MỤC LỤC
1
1
MỞ ĐẦU
Bồi thường thiệt hại hợp đồng là một trong những chế định pháp lý của bồi
thường dân sự, trong lịch sử pháp luật, việc bồi thường dân sự thường được giải quyết
bằng phạm trù đạo đức, khi xã hội chưa có nhà nước, chưa có pháp luật vấn đề này
thường được giải quyết theo phong tục, tập quán của từng bộ tộc người hoặc nhóm
người. Khi xã hội phát triển nhà nước và pháp luật ra đời, bồi thường dân sự nói chung
và bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng được điều chỉnh bởi quan hệ pháp
luật dân sự. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự hết
sức đa dạng, phức tạp, khó giải quyết, khó xác định các chủ thể tham gia. Để làm rõ
vấn đề này, em chọn đề số 27 trong danh mục bài tập học kì: “Thiệt hại và cách xác
định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”.
NỘI DUNG
A. Khái quát về thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1. Khái niệm về thiệt hại
Thiệt hại là tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân
hoặc chủ thể khác được pháp luật bảo vệ.
2. Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng làm phát sinh nghĩa
vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải BTTH tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng. Căn cứ
phát sinh trách nhiệm BTTH là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm BTTH.
Bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi
gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể. Bên có hành vi trái pháp luật phải bồi
thường cho bên bị thiệt hại. Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015,
một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là “gây thiệt hại do hành vi trái
2
2
pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX, Phần thứ ba
Bộ luật này về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Trong trường hợp
này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của bên gây thiệt hại phải bồi thường
cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ bồi
thường và từ nghĩa vụ phải BTTH tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng. Căn cứ phát sinh
trách nhiệm BTTH là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có thể xác định trách nhiệm BTTH.
Theo khoản 1 Điều 584 BLDS 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của
người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác
có liên quan quy định khác”. Như vậy, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”. Qua nghiên cứu có thể thấy,
BLDS 2015 đã quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng
theo hướng có lợi cho bên bị thiệt hại.
3. Điều kiện của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
3.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm
Một là, có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự
thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích
vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính tốn được thành một số
tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền,
mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lịng tin… và cần phải được
bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.0
Hai là, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật
trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua
hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác, bao gồm: làm những việc mà pháp luật cấm, không làm
3
3
những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho
phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi
trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân
của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật
chứ khơng phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản
thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực
tế làm phát sinh thiệt hại.
Nếu như BLDS 2005 nêu ra 3 nguyên tắc cơ bản về BTTH ngoài hợp đồng,
được quy định tại Điều 605[1] thì BLDS 2015 đã bổ sung thêm 2 nguyên tắc sau:
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi thường
phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy
ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho
chính mình.
Thứ tư: Có lỗi của người gây thiệt hại.
Lỗi là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội
dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các
quy định của pháp luật. Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách
xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với pháp luật, tránh thiệt hại cho chủ thể khác nhưng
vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi. Như vậy, lỗi là thái độ
tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với
hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Bao gồm hai hình thức lỗi sau đây:
+ Lỗi cố ý: Một người bị coi là có lỗi cố ý nếu họ đã nhận thức rõ hành vi của
mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó. Nếu người này
4
4
mong muốn thiệt hại xảy ra từ việc thực hiện hành vi thì lỗi của họ là lỗi cổ ý trực tiếp.
Nếu họ không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra thì lỗi
của họ là lỗi cố ý gián tiếp. “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ
hành vỉ của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muon
hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”.
+ Lỗi vô ý: người có hành vi gây thiệt hại được xác định là có lỗi vơ ý nếu họ
khơng thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù họ phải biết
hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó. Nếu người này
cho rằng thiệt hại khơng xảy ra thì lỗi của họ được xác định là lỗi vơ ý cẩu thả; nếu họ
cho rằng có thể ngăn chặn được thiệt hại thì lỗi của họ là lỗi vơ ý vì q tự tin. “Vơ ý
gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng
gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước
hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn chặn được”.
3.2.
Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Nguyên tắc BTTH là những tư tưởng chỉ đạo, mang tính định hướng cho các
chủ thể phải tuân theo trong quá trình ban hành văn bản pháp luật và áp dụng pháp luật
về BTTH ngoài hợp đồng:
Nguyên tắc các bên đương sự thỏa thuận được Tòa án chấp nhận.
Trong trường hợp các bên đương sự khơng thỏa thuận được thì Tóa án xem xét
quyết định, nhưng khi quyết định cần phải xem xét điều kiện kinh tế của người gây ra
thiệt hại, xem xét đến vấn đề giá cả tại địa phương tại thời điểm xét xử mà có phán
quyết sao cho phù hợp.
3.3.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
5
5
Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường là bất kì ai trừ trường hợp những người
được pháp luật quy định không chịu trách nhiệm bồi thường như: người mất năng lực
hành vi, người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm bồi thường,…
Người đủ tuổi thành niên một phần nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng
tài sản của mình, trong trường hợp tài sản của người này khơng đủ thì cha mẹ phải bồi
thường.
Người chưa thành niên gây thiệt hại, người mất năng lực hành vi dân sự gây
thiệt hại thì người được giám hộ phải bồi thường, trong trường hợp người được giám
hộ không đủ tài sản hoặc không có khả năng bồi thường thì người giám hộ phải bồi
thường.
B. Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp
lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đếm quyền
lợi và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với hành vi xân phạm đến tính
mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân tổ chức khác.
1.1.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
tinh thần.
Căn cứ vào lợi ích bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được phân ra thành trách nhiệm nồi thường thiệt hại về vật chất và
trách nhiệm bù đắp về tinh thần.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật
chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản,
chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc
bị giảm sút.
6
6
Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngồi việc chấm dứt hành vi vi
phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn
thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Việc phân loại hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc chứng minh thiệt
hại xảy ra về mức bồi thường: về nguyên tắc người bị thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh
thiệt hại xảy ra và mức bồi thường sẽ bằng với mức thiệt hại.
1.2.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
phân chia thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con người gây ra và do tài sản gây
ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra được hiểu là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của
hành vi con người gây ra. Trường hợp này người gây thiệt hại đã thực hiện hành vi
dưới dạng hành động hoặc không hành động và hành vi đó chính là ngun nhâ trực
tiếp gây ra thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là trách nhiệm bồi thường
thiệt hại phát sinh khi tài sản chính là nguyên nhân gây ra thiệt hại khi hoạt động của
những nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, cây cối đổ gẫy ra gây thiệt hại, gia súc
gây thiệt hại,…
Việc phân loại có ý nghĩa trong việc xác định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại: đối với trường hợp bồi thường thiệt hại do hành vi gây ra thì một
điều không thể thiếu là hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Việc phân loại này cũng có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm
bồi thường: về nguyên tắc người nào có hành vi trái pháp luật gay ra thiệt hại thì người
7
7
đó phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra còn đối với bồi thường thiệt hại do tài sản
gây ra thì về nguyên tắc chịu trách nhiệm bồi thường lại thuộc về chủ sở hữu hoặc
người được chủ sở hữu giao quản lý tài sản đó chứ khơng phải thuộc về tất cả mọi
người đang chiếm giữ tài sản.
1.3.
Trách nhiệm liên đới và trách nhiệm riêng rẽ
Căn cứ vào mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể bồi thường
thiệt hại được phân loại thành trách nhiệm liên đới và trách nhiệm riêng rẽ. bồi
thường thiệt hại liên đới được hiểu là trách nhiệm nhiều người mà theo đó khi
nhiều người cùng gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị
thiệt hại. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu một trong những người gây thiệt hại
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại riêng rẽ là trách nhiệm nhiều người mà theo đó thì mỗi
người có trách nhiệm chỉ phải chịu trách nhiệm đối với phần thiệt hại do mình gây
ra.
Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định cách thức thực hiện nghĩa
vụ, căn cứ phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp
của các bên.
1.4.
Trách nhiệm hỗn hợp và trách nhiệm độc lập.
Căn cứ vào yếu tố lỗi và mức độ lỗi của người gây thiệt hại và người bị thiệt
hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phân thành trách nhiệm hỗn hợp và trách
nhiệm độc lập.
Trách nhiệm hỗn hợp là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong đó cả người gây
thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi.
Trách nhiệm độc lập là trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà người bị thiệt hại là
người hồn tồn khơng có lỗi.
8
8
Việc phân loại có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm bồi thường và mức độ
thiệt hại.
1.5.
Trách nhiệm bồi thường của cá nhân, trách nhiệm bồi thường của pháp nhân, các
tổ chức khác và trách nhiệm bồi thường nhà nước.
Căn cứ vào chủ thể chịu trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
phân loại thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại cá nhân, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại pháp nhân, các tổ chức và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được hiểu là trách nhiệm dân sự à
theo đó thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cá nhân người gây thiệt hại hoặc
đại diện của người đó theo pháp luật như cha, mẹ, người giám hộ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân được hiểu là trách nhiệm dân
sự phát sinh do pháp nhân hoặc các tổ chức khác trong trường hợp người người của
pháp nhân và các tổ chức khác gây thiệt hại khi được tổ chức hay pháp nhân giao cho.
Trách nhiệm bồi thường thường thiệt hại Nhà nước được hiểu là khi cán bộ,
công chức gây thiệt hại thuộc phạm vi bồi thường nhà nước thì Nhà nước phải bồi
thường thiệt hại cho người bị thiệt hại chứ khơng phải chính cán bộ, công chức hay cơ
quan, quản lý cán bộ công chức phải bồi thường.
Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể phải bồi thường và
việc xác định nghĩa vụ hồn lại. Bên cạnh đó việc phân loại cịn có ý nghĩa trong việc
xác định trách nhiệm bồi thường, trình tự, thủ tục bồi thường,…bởi lẽ nếu trách nhiệm
của Nhà nước thì sẽ bị giới hạn phạm vi áp dụng hoặc do đặc thù là một chủ thể đặc
biệt thực hiên việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tiền bồi thường thuộc ngân sách
Nhà nước do đó việc thực hiện trình tự thủ tục bồi thường cũng không giống với trách
nhiệm bồi thường thiệt hại thông thường.
2.
2.1.
9
Cơ sở xác định thiệt hại và nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
9
Thông thường, khi tài sản bị xâm phạm, việc xác định thiệt hại thường dễ dàng
hơn bởi vì sự thiệt hại về tài sản thì ln ln được định giá một cách cụ thể, hơn nữa
thiệt hại về tài sản phần lớn là sự mất mát, hư hỏng, hoặc tài sản bị hủy hoại nên
thường có số liệu cụ thể.
Việc bồi thường bằng tài sản có thể được thực hiện bằng nhiều cách theo thỏa
thuận của các bên theo nhiều hình thức bồi thường.
2.2.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Tòa án phải dựa vào các
chứng từ do đương sự cung cấp để quyết định mức bồi thường. Điều này hoàn toàn
phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên có những khoản chi phí khơng thể có
hóa đơn như: khoản chi phí thuê xe máy đưa người đi cấp cứu thường khơng có hóa
đơn, chứng từ nên khi xác định Hội đồng xét xử thường chỉ dựa vào thực tế chi phí của
người bị thiệt hại để xác định.
2.3.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt
hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người
mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho
những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
Theo quy định của BLDS 2015 thì khoản chi phí mai táng phí được liệt kê cụ
thể và Tịa án khi xét xử có thể dựa vào đó để xác định. Tuy nhiên, nếu dựa vào các chi
phí cụ thể do thân nhân bị hại đưa ra như tiền mua áo quan, hoa lễ, khăn xô, ... thì cũng
cần phải thấy rằng giá cả của các loại đồ tang lễ này trên thị trường sẽ khác nhau. Do
vậy, cần phải xác định cụ thể mức tổi thiểu và mức tối đa của các khoản tiền này.
Việc xác định khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng khơng có căn cứ cụ thể nên khi áp dụng pháp luật có sự không
thống nhất. Thông thường, để đưa ra mức cấp dưỡng này, Tịa án thường dựa vào hồn
10
10
cảnh kinh tế gia đình cũng như mức thu nhập bình quân để quyết định. Một số trường
hợp, khi xét xử Hội đồng xét xử lại dựa vào mức lương tối thiểu để xác định mức cấp
dưỡng, có trường hợp thì lại xác định mức cụ thể. Để pháp luật được áp dụng thống
nhất cần cụ thể hóa khoản tiền cấp dưỡng hoặc đưa ra các căn cứ để xác định khoản
tiền bồi thường này.
2.4.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm
Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút. Tùy từng trường hợp ngoài việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải
chính cơng khai, Tịa án quyết định người gây thiệt hại do hành vi xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho
người bị xâm phạm nhưng không vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước
quy định.
Việc xác định tổn thất về tinh thần thường khơng có cơ sở, các tịa án thường
dựa vào thực tế sự việc để quyết định nên thường mỗi tòa đưa ra một hướng giải quyết
khác nhau. Nhiều thẩm phán cũng thừa nhận, việc tính tổn thất tinh thần trong từng vụ
việc là khác nhau. Ví dụ như một nghệ sỹ bị đánh đến cụt tay, mù mắt khơng thể tiếp
tục nghề nghiệp của mình thì dù có áp dụng đến mức tối đa bồi thường tổn thất cũng
chưa tương xứng với những gì họ phải chịu đựng. Một bé gái bị hiếp dâm làm cho
hoảng loạn đến phát điên thì bồi thường đến bao nhiêu cũng sẽ là khơng đủ... Do đó,
quyết định ở mức nào, bao nhiêu do tòa án quyết định trên cơ sở các chứng cứ có được
và sự cơng tâm của thẩm phán.
2.5.
Ngun tắc bồi thường thiệt hại
Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có
thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc
thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi
11
11
thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó khơng trái
pháp luật, đạo đức xã hội.
Thứ hai, người chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức bồi thường nếu
khơng có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện song
song với nhau, sau đây:
(i). Do khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý mà gây thiệt hại;
(ii). Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với
hồn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ khơng thể có khả năng bồi
thường được tồn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.
Thứ ba, khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại
hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác thay đổi mức bồi thường.
Mức BTTH khơng cịn phù hợp với thực tế là do có sự thay đổi về tình hình
kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện khơng
cịn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả
năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức BTTH không cịn phù hợp với sự
thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại. Ví dụ:
Tại thời điểm hai bên thỏa thuận tài sản bồi thường là 35 chỉ vàng 24K, nhưng thời
gian sau đó, giá vàng trong nước đột biến tăng mạnh, từ đó, so với thời điểm thỏa
thuận, làm cho người vi phạm khó có thể thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Như vậy, bên
gây thiệt hại có quyền u cầu tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi
mức bồi thường cho phù hợp.
Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi
thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Với lý lẽ cơng bằng, gây thiệt hại đến đâu
bồi thường đến đó, nhưng trong nhiều trường hợp bên bị thiệt hại lại là bên có phần lỗi
12
12
dẫn đến thiệt hại. Luật quy định bên bị thiệt hại sẽ không được bồi thường phần thiệt
hại do lỗi của mình gây ra. Vậy, thiệt hại khơng được bồi thường ở đây được hiểu như
thế nào cho đúng? Với trường hợp mỗi bên đều có lỗi cố ý, đều bị thiệt hại về tài sản,
sức khỏe,… thì khơng có gì đáng nói. Nhưng với trường hợp, cả hai bên đều có lỗi cố
ý, nhưng thiệt hại mà bên bị thiệt hại gây ra cho bên gây thiệt hại không đáng kể (có
thiệt hại xảy ra nhưng khơng lớn), cịn thiệt hại mà bên gây ra thiệt hại cho bên bị thiệt
hại tính tốn được bằng con số cụ thể, thì vấn đề đặt ra, tịa án có xem xét mức độ lỗi
của bên bị thiệt hại khi ấn định mức BTTH đối với bên gây ra thiệt hại không?
KẾT LUẬN
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là lĩnh vực hết sức phức tạp về
cả mặt lý luận lẫn thực tiễn áp dụng, nó phức tạp bởi ở chỗ trách nhiệm này không bị
ràng buộc bởi hợp đồng nào, mà nó đơn phương thực hiện từ chủ thiệt hại, khơng có sự
bàn bạc thống nhất từ hai bên, chính vì vậy kgi giải quyết loại kiện này hết sức khó
khăn, phức tạp nhất là việc xác định yếu tố lỗi. Việc giải quyết và xử lý trách nhiệm
bồi thường còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập.
13
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 2 – Trường Đại học Luật hà
Nội, NXB.Công an nhân dân.
2.
Bộ luật dân sự 2015
3.
/>4.
/>5.
/>6.
/>
14
14