Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm do người chưa thành niên xác lập, thực hiện đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.41 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I, Khái quát chung về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm do người chưa
thành niên xác lập và thực hiện.............................................................................1
1. Giao dịch dân sự vô hiệu..............................................................................1
2. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm do người chưa thành niên xác lập
và thực hiện.......................................................................................................2
II, Thực tiễn thực hiện pháp luật...........................................................................5
III, Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật........................................................................................................6
1. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật..........................................................6
2. Giải pháp nang cao hiệu quả thực thi pháp luật............................................7
KẾT LUẬN...............................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................9

0


MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân,
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân
sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, và trong sản xuất kinh
doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa qua trọng trong điều kiện của nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho
thấy việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiều và giải quyết hậu quả pháp lí khi
giao dịch dân sự vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp, gây ra nhiều vướng mắc. Việc
nắm vững và hiểu rõ về giao dịch dân sự vơ hiệu có ý nghĩa rất quan trọng với
mỗi người trong xã hội hiện nay. Một trong những nguyên nhân làm giao dịch
dân sự vô hiệu là do việc xác lập giao dịch của người chưa thành niên. Để làm rõ
vấn đề này, em chọn đề số 18 trong danh mục bài tập học kì : “Pháp luật và


thực tiễn thực hiện pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm do người
chưa thành niên xác lập, thực hiện. Đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp
luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.”
NỘI DUNG
I, Khái quát chung về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm do người
chưa thành niên xác lập và thực hiện.
1. Giao dịch dân sự vô hiệu
Theo quy định tại điều 116 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định: “Giao
dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Từ quy định tại điều luật này có thể
xác định: kết quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân
sự. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí (hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa

1


phương – một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lí. Tuỳ từng giao
dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất
định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia
giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định. Do vậy, giao dịch dân sự
vơ hiệu khi khơng có một trong các điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS 2015,
cụ thể:
Thứ nhất: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Thứ hai: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Thứ ba: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự khơng vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Thứ tư: Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao

dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Thứ năm: Các trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Những quy định về sự vơ hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lý cho các
chủ thể trong giao lưu dân sự.
2. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm do người chưa thành niên xác
lập và thực hiện.
Giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập và thực hiện được quy
định trong Bộ luật dân sự 2015 cụ thể trong Điều 125:

2


“1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của
người đại diện của người đó, Tịa án tun bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy
định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực
hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô
hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực
hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ
cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau
khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.”

Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định về người chưa thành niên
như sau:
Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp
luật của người đó xác lập, thực hiện.
Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch
dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi
3


Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động
sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được
người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập, thực hiện không mặc
nhiên bị vô hiệu. Việc vô hiệu hay không phụ thuộc vào người đại diện theo
pháp luật của người chưa thành niên.
Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập, thực hiện thì theo
yêu cầu của người đại diện của người đó, Tịa án tun bố giao dịch đó vơ hiệu
nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác
lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp dưới đây:
+ Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành
vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
+ Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ
cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
+ Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau
khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Quy định trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên
nhằm bảo vệ vệ họ trước những người có đủ năng lực hành vi dân sự cố ý hoặc
vô ý xác lập giao dịch có khả năng gây thiệt hại cho họ.

4


II, Thực tiễn thực hiện pháp luật
Pháp luật quy định về việc xác định giao dịch dân sự vô hiệu do người
chưa thành niên xác lập, thực hiện được sửa đổi qua các năm thể hiện sự linh
hoạt bao quát của quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho thực tiễn áp dụng và thực
thi quy định. Pháp luật thừa nhận là sự trợ giúp pháp lý cho người chưa thành
niên khi tự mình xác lập thực hiện giao dịch dân sự mà theo pháp luật giao dịch
đó phải có sự đồng ý hay do người người đại diện của họ xác lập thực hiện thì
người đại diện của họ có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự vơ
hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Không chỉ tạo căn cứ pháp lý cho người đại diện của người chưa thành
niên mà còn có thể quy định rõ ràng về chủ thể này để thuận tiện cho việc áp
dụng điều luật và phân biệt với các chủ thể khác.
Thực tế việc tuyên vô giao dịch dân sự vơ hiệu hiện nay ở tịa cho thấy
việc phân biệt, tách bạch những giao dịch dân sự mà người chưa thành niên đã
xác lập với giao dịch mà họ khơng xác lập là vơ cũng khó, một mặt là do các
quan hệ xã hội rất phức tạp, bên cạnh đó cịn do các quy định của pháp luật sự
thực sự cụ thể, các quy định của pháp luật dân sự chưa kịp thời trong việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt là những quan hệ mới phát sinh.
Chính vì vậy, có rất nhiều trường hợp Tịa án vẫn khơng thể tun bố giao
dịch dân sự mặc dù giao dịch đó được xác lập bởi người chưa thành niên.
Vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán đất giữa bà Phạm Thị Những và ông
Trần Văn Huề .
Đầu năm 1970, bà Những mua căn nhà 143/3 Lý Thường Kiệt, thành phố

Biên Hịa, tình Đồng Nai để ở. Năm 2010 bà Những phạm tội đi tù. Anh Liêmcon trai bà mới 16 tuổi, đã bán căn nhà và đất trên cho ông Huề với giá 1 tỷ
5


đồng, ông Huề đã nhận nhà và đất để ở. Năm 2011 bà Những mãn hạn tù. Năm
2012 bà Những có đơn u cầu ơng Huề phải trả lại đất và hoa màu.
Qua vụ án trên cho ta thấy, việc mua bán giữa anh Liêm và ông Huề vào
lúc Anh Liên chưa đủ 18 tuổi, khi thực hiện giao dịch này cần có sự đồng ý của
người giám hộ. Mặt khác, tài sản thuộc quyền sở hữu của bà Những, anh Liêm
khơng có quyền thực hiện giao dịch mua bán khi chưa có sự đồng ý của bà
Những. Do vậy, hợp đồng mua bán giữa a Liêm và ông Huề bị vơ hiệu.
III, Những kiến nghị hồn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật
1. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Kiện toàn hệ thống pháp luật, đề cao công tác xây dựng pháp luật, kỹ
thuật xây dựng pháp luật để hệ thống các văn bản pháp luật, tránh sự chồng
chéo, tránh việc Luật ban hành không thể thực hiện được hay chậm áp dụng.
Việc sửa đổi và bổ sung các quy định hoàn thiện pháp luật gắn liền tăng
cường quốc tế hóa pháp luật.
Đơn giản hóa các quy định của pháp luật với kết cấu đơn giản nhưng
mạch lạc, dễ hiều, đồng thời giảm bớt số lượng và sự phức tạp các điều luật
mang tính chất chung. Các quy định này sẽ làm cho điều luật mang tính chất bao
quát chung, tạo được sự chủ động, linh hoạt cho người thực hiện pháp luật.
Ở nước ta, án lệ đã được công nhận là nguồn của pháp luật, tuy nhiên việc
áp dụng án lệ chưa được hướng dẫn cụ thể, mặc dù các tổng kết các cơng tác xét
xử của Tịa án nhân dân tối cap được sử dụng để hướng dẫn, tham khảo về
đường lối xét xử. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung luật, hướng dẫn thực hiện và công
bố những bản án, quyết định giải quyết của tịa án mang tính khái quát cao trong
công tác xét xử.
6



2. Giải pháp nang cao hiệu quả thực thi pháp luật
Thứ nhất, tăng cường chất lượng giải quyết các tranh chấp về giao dịch
dân sự vô hiệu do người chưa thành niên xác lập, thực hiện. Thực tế cho thấy,
việc giải quyết tranh chấp còn nhiều bất cập. Một mặt, cho thấy những nguyên
nhân nội tại từ các quy định của pháp luật, còn lại xuất phát từ năng lực xét xử
của đội ngũ những người làm xét xử. Vì vậy cần phải nâng cao năng lực xét xử
của đội ngũ nhân lực của Tịa án.
Thứ hai, tăng cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và
kiến thức về giao dịch dân sự người chưa thành niên xác lập, thực hiện bị vô
hiệu.
Thứ ba, cần đẩy mạnh cơng tác khai hóa các bản án của Tịa án nói chung
trong đó có các bản án về giao dịch dân sự vô hiệu để làm tài liệu nghiên cứu,
đánh giá, rút kinh nghiệm chung trong thực tiễn xét xử.

7


KẾT LUẬN
Pháp luật về giao dịch dân sự nói chung và giao dịch dân sự vơ hiệu nói chung
có vai trị vơ cùng quan trọng trong trong giao lưu dân sự, góp phần ổn định và
phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia
quan hệ này. Đặc biệt là những người chưa thành niên, đây là chủ thể yếu thế
hơn vì học chưa đủ nhận thức đúng đắn để tham gia quan hệ dân sự. Từ đó, dẫn
đến những thiệt hại mà do vơ tình hay cố ý của các chủ thể khác gây ra. Vì vậy,
họ cần được pháp luật bảo vệ.

8



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2015 / Nguyễn Minh Tuấn chủ biên ; Vương Thanh
Thúy, ... [et al.
2. Bộ luật Bân sự 2015, NXB Lao Động
3. PGS.TS. Đỗ Văn Đại (chủ biên) Bình luận khoa học Những điểm mới của
BLDS 2015, NXB Hồng Đức.
4. Trường Đại học Luật, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 1, NXB
CAND
5. Nguyễn Mạnh Bách(1995), Pháp luật về hợp đồng, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
6. Tưởng Duy Lượng(2002), Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nần
cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp tại Tịa án Nhân dân, Tạp chí
Tịa án nhân dân.
7. />
9



×