1
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
ĐỀ TÀI
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
DO VI PHẠM ĐIỀU KIỆN VỀ HÌNH THỨC
GVHD: Th.S Châu Quốc An
Nhóm TH: Nhóm 2
Lớp: K11504
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
2
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1: Khái quát mở đầu
Chương 1: Khái quát chung về giao dịch dân sự
1. Khái niệm giao dịch dân sự
2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
3. Giao dịch dân sự vô hiệu
3.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu
3.2. Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu
3.3. Các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu
3.4. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
3.5. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
Chương 2: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức
1. Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật
3. Một số kiến nghị để hoàn thiện
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
3
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
LỜI MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp
nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự nhằm
thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dung, và trong sản xuất kinh doanh. Giao dịch
dân sự càng có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta ttrong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy việc tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức và giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân
sự vô hiệu vẫn còn là một vấn đề phức tạp gây nhiều vướng mắc. Việc nắm vững và hiểu
rõ giao dịch dân sự vô hiệu và đặc biệt là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện
về hình thức có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giao kết hợp đồng và hoàn thiện pháp
luật hợp đồng hiện nay. Vì vậy nhóm 2 xin trình bày đề tài thảo luận “ giao dịch dân sự
vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức, thực tiễn áp dụng và kiến nghị”.
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
4
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
Chương 1: Khái quát chung về giao dịch dân sự
1. Khái niệm giao dịch dân sự:
Theo quy định tại Điều 121 Bộ Luật Dân Sự 2005 ( BLDS) thì “Giao dịch dân sự là
hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự.” Trong đó hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của một bên nhằm
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn hợp đồng là sự thỏa
thuận giữa các bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các
bên với nhau. Như vậy giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả. Ta
có thể xác định được hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Tùy
từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ dân sự.
Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên
giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với mục đích
và động cơ nhất định.
2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (GDDS) là một trong những nội dung cơ
bản, quyết định sự ổn định, tính hợp lý, tính hiệu quả của các giao dịch trong giao lưu dân
sự nói chung và trong hoạt động thương mại nói riêng. Nếu pháp luật không có những
quy định cụ thể, rành mạch sẽ làm cho các chủ thể hoang mang và không tự tin khi tham
gia GDDS, thương mại, gây ra những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế – xã hội và
có thể tạo ra sự tùy tiện không đáng có trong quá trình áp dụng pháp luật của các chủ thể
có liên quan. Vì vậy, vấn đề về điều kiện có hiệu lực của GDDS cần phải được nghiên cứu
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
5
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
và xem xét, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm mang lại sự ổn định và tạo đà phát triển
cho nền kinh tế.
Theo quy định tại Điều 122 BLDS 2005, một GDDS chỉ được coi là có hiệu lực khi
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái
đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức GDDS là
điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
3. Giao dịch dân sự vô hiệu:
3.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu:
Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên và
được nhà nước đảm bảo thực hiện. Một giao dịch hợp pháp phải tuân thủ ba điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự ( trong một số trường hợp cụ thể phải tuân thủ thêm điều
kiện về hình thức). Vì vậy về nguyên tắc giao dịch không tuân thủ một trong các điều kiện
có hiệu lực của giao dịch thì sẽ bị vô hiệu và cũng theo quy định tại Điều 127 BLDS, giao
dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 BLDS thì vô
hiệu.
3.2. Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu:
3.2.1. Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ:
Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ xảy ra khi toàn bộ nội dung của giao dịch dân sự
đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc một trong các bên tham gia
giao dịch đó không có quyền xác lập giao dịch dân sự. khi đó toàn bộ nội dung của giao
dịch đó không có hiệu lực.
Ví dụ: A và B giao kết với nhau một hợp đồng mua bán ma túy tổng hợp. Hành vi này đã
vi phạm điều cấm của nước ta , do đó đây là một hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ.
3.2.2. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần:
Giao dịch vô hiệu từng phần là giao dịch mà trong đó chỉ có một phần hoặc một số
phần của giao dịch đó vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại.
Khi đó chỉ phần vô hiệu là không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành.
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
6
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
Ví dụ: công ty A và Công ty B ký kết hợp đồng giao nhận hàng hóa, địa điểm giao hàng là
cảng C nhưng người giao hàng lại đưa tới cảng D gần đó. Trường hợp này hợp đồng bị vô
hiệu một phần do vi phạm về địa điểm giao nhận hàng hóa nhưng không ảnh hưởng tới
hiệu lực của những phần khác như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng…
3.3. Các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu:
3.3.1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo
đức xã hội:
Điều 128 BLDS quy định giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều
cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái
đạo đức xã hội bao gồm nội dung, mục đích của giao dịch trái pháp luật và đạo đức xã
hội.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể
thực hiện những hành vi nhất định.Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung
giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Giao dịch vi phạm quy định này đương nhiên bị coi là vô hiệu, không phụ thuộc
vào ý chí của bên tham gia giao dịch.
Ví dụ : A và B mua bán một chiếc xe ô tô trên lãnh thổ Việt Nam và thanh toán bằng usd.
Giao dịch này sẽ vô hiệu vì: nội dung và mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật Việt
Nam là cấm thanh toán ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định này của BLDS 2005 tiến bộ hơn BLDS 1995 như sau: trước đây quy
định giao dịch dân sự có mục đích và nội dung không trái quy định của pháp luật thì nay
quy định không vi phạm điều cấm của pháp luật như vậy đã có sự mở rộng hơn, phù hợp
với nguyên tắc pháp luật là có thể thực hiện các hành vi mà pháp luật không cấm.
3.3.2. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo:
Điều 129 BLDS quy định “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo
nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
7
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật
này”.
Ví dụ 1: A bán cho B một căn hộ, trên giấy tờ công chứng ghi rõ giá là 1 tỷ, nhưng thực
chất A đã bán cho B với giá là 1,2 tỷ. Như vậy hợp đồng công chứng sẽ bị vô hiệu do giả
tạo (che dấu hợp đồng thật).
“Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
thì giao dịch đó vô hiệu”.
Ví dụ 2: A ký hợp đồng bán nhà cho B là người chị ruột để tránh phải trả nợ cho C. Đây là
giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo và để trốn tránh nghĩa vụ với chủ thể khác. Do
đó, hợp đồng bán nhà giữa A và B sẽ vô hiệu.
Trong thực tế ta cần xác định đủ cả hai vế của quy định là có sự giả tạo và sự trốn tránh
nghĩa vụ. Nếu chỉ có một vế thì chưa thể quy kết giao dịch dân sự vô hiệu.
Ví dụ 3: Bà A vay nợ của B số tiền một tỷ đồng. Bà đã ký giấy vay nợ và đồng ý bán đứt
căn nhà cho B để trả nợ. Việc mau bán này chưa được thực hiên thì bà A lại bán căn nhà
này lại cho C( hợp đồng mua bán đã qua công chứng). Trong tình huống này hợp đồng
mua bán giữa A với C chưa hẳn bị vô iệu do giả tạo để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với
người thứ 3, bởi sau khi bán nhà cho C xong thì bà A vẫn trả tiền nợ cho B nên không thể
nói bà A trốn tránh nghĩa vụ. Nếu như sau khi bán nhà xong bà A vẫn không chịu trả tiền
nợ cho B thì hợp đồng mua bán giữa A và C mới bị coi là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn
tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
3.3.3. Giao dịch dân sự vô nhiệu do bị nhầm lẫn
Điều 131 BLDS quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về
nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu
bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm
lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.Trong trường hợp một bên do lỗi
cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy
định tại Điều 132 của Bộ luật này”.
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
8
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
Ví dụ 1: A bán cho B một chiếc xe máy nhưng A quên không thông báo cho B biết
rằng hệ thống đèn của chiếc xe đó đã bị cháy. B yêu cầu A giảm bớt giá bán chiếc xe đó
hoặc thay thế hệ thống đèn mới nhưng A không chấp nhận. B có quyền yêu cầu toà án
tuyên bố giao dịch mua bán đó vô hiệu.
Tuy nhiên trong thực tế khi áp dụng chế độ này thì xuất hiện không ít bất cập về khái
niệm “nhầm lẫn” hay nguyên nhân gây nhầm lẫn.
Ví dụ 2: A bán cho B một món đồ cổ. Cả hai cùng nghĩ món đồ cổ này thuộc thế kỷ
16 nên định giá nó là 100 triệu. Một thời gian sau cả hai lại biết được món đồ cổ đó ở thế
kỷ 11 và trị giá của nó là 300 triệu. Rõ rang ở đây cả hai bên đều nhầm lẫn. Nhầm lẫn của
A xuất phát từ chính anh ta, không hề có tác động nào từ B, tức là không hề có lỗi của bên
B. Vì vậy A không thể yêu cầu Tòa Án tuyên bố giao dịch này vô hiệu do nhầm lẫn và đòi
B trả đúng giá trị món đồ cổ được.
3.3.4. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa:
Điều 132 BLDS quy định : “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối
hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho
bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân
sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia
buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy
tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”.
Ví dụ1: A bán cho ông B một bầy cừu. Trong bầy cừu có 30 con cụt đuôi. Trong đó
có 4 con cụt đuôi thuần chủng, còn lại do bị chặt-> hành vi cố ý (muốn có lừa dối thì phải
tồn tại hành vi cố ý).
Ví dụ 2:A không muốn bán xe cho B nhưng do B đe dọa nếu không bán thì sẽ bị
''no đòn'' nên A phải bán.
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
9
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
Lừa dối và nhầm lẫn đều là khiếm khuyết cuả sự thể hiện ý chí của các bên trong
giao kết hợp đồng và đều giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến việc trình bày một
cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không đúng sự thật. Song sự lừa dối khác
với nhầm lẫn ở chỗ: sự nhầm lẫn vốn do người ký kết hợp đồng tự mình hiểu sai còn sự
lừa dối là sự hiểu sai do đối phương gây ra. Sự phân biệt lừa dối và nhầm lẫn được xác
định bởi tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên.
Để có thể xem xét một hành vi có phải là sự lừa dối trong giao kết hợp đồng hay
không người ta căn cứ vào các yếu tố sau đây:
Một là, phải có sự cố ý đưa thông tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên.
Hai là, người nghe phải không biết đến sự sai lệch đó.
Ba là, người nghe đã tin vào sự sai lệch do một bên đưa ra mà giao kết hợp đồng.
Và bốn là, phải có thiệt hại xảy ra.
3.3.5. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác
lập:
Điều 130 BLDS quy định: “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực
hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô
hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác
lập, thực hiện”.
Ví dụ: một người bị tâm thần, không có khả năng nhận thức được hành vi của
mình đã kí hợp đồng để bán nhà cho một người khác, giao dịch này bị coi là vô hiệu vì
trong trường hợp này người bị tâm thần không thể tự mình giao dịch được mà cần phải có
người đại diện của họ.
Các quy định về người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định tại điều 20, 21, 22, 23 BLDS.
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
10
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
Người không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự không
đầy đủ không thể có đủ điều kiên để tự do thể hiện ý chí. Vì vậy giao dịch của họ phải
được xác lập dưới sự kiểm soát của người khác hoặc do người khác xác lập. Tuy nhiên
giao dịch của những người này không bị coi mặc nhiên là vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi có
yêu cầu của người đại diện cho họ.
3.3.6. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình:
Theo quy định tại Điều 133 BLDS: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã
xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.
Ví dụ: Một người có năng lực hành vi dân sự bình thường nhưng đã ký hợp đồng
mua bán tài sản trong lúc say rượu, không nhận thức được hành vi của họ thì trong trường
hợp này hợp đồng bị coi là vô hiệu nếu người đó yêu cầu toà án tuyên hợp đồng đó là vô
hiệu.
3.3.7. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:
Theo quy định tại Điều 134 BLDS “Trong trường hợp pháp luật quy định hình
thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo
thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời
hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.
Ví dụ: : ông A bán nhà cho ông B. Luật qui định việc mua bán nhà phải được lập
thành hợp đồng (văn bản), có công chứng. Do vậy, nếu ông A và ông B chỉ mua bán
“miệng” với nhau hoặc làm “giấy tay” về việc mua bán thì giao dịch mua bán nhà giữa
hai bên xem như chưa/không có hiệu lực pháp luật (hay còn gọi là giao dịch dân sự vô
hiệu).
3.4. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
11
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
Theo Điều 137 BLDS thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là:
Giao dịch dân sự đó không làm phát sinh bất cứ quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự
nào cho các chủ thể tham gia xác lập giao dịch dân sự.
Như vậy khi giao dịch vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên không được pháp
luật thừa nhận và bảo vệ. Nếu hợp đồng mới xác lập và chưa được thực hiện thì các bên
không được phép thực hiện, còn trường hợp đang thực hiện thì không được tiếp tục thực
hiện nữa, nếu hợp đồng đã thực hiện thì các bên xử lý tài sản.
Khi giao dịch vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu không hoàn
trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.
Bên có lỗi trong giao dịch dân sự vô hiệu phải bồi thường thiệt hại cho bên kia
nhưng nếu cả hai bên đều có lỗi thì các bên không phải bồi thường cho nhau.
Vd: Ông A không phải chủ sở hữu một vật nhưng lại bán vật đó cho ông B nên hợp
đồng vô hiệu. Ông B phải trả lại vật đó cho chủ sở hữu nên có quyền yêu cầu ông A bồi
thường thiệt hại do không được sở hữu vật mua. Tuy nhiên, nếu ông B biết ông A không
phải là chủ sở hữu mà vẫn mua thì không được đòi bồi thường thiệt hại.
Tài sản giao dịch vô hiệu cũng có thể bị tịch thu.
Vd. Tài sản giao dịch là chất ma túy hoặc chất nổ, vật liệu nổ mà nhà nước cấm mua bán,
vv
3.5. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự
vô hiệu:
Điều kiện để xác định người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu:
Trước khi người thứ bat ham gia vào giao dịch, đối tượng của giao dịch này được
xác lập bởi một giao dịch vô hiệu.
Phụ thuộc vào ý chí của người tham gia giao dịch. Nếu trong điều kiện thông
thường họ có thể biết được tài sản đưa vào hợp đồng được xác lập bởi một hợp
đồng vô hiệu trước đó và pháp luật quy định họ buộc phải biết khi họ tham gia hợp
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
12
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
đồng thì họ không phải người ngay tình. Nếu họ không biết và pháp luật quy định
không buộc họ phải biết, khi tham gia hợp đồng họ chiếm giữ một cách công khai
minh bạch thì họ mới là người ngay tình.
Người ngay tình phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự, hoặc có người giám hộ đại diện hợp pháp.
Họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và được hưởng những quyền dân sự trong giao
dịch họ xác lập.
Nội dung, mục đích của giao dịch không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội.
Tại Điều 138 BLDS: “Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao
dịch là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao
dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ
trường hợp quy định tại điều 257 của bộ luật dân sự 2005.
Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng kí quyền
sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì
giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được
tài sản này thong qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án , quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy,sửa”.
Trường hợp của hợp đồng vô hiệu có đền bù động sản không đăng ký quyền sở hữu bị
chiếm hữu ngoài ý chý của chủ sở hữu( bị mất cắp, lừa dối, đe dọa…) thì theo Điều 257
BLDS , chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản khi chứng minh được đó là tài sản của mình.
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
13
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
Chương 2: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức
1. Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức:
Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới hình thức
nhất định của các chủ thể. Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có thể biết được
nội dung của giao dịch đã xác lập. Hình thức của giao dịch dân sự có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã và đang tồn tại giữa
các bên, từ đó xác định trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra.
Điều 124 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời
nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện
điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. Trong
trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện bằng văn bản, phải có công
chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo quy định đó”.
Tuỳ theo tính chất của đối tượng giao dịch và nhu cầu quản lý của nhà nước mà pháp
luật dân sự có những yêu cầu khác nhau về hình thức của giao dịch. Đối với các giao dịch
đáp ứng cho nhu cầu vật chất và tinh thần hàng ngày của cuộc sống và thông thường giá
trị tài sản không lớn, giao dịch này thường được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó,
thì chỉ cần các bên thể hiện bằng lời nói, có sự tự nguyện, thống nhất ý chí của các bên là
giao dịch đó có hiệu lực.
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
14
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
Ví dụ: B đến cửa hàng A để mua 10 thùng sữa, sau khi A giao sữa cho B thì B trả đủ
tiền cho A. giao dịch này coi như chấm dứt. A không thể tiếp tục đòi B trả tiền sữa và B
cũng không thể yêu cầu A giao thêm sữa nữa.
Tuy nhiên, có loại giao dịch không đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí của hai bên mà
chỉ cần 1 bên bày tỏ ý chí bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể ví dụ như viết di chúc.
Song có những loại giao dịch pháp luật bắt buộc hai bên phải thể hiện bằng văn bản,
thường được áp dụng với những tài sản có giá trị lớn,và còn có trường hợp phải có công
chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
Tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì chỉ trong những trường hợp có
quy định của pháp luật về loại giao dịch nào đó phải tuân theo những hình thức nhất định
và hình thức đó là điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì hình thức của giao dịch mới trở
thành một điều kiện bắt buộc để giao dịch đó có hiệu lực.
Nếu pháp luật không quy định, giao dịch dân sự có thể thực hiện bằng lời nói, bằng
văn bản, văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền. Xét từ góc độ pháp lý thuần túy, độ tin cậy của giao dịch
được đảm bảo từ thấp đến cao theo trật tự trên, và hình thức của giao dịch do các bên tự
chọn để xác lập giao dịch là tùy thuộc vào tính chất của giao dịch, giá trị tài sản của giao
dịch và đặc biệt là độ tin cậy giao dịch của các bên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
giao dịch dân sự, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo trật tự giao dịch dân sự, pháp luật quy
định hình thức bắt buộc đối với các loại giao dịch đó thì các bên phải tuân theo. Việc
không tuân thủ điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự của pháp luật quy định có thể
dẫn tới giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 134/ BLDS 2005).
Theo điều 139 BLDS năm 1995 trước đây, đối với giao dịch dân sự vi phạm về
hình thức thì có thể bị tòa án tuyên bố là vô hiệu mà không bị phụ thuộc vào thời hiệu
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Quy định này đã dẫn dến sự khó khăn cho Tòa án
trong việc giải quyết tranh chấp các vấn đề về đất đai, nhà cửa.
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
15
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
Để khắc phục tình trạng này, BLDS 2005 quy định: một giao dịch dân sự sẽ bị tuyên bố là
vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau
đây:
• Pháp luật quy định hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực
của giao dịch mà các bên không tuân theo.
• Có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu của một hoặc các bên.
• Tòa án hoặc cơ quan nhà nước ó thẩm quyền đã có quyết định bắt buộc các
bên thực hiên quy định về hình thức trong một tời hanjmaf các bên không
thực hiện.
• Việc yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về
hình thức phải được thực iện trong thời hiệu la 2 năm.
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật:
Việc đưa ra hình thức bắt buộc đối với một số loại giao dịch là nhằm mục đích lưu ý
các bên cần thận trọng hơn khi giao kết kinh doanh và nhằm đảm bảo tính rõ ràng của
việc tồn tại các giao dịch kinh doanh, quyền và nghĩa vụ cũng như đặc điểm của quan hệ
pháp luật kinh doanh.
Bill Gates, trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển vào Microsoft, đã đặt câu
hỏi: “Theo các bạn, đâu là yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các hoạt động kinh
doanh ngày nay?”. Một ứng viên đã trả lời: “Đó là tính chặt chẽ của hợp đồng”. Nhiều
người khi đó đã nghi ngờ sự nghiêm túc trong câu trả lời của ứng viên này, chỉ duy nhất
Bill Gates là không nghĩ như vậy. Ông đã cho ứng viên này điểm tối đa.
Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với đối tác bên ngoài
cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng (hợp đồng là một hình thức của giao dịch dân
sự). Đây chính là ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Khá nhiều
các tranh chấp kinh doanh ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng. Nhiều
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
16
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
công ty, tập đoàn lớn trên toàn thế giới đã tổ chức bộ phận pháp lý riêng để xem xét, đánh
giá và tư vấn cho mình trước khi ký kết các hợp đồng. Nhiều chuyên gia kinh tế từng đặt
câu hỏi: Đâu là yếu tố quan trọng nhất của một thương vụ làm ăn? Phần lớn câu trả lời
nhận được là: tính chặt chẽ và hình thức của hợp đồng.
Tại Ford, một trong những hãng sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, bên cạnh hàng
nghìn các hợp đồng mua bán xe hơi mỗi ngày, hãng còn tham gia vào rất nhiều giao dịch
kinh doanh khác như đầu tư, phân phối, mua nguyên vật liệu… John Mene, cố vấn pháp
luật của Ford, cho biết: “Trung bình mỗi ngày, các giám đốc, trưởng phòng ban của hãng
chúng tôi phải ký kết gần 3000 hợp đồng khác nhau. Và chỉ cần một hợp đồng có sai sót
thôi cũng đủ để chúng tôi mất đi hàng triệu USD. Do vậy, quá trình soạn thảo và ký kết
hợp đồng luôn được thực hiện rất chặt chẽ, có nhiều chữ ký của các nhân viên tham gia
vào việc soạn thảo hợp đồng”.
Hợp đồng kinh doanh, dù được soạn thảo bằng văn bản hay chỉ là những thỏa thuận
bằng lời, đều đóng vai trò là “hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các hoạt
động kinh doanh khác của công ty. Mỗi hợp đồng sẽ là cơ sở tạo thành các yếu tố liên
quan, từ đó thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác như nhân lực, khách hàng,
nhà thầu, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm…Xây dựng được mẫu hợp đồng chuẩn sẽ giúp
công ty tập trung quản lý vào các vấn đề thiết yếu. Muốn vậy, trước tiên, các công ty phải
xác định rõ mối quan hệ làm ăn, sau đó là xác định những điều khoản và nội dung thiết
yếu của mối quan hệ kinh doanh đó, chẳng hạn như quyền và trách nhiệm của các bên,
bồi thường như thế nào khi có thiệt hại xảy ra… Những bản dự thảo hợp đồng tạm trong
quá trình lên kế hoạch kinh doanh sẽ đảm bảo cho công ty sớm nhận diện và xử lý kịp
thời các vấn đề thiết yếu có thể bị bỏ qua.
Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng với nhau và tiến
hành các hoạt động kinh doanh, nhưng rồi khi một tranh chấp nhỏ xảy ra, một trong hai
bên đối tác lại lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng để thu lợi riêng cho mình. Chẳng
hạn, nếu đối tác ký kết hợp đồng với bạn chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh và quá
trình thực hiện hợp đồng kinh doanh có phát sinh tranh chấp, mà đến trước thời điểm phát
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
17
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
sinh tranh chấp họ vẫn chưa hoàn tất thủ tục pháp lý đó để thực hiện phần việc đã thoả
thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng kinh doanh này bị coi là vô hiệu toàn bộ. Lúc này,
người thiệt hại sẽ là bạn bởi bạn là người kinh doanh hợp pháp, nhưng trong trường hợp
này bạn sẽ không có căn cứ để yêu cầu bên đối tác kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ đã
ký kết.
Tự do thoả thuận là một trong những nguyên tắc quan trọng trong giao kết hợp đồng
kinh doanh. Điều này có nghĩa là các bên được phép lựa chọn hình thức thích hợp khi ký
kết hợp đồng. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn pháp luật trong các giao dịch hợp đồng giữa
các bên, cũng như để bảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích kinh doanh đối với một số loại
hợp đồng pháp luật đòi hỏi người chịu trách nhiệm ở công ty giao kết hợp đồng phải tuân
theo những hình thức nhất định, ngược lại, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực. Vì thế, yếu
tố hình thức hợp đồng kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến hiệu lực của hợp đồng sẽ rất
quan trọng trong các hoạt động kinh doanh.
Trên thực tế đã phát sinh rất nhiều tình huống dẫn đến giao dịch dân sự bị tuyên bố vô
hiệu. Dưới đây là một trong những tình huống cụ thể về giao dịch dân sự vô hiệu do vi
phạm các quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch.
Tình huống 1:
Anh A mua 1 chiếc xe năm 2008,có giấy tờ sở hữu và không sử dụng nhiều. Năm
2009,do chán nên anh quyết định bán xe này đi. Anh nhờ 1 người cò xe B đến trao đổi, A
nói xe mình mới mua và quyết định giá c xe. Hôm sau,người cò dẫn chị C đến xem xe,sau
1 hồi trả giá thì anh A và chị C đã thống nhất giá, do chị C chỉ đem nửa tiền nên hai người
quyết định đi chứng thực giấy tờ mua bán rồi chiều hôm đó giao đủ tiền sẽ giao xe. B
nhận tiền cò nhưng không đủ như lúc trước cùng A thỏa thuận nên không vừa ý. Sau đó
đã mượn xe của A chạy và sinh lòng tham khi đó nên quyết định bán cho tiệm cầm đồ lấy
tiền. Chủ tiệm cầm đồ là D có một người bạn thân E và hôm nay là sinh nhật con gái,E
không biết tặng gì cho con cả, E tâm sự với D và được D chia sẻ là mới mua 1 chiếc xe
còn rất mới và hứa chia lại với giá mua vào.Con gái E đã rất vui vì phần quà đó. Hôm
sau,cô gái sử dụng xe lưu thông trên đường và gây tai nạn giao thông được đưa đi cấp
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
18
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
cứu. Về A và C,sau khi thấy B lấy xe đi không trở lại thì báo công an và hôm sau nhận
được tin cô gái lái chiếc xe đó đã gây tai nạn.
Tình huống đặt ra, giao dịch nào vô hiệu và giao dịch nào vẫn có hiệu lực. Trong tình
huống này phải xử lý chiếc xe như thế nào và trách nhiệm thuộc về ai?
Giải quyết tình huống:
Nhằm đảm bảo lợi ích công cộng, sự quản lý của nhà nước của nhà nước, lợi ích
của các bên tham gia hợp đồng cũng như lợi ích của người khác, pháp luật quy định hợp
đồng liên quan đến tài sản lớn phải được thể hiện dưới dạng một hình thức nhất định.
Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có
công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định
đó. Cụ thể theo thông tư số 75 ngày 17-11-2011 của Bộ Công an (về sửa đổi, bổ sung
thông tư 36 quy định về đăng ký xe, có hiệu lực từ ngày 10-1-2012) “giấy bán, cho, tặng
xe của cá nhân phải có chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật”.
Xét thấy, về giao dịch mua bán xe máy giữa anh A và chị C là giao dịch hợp pháp, bởi vì
anh A và chị C đã chứng thực giấy tờ mua bán đúng theo quy định của pháp luật . Do đó,
chiếc xe sẽ phải trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp của nó là chị C.
3. Một số kiến nghị:
Có hai cách hiểu khác nhau về quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự. Quan
điểm thứ nhất nên cũng có ý kiến cho rằng khi pháp luật đã quy định hình thức của giao
dịch là một điều kiện bắt buộc thì khi các bên vi phạm điều kiện về hình thức thì giao dịch
sẽ vô hiệu. Trong trường hợp này nếu các bên không yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch
đó vô hiệu về hình thức Toà án cũng có quyền tuyên bố giao dịch đó vô hiệu, có như vậy
mới bảo đảm được yêu cầu quản lý của Nhà nước và sự nghiêm minh của pháp luật. Bởi
chính khoản 2 Điều 124 đã quy định rõ là “Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch
dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng
ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”. Đây là một quy định mệnh lệnh dứt
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
19
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
khoát, bắt buộc chứ không phải là một quy định tuỳ nghi. Hơn nữa Điều 127 Bộ luật Dân
sự cũng quy định: “giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại
Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Như vậy ba điều kiện về nội dung là điều kiện cần
và điều kiện về hình thức là điều kiện đủ để cho một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp
luật. Do đó, không có lý do gì khi hợp đồng đã vi phạm điều kiện này mà Toà án phải chờ
một bên hoặc các bên có yêu cầu mới tuyên bố hợp đồng vô hiêu, còn đương sự không có
yêu cầu thì không xem xét là không hợp lý, không phù hợp với tinh thần, lời văn của điều
luật.
Quan điểm thứ hai cho rằng các quy định tại Điều 122, khoản 2 Điều 124, Điều 127
Bộ luật Dân sự là những quy định chung, mang tính nguyên tắc, không nhất thiết hợp
đồng vi phạm điều kiện về hình thức là vô hiệu. Theo định nghĩa về giao dịch dân sự
được quy định tại Điều 121 Bộ luật Dân sự thì: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành
vi pháp lý đơn phương, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy, hợp đồng cũng là một loại giao dịch mà theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân
sự thì khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình
thức nhất định thì hai bên có thể thoả thuận chọn hình thức thể hiện của hợp đồng. Hợp
đồng có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, hoặc hình thức bằng văn bản hay bằng
hành vi cụ thể.Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng
văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo
quy định đó. Nhưng cũng chính tại đoạn hai khoản 2 Điều 401 Bộ luật Dân sự cũng đã
quy định: “hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Vậy hiểu quy định này như thế nào? Nếu theo quan điểm một thì khi pháp luật đã quy
định một loại giao dịch nào đó phải tuân theo một hình thức nhất định mà vi phạm điều
kiện về hình thức đều vô hiệu thì quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 401 Bộ luật Dân sự sẽ
trở thành vô nghĩa.
Quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự là sự cụ thể những quy định chung về điều kiện
hình thức của hợp đồng. Các tranh chấp về một hợp đồng cụ thể có liên quan đến hình
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
20
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
thức của hợp đồng là phải áp dụng Điều 401 mà đoạn 2 khoản 2 Điều 401 Bộ luật Dân sự
đã ghi rõ là “hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy, khi một hợp đồng có vi phạm về hình
thức thì Toà án tuyên bố tranh chấp hợp đồng có vi phạm về hình thức là vô hiệu và việc
tuyên bố hợp đồng vô hiệu không bị hạn chế về thời gian.
Các quy định nói trên cho thấy, mặc dù pháp luật có quy định một loại hợp đồng nào
đó phải được ký kết bằng văn bản, văn bản có chứng thực, tuy nhiên hợp đồng sẽ không
bị coi là vô hiệu nếu các bên không tuân thủ hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy
định. Pháp luật quy định như vậy, tuy nhiên khi nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân
sự và các văn bản pháp luật khác thì không thể tìm thấy bất kỳ quy định nào, theo đó hợp
đồng không tuân thủ hình thức văn bản, văn bản có chứng thực thì vô hiệu, mà trong
nhiều trường hợp pháp luật chỉ quy định hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản. Ví dụ,
theo Điều 450 BLDS 2005, hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có
công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, hay theo Điều
492, hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở
lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác…
Như vậy cách quy định về hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng trong pháp luật Việt Nam nói chung và BLDS nói riêng là không rõ ràng. Sự không
rõ ràng này được hợp thức hoá bởi Nghị quyết số 01/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao (Nghị quyết số 01/2003). Cụ thể, hợp đồng mua bán nhà ở không
được công chứng và một trong các bên yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu, thì Tòa án áp
dụng Nghị quyết số 01/2003, sẽ bị tuyên bố vô hiệu, nếu hợp đồng không được công
chứng, chứng thực trong thời hạn một tháng (thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có
trở ngại khách quan không tính vào thời hạn một tháng đó) kể từ ngày có Quyết định của
Toà án (Quyết định yêu cầu thực hiện công chứng, chứng thực).
Tuy nhiên chúng ta thấy cách giải quyết các tình huống nói trên là quá máy móc và
không hợp lý. Bởi lẽ, thứ nhất, hợp đồng là sự thoả thuận và hình thức của hợp đồng chỉ
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
21
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
là hình thức thể hiện ý chí của các bên ra bên ngoài; thứ hai, rõ ràng hợp đồng không
được công chứng, chứng thực là do một trong các bên không muốn, vậy thì Quyết định
của Toà án cũng không thể thay đổi được ý chí của họ. Mặt khác, theo quy định của Điều
126 và Điều 409 BLDS 2005, khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ
dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải
thích điều khoản đó. Rõ ràng, ý chí chung của các bên được đánh giá cao hơn hình thức
biểu hiện ra bên ngoài. Ý chí của các bên được hiểu là ý chí được biểu hiện tại thời điểm
ký kết hợp đồng. Trong khi đó, nếu theo Điều 134 BLDS 2005 và Nghị quyết số 01/2003
thì pháp luật có vẻ như tôn trọng ý chí được biểu hiện sau thời điểm hợp đồng được ký
kết. Điều này có vẻ trái với lý thuyết về tự do ý chí cũng như nguyên tắc giải thích hợp
đồng.
Nếu trường hợp đương sự yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu do vi phạm về
hình thức thì theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự, thời gian tuyên bố giao dịch dân
sự vô hiệu do vi phạm về hình thức chỉ có hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác
lập, quá thời hạn này đương sự mới yêu cầu thì Toà án không chấp nhận yêu cầu đó. Theo
quy định tại Điều 121 Bộ luật Dân sự thì giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự, nên các vụ
án về hợp đồng dân sự đương nhiên áp dụng Điều 136 Bộ luật Dân sự, nếu một bên yêu
cầu Toà án tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu sau hai năm kể từ ngày xác lập
giao dịch thì Toà án bác yêu cầu của họ, công nhận hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, nếu
trong thời hạn hai năm một bên có đơn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
về hình thức thì Toà án căn cứ Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2005 ra quyết định buộc các
bên thực hiện quy định về hình thức giao dịch trong thời hạn một tháng. Quá thời hạn đó
mà không thực hiện thì Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Quy định như vậy là không
hợp lý. Bởi lẽ, thứ nhất, ví dụ, sau khi ký hợp đồng mua bán nhà, người mua đã thanh
toán cho người bán toàn bộ hoặc phần lớn giá trị hợp đồng nhưng hợp đồng chưa được
công chứng thì giá trị căn nhà tăng nhiều lần và người bán không muốn bán. Trong trường
hợp này, chính người bán sẽ yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Hành vi của
người bán không thể được coi là trung thực. Rõ ràng, trong trường hợp này pháp luật
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
22
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
đứng về bên không trung thực, thiện chí; thứ hai, theo cách giải thích trên, hết thời hạn
hai năm kể từ ngày ký kết, hợp đồng nói trên mặc nhiên có giá trị pháp lý, nhưng người
bán lại không muốn hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực vì không muốn bán nhà.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu hợp đồng mua bán nhà đất không có công
chứng, chứng thực thì người mua không thể hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu.
Vậy thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này? Làm thế nào để bắt buộc
đương sự chứng thực hợp đồng.
Tình huống 2:
Vợ chồng ông A rất thân với vợ chồng ông B và cho vợ chồng ông B mượn nhà để
sinh sống. Khi cơ hội đến, vợ chồng ông A đã dùng căn nhà của mình đem thế chấp ngân
hàng để vay tiền kinh doanh. Nhưng do việc làm ăn của vợ chồng ông A không thuận lợi,
nợ nần quá nhiều, khiến vợ chồng ông B phải cho vợ chồng ông A vay tiền để trả ngân
hàng và trang trải nợ nần. Trước tình hình đó, vợ chồng ông A gợi ý bán căn nhà cho vợ
chồng ông B. Sau nhiều lần thỏa thuận, hai bên đã lập bốn văn bản mua bán căn nhà có
đầy đủ chữ ký của các bên nhưng không đem đi công chứng, chứng thực. Đang trong quá
trình sang tên sổ đỏ, vợ chồng ông A lại làm đơn ra tòa yêu cầu hủy thỏa thuận mua bán
căn nhà, buộc vợ chồng ông B phải trả lại nhà.
Giải quyết tình huống:
Qua các cấp xét xử, sơ thẩm rồi đến phúc thẩm, tòa án đều xác nhận việc mua bán căn
nhà là có thực, song tuyên bố chấp nhận yêu cầu xin hủy thỏa thuận mua bán căn nhà của
vợ chồng ông A và tuyên bố hợp đồng này vô hiệu. Lý do mà tòa án đưa ra là thỏa thuận
mua bán căn nhà chưa được hai bên lập hợp đồng, công chứng, chứng thực theo quy định
của pháp luật, vi phạm quy định về hình thức hợp đồng. Tuyên bố hợp đồng mua bán căn
nhà vô hiệu, tòa án buộc ông vợ chồng ông B phải trả lại căn nhà; ngược lại, vợ chồng
ông A có nghĩa vụ trả lại cho vợ chồng ông B tiền bán căn nhà đã nhận.
Theo điều 134, Bộ luật Dân sự 2005, “trong trường hợp pháp luật quy định hình thức
giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì
theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
23
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá
thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.
Thực tế cho thấy, tòa án đã áp dụng điều 134, Bộ luật Dân sự 2005 ra quyết định buộc
vợ chồng ông A và vợ chồng ông B phải thực hiện các thủ tục để hoàn thiện hình thức
hợp đồng mua bán căn nhà trong thời gian một tháng. Theo đó, vợ chồng ông A và vợ
chồng ông B phải đem hợp đồng mua bán căn nhà đi công chứng, chứng thực tại cơ quan
có thẩm quyền trong thời gian ấn định là một tháng. Tuy nhiên, vì muốn lấy lại căn nhà
nên vợ chồng ông A đã không làm việc này. Vì vậy, việc khắc phục vi phạm về hình thức
hợp đồng đã không thể thực hiện được, tòa án buộc phải tuyên bố hợp đồng vô hiệu và
xác định vợ chồng ông A là bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu.
Với nhận định đó, tòa án căn cứ vào điều 137, Bộ luật Dân sự 2005 buộc vợ chồng
ông B phải trả lại căn nhà cho vợ chồng ông A, đồng thời yêu cầu vợ chồng ông A trả lại
cho vợ chồng ông B tiền bán căn nhà đã nhận và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho vợ
chồng ông B.
Quy định bắt buộc vợ chồng ông A và vợ chồng ông B thực hiện hình thức hợp đồng
trong một khoảng thời gian nhất định tỏ ra không đem lại kết quả như các nhà làm luật
mong đợi. Trước sự biến động của giá nhà đất, vì lợi ích vợ chồng ông A càng có động
lực để không tiếp tục thực hiện hợp đồng, muốn hợp đồng vô hiệu. Nguời ta sẵn sàng
chấp nhận việc bồi thường thiệt hại để đạt được mục đích vì biết rằng cái lợi sau đó có thể
bù đắp cho việc phải bồi thường.
Và khi đó, tòa án là nơi để họ lạm dụng đưa ra các yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu
với lý do hợp đồng chưa tuân thủ về mặt hình thức để họ đạt mục đích. Do phải tuân thủ
pháp luật, nên khi căn cứ vào các quy định hiện hành tuyên bố hợp đồng vô hiệu, tòa án
đã vô tình ủng hộ sự bội ước của vợ chồng ông A và không đạt được tôn chỉ hướng tới
công lý của tòa.
Các vấn đề nói trên chỉ có thể được giải quyết triệt để khi pháp luật cho phép Toà án ra
phán quyết công nhận hiệu lực của hợp đồng mà không cần phải công chứng, chứng thực
như pháp luật và thực tiễn của một số nước.
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
24
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
Hình thức của giao dịch dân sự không những được pháp luật quy định, mà còn có thể
do các bên tự thoả thuận. Điều 122 BLDS chỉ quy định giao dịch vô hiệu khi vi phạm các
quy định của pháp luật mà thôi. Vậy còn các trường hợp vi phạm thoả thuận giữa các bên
về hình thức của giao dịch thì sao? Ví dụ trường hợp cụ thể: mặc dù pháp luật không quy
định nhưng hai bên của hợp đồng đã tự thoả thuận với nhau áp dụng hình thức văn bản có
công chứng, chứng thực. Thế nhưng sau đó một bên từ chối không chịu thực hiện việc
công chứng hợp đồng, mặc dù phía bên kia đã thực hiện xong toàn bộ hoặc một phần
nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Vậy khi đó giao dịch hợp đồng đó có bị vô hiệu hay
không? Như đã phân tích tại phần trên, khái niệm vô hiệu của giao dịch về thực chất là
một chế tài pháp lý quy định buộc các chủ thể phải gánh chịu khi vi phạm các quy định
của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Chính bởi vậy, việc tuyên bố
giao dịch vô hiệu không được áp dụng trong trường hợp này, khi yêu cầu về hình thức
không do pháp luật quy định mà chỉ do các bên tự thoả thuận. Theo quy định tại mục 2
khoản 1 Điều 401 BLDS, “Khi các bên thoả thuận giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất
định, thì hợp đồng được coi là đã giao kết khi đã tuân theo hình thức đó”. Vậy nếu như
các bên chưa thực hiện các yêu cầu về hình thức như đã thoả thuận thì hợp đồng chưa
được giao kết.
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức
25
GVHD: Th.S. Châu Quốc An K11504_Nhóm 2
Kết luận
Cùng với sự phát triển của xã hội, giao dịch dân sự có vai trò rất quan trọng trong đời
sống mỗi người. Hiểu và nắm rõ về giao dịch dân sự và hình thức của nó sẽ giúp chúng ta
tránh được những hiểu lầm lẫn thiệt thòi không mong muốn, đồng thời sẽ thúc đẩy quá
trình giao dịch ngày càng phát triển.
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Vi Phạm Điều Kiện Về Hình Thức