốn thành lập lập một doạnh nghiệp. Vấn đề ở đây là nhiều người tham gia góp vốn
bằng tài sản khác những tài sản thông dụng để góp vốn. Do đó, cần phải có những quy
định cụ thể thể về vấn đề định giá các tài khác một cách cụ thể. Điều 30 Luật Doanh
nghiệp 2005 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:
“1. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng
phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định
giá.
2. Tài sản khi góp vốn thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên hoặc cổ
đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao
hơn so với giá trị thực tế tại thời đểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên
đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ti bằng số
chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết
thúc định giá.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn
thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp
tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp
vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị
thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ti bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị
thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.”
4



Theo quy định trên ta thấy việc định giá tài sản góp vốn có những nội dung chính
sau:
1.1. Đối tượng định giá tài sản góp vốn
Theo Khoản 1 Điều này, những đối tượng là tài sản cần được định giá đó là: “1.
Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được
các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.”
Như vậy, ngoài các tài sản góp vốn là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng thì các loại tài sản khác đều phải được định giá để xác định phần vốn góp của mỗi
thành viên.
Theo quan điểm của em, quy định này của Luật Doanh nghiệp về đối tượng tài
sản cần được định giá là rất cần thiết, bởi quy định như vậy một sẽ tránh được trường
hợp tùy tiện của người góp vốn, một mặt, bảo vệ được sự công bằng, hợp lý trong
Doanh nghiệp.
1.2. Về nguyên tắc định giá và phương pháp định giá
* Về nguyên tắc định giá:
Khoản 2, Điều 30 quy định: “Tài sản khi góp vốn thành lập doanh nghiệp phải
được các thành viên hoặc cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí....”
Như vậy, theo pháp luật hiện hành, tài sản khi được góp vốn khi định giá phải
được các thành viên hoặc cổ đông sáng lập thành văn bản và thông qua theo nguyên tắc
nhất trí. So với Luật Doanh Nghiệp 1999, ta thấy có sự khác nhau cơ bản, đó là Điều 30
Luật doanh nghiệp 2005 quy định về các nguyên tắc định giá tài sản góp vốn dựa trên
nguyên tắc nhất trí của các người góp vốn, không có sự can thiệp của cơ quan quản lý
nhà nước như Luật doanh nghiệp 1999 với mục tiêu giảm chi phí cho nhà đầu tư khi
thành lập doanh nghiệp nói chung.
* Về phương pháp định giá:
Luật quy định việc định giá là hoàn do các nhà đầu tư và doanh nghiệp tiến hành
và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về việc định giá đó. Việc định giá
này không bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc công chứng.
Đối với vốn góp là tài sản thông thường như vật, giấy tờ có giá, giá trị quyền sử
dụng đất thì việc định giá tiến hành dựa trên sự thỏa thuận của các thành viên và giá của

tài sản theo giá thị trường tại thời điểm định giá. Mẫu biên bản định giá được đính kèm
tại mục lục A (xem Phụ Lục).

5


Đối với tài sản góp vốn là giá trị quyền sở hữu trí tuệ như quyền sở hữu công
nghiệp( Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa…) việc định giá được tiến hành theo hướng
dẫn của Bộ tài chính.
1.3. Thẩm quyền định giá
* Quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về những người có thẩm quyền định giá
tài sản góp vốn:
Luật Doanh nghiệp quy định người thực hiện việc định giá tài sản góp vốn là các
thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá:
- Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được thành viên, cổ đông sáng
lập định giá theo nguyên tắc nhất trí.
- Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn
thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức
chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh
nghiệp chấp thuận.
Như vậy, ta có thể thấy, có hai thời điểm đó là khi thành lập doanh nghiệp và thời
điểm trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp chỉ có các
thành viên, cổ đông sáng lập định giá, nhưng trong quá trình hoạt động, để đảm bảo việc
định giá đúng giá trị tài sản góp vốn, các bên cũng có thể thỏa thuận thuê một tổ chức
định giá chuyên nghiệp để xác định giá. Tuy nhiên, giá do tổ chức chuyên nghiệp định
giá chỉ mang tính chất tham khảo; mà việc quyết định giá là do các bên góp vốn quyết
định và thỏa thuận.
* Nhận xét về quy định trên của Luật Doanh nghiệp:
Quy định trên về cơ bản là phù hợp nhưng tồn tại hai vấn đề đó là:
Thứ nhất, theo khoản 2 điều 30 luật Doanh nghiệp, thì các sáng lập viên không thể

thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp thực hiện việc định giá, nếu ta tính đến trường hợp
khi góp vốn thành lập doanh nghiệp mà gặp trục trặc gì đó trong việc định giá tài sản.
Phải chăng đây là sự bó buộc, là sự hạn chế, hay chẳng qua chỉ là luật Doanh nghiệp
“quên” không tính đến trường hợp này?
Thứ hai, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc quy định doanh nghiệp
và người góp vốn thỏa thuận định giá tuy là quy định phù hợp nhưng đại diện cho doanh
nghiệp để thực hiện quyền hạn này là ai thì luật doanh nghiệp 2005 không có quy định
cụ thể. Mà bản chất của quan hệ góp vốn là sự “hùn vốn” giữa các thành viên với nhau
và nó dẫn tới sự chi phối, chia sẻ lợi ích giữa những người cùng cùng góp vốn. Do vậy,
thay mặt doanh nghiệp thực hiện việc định giá phần vốn góp của thành viên mới sẽ
6


không thể là giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên hay phòng ban nghiệp vụ nào đó
của công ti mà phải do một cơ quan đại diện cho các thành viên công ti thực hiện.
* Phương hướng giải quyết những bất cập về việc quy định người có thẩm quyền
định giá:
Qua những phân tích trên, em nghĩ quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về
người có thẩm quyền định giá tài sản vốn góp như vậy là chưa được phù hợp. Theo quan
điểm của em, quy định này cần thay đổi như sau:
Thứ nhất, không chia thành các thời điểm định giá, không phụ thuộc vào thời
điểm đó mà quyết định những người có thẩm quyền định giá.
Thứ hai, có thể cho phép việc định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp
có thể do tổ chức định giá chuyên nghiệp tiến hành định giá.
Ngoài ra, cần bổ sung quy định thẩm quyền định giá tài sản vốn góp của thành
viên mới khi công ti đang hoạt động cho hội đồng thành viên( nếu góp vốn vào công ti
trách nhiệm hữu hạn, công ti hợp danh) và đại hội đồng cổ đông (nếu góp vốn vào công
ti cổ phần).
1.4. Xử lý trường hợp định giá phạm vào điều cấm của pháp luật.
Điều 11, Luật Doanh nghiệp quy định các hành vi bị cấm, trong đó nghiêm cấm

trường hợp cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế (Khoản 4). Theo
như thực tế, rất ít có trường hợp định giá tài sản thấp hơn so với thực tế, vì thế, ta sẽ chủ
yếu quan tâm đến việc xử lý trong trường hợp định giá cao hơn so với giá trị thực. Điều
30 luật doanh nghiệp 2005 quy định cách thức xử lí theo hai trường hợp: người định giá
là thành viên sáng lập và người định giá là tổ chức định giá chuyên nghiệp. Cụ thể như
sau:
Một là, đối với tài sản góp vốn được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá.
Nếu tài sản định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành
viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ti bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của
tài sản định giá tại thời điểm kết thúc định giá.
Hai là, đối với trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Nếu tài sản
góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn
hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới
chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ti bằng số

7


chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm
kết thúc định giá.
* Nhận xét về quy định trên của Luật Doanh nghiệp:
Quy định này trên còn tồn tại những hạn chế nhất định đó là:
Thứ nhất, luật doanh nghiệp năm 2005 không quy định rõ về phía doanh nghiệp,
việc định giá do hội đồng thành viên (hoặc đại hội đồng cổ đông đối với công ti cổ
phần), chủ tịch hội đồng thành viên ( chủ tịch đại hội đồng cổ đông hoặc chủ tịch hội
đồng quản trị đối với công ti cổ phần) hay giám đốc thực hiện mà lại xác định người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm . Theo quan điểm
của em, quy định như vậy là chưa được hợp lý và cụ thể, cần phải quy định rõ về phía
doanh nghiệp ai là người thực hiện. Mặc dù ta biết người đại diện theo pháp luật của

công ty là do điều lệ công ty quy định, là đại diện của công ty một mặt sẽ có những
thuận lợi nhất định, nhưng việc quy định đại diện theo pháp luật của công ty liên đới
chịu trách nhiệm thì liệu có xảy ra tranh chấp hay đùn đẩy nhau trong việc này? Việc
quy định liên đới chịu trách nhiệm là hợp lý hay không khi doanh nghiệp chỉ có 1 người
làm đại diện?
Thứ hai, việc quy định mức chịu trách nhiệm “bằng số chênh lệch giữa giá trị
được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá” là
hợp lí song vấn đề đặt ra là thời điểm nào phải thực thi phần trách nhiệm này? Khi điều
30 luật doanh nghiệp quy định nghĩa vụ “ liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ti” thì dường như quy định xác định trách nhiệm
của người định giá sai tài sản góp vốn trở nên vô nghĩa, bởi vì khi công ti đang hoạt
động, công ti sẽ dùng tài sản thuộc sở hữu của công ti để trả nợ. Việc sử dụng các nguồn
tài sản khác (nếu có) để trả nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ti chỉ đặt ra
khi công ti mất khả năng thanh toán hoặc chấm dứt hoạt động. Khi đó trách nhiệm của
người định giá sai có còn nhớ đến để yêu cầu thực hiện? Quy định hiện hành của luật
doanh nghiệp có ưu điểm là đảm bảo lợi ích hợp pháp của chủ nợ không bị xâm phạm
bởi vì hành vi vi phạm pháp luật của người định giá tài sản góp vốn song hiệu quả thực
thi còn chưa cao.
* Phương hướng giải quyết những hạn chế trên:
Khi nhà nước tôn trọng quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư bằng việc cho
phép họ được chủ động định giá tài sản góp vốn, được tự khai báo và tự chịu trách
nhiệm về tính trung thực của mức vốn góp của thành viên và mức vốn điều lệ của công
8


ti thì ngược lại nhà nước được quyền đòi hỏi trách nhiệm của nhà đầu tư trước nhà nước
về các thông tin được khai báo trong hồ sơ đăng kí kinh doanh. Xuất phát từ điều này,
vấn đề không chỉ là xử phạt vi phạm hành chính mà còn yêu cầu khắc phục hậu quả
ngay ở thời điểm phát hiện vi phạm. Do đó, luật doanh nghiệp cần quy định nghĩa vụ
“liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và tài sản khác của công ti bằng số

chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm
kết thúc định giá” phải được thực hiện ngay ở thời điểm phát hiện vi phạm. Nếu sửa đổi
theo hướng này sẽ vừa thực hiện được mục đích bảo vệ quyền lợi của chủ nợ vừa đảm
bảo thực hiện hiệu quả nguyên tắc “hậu kiểm”, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về
đăng kí kinh doanh.
1.5. Ý nghĩa của việc định giá tài sản vốn góp:
Việc định giá tài sản vốn góp có những ý nghĩa nhất định như bằng việc góp vốn,
người góp vốn được nhận phần vốn góp có giá trị tương ứng với giá trị tài sản góp vốn.
Việc góp vốn nhiều hay ít sẽ quyết định đến quyền năng của chủ sở hữu. Đặc biệt là
trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, riêng đối với chủ nợ của pháp nhân công ty, tài sản
khi được đem góp vốn sẽ thuộc về sản nghiệp của công ty, nằm trong khối tài sản có của
công ty và được dùng để đảm bảo cho các khoản nợ của công ty. Nếu tài sản được định
giá cao hơn so với giá trị thực tế, các chủ nợ sẽ bị thiệt hại do giá trị của tài sản đảm bảo
không tương xứng với giá trị của nghĩa vụ mà công ty phải thực hiện.
2. Những vấn đề về hoạt động chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty:
2.1 Những quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về việc chuyển quyền sở hữu
tài sản góp vốn vào công ty:
Điều 29 luật doanh nghiệp 2005 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
vào công ty như sau:
“1. Thành viên công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti hợp danh và cổ đông công ti
cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ti theo quy định sau đây:
a ) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất công ti tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước
bạ;
b) Đối với tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực
hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
9



Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ti; họ,tên, địa
chỉ thường chú, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp
khác, số quyết định thành lập hoặc đăng kí của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị
tài sản góp vốn, tổng giá trị tài sản góp vốn và tỉ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn
điều lệ của công ti, ngày giao nhận; chữ kí của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy
quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ti.
c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ
tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi chuyển quyền sở hữu hợp
pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ti.
2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân
không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.”
Như vậy, theo quy định tại điều 29 luật doanh nghiệp thì sau khi được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, người cam kết góp vốn phải chuyển quyền sở hữu tài
sản góp vốn cho công ty. Thành viên công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti hợp danh và
cổ đông công ti cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ti theo
những quy định sau:
* Đối với tài sản có đăng ký và giá trị quyền sử dụng đất: Làm thủ tục chuyển
quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà
không phải chịu lệ phí trước bạ. Việc mua cổ phần hay phần vốn góp bằng tài sản có
đăng ký quyền sử dụng đất chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở sở hữu hợp
pháp đối với tài sản góp vốn, quyền sử dụng đất đã chuyển sang công ty.
* Đối với tài sản không phải đăng ký: Việc góp vốn phải được thực hiện bằng
việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi
rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ti; họ, tên, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân
dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc
đăng kí của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn, tổng giá trị tài sản
góp vốn và tỉ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ti, ngày giao nhận;
chữ kí của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại
diện theo pháp luật của công ti.

* Chuyển quyền sở hữu tài sản đối với một số tài sản khác :
Đối với cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam,
ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi chuyển quyền sở
hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ti.
10


Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân, do loại hình doanh nghiệp này chỉ có một
chủ sở hữu góp vốn và thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp được sở hữu toàn bộ
số vốn mà doanh nghiệp có, vì thế, tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra để thành
lập doanh nghiệp không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
2.2 Những điểm đáng lưu ý trong việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào
công ty.
* Thời hạn chuyển quyền sở hữu tài sản vào công ty:
Theo lẽ dĩ nhiên, bên cạnh quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản vào công
ty thì có một câu hỏi đặt ra đó là thời hạn chuyển quyền sỡ hữu tài sản vào công ty là
bao lâu, nếu quá thời hạn đó thì như thế nào? Nhưng Luật Doanh nghiệp 2005 chưa có
quy định cụ thể về điều này. Luật doanh nghiệp 2005 mới chỉ quy định “thành viên phải
góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản như đã cam kết” (Điều 39 – LDN), quy
định này chủ yếu mang tính lý thuyết suông mà chưa nhìn nhận đến thực tế sẽ có những
hậu quả gì đằng sau nó, việc giá trị góp vốn thay đổi sẽ góp phần tạo nên sự tranh chấp
giữa thành viên góp vốn. Đây là mặt hạn chế của Luật Doanh nghiệp 2005. Vì quy định
như vậy sẽ không phù hợp với quy luật tự nhiên, sẽ tạo điều kiện cho sự chần chừ, cơ
hội của không ít người tham gia góp vốn.
Tuy nhiên, cho đến tận năm 2010, khi Nghị định 102/2005/NĐ-CP của Chính phủ
ban hành đã khắc phục hạn chế trên của Luật Doanh nghiệp. Có nghĩa là mất 5 năm tồn
tại kẽ hở.
Nghị định này đã quy định về thời hạn chuyển giao quyền sở hữu vốn góp vào
công ti như sau:
“1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng tiến độ đã cam kết trong Danh sách

thành viên. Nếu việc góp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần
cuối của mỗi thành viên không vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi
thành viên và mỗi lần góp vốn thành viên được cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp
của lần góp vốn đó”. (Khoản 1,Điều 18,Nghị định 102/2005/NĐ-CP).
Như vậy, thời hạn tối đa mà một thành viên có thể cam kết góp vốn vào công ti là
36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Trong thời
hạn 36 tháng này các thành viên phải hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản
góp vốn cho công ti.
11


* Xử lí trong trường hợp thành viên góp vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ
chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty:
Luật Doanh nghiệp 2005 đã có quy định trong trường hợp thành viên góp vốn
không thực hiện đúng nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty
như sau:
“Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn cam kết thì số vốn chưa
góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết”. (
Khoản 2, Điều 39, LDN2005).
Nghị định 102/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về điều này như sau:
“Sau thời hạn cam kết góp lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp vốn đã cam
kết góp, thành viên chưa góp vốn vào công ty theo cam kết đương nhiên không còn là
thành viên của công ty và không có quyền chuyển nhượng quyền góp vốn đó cho người
khác; số vốn chưa góp được xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều này”. (Khoản 4 điều
18 nghị định 102/2005/NĐ-CP). Theo quy định này thì sau thời hạn cam kết góp lần
cuối mà thành viên chưa chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty thì sẽ
mất tư cách thành viên của công ty.
2.3. Ý nghĩa của việc quy định chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty:

Việc pháp luật hiện hành quy định chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công
ty là một điều cần thiết. Bởi lẽ khi đã góp vốn, người ta không thể góp một cách suông
được, phải có cái gọi là đảm bảo và thực tế thì mới tạo được lòng tin.
Ví dụ như một người muốn góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nếu anh ta chỉ nói là
anh ta muốn góp vốn bằng quyền tài sản của mình, mà không có giấy tờ gì chuyển
quyền tài sản của anh ta sang doanh nghiệp thì quyền sử dụng đất đó vẫn thuộc về anh
ta, coi như chưa có hợp đồng chuyển giao tài sản nào ở đây cả. Như vậy, việc quy định
chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty không chỉ là quy định, mà nó còn là
một lẽ thường tình, bắt buộc phải có khi đã có hai từ “góp vốn” vào công ty.
3. Cấp Giấy chứng nhận góp vốn:
3.1 Đối với nhà đầu tư trong nước:
Theo Luật doanh nghiệp 2005, khi thành viên sáng lập công ty hoàn thành nghĩa
vụ góp vốn thì được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp (đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn..) và Cổ phiếu (đối với công ty cổ phần). Giấy chứng nhận vốn góp và các cổ
phiếu có nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
12


- Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh;
- Vốn điều lệ của công ty;
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu
hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ
thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng kí kinh doanh đối với thành
viên là tổ chức;
- Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên hoặc số lượng cổ phần và loại cổ
phần, giá trị mệnh giá cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
- Số và ngày cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp hoặc số đăng kí tại sổ đăng kí cổ
đông và ngày phát hành cổ phiếu;
- Họ, tên, chữ kí của người đại diện theo pháp luật của công ty; với công ty cổ

phần thì cần thêm dấu của công ty.
Đối với cổ phiếu của công ty cổ phần thì ngoài những nội dung trên cần phải có
những nội dung khác theo quy định tại Điều 81, 82 và 83 Luật doanh nghiệp 2005 đối
với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.
3.2 Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
Đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư góp vốn thành lập doanh nghiệp ở
Việt Nam, Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của Chính
phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp 2005 phân biệt hai
trường hợp:
Thứ nhất, trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng kí đầu tư
gắn với thành lập công ty theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này,
để góp vốn thành lập được doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được các
điều kiện quy định tại Điều 24 Luật doanh nghiệp năm 2005 và phải có dự án đầu tư
được chấp thuận đăng kí hoặc phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có dự
án đầu tư, hồ sơ thành lập doanh nghiệp lúc này bao gồm cả hồ sơ đăng kí kinh doanh và
hồ sơ đăng kí đầu tư. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc góp vốn thành lập công ty thực hiện theo
quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày
29/8/2006 của Chính phủ về đăng kí kinh doanh. Việc đăng kí đầu tư trong trường hợp
này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.
13


C. Kết thúc vấn đề:
Để có thể tham gia vào một doanh nghiệp, đòi hỏi người góp vốn phải có sự hiểu
biết về các quy định của pháp luật về hoạt động góp vốn, có như vậy mới giúp các
thành viên góp vốn có những thuận lợi khi quyết định những tài sản vốn góp của mình

một cách chủ động và có những phương pháp tối ưu nhất. Có thể nói, pháp luật hiện
hành đã có những mặt phù hợp nhất định của nó trong việc quy định hình về các hoạt
động góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế nhất định. Vì
vậy, cần có các biện pháp khắc phục hạn chế và phát huy những ưu điểm để hoàn thiện
them pháp luật về hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

14



×